Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Xây Dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp: Rất cần lắng nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.49 KB, 2 trang )

XD quan hệ lao động hài hòa trong DN: Rất cần lắng nghe
Tại tọa đàm DN và cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng một công đoàn
đủ mạnh
Vấn đề quan hệ lao động trong các DN hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập. Nhiều DN
chưa có tổ chức công đoàn, chưa xây dựng và duy trì thường xuyên các kênh đối
thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thậm chí còn rất nhiều DN
chưa tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Tại buổi Tọa đàm “Thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong DN” vừa diễn ra tại
Hà Nội, nhiều giải pháp đã được đưa ra với mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa
giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua vai trò của tổ chức công đoàn
trong DN.
Nhiều tồn tại
Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá rõ ràng đối với các quan hệ lao
động trong DN. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào việc thực thi Luật Lao động tại một KCN đã thấy
còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bà Hoa - Đại diện công đoàn các khu công nghiệp
và chế xuất Hà Nội đưa ra ví dụ về KCN Thăng Long (Hà Nội). Trong số hơn 80 DN đang
hoạt động, chỉ có 52% DN có tổ chức công đoàn, 48,3% DN có thang bảng lương, 24% có
thỏa ước lao động tập thể, 15% thành lập hội đồng hòa giải.
Cũng theo bà Hoa, hoạt động công đoàn tại các DN đang gặp rất nhiều khó khăn. Có DN,
ban chấp hành công đoàn được lập lên, công đoàn cấp trên công nhận, nhưng chỉ 1 – 2
tháng sau cả ban chấp hành không còn một ai vì đã được thuyên chuyển công tác khác. Bên
cạnh đó, các cán bộ công đoàn Cty, cán bộ công đoàn cấp trên cũng khó có khả năng gặp
gỡ và trao đổi với các đoàn viên vì DN chưa bố trí thời gian và cũng như tạo điều kiện về địa
điểm.
Nhìn chung, trong khối các DN đầu tư nước ngoài, các DN Nhật Bản được đánh giá là những
DN thực hiện khá nghiêm túc Luật Lao động. Vậy mà, mới đây theo kiểm tra của Ban quản
lý các KCN Hà Nội, trong số 120 DN Nhật Bản cũng chỉ có 29 DN có thỏa ước lao động tập
thể, 58 DN có thang bản lương, 88 DN có nội quy lao động, 17 DN có hội đồng hòa giải. Ông
Ngô Trí Hùng – Phó ban quản lý cho biết, có DN đi vào sản xuất từ năm 2003, nhưng đến
nay vẫn chưa có động thái nào triển khai các quy định về quan hệ lao động. Theo ông Mai
Đức Chính – Phó Tổng Liên đoàn Lao động VN, tổ chức công đoàn tại DN hiện nay hầu hết là


kiêm nhiệm. Chính vì vậy, cán bộ công đoàn còn nhiều hạn chế về năng lực, kỹ năng hoạt
động.
Giải pháp đủ mạnh ?
Theo một số chủ DN người Nhật Bản, pháp luật lao động của Nhật Bản cũng quy định phải
có thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, việc soạn thảo và ký kết lao động tập thể tại DN
chỉ do chủ sử dụng lao động và đại diện công đoàn DN ký. Còn ở VN, việc ký kết thỏa ước
lao động tập thể phải trải qua nhiều thủ tục như: giải thích cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên, phải được hơn 50% người lao động ky...
Giải đáp thắc mắc này, ông Mai Đức Chính cho biết, đây là những quy định của pháp luật lao
động VN. Để có thể giải thích cho toàn bộ người lao động và có được hơn 50% chữ ký vào
thỏa ước lao động tập thể là việc làm không quá khó khăn. Chỉ cần chủ DN tạo điều kiện
cho cán bộ công đoàn gặp gỡ, tiếp xúc giải thích cho đoàn viên. Thực tế, thỏa ước lao động
là những quy định về điều kiện lao động, lương, thưởng cao hơn, có lợi hơn cho người lao
động. Những điều kiện ngang với luật thì không cần quy định trong thỏa ước.
Cũng theo ông Chính, cần nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở. Cán bộ công đoàn cơ sở
cần được đào tạo thêm nhiều kỹ năng như thương lượng, đối thoại, giải quyết tranh chấp và
tuyên truyền... Luật Lao động sửa đổi và Luật Công đoàn đang được xây dựng sẽ quy định
cụ thể hơn, tạo điều kiện nhiều hơn cho hoạt động công đoàn cơ sở. Những DN có trên 500
lao động sẽ có cán bộ công đoàn chuyên trách. Kinh phí hoạt động công đoàn được trích lại
1% quỹ lương để hoạt động..
Theo ông Shinya Abe – GĐ Cty Panasonic VN, sau vụ việc đình công tại Cty năm 2008, Cty
đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong DN là một
giải pháp tiên quyết trong giải quyết tranh chấp. Trong đó, việc chủ DN lắng nghe phản hồi
từ người lao động và công đoàn là một yêu cầu quan trọng.
Thời gian qua, xung đột lợi ích dẫn đến nhiều cuộc đình công bất hợp pháp đã diễn ra, đặc
biệt đối với các DN đầu tư nước ngoài. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho các DN và nền
kinh tế.
Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực VCCI:
Xây dựng cơ quan đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh
Thực hiện các chủ chương chủ Chính phủ VN trong việc thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa

tại DN, trong thời gian tới VCCI sẽ triển khai kế hoạch hoạt động 3 năm để đẩy mạnh hơn
nữa vai trò đại diện của mình thông qua các chương trình hành động cụ thể như xây dựng
chức năng đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh thông qua các Hiệp hội DN và nâng cao
năng lực cho các Hiệp hội DN cấp tỉnh.
Hiện nay tình hình tranh chấp lao động và đình công diễn ra nhiều hơn tại các DN trong các
KCN, khu chế xuất do đó VCCI sẽ hỗ trợ việc xây dựng tổ chức đại diện Người sử dụng lao
động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất. Trong thời gian tới VCCI sẽ phối hợp với các
Hiệp hội DN nước ngoài để thúc đẩy quan hệ hợp tác và cập nhật cung cấp thông tin cho
chủ sử dụng lao động về pháp luật lao động thông qua các Hiệp hội DN nước ngoài tại VN.

×