Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO CỦA RỪNG THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii ) TRỒNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NAM HẢI VÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN BÁ TUYÊN

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii ) TRỒNG TẠI RỪNG
PHÒNG HỘ NAM HẢI VÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN BÁ TUYÊN

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii ) TRỒNG TẠI RỪNG
PHÒNG HỘ NAM HẢI VÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. LÊ HUỲNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Cảm ơn quý
thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến ThS. Lê Huỳnh, thầy giáo trực
tiếp hướng dẫn Tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, thầy đã dành nhiều thời
gian quý báu và tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới chú Hồ Ngọc Lượng hạt phó, chú
Phan Thế Dũng hạt trưởng cùng tất cả các cô, chú đang công tác tại hạt kiểm lâm
quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thu thập số liệu ngoài hiện trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn Đặng Thị Bền Vững đã quan tâm, hỗ trợ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Chân thành gửi lời cảm ơn ba, mẹ đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho con trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, tập thể lớp DH07QR đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

Sinh viên
Nguyễn Bá Tuyên

ii


TÓM TẮT
Đề tài “định lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông hai lá (Pinus
merkusii Jungh. et de Vriese) trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân, thành phố Đà
Nẵng” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011 với 24 ô tiêu chuẩn, diện
tích mỗi ô là 1000 m2 (20 x 50 m), ô được chọn ngẫu nhiên và đại diện theo các cấp
tuổi khác nhau (mỗi cấp tuổi 6 ô).
Kết quả thu được của đề tài bao gồm:
Trữ lượng rừng thông hai lá theo tuổi: Trữ lượng ở tuổi 16 là 70,8 m3/ha, tuổi
21 là 146 m3/ha, tuổi 25 là 196,5 m3/ha và tuổi 28 là 222,5 m3/ha.
Sinh khối gỗ khô của rừng thông hai lá theo tuổi: Sinh khối gỗ khô của rừng
thông ở tuổi 16 là 46 tấn/ha; tuổi 21 là 75,4 tấn/ha; tuổi 25 là 112,7 tấn/ha và tuổi 28
là 144,6 tấn/ha.
Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng thông hai lá: Tổng sinh khối trên mặt
đất của rừng thông ở tuổi 16 là 67,3 tấn/ha; tuổi 21 là 110 tấn/ha; tuổi 25 là 164,5
tấn/ha và tuổi 28 là 211,1 tấn/ha.
Tổng sinh khối của rừng thông hai lá: Tổng sinh khối của rừng thông ở tuổi
16 là 82 tấn/ha; tuổi 21 là 134,3 tấn/ha; tuổi 25 là 200,7 tấn/ha và tuổi 28 là 257,6
tấn/ha.
Tổng lượng cacbon tích tụ của rừng thông hai lá: Tổng lượng cacbon tích tụ
của rừng thông ở tuổi 16 là 44,3 tấn/ha; tuổi 21 là 72,5 tấn/ha; tuổi 25 là 108,4
tấn/ha và tuổi 28 là 139 tấn/ha.
Tổng lượng CO2 hấp thụ của rừng thông hai lá: Tổng lượng CO2 hấp thụ của
rừng thông ở tuổi 16 là 162,6 tấn/ha; tuổi 21 là 266,1 tấn/ha; tuổi 25 là 397,8 tấn/ha
và tuổi 28 là 510,5 tấn/ha.

Năng lực hấp thụ CO2 của rừng thông hai lá trồng tại rừng phòng hộ Nam
Hải Vân có giá trị quy đổi thành tiền là 862262,8 Euro.

iii


SUMMARY
Subject "Quantitative absorption of CO2 by two leaf pine (Pinus merkusii
Jungh. Et de Vriese) forests grow at the Hai Van Nam, Da Nang City" was
conducted from March to July 2011 with 24 plots, each box is an area of 1000 m2
(20 x 50 m), cells were randomly selected and representative of different age levels
(each level of age 6 cells).
The results of the research include:
Two-leaf pine forest reserves with age: Reserves at age 16 is 70.8 m3/ha, age
21 is 146 m3/ha, age 25 is 196.5 m3/ha and age 28 is 222.5 m3/ha.
Biomass dry wood of pine leaves in two years: dry biomass of pine wood at
age 16 is 46 tons / ha; age 21 is 75.4 tons / ha; age 25 is 112.7 tons / ha and the age
of 28 is 144.6 tons / ha.
Total above-ground biomass of two leaf pine forest: total above-ground
biomass of pine trees at age 16 is 67.3 tons / ha; age 21 is 110 tons / ha; age 25 is
164.5 tons / ha and age 28 is 211.1 tons / ha.
The total biomass of the two leaf pine forest: total biomass of the forest at the
age of 16 is 82 tons / ha; age 21 is 134.3 tons / ha; age 25 is 200.7 tons / ha and the
age of 28 is 257.6 tons / ha.
Total carbon accumulation of forest mitral:Total carbon accumulation of
forest at the age of 16 is 44.3 tons /ha; age 21 is 72.5 tons /ha; age 25 is
108.4 tons / ha and age 28 is 139 tons / ha.
Total CO2 absorption of two leaf pine forest: The total amount of CO2
absorbed by the forest at the age of 16 is 162.6 tons / ha; age 21 is 266.1 tons / ha;
age 25 is 397.8 tons / ha and age 28 is 510.5 tons / ha.

CO2 absorption capacity of the two-leaf pine forests growing in Nam Hai
Van is monetized value is 862,262.8 Euro

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................ i
Cảm tạ .................................................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ................................................................................................ viii
Danh sách các hình................................................................................................. x
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................. 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Khái niệm về sinh khối .................................................................................... 4
2.1.1 Một số nghiên cứu sinh khối trên thế giới .................................................... 4
2.1.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước ...................................................... 6
2.2 Hấp thụ CO2 .................................................................................................... 7
2.2.1 Những vấn đề liên quan đến CO2 ................................................................. 7
2.2.2 Phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp ................................... 9
2.2.2.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng ..................................... 9
2.2.2.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường .................................... 9
2.2.2.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích ...................................................... 10
2.2.2.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần ................................ 10

2.2.2.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể .................................................... 11
2.2.2.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác .................................................... 11
2.2.2.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng............................................... 11
2.2.3 Những nghiên cứu về CO2 ................................................................................................................... 12

v


2.2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới ..................................................... 12
2.2.3.2 Những nghiên cứu về CO2 trong nước....................................................... 13
2.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 14
2.3.1 Phân bố .......................................................................................................... 14
2.3.2 Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 15
2.3.3 Công dụng ..................................................................................................... 15
2.3.4 Kỹ thuật trồng ............................................................................................... 16
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ......................................................................... 16
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ............................................................. 16
2.4.1.1 Vị trí địa lý và diện tích lâm phần .............................................................. 16
2.4.1.2 Địa hình địa thế .......................................................................................... 16
2.4.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng .............................................................................. 17
2.4.1.4 Khí hậu – thủy văn ..................................................................................... 17
2.4.1.5 Kinh tế - xã hội ........................................................................................... 20
2.4.2 Đặc điểm tài nguyên sinh vật rừng ............................................................... 21
2.4.2.1 Đặc điểm các hệ sinh thái .......................................................................... 21
2.4.2.2 Đặc điểm tài nguyên sinh vật rừng ............................................................ 23
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
3.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 25
3.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 25
3.3 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.5 Phương Pháp Nghiên Cứu

.......................................................................... 26

3.5.1 Ngoại nghiệp ................................................................................................. 26
3.5.2 Nội nghiệp ..................................................................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 31
4.1 Đặc điểm phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn) .... 31
4.1.1 Phân bố số cây theo đường kính ................................................................... 31
4.1.2 Phân bố số cây theo chiều cao....................................................................... 34

vi


4.2 Tương quan giữa chiều cao và đường kính ..................................................... 37
4.3 Mối tương quan giữa số cây (N) theo tuổi (A) ................................................ 40
4.4 Sinh trưởng của rừng trồng thông hai lá tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân ..... 42
4.4.1 Mối tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A) ..................................... 42
4.4.2 Mối tương quan giữa chiều cao với tuổi ....................................................... 44
4.4.3 Quy luật sinh trưởng về thể tích ................................................................... 46
4.4.3.1 Hình số (f1,3 ) cây thông hai lá ................................................................... 46
4.4.3.2 Tương quan giữa tuổi (A) với thể tích (V) của cây.................................... 46
4.5 Trữ lượng rừng thông theo tuổi ........................................................................ 48
4.6 Sinh khối .......................................................................................................... 50
4.6.1 Sinh khối gỗ khô (W_gk) cho một ha ........................................................... 50
4.6.2 Tổng sinh khối trên mặt đất (W_tmđ) cho một ha ........................................ 51
4.6.3 Tổng sinh khối tính cho một ha qua các năm (W_t) ..................................... 52
4.7 Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể ................................................................ 52
4.7.1 Tổng lượng cacbon tích tụ (Ct) của 1ha rừng thông hai lá trồng tại rừng
phòng hộ Nam Hải Vân.......................................................................................... 53

4.7.2 Tổng lượng CO2 hấp thụ của 1ha rừng thông hai lá trồng tại rừng
phòng hộ Nam Hải Vân.......................................................................................... 53
4.8 Lượng giá bằng tiền khả năng tích tụ các bon của rừng .................................. 55
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 56
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 56
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 61

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Lượng sinh khối của các kiểu rừng ở Australia ..................................... 9
Bảng 2.2 Lượng mưa ở Hải Vân và vùng phụ cận ................................................ 18
Bảng 2.3 Chỉ số khô hạn tại khu vực Hải Vân ...................................................... 18
Bảng 2.4 Các chỉ số nhiệt ẩm khu vực Hải Vân .................................................... 19
Bảng 3.1 Hệ số quy đổi tính CO2 hấp thụ dựa vào trữ lượng của thông hai lá ..... 30
Bảng 4.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng thông nhựa qua
các năm và các đặc trưng mẫu ............................................................................... 32
Bảng 4.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng thông nhựa qua
các năm và các đặc trưng mẫu .............................................................................. 35
Bảng 4.3 Các hàm thử nghiệm mối tương quan giữa chiều cao và
đường kính của rừng thông hai lá trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân ............ 38
Bảng 4.4 Bảng tương quan của chiều cao theo đường kính. ................................. 39
Bảng 4.5 Các hàm thử nghiệm mối tương quan giữa số cây với tuổi ................... 41

Bảng 4.6 Bảng tương quan giữa số cây (N) và tuổi (A) ........................................ 41
Bảng 4.7 Các hàm thử nghiệm tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A) ... 43
Bảng 4.8 Bảng tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A) ............................ 43
Bảng 4.9 Bảng các hàm thử nghiệm tương quan giữa chiều cao (Hvn)
và tuổi (A) .............................................................................................................. 45
Bảng 4.10 Bảng tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A) ............................. 45
Bảng 4.11 Các hàm thử nghiệm tương quan giữa thể tích (V) và tuổi (A) ........... 47
Bảng 4. 12 Bảng tương quan giữa thể tích với tuổi của rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân................................................................... 47
Bảng 4.13 Trữ lượng của rừng thông qua các tuổi tính cho 6000 m2 ................... 49
Bảng 4.14 Trữ lượng của rừng thông qua các tuổi tính cho 1 ha .......................... 49
Bảng 4.15 Sinh khối gỗ khô của rừng thông hai lá trồng tại rừng
phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi .................................................................... 51

viii


Bảng 4.16 Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng thông hai lá trồng tại
rừng phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi............................................................. 51
Bảng 4.17 Tổng sinh khối của rừng thông hai lá trồng tại rừng
phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi .................................................................... 52
Bảng 4.18 Tổng lượng cacbon tích tụ của 1ha rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi ............................................. 43
Bảng 4.19 Tổng lượng CO2 hấp thụ của 1ha rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi .............................................. 54
Bảng 4.20 Giá trị bằng tiền về khả năng hấp thụ CO2 của 1ha
rừng thông hai lá qua các năm. .............................................................................. 55

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Chu trình CO2 trong tự nhiên ................................................................. 7
Hình 2.2 Cây thông nhựa....................................................................................... 15
Hình 4.1 Sự phân bố số cây theo đường kính của rừng thông nhựa qua
các năm khác nhau ................................................................................................. 33
Hình 4.2 Sự phân bố số cây theo chiều cao của rừng thông nhựa qua
các năm khác nhau ................................................................................................ 36
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa đường kính và chiều cao
của rừng thông hai lá trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân .............................. 39
Hình 4.4 Mối tương quan giữa số cây với tuổi của rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân................................................................... 41
Hình 4.5 Mối tương quan giữa đường kính với tuổi của rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân................................................................... 44
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao với tuổi
của rừng thông hai lá trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân ............................... 45
Hình 4.7 Tương quan giữa tuổi với thể tích của thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân................................................................... 48
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn trữ lượng của một ha rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi .............................................. 50
Hình 4.9 Phân bố tổng lượng CO2 tích tụ của 1ha rừng thông hai lá
trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân qua các tuổi. ............................................. 54

x



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A : Tuổi
C : Carbon
Ct : Tổng lượng cacbon tích tụ của một ha
C1,3 : Chu vi thân tại tầm cao 1,3m
C0 : Chu vi thân tại gốc
C1 : Chu vi thân tại tầm cao 1m
Cn : Chu vi thân tại tầm cao n(m)
CO2 : Carbon Dioxide – các bon níc.
cs : cộng sự
ctv : Cộng tác viên
CDM : Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch
CV : Hệ số biến động
DNA : Cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM
D1,3 : Đường kính tại vị tri 1,3 m
EC : European Commission - Ủy ban Châu Âu
ET : Buôn bán khí thải
EU : European Union - Liên minh Châu Âu
F : Trắc nghiệm Fisher
f1,3 : Hình số thân cây
GPS : Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Hmen thân : Chiều cao men thân
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính phủ về biến
đổi khí hậu.
M : Trữ lượng
N : Số cây
S : Độ lệch tiêu chuẩn

xi



S2 : Phương sai mẫu
Sk : Độ lệch phân bố
Ex : Độ nhọn phân bố
K : Độ thon
R : Biên độ biến động
TB : Trung bình
V : Thể tích
W : Sinh khối
W_gk : Sinh khối gỗ khô
W_tmđ : Sinh khối trên mặt đất
W_t : Tổng sinh khối
WMO : Tổ chức khí tượng thế giới
WWF : World Wide Fund - Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế Giới
UNFCCC : United Nations Frame Convention on Climate Change - Công ước
khung của Liên hợp quốc vế biến đổi khí hậu
UNEP : United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc.
Y : Biến phụ thuộc
X : Biến độc lập

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây.
Tuy nhiên nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái

(UNFCCC, 2005b). Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn
hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng
hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt
nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực
đoan (WWF).
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của
nồng độ của khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1% bầu khí quyển nhưng có vai
trò như tấm chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà
nhiệt độ sẽ thấp hơn khoảng 300oC nếu như không có khí nhà kính. Các hoạt động
của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất (vd. phá rừng để canh tác nông nghiệp) và hoạt động công nghiệp
làm dày thêm “lớp chăn” bao phủ này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Theo ước tính
của IPCC, khí các-bon-níc (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn
cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai
đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng
10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005b).
Để chống lại sự biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các
hệ sinh thái trên trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ

1


thể hóa bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi
khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công
nghiệp phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 1). Nghị định thư cũng đưa ra 3 cơ chế
linh hoạt để giúp cho các nước này đạt được nghĩa vụ của mình là các cơ chế “Đồng
thực hiện”(JI); “Cơ chế phát triển sạch”(CDM) và “Buôn bán khí thải”(ET)
(UNFCCC, 2005c). Theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) đề xuất bởi Nghị định thư,

những dự án giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính nhằm chống lại biến đổi khí
hậu và tăng cường phát triển bền vững của các nước đang phát triển (Các nước
thuộc Phụ lục 2) có thể nhận được tín dụng từ những nước phát triển (Các nước
thuộc Phụ lục 1). Việc thực hiện Nghị định thư Kyôtô tạo cơ hội cho các nước đang
phát triển nhận được những giá trị kể cả kinh tế và môi trường cho phát triển bền
vững, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới (Bonnie and Schwartzman, 2003). Cơ
chế phát triển sạch cũng sẽ làm gia tăng sự quan tâm của các bên có liên quan trong
việc phát triển rừng trồng bền vững ở các nước đang phát triển. Trong khi các vấn
đề về chính trị, xã hội, thể chế còn đang được thảo luận để nâng cao hiệu quả thực
hiện Nghị định thư Kyôtô, nhằm quản lý có hiệu quả khí nhà kính và đánh giá được
đúng đắn ảnh hưởng của nó đối với trái đất, cộng đồng khoa học quốc tế vẫn đang
cố gắng làm sáng tỏ tiềm năng của các bể hấp thụ cácbon, vai trò và đóng góp của
hệ sinh thái rừng trong chu trình cácbon, triển vọng và biện pháp tăng khả năng
đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Rừng được mệnh danh là lá phổi xanh khổng lồ của trái đất. Rừng là bể chứa
cacbon (C), đóng vai trò quan trọng trong cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. Ước
tính lượng C giữ trong sinh khối và đất gấp 3 lần lượng C có trong khí quyển và
khoảng 35% khí nhà kính trong khí quyển là hậu quả của nạn phá rừng trong quá
khứ và 17% lượng phát thải khí này là do nạn phá rừng liên tục hiện nay. Toàn bộ
lượng C dự trữ được tạo bởi kết quả của sự hấp thu khí CO2 từ khí quyển và chuyển
về dạng chất hữu cơ thực vật. Điều này cho thấy nếu tăng lượng C dự trữ trong môi
trường sinh thái sẽ có khả năng giảm lượng CO2 là một phương pháp cơ bản. Do đó
việc làm sáng tỏ tiềm năng của các bể hấp thụ cacbon, vai trò của hệ sinh thái rừng

2


trong chu trình cacbon, biện pháp tăng khả năng đóng góp của hệ sinh thái rừng
trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới
quan tâm. Thị trường C ra đời, việc thương mại hóa C được coi như một giải pháp

có tính lâu dài về hiệu quả kinh tế. Cơ chế phát triển sạch (CDM) được thiết lập
trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto mục tiêu cơ bản là hướng tới phát triển bền
vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính phát thải định
lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề cần phải giải quyết là làm thế
nào để tính toán, định lượng được khả năng tích tụ C của rừng làm cơ sở xây dựng
cơ chế chi trả các dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới việc nghiên
cứu để lượng hóa những giá trị về mặt môi trường đã được thực hiện còn ở Việt
Nam chỉ mới có một vài nghiên cứu gần đây. Trước tình hình đó chúng tôi thực
hiện đề tài “ Định lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông hai lá (Pinus
merkusii Jungh. et de Vriese) trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân, thành phố Đà
Nẵng ” để góp thêm tài liệu nghiên cứu và lượng giá được khả năng tích tụ cacbon
của rừng trồng thông hai lá tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân.
1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
* Ngoại nghiệp : từ đầu tháng 3 năm 2011 đến cuối tháng 4 năm 2011.
* Nội nghiệp : - Phân tích số liệu : từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 5 năm 2011
- Viết luận văn và chỉnh sửa : từ đầu tháng 6 đến 15 tháng 7 năm
2011.
* Địa điểm nghiên cứu: Rừng phòng hộ Nam Hải Vân
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và kinh phí hạn hẹp, nên đề tài chỉ có thể
tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng là đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn),
thể tích (V), trữ lượng (M), sinh khối thân cây, xem xét mối tương quan giữa chúng
với tuổi. Kế thừa số liệu nghiên cứu của Ngô Đình Quế và cộng sự về hệ số quy đổi
cacbon hấp thụ của rừng thông hai lá để từ đó xác định lượng hấp thụ CO2 của rừng
thông hai lá trồng tại rừng phòng hộ Nam Hải Vân.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng ( vea.gov.vn ). Sinh
khối của thực vật là khối lượng tươi của chúng trên một đơn vị diện tích (sinh khối
tươi) hay khối lượng vật chất khô kiệt sau khi được sấy khô kiệt trong phòng thí
nghiệm ( sinh khối khô ).
Sinh khối thực vật nói chung, cây rừng nói riêng là nguồn năng lượng có thể
tái tạo được. Nghiên cứu sinh khối nhằm tạo ra nhiều nguồn năng lượng sinh khối
phục vụ đời sống con người là con đường giải quyết năng lượng hiệu nghiệm mà
con người đã và đang tiến hành (Lê Hồng Phúc, 1996).
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp, để đánh giá sức sản xuất của rừng, đánh
giá định lượng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng thì có rất nhiều
chỉ tiêu để xác định và một trong những chỉ tiêu quan trọng là sinh khối.
2.1.1 Một số nghiên cứu sinh khối trên thế giới
Từ xưa đến nay, Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học xây dựng
phương pháp nghiên cứu sinh khối của rừng. Trong số đó có thể kể như:
Wood Well (1965) và Whitaker (1968) đã đề ra phương pháp thu hoạch để
nghiên cứu năng suất sơ cấp tuyệt đối, các tác giả đã đề nghị chọn những ô tiêu
chuẩn điển hình, chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn, cân xác định trọng lượng.
Phương pháp này có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nên hiện nay ít được sử
dụng (Trương Văn Vinh, 2006).
Năm 1967 Newbuld đã đề xuất phương pháp cây mẫu để nghiên cứu xác
định sinh khối và năng suất quần xã thực vật từ các ô tiêu chuẩn. Phương pháp này
đã được nhiều nhà khoa học thống nhất và áp dụng.

4


Theo Art và Marks (1971), một héc ta rừng rụng lá ôn đới trưởng thành có

sinh khối khoảng 422 tấn, rừng nhiệt đới là 415 tấn, rừng ôn đới thường xanh là 575
tấn (Trích dẫn từ Nguyễn Văn Thêm, 2001).
Năm 1982, Canell,M.G.R đã công bố công trình “Sinh khối và năng suất sơ
cấp rừng thế giới” trong đó có tập hợp 600 công trình đã được xuất bản về sinh khối
khô của thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1200 lâm
phần thuộc 46 quốc gia trên thế giới. Trong đó có 16 quốc gia có tài liệu về sinh
khối thông (pinus). Tất cả các loài thông ở 16 quốc gia này chủ yếu là các loài
thông ở vùng ôn đới, ( trích dẫn từ Lê Hồng Phúc, 1996).
Michael và ctv (1998) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất trên mặt đất của
các quần thể rừng ngập mặn ở vườn Quốc gia Biscayne, Florida, Mỹ từ sau cơn bão
Andrew (1992) đã chỉ ra chức năng quan trọng của cấu trúc tự nhiên của quần thể
trong việc chống bão của hệ thống rừng ngập mặn. Theo đó, đặc biệt kích thước và
sự phân bố của các bộ phận cấu thành sinh khối có vai trò rất lớn đến khả năng
chống bão của rừng.
Akira và ctv (2000) đã nghiên cứu sinh khối và kích thước rễ dưới mặt đất
với tổng sinh khối là 437,5 tấn/ha và tỉ lệ sinh khối trên mặt đất và rễ của Dà vôi
(Ceriops tagal) ở nam Thái Lan là 1,05, sinh khối thân là 53,35 tấn/ha, cành: 23,61
tấn/ha; lá: 13,29 tấn/ha; rễ trên mặt đất: 1,99 tấn/ha và dưới mặt đất là 87,51 tấn/ha.
Các tác giả sử dụng 77 cây để ước lượng sinh khối trong khu vực với diện tích ô
tiêu chuẩn là70 m2 (7 m x10 m).
Komiyama (2006) nghiên cứu rừng ngập mặn ở phía đông Thái Lan với
những loài cây ưu thế như đước đôi, mắm trắng và xu ổi có chiều cao từ 17m trở
lên. Tác giả ước lượng sinh khối kể cả rễ là 11,02 tấn/ha/năm. Trong đó, sản lượng
trên mặt đất 10,49 tấn/ha/năm và ước lượng CO2 hấp thụ trung bình trong đất là
2,24 tấn C/ha/năm.

5


2.1.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước

Ở nước ta có đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sinh khối trên các loại cây
khác nhau. Năm 1990, Đỗ Đình Sâm nghiên cứu sinh khối lượng rơi ở rừng thông
Việt Nam công bố tại Leningrat, kết quả nghiên cứu các lâm phần thông ba lá tự
nhiên 30-40 tuổi, đã chỉ ra rằng sự phân hủy lượng rơi lá cung cấp cho đất Ca, K, P,
Mg có quan hệ tới sự tích lũy Si, Al, Fe trong đất, (dẫn theo Lê Hồng Phúc, 2006).
Lê Hồng Phúc, 1996 đã có công trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng,
sinh khối và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya) vùng Đà Lạt, Lâm
Đồng”. Tác giả đã kết luận rằng mật độ rừng trồng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng,
tăng trưởng, sinh khối và năng suất của rừng.
Võ Đại Hải ( 2008 ) đã tiến hành nghiên cứu xác định sinh khối cây cá thể
keo lai theo cấp đất và tuổi, xây dựng được mối quan hệ giữa sinh khối với các
nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu. Đề tài tiến hành nghiên cứu sinh khối tươi cây cá
thể và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu, nghiên cứu sinh khối
khô cây cá thể và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu, nghiên cứu
mối quan hệ sinh khối tươi với sinh khối khô cây cá thể. Kết quả cho thấy, sinh khối
cây cá thể keo lai có sự biến đổi rất lớn theo các cấp đất và các giai đoạn tuổi khác
nhau. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể keo lai chủ yếu tập trung vào sinh khối thân
49,8%. Giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cây cá thể keo lai với các nhân tố điều
tra lâm phần như D13, Hvn, A và giữa sinh khối khô với sinh khối tươi có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau.
Vũ Văn Thông, 1998 đã nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá thể và
lâm phần keo lá tràm tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả cũng đã thiết lập được một số
mô hình dự đoán sinh khối cây cá thể bằng phương pháp sử dụng cây mẫu. Theo kết
quả nghiên cứu thì dạng hàm W = a + bD1,3 và LnW = a + bLnD1,3 mô tả tốt mối
quan hệ giữa sinh khối các bộ phận với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính. Tuy nhiên,
đề tài này cũng mới dừng lại ở việc nghiên cứu sinh khối các bộ phận trên mặt đất,
chưa tiến hành nghiên cứu sinh khối rễ và lượng vật rơi.

6



2.2 Hấp thụ CO2
Chu trình CO2 trong tự nhiên được mô tả qua hình 2.1

(Nguồn : />
Hình 2.1 Chu trình CO2 trong tự nhiên
2.2.1 Những vấn đề liên quan đến CO2
Các bằng chứng thu thập được trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước cho
thấy sự tăng lên đáng kể của nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã dấy lên sự quan
tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên là các nhà nghiên cứu khí hậu.
Tuy nhiên, cũng phải mất hàng chục năm sau, vào năm 1988, Ban Liên chính phủ
về Biến đổi Khí hậu mới được thành lập bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)
và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Tổ chức này đã đưa ra báo cáo
đánh giá lần đầu tiên vào năm 1990 trên cơ sở nghiên cứu và ý kiến của 400 nhà
khoa học trên thế giới. Bản báo cáo đã kết luận, hiện tượng nóng lên toàn cầu là có
thật và cần phải có những hành động kịp thời để đối phó với hiện tượng này
(UNFCCC, 2005b).
Những kết quả của Ban Liên chính phủ đã thúc giục cộng đồng quốc tế thành
lập Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Thượng
đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển – hay còn gọi là “Hội nghị thượng
đỉnh Trái đất” – tại Rio de Janeiro năm 1992, Công ước đã được thông qua. Mục

7


tiêu của Công ước là nhằm ngăn ngừa những hoạt động có hại của loài người đến hệ
khí hậu trên trái đất. Công ước có hiệu lực năm 1994. Cho đến nay, trên toàn thế
giới, đã có 189 nước ký kết Công ước (UNFCCC, 2005a).
Sự ra đời của Nghị định thư Kyoto năm 1997 với cam kết cắt giảm 5% lượng
khí nhà kính (so với mức của năm 1990) trong vòng 5 năm, từ 2008 đến 2012, của

37 nước công nghiệp phát triển và Cộng đồng châu Âu (EC) đã tạo điều kiện cho sự
hình thành và phát triển của một loại thị trường đặc biệt - thị trường buôn bán sự
phát thải. Khí CO2 là khí do các ngành công nghiệp thải ra và chiếm chủ yếu trong 4
loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Trên thị trường các bon, việc mua bán các bon hay
chính xác hơn là việc mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín
dụng các bon (carbon credit). Mỗi một công ty gây ô nhiễm sẽ có một hạn mức thải
CO2 nhất định mà nếu muốn vượt quá hạn mức này cần phải bỏ tiền ra mua thêm
hạn mức, gọi là tín dụng cacbon. Tín dụng cacbon có thể được thông qua đầu tư một
số dự án góp phần làm giảm phát thải CO2 hoặc được mua lại từ các công ty khác.
Nghị định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch - CDM - mở ra cơ hội cho
các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực
hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, hạn
chế tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông
nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp...góp phần
phát triển đất nước mình theo hướng bền vững.
Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương tham gia tích cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động
của biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời
điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là
DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào
các dự án CDM quốc tế. Đó là:
1. Tham gia hoàn toàn tự nguyện.
2. Phê chuẩn công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và
ký kết nghị định thư Kyoto.

8


3. Thành lập DNA của quốc gia.
2.2.2 Phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp

2.2.2.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được
tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng
(thông thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Carbon thường được
tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn
hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.
Lượng sinh khối của rừng phụ thuộc chủ yếu vào tổ thành loài cây, độ phì
của đất và tuổi rừng. Gifford (2000) đã tính được lượng sinh khối cho các kiểu rừng
ở Australia ở bảng 2.1 dưới đây (Grierson và ctv., 1992; Gifford, 2000) dẫn bởi
Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006.
Bảng 2.1: Lượng sinh khối của các kiểu rừng ở Australia
(Nguồn dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)
Mật độ sinh
khối

Mật độ sinh khối

Kiểu rừng

(tấn/ha)

Kiểu rừng

(tấn/ha)

Rừng kín cao

450

Rừng mở thấp


200

Rừng kín trung bình

356

Trảng cây gỗ cao

200

Rừng kín thấp

300

Trảng cây gỗ trung bình

150

Rừng mở cao

279

Trảng gỗ thấp

100

Rừng mở trung bình

272


Rừng trồng

244

2.2.2.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phương pháp đo đếm trực
tiếp truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác
nhau cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra,
khi tiến hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường
không được đo đếm.

9


2.2.2.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính
tổng sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp
này bao gồm ba bước:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra;
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây bằng cách
nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng carbon trong gỗ;
3. Tính tổng sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh khối
(tỷ lệ giữa tổng sinh khối /sinh khối thân).
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã được sử dụng
để tính sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự
nhiên nhiệt đới (Brown và Lugo, 1984; Gifford, 1992; Grierson và ctv., 1992;
Schroeder, 1992; Brown, 1996, 1997; Gifford, 2000; IPCC, 2000, 2003). IPCC cho
rằng, phương pháp này có sai số lớn nếu sử dụng tỷ lệ mặc định, vì vậy cần thiết
phải xác định hệ số chuyển đổi cho từng loại rừng, từng địa phương cụ thể (IPCC,

2000). “Hệ số chuyển đổi là tỷ số giữa tổng sinh khối trên bề mặt đất với sinh khối
gỗ có giá trị thương mại”, hệ số chuyển đổi có quan hệ khá chặt chẽ với chiều cao,
đường kính, tiết diện ngang, tuổi và tổng lượng cácbon trên mặt đất của lâm phần
(Kirscbaum, 2000; Snowdon và ctv, 2000), (Dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh
Trung, 2006).
2.2.2.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ,
tuổi, chiều cao tầng trội, và thậm chí các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với
nhau và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này được
sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ carbon cho lâm phần.
Hạn chế chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng
nhất định số liệu các nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương
trình. Tổng tiết diện ngang, mật độ là những nhân tố điều tra dễ đo đếm. Tuổi rừng
cũng có thể xác định ở những lâm phần được quản lý tốt hoặc có thể ước lượng từ

10


chiều cao tầng trội. Tuy nhiên, những giá trị này thông thường không được chỉ ra ở
các nghiên cứu sinh khối. Các biến khí hậu và tính chất đất cũng có thể được sử
dụng để xây dựng các phương trình tương quan cho lâm phần, nhưng rất khó khăn
để thu thập được những số liệu này.
2.2.2.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ carbon
là dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá thể, trong đó có hàm lượng carbon trong
các bộ phận của cây (Snowdon và ctv, 2000). Theo phương pháp này, sinh khối cây
cá lẻ được xác định từ mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá
thể như chiều cao, đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của
các nhân tố này… của cây.
Y (sinh khối, hấp thụ carbon) = f (nhân tố điều tra cây cá thể). (f: hàm số)

2.2.2.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng carbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C=H*E*D
Trong đó H là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ (wood
density) và E là hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính
được lượng carbon và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác (Snowdon và
ctv, 2002).
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng lượng carbon bị mất do
khai thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng carbon của rừng
và động thái của biến đổi carbon trong rừng.
2.2.2.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần
mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng.
Sinh khối và hấp thụ carbon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên
thế giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm
hiểu được phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được

11


những điểm chung để phân loại mô hình. Rất nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại
mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau.
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê dựa trên những đo đếm của sinh trưởng và các
điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến các quá trình sinh lý
học.
2. Mô hình động thái /mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế hóa sinh, lý sinh
trong hệ sinh thái và sinh vật.
3. Mô hình hỗn hợp, kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên đây để
xây dựng mô hình hỗn hợp.
2.2.3 Những nghiên cứu về CO2

2.2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới
MacDicken. K.G. (1997) đã có công trình “Hướng dẫn theo dõi sự tích lũy
cacbon ở các dự án trồng rừng và hệ thống nông lâm kết hợp”. Hướng dẫn này mô
tả một cách hệ thống những phương pháp với mức chi phí thấp để theo dõi sự tích
lũy cacbon với 3 kiểu sự dụng đất: rừng trồng, rừng tự nhiên, hệ thống Nông Lâm
kết hợp. Hệ thống đánh giá sự thay đổi các bon trong bốn bể chứa chính, đó là: sinh
khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, đất và lớp vật rụng.
Subarudi và ctv, 2004 đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự
án CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của
các hộ nông dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một
số tỉnh ở Indonesia và được cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho
thấy trữ lượng các bon hấp thụ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra một tấn các
bon là 35,6– 45,9 USD. Một tấn C tương đương với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán
một tấn CO2 từ 9,5 đến 12,5 USD. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bài
học và khuyến cáo cho việc thực hiện những dự án tiếp theo.
Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên cứu vai trò
của rừng ngập mặn trong hấp thụ carbon ở tỉnh Trat, Thái Lan với phương pháp
phân tích hàm lượng các bon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy
lượng carbon trung bình chứa trong ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata, R.

12


×