Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

CHUYỂN ĐỔI RỪNG SẢN XUẤT KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis )THÀNH RỪNG GIỐNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HỒNG PHÚ, HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐẶNG THỊ BỀN VỮNG

CHUYỂN ĐỔI RỪNG SẢN XUẤT KEO LÁ TRÀM
(Acacia auriculiformis )THÀNH RỪNG GIỐNG TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HỒNG PHÚ,
HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐẶNG THỊ BỀN VỮNG

CHUYỂN ĐỔI RỪNG SẢN XUẤT KEO LÁ TRÀM
(Acacia auriculiformis )THÀNH RỪNG GIỐNG TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HỒNG PHÚ,
HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN.

Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Lê Huỳnh

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


 


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Gia đình đã luôn động viên, quan tâm, lo lắng và tạo đủ mọi điều kiện về vật chất
cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các thầy cô thuộc
Khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm sống vô cùng quý
giá trong suốt khóa học 2007-2011.
Thầy ThS. Lê Huỳnh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tất cả các cô chú trong ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú, Hàm Thuận Bắc đã
tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan, để
làm cơ sở hoàn thành luận văn.
Tất cả các bạn trong lớp DH07QR đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

TP, Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Bền Vững


ii 
 


TÓM TẮT
Đề tài “Chuyển đổi rừng sản xuất keo lá tràm (Acacia auriculiformis) thành
rừng giống” được thực hiện tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú, Hàm Thuận
Bắc, Bình Thuận, thời gian từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011.
Đề tài đã tiến hành điều tra trên một khu rừng có diện tích là 30 ha với 4 cấp
tuổi với các năm trồng là 1997, 1999, 2001, 2005. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành
điều tra trên một khu rừng khác có diện tích là 3 ha, rừng được trồng năm 1999
(ký hiệu là 1999b), nhìn bên ngoài thì khu rừng này có đường kính và chiều cao lớn
hơn so với khu rừng cùng tuổi ở diện tích 30 ha. Đề tài được thực hiện bằng phương
pháp lập ô tiêu chuẩn, mỗi cấp tuổi lập 4 ô với diện tích là 500 m2/ô (20 m x 25 m).
Kết quả thu được như sau:
- Xét về quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng (đường kính,
chiều cao, độ thon) thì khu rừng 30 ha này có thể chuyển hóa thành rừng giống vì
đa số các cây đều tập trung nhiều ở mức đường kính, chiều cao, độ thon trung bình
của khu rừng theo từng cấp tuổi. Quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều
cao, độ thon của năm 1999b tốt hơn quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều
cao, độ thon của rừng keo lá tràm trồng cùng năm (1999). Vì vậy, xét về đặc điểm
này rừng keo lá tràm trồng năm 1999b có thể chuyển hóa thành rừng giống.
- Tương quan giữa đường kính và chiều cao: giữa đường kính và chiều cao
có mối quan hệ rất chặt chẽ và chúng tỷ lệ thuận với nhau.
- Quá trình tăng trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích của rừng trồng keo
lá tràm: qua quá trình tăng trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích thì rừng keo lá
tràm trồng năm 1999b có quá trình phát triển tốt hơn rừng keo lá tràm cùng tuổi
(1999) mặc dù nơi trồng của hai khu rừng này khá gần nhau. Vì vậy khu rừng
1999b tốt cho việc chuyển hóa thành rừng giống.

- Chọn cây đủ tiêu chuẩn trong khu rừng được chuyển hóa thành rừng giống
để làm cây giống: chọn được 6 cây trong tổng số cây điều tra trên diện tích 2000 m2
để làm cây gống.

iii 
 


SUMMARY
Thread “Conversion of forest produce Acacia auriculiformis to seed” made
in the management of forests Hong Phu, Ham Thuan Bac, Binh Thuan, the period
from February 2011 to July 2011.
Topics investigated in a forest area is 30 ha with 4 levels in growing old with
the 1997, 1999, 2001, 2005. In addition, the subject was investigated on the other a
forest area is 3 ha, planted forests in 1999 (denoted 1999b), look outside the
rainforest in diameter and a height greater than the same old forests in the area of 30
ha. Threads made by method of sample plots, each age class up to 4 cell area of
500 m2 /box (20 mx 25 m).
The results were as follows:
-  In terms of law of distribution according to the criteria of tree growth
(diameter, height, of slim), the 30 ha of forest area can be transformed into seed
production because most of the plants are concentrated in the diameter height, the
average taper of forest in each age level. The law distributions of tree diameter,
height, tapering of the better rule 1999b year distribution of tree diameter, height,
the forest of acacia thon severe that year (1999). So, in terms of this characteristic is
severe in forest 1999b glue can turn into seed production.
-  Correlation between diameter and height: the diameter and height is very
close relationship and we directly proportional to each other.
-  The process of growth of the diameter, height, volume of acacia plantation
indigo: through the growth of the diameter, height, volume, the acacia forests are

seriously in the process of developing 1999b better forest melaleuca leaf gel of the
same age (1999), although the two forests where the plant is quite close. So good
for forests 1999b converted into seed.
-  Select a qualified tree in the forest is converted to seedling seed: choose 6
trees of the tree survey on the area of 2000 m2 to the tree frame.

iv 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii
Danh sách các hình................................................................................................. x
Danh sách các bảng ................................................................................................ xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Tình hình chung về chuyển hóa rừng ở Việt Nam ........................................... 3
2.2 Kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa ...................................................... 4
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn rừng để chuyển thành rừng giống...................................... 4
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn cây giống .......................................................................... 5
2.2.3 Điều kiện gây trồng rừng giống, vườn giống ................................................ 5
2.2.4 Kỹ thuật điều tra rừng sản xuất để chuyển hóa thành rừng giống ................ 6
2.3 Đặc điểm của cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis) ................................... 6
2.3.1 Đặc điểm sinh học ......................................................................................... 6
2.3.2 Công dụng ..................................................................................................... 7

2.3.3 Trồng rừng..................................................................................................... 7
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ 9
2.4.1 Đặc điểm của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú ................................... 9
4.4.2 Đặc điểm chung của huyện Hàm Thuận Bắc ................................................ 10
2.4.3 Đặc điểm chung của khu vực điều tra (Tiểu khu 237) .................................. 12
Chương 3:MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 14
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14


 


3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 15
3.3.1Vật liệu để thực hiện đề tài ............................................................................ 15
3.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp............................................................... 16
3.3.3 Phương pháp điều tra nội nghiệp .................................................................. 18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 20
4.1. Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng keo lá
tràm ở diện tích 30 ha ............................................................................................. 20
4.1.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính qua các năm.............................. 20
4.1.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao của rừng trồng keo lá tràm qua các
năm. ........................................................................................................................ 24
4.1.3. Quy luật phân bố số cây theo độ thon .......................................................... 28
4.2 Tương quan giữa đường kính và chiều cao ...................................................... 32
4.3 Tỷ trọng gỗ keo lá tràm qua các năm ............................................................... 34
4.4 Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng keo lá
tràm ở diện tích 3 ha (năm 1999b) ......................................................................... 36
4.4.1 Quy luật phân bố số cây theo đường kính của rừng trồng keo lá tràm năm
1999b. ..................................................................................................................... 36

4.4.2 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao của rừng trồng keo lá tràm năm
1999b ...................................................................................................................... 37
4.4.3 Quy luật phân bố số cây theo độ thon của rừng trồng keo lá tràm năm
1999b .................................................................................................................... 39
4.4.4 Nhận xét chung về quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng
của rừng trồng keo lá tràm diện tích 3 ha............................................................... 40
4.5 Quá trình tăng trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích ............................ 41
4.5.1 Quá trình tăng trưởng về đường kính ............................................................ 41
4.5.2 Quá trình tăng trưởng về chiều cao ............................................................... 43
4.5.3 Quá trình tăng trưởng về thể tích .................................................................. 46
4.5.4 Nhận xét chung về quá trình tăng trưởng đường kính, chiều cao, thể tích ... 48
4.6 Chọn cây để làm giống ..................................................................................... 49

vi 
 


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 51
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 51
5.2 Tồn tại và kiến nghị.......................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤC LỤC ........................................................................................................... 57

vii 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1,3 : đường kính cây tại vị trí 1,3 m
D0,0 : đường kính cây tại vị trí gốc cây

D2,0 : đường kính cây tại vị trí 2,0 m
Dt : đường kính tán
D 1,3 :đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m của tất cả các cây ở cùng một cấp tuổi
D1,3_i: giá trị đường kính giữa mỗi lớp đường kính tại vị trí 1,3 m
D1,3_ tn : đường kính thực nghiệm tại vị trí 1,3
D1,3_lt : đường kính lý thuyết tại vị trí 1,3 m
D1,3_g : đường kính tại vị trí 1,3 m của khu rừng có ý định chuyển hóa thành rừng
giống
D1,3 max: giá trị đường kính lớn nhất tại vị trí 1,3 m
D1,3 min: giá trị đường kính nhỏ nhất tại vị trí 1,3 m
Hvn : chiều cao vút ngọn
Hvn_tn : chiều cao vút ngọn thực nghiệm
Hvn_lt : chiều cao vút ngọn lý thuyết
Hvn_i: chiều cao vút ngọn giữa mỗi lớp
Hvn : chiều cao vút ngọn trung bình của các cây ở cùng một cấp tuổi
Hvn_g: chiều cao vút ngọn của khu rừng có ý định chuyển hóa thành rừng giống
Hvn max: giá trị chiều cao vút ngọn lớn nhất
Hvn min: giá trị chiều cao vút ngọn nhỏ nhất
N : Số cây
S : độ lệch tiêu chuẩn
S2 : phương sai mẫu
Me: số trung vị
k : hệ số thon
k_i: hệ số thon giữa mỗi lớp

viii 
 


k: hệ số thon trung bình của các cây ở cùng một cấp tuổi

kmax: hệ số thon lớn nhất
kmin: hệ số thon nhỏ nhất
Cv : hệ số biến động
R : biên độ biến động
D : khối lượng thể tích (tỷ trọng gỗ)
m : khối lượng của mẫu gỗ
v : thể tích mẫu gỗ
Sk : độ lệch phân bố
Ex : độ nhọn phân bố
V_tn: thể tích thực nghiệm
V_lt : thể tích lý thuyết
V_g : thể tích của khu rừng có ý định chuyển hóa thành rừng giống

ix 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng trồng keo lá tràm
qua các năm và các đặc trưng mẫu......................................................................... 21
Bảng 4.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng trồng keo lá tràm
qua các năm và các đặc trưng mẫu......................................................................... 25
Bảng 4.3 Phân bố số cây theo độ thon của rừng trồng keo lá tràm
qua các năm và các đặc trưng mẫu......................................................................... 29
Bảng 4.4 Một số hàm tương quan giữa đường kính và chiều cao ......................... 32
Bảng 4.5 Kết quả tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn)............. 33

Bảng 4.6 Tỷ trọng của rừng trồng keo lá tràm qua các năm. ................................ 35
Bảng 4.7 Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng trồng keo lá tràm
năm 1999b và các đặc trưng mẫu. ......................................................................... 36
Bảng 4.8. Phân bố số cây theo cấp chiều của rừng trồng keo lá tràm
năm 1999b và các đặc trưng mẫu. ......................................................................... 38
Bảng 4.9. Phân bố số cây theo độ thon của rừng trồng keo lá tràm
năm 1999b và các đặc trưng mẫu. .......................................................................... 39
Bảng 4.10 Một số hàm tương quan giữa tuổi (A) và đường kính (D1,3)................ 41
Bảng 4.11 Kết quả tương quan giữa tuổi (A) và đường kính (D1,3) ...................... 42
Bảng 4.12 Một số hàm tương quan giữa tuổi (A) và chiều cao (Hvn) ................... 44
Bảng 4.13 Kết quả tương quan giữa tuổi (A) và chiều cao (Hvn) .......................... 44
Bảng 4.14 Một số hàm tương quan giữa tuổi (A) và thể tích (V) ......................... 47
Bảng 4.15 Kết quả tương quan giữa tuổi (A) và thể tích (V) ................................ 47
Bảng 4.16 Bảng số liệu các cây được chọn làm cây giống ................................... 50


 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Vị trí khu vực nghiên cứu ....................................................................... 10
Hình 3.1 Rừng trồng năm 1999 ............................................................................. 15
Hình 3.2 Rừng trồng năm 1999b ........................................................................... 15
Hình 3.3 Rừng trồng năm 2001 ............................................................................ 15
Hình 3.4 Rừng trồng năm 2005 ............................................................................. 15
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính qua các năm. ..... 22

Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao qua các năm. ........ 26
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo độ thon qua các năm. .................. 30
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa đường kính và chiều cao. .......... 34
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo đường kính năm 1999b ............... 37
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao năm 1999b............ 38
Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo độ thon năm 1999b. .................... 40
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tuổi (A) và đường kính (D1,3) .... 42
Hình 4.9 Đồ thị so sánh sự tăng trưởng về đường kính (D1,3)............................... 43
Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tuổi (A) và chiều cao (Hvn)...... 45
Hình 4.11 Đồ thị so sánh sự tăng trưởng về chiều cao (Hvn) ................................ 46
Hình 4.12 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tuổi (A) và thể tích (V)............ 47
Hình 4.13 Đồ thị so sánh sự tăng trưởng về thể tích (V) ...................................... 48

xi 
 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu lương thực cũng như gỗ để xây dựng
ngày càng lớn. Đa số các khu rừng ở đồng bằng đã được khai thác cạn kiệt và
chuyển hóa sang đất nông nghiệp hay sử dụng trong công nghiệp. Hậu quả là đã làm
cho các hoạt động lâm nghiệp dần chuyển lên vùng đồi núi tạo nên một khó khăn
mới. Trước hết là chi phí vận chuyển cao, kế đến là nhiều vùng đất ở đồi núi cao sẽ
mất khả năng sản xuất do xói mòn, rữa trôi. Do sự phát triển của kinh tế, xã hội đã
nẩy sinh ra một mâu thuẩn là khả năng sản xuất của rừng Việt Nam ngày càng thấp
nhưng nhu cầu lâm sản của xã hội vẫn đòi hỏi lớn hơn. Trước nhu cầu về gỗ ngày
càng gia tăng của con người thì hàng nghìn ha rừng trồng các loại cây mọc nhanh
được hình thành như bạch đàn, keo là tràm, keo tai tượng,… để phục vụ cho nhu
cầu thường ngày của con người như nhu cầu về giấy, các dụng cụ gia dụng như bàn,

ghế,…Trước sự suy giảm của rừng cả về chất lượng và số lượng thì các nhà lâm
nghiệp cần phải tiến hành cải thiện giống cây rừng.
Như chúng ta đã biết, giống là một trong những khâu quan trọng nhất của
trồng rừng và rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Không có giống được cải
thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng xuất rừng trồng lên cao được. Vì
thế, cải thiện giống cây rừng nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng gỗ
và các sản phẩm mong muốn khác là một nhu cầu cấp bách đối với sản xuất lâm
nghiệp ở nước ta. (Lê Đình Khả, 2006)
Hiện nay, có hai phương pháp được áp dụng trong cải thiện giống cây rừng.
Thứ nhất chọn lựa và sử dụng ngay các nguyên liệu trồng rừng tốt từ các cá thể
rừng và cây ưu tú đã được chọn lựa ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Thứ hai, sử
dụng lai nhân tạo để cải tạo bằng biện pháp lai nhân tạo trong cùng một loài hay
giữa các loài trong cùng một chi thực vật. (Nguyễn Văn Sở, 2003)


 


Ở phương pháp thứ nhất chúng ta có thể thực hiện bằng cách chuyển đổi các
rừng sản xuất thành rừng giống nhưng ở Việt Nam việc chuyển đổi này là rất ít. Với
nguyện vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này góp một phần nhỏ làm cơ sở khoa
học cho việc cải thiện giống cây rừng, cũng như tìm hiểu những quy luật sinh
trưởng và tăng trưởng của rừng trồng keo lá tràm tại khu vực nghiên cứu thuộc lâm
trường Hồng Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Và để phục vụ tốt hơn
cho công tác trồng rừng của địa phương đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu phương pháp
cải thiện thứ nhất vì đây là phương pháp sẽ cho kết quả nhanh hơn và tương đối dễ
thực hiện hơn so với phương pháp thức hai. Để thực hiện điều này tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “chuyển đổi rừng sản xuất keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
thành rừng giống tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú, huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận”.



 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình chung về chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng giống ở Việt
Nam
Rừng giống chuyển hoá là một lâm phần tuyển chọn đã được loại bỏ những
cây có chất lượng kém nhằm nâng cao chất lượng di truyền và sản lượng giống.
Lâm phần đã được chăm sóc, quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa
thưa điều chỉnh mật độ, làm cỏ, bón phân và các biện pháp khác. (Hướng dẫn thực
hiện quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng).
Ở nước ta việc chuyển đổi rừng sản xuất thành rừng giống còn rất mới mẻ,
cho đến nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù, việc chuyển đổi chưa được
phổ biến nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu về cải thiện giống cây rừng bằng các
phương pháp khác nhau. Trong đó, có phương pháp chọn cây trội nghĩa là người ta
sẽ lựa chọn những cây tốt nhất để làm giống. Một khâu khá quan trọng trong việc
chuyển đổi rừng sản xuất thành rừng giống đó là sau khi chọn được khu rừng để
làm giống thì ta phải tiến hành chọn những cây tốt nhất. Bên cạnh đó cũng có các
nghiên cứu khảo nghiệm các dòng vô tính,…
Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Toàn Thắng năm 2007 đã tiến hành tuyển chọn
cây trội cho việc cải thiện giống hồi (Illicium verum Hook.f) tại Văn Quan – Lạng
Sơn. Kết quả đã chọn được 40 cây trội có sản lượng quả tươi đạt trung bình
43,8kg/cây/vụ, các chỉ tiêu về hàm lượng tinh dầu đạt 9,7%, hàm lượng anethol
94,7%, độ đông 16,7oC và độ chiết quang 1,56. Đây là nguồn giống quí để phục vụ
công tác cải thiện giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng hồi trong
vùng.



 


Giai đoạn 2010 – 2015 trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Vinafor tập trung
khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính, ưu tiên cho nghiên cứu lai
giống, trong đó chú trọng cả lai giống theo phương pháp truyền thống và cả áp dụng
công nghệ sinh học. Xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây trồng lâm
nghiệp chính, nhanh chóng nhập giống mới có năng suất cao, đưa tỷ lệ giống được
cải thiện trong tập đoàn giống lên hơn 40% và năng suất rừng trồng bình quân đạt
25 m3/ha/năm đối với những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và 10 m3/ha/năm đối với
loài cây gỗ lớn sinh trưởng chậm.
Phan Minh Trí (2007) đã tiến hành nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng lấy gỗ,
củi thành rừng giống sản xuất trái giống đước (Rhizophora apiculata) tại Cà Mau.
Kết quả về số lượng trái giống thu được là 43,037 tấn/ha.
2.2 Kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn rừng để chuyển thành rừng giống
- Chỉ được phép chuyển thành rừng giống những khu rừng nằm trong khu
vực phân bổ của loài hoặc có các điều kiện tự nhiên tương tự với khu phân bổ, trên
các loại đất tốt nhất có quả cho hạt chắc, nẩy mầm được.
- Rừng được chuyển thành rừng giống phải là rừng chưa bị dịch sâu bệnh hại
hay chưa khai thác nhựa (với rừng cây lấy nhựa).
- Rừng trồng được chọn để chuyển thành rừng giống phải có tiêu chuẩn sau:
+ Chất lượng rừng:
Khu rừng tốt nhất theo mục đích kinh doanh (lấy gỗ, củi, nhựa, ta nanh hay
tinh dầu, vv.) của từng địa phương.
Cây rừng trên lâm phần phải sinh trưởng và phát triển tốt, số cây cho sản
phẩm đạt yêu cầu theo mục đích kinh doanh phải phân bổ đều và chiếm trên 60 %
tổng số cây trên diện tích chuyển hóa.
+ Tuổi rừng:

Tùy theo điều kiện lập địa, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài để quyết
định tuổi phù hợp cho chuyển hóa thành rừng giống.
Rừng ở giai đoạn rừng tuổi non hoặc rừng sào thích hợp cho chuyển hóa.


 


Các rừng tuổi khác muốn được chuyển hóa thành rừng giống thiếu các tiêu
chuẩn trên phải báo và phải được phê chuẩn của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn.
- Rừng tự nhiên muốn được chuyển thành rừng giống phải có các điều kiện
sau:
Đại bộ phận cây rừng trong lâm phần sinh trưởng tốt, không bị cong keo, sâu
bệnh, có hình tán cân đối.
Trong rừng có một hoặc một số loài cây cung cấp hạt giống có chất lượng tốt
cho trồng rừng và tái sinh rừng.
Số lượng cây giống của các loài thuộc đối tượng cần chuyển hóa đạt từ 20
cây trở lên trên 1 ha. (quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa
(qpn 16 - 93))
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn cây giống
Phải căn cứ vào mục đích kinh doanh để chọn cây lấy giống.
1. Đối với rừng trồng:
a) Cây lấy gỗ:
Chỉ tiêu chính chọn cây lấy gỗ là đường kính, chiều cao, đoạn thân dưới cành.
b) Cây lấy nhựa, lấy dầu, tananh vv...
Tiêu chuẩn chọn cây lấy nhựa, tinh dầu, tananh v v ... là sản lượng chất cần
lấy phải lớn hơn sản lượng bình quân cuả cây trong lâm phần, hàm lượng các cây có
giá trị trong sản phẩm lấy ra chiếm tỷ lệ cao.
2. Đối với rừng tự nhiên.

Cây lấy giống phải là cây đạt tiêu chuẩn theo mục đích kinh doanh, có hình
tán cân đối và không bị sâu bệnh hại. (quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống
chuyển hóa (qpn 16 - 93))
2.2.3 Điều kiện gây trồng rừng giống, vườn giống
Chỉ được gây trồng rừng và vườn giống ở những nơi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ra hoa, kết quả và có hạt chắc.


 


- Nơi chưa xẩy ra dịch bệnh và không bị lũ lụt làm ngập rừng và vườn giống
(trừ các loại rừng trên đất ngập).
- Phải cách ly với các rừng trồng kinh tế có cùng loài cây với cự ly ít nhất là
150 m. Đối với loài cây thụ phấn nhờ gió thì rừng giống và vườn giống có thể nằm
trên hướng gió chính trong mùa nở hoa mà không cần cách ly. Việc cách ly cũng có
thể được thực hiện bằng cách trồng cây khác loài không có khả năng lai giống tự
nhiên với cây trong rừng giống và vườn giống.
- Có điều kiện chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch quả thuận lợi.
- Diện tích tối thiểu cho rừng giống và vườn giống lấy hạt là 1 ha. Diện tích
tối thiểu cho vườn giống lấy hom là 0,1 ha.(quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống
và vườn giống (qpn 15 -93 ))
2.2.4 Kỹ thuật điều tra rừng sản xuất để chuyển hóa thành rừng giống
a) Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Điều tra theo tuyến hoặc theo ô tiêu chuẩn điển hình trên diện tích cần điều
tra. Ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 đến 1000 m2. Tùy theo diện tích điều tra mà tỷ lệ
diện tích cần đo đếm được quy định như sau: dưới 5 ha (5%), từ 5 ha đến 10 ha
(4%), từ 10 ha đến 20 ha (3%), trên 20 ha (2%)
b) Thu thập và xử lý số liệu điều tra:
Điều tra thu thập số liệu như sau số cây/ha, chiều cao, đường kính 1,3 m,

chiều cao dưới cành, đường kính tán, tỷ lệ cây xấu, tốt, tỷ lệ cây có quả, sản lượng
hạt, nhựa, tinh dầu, tananh - căn cứ vào trị số trung bình cuả các nhân tố đã điều tra,
căn cứ vào tiêu chuẩn chọn rừng giống và cây giống để chọn rừng và cây giống.
(quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (qpn 16 - 93)).
2.3 Đặc điểm của cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
2.3.1 Đặc điểm sinh học
Keo lá tràm có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis là một loài cây
thuộc chi Acacia. Loài này trong tiếng Việt còn có tên gọi khác là keo lưỡi liềm, tên
này được sử dụng nhiều khi loài này mới nhập nội vào Việt Nam (thập kỷ 1960 1970), sau này người ta sử dụng rộng rãi tên gọi keo lá tràm. Keo lá tràm được phân


 


bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea. Hiện tại được trồng rộng rãi
tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới.
Keo lá tràm là loài cây gỗ trung bình không gai. Loài cây này phân cành
thấp, tán rộng. Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây là lá giả, do lá thật bị tiêu
giảm, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1, quan sát kỹ có thể
thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả, lá có hình dạng cong lưỡi liềm,
kích thước lá giả rộng từ 3-4 cm, dài từ 6-13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng
song song, ở cuối lá có một tuyến hình chậu. Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa
màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu
của tràng hoa.
2.3.2 Công dụng
Keo lá tràm là loài cây thuộc họ Đậu, ở rễ có nốt sần ký sinh chứa vi khuẩn
nốt rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, cải tạo môi trường đất, khối lượng vật rơi
rụng của keo lá tràm hàng năm cũng rất cao, cây keo lá tràm thường được dùng
nhiều trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp. Đặc điểm sinh trưởng của loài này khá
nhanh và thích nghi rộng, nên keo lá tràm nhanh chóng trở thành loài cây được

trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu bột giấy. (chogovn.com)
2.3.3 Trồng rừng
2.3.3.1 Phương thức trồng
a. Trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng, chịu bóng
- Trồng hỗn giao theo hàng với cây bản địa lá rộng như: trám trắng, dẻ đỏ,…
- Bố trí trồng cây keo lá tràm xen giữa các hàng cây lá rộng
b. Trồng làm cây “đến trước” để sau đó trồng cây bản địa
- Trồng trên diện rộng hoặc hỗn giao với thông theo đám, sau 2 – 3 năm
trồng cây bản địa dưới tán.
- Trong các đám hỗn giao keo với thông bố trí theo hàng như trồng thông.
2.3.3.2 Cự li, mật độ trồng ban đầu
a. Đối với trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng
- Cây keo lá tràm: cự li 3m x 2m. Mật độ 1660 cây/ ha


 


- Cây bản địa lá rộng: theo quy định của dự án đối với từng loài cây
b. Đối với trồng làm cây đến trước
- Cây keo lá tràm: cự li 3m x 2m. Mật độ 1660 cây/ ha
- Cây bản địa lá rộng trồng dưới tán sau 2 – 3 năm: theo quy định của dự án
đối với từng loài cây.
2.3.3.3 Thời vụ trồng
- Vụ xuân: từ tháng 2 đến tháng 3
- Vụ thu: từ tháng 7 đến tháng 9
2.3.3.4 Xử lý thực bì
- Nơi thực bì thưa thớt, đất trống trảng cỏ: không cần xử lý thực bì
- Nơi có thực bì rậm rạp: Xử lý thực bì cục bộ theo băng chừa băng chặt song
song với đường đồng mức. Băng chặt rộng 2m, băng chừa rộng 1m. Cự ly giữa các

hàng rộng 3m.
- Trong băng chặt: Phát dọn hết cỏ dại cây bụi, đối với loài cây có khả năng
tái sinh phải cuốc lật gốc ra ngoài băng chừa.
- Công việc xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rừng từ 1 đến 2
tháng.
2.3.3.5 Cuốc hố
- Quy cách hố: 40x40x40 cm.
- Hố bố trí so le hình nanh sấu giữa các hàng
- Khi cuốc để riêng phần đất tốt ( đất đen, tơi xốp ) ra một bên
- Công việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng rừng từ 1 đến 2 tháng.
2.3.3.6 Trồng cây
- Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào
những lúc trưa nắng hoặc có gió mùa Đông bắc.
- Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi.
- Khi trồng nhất thiết phải vạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu,
tránh hư hại bầu.


 


- Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây
trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vùi đất xung quanh cho kín. Có thể
dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẫm vào bầu làm vỡ bầu.
(http/tailieu.vn)
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú
Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú được chuyển đổi từ Lâm trường Hàm
Thuận Bắc theo Quyết định số 1148/QĐ – UBND ngày 09/05/2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích rừng và đất rừng được giao quản lý theo

quyết định 674 là 6588 ha thuộc 10 tiểu khu nằm trên địa giới hành chính của 3 xã,
01 thị trấn gồm xã Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức và thị trấn Phú Long.
Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị là quản lý bảo vệ, trồng rừng theo các
chương trình dự án được tỉnh giao hàng năm, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự
nghiệp có thu, bộ máy cơ quan gồm 21 cán bộ công nhân viên, có 02 phòng nghiệp
vụ, 01 trạm quản lý bảo vệ rừng trực thuộc. Nguồn thu, chi của đơn vị gồm 02
nguồn. Nguồn chi được khoán theo định biên, nguồn vốn dự án theo dự toán được
duyệt từng năm.
Sơ đồ bố trí tổ chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú:
Trưởng Ban

Phó Trưởng Ban

Phòng kế toán, tổ chức hành chính

Phòng kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng

Trạm quản lý bảo vệ rừng Hàm Đức


 


2.44.2 Đặc điểm
m chung củ
ủa huyện H
Hàm Thuận
n Bắc
2.44.2.1 Vị trí địa lý
- Toạ độ địa lý nằm trongg khoảng 11o12’40’’- 11o39’32’’Vĩ độ Bắc và

1077o50’00’’- 107
1 o10’58’’ Kinh độ Đ
Đông.
- Phía bắc
b huyện giáp
g cao nguuyên Di Linnh.
- Phía nam
n giáp th
hành phố Phhan Thiết.
- Phía đông
đ
giáp huyện
h
Bắc B
Bình.
- Phía tây
t giáp huyyện Hàm Thhuận Nam và
v huyện Tánh
T
Linh.

Bình Thhuận

Hàm Thuậận Bắc

H
Hình
2.1. V
Vị trí khu vự
ực nghiên cứ

ứu
2.44.2.2 Địa hìình-địa mạo
Nhìn ch
hung địa hìình của huyyện khá đa dạng,
d
thấp dần theo hư
ướng Tây Bắc
B Đô
ông Nam; baao gồm dạn
ng địa hình vùng đồi núi,
n bán sơnn địa, vùng đồng bằngg phù
sa ven sông và
v các vùngg cồn cát biiển; có thể tạm chia địịa hình củaa huyện thàành 3
ng chính:
dạn

10


- Vùng đồi núi bán sơn địa phía Bắc và phía Tây: Phân bố về phía Tây đường
sắt Bắc Nam, bao gồm các xã vùng bán sơn địa, chiếm 76,44% diện tích tự nhiên
toàn huyện.
- Vùng đồng bằng phù sa ven sông: Bao gồm một số xã nằm dọc theo Quốc
lộ 1A và Quốc lộ 28, chiếm 12,39% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Vùng cồn cát biển phía Nam và phía Đông: Phân bố về phía Đông Quốc lộ
1A kéo dài bao gồm các xã Hàm Đức, xã Hồng Sơn và xã Hồng Liêm, chiếm
10,63% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng có cồn cát trắng vàng và đỏ
mang tính chất khô hạn nhất của huyện.
2.4.2.3 Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu của huyện mang nét đặc

trưng của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam trung bộ, tuy nhiên do phân
hoá về địa hình nên khí hậu của huyện được chia thành hai tiểu vùng gồm vùng khí
hậu miền núi và vùng khí hậu đồng bằng ven biển. Trong năm khí hậu được chia
thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô: Từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của 2 con sông chính
là sông Cái Phan Thiết và sông La Ngà. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn một hệ
thống gồm nhiều con sông, suối nhỏ khác.
2.4.2.4 Kinh tế
Về kinh tế Hàm Thuận Bắc chủ yếu là huyện thuần nông. Trong những năm
gần đây nhờ có cây thanh long mà đời sống bà con trong huyện tăng lên rõ rệt,
nhiều trang trại thanh long đã và đang hình thành và phát triển cùng với những rừng
cây cao su và cây ăn trái khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hàm Thuận Bắc.
Hàm Thuận Bắc còn là nơi có khung cảnh thiên nhiên rất hữu tình có hồ
Hàm Thuận, thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi rất đẹp và nên thơ, khung cảnh của các
xã giáp ranh với Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh thuộc Lâm Đồng không khác gì khung
cảnh của Đà Lạt còn ẩn hiện trong sương chưa được khai phá. Tiềm năng thiên
nhiên và du lịch của vùng đất này vẫn chưa được đánh thức.

11 
 


2.4.2.5 Xã hội
Theo thống kê năm 2007, dân số toàn huyện là 162.586 người. Trên địa bàn
huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như Kinh, Rắclay, Chăm, K’Ho
… trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với trên 95%. Cộng đồng dân cư bản địa chủ
yếu là người K’Ho, Chăm, Rắclay sống tập trung ở các xã vùng cao với tập quán
sản xuất làm nghề rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được tổ
chức thành những buôn làng, các luật tục, lễ thức gắn chặt với buôn làng. Cộng
đồng người Kinh tập trung ở vùng đồng bằng, ven quốc lộ nơi có điều kiện thuận

tiện buôn bán, trồng lúa nước. Các cộng đồng dân cư của huyện theo một số tôn
giáo chính như: Đạo Bà La Môn, Thiên chúa giáo, Tin lành và Lương giáo.
2.4.3 Đặc điểm chung của khu vực điều tra (Tiểu khu 237)
2.4.3.1 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
- Địa hình: địa hình trong khu vực tương đối bằng phẳng, thấp dần về hướng
đông tây, độ dốc khoảng từ 1 – 30, không có sông suối. Độ cao từ 100 m – 200 m so
với mực nước biển.
- Thổ nhưỡng: Đất trong khu vực là đất cát đỏ, bạc màu, rời rạc, không kết
cấu, nghèo dinh dưỡng, độ dày tầng đất > 100 cm.
2.4.3.2 Đặc điểm khí hậu – thủy văn
a. Khí hậu: khu vực nằm trong vùng khí hậu gió mùa. Có 2 mùa rõ rệt trong
năm là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối:

380C

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 180C
+ Nhiệt độ bình quân:

280C

+ Số giờ nắng bình quân:

7,3 giờ / ngày

- Chế độ mưa: Mưa theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
trung bình từ 900 mm đến 1300 mm/ năm. Số ngày mưa khoảng từ 40 đến 45 ngày,
tập trung vào tháng 7 và tháng 9.


12 
 


- Chế độ ẩm:
+ Độ ẩm cao tuyệt đối: 91,6%
+ Độ ẩm thấp tuyệt đối: 70,4%
+ Độ ẩm bình quân:

81,0%

b. Thủy văn: Toàn khu vực không có khe, suối, nên địa hình không bị chia
cắt, mạch nước ngầm ở sâu dưới lòng đất, các nguồn nước chảy ra chủ yếu từ đọng
cát tập trung ở các vùng bằng phẳng nơi khu vực dân cư đang sinh sống.
Dân cư trong khu vực này chuyên canh tác các loại cây nông nghiệp ngắn
ngày như: các loại dưa, các loại đậu, bắp, bí,...Đời sống nhân dân trong khu vực này
còn nhiều khó khăn, thu nhập còn rất thấp, không ổn định, chỉ một số ít bà con sống
bằng nghề buôn bán nhỏ, cá biệt có một số họ dân tham gia vào việc phá rừng, đốt
than để tăng thu nhập cho cuộc sống.

13 
 


×