Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ TIDO TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

HUỲNH MINH TUYỀN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
TIDO TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

HUỲNH MINH TUYỀN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
TIDO TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến :
Ban Chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế biến lâm sản và quý Thầy,
Cô trường đại học Nông Lâm đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt khóa học vừa qua
PGS.TS. Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Ban giám đốc Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài và anh chị em trong nhà máy đã giúp đỡ tôi
trong thời gian thực tập vừa qua.
Các bạn trong tập thể lớp Chế biến lâm sản khóa 33 đã tận tình giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Thủ Đức, ngày 10 tháng 06 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Minh Tuyền

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế TIDO tại Nhà máy chế
biến gỗ FORIMEX II”, thời gian thực hiện đề tài từ 21/02/2010 đến 19/05/2010.
Trụ sở nhà máy đặt tại 425A2 Xa Lộ Hà Nội, Phường Phước Long A, Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát đã cho thấy nguồn nguyên liệu tại nhà máy luôn đảm bảo cho quá
trình hoạt động sản xuất, nguyên liệu gỗ đáp ứng được chỉ tiêu kích thước và độ ẩm,

tuy nhiên ở khâu nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất còn có nhiều khuyết tật như cong
vênh, mắt gỗ, mục.
Chúng tôi cũng đã tính toán được tỷ lệ lợi dụng gỗ là 56,09 % , tỷ lệ phế
phẩm ở công đoạn pha phôi là 6,11% , ở công đoạn sơ chế là 3,89% , ở công đoạn
tinh chế là 2,78 % , ở công đoạn lắp ráp trang sức bề mặt là 1,11 % .
Sản phẩm của nhà máy được đánh giá khá cao về chất lượng cũng như tính
thẩm mỹ. Sản phẩm sử lụng liên kết đơn giản thuận tiện cho việc tháo lắp. Dây
chuyền công nghệ sản xuất ghế không quá phức tạp, phù hợp với trình độ tay nghề
công nhân và tình trạng máy móc hiện có của công ty. Dây chuyền công nghệ tại
nhà máy ngoài những thuận lợi còn nhiều bất cập cần phải giải quyết.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa. ........................................................................................................ ........…....i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ...............ii
Tóm tắt...........................................................................................................................iii
Mục lục...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... .............vii
Danh sách các hình.......................................................................................... ............viii
Danh sách các bảng.. ....................................................................................... ..............ix
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 Mở Đầu ......................................................................................................... 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 3
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 4

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 4
1.4. Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 5
Chương 2 Tổng Quan ................................................................................................... 6
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay .......................... 6
2.1.1.Thuận lợi ........................................................................................................ 6
2.1.2. Khó khăn ....................................................................................................... 7
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy .................................................. 7
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................... 7
2.2.2. Chức năng và phương hướng phát triển ........................................................ 8
2.2.3. Đội ngũ quản lý ............................................................................................. 9
2.2.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà máy .............................................................. 9
2.2.5.Tình hình nguyên liệu gỗ tại nhà máy.......................................................... 11

iv


2.2.6. Tình hình máy móc thiết bị ......................................................................... 11
2.2.7. Một số yêu cầu chất lượng sản phẩm tại nhà máy ...................................... 13
Chương 3 Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu ................................................ 14
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 14
3.1.1. Khảo sát sản phẩm ...................................................................................... 14
3.1.2. Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm .................................................... 14
3.1.3. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ....................................... 14
3.1.4. Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ, tỉ lệ khuyết tật gỗ trong quá trình sản xuất...... 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 15
3.2.1. Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất .............. 15
3.2.2. Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ ..................................................... 15
3.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ phế phẩm ........................................................ 16
3.2.4. Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu khảo sát .... 16
3.2.5. Phương pháp tính năng suất của từng máy ................................................. 17

3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 17
Chương 4 Kết Quả Và Thảo Luận ............................................................................ 18
4.1. Khảo sát sản phẩm ghế TIDO ............................................................................ 18
4.1.1. Hình dáng và chức năng của sản phẩm: ...................................................... 18
4.1.2 Các dạng liên kết của sản phẩm ................................................................... 19
4.2. Khảo sát nguyên liệu .......................................................................................... 20
4.3. Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm................................................................ 21
4.3.1 Công đoạn pha phôi từ gỗ xẻ ....................................................................... 22
4.3.1.1 Công nghệ trên máy cưa đỉa cắt ngắn ................................................... 23
4.3.1.2 Công nghệ trên khâu xẻ dọc ................................................................ 244
4.3.1.2 Công nghệ trên máy cắt chọn .............................................................. 244
4.3.2 Công đoạn gia công sơ chế .......................................................................... 25
4.3.2.1 Công nghệ trên máy bào 2 mặt ............................................................. 25
4.3.2.2 Công nghệ trên máy bào 4 mặt ............................................................. 26
4.3.2.3 Công nghệ trên máy tề đầu ................................................................... 27

v


4.3.2.4 Công nghệ trên máy cắt phay 2 đầu ...................................................... 27
4.3.3. Công đoạn gia công tinh chế ....................................................................... 28
4.3.3.1 Công nghệ trên máy phay Toupie ......................................................... 28
4.3.3.2 Công nghệ trên máy đánh mộng ......................................................... 278
4.3.3.3 Công nghệ trên máy Router .................................................................. 29
4.3.3.4 Công nghệ trên máy khoan lỗ ............................................................... 29
4.3.3.5 Công nghệ trên máy chà nhám ............................................................. 30
4.3.4. Công đoạn lắp ráp sản phẩm ....................................................................... 31
4.3.5 Công đoạn trang sức bề mặt sản phẩm ........................................................ 32
4.3.6 Công đoạn kiểm tra thành phẩm, đóng gói, nhập kho ................................. 32
4.4. Kết quả tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ ..................................................................... 33

4.4.1. Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất sản phẩm ghế Tido .................................. 33
4.4.2. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm ...................... 35
4.4.3. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ......................................................................................... 37
4.5. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn .................................................................... 38
4.5.1 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi ......................................................... 38
4.5.2. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế ............................................................ 40
4.5.3. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế ......................................................... 41
4.5.4. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp........................... 43
Chương 5 Kết Luận – Kiến Nghị ............................................................................. 477
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 477
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 488
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 511
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT:

Số thứ tự

CTSD:

Chi tiết sử dụng

NL:

Nguyên liệu


SL:

Số lượng

SP:

Sản phẩm

PGĐ:

Phó giám đốc

TP:

Trưởng phòng

NV:

Nhân viên

SCTH:

Số chi tiết hỏng

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Nhà máy chế biến gỗ Forimex II. ................10

Hình 2.2: Nguyên liệu gỗ xẻ tại bãi gỗ của Nhà máy. .............................................11
Hình 4.1: Ghế Tido. .................................................................................................18
Hình 4.2: Liên kết bằng chốt gỗ. ..............................................................................19
Hình 4.3: Liên kết mộng. .........................................................................................20
Hình 4.4: Vít và liên kết bằng vít. ............................................................................20
Hình 4.5: Quy trình sản xuất ghế Tido.....................................................................22
Hình 4.6: Máy cắt ngắn. ...........................................................................................23
Hình 4.7: Máy xẻ dọc ...............................................................................................24
Hình 4.8: Máy cắt chọn ............................................................................................25
Hình 4.9: Máy bào 2 mặt..........................................................................................26
Hình 4.10: Máy bào 4 mặt........................................................................................27
Hình 4.11: Máy khoan lỗ ........................................................................................29
Hình 4.12: Máy chà nhám thùng ..............................................................................30
Hình 4.13: Sơ đồ lắp ráp ghế Tido ...........................................................................32
Hình 4.14: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm qua từng công đoạn ..........................................45

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị tại hai phân xưởng .........................12
Bảng 4.1: Bảng qui cách tinh chế của các chi tiết sản phẩm ghế Tido ....................19
Bảng 4.2: Thể tích gỗ tinh chế của từng chi tiết ......................................................34
Bảng 4.3: Thể tích gỗ sơ chế của từng chi tiết .........................................................35
Bảng 4.4: Hiệu suất pha cắt......................................................................................36
Bảng 4.5: Thể tích nguyên liệu của các chi tiết sản phẩm .......................................36
Bảng 4.6: Tỷ lệ lợi dụng gỗ của các chi tiết sản phẩm ............................................37
Bảng 4.7: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi.....................................................38
Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế ........................................................40

Bảng 4.9: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế ......................................................42
Bảng 4.10: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn ráp ráp, trang sức ....................................44

ix


LỜI NÓI ĐẦU
Trong số các loại nguyên liệu hiện nay, gỗ là một trong những nguyên vật
liệu tự nhiên được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư
chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Với đặc tính bền, đẹp, thân thiện với con người,
gỗ đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
kiến trúc, xây dựng, khai khoáng. Ngoài ra gỗ còn được dùng làm bàn ghế, đồ dùng
gia đình, dụng cụ học sinh... Mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại vật liệu mới như
chất dẻo, kim loại, chất tổng hợp…nhưng chúng vẫn chưa thể thay thế loại vật liệu
tự nhiên này. Ngày nay, với một xã hội phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của
ngành xây dựng và trang trí nội thất, do đó các sản phẩm từ gỗ không chỉ để sử
dụng mà còn mang ý nghĩa trang trí và trưng bày. Các sản phẩm từ gỗ đa dạng về
loại hình, phong phú về chức năng, có nguyên lý liên kết hiện đại, được sử dụng
vào nhiều mục đích khác nhau.
Gỗ là một loại tài nguyên thiên nhiên có hạn, thời gian tái sinh tương đối dài,
nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên đang dần bị cạn kiệt do nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan tác động từ bên ngoài như: khai thác rừng bừa bãi, dân số tăng nhanh...Vì
vậy việc sử dụng hợp lý đang trở nên rất cần thiết đối với người khai thác chế biến
và sử dụng.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho ngành chế biến gỗ là tìm giải pháp tiết kiệm
nguyên liệu, xây dựng một quy trình sản xuất hợp lý để góp phần tiết kiệm chi phí
sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản
xuất...Nếu nhà máy có một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý thì nó sẻ có vai trò
quan trọng trong sản xuất làm giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao năng xuất…
Từ tình hình thực tế trên của ngành trong thời điểm hiện tại, được sự phân

công của khoa Lâm Nghiệp, sự hướng dẫn của thầy Đặng Đình Bôi và sự cho phép
của Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo
sát qui trình công nghệ sản xuất ghế Tido tại Nhà máy chế biến gỗ Forimex
II”. Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong quy trình sản

1


xuất, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục nhằm giảm tỷ lệ khuyết tật của gỗ,
nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Vì thời gian thực tế và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện
đề tài không thể tránh được thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến
của thầy cô và bạn bè.

2


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày nay càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng
không ngừng tăng theo. Trong đó, nhu cầu làm đẹp nơi ở, nơi làm việc, nghỉ ngơi
theo phong cách phù hợp với sở thích và thị hiếu của mỗi người là nhu cầu không
thể thiếu và góp phần qua trọng trong đời sống. Gỗ là loại vật liệu có đặc tính ưu
việt hơn các vật liệu khác như có màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp, dễ gia công, chế
biến, đồng thời tạo cảm giác sang trọng, ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên. Vì thế
mà sản phẩm làm từ gỗ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của con
người. Trong đó, sản phẩm ghế đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực trang trí nội
thất, ngoại thất cũng như là vật dụng cho người dùng cảm giác dễ chịu, thư giãn khi
làm việc nghỉ ngơi hoặc vui chơi.

Nhà máy chế biến gỗ Forimex sản xuất đa dạng các sản phẩm theo đơn đặt
hàng của khách hàng trong đó đơn đặt hàng ghế chiếm tỷ lệ cao. Trong quá trình
sản xuất ghế hiện nay việc thực hiện một quy trình sản xuất vẫn còn nhiều bất cập,
vướng vấp tạo ra tỷ lệ phế phẩm cao qua các công đoạn gia công, dây chuyền công
nghệ bố trí còn có chỗ không hợp lý gây ra lãng phí nhiều về nguyên liệu, công sức
của người lao động. Điều này đã làm giảm năng suất làm việc của nhà máy dẫn đến
hiệu quả kinh tế kém.
Với thực trạng trên, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế
biến lâm sản và sự cho phép của Nhà máy chế biến gỗ Forimex II , chúng tôi tiến
hành thực hiện Đề tài “Khảo sát qui trình công nghệ sản xuất ghế Tido tại Nhà
máy chế biến gỗ Forimex II” nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong dây truyền

3


sản xuất, giúp nhà máy đánh giá đúng hơn về dây truyền sản xuất hiện tại. Từ đó đề
xuất các biện pháp khắc phục phù hợp hơn với tình hình sản xuất của nhà máy.
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế TIDO tại Nhà
máy chế biến gỗ Forimex II” nhằm tìm hiễu quy trình công nghệ sản xuất đánh giá
phân tích tình hình thực tế, tìm ra các ưu điểm cũng như sự bất hợp lý trong quá
trình sản xuất, để cải thiện tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên đề tài cần phải thực hiện các mục tiêu sau :
-

Khảo sát nguyên liệu, sản phẩm.

-


Khảo sát máy móc thiết bị hiện có tại nhà máy, các khâu và các bước
công nghệ trong sản xuất ghế TIDO.

-

Tính toán, phân tích chỉ tiêu chủ yếu trong quy trình sản xuất ghế
TIDO.

-

Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình sản xuất
ghế TIDO.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất đang là vấn
đề có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi
doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế biến gỗ luôn mong muốn giảm chi phí sản xuất
đến mức thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụng hợp
lý nguồn nguyên liệu.
Đề tài phân tích những yếu tố trong quy trình sản xuất ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi
dụng gỗ và áp dụng những công thức tính toán nhằm tìm ra những giải pháp tiết
kiệm nguyên liệu gỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham
khảo có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ.

4


1.4. Giới hạn của đề tài
Giới hạn khảo sát là đối tượng là ghế TIDO trong nhà máy. Do thời gian thu

thập số liệu và thực hiện đề tài hạn chế nên chúng tôi chủ yếu tập trung vào khảo sát
quy trình công nghệ tại phân xưởng sản xuất ghế TIDO. Trên mỗi mẫu là một chi
tiết của ghế chúng tôi chỉ tiến hành thu thập mẫu sơ bộ ban đầu 30 lần lặp lại và kết
quả khảo sát tính theo giá trị trung bình 30 mẫu.

5


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên là các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà
Nước rất rõ ràng, công minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là
đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi
và luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.
Nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào, phong phú, bên cạnh đó tri thức của
người lao động Việt Nam đủ sức tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quy
trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức toàn cầu.
Ngoài ra, chúng ta rất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư
các ngành kinh tế tại nước nhà.
11-1-2007 Việt Nam gia nhập WTO, sau hơn 3 năm gia nhập WTO số lượng
doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển nhanh đã lên tới 2562 doanh nghiệp (1450
doanh nghiệp tư nhân và 421 doanh nghiệp FDI). Các cụm công nghiệp chế biến gỗ
có quy mô lớn hình thành ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Định…
Do thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam
đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất các mặt hàng
gỗ xuất khẩu làm cho thị trường xuất khẩu được mở rộng. Ngoài các thị trường
trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật, các sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang thâm nhập

vào thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ.

6


2.1.2. Khó khăn
Tác động của suy thoái toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ
(nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của người Mỹ và các nước EU giảm 30% năm 2008),
kéo theo sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam.
Năm 2008, Chính phủ tập trung nổ lực để kìm chế lạm phát và giảm nhập
siêu, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô quốc gia nhưng với ngành gỗ, nguồn
nguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu thì đây là một sự khó khăn. Với đầu ra của
sản phẩm sản xuất không thay đổi, nhưng giá nguyên liệu đầu vào luôn biến đổi
theo chiều hướng tăng. Lợi nhuận của sản phẩm gỗ xuất khẩu tối đa chỉ được 10 %
trong khi các yếu tố đầu vào tác động đến giá thành từ 18%-20 % là một gánh nặng
với doanh nghiệp.
Gía dầu tăng dẫn đến giá vận chuyển nguyên liệu tăng rất cao, từ Nam Phi về
Việt Nam giá vận tải chiếm 27 % giá gỗ, từ Nam Thái Bình Dương là 45 %
Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị
trường lớn như các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU có sự kiểm soát chất
lượng, nguồn gỗ với các luật lệ mới được ban hành ví dụ hành động lấy gỗ khai
thác, sử dụng, vận chuyển, bán hay xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật
pháp bất kỳ quốc gia nào được xem là vi phạm luật tại Hoa Kỳ.
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II được thành lập vào ngày 28/02/2003
theo quyết định số 25/QĐ/LN của Công ty TNHH 1 Thành Viên Lâm Nghiệp Sài
Gòn. Là nhà máy trực thuộc Công ty TNHH 1 Thành Viên Lâm Nghiệp Sài Gòn do
đó nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và mục tiêu được đề ra

bởi Công ty TNHH 1 thành viên Lâm Nghiệp Sài Gòn. Trụ sở nhà máy đặt tại:
425A2 Xa Lộ Hà Nội, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Được thành lập năm 2003, thời gian đầu nhà máy có rất nhiều khó khăn do bộ máy
tổ chức chưa được hoàn chỉnh, khó khăn về tài chính do chưa nhận được nhiều đơn

7


đặt hàng, trong khi vẫn phải trả lương và các chi phí khác phát sinh trong việc duy
trì hoạt động của nhà máy. Tuy nhiên với những chính sách phù hợp của ban giám
đốc như mạnh dạng đầu tư máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở trong và ngoài nước, tiến hành tuyển dụng
những lao động có tay nghề cao với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân
viên, đẩy mạnh sản xuất tìm kiếm các đơn hàng tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá
thành sản phẩm. Từ đó hoạt động sản xuất của nhà máy khả quan hơn, doanh thu và
lợi nhuận cũng tăng lên theo từng năm, số lượng đơn đặt hàng càng nhiều, đa số là
xuất khẩu ra nước ngoài như : Ấn Độ, Mỹ, Canada…
2.2.2 Chức năng và phương hướng phát triển
Là doanh nghiệp nhà nước nên nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất kinh doanh
tạo nguồn thu cho công ty và ngân sách nhà nước, lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của nhà máy là cưa xẻ, sấy gỗ, chế biến và cung ứng cho thị trường xuất khầu và
nội địa.
Trong thời gian tới nhà máy sẽ tiếp tục đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện
đại, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhà máy
không ngừng nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân viên nhà máy bằng cách tổ
chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật làm việc cho công nhân. Nhà máy luôn tìm kiếm
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời duy trì mối quan hệ làm ăn với các
đối tác cũ. Bộ máy lãnh đạo tiếp tục được sắp xếp một cách hợp lý sao cho các
thành viên phát huy tốt khả năng của mình và không ngừng nâng cao cải thiện đời
sống vật chất tinh thần của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

2.2.3 Đội ngũ quản lý
Nguồn nhân lực của Nhà máy được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật và
thường xuyên được bổ sung, phát triển trình độ từ những người đã qua thực tế quản
lý lâu dài trong công. Cán bộ công nhân viên chức ở các phòng ban đều là những
người có năng lực, có đủ trình độ và có tâm huyết gắn bó với sự tồn tại và phát triển
của công ty.

8


Về trình độ chuyên môn thì hầu hết cán bộ công ty đã qua đào tạo, có trình
độ phù hợp với vị trí làm việc của mình, đa số có trình độ cao đẳng và đại học. Đội
ngũ cán bộ quản lý, công nhân thường xuyên được tổ chức các lớp đào tạo nâng cao
tay nghề, trình độ quản lý. Ngoài ra công ty còn có những chính sách khuyến khích
công nhân viên của mình tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
2.2.3 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Nhà máy
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Nhà máy chế biến gỗ Forimex II được thể hiện ở
hình 2.1 .

9


Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Nghiệp
Vụ Tổng Hợp

Tổ

Điện


Quản Đốc

Tổ
Thống

Tiến
Độ

Tổ
Nguyên
Liệu

Tổ
Cưa
Xẻ,
Sấy
Gỗ

Tổ
Kế
Hoạch

Tổ
Kỹ
Thuật

Tổ Tạo Phôi

Tổ Tinh Chế 1


Tổ Tinh Chế 2

Tổ Chà Nhám 1

Tổ Chà Nhám 2
Tổ Lắp Ráp 1
Tổ Lắp Ráp 2

Tổ Vecni 1

Tổ Vecni 2

Tổ
KCS 2

Tổ
KCS 1

Tổ
Ghép
Gỗ

Tổ
Lắp
Ráp
Hoàn
Chỉnh

Tổ

Lau
Dầu

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II

10


2.2.4 Tình hình nguyên liệu gỗ tại nhà máy
Nguồn nguyên liệu gỗ được sử dụng tại công ty chủ yếu là gỗ Robina, gỗ
Keo lá tràm, gỗ Dầu , gỗ Thông. Bên cạnh đó, tùy theo chi tiết của sản phẩm và yêu
cầu của khách hàng mà công ty còn nhập thêm ván MDF để sản xuất những chi tiết
không chịu lực, bị khuất bên trong như: hộc tủ, đáy tủ, mặt hậu của tủ... nhằm hạ giá
thành sản phẩm .
Nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất đều là gỗ xẻ và sấy khô theo yêu cầu về độ
ẩm mà khách hàng đã đưa ra. Hầu hết nguyên liệu nhập về có kích thước và yêu cầu
theo tiêu chuẩn Mỹ, kích thước tính bằng inch. Do đó, kích thước nguyên liệu nhập
về tùy thuộc vào bên bán, bên mua không tự đặt theo kích thước sử dụng. Công ty
sẽ phân bổ nguồn nguyên liệu sao cho phù hợp tùy theo từng sản phẩm của khách
hàng. Công ty nhập khẩu gỗ vì nguyên liệu gỗ nhập từ những nước trên có thể thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của công ty, giá
cả phù hợp và chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu gỗ mua trong nước.

Hình 2.3:Nguyên liệu gỗ xẻ tại bãi gỗ của Nhà Máy
2.2.5 Tình hình máy móc thiết bị
Máy móc, thiết bị sử dụng tại công ty chủ yếu sản xuất tại Việt Nam, Đài
Loan và Trung Quốc. Hệ thống máy móc tại công ty khá hiện đại, hình dáng nhỏ

11



gọn, độ chính xác tương đối cao, tuy nhiên công suất không lớn. Mặt khác vẫn còn
một số máy móc quá cũ, thường xuyên xảy ra hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
Năng suất máy hoạt động khá ổn định và được tổ cơ điện bảo trì và sửa chữa
thường xuyên. Các loại máy gia công và phụ trợ ở đây khá đầy đủ các loại máy cần
thiết cho quá trình sản xuất từ khâu pha phôi, sản xuất ghép thanh, làm chốt gỗ, cho
đến những thiết bị gia công sơ chế, gia công tinh chế, dây chuyền trang sức hoàn
thiện bề mặt. Các loại máy móc thiết bị của phân xưởng tinh chế 1 và sơ tinh chế 2
được khảo sát được trình bày ở bảng 2.1 .
Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị tại hai phân xưởng
STT

Tên loại máy

Mã số

Công suất
(HP)

Số lượng

Xuất xứ

1

Máy chà nhám thùng

NHT

9


3

Đài Loan

2

Máy cưa đỉa xẻ dọc

CĐ-D

5

4

Việt Nam

3

Máy cưa đỉa cắt ngắn

CĐ-C

5

3

Việt Nam

4


Máy rong cạnh

C2D

11

2

Đài Loan

4

Máy khoan nằm

KN

1

4

Việt Nam

5

Máy khoan đứng

KD

1


4

Việt Nam

5

Máy phay mộng 2 đầu

M2D

4

2

Đài Loan

6

Máy cắt và đánh mộng

C-ĐM

4

2

Trung Quốc

7


Máy ghép dọc

GD-1

3

1

Đài Loan

10

Máy Router

RT

3,5

4

Đài Loan

11

Máy Toupie

TP

4,5


3

Đài Loan

15

Máy xẻ dọc

XD-1

7

2

Đài Loan

16

Máy bào 4 mặt

B4M

39

1

Đài Loan

17


Máy bào 2 mặt

B2M

27

1

Trung Quốc

18

Máy bào cuốn 2 mặt

C2M

7

1

Trung Quốc

19

Máy bào cuốn 1 mặt

C1M

7


2

Đài Loan

20

Máy cưa lọng

CL

3

2

Đài Loan

21

Máy cưa vòng đứng

CVĐ

4

2

Việt Nam

22


Máy ghép tấm

GT-1

5

1

Đài Loan

12


2.2.7 Một số yêu cầu chất lượng sản phẩm tại nhà máy
Nguyên liệu sử dụng phải đúng loại nguyên liệu mà khách hàng yêu cầu, nếu
có thay đổi phải được sự đồng ý của ban giám đốc hoặc khách hàng. Độ ẩm sản
phẩm không vượt quá 12 %, độ ẩm ở mọi vị trí phải đồng đều nhau, không chênh
lệch nhau vượt quá 3 %. Màu sắc gỗ 80 % đồng màu trên một sản phẩm và cho cả
lô hàng. Nếu là phôi ghép thì phải đồng màu trên bề mặt ghép. Bề mặt ngoài của
sản phẩm sau khi trang sức phải thể hiện rõ vân thớ tự nhiên của gỗ. Trường hợp
xuất hàng nhiều đợt phải theo màu mẫu đã thỏa thuận. Bề mặt bên ngoài của sản
phẩm không chấp nhận lỗi nứt tét, sọc nhám, mắt xoắn, trầy xước, tróc sơn, dơ bẩn,
dấu tay (sai số kích thước chi tiết cho phép là 2 %).
Sản phầm không có tình trạng chảy sơn, thiếu bóng. Bề mặt sơn của sản
phẩm phải láng mịn, không bị nhẵn, nhám cát… Sản phầm không được có gỗ giác,
mốc, mối, mọt, sam, mục. Chi tiết có mắt chết trên bề mặt hiển thị phải ≤ 3 mm và
bề mặt không hiển thị ≤ 10 mm. Chi tiết có mắt sống phải ≤ 1/3 bề mặt của chi tiết,
ở vị trí không chịu lực và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Dung sai kích thước tổng thể ± 2 mm. Phải có mẫu nguyên liệu đối chứng để

kiểm tra trước khi sản xuất đại trà. Sản phẩm phải đầy đủ vis, khi ráp không được
hở, không bị trầy xước. Đóng gói sản phẩm phải đảm bảo chặt, sạch sẽ và đầy đủ
các thông tin về sản phẩm như hướng dẫn lắp ráp, tem cảnh báo, made in Việt Nam,
tem dán, tem treo.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khảo sát sản phẩm
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành theo từng nội dung cụ thể như
mô tả đặc điểm sản phẩm, chức năng sản phẩm, hình dáng và phân tích kết cấu sản
phẩm…Từ đó có thể xác định lưu trình sản xuất các chi tiết của sản phẩm một cách
hợp lý nhất, lập các phiếu công nghệ.
3.1.2 Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất một sản phẩm.
Trong đó gỗ là vật liệu tự nhiên mang đặc thù và tính chất rất riêng, có vân thớ, có
khả năng co rút theo sự thay đổi của môi trường. Vì vậy trong quá trình khảo sát
nguyên liệu sản xuất tôi tiến hành khảo sát theo những tiêu chí như sau: loại gỗ,
xuất xứ, quy cách gỗ, độ ẩm gỗ, màu sắc, tỷ lệ khuyết tật trên gỗ…
3.1.3 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá
trình sản xuất. Quy trình công nghệ còn là cơ sở thiết kế xây mới hoặc mở rộng xí
nghiệp. Nếu chúng ta bố trí được dây chuyền công nghệ một cách khoa học thì sẽ
giúp cho việc sản xuất được thuận lợi hơn, tiết kiệm được nguyên vật liệu, nguồn
nhân lực và có thể vận dụng tối đa công suất làm việc của từng máy móc thiết bị
trong dây chuyền sản xuất, giúp công tác quản lý chặt chẽ hơn và dễ dàng cho việc
kiểm tra chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của một công nghệ nào đó trong dây

chuyền sản xuất. Để có thể khảo sát toàn diện quy trình công nghệ sản xuất một sản
phẩm tôi tiến hành đi vào khảo sát những nội dung cụ thể như sau:
-

Khảo sát sơ đồ bố trí máy móc thiết bị sản xuất tại phân xưởng.

-

Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm ghế TIDO theo từng công đoạn cụ thể.

14


-

Khảo sát lưu trình từ đó lập biểu đồ gia công sản phẩm.

-

Khảo sát lập sơ đồ lắp ráp sản phẩm.

3.1.4 Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ, tỉ lệ khuyết tật gỗ trong quá trình sản xuất
Sau khi tiến hành khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm qua từng công đoạn
cụ thể, tôi tiến hành tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ và tỉ lệ khuyết tật gỗ. Đây là hai yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Việc tính toán hai yếu
tố này góp phần phát hiện được ưu nhược điểm trong quá trình sản xuất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành
những phương pháp như sau:
3.2.1 Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất

Để thực hiện nội dung này tôi tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất
các chi tiết của sản phẩm, sử dụng các công cụ hỗ trợ như thước dây, đồng hồ bấm
giờ, thước kẹp. Từ đó mô tả, vẽ và lập các sơ đồ, lưu trình, biểu đồ gia công sản
phẩm.
3.2.2 Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ
Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, tôi ước lượng bài toán
trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình.
Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Excel. Sau khi tính được giá trị trung
bình các chi tiết qua các công đoạn chúng tôi tiến hành tính thể tích của chúng.
Vi = a * b* c*10-9
Trong đó:

(3.1)

Vi : thể tích mỗi chi tiết (m3)
a: chiều dày của mỗi chi tiết (mm)
b: chiều rộng của mỗi chi tiết (mm)
c: chiều dài của mỗi chi tiết (mm)

Thể tích toàn sản phẩm:
V = ∑ Vi

(3.2)

Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:

15



×