LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi đã có sự hướng dẫn và giúp đỡ to lớn của
các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài trường giúp đỡ. Em xin tỏ lòng biết ơn
đến:
Ban lãnh đạo trường Đại học Tây Nguyên.
Quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giảng dạy và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường.
Thầy giáo Hồ Quốc Thông đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập và hoàn thành báo cáo này.
Cán bộ và nhân dân xã Cư M’gar đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn.
Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Tố Nga
- 1 -
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết
Cùng với sự phát triển của thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã và đang
đạt được những thành tựu to lớn, trong đó kinh tế nông nghiệp và đặc biệt là sản phẩm
cà phê chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1850[1], nhưng đến năm 1975 khi đất
nước hoàn toàn giải phóng thì sản xuất cà phê mới được chú trọng. Tuy được đầu tư
muộn nhưng sản xuất cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng, diện tích và
sản lượng tăng qua các năm, 1975 cả nước có khoảng 13 nghìn ha trồng cà phê, sản
lượng đạt 6 nghìn tấn thì đến năm 2008 diện tích trồng cà phê lên đến 525,1 nghìn ha
với sản lượng đạt 996,3 nghìn tấn[2]. Cà phê Việt Nam ngày càng được nhiều nước
biết đến hơn, lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Từ
niên vụ 2000/01 đến 2008/09 Việt Nam luôn là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế
giới chỉ sau Brazil[3], đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ, góp phần xây dựng đất
nước, nâng cao đời sống người dân sản xuất cà phê.
Cà phê là một nông phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nhưng
Việt Nam chưa khai thác được lợi thế này. Công nghệ thu hoạch và bảo quản cà phê
của nước ta còn lạc hậu dẫn đến chất lượng cà phê không ổn định. Đầu tư chế biến để
tăng giá trị thặng dư chưa nhiều do đó sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhưng chủ yếu
là xuất khẩu sản phẩm thô. Nước ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh
gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường thế giới
Ở Việt Nam, Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với đặc điểm đất đỏ bazan
rộng lớn ở độ cao 500m đến 600m so với mặt biển, phù hợp cho cây công nghiệp như
cà phê, cao su, tiêu. Trong đó, cà phê là cây công nghiệp chủ đạo ở đây. Phát huy lợi
thế so sánh của vùng, Tây Nguyên phát triển diện tích và sản lượng cà phê lên đứng
đầu cả nước. Nhưng với tiềm năng thuận lợi của vùng thì cây cà phê vẫn có thể phát
triển hơn nữa.
- 2 -
Thực tế hiện nay, hiệu quả sản xuất cà phê còn thấp chi phí người sản xuất bỏ ra
so với doanh thu cao, lợi ích từ cây cà phê mang lại chưa xứng với tiềm năng. Trong
quá trình sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề nâng cao năng suất
cây trồng và nâng cao chất lượng cà phê. Ngoài ra người sản xuất cà phê luôn đối mặt
với các rủi ro, rủi ro về thời tiết, rủi ro về dịch bệnh. Giá thành sản xuất cà phê tương
đối cao, 1 tấn cà phê nhân có giá thành khoảng 18,5 triệu đồng, đồng thời với chất
lượng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng nên giá bán thường thấp. Kết
quả là thu nhập của người sản xuất cà phê thấp so với các tác nhân trong chuỗi giá trị
cà phê, so với tổng giá trị của chuỗi giá trị cà phê[4]. Do đó cần phải có các biện pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, góp phần cải thiện đời sống người dân, tăng tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Hiệu quả sản xuất cà phê phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan như lượng mưa, nhiệt độ và các yếu tố chủ
quan như vốn, trình độ. Hiệu quả kĩ thuật là yếu tố cốt yếu để đánh giá hiệu quả sản
xuất cà phê. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kĩ thuật là các yếu tố chủ quan như
trình độ của chủ hộ, dân tộc, kinh nghiệm sản xuất cà phê, tín dụng, khuyến nông,
mức độ phụ thuộc của lao động [3], [5], [6] . Các yếu tố này có vai trò quyết định
trong quá trình sản xuất cà phê.
Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk là xã còn nhiều khó khăn, đời
sống người dân còn thấp. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở đây. Cây
cà phê là cây trồng chính của các nông hộ . Nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê là một
vấn đề quan trọng. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất đặc biệt là hiệu quả kỹ
thuật của quá trình sản xuất cà phê rất đa dạng và phức tạp Thực trạng việc sản xuất
cà phê ở đây ra sao? Hiệu quả kỹ thuật hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật? Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào? Yếu tố nào
đóng vai trò quyết định? Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản
xuất cà phê sẽ biết được mức độ ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất, từ
đó có hướng tác động tích cực đến sản xuất cà phê.
Để liên hệ thực tế với lý thuyết đã học, nâng cao kiến thức, trau dồi khả năng
thực hành nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
- 3 -
quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk
Lắk.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ước lượng hệ số hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ theo dung lượng mẫu điều
tra trên đại bàn nghiên cứu.
Xác định và phân tích những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ
thuật sản xuất cà phê.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Xem xét mối quan hệ tương quan giữa những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra
của quá trình sản xuất cà phê trên cơ sở ước lượng hệ số hiệu quả kĩ thuật.
Tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về việc xác định những yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê. Đồng thời phân tích mối quan hệ của
những yếu tố này trong điều kiện cụ thể của thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn xã
Cư M’gar. Tìm hiểu mối quan hệ của những yếu tố này và hệ số hiệu quả kỷ thuật của
các hộ sản xuất cà phê thông qua mô hình kinh tế lượng.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Thu thập số liệu 3 năm: 2008, 2009, 2010.
Đề tài được thực hiện từ 17/10/2011 đến ngày 17/11/2011.
1.3.3. Không gian:
Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk.
- 4 -
PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Cà phê
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae), Chi cà phê bao
gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Có 3 dòng cà phê chính: Cà phê chè (Coffea
arabica), cà phê vối (Coffea canephona hay Coffea robusta), cà phê mít (Coffea
excelsa). Việt Nam hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối[7].
Niên vụ cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau. Thời gian thu
hoạch tại Đắk Lắk thường kéo dài trong khoảng 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết
tháng 1 năm sau.
2.1.2. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các hoạt động diễn ra trong đời
sống, nó ở dạng vật chất có thể cân đo đếm được, người ta lấy làm thước đo trong
công việc hoặc so sánh hoạt động này với hoạt động khác về hiệu quả mang lại.
Thuật ngữ hiệu quả được dùng rộng rãi trong khoa học và đời sống hằng ngày,
trong từ điển giải thích ngôn ngữ người ta quan niệm “hiệu quả là kết quả rõ ràng”[8].
2.1.3. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kĩ thuật là một trong hai bộ phận của hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kĩ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có thể sản
xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp của các đầu vào và công nghệ cho trước[9].
2.1.4. Khuyến nông
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức
về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lí kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có
đủ khả năng tự giải quyêt các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản
xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn
mới.
- 5 -
Bản chất công việc của khuyến nông là làm công tác đào tạo nông dân (truyền
thông, huấn luyện nông dân). Mục tiêu của khuyến nông là nông dân biết và tự quyết
mọi hành động của họ; phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội cho người nông dân[10].
2.1.5. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người,thông qua hoạt động đó con
người tác động vào tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng
nhu cầu nào đó của con người.
2.1.6. Phân bón
Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc
nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với
mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh
trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao[24]. Trong đề tài sử dụng lượng phân bón
vô cơ cho là một yếu tố đầu vào của mô hình DEA để xác đinh hiệu quả sản xuất.
2.1.7. Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp hoá học được dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc
bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như
thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây [27].
2.1.8 Tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất cứ
phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời
một hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị của
hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi[25].
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Thu thập số liệu tại 14 thôn buôn thuộc địa bàn xã Cư M’gar. Số lượng hộ điều
tra tại các thôn buôn lấy theo tỷ lệ phần trăm số khẩu của từng thôn buôn trong tổng
số khẩu toàn xã.
- 6 -
Tại thôn, buôn chọn ngẫu nhiên các hộ để phỏng vấn. Từ các hộ đã phỏng vấn
chọn ra 90 hộ ngẫu nhiên để nghiên cứu.
Bảng 2.1: Phân bổ phiếu điều tra
STT Thôn, Buôn
Số lượng
(hộ)
1 Buôn Bling 12
2 Buôn Dhung 14
3 Buôn Huk A 4
4 Buôn Huk B 2
5 Buôn Kna A 7
6 Buôn Kna B 5
7 Buôn Trấp 12
8 Thôn 1 10
9 Thôn 2 8
10 Thôn 3 4
11 Thôn 4 6
12 Thôn 5 4
13 Thôn 6 5
14 Thôn 7 6
15 Tổng Cộng 99
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Nguồn tài liệu được thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội của xã Cư M’gar,
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cung cấp, từ sách báo, các tài liệu có liên quan. Ngoài
ra còn có thông tin từ các cơ quan đóng trên địa bàn xã, đoàn, hội trực thuộc xã.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
- Sử dụng phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn để thu
thập số liệu, thông tin các hộ tại địa bàn.
- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát, ước lượng trên thực tế để nhận xét,
đối chiếu kiếm tra độ chính xác của phiếu điều tra.
- Phỏng vấn những người hiểu biết tình hình của xã, hiểu biết kỹ thuật canh
tác, sản xuất để đối chiếu, kiểm tra, làm giàu thêm thông tin.
- 7 -
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu.
Phiếu điều tra được làm sạch và tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel
2003.
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này bao gồm hai phần chính.
Thứ nhất là phương pháp đường bao dữ liệu (DEA – Data Envelopment Analysis) để
ước lượng giá trị của hệ số hiệu quả kĩ thuật. Sau khi ước lượng được điểm số hiệu
quả kĩ thuật của tất cả những hộ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành áp dụng mô hình hồi
qui Tobit để nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới hiệu quả
sản xuất cà phê của địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu lần
đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978[11]. DEA dựa
trên quy hoạch tuyến tính.
Phương pháo này dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, là đường
được xác định bởi các đoạn thẳng nối các điểm sản xuất có hiệu quả, có hình nón lồi
để ước lượng hàm sản xuất. Phương pháp này gọi là phương pháp không có tham
biến. DEA được sử dụng đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
DEA gồm hai mô hình: Mô hình tối đa đầu ra với giả thiết cố định đầu vào và tối
thiểu đầu vào với giả thiết đầu ra cố định.
Mô hình nghiên cứu tối thiểu đầu vào hay sản lượng cố định (Constant returns
to scale-CRS) DEA
CRS
Giả thiết: Có N hộ, K đầu vào và M đầu ra
Ta có:
Ma trân đầu vào X = (K*N)
Ma trận đầu ra Y = (M*N)
Ma trận X, Y thể hiện đầu vào và đầu ra của N hộ. Mỗi hộ có đầu vào và đầu ra là
vector X
j
, Y
i.
)/
(
max
.
Xv
Yu
j
i
vu
′
′
với
( )
1≤
′′
XvYu
ji
i, j=1,2….,n
- 8 -
u, v ≥ 0
Trong đó:
u: khối lượng đầu ra của hộ
v: khối lượng đầu vào của hộ
Với ràng buộc v’X
j
=1. Ta có:
θ
λθ
min
,
0≥+−
λ
YY
i
0≥−
λθ
XX
i
0
≥
λ
Trong đó:
θ: là đại lượng vô hướng
λ: là vector Nx1
θ: biểu thị cho hiệu quả kỹ thuật (TE). Nếu θ = 1 nằm trên đường sản xuất hiệu quả và
đạt hiệu quả kỹ thuật. Nếu θ < 1 thì nằm dưới đường sản xuất hiệu quả và không đạt
hiệu quả kỹ thuật. Bài toán trên được chạy với N lần. Mỗi lần sẽ đưa ra sản lượng
hiệu quả cho từng hộ.
Mô hình tối đa hoá sản lượng (Variable returns to scale-VRS) DEA
VRS
Tương tự mô hình DEA
CRS
nhưng bổ sung thêm điều kiện 1’ λ=1[12].
Sau khi có được các điểm đạt hiệu quả kĩ thuật của N hộ. Chạy hồi quy Tobit để xác
định mối qua hệ tương quan, mức độ biến động của biến phụ thuộc với các biến độc
lập.
Mô hình Tobitlà mô hình được mở rộng từ mô hình probit sử dụng lần đầu
tiên bời nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình
hồi quy chuẩn được kiểm duyệt hay mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn, bởi vì
biến phụ thuộc nghiên cứu bị chặn. Mô hình Tobit giúp ta xác định mối quan hệ
tương quan biến đổi giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập[13]. Các trị số hiệu quả
kĩ thuật từ mô hình DEA nằm từ 0 đến 1 nghĩa là Y
*
j
bị chặn do đó có thể sử dụng mô
- 9 -
hình Tobit xác định sự thây đổi của các trị số hiệu quả kĩ thuật khi các biến kinh tế xã
hội thây đổi, để đưa ra một mô hình sản xuất cà phê hợp lí, đạt hiệu quả sản xuất
Mô hình Tobit giả định Y
j
là biến phụ thuộc và j = 1, 2 ,…, n thỏa mãn
Y
j
= max (Y
j
*
,0). Trong đó Y
j
*
là các biến của mô hình hồi quy tuyến tính. Trong đề
tài đó là các đi trị số hiệu quả kĩ thuật.
Y
j
*
= β’X
j
+ U
j
Khi Y
j
*
> 0 thì Y
j
=Y
j
*
Khi Y
j
*
≤ 0
X
j
là biến độc lập. β là hệ số và U
j
là phần sai số với giả thiết độc lập phân phối N(0,
Ϭ
2
). Mục tiêu là ước lượng β và Ϭ.[14]
DEA và Tobit là một trong các phương pháp phân tích kinh tế rất hữu dụng và
được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
tế nông nghiệp. Nghiên cứu vấn đề hiệu quả chi phí của các trang trại cá hồi ở Thổ
Nhĩ Kì, các tác giả dùng DEA tính toán các điểm sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật, sau
đó dùng mô hình Tobit để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả
của các nông trang trại[19]. Trong nghiên cứu hiệu qủa chi phí của việc sử dụng thuốc
trừ sâu trong sản xuất bông truyền thống và bông đã biến đổi gen, các tác giả cũng sử
dụng phương pháp tiếp cận 2 bước bao gồm DEA và Tobit để đánh giá[20]. Johannes
Sauer và Jumanne M. Abdallah sử dụng DEA và hồi quy Tobit phân tích tình hình sản
xuất thuốc lá tại Tanzania[21]. Để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên tại
tỉnh Kon Tum, tác giả Thái Thanh Hà cũng sử dụng phương pháp này trong nhiên cứu
của mình[22]. Qua đó ta thấy sử dụng DEA và hồi quy Tobit trong đề tài là hợp lí.
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
Đặc điểm địa bàn gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Các nội dung
này được tham khảo từ Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và đề
- 10 -
ra phương hướng 6 tháng cuối năm 2011 và Báo cáo tình hình thực hiện công tác 9
tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm 2011 của xã Cư M’gar huyện Cư M’gar tỉnh Đắk
Lắk.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Theo Chỉ thị 364/CT – TTg ngày 01 tháng 07 năm 1994, xã Cư M’gar, huyện
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có vị trí được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã EaHding và xã Ea Kpal
Phía Nam giáp xã Quảng Tiến
Phía Đông giáp thị trấn Quảng Phú
Phía Tây giáp xã Quảng Hiệp và xã Ea M’nang
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình tại xã có độ dốc khá lớn, và dốc theo hướng Tây Nam sang Bắc. Trên
địa bàn có 4 loại đất chính: Đất đỏ trên đá Bazan; đất dốc tụ thung lũng; đất nâu thẩm
trên đá bọt; đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan
Tổng diện tích tự nhiên là 3110 ha. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp
chiếm nhiều nhất lên đến 91,62%. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của nông
nghiệp đối với địa bàn.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất
STT Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp 2849,42 91,62
2 Đất thổ cư 59,78 1,92
3 Đất các loại khác 200,80 6,46
4 Tổng 3110 100
Nguồn: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng
3.1.1.3. Khí hậu
Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do địa hình
cao so với mặt nước biển nên khí hậu có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu
nhiệt độ gió mùa Cao nguyên, với nền nhiệt đới tương đối đều trong năm, biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm lớn, một năm có 2 mùa rõ rệt.
- 11 -
Nhiệt độ trung bình 23
0
C, nhiệt độ cao nhất 29,4
0
C, nhiệt độ thấp nhất 7,4
0
C.
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.712mm, lượng mưa cao nhất đạt
2.334mm, lượng mưa thấp nhất là 1.144mm.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1.178mm.
Về ánh sáng: Số giờ chiếu sáng hàng năm 2.890h, tháng 3 có số giờ chiếu sáng
cao nhất 260h, tháng 9 có số giờ thấp nhất 153h
Gió: Tháng 10 hướng gió chính là hướng Tây Nam, từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau là hướng Đông Bắc. Mùa mưa gió cấp 2 – 3, mùa khô gió cấp 6 – 7
có lúc cấp 10 – 11
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có mưa cao nhất là tháng 7, tháng 8, tháng 9, mưa từ 254 – 324mm/tháng. Mùa khô từ
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, tháng 1- tháng 2 hầu như không mưa.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn xã thuộc lưu vực 3 suối Ea Hding, Ea K’Nung
và Ea K’Ong, có hướng chảy từ Bắc sang Tây Nam. Ngoài 3 suối này còn có các
nhánh suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn xã. Các nhánh suối nhỏ này được bắt
nguồn từ các đồi cao đổ ra suối lớn, do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém. Vào
mùa khô nước tại các nhánh suối nhỏ cạn kiêt, 3 suối chính nước xuống thấp
Nguồn nước có xu hướng giảm, không đáp ứng đủ cho người dân sản xuất, đặc
biệt là vào mùa khô. Hiện nay có một số nơi canh tác lúa chỉ làm được một vụ vào
mùa mưa, mùa khô không đủ nước cho canh tác. Lượng nước tưới hằng năm cũng
không ổn định và đang giảm dần, không đủ đáp ứng cho sản xuất.
3.1.2. Điều kiện xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Tổng dân số toàn xã là 8.397 sinh sống tại 14 thôn, buôn. Gồm 7 thôn và 7
buôn được chia thành 3 cụm trong đó:
Cụm 1 gồm có 4 buôn: Buôn Kna A, Buôn Kna B, Buôn Huk A, Buôn Huk B.
Cụm 2 gồm có 3 buôn: Buôn Dhung, Buôn Trấp, Buôn Bling.
- 12 -
Cụm 3 gồm có 7 thôn: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6 và
Thôn 7.
Trên địa bàn xã có 4 thành phần dân tộc sinh sống: Êđê, Kinh, Nùng, Tày.
Trong đó dân tộc Êđê chiếm hơn 50% cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.2: Tình hình dân số xã Cư M’gar
STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Nhân khẩu Tỷ lệ (%)
1 Dân tộc Êđê 935 53,15 4.484 53,4
2 Dân tộc Kinh 585 33,26 2.781 33,12
3 Dân tộc Nùng 178 10,12 842 10,03
4 Dân tộc Tày 61 3,47 290 3,45
5 Tổng cộng 1.759 100 8.397 100
Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng 6 tháng cuối
năm 2011
Ngoài thành phần dân tộc đa dạng thì xã Cư M’gar có nhiều tôn giáo khác
nhau. Hiện trên địa bàn xã có 3 tôn giáo:
- Công giáo: 192 hộ với 558 khẩu.
- Phật giáo: 53 hộ với 199 khẩu.
- Tin làng:320 hộ với 1.431 khẩu.
Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ lao động thấp.
Sản xuất theo kinh nghiệm. Năng suất chưa cao, lấy công làm lời là chính
Trên địa bàn có nhiều dân tộc và tôn giáo tạo nên nhiều nét văn hoá độc đáo,
đa dạng cho địa phương nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra nhiều khó khăn cho quản
lý, phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
3.1.2.2. Giáo dục
Hiện nay xã có 5 gồm 1 trường cấp II, 3 trường cấp 1 và 1 trường mẫu giáo.
Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ dạy và học đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Trong năm học 2009 – 2010 tại các trường trên địa bàn có:
659 học sinh trung học cơ sở.
728 học sinh tiểu học.
Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS
đúng độ tuổi. Việc phổ cập giáo dục cho nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí còn
- 13 -
thấp. Tỉ lệ người mù chữ còn cao. Chưa tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
3.1.2.3. Y tế
Là một nơi thường xuyên bị dịch bệnh tấn công nên công tác y tế luôn được xã
chú trọng.Trạm y tế xã tổ chức công tá tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác
phòng chống dịch bệnh, tăng cường chống các loại bệnh xã hội. Thực hiện chương
trình chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng văn hoá sức khởe. Khám chữa bệnh cho trẻ em
dưới 6 tuổi, người nghèo, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
3.1.2.4. Tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên 3110 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích
lớn. Đất chưa sử dụng chiếm 0,05% so với tổng diện tích, nhưng 1,5 ha đất chưa sử
dụng này chủ yếu là đất bằng thuận lợi cho sử dụng, cần đầu tư khai thác, tránh lãng
phí tài nguyên đât.
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất tại xã Cư M’gar
STT Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp 2849,42 91,62
2 Phi nông nghiệp 259,08 8.33
3 Chưa sử dụng 1,5 0.05
4 Tổng 3110
Nguồn: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng
Đất sản xuất nông nghiệp tại địa bàn bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thuỷ sản trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm
diện tích lớn nhất. So với diện tích đất nông nghiệp thì đất nuôi trồng thuỷ sản không
đáng kể, như vậy tại địa bàn sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng trọt.
Đất sản xuất nông nghiệp 2849,42 ha
- Đất trồng cây hàng năm: 659,75 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 2182,64 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,03 ha
Đất phi nông nghiệp là 259,08 ha trong đó
- 14 -
- Đất ở 59,78 ha
- Đất chuyên dùng 138,9 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,28 ha
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 50,12 ha
Đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất bằng) 1,5 ha
3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng
Giao thông tại xã có tỉnh lộ 8 đi qua với 7 Km đường nhựa từ thị trấn Quảng
Phú đến Buôn Dhung, còn lại là đường cấp phối. Các đường liên thôn, liên buôn có
chiều rộng từ 3 – 6m tuy nhiên chưa nhựa hoá nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi
lại và vận chuyển của dân cư.
Đã có đường dây điện đến tất cả các thôn buôn, cung cấp đầy đủ điện cho sản
xuất và sinh hoạt. Việc sử dụng điện trong sản xuất đã tiết kiệm được nhiều chi phí
cho người dân đặc biệt là trong khâu tưới tiêu.
Hệ thống thuỷ lợi luôn được quan tâm, thường xuyên kiểm tra mương nội
đồng, triển khai nạo vét, đảm bảo cho sản xuất. Tuy vậy do dệ thống thuỷ lợi chủ yếu
do người dân xây dựng, chưa có quy hoạch cụ thể trong toàn xã. Cơ sở vật chất phục
vụ cho hệ thống đã quá hạn dùng nhưng vẫn chưa được đổi mới. Nên lượng nước
phân bổ chưa đều, đến mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập úng, gây bất lợi cho sản
xuất, đặc biệt là sản xuất lúa. Riêng sản xuất cà phê một số hộ trồng tự chủ động
nguồn nước tưới cho mình bằng cách đào giếng[15].
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê
Có rất nhiều nghiên cứu về cây cà phê đã được công bố. Các nghiên cứu này
đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê, hiệu quả kĩ thuật của sản xuất
cà phê.
Bùi Quang Bình trong đề tài “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở
Tây Nguyên” phân tích năng suất cận biên của sản xuất cà phê với các yếu tố đầu vào
là lao động, phân chuồng, phân hóa học đã đưa ra đánh giá yếu tố tác động manh nhất
là lao động, lao động bao gồm 2 chỉ tiêu là ngày công và trình độ[16]. Amadou
- 15 -
Nchare đã đưa ra hàm sản xuất của sản xuất cà phê với các biến độc lập là tổng diện
tích trồng cà phê, lao động, phân hóa học, thuốc trừ sâu, năm tuổi của cây cà phê,
khấu hao máy móc thiết bị của sản xuất cà phê. Các yểu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ
thuật của sản xuất cà phê bao gồm tuồi, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ, tổng thành
viên trong gia đình, khuyến nông, tín dụng, hội nông dân, sự đa dạng chủng loại cà
phê, khoảng cách từ nhà đến nơi trồng cà phê[17]. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê, Hồ Quốc Thông nghiên cứu cá biến độc lập
của sản xuất cà phê là lao động, chi phí cho phân bón vô cơ, chi phí cho phân bón hữu
cơ cho thuốc trừ sâu, tổng lượng nước tưới,và tuổi của vườn cây; các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê bao gồm tuổi, số năm đi học, thâm
niên sản xuất cà phê của chủ hộ, dân tộc, khuyến nông, tín dụng và tỷ lệ trẻ em phụ
thuộc[13].
Dựa trên các cơ sở trên, trong đề tài sử dụng các biến độc lập của sản xuất cà
phê là lao động, phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, để ước lượng hệ số hiệu quả kỷ thuật
của các hộ sản xuất cà phê. Vì giá lao động khác nhau và có nhiều loại phân, thuốc trừ
sâu khác nhau nên không thể quy đổi về cùng đơn vị vật lí. Do đó quy đổi các yếu tố
trên thành các biến có giá trị bằng tiền tại thời điểm nông hộ sử dụng. Sau đó nghiên
cứu sự ảnh hưởng tới tính hiệu quả sản xuất cà phê của các yếu tố kinh tế xã hội tuổi,
số năm đi học, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, nguồn dân tộc, tín dụng, tỷ lệ trẻ em
phụ thuộc.
Bảng 3.4: Các biến của sản xuất cà phê
Biến Tên biến
Y Năng suất (Kg/ha)
X
1
Lao động (Công/ha)
X
2
Phân bón vô cơ (Kg/ha)
X
3
Thuốc trừ sâu (Kg/ha)
X
4
Lượng nước tưới (m
3
)
Số liệu các biến trên, biến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cà phê thu
thập tại địa bàn sử dụng để xác định hiệu quả kĩ thuật được mô tả ở bảng sau:
Bảng 3.5 Thống kê mô tả các biến X
- 16 -
X1 X2 X3 X4
Mean 171,1451 1628,9337 3,7982 2402,8333
Standard Error 4,8077 9,.9083 0,6518 7,.20401
Median 170 1500 1,585 2340
Mode 170 2000 0 2240
Minimum 15,46 71,43 0 1060
Maximum 450 616,.67 45 7100
Sum 15403,06 14660,.037 341,84 216255
Count 90 90 90 90
Qua các số liệu trên cho thấy tại địa bàn mức độ đầu tư cho sản xuất không
đồng đều, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các yếu tố cho thấy khoảng biến thiên của
các yếu tố lớn.
Bảng 3.6: Các biến kinh tế xã hôi ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật
Biến Tên biến
Z
1
Nguồn dân tộc (Tại chỗ =1, nhập cư=0)
Z
2
Tỉ lệ phụ thuộc lao động
Z
3
Giáo dục (Năm)
Z
4
Kinh nghiệm
Z
5
Khuyến nông
Z
6
Tín dụng
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng kinh nghiệm là điều hiểu biết có được do
tiếp xúc với thực tế, do từng trải[23]. Kinh nghiệm sản xuất cà phê trong đề tài được
tính theo số năm sản xuất cà phê của người lao động.
Biến nguồn dân tộc bao gồm dân tộc tại chỗ và dân tộc nhập cư. Tại địa bàn xã
dân tộc tại chỗ hầu hết là dân tộc Êđê chiếm 53,4%, dân tộc nhập cư là những người
từ các nơi khác đến sinh sống tại địa bàn, xã Cư M’gar có các dân tộc nhập cư là
Kinh, Nùng, Tày.
Tỉ lệ phụ thuộc lao động được xác định bằng tỉ số của số người ngoài độ tuổi
lao động và tổng số khẩu trong một hộ.
Tỉ lệ phụ thuộc lao động =
- 17 -
Số người ngoài độ tuổi lao độngngoài độ
tuổi lao đông
Tổng số khẩu
Bảng 3.8: Thống kê mô tả biến Z
Các yếu tố kinh tế xã hội trên có giá trị phân bố rộng. Về giáo dục số người
không đi học phổ biến tại địa bàn, đây là một điểm yếu của địa bàn. Thêm một điều
bất lợi nữa là số hộ được tiếp xúc với tín dụng còn ít. Kinh nghiệm sản xuất cà hê nơi
đây khá cao, tỉ lệ phụ thuộc lao động thấp, hai yếu tố này thuận lợi cho sản xuất phát
triển kinh tế nơi đây.
3.2.2 Hiệu quả kĩ thuật sản xuất cà phê:
Kết quả phân tích theo mô hình DEA
CRS
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9: Hệ số hiệu quả kĩ thuật
Efficiency
0,727 1,000 0,431 0,726 0,935 0,665
0,667 0,467 0,638 0,449 0,729 1,000
0,584 0,599 0,372 0,462 1,000 0,579
0,493 0,742 0,680 0,466 0,623 0,860
0,655 0,717 1,000 0,858 0,741 0,506
0,431 0,460 0,622 0,521 0,400 0,633
0,529 0,771 0,000 0,394 0,444 0,921
0,746 0,766 0,529 0,439 0,000 0,438
0,513 0,424 0,620 0,575 1,000 0,617
0,762 1,000 0,408 0,904 0,568 0,852
0,568 0,743 0,609 0,723 0,000 0,664
0,351 0,607 0,382 0,932 0,000 0,171
0,421 0,697 0,368 0,620 0,622 0,638
1,000 0,616 0,744 0,000 0,515 0,586
- 18 -
Giáo
dục
Kinh
nghiệm
Tín
dụng
Tỉ lệ
phụ
thuộc
lao
động
Mean 5,9556 14,1000 20,8778 0,2376
Standard Error 0,4195 0,5978 2,7822 0,0243
Median 7 15 10 0,2
Mode 0 16 0 0
Minimum 0 3 0 0
Maximum 14 25 110 0.92
Sum 536 1269 1879 21,38
Count 90 90 90 90
0,482 0,744 0,237 0,404 0,414 0,944
Trong mẫu điều tra có 7 hộ sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật, chiếm 7,78% so với
dung lượng mẫu, với các yếu tố đầu vào cố định các hộ này đã đạt năng suất tối ưu.
Hệ số kĩ thuật trung bình đạt 0,5940 nghĩa là trung bình các hộ trên địa bàn sản xuất
đạt hiệu quả 59,40%. Với các yếu tố lao động, phân bón, thuốc trừ sâu, lượng nước
tưới như đã đầu tư trung bình các hộ nơi đây có thể tăng sản lượng trên một ha tối đa
là thêm 40,6%.
Bảng 3.10: Phân tổ hệ số hiệu quả kĩ thuật
Hệ số
kĩ thuật Số hộ
Tỷ lệ
(%)
0-10% 5 0,0556
10%-20% 1 0,0111
20%-30% 1 0,0111
30%-40% 5 0,0556
40%-50% 18 0,2000
50%-60% 13 0,1444
60%-70% 18 0,2000
70%-80% 14 0,1556
80%-90% 3 0,0333
90%-100% 12 0,1333
Tổng 90 1
Ε
0.5940
Các điểm hiệu quả kĩ thuật từ 40% đến 50% và 60% đến 70% có số hộ nhiều
nhất, có cùng tỉ lệ là 0,2 so với dung lượng mẫu
- 19 -
3.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội
Kết quả mô hình Tobit
Tobit regression Number of obs = 90
LR chi2(6) = 19.00
Prob > chi2 = 0.0042
Log likelihood = -15.081642 Pseudo R2 = 0.3864
E| β Sai số chuẩn t P>|t| Cận dưới Cận trên
+
Z1| .0935521 .065747 1.42 0.158 037193 .2242972
Z2| .2613663 .1189228 2.20 0.031 .0248752 .4978574
Z3| 0037934 .0076476 -0.50 0.621 0190014 .0114146
Z4| .0128827 .0048751 2.64 0.010 .003188 .0225774
Z5| .0616783 .0558156 1.11 0.272 0493172 .1726739
Z6| .0028449 .0011277 2.52 0.014 .0006024 .0050875
_cons | .2493845 .1036921 2.41 0.018 .0431814 .4555876
+
Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa thống kê khi t > 1,96 và P
<0,05. Mô hình trên có P = 0,0042 nghĩa là độ tin cậy của mô hình trên 95%, mô hình
có ý nghĩa thống kê. Biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập 38,64%.
- 20 -
Tổng hợp các yếu tố kinh tế xã hội, nguồn dân tộc, tỉ lệ phụ thuộc lao động, giáo dục,
kinh nghiệm, khuyến nông, tín dụng giải thích cho các hệ số hiệu quả kĩ thuật
38,64%.
Biến nguồn dân tộc có cận trên là 0,2242972, mang giá trị dương, cận dưới là
-0,037193 mang giá trị âm. Cận trên và cận dưới trái dấu nên không đáng tin cậy.
Thực vậy t = 1,42 và P = 0,158 trong khi đó kiểm định phù hợp khi t > 1,96 và P <
0,05 do đó không đáng tin cậy. Hệ số hồi quy β = 0,0935521 nghĩa là dân tộc tại chỗ
sản xuất hiệu quả hơn dân tộc nhập cư và yếu tố nguồn dân tộc ảnh hưởng đến hiệu
quả kĩ thuật là 9,36%. Nhưng điều này chưa thể khẳng định trong toàn xã vì độ tin cậy
thấp.
Tỉ lệ phụ thuộc lao động ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất cà phê thể
hiện qua dấu và giá trị của hệ số hồi quy của biến Z2 β = 0,2613663. Điều này là hoàn
toàn có thể tin cậy được vì t = 2,20 và P = 0,025, độ tin cậy trên 95% đồng thời cận
trên và cận dưới đều mang các giá trị không âm. Như vậy số người ngoài độ tuổi lao
động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, theo kết quả mô hình thì khi tỉ lệ phụ
thuộc lao động tăng thêm một đơn vị thì hiệu quả kĩ thuật tăng thêm 26,14%. Sản xuất
nông nghiệp có những đặc thù riêng nên những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có
thể tham gia sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc thù này lí giải cho kết
quả mô hình của biến tỉ lệ phụ thuộc lao động.
Theo mô hình thì giáo dục làm giảm hiệu quả sản xuất, nếu tăng thời gian đi
học thêm một năm thì hiệu quả kĩ thuật giảm 0,3%. Nhưng kết luận này không đáng
tin cậy cho toàn xã vì độ tin cậy thấp thể hiện qua t < 1,96, P > 0,05 và cận trên cận
dưới trái dấu. Mô hình chưa thể khẳng định được tác động của yếu tố giáo dục, cần có
một nghiên cứu lớn hơn để xác định sự ảnh hưởng của yếu tố giáo dục đến hiệu quả
sản xuất cà phê.
Tác động của giáo dục đến sản xuất cà phê có thể lí giải một phần vì yếu tố
kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm tăng hiệu quả sản xuất, hệ số hồi quy β = 0,0128827
cho biết nếu tăng cứ tăng thêm một năm kinh nghiệm sản xuất cà phê thì hiệu quả kĩ
- 21 -
thuật sẽ tăng thêm 1,3%. Độ tin cậy lên đến trên 95% vì t có giá trị cao 2,64 và
P=0,10 đổng thời cận trên cận dấu cùng mang giá trị dương.
Khuyến nông có tác dụng tích cực đến hiệu quả kĩ thuật trong mẫu điều tra,
nhưng không thể kết luận cho tổng thể vì t < 1,96, P > 0,05 và cận trên cận dưới trái
dấu nên độ tin cậy thấp. Để khẳng đinh được vai trò của khuyến nông cần có nghiên
cứu lớn hơn.
Hệ số hồi quy của biến tín dụng là 0,0028449, t > 1,96, P<0,05, cận trên và cận
dưới trái dấu. Nghĩa là khi tín dụng có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, biến
tín dụng tăng thêm một đơn vị trong một giới hạn nào đó thì làm hiệu quả kĩ thuật
tăng thêm 0,28% và điều này hoàn toàn có thể tin cây được.
Các biến phù hợp có thể đại diện cho tổng thể, độ tin cậy cao bao gồm tỉ lệ phụ
thuộc lao động, kinh nghiệm, tín dụng thì biến tỉ lệ phụ thuộc lao động có tác động
tích cực nhất thể hiện qua hệ số hồi quy β = 0,2613663 lớn nhất so với hệ số hồi quy
của các biến còn lại. Như vậy tại địa bàn xã, lao động là một yếu tố quan trọng. Trao
dồi thêm kinh nghiệm sản xuất cà phê, gia tăng tín dụng sẽ làm tăng hiệu quả kĩ thuật
của sản xuất cà phê
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Chính quyền
Có các biện pháp hỗ trợ sản xuất thích hợp cho dân tộc nhập cư và dân tộc
nhập cư, để có sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc.
Hạn chế các thủ tục vay vốn phức tạp tạo điều kiện cho người dân tiếp cận
nguồn vốn dễ dàng.
Công tác khuyến nông cần đi sâu đi sát hơn, đến với từng người dân. Giúp
người dân tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cà phê. Tổ chức nhiều
lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV… đáp ứng
nhu cầu học hỏi cho người sản xuất, nâng cao hiểu biết cho nông dân để họ tổ chức
sản xuất một cách có hiệu quả
Lao động tại địa bàn dồi dào nhưng trình độ còn thấp, cần mở lớp phổ cập
giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân. Nâng cao hiệu quả lao đông.
- 22 -
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất.
3.3.2. Nông dân
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người sản xuất với
nhau, trao dồi kiến thức sản xuất. Thây đổi tác phong làm việc. Nâng cao hiệu quả lao
động.
Tích cực tham gia các chương trình khuyến nông. Nâng cao tinh thần học hỏi,
mạnh dạn tiếp cận khoa học kĩ thuật, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng cường
đầu tư cho sản xuât.
Chủ động các nguồn lực sản xuất, không trông chờ ỷ lại vào các hỗ trợ của nhà
nước.
Trong quá trình sản xuất phải theo dõi, ghi chép quá trình sản xuất của mình để
sản xuất có khoa học.
PHẦN 4: kẾT LUẬN
Xã Cư M’gar có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất cà phê, nhưng các hộ
sản xuất nơi đây vẫn chưa tận dụng được các lợi thế để sản xuất cây cà phê đạt hiệu
quả, Với các yếu tố đầu vào cố định của quá trình sản xuất thì sản lượng cà phê vẫn
còn có thể gia tăng. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần thây đổi các yếu tố kinh
tê xã hội theo hướng tích cực và thích hợp. Để đạt được kết quả như mong muốn thi
cần sự nỗ lực và hợp tác từ phía người dân và chính quyền, sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- 23 -
Tài liệu tham khảo:
[1] de Fontenay, P., & Leung, S. (2002). Managing commodity price fluctuations in
Vietnam’s coffee industry. APSEG Economics and Development Working Papers.
[2] Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, (2011). Trích xuất tại:
/> />[3] Ho, T, (2011). Analysis of Socio-economic factors affecting small -holder coffee
production in the Krong Ana Watershed, Vietnam. Change. University of Hawaii at
Manoa.
[4] Bùi Tuấn, (2008). Kết quả thực hiện thử nghiệm chuổi giá trị cà phê cho đồng bào thiểu
số. Rural Development Đắk Lắk.
- 24 -
[5] Illukpitiya, P., & Yanagida, J. F. (2010). Farming vs forests: Trade-off between
agriculture and the extraction of non-timber forest products. Ecological Economics, 69(10),
1952-1963. doi:10.1016/j.ecolecon.2010.05.007
[6] Nchare, A. (2007). Analysis of factors affecting the technical efficiency of arabica coffee
producers in Cameroon. African Economic Research Consortium, Nairobi
[7] Nguyễn Văn Thái, (2005). Bài giảng Cây Cà phê. Khoa nông lâm nghiệp, Trường
Đại học Tây Nguyên.
[8] Cao Ngọc Thông, (2003). Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê kinh doanh tại xã Ea
Kao thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây
Nguyên.
[9] Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh, (2005). Tin học ứng dụng trong ngành
nông nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[10] Nguyễn Văn Long, (2006). Giáo trình khuyến nông. Trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
[11] Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Thành Cường, (2010). Phân tích hiệu quả kĩ thuật
trong ngành chế biến thuỷ sản Khánh Hoà. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thuỷ sản
[12] Lokugam H.P. Gunaratne và PingSun Leung, (1997). Productivity analysis of
Malaysian cultured shrimp industry. Network of Aquaculture Centers in Asia-Pacific,
Bangkok, Thailand, 2001.
[13] Mai Văn Nam, (2005). Giáo trình Kinh tế lượng. Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Cần Thơ
[14 John McDonald, 2009. Using least squares and tobit in second stage DEA
efficiency analyses. European Journal of Operational Research 197 (2009) 792-798
[15] Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng 6
tháng cuối năm 2011, (2011). Uỷ ban Nhân dân xã Cư M’gar.
[16] Bùi Quang Bình, (2007). Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây
Nguyên. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(22)2007.
- 25 -