Phòng GD-ĐT Long Hồ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS Lộc Hòa (ĐỀ THAM KHẢO)
Tổ: Hóa – Sinh Năm học: 2008 – 2009
Môn: Sinh học 6
A. MA TRẬN ĐỀ:
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
TỔNGBIẾT HIỂU VẬN DỤNG
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
CHƯƠNG VI 1 (0,25) 1 (0,25) 1 (2,0) 3 (2,50)
CHƯƠNG VII 1 (0,25) 2 (0,50) 2 (0,50) 5 (1,25)
CHƯƠNG VIII 3 (0,75) 1 (0,25) 1 (2,5) 5 (3,50)
CHƯƠNG IX 1 (0,25) 1 (2,5) 2 (2,75)
CHƯƠNG X
TỔNG 3 (0,75) 6 (1,50) 1 (2,00) 3 (0,75) 2(5,00) 15 (10,00)
B. ĐỀ THI:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hạt lạc (đậu phộng) có cấu tạo:
A. Gồm vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. C. Gồm vỏ hạt và phôi.
B. Gồm phôi và lá mầm. D. Gồm lá mầm và phôi nhũ.
Câu 2. Để phân chia hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, người ta dựa vào:
A. Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. C. Hình dạng và màu sắc của hoa.
B. Cách xếp hoa trên cây. D. Câu A và B đúng.
Câu 3. Cây thông được gọi là cây Hạt trần vì:
A. Thân có mạch dẫn phát triển. C. Có giá trị kinh tế cao.
B. Lá có dạng hình kim. D. Hạt nằm trên lá noãn hở.
Câu 4.
Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm thành:
A. Tế bào sinh dục đực. C. Cơ quan sinh sản.
B. Ống phấn. D. Quả và hạt.
Câu 5.
Các loại quả thịt được phân chia thành những nhóm nào?
A. Quả khô và quả thịt. C. Quả mọng và quả hạch.
B. Quả thịt và quả mọng. D. Quả khô và quả hạch.
Câu 6. Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả hạch?
A. Chanh, cà chua, lê-ki-ma. C. Lê, táo tây, nho, nhãn.
B. Xoài, táo ta, cóc, mơ. D. Đậu xanh, bồ kết, đậu bắp.
Câu 7. Đa dạng thực vật là:
A. Sự phong phú về số loài. C. Sự đa dạng về môi trường sống.
B. Sự phong phú về số cá thể trong loài. D. Câu A, B, C đúng.
Câu 8.
Sau khi thụ tinh, noãn sẽ biến đổi thành:
A. Chất dự trữ. B. Hạt. C. Phôi nhũ. D. Quả.
Câu 9. Giới Thực vật ngày nay được phân chia theo trật tự sau:
A. Loài – Ngành – Lớp – Chi – Họ - Bộ. C. Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.
B. Lớp – Ngành – Chi – Họ - Bộ. D. Loài – Chi – Họ - Bộ - Ngành – Lớp.
Câu 10. Tảo thuộc nhóm Thực vật bậc thấp vì:
A. Có rễ, thân, lá. C. Chưa có rễ, thân, lá.
B. Sống ở nước. D. Có dạng đơn bào và đa bào.
Câu 11. Các cây sống nơi ẩm ướt, râm mát thường có đặc điểm:
A. Thân thấp, phân cành nhiều. C. Cây có rễ chống.
B. Thân cao, cành tập trung ở ngọn. D. Thân mọng nước, lá biến thành gai.
Câu 12.
Cây dương xỉ tiến hóa hơn cây rêu ở chổ:
A. Có mạch dẫn. B. Có rễ thật. C. Câu A và B đúng. D. Câu A và B sai
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc điều hòa khí hậu? (2,5 điểm)
Câu 2. So sánh đặc điểm cấu tạo và cơ quan sinh sản của Rêu với Dương xỉ? (2 điểm)
Câu 3. Trình bày những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? (2,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Chọn C A D B C B D B C C B C
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Vai trò của thực vật trong việc điều hòa khí hậu:
− Cân bằng lượng khí cácbôníc và khí ôxi. 0,5 đ
− Cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. 0,5 đ
− Làm tăng lượng mưa. 0,5 đ
− Ngăn bụi, diệt khuẩn. 0,5 đ
− Giảm ô nhiễm môi trường. 0,5 đ
Câu 2: So sánh Rêu với Dương xỉ:
RÊU DƯƠNG XỈ
Có thân, lá và rễ giả. Có thân, lá và rễ thật. 0,5 đ
Chưa có mạch dẫn. Có mạch dẫn. 0,5 đ
Chưa có hoa, cơ quan sinh sản là
túi bào tử.
Chưa có hoa, cơ quan sinh sản
là túi bào tử.
0,5 đ
Sinh sản bằng bào tử. Sinh sản bằng bào tử. 0,5 đ
Bào tử nảy mầm thành cây rêu
con.
Bào tử nảy mầm thành nguyên
tản → cây dương xỉ con.
0,5 đ
Câu 3: Những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
− Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt. 0,5 đ
− Tràng hoa dài. 0,5 đ
− Hạt phấn to, có gai. 0,5 đ
− Đầu nhụy có chất dính. 0,5 đ
Giáo viên ra đề Duyệt của Tổ CM Duyệt của BGH
Nguyễn Hoàng Nam Tô Ngọc Chí