Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH GIẢI bài tập PHẦN CƠ HỌC – VẬT LÝ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.16 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP
PHẦN CƠ HỌC – VẬT LÝ 8

Người thực hiện: HÀ THỊ MINH THU
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Đại học Vật lý


Mục lục

Ni dung

Trang

Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Phần I: đặt vấn đề
Phần ii: giảI quyết vấn đề
1. C s lý lun
2. Thc trng ca vn
3. Cỏc bin phỏp mi ó thc hin gii quyt vn
4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim
Phần iii: kết luận, kiến nghị
1. Kt lun
2. Kin ngh
Tài liệu tham khảo


Danh mục chữ viết tắt

TT
1
2
3
4

Ch vit thng
Giỏo viờn
Hc sinh
Trung hc c s
Hc kỡ 1

Ch vit tt
GV
HS
THCS
HK1

1

1
3
3
4
10
14
15
15

15


5
6
7

Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sách bài tập

SGK
SGV
SBT

PhÇn I: ®Æt vÊn ®Ò
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ
môn Vật lý nói riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan
trọng. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính
tích cực của HS có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công
việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động,
việc khơi dậy phát triển ý thức, năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự
học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các

1


bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư
duy của HS để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích các hiện
tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong

cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là
những vấn đề không quá phức tạp, có thể giải bằng những suy luận logic,
bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí,
phương pháp Vật lí đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật
lí lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí.
Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố, đào sâu, mở rộng những kiến
thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn; là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của
HS, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong
việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp
số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết; mục đích chính của việc giải
là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật
Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thức tế trong cuộc sống, trong lao
động.
Trong những năm vừa qua, với việc thay đổi chương trình SGK và
phương pháp dạy học tích cực đã mang lại những kết quả rõ nét về mọi mặt.
Giáo viên phát huy được tính tích cực của HS, chất lượng giảng dạy được
nâng cao, HS tiếp cận được tiếp cận với những kiến thức mới, tiếp cận khoa
học kỹ thuật … Đặc biệt học sinh có khả năng tự hình thành kiến thức mới
thông qua các thí nghiệm, thông qua kênh hình, kênh thông tin của sách giáo
khoa … Qua đó kiến thức Vật lý của các em được mở rộng, khả năng vận
dụng thực tế của các em được nâng lên.

1


Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định cho học
sinh, nhất là học sinh khối 6, 7, 8. Nguyên nhân là do mỗi tuần các em chỉ
học một tiết vật lý, trong khi cả chương trình của ba khối lớp náy không hề

có tiết bài tập, chính vì lý do này nhiều học sinh sẽ gặp khó khăn khi giải các
bài tập của giáo viên cung cấp hoặc bài tập trong sách bài tập. Đặc biệt, khó
khăn nhất vẫn là học sinh khối 8. Đây là chương trình vật lý mà các em bắt
đầy thoát ra khỏi bài tập tính để đi sâu vào bài tập định lượng. Cụ thể là
chương trình học kỳ I (Chương I: Cơ học). Với lý do trên, thì thời gian hình
thành cho các em kỹ năng làm bài tập là không nhiều, khiến cho chất lượng
của các em tương đối thấp.
Với những thực tế như trên, bản thân tôi là một giáo viên mới vào
nghề được 6 năm cảm thấy trăn trở. Do đó tôi cố gắng tìm những cách khác
nhau để có thể giúp học sinh của mình nâng cao chất lượng, nhất là học sinh
trung bình yếu. Sau một thời gian thử nghiệm, tôi đã rút ra cho mình một số
kinh nghiệm nhỏ, đó là: “Hướng dẫn học sinh giải bài tập phần Cơ học – Vật
lý 8”.

PhÇn ii: gi¶I quyÕt vÊn ®Ò
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước hiện nay.
Phải đào tạo ra thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ đất nước, có trình
độ văn hoá cơ bản, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Những
con người có trí tuệ và năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng
tốt. Những con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào toạ
và tự tạo. Để đạt được mục tiêu đó thì trong giảng dạy ở nhà trường phổ

1


thông điều quan trọng nhất là phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học
sinh trong học tập. Hoạt động nhận thức trong dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn giúp đỡ giảng
dạy tích cực có hiệu quả của giáo viên và việc học tập tích cực, tự giác, sáng

tạo của học sinh.
- Xuất phát từ nội dung bản chất của quá trình dạy học, hoạt động
nhận thức ý thức và phẩm chất tâm lý, năng lực của con người biểu hiện và
được hình thành trong hoạt động của con người. Việc dạy học sẽ làm cho
học sinh phát triển khác nhau tuỳ thuộc ở nội dung và phương pháp dạy học.
Vì vậy việc dạy học không chỉ quan tâm đến nhiệm vụ làm cho học sinh tiếp
thu được một số kiến thứuc nào đó, mà còn phải quan tâm tới nhiệm vụ phát
triển trí tuệ học sinh. Trong quá trình làm cho học sinh nắm vững kiến thức,
kỹ năng, nhiệm vụ của quá trình dạy học không phải chỉ giới hạn ở sự tạo
thành các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo có tính chất tái tạo đơn thuần. Mà cần
phải làm sao cho trong quá trình dạy học phát triển được ở học sinh năng lực
áp dụng kiến thức trong tình huống mới. Giải những bài toán không phải chỉ
là chỉ theo khuôn mẫu đã có, thực hiện những bài toán làm có tính chất
nghiên cứu và thiết kế, vạch ra các angorit hợp lý mà trước kia chưa biết để
giải các bài toán thuộc loại mới, cũng như nắm được những kỹ năng, kỹ xảo
mới hợp yêu cầu thực tiễn. Tức là phải phát triển năng lực sáng tạo của HS.
- Từ thực tế giáo dục hiện nay.
Việc phấn đấu cho học sinh tự tìm tòi, tự hiểu biết để phát triển, khai thác,
hưởng thụ những thành quà lao động vẫn chưa tự bỏ cách giáo dục mang
tính thực dụng. Không ít giáo viên chỉ chăm lo cung cấp cho học sinh những
kiến thức cần thiết để các em làm bài điểm cao mà không chú ý phát huy trí
lực của học sinh, không quan tâm đến việc rèn luyện trí thông minh, sáng tạo
của học sinh. Điều này nguy hại là, sau khi học xong các hiện tượng vật lý

1


và các định luật về vật lý một số em lại không biết vận dụng các hiện tượng,
định luật đó vào để giải thích một số hiện tượng về khoa học tự nhiên và
không chỉ ra được ứng dụng rộng rãi của nó trong khoa học kỹ thuật.

2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Vấn đề 1: Học sinh không hệ thống được những kiến thức đã học, và
điều đáng đề cập ở đây là học sinh ít làm bài tập, chưa hình thành cho mình
kỹ năng làm bài, lúng túng khi sử dụng công thức, dù đó là công thức quen
thuộc nhất.
Nhắc lại công thức đã học:
Trong quá trình giải bài tập, hầu hết học sinh hay quên nhất là công thức sau,
mà theo tôi gọi là công thức nhóm I:
+ Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10.m
Trong đó: P: là trọng lượng của vật, đơn vị là Niutơn (N)
m: là khối lượng, đơn vị là kilôgam (kg)
+ Khối lượng riêng: D =

m
V

Trong đó: D: là khối lượng riêng, đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
m: là khối lượng, đơn vị là kilôgam (kg)
V: là thể tích của vật, đơn vị là mét khối (m3)
+ Trọng lượng riêng: d =

P
V

Trong đó: d: là trọng lượng riêng, đơn vị là Niutơn trên mét khối (N/m3)
P: là trọng lượng của vật, đơn vị là Niutơn (N)
V: là thể tích của vật, đơn vị là mét khối (m3)
+ Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D
+ Thể tích của một số vật có dạng hình học như: Hình trụ, hình hộp, hình
cầu …


1


+ Diện tích của một số vật có dạng hình học thường gặp như: Hình chữ nhật,
hình vuông, hình tròn …
Các công thức đang học ở chương trình Vật lý 8 – phần Cơ học (mà theo tôi
gọi là công thức nhóm II), các em rất có thể quên hoặc chưa hệ thống và
chưa linh hoạt vận dụng được như:
+ Vận tốc: v =

S
t

Trong đó: v: là vận tốc, đơn vị là mét trên giây (m/s) hoặc kilômét trên giờ
(km/h)
s: là quãng đường, đơn vị là mét (m) hoặc kilômét (km)
t: là thời gian, đơn vị là giây (s) hoặc giờ (h)
+ Vận tốc trung bình: vtb =

s1 + s 2
t1 + t 2

Trong đó: vtb: là vận tốc trung bình trên cả qu•ng đường gồm nhiều đoạn
đường.
s1, s2: là các đoạn đường tương ứng
t1, t2: là thời gian tương ứng để đi hết các đoạn đường.
+ áp suất: p =

F

S

Trong đó: p: là áp suất, đơn vị là Niutơn trên mét vuông (N/m2) hoặc
Paxcan (Pa): 1N/m2 = 1 Pa
F: là áp lực, đơn vị là Niu tơn (N)
S: là diện tích bị ép, đơn vị là mét vuông (m2)
Lưu ý : Khi vật trên mặt phẳng nằm ngang thì độ lớn áp lực của vật tác dụng
lên mặt bị ép nằm ngang chính là trọng lượng của vật : F = P = 10.m
+ áp suất chất lỏng: p = d.h
Trong đó: p: là áp suất chất lỏng, đơn vị là Niutơn trên mét vuông (N/m2)
hoặc Paxcan (Pa): 1N/m2 = 1 Pa

1


d: là trọng lượng riêng, đơn vị là Niutơn trên mét khối (N/m3)
h: là độ sâu của điểm cần tính áp suất so với mặt thoáng chất lỏng,
đơn vị là mét (m).
+ Lực đẩy ácsimét: FA = d.V
Trong đó: FA: là lực đẩy ácsimét, đơn vị là Niutơn (N)
V: là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ, đơn vị là mét khối
(m3)
+ Sự nổi: Khi nhúng một vật vào chất lỏng thì :
- Vật chìm xuống khi: FA < P
- Vật nổi lên khi: FA >P
- Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: FA = P
+ Công thức cơ học: A = F.s
Trong đó: A: là công của lực F, đơn vị là Jun (J)
F: là lực tác dụng lên vật, đơn vị là Niutơn (N)
S: là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là mét (m).

Lưu ý:

- Công của trọng lực: A = P.h

- Công của lực kéo vật lên đều theo phương thẳng đứng:
A = Fk.h = P.h
+ Công suất: P =

A
t

Trong đó: P: là công suất, đơn vị là Oát (W) hoặc Jun trên giây (J/s)
A: là công thực hiện, đơn vị là Jun (J)
t: là thời gian, đơn vị là giây (s)
Chính vì những lý do trên mà chúng ta cần hệ thống cho học sinh các công
thức các em đã học bằng những hình thức sau:
+ Ngay từ đầu, chương cơ học giáo viên chúng ta phải nhắc lại cho
học sinh những công thức ở nhóm I. Trên cơ sở này, khi các em tiếp thu

1


công thức mới, các em sẽ liên tưởng được với công thức cũ, vận dụng để
chứng minh công thức mới.
+ Ngoài ra, giáo viên còn có thể lập cho học sinh cây thư mục công
thức như sau để học sinh dễ nhớ, linh hoạt vận dụng.

Vận tốc:

Vận tốc


v=

s
t

Vận tốc trung bình:

vtb =

s1 + s 2
t1 + t 2

Trọng lực: P = 10.m
Lực ma sát

Lực

Lực đẩy Ác si mét: FA = d.V

1


Cơ học

Áp suất: P =

F
S


Áp suất chất lỏng: p = d.h

Áp suất

Áp suất khí quyển
Công cơ học

A = F.s

P=

Công suất

A
t

Thể tích vật có dạng hình học
Công thức liên quan
Diện tích vật có dạng hình học
- Cuối cùng, giáo viên cần lưu ý việc biến đổi các công thức của các em.
Theo kinh nghiệm của tôi thì rất nhiều học sinh yếu kém trong việc biến đổi
các công thức.
Ví dụ như: v = s
t

s = v.t hoặc v = s
t

t=


v
s

- Điều này hạn chế rất lớn đến việc định hướng giải bài tập của các em.
Chính vì vậy, đối với học sinh trung bình – yếu, giáo viên cần có một cách
hợp lí nhất, từ đó hình thành cho các em kỹ năng bài tập.

1


2.2 Vấn đề 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng công thức để giải bài
tập
- GV cần hướng cho học sinh cách xác định các đại lượng đề cho, sự đồng
nhất đơn vị, những đại lượng cần tìm và những vướng mắc bước đầu của
học sinh. Đa số học sinh khi đọc đề rất ít quan tâm đến việc tóm tắt đề, trong
khi đó là bước quan trọng để học sinh định hướng bài giải, biết phải tìm
những đại lượng nào là trung gian để đi đến kết quả cuối cùng.
- Giúp học sinh xác định được những công thức chính cần dùng. Cụ thể như,
một đề bài yêu cầu học sinh tìm áp suất, tức là học sinh phải biết công thức
F

chính cần dùng là P = S

, đó là công thức chúng ta sẽ dùng cuối cùng

trong bài giải để đưa ra kết quả. Bên cạnh đó có thể dùng những công thức
trung gian để tính F hoặc S. Vậy học sinh xác định những công thức này ở
đâu? Học sinh sẽ dựa trên trí nhớ cảu riêng mình, hoặc nếu các em chư kịp

1



nhớ ra thì các em có thể dùng ngay bảng hệ thống mà chúng ta đã hình thành
để vận dụng.
- Lập sơ đồ theo hình thức quy nạp vấn đề, gợi mở cho học sinh xác định
từng đại lượng liên quan để đi đến kết quả:

Đại lượng
chính cần
tìm

Kết quả

Bước 3

Đại lượng
trung gian 1

Đại lượng
trung gian 1’

Đại lượng
trung gian 2

Đại lượng
trung gian 2’

Bước 2

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3.1 Các biện pháp

1

Bước 1


a, Nắm bắt được mục tiêu của mỗi bài học (Lượng hoá kiến thức)
Mục tiêu: Là căn cứ để đánh giá chất lượng của học sinh và hiệu quả bài
dạy của giáo viên. Người học sinh phải nắm được cái gì sau bài học. Mục
tiêu cần phải được lượng hoá.
Có 3 nhóm mục tiệu: - Mục tiêu kiến thức:
- Về kỹ năng và khả năng
- Về tình cảm, thái độ
b, Tổ chức học sinh học tập chiếm lĩnh tri thức
c, Cách giao bài tập từ dễ đễn khó
Nhằm giúp học sinh tiếp thu từ từ dạng bài tập mới, đặc biệt giúp những
học sinh yếu kém nắm bắt kịp kiến thức.
3.2 Áp dụng các phương pháp vào giải bài tập
a. Dạng bài tập trực tiếp: Là dạng bài cho đại lượng cụ thể, chỉ áp dụng
công thức tính ngay, không cần tìm các đại lượng trung gian.
Bài toán 1: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường 120 km trong 2 giờ.
Hỏi vận tốc của xe ô tô?
- Với bài tập đơn giản này HS có thể làm được dễ dàng nhưng vấn đề đặt ra
là ở chỗ: Liệu học sinh có nhận biết được các đại lượng đã cho và cần tìm
trong bài tập hay không? Dùng công thức tương ứng nào để tính toán?
- Vì vậy, GV chúng ta cần yêu cầu học sinh tóm tắt được đề bài, để học sinh
xác định được thì giáo viên định hướng và dần sẽ hình thành sơ đồ để tìm ra
đáp án. Chúng ta có thể làm như sau:
Câu hỏi gợi mở

HS phát hiện
Sơ đồ
Đề cho biết những đại lượng Quãng đường S và thời
S

nào?
gian t
Đơn vị của các đại lượng đã Chư đồng nhất, đổi đơn
đồng nhất chưa? Nếu chưa vị từ giờ ra giây hoặc

S

P=

t
t

1


thì phải làm như thế nào?
đổi m sang km
Muốn tính vận tốc cảu ô tô v = s
t
thì dùng công thức nào?
b. Dạng bài tập có các bước trung gian: Đây là dạng bài tập đòi hỏi học
sinh cao hơn, có các bước bị khuyết mà yêu cầu học sinh phải tìm ra mới đi
đến kết quả cuối cùng.
Bài toán 2: Một người có khối lượng 70 kg đứng trên sàn nhà. Biết diện
tích tiếp xúc của mỗi bàn chân lên sàn là 16 cm 2. Tính áp suất của người

tác dụng lên sàn nhà?
- Với bài tập này học sinh cần xác định được đại lượng cần tìm là áp suất P,
đại lượng trung gian là áp lực và diện tích bị ép. Trong đó, áp lực của người
tác dụng lên sàn nhà có độ lớn bằng độ lớn cảu trọng lực áp dụng lên người,
diện tích bị ép là tổng diện tích của hai bàn chân.
Câu hỏi mở

HS Phát hiện

Đề cho biết những đại
lượng nào?

Khối lượng m; diện tích
tiếp xúc của hai bàn chân

Đơn vị của các đại lượng Chưa đồng nhất, đổi đơn vị
đã đồng nhất chưa? Nếu từ cm2 sang m2
chưa thì phải làm thế nào?
Muốn tính áp suất của
người tác dụng lên mặt sàn
thì ta phải dùng công thức
nào?

Sơ đồ

F = P = 10.m

F
P=


S

Muốn tính được áp suất Phải biết được áp lực F và
của người tác dụng lên mặt diện tích bị ép S.
sàn thì ta phải dùng công
thức nào?

F

F
P=

S

S

1

S= 2So


Diện tích bị ép là diện tích Diện tích bị ép bằng tổng
nào?
diện tích của hai bàn chân.
Áp lực của người tác dụng
lên mặt sàn trong trường
hợp này được tính như thế
nào?

Người đứng trên mặt phẳng

nằm ngang nên áp lực của
người tác dụng lên mặt sàn
có độ lớn bằng trọng lượng
của người: F = P = 10.m

Bài toán 3: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 36 km/h trong 15 phút
với lực kéo của động cơ là 1000N. Tính công suất của ô tô?
- Với bài toán này, học sinh cần xác định được đại lượng cần tìm là công
suất của ôtô, đại lượng trung gian là công của lực động cơ và quãng đường.
Câu hỏi gợi mở
HS phát hiện
Sơ đồ
Đề cho biết những đại lượng Vận tốc v; thời gian t;
lực kéo F.
nào?
Công suất cần tìm có đơn vị là Đổi km sang m; phút
sang giây
J/s. Vậy cần đổi đơn vị vận tốc
và thời gian như thế nào?

A
P=

Muốn tính công suất phải dùng

t

t

A


công thức nào?

P=

t
A = F.s

Theo đề bài này thì chúng ta Cần đi tìm công của
cần phải đi tìm đại lượng nào lực động cơ thực hiện.
trong hai đại lượng trên?
Để tìm công của lực động cơ

A = F.s
thì phải dùng công thức nào?
Đề đã cho chúng ta lực động Cần tính được quãng
cơ, vậy chúng ta cần đi tìm đại đường s

1

v=

S
t

S = v.t


lượng nào?
Để tính được quãng đường s

phải dùng công thức nào?

v=

S
t

S = v.t

4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải một bài tập vật lý nêu
trên, trong HKI năm học 2011 - 2012 vừa qua, tôi thấy đa số học sinh trung
bình – yếu đã vận dụng một cách linh hoạt vào việc giải bài tập, học sinh có
khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt
hơn, linh hoạt hơn. Tuy nhiên điều tôi nhận thấy ở đây là: Sau khi vận dụng
kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy tại trường, thì có một bộ phận học
sinh tuy chưa có kết quả trên trung bình, nhưng thực sự các em đã có bước
tiến bộ hơn so với trước đây về thái độ, tình cảm, long yêu thích bộ môn và
có khả năng dần định hình được các bước giải bài tập Vật lý.
Cụ thể chất lượng bộ môn vật lý 8 HKI của trường năm học 2011 - 2012

Năm

Lớp
học
số
8A
2011
8B
2012

8C

Giỏi

Khá

TB

Yếu, Kém

23

SL
3

%
13

SL
11

%
SL
47,8 9

%
SL
39,2 0

23


2

8,7

8

34,8 13

56,5 0

23

2

8,7

12

52,2 8

34,8 1

1

%

4,3

Trên TB

SL
23

%
100

23

100

22

95,7


PhÇn iii: kÕt luËn, kiÕn nghÞ
1. Kết luận
Dạy học nhằm góp phần quan trong để hình thành nhân cách con người
lao động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy,
phương pháp dạy học bộ môn phải thực hiện được các chức năng nhận thức,
phát triển và giáo dục, tức là lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn sao cho
học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức vào thực
tiễn.
Đặc biệt, Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi phát huy
cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội
tri thức. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn vật lý, người
giáo viên cần căn cứ vào phương pháp đặc thù của khoa học lấy hoạt động
nhận thức của học sinh làm cơ sở xuất phát.
2. Kiến nghị


1


Trên đây là một số biện pháp nhằm “ Hướng dẫn HS giải bài tập phần
Cơ học – Vật lý 8 ”. Đó cũng là những gì mà tôi tích lũy được trong quá
trình giảng dạy môn Vật lý trong thời gian qua.
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu trao đổi với đồng nghiệp thông qua
tiết dự giờ, tham khảo tài liệu…..tôi đã tích lũy được cho mình một số kinh
nghiệm và nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi lên lớp tại trường THCS Chu
Hóa. Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế, cũng như trao đổi với
đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong đươc tiếp thu ý kiến
đống góp của Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và hội đồng khoa học
của Phòng giáo dục đào tạo Việt trì để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm
giúp tôi nâng cao đươc chất lượng bộ môn.
Hệ thống bài tập trong chương trình Vật lý là rất lớn, thời gian cho các
tiết bài tập là rất ít nên khả năng tích luỹ kiến thức của học sinh là rất khó
khăn. Nhà trường và cấp trên nên tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất
cho giáo viên có một số giờ để giáo viên và học sinh có thể trao đổi, giải
quyết những bài tập khó.
Đề nghị nhà trường và Phòng giáo dục lưu lại những sáng kiến kinh
nghiệm hay và thiết thực có tính chất khả thi để phổ biển rộng rãi giúp GV
có điều kiện tham khảo, học tập và vận dụng trong giảng dạy hàng ngày.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


Tµi liÖu tham kh¶o
1. Vũ Quang, Sách Giáo khoa Vật lý 8, NXB Giáo dục, năm 2006
2. Vũ Quang, Sách Giáo viên Vật lý 8, NXB Giáo dục, năm 2006

3. Bùi Gia Thịnh, Sách Bài tập Vật lý 8, NXB Giáo dục, năm 2006

1


1



×