Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đánh giá hiệu quả của một số mô hình nông lâm kết hợp tại tỉnh Bolikhamxay nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP





BOUNCHOM BOUATHONG


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI TỈNH BOLIKHAMXAY
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO





LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP













Hà Nội, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP



BOUNCHOM BOUATHONG


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI TỈNH BOLIKHAMXAY
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn
2. TS. Đỗ Anh Tuân









Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác và không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các hình, bảng biểu
không ghi nguồn gốc là của tác giả.


Tác giả



Bounchom BOUATHONG

















ii

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án Tiến sĩ, tác giả đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, đặc
biệt là sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn, TS. Đỗ
Anh Tuân, các thầy cô giáo Bộ môn Lâm sinh và Bộ môn Nông lâm kết hợp trường
Đại học Lâm nghiệp. Tác giả còn nhận được sự giúp đỡ của cán bộ lãnh đạo hai
huyện Khămkợt và Bolikhăn, tỉnh Bolikhăm xay nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào, lãnh đạo các cụm bản và tất cả người dân trong vùng nghiên cứu đã góp phần
và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập và đánh giá số liệu. Tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc về những giúp đỡ quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở nông lâm nghiệp tỉnh Boli
khămxay. Cảm ơn các bạn đồng nghiệp Lào và Việt Nam đã chia sẻ và đóng góp
những ý kiến quý báu trong quá trình thu thập và xử lý số liệu để hoàn thành luận
án này.
Đặc biệt xin cảm ơn gia đình, những người thân đã động viên giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu.

Hà Nội, năm 2015

Tác giả



Bounchom BOUATHONG







iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nghĩa viết tắt
CHDCND Lào Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
NLKH Nông lâm kết hợp
ICRAF International Center for Research in Agroforestry
VAC Mô hình Vườn - Ao - Chuồng
SALT Sloping Agricultural Land-use Technologies
FAO Tổ chức nông lương thế giới
IIRR International Institute for Rural Reconstruction
KHKT Khoa học kỹ thuật
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
SEANAFE Southeast Asia Network for Agroforestry Education
R - O Trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật
R-VAC Mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chăn nuôi
PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
CBA Cost Benefit Analysis

NDCM Lào Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
PTCT Phương thức canh tác
UBND Ủy ban nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
PTD Participartory Technology Development
HTCT Hệ thống canh tác
MH Mô hình
NPV Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net Present Value)
CPV Giá trị hiên tại của chi phí (Cost Present Value)
BPV Giá trị hiện tại của thu nhập (Benefit Present Value)
IRR Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ (Internal Rate of Return)
BCR Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (Benefit to Cost Ratio)
Ect hiệu quả tổng hợp của mô hình nghiên cứu
R-V-C-Rg Mô hình Rừng - Vườn - Chăn nuôi - Ruộng
V-C-Rg Mô hình Rừng - Chăn nuôi - Ruộng
R-V-Rg Mô hình Rừng - Vườn - Ruộng
R-C-Rg Mô hình Rừng - Chăn nuôi - Ruộng
C-Rg Mô hình Chăn nuôi - Ruộng
V-Rg Mô hình Vườn - Ruộng
R-Rg Mô hình Rừng - Ruộng


iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: 3
2.2. Mục tiêu cụ thể: 3
3. Những đóng góp mới của luận án 3
3.1. Về phương diện lý luận: 3
3.2. Về phương diện thực tiễn: 3
4. Kết cấu của luận án 4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Trên thế giới 5
1.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển NLKH 5
1.1.2. Phân loại các hệ thống NLKH 8
1.1.3. Đánh giá hiệu quả của NLKH 10
1.2. Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 12
1.2.1. Lịch sử và xu hướng phát triển NLKH ở Việt Nam 12
1.2.2. Phân loại NLKH ở Việt Nam 15
1.2.3. Đánh giá hiệu quả của NLKH ở Việt Nam 17
1.3. Nông lâm kết hợp ở nước CHDCND Lào 19
1.3.1. Lược sử hình thành và phát triển NLKH ở Lào 19


v
1.3.2. Quá trình hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển NLKH ở
nước CHDCNH Lào. 20
1.4. Một số nhận xét và bình luận 22
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU 23

2.1. Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1. Vị trí địa lý 23
2.1.2. Đặc điểm địa hình 24
2.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu 25
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 26
2.1.5. Đặc điểm hệ thực vật, động vật 27
2.2. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội 27
2.2.1. Kết cấu hạ tầng 27
2.2.2. Văn hóa - Giáo dục và Y tế 28
2.2.3. Đặc điểm dân số và lao động 29
2.2.4. Tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp 29
2.3. Một số đặc điểm cơ bản của huyện Bolikhan 30
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 31
2.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 31
2.4. Một số đặc điểm cơ bản của huyện Khămkợt 32
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 33
2.5. Một số cây trồng vật nuôi chính trong NLKH 34
2.5.1. Cây trồng 34
2.5.2. Vật nuôi 35
2.6. Một số nhận xét 37
2.6.1. Thuận lợi 37
2.6.2. Khó khăn 38


vi
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 40
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 40
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 40
3.2. Nội dung nghiên cứu 40
3.2.1. Đánh giá thực trạng và phân loại các mô hình NLKH tại khu vực
nghiên cứu. 40
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình NLKH được lựa chọn 41
3.2.3. Phân tích thị trường sản phẩm NLKH chủ yếu 41
3.2.4. Đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình NLKH có hiệu
quả: 41
3.3. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu 41
3.3.1. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu 41
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1. Đánh giá thực trạng và phân loại các mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu 53
4.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất NLKH 53
4.1.2. Phân loại các mô hình NLKH 55
4.1.3. Lựa chọn các mô hình NLKH điển hình. 60
4.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình được lựa chọn tại huyện Bolikhan 66
4.2.1. Mô hình rừng - vườn - chăn nuôi - ruộng (R-V-C-Rg) 66
4.2.2. Mô hình Vườn-Chăn nuôi-Ruộng (V-C-Rg) 73
4.2.3. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH tại huyện Bolikhan 79
4.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH huyện Khamkot 80
4.3.1. Mô hình Rừng-Vườn-Chăn nuôi-Ruộng (R-V-C-Rg) 80
4.3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình Vườn-Chăn nuôi- Ruộng (V-C-Rg) tại huyện
Khamkot 87


vii
4.3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình Rừng-Vườn-Ruộng (R-V-Rg) tại huyện
Khamkot 94
4.4. Phân tích thị trường sản phẩm NLKH chủ yếu 101

4.4.1. Chuỗi hành trình các sản phẩm cây nông nghiệp 101
4.4.2. Chuỗi giá trị gia tăng các sản phẩm lâm nghiệp 107
4.4.3. Những thuận lợi và thách thức của thị trường các sản phẩm canh tác
NLKH 112
4.5. Đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình NLKH có hiệu quả
cao 114
4.5.1. Những giải pháp về kỹ thuật 114
4.5.2. Những giải pháp về thị trường 115
4.5.3. Những giải pháp về thể chế chính sách 115
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 117
1. Kết luận 117
2. Tồn tại 118
3. Kiến nghị 119
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Diện tích các loại rừng tại tỉnh 30
2.2 Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bolikhan 31
2.3 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Khamkot 33
3.1 Tổng số hộ điều tra tại các cụm bản của hai huyện Bolikhan và Khamkot 43
4.1 Tổng hợp mô hình canh tác tại các bản của huyện Bolikhan 57
4.2 Tổng hợp mô hình canh tác tại các bản của huyện Khamkot 59
4.3
Kết quả đánh giá tính phổ biến của các mô hình NLKH tại hai huyện
Bolikhan và Khamkot

61
4.4 Phân tích lựa chọn các mô hình NLKH tại huyện Boilikhan 62
4.5 Phân tích lựa chọn các mô hình NLKH tại huyện Khamkot 63
4.6 Đặc điểm những mô hình được lựa chọn 64
4.7 Các thành phần chính trong cấu trúc mô hình được lựa chọn 65
4.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 66
4.9 Hiệu quả kinh tế cây dài ngày trong mô hình R-V-C-Rg 67
4.10

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi mô hình R-V-C-Rg 68
4.11

Hiệu quả kinh tế thành phần mô hình R-V-C-Rg 69
4.12

Hiệu quả xã hội trong canh tác cây dài ngày mô hình R-V-C-Rg 71
4.13

Hiệu quả xã hội trong canh tác cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 71
4.14

Đánh giá hiệu quả môi trường mô hình R-V-C-Rg 72
4.15

Hiệu quả kinh tế nhóm cây ngắn ngày mô hình V-C-Rg 73
4.16

Hiệu quả kinh tế nhóm cây dài ngày trong mô hình V-C-Rg 74
4.17


Hiệu quả kinh tế chăn nuôi mô hình V-C-Rg hộ ông Buonnhu 75
4.18

Phân tích cơ cấu hiệu quả kinh tế thành phần mô hình V-C-Rg 75
4.19

Đánh giá hiệu quả xã hội của cây dài ngày mô hình V-C-Rg 77
4.20

Hiệu quả xã hội của cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 77
4.21

Đánh giá hiệu quả môi trường mô hình V-C-Rg 78
4.22

Đánh giá hiệu quả tổng hợp 2 mô hình NLKH tại huyện Bolikhan 79
4.23

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 81
4.24

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dài ngày tại mô hình R-V-C-Rg 84
4.25

Hiệu quả chăn nuôi trong mô hình R-V-C-Rg huyện Khamkot 83


ix
4.26


Cơ cấu thu chi và lợi nhuận của mô hình R-V-C-Rg 84
4.27

Ðánh giá hiệu quả xã hội của cây dài ngày mô hình R-V-C-Rg 85
4.28

Đánh giá hiệu quả xã hội của cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 85
4.29

Hiệu quả môi trường của cây ngắn ngày mo hình R-V-C-Rg 86
4.30

Hiệu quả môi trường của cây trồng dài ngày R-V-C-Rg 87
4.31

Hiệu quả kinh tế nhóm cây ngắn ngày trong mô hình V-C-Rg 88
4.32

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dài ngày trong mô hình V-C-Rg 88
4.33

Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trong mô hình V-C-Rg 89
4.34

Tổng hợp cơ cấu thu-chi và lợi nhuận của mô hình V-C-Rg 90
4.35

Đánh giá hiệu quả xã hội của cây ngắn ngày mô hình V-C-Rg 92
4.36


Đánh giá hiệu quả xã hội của cây trồng dài ngày mô hình V-C-Rg 92
4.37

Đánh giá hiệu quả môi trường của cây ngắn ngày mô hình R-V-Rg 93
4.38

Đánh giá hiệu quả môi trường của cây dài ngày 93
4.39

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây ngắn ngày trong mô hình R-V-Rg 94
4.40

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dài ngày trong mô hình R-V-Rg 95
4.41

Tổng hợp cơ cấu thu-chi và lợi nhuận của mô hình R-V-Rg 96
4.42

Đánh giá hiệu quả xã hội của cây ngắn ngày trong mô hình R-V-Rg 97
4.43

Đánh giá hiệu quả xã hội của cây dài ngày trong mô hình R-V-Rg 97
4.44

Hiệu quả môi trường của cây ngắn ngày trong mô hình R-V-Rg 98
4.45

Hiệu quả môi trường của cây trồng dài ngày R-V-Rg 98
4.46


Đánh giá và so sánh hiệu quả tổng hợp của 3 mô hình NLKH tại
huyện Khamkot
100
4.47

Sản lượng cây lương thực tại khu vực điều tra 102
4.48

Chuỗi giá trị gia tăng trong lưu thông nông sản tại khu vực nghiên
cứu
103
4.49

Chuỗi giá trị gia tăng qua các tác nhân tham gia lưu thông lúa gạo 104
4.50

Thống kê sản phẩm chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu 105
4.51

Chuỗi giá trị gia tăng của các sản phẩm chăn nuôi chính 106
4.52

Chuỗi giá trị gia tăng trong lưu thông các sản phẩm rừng trồng 109
4.53

Chuỗi giá trị gia tăng trong lưu thông mặt hàng Song mây 111





x
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ phân loại các hệ NLKH theo cấu trúc thành phần 9
1.2 Hệ thống phân loại NLKH tại Việt Nam

16
2.1 Bản đồ vị trí tỉnh Bolikhamxay, nước CHDCND Lào 23
3.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 52
4.1
Biểu đồ cơ cấu thu-chi và lợi nhuận mô hình R-V-C-Rg tại huyện
Bolikhan
70
4.2
Sơ đồ cơ cấu chi phí và lợi nhuận của mô hình R-V-C-Rg tại huyện
Bolikhan
76
4.3 So sánh hiệu quả thu - chi và lợi nhuận ở huyện Bolikhan 80
4.4
Cơ cấu chi phí - thu nhập và lợi nhuận của mô hình R-V-C-Rg huyện
Khamkot.
84
4.5 Cơ cấu tổng thu - chi và lợi nhuận mô hình V-C-Rg tại Khamkot 90
4.6 Cơ cấu thu - chi và lợi nhuận mô hình V-C-Rg huyện Khamkot 96
4.7 So sánh hiệu quả thu - chi và lợi nhuận của các mô hình ở Khamkot 99
4.8 So sánh chuỗi lưu thông sản phẩm cây lương thực trong NLKH 103
4.9 Sơ đồ chỗi hành trình sản phẩm gỗ rừng trồng 108
4.10


Sơ đồ chuỗi lưu thông sản phẩm LSNG 110


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Cũng như nhiều nước Đông Nam Á, nương rẫy là phương thức canh tác nông
nghiệp truyền thống ở nước CHDCND Lào. Trong quá trình hình thành và phát
triển, phương thức canh tác này đã tạo nên bản sắc văn hóa trong canh tác nông
nghiệp và văn minh nông nghiệp rực rỡ, đa dạng của các bộ tộc Lào (Souvanthong
Pheng, 1995)[64]. Chính phương thức canh tác này đã được coi là cội nguồn của
NLKH tại Lào (Peter Kurt Hansen và Houmchisavat Sodarak, 1996) [63]. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển chung, nền kinh tế hàng hóa đang hình thành ở Lào và
những phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống mang nặng tính tự cung tự
cấp đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, trong đó, canh tác nương rẫy
được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng và suy thoái
rừng hiện nay.
Trước năm 1940, độ che phủ rừng ở Lào đạt tới 70%; tỷ lệ này đến năm
1982 chỉ còn 47% và theo công bố năm 2011 của Chính phủ Lào độ che phủ hiện
tại là 41,5% [59]. Bolikhamxay là một tỉnh có diện tích khá lớn của nước CHDCND
Lào với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.558.436,0 ha, đất nông nghiệp chiếm
16,37% ( 251.799,0 ha) trong đó chỉ có 1.460 ha diện tích đất canh tác lúa nước.
Đây là một tỉnh miền núi với trên 80% diện tích là đất lâm nghiệp (1.252.075,0 ha)
với tổng số dân 236.559 người với 85% dân số làm nông nghiệp. Toàn tỉnh được
chia thành 2 vùng chính với 36,3% diện tích tự nhiên là đồng bằng và 63,7% là
vùng miền núi, diện tích có rừng che phủ chiếm 62,12% diện tích của toàn tỉnh.
Trong tỉnh, tổng diện tích đất nương rẫy hiện tại xấp xỉ 5.000 ha, tập trung ở 4
huyện chính là Bolikhan, Khamkợt, Viêngthong và Xaychamphon [67].
Ở Lào, canh tác NLKH đã có từ lâu đời. Từ những hệ thống canh tác nương

rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc, các mô hình vườn nhiều tầng, các hệ
thống canh tác trên đất dốc, sử dụng đất tổng hợp ở nhiều vùng địa lý sinh thái
trên cả nước đã hình thành nên sự đa dạng trong các phương thức canh tác này. Xét


2
ở khía cạnh xã hội và kỹ thuật, có thể thấy NLKH ở Lào đã phát triển không ngừng.
Bolikhamxay là một tỉnh thuần nông, do những đòi hỏi từ thực tiễn của nền sản xuất
tự cung tự cấp, NLKH đã được hình thành, phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, các phương thức canh tác này phần lớn là tự phát và trong nhiều trường hợp
hiệu quả kinh tế thấp và kém bền vững. Câu hỏi đặt ra là, ở Lào nói chung và tại
Bolikhamxay nói riêng phương thức canh tác NLKH nào được coi là bền vững, vừa
đảm bảo phát triển sinh kế và vừa có tác dụng giảm thiểu các tác động xấu đến môi
trường để hướng tới sản xuất bền vững hơn; cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời
thật thuyết phục.
Hiện nay, việc trao đổi hàng hoá và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế
thị trường đang manh nha hình thành ở Lào. Sự phát triển nông nghiệp và lâm
nghiệp trên địa bàn sẽ tạo ra hàng loạt sản phẩm và cũng sẽ tạo ra các nguồn thu cho
cộng đồng. Tại các vùng núi hẻo lánh của Lào, NLKH đã tạo ra sản phẩm lương
thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương, đảm bảo được an
sinh xã hội. Tuy nhiên, ở nhiều vùng khác, sản phẩm NLKH đã trở thành hàng hoá,
cần được chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao hơn thu nhập cho người dân. Mặt khác,
sự phát triển đòi hỏi những chính sách thích hợp của Đảng và Nhà nước Lào nhằm
khuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho xây dựng hạ tầng cơ sở như
đường sá, bến bãi và mối giao lưu tới các thị trường lớn ở mọi miền (dẫn theo Nghị
quyết trung ương Đảng NDCM Lào lần thứ VII, 2006)[60]. Có như vậy, mới phát
triển được sản xuất, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hoá xã hội của nông
dân sống ở vùng nông thôn miền núi.
Theo định hướng phát triển của tỉnh, sản xuất nông lâm nghiệp là mặt trận
hàng đầu và luôn bám sát với công nghiệp chế biến và dịch vụ. NLKH được phát

triển tại Bolikhamxay không chỉ nhằm nâng cao năng suất các sản phẩm nông lâm
nghiệp của tỉnh mà còn tạo ra môi trường ổn định cho các vùng khác [67].
Trong bối cảnh trên, việc xác định và đánh giá được các mô hình NLKH có
hiệu quả tốt nhất làm cơ sở cho việc nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh
Bolikhamxay là việc làm cần thiết và cấp bách. Thực tế đã chứng minh, để thay đổi


3
tập quán sản xuất của người dân tại tỉnh Bolikhamxay là vấn đề không đơn giản. Để
có thể đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ và khách quan về hiệu quả của sản xuất
nông lâm kết hợp tại địa phương, việc thực hiện đề tài luận án Đánh giá hiệu quả
của một số mô hình nông lâm kết hợp tại tỉnh Bolikhamxay nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào là hết sức cần thiết. Những kết quả của đề tài luận án sẽ là
những minh chứng cụ thể cho những đề xuất nhằm tiếp tục phát triển và nhân rộng
các mô hình có hiệu quả cao đồng thời cũng đưa ra được những khuyến cáo để hạn
chế và tiến tới chấm dứt những mô hình không đem lại được các hiệu quả như
mong muốn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển sản xuất
NLKH thông qua việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một số mô hình điển hình
làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình một cách hiệu quả và bền
vững tại tỉnh Bolikhamxay.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định và lựa chọn được các mô hình NLKH hiệu quả cao trong khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH đã được lựa
chọn; qua đó đề xuất giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông
lâm kết hợp hiệu quả và bền vững tại địa phương.
3. Những đóng góp mới của luận án

3.1. Về phương diện lý luận:
Đánh giá hiệu quả tổng hợp của một số mô hình NLKH được thực hiện một
cách hệ thống và khoa học tại tỉnh Bolikhamxay. Kết quả đánh giá này là những
luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện, phát triển các hệ thống sử dụng đất một cách
ổn định, bền vững dựa trên cơ sở lý luận về NLKH.
3.2. Về phương diện thực tiễn:


4
Trên cơ sở xác định và phân loại các mô hình hiện có, luận án lựa chọn và
đánh giá được các mô hình NLKH tốt nhất để phổ biến và nhân rộng phục vụ cho
công tác khuyến nông-khuyến lâm tại khu vực nghiên cứu.
4. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 119 trang, không kể các phần tài liệu tham khảo, các phụ biểu,
phụ lục…và được kết cấu như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu
- Chương 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
- Danh mục các bài báo công trình khoa học đã được công bố
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục




5
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển NLKH
1.1.1.1. Khái niệm về nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một phương thức canh tác có lịch sử lâu đời và
theo P.K.R.Nair (1993) [46], là “tên gọi mới cho một phương thức canh tác cũ” bởi
nó được coi là một lĩnh vực khoa học mới trong phát triển nông thôn dựa vào việc
phát triển những hệ thống sử dụng đất bản địa vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Cho
tới nay, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển nhằm diễn tả và tạo sự hiểu biết
rõ hơn về NLKH. Cụ thể:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản
xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất
và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của
dân cư địa phương, (Bene và cộng sự, 1977-dẫn theo P.K.R.Nair,1993) [49].
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất
thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại
địa phương, (ICRAF
1
, 1999). [37]
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó
các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả cây công
nghiệp…) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích với hoa màu
và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các
hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế
giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgren và Raintree, 1983) [42].
Các khái niệm trên mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn để sử dụng
đất liên tục ở nhiều mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế NLKH đã


1
International Center for Research in Agroforestry


6
phát triển như là một ngành kỹ thuật, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ tới các vấn đề
về kinh tế-xã hội và đã hình thành nên một điều gì đó khác hơn là các hướng dẫn để
sử dụng đất. Trong bối cảnh mới, NLKH được xem như là một ngành nghề và một
cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự
nhiên một cách bền vững để hình thành nên các hệ thống kinh tế-sinh thái-nhân văn. Bởi
vậy, khái niệm về NLKH còn có thể được hiểu ở các khía cạnh khác như sau:
Nông lâm kết hợp là các hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính
sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay
đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững việc sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã
hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ (Leaky, 1996-dẫn theo Phạm
Quang Vinh và cs, 2005). [24]
ICRAF đã phát triển khái niệm này rộng hơn, coi NLKH là một hệ thống sử
dụng đất giới hạn trong các nông trại [37, 71,73]. NLKH là trồng cây trên nông trại
và định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên rất linh hoạt và
lấy yếu tố sinh thái là chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào
hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi
ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, về cấp độ cảnh quan có thể hiểu NLKH theo nghĩa rộng, đó là một
phương thức sử dụng đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối
quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái tạo ra cân bằng sinh thái để sử dụng triệt để
tiềm năng sản xuất của một vùng hay một lưu vực và trong đó hệ sinh thái rừng giữ vai
trò chủ đạo. Đây là một cách tiếp cận mới để phát triển NLKH trên qui mô cảnh quan
một cách bền vững hơn. Ở cấp độ này, có thể nhận thấy NLKH không chỉ là sinh kế
của một hộ gia đình mà là sinh kế và mang lại lợi ích cả cộng đồng người dân sống tại
đó (Peter Huxley, 1999) [49]. Điều này cho thấy rõ hơn xu hướng phát triển của NLKH

cận đại và xu hướng đó sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của NLKH
Khó có thể xác định được một cách chính xác thời điểm mà tại đó NLKH ra
đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của nó gắn


7
liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
gắn liền với nhận thức của con người về sử dụng đất và các nhu cầu kinh tế. (Phạm
Xuân Hoàn, 2012) [12]. Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên
cùng một diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên
thế giới. Theo K.F.S. King (1987) [41], cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn
tại một tập quán phổ biến là “chặt và đốt ” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng
với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này
vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số vùng của Đức
đến tận những năm 1920. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, châu
Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông
nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các
sản phẩm phụ khác như gỗ, củi, đồ gia dụng…(Auguicta Molnar, 1991[29] và
Bass&Morrison, 1994 [32]). Tại Trung Quốc, khi lần theo những dấu vết trong quá
khứ ở giai đoạn đầu của nông nghiệp lúc sơ khai người ta đã nhận ra canh tác kết
hợp giữa cây gỗ và cây nông nghiệp đã được hình thành từ rất lâu đời và được sử
sách ghi lại. Từ triều đại nhà Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công
nguyên), lịch sử cổ đại có ghi lại tỉ mỷ về kỹ thuật trồng xen cây gỗ với chăn nuôi
và cây nông nghiệp trong cuốn sách cổ “Chimin Yaoshu” (Trí dân yếu thư) và tạm
hiểu là cuốn sách ghi về những mưu kế trọng yếu vì phúc lợi con người. (Zhu
Zhaohua, 2001) [53]. Nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất là, cội
nguồn của NLKH đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới (ICRAF, 1994 [36], Peter
Huxley, 1999 [49] và bắt đầu từ canh tác nương rẫy. Mặc dù, nhân loại đã trải qua
nhiều hình thái xã hội khác nhau những cho đến nay, tại thế kỷ XXI, nương rẫy vẫn

còn tồn tại. Điều đó nói lên sức sống mãnh liệt của hình thức canh tác này, người ta
vẫn có thể tìm thấy ở đây những “lợi thế” của nương rẫy và qua đó có thể nhận biết
được lịch sử hình thành và phát triển của NLKH như thế nào (Peter W.J & L.F.
Neuenshwander,1988)[48].
Tóm lại, NLKH là một phương thức canh tác phổ biến ở tất cả các châu lục
và tồn tại trong nhiều thế kỷ. Sự phát triển và phân hóa xã hội sau này đã làm cho


8
phương thức canh tác NLKH có những thay đổi và phát triển ở các mức độ và xu
hướng rất khác nhau.
1.1.2. Phân loại các hệ thống NLKH
Nhiều tác giả đã cố gắng phân loại các mô hình NLKH khác nhau vào một
bảng sắp xếp thống nhất. P.K.R.Nair (1985, 1993) [44, 46] đã tổng kết đặc điểm của
NLKH trên thế giới và nêu ra một số nguyên tắc có tính cơ sở cho phân loại NLKH
như sau:
- Cơ sở cấu trúc: Dựa vào cấu trúc của các thành phần loài, bao gồm sự phối
hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của
các loài hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau của những thành
phần này.
- Cơ sở chức năng: Dựa vào chức năng chính hay vai trò của các thành phần
trong hệ thống, chủ yếu là thành phần cây thân gỗ (ví dụ, nhiệm vụ sản xuất như là
sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, chất đốt hay nhiệm vụ phòng hộ chẳng hạn
như đai chắn gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ
vùng đầu nguồn nước).
- Cơ sở sinh thái: Cơ sở sinh thái được dựa vào điều kiện sinh thái và sự
tương thích sinh thái của các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích
hợp hơn cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm,
v.v…
- Cơ sở kinh tế xã hội: Dựa vào các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại

(thấp hay cao) hay cường độ, hay mức độ của sự quản trị và mục đích thương mại
(tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay cả hai).
Các nguyên tắc phân loại có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên tắc
dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm cơ sở để phân
chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế, vùng sinh thái được
sử dụng làm nền tảng để chia cho nhóm theo mục đích.
Theo P. Nair (1993) [46], trong các hệ thống sử dụng đất có quan hệ gần gũi
với NLKH, chỉ có 3 hình thái của các thành phần trong NLKH được con người


9
quản lý là: cây gỗ lâu năm, thực vật thân thảo và vật nuôi. Do đó, “bước đầu tiên
đơn giản và hợp lý trong việc phân loại NLKH là sử dụng các bộ phận cấu thành
này như là một căn cứ”. Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, lần đầu tiên tác giả
đã đề xuất một sơ đồ phân loại bao gồm 3 hệ thống có tính phổ biến nhất là hệ kết
hợp giữa cây nông nghiệp và lâm nghiệp (nông-lâm); hệ cây lâm nghiệp và chăn
nuôi (lâm-súc); hệ kết hợp cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi (nông-lâm-
súc). Ngoài ra, còn có những cách kết hợp khác nhau như rừng-nuôi ong; rừng cây
đa tác dụng, rừng-nuôi trồng thủy sản…tạo nên những “biến thể” trong thực tiễn
phát triển NLKH ở một số nơi mà điều kiện sinh thái cho phép. Trong 3 hệ thống
chính, tùy theo loài cây, loài con trong thành phần của từng hệ thống đó sẽ hình
thành nên các hệ NLKH cụ thể hơn. Sơ đồ phân loại NLKH được minh họa tại hình
1.1. dưới đây.













Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các hệ NLKH theo cấu trúc thành phần
(Theo P.K. R.Nair, 1993)
Từ tiếp cận này, P.Nair cho rằng đơn vị phân loại cơ bản nhất là các hệ
thống, dưới đó là các phương thức NLKH hay là các mô hình NLKH cụ thể. Theo
Hệ lâm -súc (Silvopastoral)
Các hệ thống khác: nuôi ong, thủy sản, cây
đa tác dụng…
Hệ nông-lâm (Agrisilvicultural)
Hệ nông-lâm-súc (Agrosilvopastoral)
Cây gỗ
sống lâu năm



10
cách tiếp cận trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại
NLKH cụ thể và có nhiều cải tiến với những tên gọi rất khác nhau nhưng có một
điểm chung nhất là hệ thống này đều được coi là một hệ thống canh tác (HTCT)
hoàn chỉnh (Hans Ruthenberg, 1980)[35].
Như đã đề cập tại phần xu hướng phát triển của NLKH, loại hình sử dụng đất
này không chỉ có ở các nước nông nghiệp mà còn ở các nước công nghiệp. Tại các
nước này, NLKH vẫn tồn tại và đã hình thành nên những HTCT vững bền cả về
phương diện kinh tế và sinh thái. Ở Mỹ chẳng hạn, NLKH về cơ bản được phân loại
thành 5 hệ thống chính: i).Trồng cây theo hàng (alley cropping); ii). Lâm-súc
(silvopasture); iii). Canh tác dưới tán rừng (forest farming/multistory cropping); iv).

Rừng hành lang ven bờ (riparian forest buffers) và rừng chắn gió cho nông nghiệp,
chống tiếng ồn, bụi công nghiệp… (windbreak). (Mac Dicken & Vergara, 1990 [43]
và USDA, 2013) [70].
Việc phân loại NLKH thành những hệ cơ bản đó không chỉ là cơ sở cho công
tác quản lý và phát triển hệ thống một cách bền vững mà còn từ những đơn vị phân loại
này người ta có thể có được các căn cứ để đánh giá hiệu quả của NLKH trên tất cả các
phương diện như hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái (môi trường), hiệu quả xã hội…
1.1.3. Đánh giá hiệu quả của NLKH
NLKH như đã đề cập trong phần khái niệm là một hệ thống kinh tế-sinh thái
do con người thiết lập và quản lý. Do đó, để đánh giá hiệu quả của NLKH không
chỉ thuần túy là đánh giá về một khía cạnh kinh tế hay môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Theo P.K.R. Nair (1987) [45], quan điểm chung khi đánh giá hiệu
quả NLKH là quan điểm tổng hợp, đa ngành và dựa trên nguyên tắc đánh giá về khả
năng sản xuất (hiệu quả kinh tế); tính bền vững cho sản xuất (hiệu quả sinh thái) và
khả năng chấp nhận (hiệu quả xã hội). Qua đó, các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu
quả NLKH phải được xây dựng dựa trên những thành tố này. Dưới đây là những
nguyên tắc và hiểu biết chung nhất trong đánh giá hiệu quả của NLKH.
1.1.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Theo Brendan George, 2009 [30] và Dan M. Etherington et al, 1983 [34],
đánh giá hiệu quả kinh tế (HQKT) trong NLKH, xét về bản chất là phân tích một dự


11
án đầu tư trong nông-lâm nghiệp. Bởi vậy, phương pháp đánh giá thường được phân
tích trên hai phương diện:
- Phân tích tài chính: Là sự đánh giá khả năng sinh lợi từ các nguồn lực đầu
tư (vốn, công lao động và nguyên vật liệu…đầu vào của NLKH).
- Phân tích kinh tế: Trong đánh giá NLKH, phân tích kinh tế được hiểu theo
nghĩa rộng; bao hàm không chỉ hiệu quả kinh tế từ khả năng sinh lợi của việc đầu tư
mà còn cả những hiệu quả kinh tế từ góc độ bảo vệ môi trường như che phủ đất, giữ

đất, giảm xói mòn, chắn gió…(Chin K. Ong và Peter Huxley, 1996 [33]) và hiệu
quả về mặt xã hội (hiệu quả tạo việc làm, thu nhập…) (Anthony Young, 1987,
1997) [26, 28]. Như vậy, “…phân tích kinh tế chính là việc đánh giá những hiệu
quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực…” (Anthony Young, 1990 [27] và
Paul.D.K, 1990) [47]. Phân tích kinh tế bao gồm cả “những hiệu quả trực tiếp xác
định thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường và do đó hàm chứa cả yếu tố kinh
tế và yếu tố xã hội” (Sassone P.G và Schaffer N.A,1978) [50].
1.1.3.2. Đánh giá hiệu quả tổng hợp
Từ những phân tích trên, sẽ là phiến diện khi đánh giá hiệu quả NLKH chỉ
xem xét trên việc đánh giá các lợi ích hay hiệu quả đem lại từ khả năng sinh lời
trong đầu tư hay hiệu quả về bảo vệ đất, tăng độ che phủ và tạo công ăn việc làm
cho nông hộ. Với quan điểm cho rằng hệ NLKH là một hệ thống kinh tế-sinh thái-
nhân văn như đã nêu trên, việc đánh giá NLKH phải luôn được xem xét và phân
tích trên quan điểm này. Năm 1994, Walfredo Raquel Rola (dẫn theo Karl Friedrich
và David Norman, 1994 [39]; John Dixon và Aidan Gulliver, 2001) [38] đã đề xuất
phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp của một phương thức canh tác hay một hệ
thống sử dụng đất thông qua việc tính toán chỉ số hiệu quả canh tác (Ect- Effective
Indicator of Farming System) của hệ thống đó.
Phương pháp tính Ect của W.R.Rola (1994) là phương pháp có thể áp dụng
để tính hiệu quả tổng hợp cho các hệ thống NLKH. Có thể đưa tất cả các tiêu chí,
chỉ báo định lượng vào tính toán, cũng có thể thảo luận với người dân chỉ lựa chọn


12
một số tiêu chí, chỉ báo của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
vào tính Ect.
Trong tính toán Ect, nếu hệ thống NLKH nào có hệ số này càng gần trị số 1,
hệ thống đó sẽ càng có hiệu quả cao.
Tiếp cận phương pháp này nhiều tác giả của các nước trong mạng lưới
SEANAFE như Thái Lan, Lào, Indonesia, Philippines và Việt Nam cũng như nhiều

tác giả khác trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhất là các
công trình nghiên cứu của ICRAF theo hướng này đưa ra những kết quả đánh giá
hiệu quả NLKH có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao. (dẫn theo Võ Hùng, 2009)
[14]. Do tính phổ biến, tính đúng đắn và chưa thể thay thế của phương pháp đánh
giá hiệu quả NLKH như đã nêu nên các kết quả nghiên cứu theo hướng này trên
thực tế rất đa dạng và phong phú.
1.2. Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử và xu hướng phát triển NLKH ở Việt Nam
1.2.1.1. Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam
Canh tác NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác
nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở
nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v Làng truyền thống của người
Việt cũng có thể xem là những hệ thống NLKH bản địa với nhiều nét đặc trưng về
cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng (Trần Đức, 1998) [9]. Từ
thập niên 60 của thế kỷ XX, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng địa
lý-sinh thái. Sau đó, dưới áp lực về dân số và thiếu đất canh tác, các hệ thống Rừng
-Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân
cư trung du, miền núi phía Bắc và cả Tây Nguyên. Các hệ thống rừng ngập mặn,
nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển ở vùng duyên hải các tỉnh cả ba miền Bắc,
Trung, Nam (Bảo Huy, Võ Hùng, 2011) [31]. Các dự án tài trợ quốc tế cũng giới
thiệu một số mô hình canh tác trên đất dốc (SALT)
2
từ kết quả thử nghiệm tại Viện

2
Sloping Agricultural Land-use Technologies



13
nghiên cứu tái thiết nông thôn ở Philippines (IIRR)
3
, (Phạm Quang Vinh, Phạm
Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức (2005) [24]. Trong những thập niên gần đây, nông lâm
kết hợp được xác định là “giải pháp hữu hiệu” để phát triển nông thôn bền vững ở
các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt
Nam. Điều này được thể hiện thông qua quá trình thực hiện chính sách định canh
định cư, vùng kinh tế mới và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại…
đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển NLKH tại Việt Nam. Gần đây hơn
là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới… Các thông tin,
kiến thức về NLKH cũng đã được một số nhà khoa học, tổ chức tổng kết được
những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của của Phạm Văn Vang (1981)
[20], Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998) [16], Trần Đức Viên (2002) [22], Trần
Đức Viên và cs, 2001[21]… về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông
nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các tác giả
Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005) [2] đã tổng kết các mô hình NLKH và
đánh giá rõ vai trò của NLKH trong sử dụng đất ở Việt Nam và trong công cuộc
phát triển nông thôn. Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được
tổng kết bởi FAO và IIRR, 1995, cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục
Khuyến nông và Khuyến lâm, Vụ KHKT (Bộ Lâm nghiệp, 1987) dưới dạng các
“mô hình” sử dụng đất [5], [25]. Mittelman (1997) đã có một công trình tổng quan
rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là
về các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp (dẫn theo Lê Thị
Tuyết Anh, 2009) [1] . Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển
nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ
mô) vẫn còn phân tán và ít nhiều còn thiếu tính khái quát.
Năm 1999, Việt Nam cùng 4 nước ASEAN (Indonesia, Philippines, Lào,
Thái Lan) có sáng kiến thành lập mạng lưới giáo dục và đào tạo NLKH
(SEANAFE)

4
. Tổ chức này đặt mục tiêu phát triển NLKH qua đó cải thiện sinh kế
và quản lý sử dụng đất một cách bền vững cho những người làm NLKH tại mỗi
quốc gia thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có nhiều hoạt động

3
International Institute for Rural Reconstruction
4
Southeast Asia Network for Agroforestry Education

×