Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở ẤP 3 XÃ HIẾU LIÊM HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH VĂN DŨNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
Ở ẤP 3 XÃ HIẾU LIÊM HUYỆN VĨNH CỬU
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH VĂN DŨNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
Ở ẤP 3 XÃ HIẾU LIÊM HUYỆN VĨNH CỬU
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn
Th.S. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CÁM ƠN
Đề tài được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành cám ơn đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày
hôm nay.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Nông Lâm Kết Hợp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và nghiên cứu.
Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.
Cô Nguyễn Thị Lan Phương đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Chú Vũ Đình Khiêm (trưởng ấp), chú Nguyễn Thành Liễu (phó hội nông
dân), anh Lê Xuân Thanh (bí thư xã) và toàn bộ người dân trong ấp 3 đã giúp
đỡ nhiệt tình tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tại ấp.
UBND xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cữu, tĩnh Lâm Đồng đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để
tôi hoàn thành đề tài này.

ii



TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu một số mô hình canh tác NLKH ở ấp 3 xã Hiếu Liêm huyện
Vĩnh Cữu tĩnh Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 15/4/2011 đến 15/7/2011.
Khóa luận tìm hiểu các hệ thống NLKH điển hình tại địa phương, phân tích ưu
nhược điểm của từng mô hình, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
các mô hình canh tác và đề xuất một số các giải pháp cải thiện các biện pháp canh
tác lạc hậu trong hệ thống NLKH tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của
người dân ở ấp 3. Tại địa phương có 9 phương thức sử dụng đất chủ yếu sau:
a) Điều + tiêu + cây ăn trái + chăn nuôi
b) Điều + cây ăn trái + chăn nuôi
c) Tiêu + cây ăn trái + chăn nuôi
d) Cây ăn trái + chăn nuôi
e) Điều + khoai mì
f) Điều + cây gỗ/cây ăn trái
g) Keo lá tràm + khoai mì
h) Keo lá tràm + cây gỗ
i) Điều /keo lá tràm + mía
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các mô hình canh tác NLKH bao gồm
các yếu tố bên ngoài và bên trong nông hộ: Dòng thị trường và nhu cầu xã hội về
các sản phẩm của mô hình, sự ổn định giá cả và hiệu quả về kinh tế, diện tích đất
canh tác, khoảng cách từ nhà đến diện tích đất canh tác, thời tiết và dịch bệnh;
vốn và khả năng tiếp cận đến các chương trình tính dụng của người dân, kiến
thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác, trình độ học vấn của chủ hộ/ người có vai
trò quyết định mô hình, quyền sử dụng đất của người dân, dân di cư và tập quán
sản xuất.

iii



Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và pháp triển các mô hình kể trên.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA

i

LỜI CÁM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

x

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu

2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1. Lược sử hình thành và phát triển NLKH trên thế giới và Việt Nam

3

2.1.1. Trên thế giới

3


2.1.2. Tại Việt Nam

3

2.2. Một số khái niệm về NLKH

4

2.3. Lợi ích của các hệ thống NLKH

7

2.4. Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam:

7

Chương 3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

11

3.1. Nội dung nghiên cứu:

11

3.2. Phương pháp nghiên cứu

11

3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp


11

3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

12

3.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu:

12

3.3.1. Điều kiện tự nhiên:

12

3.3.1.1. Vị trí địa lý

12

3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên

13

3.3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

16

U

v



3.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động

16

3.3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

18

3.3.2.3. Đời sống dân cư :

20

3.3.2.4. Cơ sở hạ tầng:

21

3.3.2.5. Tình hình quản lý và sử dụng đất :

21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) tại địa phương :

22

4.1.1.Các mô hình sử dụng đất cơ bản trong hệ thống NLKH (mô hình NLKH): 22

4.1.1.1. Điều +tiêu+CAT+CN:

23

4.1.1.2. Điều+CAT+CN:

25

4.1.1.3. Tiêu+CAT+CN:

26

4.1.1.4. Cây ăn trái + chăn nuôi:

27

4.1.1.5. Điều + khoai mì:

28

4.1.1.6. Điều + cây gỗ/ CAT:

29

4.1.1.7. Tràm + khoai mì:

30

4.1.1.8. Tràm +cây gỗ:


31

4.1.1.9. Mía +cây gỗ:

32

4.1.2. Ưu nhược điểm của các hình thức sử dụng đất trong các mô hình NLKH: 36
4.1.2.1. Mô hình Điều + Tiêu +CAT +CN :

37

4.1.2.2. Mô hình Điều+CAT + CN :

37

4.1.2.3. Mô hình Tiêu +CAT + CN:

38

4.1.2.4. Mô hình CAT + CN:

38

4.1.2.5. Mô hình Điều + khoai mì:

39

4.1.2.6. Mô hình Điều + cây gỗ/ CAT:

39


4.1.2.7. Mô hình Tràm + khoai mì :

40

4.1.2.8. Mô hình Tràm + cây gỗ:

40

4.1.2.9. Mô hình Mía + cây gỗ:

41

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình canh tác NLKH :

41

4.2.1. Các yếu tố bên ngoài nông hộ :

41

vi


4.2.1.1. Dòng thị trường và nhu cầu xã hội về các sản phẩm trong mô hình:

41

4.2.1.2. Sự ổn định giá cả và hiệu quả kinh tế:


42

4.2.1.3. Diện tích đất canh tác :

43

4.2.1.4. Khoảng cách từ nhà đến diện tích đất canh tác :

44

4.2.1.5.Thời tiết và dịch bệnh:

44

4.2.2. Các yếu tố bên trong nông hộ:

45

4.2.2.1.Vốn và tiếp cận tới các chương trình tính dụng của người dân:

45

4.2.2.2.Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác của người dân:

47

4.2.2.3.Trình độ học vấn của chủ hộ/người có vai trò quyết định mô hình:

48


4.2.2.4. Quyền sử dụng đất của người dân:

49

4.2.2.5. Dân di cư và tập quán sản suất của người dân:

49

4.3. Những hạn chế của các biện pháp canh tác trong các hệ thống NLKH tại địa
phương và một số biện pháp để cải thiện chúng :

50

4.3.1. Những hạn chế của các biện pháp canh tác trong các hệ thống NLKH tại địa
phương :

50

4.3.2. Một số giải pháp để cải thiện các biện pháp canh tác lạc hậu trong hệ thống
NLKH tại địa phương :

51

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54


5.1.1. Các hệ thống NLKH tại địa phương

54

5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình canh tác NLKH

55

5.2 Kiến nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

59

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Tình trạng cư trú trên địa bàn xã Hiếu Liêm ...........................................16

Bảng 3.2: Thành phần dân tộc thiểu số tại xã Hiếu Liêm ........................................17
Bảng 3.3: Tình trạng cư trú theo ấp trên địa bàn xã Hiếu Liêm...............................17
Bảng 3.4: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2010 ............................................19
Bảng 4.1: Các mô hình canh tác NLKH trong ấp ....................................................22
Bảng 4.4: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và diện tích đất canh tác ....................43
Bảng 4.5: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và khoảng cách từ nhà đến diện tích đất
canh tác......................................................................................................................44
Bảng 4.6: Khả năng về vốn và tiếp cận tới các chương trình tín dụng của người dân
...................................................................................................................................45
Bảng 4.7: Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của người dân ..................................47
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của chủ hộ/người quyết định mô hình.........................48

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã

13

Hình 4.1: Mô hình điều + tiêu + cây ăn trái (mít, chuối, xoài) + cỏ..........................24
Hình 4.2: Mô hình điều + cây ăn trái (mít,chuối,..) + cỏ ...........................................26
Hình 4.3: Mô hình tiêu + cây ăn trái (chuối, mít, xoài,…) + cỏ ................................27
Hình 4.4: Mô hình cây ăn trái (chuối, cam, xoài, mít,..) + cỏ....................................28
Hình 4.5: Mô hình điều + khoai mì............................................................................29
Hình 4.6: Mô hình điều + cây gỗ/cây ăn trái .............................................................30

Hình 4.7: Mô hình keo lá tràm + khoai mì ................................................................31
Hình 4.8: Keo lá tràm + cây gỗ..................................................................................32
Hình 4.9: Mô hình mía + cây gỗ ................................................................................33
Hình 4.10: Mô hình tre + cây ăn trái..........................................................................34
Hình 4.11: Tiêu + cà phê + cây ăn trái + cỏ...............................................................35
Hình 4.11: Mô hình chuyên canh cam, quýt..............................................................36

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH

Nông Lâm Kết Hợp

VAC

Vườn – Ao - Chuồng

RVAC

Rừng – Vườn – Ao – Chuồng

SALT

Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc

PCARRD

Tổ chức nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế


ICRAF

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp thế giới (International

Centre for Rearch in Agroforestry)
FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture

Organization)
IIRR

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Praticipatory Rural

Appraisal)
SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
(Strength - Weakness - Opportunity – Threat)

BTTN & DT

Bảo tồn thiên nhiên và di tích

CAT


Cây ăn trái

CN

Chăn nuôi

CBA

Cost Benefit Analysis

KBT

Khu bảo tồn

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác Nông Lâm
Kết Hợp (NLKH) đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu đời và được phát triển mạnh mẽ
vào năm 1960, song song với các phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn –
Ao – Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển khá mạnh mẽ và
lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh
thái cụ thể. Chính vì thế mà nó đã chứng minh được lợi ích của một hệ thống NLKH
không chỉ đơn thuần là tăng được thu nhập cho người dân và cung cấp nguồn lương
thực, thực phẩm cho các nông hộ, tạo ra công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa
phương mà còn góp phần cải tạo được cảnh quan cũng như môi trường xung quanh.

Đặc biệt là cây lâu năm trong hệ thống NLKH có chức năng phòng hộ, ngăn chặn
xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước, có chức năng chắn gió và làm hàng rào sống.
Chính sự tồn tại lâu đời cộng với sự di dân từ đồng bằng lên vùng cao đã tạo
ra sự phong phú, đa dạng trong các hệ thống NLKH. Mỗi hệ thống có những ưu
nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau. Bên cạnh những hiệu quả và lợi ích
của các hệ thống NLKH, một thực trạng đã được chỉ ra và phân tích bởi một số nhà
nghiên cứu là: trong khi các hệ thống hoạt động khá hiệu quả, là kế sinh nhai của
của nông dân từ nhiều năm nay thì phần lớn các mô hình NLKH mới du nhập trong
những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả, độ bền vững, tính
công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương.
Hiếu Liêm là một xã nằm về phía Tây Bắc của huyện Vĩnh Cửu được thành
lập theo Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 13/05/2003 của Chính phủ thuộc lâm phần
của lâm trường Hiếu Liêm trước đây, hiện trạng sử dụng đất của xã chủ yếu là cho
mục tiêu bảo tồn lâm sinh và bảo vệ môi trường. Căn cứ vào mục tiêu bảo tồn, đồng

1


thời ổn định sản xuất và đời sống dân cư của người dân địa phương, UBND tỉnh
Đồng Nai đã xây dựng phương án di dời, tổ chức lại sản xuất cho người dân.
Riêng về ấp 3, là trung tâm của xã, có 451 hộ dân đang sinh sống với 2021
nhân khẩu, với hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là canh tác nông nghiệp và chăn nuôi.
Rất nhiều các mô hình canh tác NLKH đã được người dân trong ấp áp dụng đã đem
lại lợi nhuận đáng kể cho người dân vừa đáp ứng được nhu cầu canh tác nông
nghiệp của người dân, vừa đối phó với những biến đổi không thể báo trước được
của thị trường cũng như những thay đổi thất thường của điều kiện thời tiết. Tuy
nhiên, quyền sử dụng đất ở đây là do UBND xã Hiếu Liêm quản lý; Khu vực sản
xuất của ấp 3 cũng là nơi sẽ tiếp nhận và bố trí sản xuất cho những hộ di dời ra từ
vùng lõi. Như vậy, diện tích sản xuất của mỗi hộ tại chổ sẽ giảm, dẫn đến lợi nhuận
cũng giảm theo. Việc nghiên cứu lại mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện mới là

cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường,
đặc biệt đây là khu vực nằm sát đập thủy điện Trị An.
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn NLKH
và LNXH cùng với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lan Phương, tôi thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu một số mô hình canh tác NLKH ở ấp 3 xã Hiếu Liêm- huyện Vĩnh
Cửu- tỉnh Đồng Nai”
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
1. Nghiên cứu các hệ thống NLKH tại địa điểm nghiên cứu.
2. Đề xuất một số các biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác lạc hậu
trong các hệ thống NLKH của người dân tại địa phương để tăng thêm thu nhập và
tăng cường tác dụng phòng hộ cho những cánh rừng đầu nguồn của đập thủy điện
Trị An.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lược sử hình thành và phát triển NLKH trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Trên thế giới
Một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới là hình
thức canh tác cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp trên cùng một diện tích đất.
Cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là “chặt và đốt”
rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu
hoạch nông nghiệp (Theo King, 1987). Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần
Lan cho đến cuối thế kỷ 19, và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm
1920. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, châu Phi và khu vực
nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục
đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác
như: gỗ, củi, đồ gia dụng, …

Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của NLKH:
1.

Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn.

2.

Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường.

3.

Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác

tổng hợp và hệ thống kỹ thuật truyền thống.
4.

Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu NLKH (ICRAF).

5.

Sự hình thành những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và phát triển.

6.

Sự hòa nhập của NLKH vào chương trình đào tạo nông nghiệp, lâm

nghiệp và phát triển nông thôn.
2.1.2. Tại Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác NLKH đã
có ở Việt Nam từ lâu đời như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của


3


đồng bào dân tộc thiểu số, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên
khắp cả nước,…
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn – Ao – Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh
thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn
đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống Rừng ngập
mặn – Nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở vùng duyên hải các tỉnh
miền Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ quốc tế cũng giới thiệu các mô
hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền
núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức
NLKH ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước. Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới, chương trình
327, chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH tại
Việt Nam.
2.2. Một số khái niệm về NLKH
NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững, làm tăng sức sản xuất tổng thể
của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất, và áp dụng
các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa
phương (Theo Bene và các cộng sự, 1977).
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất thích
hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa
phương (Theo tổ chức PCARRD, 1979).

NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kỹ thuật. Trong đó
các cây thân gỗ lâu năm (cây bụi, cọ, tre, cây ăn quả, cây công nghiệp,…) được
trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với cây thân thảo

4


và/hay với vật nuôi được kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo không gian hay
thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt
sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Theo định nghĩa của Lundgren
và Raintree, 1983).
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình
thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực
vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong
những tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Theo Nair, 1987).
NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố
sinh thái làm chính. Qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và bảo vệ hệ
sinh thái Nông nghiệp để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích
kinh tế - xã hội – sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
(Theo ICRAF 1997).
Từ những khái niệm đã nêu có thể thấy theo thời gian các khái niệm về
NLKH ngày càng có sự thay đổi. Mỗi một tác giả hay một tổ chức đều có cách nhìn
nhận khác nhau và theo hướng bổ sung thêm so với những khái niệm trước đó.
Trong khái niệm của Bene và các cộng sự năm 1977 thì mục đích của việc quản lý
đất bền vững là làm tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai trên cùng một diện tích
đất và các kỹ thuật canh tác phải tương ứng với điều kiện của dân cư tại địa phương.
Tuy nhiên, trong khái niệm này vẫn chưa phân biệt rõ ràng các thành phần trong hệ
thống vì cây rừng cũng là cây lâu năm nhưng lại bị tách biệt thành một thành phần
riêng. Đến năm 1979, tổ chức PCARRD bổ sung thêm thành phần quan trọng của

NLKH, đó là đem lại các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư.
Nhưng trong khái niệm này lại nhấn mạnh các sản phẩm của rừng là thành phần
không thể thiếu trong hệ thống, như vậy thật khó để hệ thống phát triển trong các
cộng đồng dân cư. Vì không phải nơi nào cũng có thể trồng rừng (đồng bằng, khu
dân cư) và không phải hộ gia đình nào cũng có thể có đủ điều kiện trồng rừng vì chi
phí ban đầu để trồng rừng là rất cao mà chu kỳ khai thác lại lâu. Đến năm 1983

5


Lundgren và Raintree đã phát triển thêm cho khái niệm NLKH. Ông cho rằng
NLKH không nhất thiết phải có cây rừng mà chỉ cần có thành phần cây thân gỗ lâu
năm là được và chú trọng đưa kỹ thuật vào trong hệ thống sử dụng đất nhưng trong
khái niệm ông chỉ quan tâm đến sự tác động tương hỗ qua lại về mặt sinh thái và
kinh tế giữa các thành phần mà không quan tâm đến yếu tố xã hội. Đến năm 1987,
trong khái niệm Nair đã quan tâm đến yếu tố xã hội, chú trọng phát triển trên các
vùng đất khó khăn, điều kiện kỹ thuật thấp và gia tăng sức sản xuất tổng thể của các
thành phần trên một đơn vị diện tích đất mà không quan tâm đến yếu tố đầu ra của
các thành phần. Đến năm 1997 ICRAF đã phát triển hoàn thiện cho khái niệm
NLKH.
Qua các khái niệm NLKH đã được trình bày thì hệ thống NLKH có những
đặc điểm chính sau:
- Hệ thống NLKH bao gồm hai hoặc nhiều hơn những loài cây (con) nhưng ít
nhất một trong chúng phải là cây thân gỗ sống lâu năm.
- Hệ thống NLKH luôn có hai hay nhiều hơn sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ sản xuất của một hệ thống NLKH luôn dài hơn 1 năm.
- Hệ thống NLKH luôn phức tạp hơn một hệ thống độc canh cả về phương
diện kinh tế và sinh thái học.
- Giữa các thành phần cây thân gỗ và các thành phần khác luôn có mối quan
hệ sinh thái và kinh tế.

- Sự phối hợp giữa sản xuất nhiều loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn
tài nguyên cơ bản của hệ thống.
- Chú trọng sử dụng các loài cây bản địa, cây đa mục đích.
- Là hệ thống thích hợp cho điều kiện dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp.
- NLKH quan tâm nhiều hơn đến các giá trị về dân sinh, xã hội.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú và hiệu quả hơn so với canh
tác độc canh.

6


2.3. Lợi ích của các hệ thống NLKH
Lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng:
-

Cung cấp lương thực, thực phẩm.

-

Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Gỗ, củi, nhựa cây, dược liệu,…

- Tạo việc làm liên tục, thu nhập liên tục.
- Tăng thu nhập cho nông hộ.
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực.
Bảo tồn tài nguyên và môi trường:
- NLKH bảo tồn được đất và nước: Giảm dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn,
cải thiện lý hóa tính đất.
- Thực hiện NLKH giảm phá rừng để lấy đất.
- Tăng tính đa dạng sinh học: Bảo tồn nguồn gen như việc sưu tầm các loại
cây cảnh, dược liệu,… về trồng trong vườn, góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính: Hấp thu C trong khí CO2 tạo hiệu
ứng nhà kính để tạo nên sinh khối của cây.
2.4. Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam:
Kiểu canh tác NLKH đã có mặt ở trên thế giới và Việt Nam từ rất lâu, cùng
với sự phát triển ngày càng tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với kiến thức bản
địa của người dân đã tạo nên sự phong phú về các cây trồng cũng như vật nuôi trong
các hệ thống canh tác của người dân, chính vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu xung
quanh các mô hình NLKH như:
Mô phỏng 7 mô hình NLKH đã ở dạng thức cảnh quan của các công tác viên
trong mạng lưới NLKH trong đó phải kể đến nghiên cứu: “Mô tả NLKH vườn- aochuồng tại ấp Bình đức, xã Bình Nhâm huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” của
Th.s Đặng Hải Phương khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Nghiên cứu đã mô tả các thành phần trong hệ thống NLKH và kỹ thuật trồng chăm
sóc của chủ hộ, các kiểu tương tác giữa các thành phần trong hệ thống, rồi đi đánh
giá hiệu quả kinh tế của mô hình theo phương pháp CBA. Từ đó nhận thấy rằng mô

7


hình NLKH này đang đứng trước thử thách rất lớn là nguồn nước bị ô nhiễm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng.
“Trồng thâm canh cây gỗ lớn trong các mô hình NLKH” của Phạm Quang
Vinh Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Sau nghiên cứu tác giả đã đưa ra những biện
pháp kỹ thuật chung trồng thâm canh các cây gỗ lớn trong các mô hình NLKH và 23
loài cây gỗ lớn có triển vọng trồng trong các mô hình NLKH như lim xanh, sến mật,
lát hoa, lát Mêhicô,…
Nghiên cứu “Một số mô hình NLKH và đề xuất hướng nhân rộng tại huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” của Trần Mai Sen – Khóa Sau đại học, Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam, thành viên Mạng lưới SURDM. Kết quả nghiên cứu thấy
rằng mô hình quế xen lúa nương, mô hình khoai mỡ xen ngô được nhiều hộ gia đình
lựa chọn và có thể được áp dụng rộng rãi hơn, và đem lại hiệu quả kinh tế tương đối

cao 3.473.950 đ/năm/ha. Ngoài ra, mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng là một
mô hình đem lại giá trị cao, người dân không thu được nhiều từ mô hình này, nhưng
họ lại được cung cấp một khoản rất lớn về sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của
họ. Các mô hình NLKH tại địa điểm nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở có sự
tham gia tự nguyện của người dân địa phương cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và một
phần tài chính từ các chương trình dự án. Mặc dù mô hình đã xây dựng thành công,
có hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng chưa được phát triển, nhân rộng.
Nghiên cứu “Tổng quan NLKH và thị trường NLKH ở miền núi việt Nam”
đã nhận thấy rằng sản phẩm từ mô hình NLKH đem lại rất đa dạng và phong phú
như các sản phẩm về gỗ, sản phẩm phi gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi,
các sản phẩm lương thực và thực phẩm. Bên cạnh đó nhận thấy được một số tồn tại
trong phát triển hệ thống NLKH tại Việt Nam: thứ nhất về chính sách thì thiếu đồng
bộ và cụ thể để khuyến khích phát triển hệ thống NLKH, mà hầu hết các chính sách
hiện nay được lồng ghép thông qua các chính sách như chính sách đất đai, chính
sách phát triển rừng, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình xóa
đói giảm nghèo... Chính sách ruộng đất của Việt Nam thực sự chưa hoàn toàn phù
hợp để khuyến khích phát triển canh tác NLKH. Thứ hai về thị trường của các sản

8


phẩm trong hệ thống NLKH miền núi chưa có thị trường, từ trước đến giờ bà con
miền núi chỉ là sản xuất tự cung tự cấp, họ chỉ bán những thứ đó khi cần tiền chữa
bệnh, khi cần mua sắm quần áo, sách vở cho con, khi có người nhà ốm đau hay cưới
xin, tang lễ…
Cũng có nhiều luận văn của sinh viên trường đại học nghiên cứu về NLKH
như “Các kiểu vườn hộ tại xã Phong Phú – huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận”
của sinh viên Bích Nguyễn Quốc Dương - trường Đại Học Nông Lâm tp HCM. Kết
thúc khóa luận tác giả kết luận xã Phong Phú là một xã vùng cao của Huyện Tuy
Phong có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, diện tích đất đai lớn, khí hậu thuỷ

văn thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. Xã có hệ
thống cây trồng - vật nuôi phong phú, tạo ra sự đa dạng các kiểu phối hợp giữa cây
lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa màu, chăn nuôi. Qua thời gian điều tra đưa ra 7 kiểu hệ
thống canh tác đặc trưng tại xã, các kiểu canh tác vườn hộ tại xã Phong Phú đã có
các vườn hộ canh tác theo hệ thống NLKH nên mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp
người dân ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như chưa áp
dụng nhiều kỹ thuật canh tác có khoa học vào hệ thống mà đa số là sử dụng kinh
nghiệm đúc kết từ bản thân, chưa khắc phục triệt để tình hình sâu bệnh hại, thị
trường giá cả cây ăn quả và cây hoa màu còn bấp bênh.
“Tìm hiểu sự đa dạng cây trồng trong vườn hộ của thôn Xuân Yên, xã Bình
Hiệp - Bình Sơn - Quảng Ngãi” của sinh viên Võ Đình Thơm - trường đại học
Nông Lâm tp HCM. Tác giả đã kết luận hiện trạng vườn hộ ở thôn Xuân Yên phần
lớn là vườn tạp (chiếm 24% tổng số vườn hộ được điều tra), các loài cây không
đồng nhất về mật độ, được trồng phân tán ở trong vườn. Diện tích đất vườn của mỗi
hộ là không lớn (trung bình là 0,45 ha/ hộ). Các khu vườn nằm ở gần chân núi nên
không được bằng phẳng và có độ dốc (khoảng từ 50 – 150). Khó khăn cho việc sản
xuất. Các loài cây ăn quả được người dân trong thôn trồng nhiều nhất là: đu đủ, mít,
chuối, xoài, ổi, những loài cây ăn quả này chủ yếu là giống địa phương, có năng suất
và chất lượng quả thấp. Có 4 loại cây trồng chính ở địa phương được trồng trong
vườn hộ đó là: Đậu phộng, sắn, mía và điều. Cây lâm nghiệp được trồng thuần loài,

9


với diện tích không nhiều (hộ trồng nhiều nhất là 1,5 ha) với 13 loài. Số lượng loài
cây làm thực phẩm và gia vị được người dân trong thôn trồng và sử dụng tương đối
phong phú (19 loài). Ngoài ra còn có cây làm cảnh và cây làm thuốc cũng được
trồng trong vườn với nhiều loài khác nhau (7 loài cây làm cảnh và 8 loài làm thuốc).
Bên cạnh đó cũng thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới sự đa dạng loài cây của vườn
hộ đó là các biến cố lịch sử của thôn phần nào đã tác động và ảnh hưởng đến sự đa

dạng cây trồng của người dân, cho thấy có xu hướng thay đổi cây trồng theo thời
gian, ngoài ra còn các yếu tố về kinh tế , văn hóa - xã hội và tài nguyên – môi
trường.

10


Chương 3
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu:
• Nghiên cứu các hệ thống NLKH tại địa điểm nghiên cứu:
- Mô tả các hệ thống NLKH tại địa điểm nghiên cứu:
+ Xác định tên các hệ thống canh tác NLKH tại ấp 3
+ Sơ lược về lịch sử hình thành mô hình NLKH
+ Phân tích các thành phần trong hệ thống và tác động qua lại giữa chúng
+Tìm hiểu sơ lược về kỹ thuật canh tác và cơ cấu bố trí cây trồng trong hệ
thống.
- Ưu nhược điểm của từng hệ thống.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình canh tác
NLKH bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong nông hộ.
• Đề xuất một số các biện pháp cải thiện các kỹ thuật canh tác lạc hậu trong
các hệ thống NLKH của người dân tại địa phương để tăng thêm thu nhập và tăng
cường tác dụng phòng hộ hỗ trợ cho những cánh rừng đầu nguồn của đập thủy điện
Trị An. Đồng thời đề xuất các mô hình canh tác phù hợp với các đặc điểm tự nhiên,
kinh tế, xã hội của địa phương.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các phòng ban của UBND xã gồm: điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội, bản đồ hành chính, tình hình sử dụng đất đai của xã.

- Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình phát triển của xã trong những
năm gần đây.

11


3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sử dụng câu hỏi mở phỏng vấn các cán bộ xã, trưởng thôn,
người đưa tin then chốt để lấy thông tin mang tính bao quát chung.
- Giai đoạn 2: Sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở với bảng câu hỏi trong
phiếu phỏng vấn để phỏng vấn người dân.
Sử dụng các công cụ khác trong bộ PRA như: đi lát cắt, lịch thời vụ,
phân tích SWOT….
- Đi lát cắt: Dựa vào bản đồ sử dụng đất của xã xác định tuyến đường đi, kết
hợp với phỏng vấn để thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất của người dân, kỹ
thuật canh tác, diện tích đất…
- Vẽ sơ đồ tài nguyên: phỏng vấn cán bộ xã hoặc ấp, người dân kết hợp với
quan sát thực địa
- Lịch thời vụ: phỏng vấn người dân để thu thập số liệu về chế độ mưa, nắng,
mùa vụ,…có phù hợp với kỹ thuật, cách thức canh tác của người dân tại địa phương
đó hay không.
- SWOT: phỏng vấn người dân để tìm ra các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách
thức của các hình thức canh tác NLKH.
Qua thu thập số liệu, sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu và
đưa ra kết luận.
3.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu:
3.3.1. Điều kiện tự nhiên:
3.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hiếu Liêm nằm về phía Bắc huyện Vĩnh Cửu, diện tích tự nhiên là 209,46

km2, chiếm 19,2% diện tích tự nhiên của huyện, dân số 5.019 người (chiếm 3,9%
dân số của huyện), mật độ dân số trên tổng diện tích thấp, khoảng 20 người/km2 (so
với mật độ chung của huyện là 100,28 người/km2).

12


Vị trí địa lý được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp: Tỉnh
Bình Phước
- Phía Đông giáp: Xã
Mã Đà
- Phía Nam giáp: Thị
trấn Vĩnh An
và xã Trị An.
-

Phía Tây giáp: tỉnh
Bình Dương.

Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã
3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm địa chất
Căn cứ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ địa chất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ
1/100.000 và kết quả khảo sát thực địa vào tháng 6-7/2002 của Trung tâm Kỹ thuật
Địa chính – Nhà đất tỉnh Đồng Nai, đã phát hiện các dạng địa hình và mẫu chất
chính có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau:
- Đá Granit : Đất hình thành trên đá granit có thành phần cơ giới nhẹ, thoát
nước nhanh, pha ít sét màu vàng cam. Tầng đất thường mỏng đến rất mỏng, nhiều

nơi lộ hoàn toàn đá gốc và đá lộ đầu thành cụm.
Đá granit hình thành ra 3 nhóm đất là đất đỏ vàng, đất xám (Acrisols) và đất
xói mòn trơ sỏi (Leptosols), trong đó nhóm đất xám là chủ yếu, với đặc tính rửa trôi,
hoạt tính thấp và thành phần cơ giới cát là chủ yếu.

13


- Đá phiến sét: Đất trên đá phiến sét có diện tích rất nhỏ, thường có màu
vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng
khá. Tuy nhiên, các đất trên đá phiến sét thường có tầng mỏng, nhiều nơi đất hoàn
toàn trơ đá hoặc đá non mục nát trơ trên mặt đất.
- Đá Bazan: Hình thành đất nâu đỏ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp và có cấu trúc viên
hạt, độ phì nhiêu cao. Gồm nhóm đỏ vàng (Ferralsols) và nhóm đất đen (Luvisols).
- Mẫu chất phù sa cổ: Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành
phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm
cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp, Nên phần lớn đất
hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám (Acrisols).
- Trầm tích Holocen (Phù sa sông suối): Phù sa thường có màu nâu sẫm đến
nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục làm thành các giải hẹp dọc ven sông Đồng
Nai, hình thành trên trầm tích này là nhóm đất phù sa (Fluvisols).
Tóm lại, đất đai của xã Hiếu Liêm nói chung và của ấp 3 nói riêng phần lớn
đều có tầng canh tác mỏng, nhiều sỏi đá, dinh dưỡng kém.
b. Đặc điểm địa hình
Xã Hiếu Liêm nằm trong vùng đồi thấp, bán bình nguyên, địa hình phổ biến
có dạng lượn sóng bị chia cắt nhẹ, thấp dần từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, độ dốc
không quá 150, trung bình 8-100, có các dạng địa hình sau:
- Dạng địa hình thấp trũng bị ngập nước: chủ yếu là lòng hồ và sông suối.
- Dạng địa hình thấp: phân bố ven sông Bé, thường bị ngập cục bộ vào mùa mưa.
- Dạng địa hình bằng lượn sóng: phân bố tập trung ở khu vực khu dân cư nhà

máy điện Trị An và cặp bờ phía Nam hồ.
- Dạng địa hình đồi thoải: phân bố tập trung phía bắc đường Hai Búa và phía
Nam đường suối Rộp.
Địa hình đa dạng dẫn đến nhiều mô hình được người dân áp dụng phù hợp
với lập địa của từng vùng.

14


×