Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CANH TÁC VƯỜN HỘ TẠI THÔN 4, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THANH TRUNG

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG
CANH TÁC VƯỜN HỘ TẠI THÔN 4, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THANH TRUNG

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG
CANH TÁC VƯỜN HỘ TẠI THÔN 4, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ KIM TÀI



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và những
người thân trong gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên về
cả mặt vật chất và tinh thần suốt thời gian qua.
Để hoàn thành luận văn này tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM.
- Cô Nguyễn Thị Kim Tài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt đề tài này.
- Thầy chủ nhiệm cùng toàn thể Quý thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp và
Quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Gia đình chú Toán, bác Dũng (bí thư), chú Khoa (trưởng thôn) cùng toàn
thể người dân Thôn 4, UBND Xã Quốc Oai – Huyện Đảh Tẻh – Tỉnh Lâm Đồng
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu
thập số liệu.
- Tập thể lớp DH07NK cung toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong cuộc sống, cũng như trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2011

LÊ THANH TRUNG

ii 
 



NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống canh tác vườn hộ tại
thôn 4, xã Quốc Oai, Huyện Đạh Tẻh, Tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ Tháng
2/2011 đến 7/2011.
Luận văn nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận của
người dân đối với các hệ thống vườn hộ và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn
chế trong việc áp dụng các hệ thống đã nêu tại thôn 4, xã Quốc Oai, Huyện Đạ Tẻh,
Tỉnh Lâm Đồng. Qua đó, đề ra các giải pháp phát triển, cải thiện hiệu quả các mô
hình này góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của
người dân thôn 4. Tại địa phương có 8 phương thức sử dụng đất như sau:
1 ) Điều – Ca cao – Chăn nuôi.
2 ) Điều – Tiêu – Chăn nuôi.
3 ) Điều – Cà phê – Chăn nuôi.
4 ) Tiêu – Cà phê – Chăn nuôi.
5 ) Điều – Cà phê – Ca cao – Chăn nuôi.
6 ) Điều – Tiêu – Cà phê – Chăn nuôi.
7 ) Điều – Ca cao – Cao su – Chăn nuôi.
8 ) Điều – Cà phê – Cao su – Chăn nuôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống này bao gồm ba nhóm
yếu tố: chính sách nhà nước, điều kiện tự nhiên và yếu tố xã hội nhân văn. Trong
đó, yếu tố chính sách nhà nước là ảnh hưởng mạnh nhất đối với người dân.
Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên.

iii 
 



SUMMARY
Project: "Researching the factors affecting the farming systems in rural
Village 4, Quoc Oai Ward, Da Teh District, Lam Dong Province" was conducted
from in February to July, 2011.
Thesis’s purpose is identify the factors affecting the decision to accept
people for garden systems and suggest measures to overcome the limitations in
applying the system described in rural Village 4, Quoc Oai Ward, Dah Teh District,
Lam Dong Province. Based on that,giving some solution to proposed development,
improve the efficiency of these models contribute to improving the lives of local
people.
Research results show that agriculture is the main livelihood of villagers 4.
There are eight ways use land at local:
1) Cashew – Cocoa – Livestock.
2) Cashew – Pepper – Livestock.
3) Cashew – Coffee – Livestock.
4) Pepper – Coffee – Livestock.
5) Cashew – Coffe – Cocoa – Livestock.
6) Cashew – Pepper – Coffee – Livestock.
7) Cashew – Cocoa – Rubber – Livestock.
8) Cashew –Coffee – Rubber – Livestock.
There are three group of factors affecting agricultural production:
Government policies, natural conditions and social and human factors. In
particular, Government policies is the most powerful influence on people.
Based on the situation where research and the needs of the people, the thesis
has proposed some solutions to improve and develop the models listed above.

iv 
 



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................. ii
Nội dung tóm tắt ........................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................ v
Danh sách các bảng.................................................................................. viii
Danh sách các hình .................................................................................... ix
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................. x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................... 3
2.1 Lịch sử phát triển vườn hộ ở các nước và khái niệm vườn hộ......................... 3
2.1.1 Lịch sử phát triển vườn hộ ở các nước.......................................................... 4
2.1.2 Khái niệm vườn hộ........................................................................................ 5
2.1.3 Một số phương thức trồng cây trong vườn ở Việt Nam................................ 6
2.1.4 Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong hệ thống canh tác ..................... 6
2.1.5 Một số nghiên cứu về hệ thống canh tác vườn hộ tại Việt Nam
và Lâm Đồng ......................................................................................................... 7
2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 8
2.2.1 Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai.................................................................... 8
2.2.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội................................................................ 11
2.2.3 Giới thiệu về Thôn 4 Xã Quốc Oai ............................................................. 15
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 16
3.1.1 Mục tiêu chung............................................................................................ 16
3.1.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 16
3.1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài........................................................................... 16
3.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu....................................................................... 17



 


3.1.5 Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 17
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 18
3.2.1 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 18
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 20
4.1 Dòng lịch sử thôn 4 xã Quốc Oai.................................................................. 20
4.2 Các hệ thống canh tác vườn hộ tại địa phương.............................................. 22
4.2.1 Điều- Ca cao- Chăn nuôi............................................................................. 22
4.2.2 Điều- Tiêu- Chăn nuôi ................................................................................ 24
4.2.3 Điều- Cà phê- Chăn nuôi............................................................................. 25
4.2.4 Cà phê- Tiêu- Chăn nuôi ............................................................................. 26
4.2.5 Điều- Cà phê- Ca cao- Chăn nuôi ............................................................... 27
4.2.6 Điều- Tiêu- Cà phê- Chăn nuôi .................................................................. 28
4.2.7 Điều- Ca cao- Cao su- Chăn nuôi ............................................................... 29
4.2.8 Điều -Cà phê- Cao su Chăn nuôi ................................................................ 30
4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của các hệ thống canh tác
vườn hộ................................................................................................................. 31
4.3.1 Mô hình Điều- Ca cao- Chăn nuôi .............................................................. 31
4.3.2 Mô hình Điều- Tiêu- Chăn nuôi.................................................................. 32
4.3.3 Mô hình Điều- Cà phê- Chăn nuôi.............................................................. 33
4.3.4 Mô hình Cà phê- Tiêu- Chăn nuôi .............................................................. 34
4.3.5 Mô hình Điều- Cà phê- Ca cao- Chăn nuôi ................................................ 35
4.3.6 Mô hình Điều- Tiêu- Cà phê- Chăn nuôi ................................................... 36
4.3.7 Mô hình Điều- Ca cao- Cao su- Chăn nuôi................................................ 37
4.3.8 Mô hình Điều -Cà phê- Cao su Chăn nuôi................................................. 38

4.4 Tính hiệu quả kinh tế và tính ổn định về năng suất cây trồng ...................... 38
4.4.1 Cây Điều...................................................................................................... 39
4.4.2 Cây Cà phê ................................................................................................. 40
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các hệ thống canh tác

vi 
 


vườn của người dân ........................................................................................... 40
4.5.1 Chính sách nhà nước .................................................................................. 41
4.5.2 Yếu tố xã hội và nhân văn........................................................................... 42
4.5.3 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 44
4.6 Nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của các mô hình .................. 46
4.6.1 Từ phía chính sách ...................................................................................... 46
4.6.2 Từ phía quản lí của các tổ chức .................................................................. 46
4.6.3 Trình độ chuyên môn của người dân .......................................................... 48
4.6.4 Yếu tố thị trường ......................................................................................... 48
4.7 Một số giải pháp có thể áp dụng ................................................................... 48
4.7.1 Giải pháp về vốn ......................................................................................... 48
4.7.2 Giải pháp về học vấn................................................................................... 49
4.7.3 Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................. 49
4.7.4 Giải pháp về chính sách và thực hiện chính sách ....................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 51
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 51
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 52
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 53
Phụ lục.................................................................................................................. 54

vii 

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

 

Bảng 3.2: Phân bố quản lý sử dụng đất ở xã Quốc Oai.

12

Bảng3.3: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai.

13

Bảng 3.4: Hiện trạng giao thông xã Quốc Oai.

15

Bảng 4.1:Tóm lược dòng lịch sử của thôn 4 – xã Quốc Oai.

21

Bảng 4.2: Các mô hình sử dụng đất của các hộ dân.

22

Bảng 4.3: Mức độ hiểu biết về các chính sách được thực hiện
tại thôn của người dân.


41

Bảng 4.4: Sự biến động giá nông sản kéo theo sự biến đổi
cây trồng chính qua các năm.

42

Bảng 4.5: Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của người dân.

43

Bảng 4.6 : Diện tích đất vườn hộ của người dân thôn 4. 

44 

 
viii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

Hình 4.2.1: Mô hình Điều – Ca cao

23

Hình 4.2.2: Mô hình Điều – Tiêu


24

Hình 4.2.3: Mô hình Điều – Cà phê

25

Hình 4.2.4: Mô hình Cà phê – Tiêu

26

Hình 4.2.5: Mô hình Điều – Cà phê – Ca cao

27

Hình 4.2.6: Mô hình Điều – Tiêu – Cà phê

28

Hình 4.2.7: Mô hình Điều – Ca cao – Cao Su

39

Hình 4.2.8: Mô hình Điều – Cà Phê – Cao Su

30

Hình 4.6: Sơ đồ Venn về ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể
đến người dân.

47


ix 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN – QP

An Ninh – Quốc Phòng

Đ

Đồng

HTSD

Hiện trạng sử dụng đất

Kg

Kilôgam

KT – XH

Kinh Tế – Xã Hội

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia


NLKH

Nông Lâm Kết Hợp

SX

Sản Xuất

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UBMTTQ

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc

VAC

Vườn Ao Chuồng


 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời. Các hộ dân đều có truyền
thống phát triển nông nghiệp, vì vậy mỗi nhà cũng có khu vườn quanh nhà với
nhiều loại cây trồng khác nhau. Bên cạnh, nghề làm vườn đã có từ lâu đời, nhiều
kinh nghiệm đã được tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người

dân trồng nhiều loài cây trong vườn hộ đã góp phần bổ sung, đảm bảo nguồn thực
phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những cây xanh còn góp phần làm
cho cảnh quan của vườn đẹp hơn, tạo môi trường sống trong lành, nơi tĩnh dưỡng
của người già và là nơi giáo dục trẻ em biết yêu thiên nhiên hơn. Vườn hộ cũng là
nơi dự trữ nguồn tài nguyên di truyền của các loài cây trồng nông nghiệp và lâm
nghiệp, và là nơi bắt đầu sự thuần hóa những cây trồng từ nơi hoang dã.
Nhưng hiện tại, người dân ở đây đang bị bế tắc trong việc nên chọn trồng cây
gì là hiệu quả nhất do chưa được sự hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan khuyến
nông lâm của huyện, xã. Nhìn chung, các vườn hộ trong xã đều có nhiều loại cây
trồng. Tuy nhiên, các loại cây trồng được lựa chọn và mức độ phong phú trong mỗi
vườn hộ cũng rất khác nhau: có thể là cây gỗ lâm nghiệp, cây ăn quả, cây làm rau
thực phẩm, cây làm thuốc, làm thức ăn cho gia súc hoặc là cây công nghiệp. Số
lượng loài thay đổi theo từng mùa, theo thời vụ. Ngoài ra số lượng loài còn thay đổi
tùy theo yếu tố sinh thái, kinh tế xã hội và vị trí vườn hộ của từng nông hộ.
Tuy người dân có kết hợp trồng nhiều loài cây xen canh với nhau, mỗi loại
cây có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các loại
cây đươc trồng chủ yếu là do tính tự phát, chưa được sự hướng dẫn cụ thể để phù
hợp với đặc tính từng loài cây, và với điều kiện ở địa phương.


 


Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, vườn hộ là một trong những phương
thức NLKH truyền thống phổ biến nhất, chúng có thể tìm thấy ở mọi miền đất
nước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi đất hẹp người đông. Tổng diện
tích các vườn hộ trong năm 1995 được ước tính vào khoảng 144.000 ha, chiếm
1,5% diện tích đất nông nghiệp. Các vườn hộ truyền thống thường duy trì một mức
đa dạng sinh học cao, trong đó nông dân kết hợp các loại cây gỗ và hoa màu trong
không gian ba chiều. Hiện nay vai trò của vườn hộ trong việc tạo ra thu nhập và

nâng cao cuộc sống của người dân nông thôn ngày một gia tăng (Gessler và cộng
sự, 1997). Do đó, vườn hộ ngày càng được người nông dân chú ý phát triển theo
định hướng sản xuất hàng hóa, với một hai loài nông sản hàng hóa làm chủ lực.
Tuy nhiên, định hướng này cũng làm mất đi tính đa dạng của vườn hộ và có thể dẫn
tới các rủi ro cho nông dân.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm
kết hợp (NLKH) như: các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống, hệ sinh thái
vườn nhà… ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng,
mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa giải quyết được vấn đề sinh kế cho người dân,
đã và đang là mối lo của chính phủ các nước trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của
NLKH đã giải quyết được những mâu thuẫn (cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại)
của các chính sách đi trước. Về thực chất thì NLKH thường được xem như là một
hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các lợi ích về lâm sản, lương thực thực
phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái (Nguyễn Văn Sở,
2002).
Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống vườn
hộ cho nên em quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này: “Tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến hệ thống canh tác vườn hộ tại thôn 4 - Xã Quốc Oai – Huyện Đạ
Tẻh - Tỉnh Lâm Đồng”.


 


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Lịch sử phát triển vườn hộ ở các nước
Ở Trung Quốc vườn hộ cũng được xem là hệ thống canh tác Nông lâm kết
hợp truyền thống và được phổ biến khắp cả nước. Những năm gần đây đã có những

nhà kĩ thuật và nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp đã giúp cải thiện và thâm canh
có ý nghĩa những hệ thống này. Họ nhận thấy vườn hộ thường có phạm vi nhỏ
nhưng có tiềm năng gia tăng thu nhập thì thường rất cao. Vườn hộ cũng rất linh
động và cho phép điều chỉnh sự sản xuất của nó khi thời giá thay đổi. Vườn hộ đóng
góp vào cải thiện dinh dưỡng của gia đình cũng như làm đẹp thêm khu vườn của
nông hộ. Nhưng việc quản lý và điều hành một vườn hộ thâm canh đòi hỏi một kỹ
năng rất cao.
Ở Indonesia, hệ thống vườn hộ có tên là hệ thống Pekarangan xuất phát từ
trung tâm đảo Java và phát triển sang Đông và Tây Java vào giữa thế kỷ XVIII.
Pekarangan là hệ thống canh tác gồm nhiều tầng tán có sự tương hỗ, với ranh giới
được xác định để phục vụ một loạt các chức năng khác nhau về kinh tế, sinh học tự
nhiên và văn hóa xã hội. Ngoài ra còn có hệ thống canh tác tên KEBUN- TALUN
đã cung cấp một nguồn thực phẩm sạch và giàu Ca, vitamin A, vitamin C.
Ở Thái Lan, tại quận Lab Lae, tỉnh Uttaradit vườn hộ đã được canh tác hơn
200 năm.Vườn hộ là một hệ thống nông lâm được thấy chung quanh nhà ở. Những
cộng đồng dân cư lâu đời ở vùng cao đã canh tác vườn hộ trong nhiều thế kỷ qua
(Điển hình là nhóm dân tộc người Karen và người Lua). Hầu hết vườn hộ có cấu
trúc từ 3 đến 5 tầng gồm cây gỗ lớn, cây ăn quả và cây làm thực phẩm.


 


Ở Việt Nam: Vườn hộ là một hệ thống NLKH truyền thống được tìm thấy khắp
Việt Nam từ vùng thấp đến vùng cao. Trên những mảnh đất tương đối nhỏ quanh
nhà (diện tích thường khoảng từ 200 m2 đến 2 ha, nhưng cũng có thể lên đến 5 ha),
diện tích đất này được sử dụng hiệu quả để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau: Trái
cây, rau củ, vật nuôi, thức ăn gia súc, sợi, thuốc, củi và những sản phẩm nhỏ khác
được trồng trong một cấu trúc nhiều tầng. Mặc dù kích thước của vườn hộ nhỏ
nhưng hiệu quả tích lũy của chúng thì rất quan trọng đối với lưu vực và quản lý tài

nguyên trong cộng đồng và phạm vi cả khu vực. Một mô hình phổ biến của vườn hộ
được gọi là hệ thống vườn ao chuồng (VAC) đó là sự kết hợp giữa cây lấy gỗ, cây
ăn trái, hồ cá và vật nuôi xen trong hệ thống khu vườn. (Trích dẫn tài liệu Quản lý
tài nguyên vùng cao ở Đông Nam Á, Nguyễn Văn Sở và cộng sự biên dịch).
2.1.2 Khái niệm vườn hộ
Khái niệm: Chúng ta có thể hiểu vườn hộ qua các khái niệm sau:
Vườn hộ là một hệ thống sử dụng đất tổng hợp, trong đó có nhà ở. Một vườn
hộ thường bao gồm các thành tố: Cây đa niên, cây hoa màu hàng niên, sinh vật (côn
trùng, bò sát, chim chóc, thú hữu nhũ) và con người (người làm vườn) được xem là
thành tố trung tâm đóng vai trò quản lý vườn hộ. (dẫn bởi Đinh Thị Tuyết Nhung,
2009).
Theo Gessler và cộng sự (1996), vườn hộ là một môi trường vi mô nằm trong
các hệ thống canh tác lớn hơn, ở đó người nông dân quản lý một cách có chủ định
nhiều loài cây đa mục đích, cây bụi, cây nông nghiệp hằng niên và đa niên, cỏ, cây
gia vị, cây thuốc và động vật trên cùng một đơn vị diện tích với sự bố trí theo không
gian hay thời gian. (dẫn bởi Đinh Thị Tuyết Nhung, 2009).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, vườn nhà có thể được định nghĩa là một hệ
thống sử dụng đất, gồm một căn nhà bao quanh bởi một diện tích đất, được trồng
nhiều loại hoa màu khác nhau do những thành viên trong gia đình thực hiện với
mục đích chính là đáp ứng nhu cầu sinh tồn.


 


2.1.3 Một số phương thức trồng cây trong vườn ở Việt Nam
Theo PGS.TS. Phạm Văn Côn và TS. Phạm Thị Hương (2002), cây trong
vườn có thể trồng theo các phương thức sau:
+ Trồng hỗn hợp:
Là khi trồng hai hoặc nhiều loại cây trồng trên cùng một vườn, trong cùng

một thời gian. Trồng hỗn hợp các loại cây khác nhau trong vườn có tác dụng đa
dạng hóa sản phẩm vườn và rải vụ thu hoạch của các sản phẩm đó.
Các công thức canh tác hỗn hợp có thể là:
Hỗn hợp giữa các loài cây ăn quả khác nhau, tùy vào điều kiện sinh thái từng
vùng.
Hỗn hợp giữa cây ăn quả - cây rau.
Hỗn hợp giữa cây rau- cây gia vị.
Hỗn hợp giữa các loại cây rau.
Ở vùng đồi núi thường tồn tại kiểu vườn rừng đa tầng trong đó có thể trồng
cà phê giữa các hàng cao su, dưới tán cà phê là cây họ đậu cải tạo đất. Hoặc có thể
trồng dứa dưới cây mít, trám. Hoặc đỉnh đồi trồng cây lâm nghiệp, sườn đồi trồng
chè…
+ Trồng xen:
Là hình thức phổ biến trong vườn. Đây là kiểu hình canh tác tận dụng đất
cao và cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm vườn. Trên nguyên tắc đảm bảo không
có sự cạnh tranh về nước, dinh dưỡng, ánh sáng và nhân công của cây trồng xen đối
với cây trồng chính.
Các mô hình trồng xen:
Cây ăn quả dài ngày và cây ăn quả ngắn ngày hơn.
Cây ăn quả và các loại cây rau.
Cây ăn quả và các loại cây họ đậu.
Cây công nghiệp, cây lâm nghiệp với các cây ngắn ngày ở vùng đồi núi.
Ươm cây giống rau, quả, cây lâm nghiệp dưới tán cây lâu năm cũng là hình
thức trồng xen.


 


+ Trồng gối:

Chỉ trồng hai hoặc nhiều hơn cây trồng liên tiếp nhau trên một mảnh đất mà
việc trồng cây sau được tiến hành trong khoảng thời gian sau khi nở hoa và trước
khi thu hoạch cây trồng trước đó. Hình thức này thường được áp dụng cho các cây
trồng ngắn ngày như rau, đậu và một số cây lương thực.
2.1.4 Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong hệ thống canh tác
Trong trồng xen, các loại cây trồng có thể ảnh hưởng quan hệ lẫn nhau theo
những cách sau:
Cạnh tranh: Trong mối quan hệ này năng suất của loại cây này có thể tăng
cùng với việc giảm năng suất của loại cây khác. Trường hợp này được gọi là sự đền
bù và cây có lợi thế về năng suất gọi là “cây trội” và cây bất lợi về năng suất là “cây
bị lấn át” (Huxley và Maigu, 1978; Willey, 1979).
Bổ sung: Đây là trường hợp mà năng suất của loại cây trồng này sẽ giúp cho
việc tăng năng suất của cây khác. Điều này được coi như sự hợp tác lẫn nhau và khả
năng này không thường xuyên (Willey, 1979).
Phụ thêm: Trong trường hợp này, năng suất của loại cây này không ảnh
hưởng chút nào đến năng suất của loài cây khác. Điều này xảy ra khi thời gian chín
của hai cây trồng xen hoặc thời gian sinh trưởng của chúng cách xa nhau. (Willey,
1979).
Ngăn cản lẫn nhau: Đây là trường hợp mà năng suất thực của mỗi loại cây
trồng ít hơn mong muốn. Trường hợp này ít xảy ra trong thực tế. (Willey, 1979).
(Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
2.1.5 Một số nghiên cứu về hệ thống canh tác vườn hộ tại Việt Nam và Lâm
Đồng
Ở phần 2.1.1 ta có nói “Vườn hộ là một hệ thống NLKH truyền thống được
tìm thấy khắp Việt Nam từ vùng thấp đến vùng cao”. Vì thế sau đây là một số
nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam và Lâm Đồng .
Gần đây, các chính sách định canh định cư, kinh tế mới, chương trình 327,
chương trình 5 triệu ha rừng (chương trình 661) và chính sách khuyến khích phát



 


triển kinh tế trang trại… đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ
thống NLKH tại Việt Nam. Nhiều nhà khoa học cũng như tổ chức đã đi sâu nghiên
cứu lĩnh vực này, như: (i) ấn phẩm về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái
nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn của Lê
Trọng Cúc và cộng sự (1990); (ii) ấn phẩm về các hệ thống NLKH điển hình trong
nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR (1995) (cũng đã được mô tả trong ấn phẩm
của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm). Ngoài ra, Mittelman (1997) đã có một công
trình tổng quan rất tốt về hiện trạng NLKH và lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt
Nam, đặc biệt là các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của NLKH (Nguyễn
Văn Sở, 2002).
Lê Quang Minh (2006) với đề tài“ Tìm hiểu và phân loại các kỹ thuật NLKH
tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” có kết luận: yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định sử dụng các mô hình NLKH của người dân là địa hình. Ngoài ra,
một số mô hình còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, kỹ thuật trồng cây rừng,
chi phí đầu tư và thời gian thu hồi vốn…
Mai Văn Thành và cộng sự (2004) có đề tài“ Các nhân tố ảnh hưởng đến
người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống NLKH tại xã Cao Sơn, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đưa ra năm yếu tố (an toàn lương thực, dịch vụ khuyến
nông, hỗ trợ đầu vào, tổ chức địa phương, quyền sử dụng đất) có ảnh hưởng nhất
đối với người dân trong việc quyết định áp dụng các hệ thống NLKH.
Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài“ Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình
Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến các hệ
thống NLKH nơi đây như: môi trường và chính sách kinh tế.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài“ Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đã kết luận:
giá cả thị trường, dịch bệnh sâu hại và yếu tố xã hội là các yếu tố có ảnh hưởng đến

các hệ thống NLKH tại địa phương.


 


Phạm Tiến Hải (2004) với đề tài“ Đánh giá kết quả trồng rừng Sao Đen và
Dầu Rái theo phương thức NLKH, trồng dưới tán rừng và trồng theo rạch tại trại
thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Bù Đăng – Bình Phước” đưa ra kết luận:
phương thức trồng rừng trên rẫy lúa mới canh tác một năm cây sinh trưởng mạnh
hơn so với phương thức trồng trên rẫy lúa đã canh tác 3 năm.
Và rất nhiều các đề tài nghiên cứu khác về NLKH giữa rừng Đước và tôm
như đề tài của Dương Thanh Thoại (2004), Lương Đình Trọng (2005)…
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Tây tỉnh Lâm Đồng, xã Quốc
Oai nằm ở phía Bắc – Tây Bắc của huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) và có tọa độ địa
lý từ 11034’ đến 11038’ độ vĩ Bắc từ và từ 107030’ đến 107033’ kinh độ Đông. Xã
có đặc điểm nổi bật là khu dân cư được bao bọc bởi rừng núi xung quanh, thuận lợi
cho việc giao đất khoán rừng cho người dân.
- Phía Bắc giáp: xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp: Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Đông giáp: xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp: xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng .
2.2.1.2 Địa hình
Xã Quốc Oai có dạng địa hình khá phức tạp, được chia làm ba dạng:
- Dạng địa hình thấp trũng lượn sóng.
- Dạng đồi bát úp.
- Dạng địa hình núi cao.

2.2.1.3 Khí hậu
Xã Quốc Oai mang đầy đủ các yếu tố khí tượng của huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm
Đồng. Xã Quốc Oai chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Nam Bộ, nên chế độ nhiệt
và số giờ nắng cao, lượng mưa thấp, số ngày mưa thấp.
- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.


 


- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,6 0C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất ( từ tháng 2 đến tháng 4 ) là 26,4 0C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất ( tháng 12 ) là 22,8 0C.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 82 %. Độ ẩm trung bình thấp nhất 75 % (
vào tháng 2 và tháng 3 ). Độ ẩm trung bình cao nhất 88 % ( vào tháng 8 ).
Gió mùa: hướng gió phổ biến trong vùng là gió Đông, Đông Bắc và gió Tây.
Tốc độ trung bình 10 -12 m/s, gió có tầng suất tốc độ lớn nhất đến 21 – 25 m/s.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm từ
2200 – 2400 mm.
Lượng mưa trung bình năm, độ ẩm trung bình ở trên nói trên là thấp hơn so
với vùng Bảo Lộc nhưng lại cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ nên việc bố trí cây
trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
Vào mùa mưa lũ thường có nhiều cơn mưa lớn và tập trung hơn, cùng với
yếu tố địa hình, đã gây ra tình trạng ngập ở các khu vực địa hình thấp đặc biệt là
các khu vực trũng ven sông.
2.2.1.4 Quá trình hình thành
Quốc Oai là một xã hình thành do nhập cư, gồm có 7 thôn ( trong đó có một
thôn người dân tộc – thôn Đạ Nhar ) với tổng dân số 3872 người với 912 hộ (
UNBD xã Quốc Oai, 2011 ) bao gồm dân tộc Mạ tại chỗ, có một số bà con từ tỉnh
khác đi kinh tế mới và một số dân tộc tỉnh Cao Bằng mới di cư vào. Có sự khác biệt

về hoạt động sống và về tập quán canh tác giữa cộng đồng dân tộc thiểu số bản xứ
và những người nhập cư.
2.2.1.5 Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.5.1 Thủy văn
Nước ngầm: mực nước ngầm thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào mực nước
các sông suối, được nhân dân trong xã đã khai thác tối đa để sử dụng vào nguồn nước
sinh hoạt .
Xã Quốc Oai có 2 con suối lớn nằm ở phía đông và phía tây của xã. Hai suối
này là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho các hộ canh tác nông nghiệp. Tuy


 


nhiên, vào mùa khô nước ở 2 suối này không đủ cung cấp phục vụ cho tưới tiêu.
Bên cạnh đó, trong xã chưa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh (chỉ có 1 – 2 thôn có
được nguồn nước tử thủy lợi hồ Đạ Tẻh) nên việc mất mùa trong mùa khô là yếu tố
hạn chế chính cho sản xuất nông nghiệp ở xã. Ngoài ra, vào mùa mưa, lượng nước
tập trung ở 2 con suối khá nhanh, làm rửa trôi tầng đất mặt và gây ngập úng cục bộ
cho những khu vực trũng thấp. Hiện nay việc giải quyết vấn đề nước tưới vào mùa
khô là rất cấp thiết cho bà con trong xã. Dự án xây đập thủy lợi tuy đã được triển
khai nhưng vẫn chưa đáp ứng đươc vấn đề nước tưới của bà con.
2.2.1.6 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất gồm hai nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất dốc tụ.
+ Nhóm đất đỏ vàng.
Đất đỏ vàng: đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Bazan là loại đất có độ phì cao
và tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta, rất thích hợp cho việc phát triển các
loại cây công nghiệp như điều, tiêu, chè, cà phê…
Đất đỏ vàng trên phiến sét: loại đất này có màu vàng đỏ đặc trưng thành
phần cơ giới trung bình, tầng đất mịn dày trên 50cm. Lẫn nhiều đá ở những nơi có

độ dốc thấp. Gồm khu dân cư đã được khai phá để trồng điều nhưng nhiều nơi đã bị
khai hoang vì tầng đất mặt bị xói mòn, rừa trôi.
Đất màu vàng trên phù sa cổ: là loại đất hình thành từ phù sa cổ của các sông
suối, cấu tượng viên, rất chặt tầng đất dày trên 100 cm, có nơi kết von sắt nhôm,
khoảng 15-25%. Ở sâu dưới 70m. Thành phần cơ giới nhìn chung là thịt nhẹ đến
trung bình ở lớp mặt.
+Nhóm đất dốc tụ: được hình thành trong các thung lũng hoặc lợp thủy đồ do
quá trình rửa trôi và các sản phẩm khác từ trên núi nên thường ngập nước, phù hợp
trồng lúa nước.
Có địa hình phân mạch. Có độ cao 200-650m so với mực nước biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quốc Oai là 8598 ha được trình bày ở
bảng 3.1 như sau:

 
10
 


Bảng 3.2: Phân bố quản lý sử dụng đất ở xã Quốc Oai.
Mục đích sử dụng

Diện tích ( ha)

Tỷ lệ ( %)

- Đất lâm nghiệp

6669,60

77,89


- Đất nông nghiệp

1575,32

18,32

- Đất trồng cây lương thực

411

- Đất trồng cây chất bột

45

- Đất trồng cây thực phẩm các

55

loại
- Đất trồng cây công nghiệp và

1064,32

cây trồng khác
+ Cây điều

705

+ Cây tiêu


14,5

+ Cây dâu

2

+ Cây chè

2.5

+ Cây cà phê

70

+ Cây ca cao

60,1

+ Cây cao su

110

+ Cây ăn trái và cây khác

100,22

Đất chuyên dùng

114,26


1,33

Đất phi nông nghiệp

208,82

2.46

Tổng diện tích

8598

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh – quốc
phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH,AN –QP năm 2011 xã
Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
2.2.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
2.2.2.1 Dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo số liệu điều tra dân số của phòng thống kê xã Quốc Oai đến đầu năm
2011 dân số trong toàn xã là 3.872 nhân khẩu với 912 hộ.Trong đó dân tộc gốc địa
phương, gọi là dân tộc Mạ hay Châu Mạ có 217 hộ /899 khẩu chiếm 23,79 %; dân
tộc thiểu số phía bắc có 70 hộ /302 khẩu chiếm 7,67% và dân tộc kinh có 625
hộ/2671 khẩu chiếm 68,54%. Người dân trong xã đa số theo đạo Phật chiếm 42%
và theo thiên chúa giáo và tin lành chiếm 20,35% số hộ toàn xã; còn lại không theo
tôn giáo nào cả.

 
11
 



Bảng3.3: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai
Dân tộc

Số hộ

Kinh

Số nhân khẩu

Tỷ lệ (%)

625

2671

68,54

70

302

7,67

Gốc địa phương (Châu Mạ)

217

899


23,79

Tổng

912

3872

Thiểu số phía Bắc ( Tày và
Nùng)

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh – quốc
phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH,AN –QP năm 2011 xã
Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
2.2.2.2 Giáo dục
Trên địa bàn xã Quốc Oai gồm các trường:
- Trường Trung Học Cơ Sở Quốc Oai (với 362 học sinh).
- Trường Tiểu Học Quốc Oai (với 366 học sinh).
- Trường Tiểu Học Quốc Oai (với 194 học sinh).
2.2.2.3 Tình hình kinh tế
2.2.2.3.1 Mức sống và thu nhập
Mức thu nhập cao nhất trên địa bàn xã là 4 triệu/hộ/ha. Thấp nhất là 0.6 triệu
đồng. Về các phương tiện sinh hoạt như xe máy, radio, tivi, còn hạn chế, nghèo, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với các hộ gia đình người kinh và nhóm dân tộc tiểu số phía bắc thì thu
nhập chủ yếu từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Riêng đồng bào dân tộc trong
thôn Đạ Nhar có thu nhập chủ yếu là từ việc thu hái và khai thác các sản phẩm từ
rừng.
2.2.2.3.2 Trồng trọt
Tổng diện tích đã gieo trồng của xã Quốc Oai năm 2010 đạt 1,689 ha. Trong

đó:
- Cây lương thực: tổng diện tích gieo trồng 411 ha.
- Cây chất bột: diện tích đã gieo trồng được 45 ha.

 
12
 


- Cây thực phẩm các loại: đã gieo trồng và thu hoạch được 55 ha.
- Cây công nghiệp và cây khác: tổng diện tích gieo trồng là 1.064,32 ha.
Về năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ lực của xã năm 2010:
- Cây lúa: Năng suất trung bình cả năm đạt 32,6 tạ/ha.
- Cây điều: Năng suất trung bình từ 500 -600 kg/ha.
- Cây tiêu: Năng suất trung bình 1,2 tấn/ha.
2.2.2.3.3 Chăn nuôi
Toàn xã Quốc Oai, tổng đàn trâu có 295 con, đàn bò có 375 con, đàn heo có
800 con, tổng gia cầm các loại có khoảng 14.000 con. Tình hình chăn nuôi trên địa
bàn xã ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng, do đó không
có phát sinh dịch bệnh trong chăn nuôi.
2.2.2.3.4 Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của xã Quốc Oai có 6.699 ha. Hiện nay Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh đã giao cho 5 doanh nghiệp 1.785,8 ha. Công tác quản lý bảo vệ
rừng luôn được chú trọng.
2.2.2.3.5 Công tác khuyến nông
Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quốc Oai thường xuyên quan tâm và hỗ trợ nhân dân
trong việc sản xuất. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho người dân về giống cây
trồng mới cũng như phương thức sản xuất có hiệu quả. Mua cây cao su giống cho
28 hộ và mua cây ca cao giống cho 51 hộ trong xã. Hỗ trợ giống lúa chất lượng cao
cho 79 hộ và hỗ trợ giống ngô cho 41 hội. Mua phân bón cho các hộ chăm sóc cây

ca cao 9.260 kg, phân bón cho các hộ sản xuất lúa và ngô 14.200 kg.
2.2.2.4 Cơ sở hạ tầng
2.2.2.4.1 Giao thông
Tại xã Quốc Oai đã có các tuyến đường: đường huyện lộ trải nhựa; đường
liên thôn hay nội bộ thôn trải đá, một số đã trải nhựa được trình bày ở bảng 3.4 như
sau:

 
13
 


Bảng 3.4: Hiện trạng giao thông xã Quốc Oai
STT

Tên đường

1

Huyện lộ

2

Chiều dài

Diện tích

Chiều rộng (m)

Lộ giới (m)


800

6.5

10

800

Đường thôn 1

1,7

4

4

0,68

3

Đường vào nghĩa địa thôn 1

0,3

4

4

0,12


4

Đường thôn 5- Đạ Nhar

1,8

4

4

0,72

5

Đường thôn 2

0,6

4

4

0,24

6

Đường thôn 3

0,5


4

4

0,2

7

Đường thôn 4

3,2

4

4

1,28

8

Đường thôn 5

1,5

4

4

0,6


9

Đường thôn 6

3

4

4

1,2

10

Đường thôn 7

0,8

4

4

0,32

11

Đường vào hồ thôn 5

1,5


4

4

0,6

12

Đường thôn 2 - thôn 6

1

4

4

0,4

13

Đường thôn 4 – thôn 5

1

4

4

0,4


14

Các tuyến đường khác
Tổng cộng

(Km)

(ha)

0.48
24,9

15,24

(Nguồn: Dự thảo báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006-2010 có điều
chỉnh quy hoạch xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
2.2.2.4.2 Điện
Xã Quốc Oai đã thực hiện chương trình phủ điện nông thôn, toàn xã đã có
điện sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2.2.2.4.3 Thủy lợi
Xã Quốc Oai đã hoàn thành công trình hồ thủy lợi thôn 5, và hệ thống
mương bê tông tưới tiêu vào cuối năm 2010. Đây là bước tiến mới phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong xã.
Công tác quản lý thủy lợi luôn được quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời đối
với các thôn trong việc nạo vét kênh mương, khơi thôn dòng chảy đảm bảo việc tiêu
thoát nước phục vụ sản xuất.

 
14

 


×