Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thương nhớ mười hai của vũ bằng dưới góc nhìn thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 79 trang )

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự
giúp dỡ quý báu của: Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa
Khoa học – Xã hội trường Đại học Quảng Bình và các thầy
cô ở trung tâm học liệu của trường đã giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng
viên, TS: Mai Thị Liên Giang, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo đã có sự góp ý và trao
đổi chân thành trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè
đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa
luận này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Trần Thị Diệu Linh
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Diệu Linh

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.......................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6
6. Cấu trúc của khoá luận ...................................................................................... 7
NỘI DUNG........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
“THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” CỦA VŨ BẰNG ............................................ 8
1.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học ....................... 8
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ
Bằng..................................................................................................................... 10
1.2.1. Con người với cái tôi “nội cảm” ............................................................... 11
1.2.2. Con người lạc loài cô đơn ......................................................................... 13
1.2.3 Con người lo âu, đau khổ ........................................................................... 16
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
“THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” CỦA VŨ BẰNG .......................................... 20
2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................. 20
2.1.1. Không gian thiên nhiên ............................................................................. 22
2.1.2. Không gian văn hoá .................................................................................. 25
2.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 34
2.2.1. Thời gian vật lý ......................................................................................... 36

iii


2.2.2. Thời gian kí ức, hoài niệm ........................................................................ 41
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG
“THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” CỦA VŨ BẰNG .......................................... 47
3.1. Kết cấu.......................................................................................................... 47
3.1.1. Kết cấu theo luận đề - kiểu kết cấu lắp dựng ............................................ 48
3.1.2. Kết cấu theo dòng hồi ức nhân vật – kiểu kết cấu tâm trạng .................... 51
3.1.3. Kết cấu theo chi tiết nghệ thuật – kiểu kết cấu trùng điệp ........................ 54
3.2. Ngôn ngữ ...................................................................................................... 56
3.2.1. Ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm ....................................................... 57
3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................. 59
3.3. Giọng điệu .................................................................................................... 62
3.3.1. Giọng tâm tình ngọt ngào .......................................................................... 63
3.3.2 Giọng da diết, khắc khoải, ngậm ngùi ....................................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72

iv


MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Quá trình thông diễn văn học chưa bao giờ kết thúc trong nghiên cứu văn học, đó
là quá trình sáng tạo bất tận. Chính lẽ đó, mỗi phương pháp, mỗi đối tượng khi tiếp cận
ở những góc độ khác nhau lại tạo sinh những ý nghĩ không giống nhau. Với quan điểm
như vậy, chúng tôi chọn hướng tiếp cận thi pháp học để thực thi trên thể loại tuỳ
bút.Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu
văn học thế kỷ thứ XX, tuy có nguồn gốc từ xa xưa nhưng đã được đổi mới, mang nội

dung mới đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh
chóng chưa từng thấy trong lịch sử. Thi pháp học từ khi được giới nghiên cứu Việt
Nam chú trọng thì nó đã trở thành phương pháp luận quan trọng bậc nhất trong việc
nghiên cứu, tiếp cận một tác phẩm văn chương. Có thể nói rằng chỉ khi nào ta soi
chiếu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của thi pháp học thì khi ấy ta mới nhận ra được
giá trị đích thực của tác phẩm văn học đó. Qua đó người tiếp nhận văn học nói chung
có đủ cơ sở khách quan để nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá tác phẩm dưới lăng kính chủ
quan của mình, thi pháp học là kim chỉ nam trong nghiên cứu văn học. Tiếp cận tùy
bút bằng con đường thi pháp học giúp chúng ta nắm rõ được quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, kết cấu giọng điệu của tác
phẩm. Trong trường hợp cụ thể của khoá luận, tìm hiểu tùy bút Thương nhớ Mười
Hai của Vũ Bằng dưới góc nhìn thi pháp học chúng ta thấy được nét đặc trưng của
thể loại tuỳ bút trong văn học đương đại, đồng thời nắm được sự vận động, cách tân
của thể loại tùy bút trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam.
Trong số các nhà văn, nhà báo Việt Nam, Vũ Bằng là một trường hợp đặc biệt.
Ông tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 (Tuyển tập Vũ Bằng,
NXB Văn học, 2000 ghi năm 1914) tại Hà Nội. Vũ Bằng là một cây bút hoạt động trên
nhiều lĩnh vực: báo chí, nghiên cứu, sáng tác, phê bình… và ở lĩnh vực nào ông cũng
đạt được những thành tựu nhất định. Riêng trong sáng tác văn chương, Vũ Bằng để lại
khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa,
trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời và
con người ví dụ: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Tội ác và hối hận (tiểu
thuyết, năm 1940), Truyện hai người (tiểu thuyết, năm 1940), Để cho chàng khỏi khổ
(tiểu thuyết, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện vừa, 1941), Bèo nước (tập truyện
1


vừa, 1944), Cai (1944), Miếng ngon Hà Nội (1950), Thương nhớ Mười Hai (khởi bút
1960, tiếp tục viết 1965, viết xong 1970 -1971)… Có thể khẳng định, ông đã có nhiều
đóng góp trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mấy năm trở lại đây, các

tác phẩm văn học của ông được tập hợp lại, tái bản để giới thiệu với đông đảo bạn đọc.
Đặc biệt, các tác phẩm kí, tùy bút của Vũ Bằng được mọi người yêu thích và tìm kiếm.
Những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác giả ở thể loại này được thể hiện
qua rất nhiều tác phẩm, nhưng nổi bật hơn cả là ở tập tuỳ bút Thương nhớ Mười Hai.
Đến với Thương nhớ Mười Hai, Vũ Bằng cho người đọc thấy được linh hồn đất nước
qua những trang viết của tập tùy bút. Cả tác phẩm phập phồng nhịp đập của trái tim
yêu thương, tràn thấm những cảm xúc và tình cảm đẹp mà nhà văn dành cho quê
hương, con người đất Việt. Đó là cảnh đẹp thiên nhiên đất nước qua bốn mùa, con
người với văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Tác phẩm đã để lại bao ấn tượng
tốt đẹp trong lòng người đọc đó là: niềm thương nhớ, nỗi hoài niệm về nơi “Chôn rau
cắt rốn” của những người con xa quê...
Khảo sát Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng dưới góc nhìn thi pháp học chẳng
những để nhận thức một cách tường minh về lí thuyết thi pháp học hiện đại mà còn
thấy được sự đóng góp của nhà văn đối với văn học Việt Nam nói chung, thể loại tùy
bút Việt Nam nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Một thời gian dài, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng bị rơi vào
quên lãng. Chính vì thế, những công trình nghiên cứu về Vũ Bằng và tác phẩm của
ông cũng không nhiều, đặc biệt là tùy bút Thương nhớ Mười Hai. Viết về Vũ Bằng và
những tác phẩm của ông phần lớn là những người bạn tâm giao, những người luôn yêu
mến, kính trọng trước một giọng văn ngọt ngào và có nhân cách trong sáng. Tiêu biểu
nhất có thể kể đến như Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan, Văn Giá, Triệu Xuân… Trân trọng
một tài năng kiệt xuất, những người yêu và hiểu Vũ Bằng luôn cố gắng tìm kiếm, giữ
gìn và cất lên những tiếng nói bênh vực Vũ Bằng trong những ngày tháng ông lặng lẽ
sống giữa cuộc đời.
“Một tác phẩm nghệ thuật thực sự là một tác phẩm không đáy”. Đúng như Hoàng
Ngọc Hiến đã nhận định, đối với những tác phẩm để đời và có giá trị thì việc nghiên
cứu, thẩm bình nó luôn luôn bất tận, đó được ví như mảnh đất màu mỡ cho các nhà
nghiên cứu thỏa sức khám phá. Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng cũng là một tác
2



phẩm như vậy. Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà
văn Vũ Bằng là một hiện tượng đặc biệt. Bởi vì, đây là một cây bút tài năng nhưng “ba
chìm bảy nổi” trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn học của mình, như Vương Trí
Nhàn nhận xét, đây là một nhà văn “không gặp may”. [39]
Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với khối
lượng tác phẩm đồ sộ, tuy nhiên trong thời gian đầu các sáng tác của ông chưa được
đánh giá cao. Và phải đến những năm gần đây, nhờ sự "công bằng, sáng suốt" của giới
nghiên cứu và độc giả mà Vũ Bằng cùng các sáng tác của ông mới thực sự được quan
tâm, đánh giá cao ở nhiều phương diện và trả về đúng với vị trí xứng đáng của nó. Vũ
Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu về Vũ Bằng. Trong công trình “Nhà văn hiện
đại”, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương của ông “Tiểu thuyết của Vũ
Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và tả nhân vật, dù
là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngòi
bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng
cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt
cho nhân vật”.[42; tr.435]. Đồng thời, Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào các tiểu
thuyết gia tại chương “Tiểu thuyết tả chân”, nhưng nhìn chung nhận xét của ông về Vũ
Bằng còn rất khiêm tốn.
Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn “Mười khuôn mặt nghệ thuật”, ở đó Vũ Bằng
được giới thiệu là một trong mười gương mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài:
“Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê” [59]. Tạ Tỵ đã nói về sự nghiệp của Vũ Bằng
với bao chua cay, thăng trầm cùng với sự đóng góp với nghề và một vài đặc điểm về
văn phong của ông. Từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều bài đăng trên các báo Văn
nghệ, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh, Người Hà Nội của các tác giả như:
Nguyễn Vỹ với Vũ Bằng phải có một vị trí xứng đáng. Vương Trí Nhàn với Buồn vui
đời viết, Phạm Ngọc Luận với Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo,... Nhưng
tất cả các bài viết đó chỉ dừng lại ở nghiên cứu một khía cạnh trong tác phẩm hoặc kể
những ấn tượng, kỉ niệm về Vũ Bằng nhằm minh oan cho ông. Cũng trong thời gian

này, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm của Vũ
Bằng thành ba tập “Tuyển tập Vũ Bằng”. Ông còn viết bài Vũ Bằng - người lữ hành
đơn côi. Qua đó, Triệu Xuân đã khái quát đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp và những
đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học Việt Nam. Tiếp theo, với công trình Vũ Bằng
- bên trời thương nhớ, nhà nghiên cứu Văn Giá đã thể hiện cái nhìn tương đối hệ thống
3


và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng. Trong Chân dung các
Nhà văn hiện đại do một nhóm tác giả biên soạn, Nguyễn Đăng Điệp đã phác thảo về
cuộc đời và những nét chính trong tác phẩm của Vũ Bằng. Công trình cũng đề cập đến
những đánh giá sai lầm của một số người về nhà văn trước đây. Các trang viết Cuộc
dấn thân đẹp đẽ và mang tính phiêu lưu [16; tr.238], Người chung thân với lao động
chữ nghĩa [16; tr.243], Lõi trầm đã kết trong cây [16; tr.247] đều góp phần khẳng định
tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thiện trong “Phong cách và Đời văn” đã không ngớt
lời khen ngợi: “Trên lĩnh vực văn chương, Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, tài hoa
mang dấu ấn phong cách rõ rệt. Ông thành công trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và
kí, đặc biệt về hồi kí và tùy bút, tạp văn”. [55; tr.420 - 421]. Cũng trong năm này, nhà
văn Triệu Xuân đã ra mắt bạn đọc “Vũ Bằng toàn tập”. Trong công trình, nhà văn đã
bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình trước một nhân cách lớn: “Cả cuộc đời say mê
văn chương, cả một đời yêu nước thương nòi, vậy mà Vũ Bằng phải chịu quá nhiều
oan ức khổ đau! Thương thay một kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê
hương mình.” [63; tr.20].
Cùng với lịch sử nghiên cứu về Vũ Bằng, các sáng tác của ông cũng được chú ý
nghiên cứu. Năm 1996 là năm nở rộ của những bài viết nghiên cứu về tác phẩm
Thương nhớ Mười Hai, một trong những tác phẩm được đánh giá là hay nhất của Vũ
Bằng và của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặng Anh Đào có Tháng ba đi tìm thời
gian đã mất; Nguyễn Thị Thanh Xuân có Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân; Nguyễn
Thị Minh Thái viết Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam; Văn Giá đọc Tháng

ba rét nàng Bân (tên một phần của cuốn Thương nhớ Mười Hai) mà cảm được khúc
nhạc hồn non nước... Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Vũ Bằng - Thương nhớ Mười Hai
đã đánh giá rất cao tác phẩm này đó là “Một nét anh hoa của tấm lòng đời”, “từng câu
tha thiết đã làm cho đến những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây. Những
sành sỏi thoát ra từ ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng”. Ông còn nhận định rằng: “Mỗi
trang văn của Vũ Bằng là một u uẩn, một ước mong không nguôi không tới được,
không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy”.
Trong chuyên luận của Văn Giá, tác giả cũng đánh giá rất cao về Thương nhớ
Mười Hai. Vũ Bằng đã “trải gấm hoa” lên những trang văn, và ngay cả độc giả khó
tính nhất cũng phải thừa nhận đây là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Với Nguyễn Đăng Điệp, tác giả nhận thấy Vũ Bằng luôn sống với thế
4


giới hoài niệm trong thời gian rời Hà Nội thương yêu vào Sài Gòn. Theo Nguyễn
Đăng Điệp, “ Thương nhớ Mười Hai, Miếng ngon Hà Nội và hàng loạt các tác phẩm
khác đi ra từ vòm trời thương nhớ vời vợi ngàn trùng, cô đơn khắc khoải. Trong số đó
có thật nhiều trang văn tài hoa, đẹp đến nhói đau. Ông thật sự là một nghệ sĩ lớn đã tấu
lên khúc nhạc hồn non nước tâm huyết nhất của đời mình.” [16; tr.250]. Triệu Xuân lại
rất hào phóng sử dụng mĩ từ khi nói về Thương nhớ Mười Hai: “Có người bạn thân,
trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: Sắp sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép
mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời
ngay: Một trong những cuốn tôi mang theo là Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng!...”
[60; tr.11]. Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài
viết “Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng” đã nhìn
nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật. Tác giả nhận định: “Vũ Bằng vận dụng hết
sức linh hoạt, uyển chuyển và biến hóa (…), Vũ Bằng đã thôi miên người đọc vào mê
hồn trận của những so sánh. Những so sánh đẹp với nhiều liên tưởng thú vị như thứ
men làm say lòng độc giả, để rồi lúc chợt tỉnh, họ thán phục rằng: khó có thể so sánh
gợi cảm và hay hơn được nữa.” [22; tr.11 - 12]. Giáo sư Hoàng Như Mai đã dành tặng

cho Thương nhớ Mười Hai những lời đánh giá thật đẹp trong Lời nói đầu của tác
phẩm: “…Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị
văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang…” [32;
tr.6]. Nhìn chung, các công trình, bài viết chủ yếu tập trung đi vào tìm hiểu cuộc đời
và văn nghiệp của nhà văn. Việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của Vũ Bằng còn đang
ở bước đầu trên chặng đường tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đặc biệt, Thương nhớ Mười
Hai vẫn được xem là một mảnh đất màu mỡ đang chờ người giàu tâm huyết khai phá.
Có một số công trình đã đi vào đánh giá cái hay, cái đẹp và giá trị của tác phẩm.
Nhưng đến nay, vẫn chưa thể giải mã hết được thế giới bí ẩn và cái đẹp đang hàm chứa
trong tùy bút này. Đó là một trong những khó khăn đối với tôi khi tìm tư liệu cho đề
tài của mình.
Điểm lại những bài viết, bài nghiên cứu có thể thấy: các nhà nghiên cứu, nhà phê
bình đã có những đánh giá và sự thành công của tác giả Vũ Bằng và những đóng góp
của ông cho nền văn học nước nhà. Tuy vậy cho tới nay hầu như chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về tùy bút Thương nhớ Mười Hai. “Thương
nhớ Mười Hai” của Vũ Bằng dưới góc nhìn thi pháp học là một vấn đề mà chưa có
5


tác giả nào đề cập đến một cách hệ thống. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với hi vọng
sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng của nhà văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Thương nhớ Mười Hai” của Vũ Bằng dưới góc
nhìn thi pháp học thể hiện trên các bình diện: Quan niệm nghệ thuật về con người, không
gian và thời gian nghệ thuật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài tập tùy bút Thương nhớ Mười Hai, khóa luận còn khảo sát thêm một số
tác phẩm tiêu biểu của Vũ Bằng và một số tác phẩm cùng thể loại của các nhà văn
khác để so sánh, đối chiếu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Qua quá trình triển khai nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ
pháp tiêu biểu sau:
4.1. Phân tích - tổng hợp: Phân tích tác phẩm, các dẫn liệu minh hoạ, từ đó tổng hợp
theo các bình diện nghiên cứu.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu trên hai bình diện: đồng đại
và lịch đại.
- Đồng đại: So sánh tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng với một số tác
phẩm của nhà văn cùng thời để thấy được nét đặc sắc trong thể loại tùy bút của ông.
- Lịch đại: So sánh đối chiếu tác phẩm Thương nhớ Mười Hai với những tác phẩm
ra đời trước đó để thấy sự tiếp biến về thi pháp tùy bút của Vũ Bằng.
4.3. Phương pháp cấu trúc hệ thống: Nghiên cứu tuỳ bút Thương nhớ Mười Hai của
Vũ Bằng trong tính chỉnh thể của văn học Việt Nam hiện nay.
4.4. Phương pháp liên ngành: Vận dụng lí thuyết của các khoa học liên ngành để
nghiên cứu đề tài như lí thuyết về ngôn ngữ học, tự sự học, tâm lí học.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Kết quả nghiên cứu của khoá luận một mặt góp phần tường minh thêm những
vấn đề lý thuyết về thi pháp tuỳ bút. Mặt khác cũng cho thấy nhiều khía cạnh mới, thể
hiện tính phong phú đa dạng về đặc điểm của thể loại qua khảo sát tác phẩm cụ thể
Thương nhớ Mười Hai - của Vũ Bằng.
5.2. Khoá luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về thi pháp tác phẩm Thương
6


nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. Từ đây, khoá luận nêu lên nét đặc sắc trong sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn, đồng thời góp phần khẳng định những đóng góp của ông đối với thành
tựu văn học Việt Nam đương đại.
5.3. Khoá luận là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu sáng
tác của Vũ Bằng nói riêng và thi pháp tuỳ bút nói chung.
6. Cấu trúc của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của
khoá luận được triển khai thành 3 chương sau:
- Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thương nhớ Mười Hai của
Vũ Bằng.
- Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của
Vũ Bằng.
- Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ
Bằng.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
“THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” CỦA VŨ BẰNG
1.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức,
phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của
văn học. Đó là quy luật nghiên cứu nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nó
phân biệt với các lĩnh vực nghiên cứu khác. Khi nhận xét về công trình “Những vấn đề
thi pháp Đôxtoiepxki của M.Bakhtin”, Trần Đình Sử viết: “Ông đã gắn việc nghiên
cứu thi pháp với nghiên cứu cái nhìn cách nhìn, cách cảm thụ của chủ thể, chuyển thi
pháp từ chất liệu, vật liệu sang thi pháp học chủ thể, thi pháp học hoạt động tư duy, thi
pháp cảm nhận” [1]. Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân
dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá
trị tinh thần mà còn là đối tượng thụ hưởng chính thành quả sáng tạo của chính mình;
có thể nói người nghệ sĩ là đấng sinh thành ra tác phẩm trên cả hai bình diện nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật và chính trong thế giới ấy họ tạo ra cá tính của chính
mình. Thi pháp học được hiểu là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là

chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn,
hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi
pháp học chỉ chú trọng đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân
vật, không thời gian, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại… Khuynh hướng nghiên
cứu, phê bình văn học theo thi pháp học thu hút đông đảo giới nghiên cứu, phê bình
tham gia.Thi pháp học đã đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới và trên hết là
cách nhìn mới cho nghiên cứu - phê bình văn học, mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn
bản - tác phẩm văn học, bởi Thi pháp học là lĩnh vực nghiên cứu tạo ra được nhiều
cách tiếp cận kể cả trên cùng một đối tượng nghiên cứu, lẽ đó giá trị mới không ngừng
được khám phá soi chiếu sáng tạo.
Đời sống muôn hình vạn trạng luôn đi vào tác phẩm văn học một cách hết sức
sinh động và nhân vật là hình thức cơ bản nhất để văn học phản ánh thế giới bằng hình
tượng. Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò hết sức to lớn của hình tượng
8


con người trong chỉnh thể những hình tượng khác của kiến trúc văn bản tạo nên giá trị
tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm là yếu tố trung tâm trong chuỗi hoạt động văn học thì
hình tượng con người lại là yếu tố trung tâm của tác phẩm, không có tác phẩm khoa
học văn học không tồn tại và tất nhiên không có hình tượng con người thì tác phẩm tất
yếu tiêu vong. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” cho rằng:
“Sự lí dãi cắt nghĩa, sự cảm thấy con người được hoá thân thành các nguyên tắc, biện
pháp hình thức thể hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ
cho các hình tượng nhân vật đó” [52; tr.55]. Quan niệm nghệ thuật về con người
“hướng người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo
của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng có
thật” [46; tr.56]. Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng đóng góp tiếng nói của mình bằng
một cách nhìn khá bao quát “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên
trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù
khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình

thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [18; tr.76]. Quan niệm nghệ thuật về con
người là nguyên tắc lí giải và cảm thụ thế giới của chính chủ thể sáng tạo. Văn học là
khoa học về con người, là nghệ thuật miêu tả, chiêm nghiệm hiện thực và không ai
khác mà chính con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù có đi vào miêu tả thần
linh, ma quỷ, đồ vật… thì văn học đều hướng đến thể hiện con người. Mặt khác, người
ta không thể miêu tả thuyết phục về con người nếu không hiểu biết và cảm nhận về
cuộc sống thật chính xác. Điều này tạo thành chiều sâu và sức quyến rũ của hình tượng
con người trong tác phẩm văn học. Có thể nói quan niệm nghệ thuật về con người là
quá trình cắt nghĩa, xác lập các hệ giá trị, các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp nhằm
tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
Tìm hiểu quan điểm nghệ thuật về con người thực chất là quá trình khám phá thế
giới quan và nhân sinh quan được người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật
thông qua hệ thống nhân vật của mình. Chính vì vậy sai lầm nếu “bỏ qua quan niệm về
con người sẽ dẫn đến hiểu giản đơn bản chất phản ánh của văn nghệ. Hoặc là đồng
nhất tư tưởng sáng tác với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tạo tư tưởng nghệ thuật
thẩm mỹ của tác giả, cho rằng nhà văn chỉ có tâm hồn là đủ. Hoặc là rút gọn tiêu chuẩn
của tính chân thực vào một điểm là giống hay không giống so với đối tượng, và như
vậy kết quả cũng xem nhẹ vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn” [46; tr.117]. Mỗi
9


thời đại có một quan niệm khác nhau về con người. Con người trong giai đoạn văn học
1945-1975 thường là con người chính trị, con người cách mạng. Cảm hứng sử thi là
cảm hứng bao trùm văn học giai đoạn này, những tình cảm riêng tư, cá nhân của con
người, do sự đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử, phải được kìm nén. Thay vào đó là hình
ảnh con người của cộng đồng, của quê hương. Đất nước thống nhất đem đến cho văn
học một luồng không khí mới. Đi liền với nó là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về
con người. Văn học đi sâu vào khai thác cuộc sống đời thường, những trăn trở băn
khoăn… Văn học đương đại với sự ảnh hưởng một số trào lưu tư tưởng mới đã làm
xuất hiện những những kiểu con người cô đơn, hoài nghi về cuộc đời, bi kịch về mặt

tinh thần không lối thoát…
Một trong những chức năng quan trọng của văn học là phản ánh cuộc sống với
khuôn mặt muôn màu ngàn vẻ của nó. Khi phản ánh cuộc sống, nhà văn thường thể
hiện một cách nhìn, một cách lý giải, một cách tiếp cận đối với con người, bởi con
người là trung tâm của bức tranh cuộc sống. Vì thế, trong các yếu tố thể hiện đặc sắc
về sự phát triển của văn học, con người trong văn học là yếu tố có ý nghĩa hơn cả. Từ
bao đời nay, con người luôn luôn vừa là đối tượng nhận thức chủ yếu của văn học, vừa
là cái đích để sáng tạo văn học hướng tới. Văn học với đặc trưng riêng của mình có
khả năng khám phá, thâm nhập vào thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn
của con người bằng những hình tượng, hình ảnh, bằng những âm thanh nhằm mục đích
giáo dục, cảm hóa con người. Nền văn học chân chính là nền văn học quan tâm đến số
phận, cuộc đời con người, là nền văn học bằng cách riêng của nó, đấu tranh cho quyền
được hạnh phúc của con người. Tìm hiểu một nền văn học, một giai đoạn hay một tác
phẩm văn học không thể bỏ qua việc tìm hiểu hình tượng con người tức là “tìm xem
nhà văn đã lý giải, quan niệm đối tượng đó như thế nào, sử dụng hệ thống các phương
tiện thể hiện phù hợp ra sao, và cuối cùng, tất cả những điều đó cho phép tác giả thể
hiện đối tượng với một chiều sâu nào, phát hiện thêm ở đâu” [46; tr.89].
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thương nhớ Mười Hai của
Vũ Bằng
Như trong chương trên chúng tôi đã trình bày, do tính chất đặc thù của nhiệm vụ
mà Cách mạng giao phó, Vũ Bằng không có điều kiện công khai đóng góp sức lực và
tài năng cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc như bao văn nghệ sĩ khác. “Chiến
trường” nơi ông sống, chiến đấu và sáng tác cũng là chiến trường đặc biệt. Đối tượng
10


mà ông thường xuyên tiếp xúc cũng không phải là tập thể của những công, nông, binh.
Vì thế, hình tượng con người trong tác phẩm văn học của ông thuộc một “tuýp” khác
so với xu thế chung của văn học hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Nếu
con người trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám là “con người tập thể

chuyển hóa”, con người “cá nhân của tập thể” và “con người xả thân” (chữ của Trần
Đình Sử) thì con người trong các sáng tác của Vũ Bằng sau 1945 là “con người cá
nhân”. Đây là con người cá nhân bị đẩy vào cái thế kẹt “tiến thoái lưỡng nan” của lịch
sử và dư luận nên nó mang một hình hài, sắc diện riêng, không lẫn vào đâu được: Con
người với cái tôi nội cảm, con người lạc loài, cô đơn và con người đau khổ trong nỗi
niềm khắc khoải không nguôi.
1.2.1. Con người với cái tôi “nội cảm”
Với Thương nhớ Mười Hai ngòi bút lãng mạn của Vũ Bằng mặc sức bay bổng
cùng thiên nhiên, đất trời, những phong tục tập quán của miền quê Bắc Việt trong
niềm thương nỗi nhớ. Sự ưu tiên bộc lộ cái "tôi" nội cảm đã làm cho thiên nhiên xứ
Bắc trong Thương nhớ Mười Hai hiện lên như một con người, có khi lộng lẫy kiêu sa
như một mĩ nữ: “Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình
như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng như
trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách héo úa như trăng tháng Một; cái
đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu
cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình,
nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình” [8; tr.30-31]. Có khi thân thương,
gần gũi, gắn liền với hình ảnh “người vợ tấm mẳn” mà tác giả hết lòng thương yêu,
trân trọng. Đọc Thương nhớ Mười Hai chắc chẳng ai quên được những đoạn văn tả
cảnh thiên nhiên xứ Bắc trong tiết tháng Ba, rét nàng Bân: “Trời trong như ngọc, đất
sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa
xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một
nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những
người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng
lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây,
rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, cái sương
vương trên cỏ thấm vào trong lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót
11



ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng
như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các làm cây nội cỏ...”
[8; tr.57-58].
Đặng Anh Đào trong “Tháng ba đi tìm thời gian đã mất” đã có lí khi ví Tháng
Ba, rét nàng Bân như là cuốn “phim ảnh mầu tuyệt đẹp” về những biến động tinh tế
nhất của“cỏ cây mây nước” và tác giả hiện lên là “một con người cực kì nhạy cảm với
tự nhiên và hãy còn sống theo nhịp sống của đất trời” [17; tr.136]. Cũng qua đoạn trích
trên, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã phát hiện ra “cái bản chất tình nhân (...) không chỉ
với cố nhân mà cả với cố hương” của Vũ Bằng. Tác giả bài viết “Khúc ca hoài cảm
của kẻ tình nhân” đã nhận ra “sự chủ động” của con người Vũ Bằng “trong việc tìm
đến thiên nhiên” khi “đã xưng là anh, ông lại ví tháng Ba ấy như một cô gái có sắc đẹp
nghiêng thành, nghiêng nước”, nhà phê bình khẳng định: “Nhân vật trữ tình trong tùy
bút Vũ Bằng là một chàng tình nhân hào hoa, lịch lãm, biết sống đẹp, và cảm người
yêu của mình đến từng chân tơ kẽ tóc...” [17; tr.155]. Vũ Bằng cũng tự bộc lộ một
cách tha thiết, đầy đủ các trạng thái tinh thần của mình với một sự thành thực cảm
động, trong một biên độ thoáng rộng thoải mái. Trong Tự ngôn (Thương nhớ Mười
Hai) là một nỗi nhớ cồn cào, da diết, bao trùm khắp không gian, trải dài theo mùa,
tháng: “Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng
nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ hát
ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả
bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu
trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, nhớ vải Vụ Bản, cá Anh Vũ Việt Trì, na Láng, bưởi
Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống. Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát
canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi,
vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống rượu ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu
kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thồ đi trong rừng có những cánh
hoa đào rơi lả nơi vai áo. Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại
càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!” [8; tr.10-11]. Đến tháng Sáu thèm nhãn Hưng
Yên, nhà văn không hề giấu diếm niềm yêu thương, tự hào về quê hương đất nước của

mình: "Tôi yêu đất nước tôi vì mỗi vùng có những con cá lá rau, những hoa thơm trái
ngọt nổi tiếng, tôi yêu người nước tôi đã khéo biết đem các thức ngon lành nổi tiếng
đó làm thành tục ngữ ca dao, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được: cam xã Đoài,
12


xoài Bình Định, bưởi Đoan Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam
Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn... dưa La,
cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét... [8; tr.135].
Trong Thương nhớ Mười Hai, là một cái “tôi” cô đơn, đắm mình trong hoài niệm
về một không gian văn hóa Bắc Việt, một không gian gia đình. Nơi ấy “có người vợ
tấm mẳn tao khang, khéo tay hay làm, thể tất cho chồng nhiều thói tật đáng trách. Nơi
đây có một anh chồng đoảng tính, ham chơi, bỗng có lúc nhận ra cái phù phiếm trôi
nổi ở đời, để rồi biết trở về bên người vợ thương yêu, được ngồi ăn uống cùng nhau,
nhìn ngắm nhau, săn sốc cho nhau, để có lúc anh ta còn làm nũng vợ...” [8; tr.71].
Cũng ở Thương nhớ Mười Hai cái “tôi” nội cảm của Vũ Bằng đã gặp cái “tôi” duy
cảm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Vũ Bằng đã dành cả nhiều trang trong Thương
nhớ Mười Hai để viềt về nền văn hóa ẩm thực của người Hà Nội; Thạch Lam có Hà
Nội băm sáu phố phường; Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm không thành tập. Cả ba
cùng viết về phở, cốm, giò lụa..., những món quà bình dân phổ biến trong đời sống dân
gian, tuyệt nhiên không có thứ “cao lương mĩ vị” của giai cấp lắm tiền nhiều của.
Quan trọng hơn cả là cả ba, qua món ăn mà “thấy được cá tính Việt, tâm hồn Việt với
tất cả những nét đặc sắc và tinh tế của Hà Nội và miền Bắc, rộng ra là của dân tộc và
đất nước” [17; tr.71]. Theo GS Hoàng Như Mai đánh giá: “Dù phải thích nghi với
hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người
con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm lòng ấy đã
cùng ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó
hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang…” [31]
Vũ Bằng đã viết với tất cả niềm say mê, trân trọng; đều thể hiện bằng những
trang viết lấp lánh tài hoa, bộc lộ rõ cái “tôi” nội cảm tinh tế, như một nét riêng dễ

nhận của giọng điệu và phong cách Vũ Bằng.
1.2.2. Con người lạc loài cô đơn
Nhắc đến Vũ Bằng, người ta không thể không nói đến tác phẩm: Thương nhớ
Mười Hai - bài thơ bằng văn xuôi nổi tiếng của ông. Trong tác phẩm văn xuôi nghệ
thuật này, hình tượng con người trong tác phẩm hiện lên khá rõ nét. Trước hết, đó là
con người lạc loài, cô đơn trong các mối quan hệ: với cuộc sống hiện tại, với thiên
nhiên, với những người xung quanh...Cuộc di cư 1954 là một bước ngoặt quan trọng
đánh dấu những đổi thay lớn trong cuộc sống cũng như cảm quan nghệ thuật của Vũ
13


Bằng. Trước đó, ông đã tắm mình trong nền văn hóa truyền thống Bắc Bộ, “thụ cảm
và thâu nhận nó với tất cả thiên bẩm tự nhiên và năng lực cá nhân một cách mạnh mẽ
và sung mãn nhất” [17; tr.60]. Điều đó cũng có nghĩa là nền văn hóa truyền thống Bắc
Việt đã là máu trong máu ông, là động lực, là cái vốn để ông sống và sáng tác. Vì thế,
cuộc di cư vào Nam của Vũ Bằng không chỉ là chuyện của khoảng cách địa lí, của
những thay đổi về thời tiết, khí hậu... mà là “một sự gián cách về không gian văn
hóa”[17; tr.61]. Ông đã nhiều lần tự an ủi: “Cùng là đất nước, đi đâu mà chẳng thế?”
[8;tr.9]. Tức là ông cũng cố hòa hợp, cũng nỗ lực thích nghi với cuộc sống ở mảnh đất
phương Nam này nhưng kết quả của bốn mươi năm sống gắn bó với Hà Nội nói riêng,
với môi trường tự nhiên và xã hội của miền Bắc nói chung, nhiều lúc đã đánh bật mọi
nỗ lực, mọi cố gắng hòa nhập trong ông. Để rồi, trong Thương nhớ Mười Hai ông hiện
ra là chính ông chứ không phải ai khác. Ông hiện ra là một cá nhân nhỏ bé, muốn thực
hiện nhiều điều nhưng không thể thực hiện được nên đành thu mình vào cái vỏ ốc của
chính mình để từ đó suy ngẫm, phân tích, mổ xẻ chính tư tưởng, tình cảm của mình; để
từ đó thả hồn về xứ Bắc thân thương, mơ về mái ấm gia đình trong niềm hoài niệm
không nguôi, không dứt.
Chưa ở đâu cái "tôi" cô đơn lại hiện lên rõ nét như trong Thương nhớ Mười Hai.
Cái “tôi” cô đơn ấy thường ẩn hiện sau gần 40 từ ngữ khác nhau được Vũ Bằng dùng
để chỉ ngôi thứ nhất như người khách xa nhà, người xa nhà, người lữ khách, người

mắc bệnh lưu lý, người nặng nợ lưu ly, người thiên lý tương tư... Tự gọi mình bằng
những từ ngữ trên chứng tỏ Vũ Bằng ý thức rất rõ thực trạng cô đơn, lạc loài của mình.
Cách tự nhận ấy của Vũ Bằng đã gợi liên tưởng đến "tuýp" người lữ thứ trong thơ ca
cổ điển phương Đông. Có điều, trong thơ ca cổ điển phương Đông, người lữ thứ
thường được đặt trong vũ trụ rộng lớn, trong một không gian mênh mông còn Vũ Bằng
của chúng ta lại luôn cảm thấy bị mất tự do trong môi trường tù túng, ngột ngạt của
nền văn minh đô thị lai căng kiểu Mỹ. Mọi cái liên quan đến nền văn minh ấy đều gợi
nên trong ông một cảm giác khó chịu, đều khiến ông bực bội. Nếu người lữ khách,
trong hành trình lưu lạc trên đường thiên lí, thường ngắm cảnh sinh tình, thường nhớ
quê hương, gia đình, nhớ những kỷ niệm gắn bó một thời... thì Vũ Bằng thường thấy
nhớ nhà, nhớ quê khi bị rơi vào tình trạng đối nghịch với môi trường sống mà ông đã
từng gắn bó. Từ “cái nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức” của Sài Gòn [8;
tr.24], Vũ Bằng nhớ đến “cái mùa xuân thần thánh” với “cái rét ngọt ngào” của đất
Bắc. Nhìn “những người đi vội vã, chán chường, mệt mỏi” [8; tr.25] trên các đường
14


phố Sài Gòn, Vũ Bằng lại liên tưởng đến cái phong cách lúc nào cũng bình tĩnh, trầm
mặc, sẵn sàng “chơi” lại những thử thách của người trong khi vẫn sống một đời sống
nội tâm phong phú của người Bắc... Bệnh tương tư của Vũ Bằng, vì thế, về cơ bản,
khác với bệnh tương tư của các nhà thơ cổ điển. Con người cô đơn, lạc loài trong
Thương nhớ Mười Hai, còn thể hiện qua sự ý thức của nhà văn về nơi mình đang sống.
Mặc dù đã tự an ủi rằng đâu cũng là đất nước mình nhưng trong tác giả, ở đây, ở trong
đây, ở Sài Gòn... với ở Hà Nôi, ở miền Bắc, ở Bắc... luôn được phân định một cách rõ
ràng, rạch ròi. Ở đây, ở trong đây, ở Sài Gòn... là cái nắng, nóng như thiêu như đốt của
vùng nhiệt đới gần xích đạo. Đã thế kiểu nhà đô thị lại chật chội với những mái bê
tông hoặc mái tôn, đường phố thì ồn ào, nhịp sống lúc nào cũng gấp, vội vàng: “Ở
trong đây, người tử tế lo làm lụng vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời
lấy ngoại kiều “ngồi trên đống tiền” cũng vội, các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội,
uống rượu cũng vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu,

bắt chước ngâm bài “Hoàng Hạc” cũng cứ vội luôn” [8; tr.28]. Ở Sài Gòn còn có
những cơn mưa chợt đến chợt đi giống như một cô gái đỏng đảnh cùng những món ăn
thức uống không quen, không hợp khẩu vị... Tất cả được Vũ Bằng nói đến với thái độ
vừa cố chịu đựng, thích nghi vừa có cái gì như là bực bội, khó chịu vì không hòa hợp,
không thích nghi được. Thành ra ông là kẻ xa lạ, là người khách xa nhà giữa Sài Gòn
đô hội. Trong khi đó, ở Hà Nội, ở miền Bắc, ở Bắc, mọi cái sao gần gũi, thân thương
đến thế. Vũ Bằng yêu cả cái nóng lẫn cái mưa đất Bắc. Đặc biệt, “Ở Bắc Việt (...) còn
biết bao nhiêu hội hè, mà hội nào cũng ý vị, mà cũng nên thơ, mà cũng hấp dẫn người
ta...”[8; tr.70].
Bắc Việt trong Thương nhớ Mười Hai hiện lên thật thơ mộng, huyền diệu. Nó
vừa gần lại vừa xa. Nó thuộc về một thời đã qua, khó có thể quay lại để vùi mình trong
đó. Nhà văn của chúng ta ở vào khoảng giữa, ở vào thế kẹt giữa hai thời: Quá khứ thân
thương nhưng đã tuột khỏi tầm tay; hiện tại thì xa lạ, khó hòa nhập. Nhà văn chỉ còn
biết đắm mình trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong Thương nhớ Mười Hai là nỗi nhớ hiện lên
với đầy đủ hình hài, nhiều lớp, có máu có thịt. Đây là nỗi nhớ một vùng đất với đủ
mười hai tháng giêng, hai, ba, bốn…, tác giả vẫn không thôi nhớ về cái thời khi còn
“sống ở Thủ đô Bắc Việt”. Nỗi nhớ ấy giống như con nước của một dòng sông khi
đầy, khi vơi; khi cuồn cuộn, xoắn xuýt; lúc êm đềm, yên ả. Đó là những cảm xúc rất
thực của một tấm lòng - tấm lòng của kẻ tha hương lữ thứ luôn đau đáu hướng về quê
hương, luôn mong muốn được trở về quê hương.
15


Viết về miếng ăn của hai vùng đất, Vũ Bằng có hai cách đặt tên tác phẩm khác
nhau. Miếng ăn của Hà Nội - của vùng đất nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi toàn bộ tuổi
thơ, tuổi trẻ và sự lập thân của ông diễn ra, ông gọi là “miếng ngon” bởi theo ông
“ngon hay không là ở tự lòng mình” [4; tr.598]. Còn miếng ăn của miền Nam, ông gọi
là những “món lạ”. Nó “lạ” có lẽ trước hết vì nó là những miếng ăn được làm từ những
sản vật của một vùng đất còn mới mẻ, xa lạ đối với ông. Nó “lạ” có lẽ còn vì nó được làm
ra không phải từ đôi tay của “người đàn bà tấm mẳn” hay của “người đàn bà Bắc” [8;

tr.28] nào đó mà nó được làm ra từ đôi bàn tay của “cô gái bé miền quê Sa Đéc”, của
những cô Ba, cô Tư, cô Năm... những người đàn bà miền Nam “thành thật” [4; tr.600].
Càng cô đơn nơi đất khách quê người, Vũ Bằng càng đắm mình trong niềm hoài
niệm về quá khứ, về quê hương, về nền văn hóa Bắc Việt với tất cả nỗi nhớ thương
canh cánh. Vì vậy, bên cạnh con người lạc loài cô đơn, chúng ta còn bắt gặp một con
người lo âu, đau khổ trong nỗi niềm khắc khoải không nguôi.
1.2.3 Con người lo âu, đau khổ
Vũ Bằng là một người hồi cư rồi di cư, ông đã sống ở Hà Nội rồi Sài Gòn, những
đô thị lớn trong thời giặc tạm chiếm nên hơn ai hết, ông hiểu được cái cảm giác xa
quê, luôn nhớ về quê hương là như thế nào. Thương nhớ Mười Hai - một tuyệt bút của
Vũ Bằng, có thể coi là sự thể hiện tập trung nhất những khổ đau, mất mát về tinh thần
của con người trong một xã hội thời chiến. Nổi lên trong tác phẩm là một cái “tôi” trữ
tình đa cảm, luôn đắm chìm trong sầu muộn, thương nhớ không nguôi về một vùng
văn hóa Bắc Việt, về một mái ấm gia đình. Nhiều lúc, người đọc có cảm tưởng cái
“tôi” ấy đang cố vùng vẫy hòng vượt thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng, bế tắc mà cuộc
sống phũ phàng thời chiến đã dành cho mình. Như bao người Bắc di cư lúc ấy, chia
tay vợ con xuống tàu vào Nam, Vũ Bằng chắc cũng tưởng rằng sau hai năm hiệp
thương thống nhất, gia đình lại được đoàn tụ. Vì thế, giai đoạn đầu của thời kì "ngày
Nam đêm Bắc" của Vũ Bằng tràn đầy tin tưởng và hi vọng. Đến khi Vũ Bằng viết
Thương nhớ Mười Hai, niềm tin tưởng ấy đã bớt dần vẻ tròn trịa. Chẳng gì cũng đã
sáu năm mà Vũ Bằng thì không còn trẻ nữa mặc dù chưa thể gọi là già. Ông không còn
cái bồng bột của tuổi trẻ để có thể tin tưởng chắc chắn rằng mình sẽ làm được tất cả
mọi điều nếu mình muốn. Trong “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt”, Vũ Bằng
viết: “Người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần, mơ lại những ngày xuân đã mất và
cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi” [8;
tr.33]. Thường trực trong giấc ngủ chập chờn của “người sầu xứ”, “người khách xa
16


nhà” là “bóng một người đàn bà đẹp, mặc áo xanh”. Người đàn bà đẹp mặc áo xanh ấy

đã “cúi xuống lau trán cho người mê ngủ”, đã thủ thỉ “như xa như gần ở bên tai”
“người sầu xứ”: “Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết
tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và đợi chờ thì cái gì mà chẳng đến!” [8; tr.34]. Ngay
“trong cơn mơ thiêm thiếp”, “người sầu xứ” thấy người đàn bà đó quen quen. Điều mà
người đàn bà trong mộng nói với “người sầu xứ” chính là điều những “người sầu xứ”
nói chung thường trăn trở, nung nấu. Người đàn bà trong mộng nói với “người mê
ngủ” hay chính “người mê ngủ” đang lòng tự nhủ lòng: “Tất cả bí quyết của sự sống là
biết tin tưởng và đợi chờ”! Ở chương này, hình tượng “người đàn bà đẹp mặc áo xanh”
được nhắc tới 5 lần. Nếu “người sầu xứ” là con người của tình cảm, con người của
niềm thương nỗi nhớ không nguôi thì “người đàn bà đẹp mặc áo xanh” lại là con người
của lí trí. Người đàn bà ấy không đao to búa lớn. Lời người đàn bà ấy nhỏ nhẹ nhưng
rành rẽ như giảng giải, như phân tích. Nghe lời người ấy, vòng tay nhân vật trữ tình
“khép lại” và “trăng non ở ngoài cửa sổ cũng phải thẹn thùng” [8; tr.35]. Ở đây, hình
tượng “người đàn bà đẹp mặc áo xanh” vừa là nhân vật tưởng tượng, vừa như là sự
phân thân của cái “tôi” trữ tình của nhân vật. “Người đàn bà đẹp mặc áo xanh” hướng
tới cái “tôi” trữ tình của nhân vật, còn nhân vật thì hướng tới “em yêu” trong nỗi niềm
khắc khoải, thoáng một chút gì như mòn mỏi, tuyệt vọng: “Em yêu ơi, sống là tin
tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có còn xanh mãi được chăng?” [8;
tr.35]. Có thể nói, “người đàn bà đẹp mặc áo xanh” và “em yêu” tuy hai mà một - là sự
kết tinh, hiện hình của niềm thương nhớ, khắc khoải không nguôi trong lòng người xa
xứ là Vũ Bằng.
Theo thời gian, niềm tin vào sự trở về có lúc như bị vơi đi, đồng thời nỗi niềm
nhớ thương khắc khoải càng trở nên nhức nhối, đớn đau. Hình tượng con người đã cô
đơn, nhỏ bé lại bé nhỏ, cô đơn hơn trong nỗi niềm khắc khoải tưởng như vô cùng, vô
tận ấy. Vũ Bằng có bao nhiêu cách để chỉ con người này. Khi là “người xa nhà”,
“người khách xa nhà”, “người đàn ông lạc phách”, “người sầu xứ”, “lúc là người thiên
lý tương tư”, “người mắc bệnh lưu lí”, “người khách tương tư cố lí”, “người lữ
khách”... Mỗi cách gọi có một ý vị, một hàm ý riêng nhưng tất cả đều giống nhau ở
một điểm: con người ấy luôn ý thức rất rõ tình trạng cô đơn, đau khổ của mình. Có lẽ,
chẳng còn gì đau khổ hơn khi người ta tự ý thức về sự đau khổ và cô đơn của mình.

Hình tượng con người đau khổ, cô đơn ấy cứ trở đi, trở lại trong Thương nhớ Mười
Hai như là sự gợi nhắc đến hình tượng con người thất chí, buồn hận trong thơ chữ Hán
17


của Nguyễn Du. Có khác chăng, con người thất chí, đau đời trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du là con người của thời đại trước. Cái đau, cái buồn của con người ấy là sự
thể hiện tính chất bi của một cá nhân có nhiều thất vọng, bất mãn trong cuộc đời: Buồn
vì đói nghèo, bệnh tật, già nua; buồn hận vì bản thân không làm được gì giúp người,
giúp đời... Còn ở các sáng tác của Vũ Bằng là một con người cô đơn, đau khổ của thời
hiện đại, của một xã hội loạn lạc bởi chiến tranh. Con người ấy luôn canh cánh một nỗi
niềm, một ao ước rất bình dị, không lớn nhưng trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia
cắt, sao mà khó thực hiện đến thế: “trở về chốn chôn nhau cắt rốn” [8; tr.324], “trở về
phần tử một ngày - một ngày thôi cũng được” [8; tr.55].
Trong Thương nhớ Mười Hai kiểu kết câu “Biết đến bao giờ...?”, “Biết bao giờ”.
“Không biết đến bao giờ...” được lặp lại đến 8 lần kiểu như: “Biết đến bao giờ người
lữ khách mới lại được thấy lại cái tháng hai ngày xưa của nẻo Bắc cách mấy muôn
trùng thương nhớ?” [8; tr.47]. Quan sát 8 lần sử dụng những kiểu kết cấu trên, chúng
tôi thấy: Cũng là sự pha trộn giữa nỗi khắc khoải nhớ thương với niềm hy vọng nhưng
càng về cuối tác phẩm- cũng có nghĩa là xuôi theo chiều dài của thời gian xa cách
dằng dặc, niềm tin tưởng, thiết tha cứ vơi dần, kém tươi đi. Nổi lên, đọng lại trong
thẳm sâu tâm hồn của kẻ tha hương là một sự khắc khoải, khắc khoải đến mòn mỏi,
đớn đau.
Chúng ta biết Thương nhớ Mười Hai được khơi nguồn từ nỗi nhớ về 12 tháng
của Bắc Việt. Ứng với mỗi tháng, Vũ Bằng viết một bài khá dài, ta tạm coi là một
chương. Riêng Tết, ông dành hẳn một chương. Thành thử cuốn sách có 13 chương với
trên 300 trang, ở 12 chương đầu, con người cô đơn, tội nghiệp ấy còn tìm cách thể
hiện, dãi bày nỗi niềm của mình, còn có lúc băn khoăn tự hỏi “có ai biết rằng tôi nhớ
lại những gì không? (...) có ai biết rằng tôi đã trông thấy những gì và nghĩ những gì
không?...” [8; tr.166-167]. Tức là con người ấy còn tìm thấy điểm tựa, còn có cái để

tin, để hướng tới. Và cũng ở 12 chương đầu, nỗi niềm ấy trải ra ở mọi phía, theo bề
rộng của thời gian, không gian và của cả các mối quan hệ. Đến chương Tết, nỗi niềm
ấy đọng lại, kết tính trong một câu hỏi “Bao giờ về? Phải, bao giờ về”. Và điều đáng
nói là kể từ khi nhận được tin vợ chết (Tháng Mười gió bấc mưa phùn), người khách
xa nhà chẳng “còn biết thú tội với ai, thú tội cách gì, mà còn ai nữa để mà thú tội” nên
“đành giấu kín câu hỏi trong lòng”. Vì thế, nỗi nhức nhối vì những uẩn ức từ lâu chất
chứa trong lòng, từ nay, càng trở nên nhức nhối, nặng nề hơn. Gần cuối tác phẩm nổi
lên một con người cô đơn, trống rỗng - như là đỉnh điểm của hình tượng con người đau
18


khổ, cô đơn: ... “Ngao ngán cho thân mình, y có lúc không còn mong gì nữa, không
còn thèm gì nữa. Mong gì bây giờ? Mà còn thèm gì bây giờ? (...) Bao nhiêu ấm cúng,
bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu an ủi đã chết rồi, bây giờ chỉ còn lại một cái gì trống
rỗng mênh mông, một cái gì nhạt nhẽo không làm rung động được khứu giác, một cái
gì ghê rợn thoang thoảng mùi bệnh tật và chết chóc” [8; tr.265-266].
*

*
*

Nhìn chung, hình tượng con người trong tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ
Bằng phản ánh rất rõ nét quan niệm nghệ thuật của ông. Do bị tách khỏi môi trường
chung, có tính chất phổ biến của các văn nghệ sĩ cùng thời, dẫn đến cuộc sống riêng
tư, cá nhân cũng có nhiều nét đặc thù, khác biệt so với cuộc sống chung của hầu hết
nhân dân ta lúc ấy nên cái nhìn con người của Vũ Bằng không hoàn toàn là cái nhìn
hiện đại mà thường có sự kết hợp với cái nhìn truyền thống. Con người trong tác phẩm
của ông có khi là con người truyền thống với những ước mơ bay bổng, với tâm hồn
lãng mạn hòa nhập cùng thiên nhiên đất trời, tắm mình trong nền văn hóa truyền thống
của dân tộc. Đồng thời, đó cũng là con người của hiện tại luôn cô đơn và lo âu đau khổ

trong niềm khắc khoải không nguôi nhớ về những ngày tháng xưa cũ của Bắc Việt.
Cuộc sống thời chiến không chỉ ràng buộc con người với miếng cơm, manh áo. Nó còn
là nỗi ám ảnh về cái chết có thể áp đến bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Nó còn là những
hệ lụy trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc sống thời chiến: sự tha hóa, lối sống gấp, dư
luận nghiệt ngã của: cộng đồng... Do đó, con người đời thường với những buồn
thương, lo lắng, dằn vặt, xót xa, đau khổ và cô đơn... đã trở thành nét thể hiện chính
trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng, làm cho các sáng tác của ông có một diện mạo
riêng, không lẫn vào đâu được.

19


CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG “THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” CỦA VŨ BẰNG
Không gian và thời gian nghệ thuật là những phạm trù của triết học, là hình thức
tồn tại của thế giới hiện thực. Không có gì tồn tại ngoài không gian, thời gian. Chỉ
trong không gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định. Khi nghiên cứu một tác
phẩm theo hướng thi pháp học thì yếu tố không gian và thời gian là không thể thiếu.
Đã có những công trình phê bình về tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng
song chưa có ai đi sâu tìm hiểu về thời gian và không gian nghệ thuật. Vì vậy, chúng
tôi mạnh dạn làm sáng tỏ không gian và thời gian nghệ thuật trong tập tuỳ bút nhằm
khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam.
2.1. Không gian nghệ thuật
Sự miêu tả, trần thuật trong tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng bắt đầu từ một
điểm nhìn nào đó, diễn ra trong một môi trường nhất định, từ đó thế giới nghệ thuật
biểu hiện lộ ra những lớp tầng nghĩa. Quá trình tạo tác ý nghĩa của văn bản nghệ thuật
không còn là sự độc diễn của hình tượng nhân vật mà bên cạnh đó là không gian hàm
chứa những thông điệp nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm là môi
trường để hình tượng con người xuất hiện trọn vẹn với dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Nói cách khác con người nhất thiết phải tồn tại trong không gian và ngược lại không

gian tạo phông nền cho nhân vật diễn xuất. Vì thế nói đến hình tượng con người mà
không nói đến hình tượng nghệ thuật là một thiếu sót khó chấp nhận. Không gian nghệ
thuật đặt cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, nối tiếp, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài,… tạo thành không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian,
xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính
phân giới - dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con
đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hóa
các kiểu tính cách con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở,
như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lí được thực hiện dễ dàng. Ngôn ngữ của
không gian nghệ thuật rất da dạng và phong phú. Các cặp phạm trù cao - thấp, xa gần, rộng - hẹp, cong - thẳng, bên này - bên kia, vững chắc - bập bênh, ngay - lệch,…
đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không
20


gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn
ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả
hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc
đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.
Tất nhiên, không gian nghệ thuật không hoàn toàn trùng khít với không gian đời
thực, nó là hình ảnh chủ quan của hiện thực sau khi đi qua lăng kính của chủ thể sáng
tạo. Vì thế không gian nghệ thuật có thể thu hẹp, hoặc mở rộng hay thay đổi quan
niệm về cuộc đời của nhà văn. “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc
nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn thấy quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học” [21; tr.16]. Không gian
nghệ thuật là phạm trù trọng yếu của thi pháp học. Và điều quan trọng hơn ở đây là các
tác giả đã biết sử dụng một cách khéo léo, tài tình và xem nó giống như một biện pháp
nghệ thuật cùng với các biện pháp nghệ thuật khác để làm nên sự hấp dẫn của một tác
phẩm văn học. Nếu như không có thế giới khách quan thì văn học sẽ không có đối
tượng để phản ánh. Mặt khác ta cũng nhận thấy một điều: Trong thế giới khách quan,

mọi sự vật, hiện tượng, con người luôn chiếm lĩnh một phần không gian riêng cho
mình, dù là lá cỏ, một hạt cát cũng có không gian riêng. Nhiệm vụ của văn học là phản
ánh thế giới khách quan nên chính nó cũng mang trong mình không gian - thời gian
của thế giới khách quan đó. Thế nhưng không gian nghệ thuật không đơn giản là
không gian vật lí mà còn là không gian tâm lí, không gian bên trong của nhân vật.
Kiểu không gian nội quan thuộc bề sâu này cần được quan tâm sâu sắc khi đề cập đến
không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là nơi tồn tại của nhân vật. Chỉ trong
không gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định. Không gian được đưa vào tác
phẩm nghệ thuật không còn là không gian đơn thuần khách quan nữa mà đã trở thành
không gian nghệ thuật: “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó”.
Không gian nghệ thuật luôn gắn với cảm xúc có ý nghĩa nhân sinh, vì thế chúng
luôn mang yếu tố chủ quan.Yếu tố chủ quan này giúp chúng ta phát hiện, nhận biết
thực tại đối với con người. Việc vận dụng những cảm xúc về không gian, thời gian
cùng tư duy có thể xây dựng những hình thượng nghệ thuật theo ý muốn. Không gian
nghệ thuật cùng với mối quan hệ mật thiết với thời gian nghệ thuật tạo ra mối quan hệ
chặt chẽ trong việc tái tạo những bức tranh sinh động của cuộc sống. Như đã nói
21


×