Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ nam hòn khô, thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Đức Ngại

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHỊNG HỘ NAM HỊN KHƠ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Đức Ngại

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHỊNG HỘ NAM HỊN KHƠ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Đức Ngại

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LỒI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHƠ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HỊA

Chun ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Đức Ngại

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LỒI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHƠ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
hình ảnh và các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Nha Trang, ngày 30 tháng 9 năm 2009

Phan Đức Ngại


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến:
- PGS.TS Trần Hợp, người đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q

trình thực hiện luận văn.
- Quý thầy cô giảng dạy khoa Sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
- Quý thầy cô giảng dạy khoa Sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia
TP.HCM.
- TS. Phạm Văn Ngọt, giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
- TS. Viên Ngọc Nam, giảng viên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
- Quý thầy cô Ban giám hiệu và đồng nghiệp giảng dạy trường CĐ Sư phạm Nha
Trang – tỉnh Khánh Hồ.
- Q cơ chú Phân viện điều tra quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Nam Trung Bô –
tỉnh Khánh Hồ.
- Ths. Bùi Minh Sơn, Trường phịng khí tượng – Đài khí tượng thuỷ văn Nam
Trung Bộ - Nha Trang – Khánh Hoà.
- CN. Trần Giỏi, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Khánh Hoà.
- UBND thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hồ
- Sở Khoa học và cơng nghệ tỉnh Khánh Hồ.
- Phịng Tài ngun mơi trường thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hồ
Đã đóng góp khơng nhỏ trong thành cơng ngày hơm nay, xin được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, Ba, Má, Vợ và các bạn bè thân thiết đã động
viên giúp đỡ rất nhiều về tinh thần và vật chất để tơi hồn thành luận văn này.

Phan Đức Ngại


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5
1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phịng
hộ ven biển, trong và ngồi nước................................................................................5
1.2. Khái quát các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật của rừng
phòng hộ ven biển ......................................................................................................6
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên......................................................................................6
1.2.2. Nhân tố con người...........................................................................................19
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
2.1. Phương pháp luận...............................................................................................24
2.2. Phương pháp nhiên cứu cụ thể...........................................................................25
2.2.1. Tổng hợp tư liệu và tài liệu đã có ...................................................................25
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ...................................................................25
2.2.3. Khảo sát, thu thập số liệu ở thưc địa...............................................................26
2.2.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học..................................................................28
2.2.5. Lập danh mục thực vật....................................................................................29
2.2.6. Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật ..........................................................29
2.2.7. Cách lấy mẫu đất về phân tích ........................................................................31
2.2.8. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu...............................................................31
Chương 3: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN .............................................................33


3.1. Thành phần lồi thực vật của rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn Khơ – Tp. Nha
Trang – Tỉnh Khánh Hòa ..........................................................................................33
3.1.1. Nhân tố bản địa ...............................................................................................33
3.1.2. Nhân tố di cư ...................................................................................................39
3.1.3. Giới thiệu một số loài thực vật của rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn Khơ –
Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa ............................................................................40
3.2. Các kiểu quần xã thực vật ..................................................................................74

3.2.1. Kiểu rừng trên đất dốc ở chân.........................................................................74
3.2.2. Kiểu rừng trên đất dốc ở sườn.........................................................................87
3.2.3. Kiểu rừng trên đất dốc ở sườn gần đỉnh........................................................104
3.3. Nhận xét hiện trạng về mối quan hệ giữa loài, quần xã thực vật của rừng phịng
hộ ven biển Nam Hịn Khơ – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa...........................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

HST:

Hệ sinh thái

Otc:

Ô tiêu chuẩn

WWF:

Quỹ Quốc tế và Bảo vệ thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tần suất hướng gió thịnh hành (%) ..........................................................11

Bảng 1.2: Hướng gió ứng với các cấp tần suất (%) ..................................................12
Bảng 1.3: Bảng các yếu tố khí hậu Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà.................14
Bảng 1.4: Bảng kết quả phân tích nhóm đất cát ở rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ
Thành phố Nha Trang – Khánh Hồ.........................................................................16
Bảng 1.5: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa khơng được bồi (P), chua ở rừng
phịng hộ Nam Hịn Khơ Thành phố Nha Trang – Khánh Hồ ................................16
Bảng 1.6: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa có tầng gley (Pg) ở rừng phịng
hộ Nam Hịn Khơ Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ...........................................17
Bảng 1.7: Bảng kết quả phân tích nhóm đất xám bạc màu (Xb) ở rừng phịng hộ
Nam Hịn Khơ Thành phố Nha Trang – Khánh Hồ ................................................17
Bảng 1.8: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) ở rừng
phòng hộ Nam Hịn Khơ Thành phố Nha Trang – Khánh Hồ ................................18
Bảng 1.9: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) ở rừng
phòng hộ Nam Hịn Khơ Thành phố Nha Trang – Khánh Hồ ................................18
Bảng 3.1. Mơt số lồi thực vật bản địa phân bố ở rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ –
Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hoà ................................................................33
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả xử lí 20 ơ tiêu chuẩn ..........................................110


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và bản đồ
khoanh vùng nghiên cứu đa dạng loài và quần xã thực vật rừng phịng hộ Nam Hịn
Khơ – Thành phố Nha Trang ......................................................................................8
Hình 1.2.: Giản đồ vũ nhiệt Gaussen – Walter có bổ sung của Thái Văn Trừng .....14
Hình 3.1. Combretum deciduum Coll. et Hemsley. - Trâm bầu. Combretaceae ......41
Hình 3.2. Lantana camara L. - Thơm ổi. Verbenaceae............................................42
Hình 3.3. Calotropis gigantea (Willd.) Dryand ex Ait. f.- Bồng bồng .
Asclepiadaceae..........................................................................................................43
Hình 3.4. Leucoena leucocephala (Lamk.) de Wit.- Me keo. Fabaceae...................44
Hình 3.5. Caesalpinia pubercens (Desf.) Hatting - Móc mèo. Fabaceae .................45

Hình 3.6. Trema orientalis (L.) Bl. - Trần mai. Ulmaceae .......................................46
Hình 3.7. Connarus cochinchinensis (Baill.) Pierre – Lốp bốp nam. Connaraceae .46
Hình 3.8. Capparis annamemsis (Bak.f.) Jac. - Cáp Trung bộ. Capparaceae ..........47
Hình 3.9. Ipomoea obscura (L). Ker-Gawl. - Bìm bìm mơ. Convolvulaceae ..........47
Hình 3.10. Clitoria ternatea L.- Đậu biếc. Fabaceae................................................49
Hình 3.11. Chromolaena odorata (L.) R. King et H.Rob.- Cỏ lào. Asteraceae .......49
Hình 3.12. Ocinum tenuiflorum L. - Hương nhu tía. Lamiaceae ..............................50
Hình 3.13 Sida acuta Burm. f.- Ké lá nhỏ. Malvaceae.............................................51
Hình 3.14. Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle - Trinh nữ cao. Fabaceae ..52
Hình 3.15. Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand.- Đậu vẩy ốc. Fabaceae ..........53
Hình 3.16. Crotalaria pallida Aiton (C. Mucronata Desv., C. striata DC.) - Lục lạc.
Fabaceae....................................................................................................................54
Hình 3.17. Gomphrena celosioides Mart. - Nở ngày đất. Amaranthaceae ..............54
Hình 3.18. Triunfetta grandidens Hance - Ké đay. Tiliaceae..................................55
Hình 3.19. Canavalia ensiformis (L.) DC. - Đậu rựa. Fabaceae ..............................55
Hình 3.20. Ipomoea eriocarpa R. Br. – Bìm bìm lơng. Convolvulaceae .................56
Hình 3.21. Indigofera spicata Forssk. var. spicata - Đậu tràm. Fabaceae ................57
Hình 3.22. Tridax procumbens L. – Cúc mui. Asteraceae........................................58


Hình 3.23. Homonoia riparia Lour. - Rù rì. Euphorbiaceae ....................................58
Hình 3.24. Acacia farnesiana (L.) Willd. - Keo thơm. Fabaceae.............................59
Hình 3.25. Buchanania reticulata Hance - Mơ ca. Anacardiaceae ..........................60
Hình 3.26. Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze – Nhân trần dại. Lamiaceae ...61
Hình 3.27. Securinega virosa (Willd.) Pax et Hoffm. - Phèn trắng..........................62
Hình 3.28. Breynia fruticosa (L.) Hook.f. – Bồ cu vẽ. Euphorbiaceae ....................62
Hình 3.29. Desmos chinensis Lour. – Giẻ. Annonaceae ..........................................63
Hình 3.30. Capparis thorelii Gagnep. var. pranensis Pierre ex Gagnep. - Dây quần
quân. Capparaceae.....................................................................................................64
Hình 3.31. Niebuhria siamensis Kurz - Chan chan. Capparaceae ............................65

Hình 3.32. Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Rau mỏ. Asclepiadaceae.................65
Hình 3.33. Annona squamosa L. – Na. Annonaceae ................................................66
Hình 3.34. Glochidion velutinum Wight - Bọt ếch. Euphorbiaceae .........................67
Hình 3.35. Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. - Hà thủ ơ trắng. Asclepiadaceae 68
Hình 3.36. Elaeocarpus decipiens Hemsl. – Cơm. Elaeocarpaceae .........................68
Hình 3.37. Derris elliptica (Sweet) Benth. - Dây mật. Fabaceae .............................69
Hình 3.38. Lagerstroemia calyculata Kurz – Bằng lăng ổi. Lythraceae .................70
Hình 3.39. Kopsia harmandiana Pierre ex Pit.- Trang tây. Apocynaceae ...................71
Hình 3.40. Anacardium occidentale L.- Đào lộn hột. Anacardiaceae ......................72
Hình 3.41. Mangifera minutifolia Evrard. – Xồi. Anacardiaceae...........................73
Hình 3.42. Hiện trạng rừng ở chân núi ven biển – rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ ..78
Hình 3.43. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 1 - ở chân núi ven biển – rừng phịng hộ
Nam Hịn Khơ ...........................................................................................................79
Hình 3.44. Phẫu đồ dọc ơ tiêu chuẩn số 1 - ở chân núi ven biển – rừng phòng hộ
Nam Hịn Khơ ...........................................................................................................80
Hình 3.45. Hiện trạng rừng ở chân núi ven biển giáp khu quy hoạch dân cư – rừng
phòng hộ Nam Hịn Khơ ...........................................................................................84
Hình 3.46. Phẫu đồ ngang ơ tiêu chuẩn số 2 - ở chân giáp với khu quy hoạch dân
cư – rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ..........................................................................85


Hình 3.47. Phẫu đồ dọc ơ tiêu chuẩn số 2 - ở chân giáp với khu quy hoạch dân cư
– rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ................................................................................86
Hình 3.48. Hiện trạng rừng ở sườn núi ven biển giáp với biển đông và khu du lịch
bãi tiên – rừng phòng hộ Nam Hòn Khơ..................................................................89
Hình 3.49. Phẫu đồ ngang ơ tiêu chuẩn số 3 - ở sườn giáp với biển đông và khu du
lịch bãi tiên – rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ............................................................90
Hình 3.50. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 3 - ở sườn giáp với biển đông và khu du
lịch bãi tiên– rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ.............................................................91
Hình 3.51. Hiện trạng rừng ở sườn núi giáp với khu quy hoạch dân cư – rừng

phịng hộ Nam Hịn Khơ ...........................................................................................95
Hình 3.52. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 4 - ở sườn giáp với khu quy hoạch dân
cư – rừng phòng hộ Nam Hịn Khơ..........................................................................96
Hình 3.53. Phẫu đồ dọc ơ tiêu chuẩn số 4 -

ở sườn giáp với khu quy hoạch dân cư

– rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ................................................................................97
Hình 3.54. Hiện trạng rừng ở sườn núi ven biển giáp với biển đông – rừng phịng hộ
Nam Hịn Khơ .........................................................................................................101
Hình 3.55. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 10 -

ở sườn núi gần biển đơng – rừng

phịng hộ Nam Hịn Khơ .........................................................................................102
Hình 3.56. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 10 -

ở sườn núi gần biển đơng – rừng

phịng hộ Nam Hịn Khơ .........................................................................................103
Hình 3.57. Hiện trạng rừng ở sườn gần đỉnh núi – rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ
.................................................................................................................................107
Hình 3.58. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 5 -

ở sườn gần đỉnh – rừng phịng hộ

Nam Hịn Khơ .........................................................................................................108
Hình 3.59. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 5 - ở sườn gần đỉnh – rừng phịng hộ Nam
Hịn Khơ ..................................................................................................................109



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khánh Hòa là một trong các tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ: phía bắc
giáp với tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây, tây nam giáp với
tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và phía đơng giáp với biển đơng. Khánh Hịa có tổng diện
tích đất tự nhiên 519.725 ha, trong đó vùng đồi núi chiếm gần 90% diện tích. Độ
che phủ rừng tồn tỉnh là 38,7% tổng diện tích rừng tự nhiên với diện tích rừng lên
tới 181.789,49 ha, và có trữ lượng là 17.287.334 m3. Trong đó, rừng phịng hộ có
diện tích 99.261,18 ha, chiếm 54,6% tổng diện tích rừng, và có trữ lượng 9.923.034
m3, chiếm 57,4% trữ lượng rừng tồn tỉnh. Nơi đây có điều kiên tự nhiên rất thuận
lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển, kinh tế vườn đồi và đặc biệt là phát
triển ngành du lịch. Nhưng đồng thời, nơi đây đang đối mặt với những thách thức
về sự ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn trữ lượng tự
nhiên diễn ra ngày càng tăng mà nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế không bền
vững, sự gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa nhanh. Từ đó, giảm sút về chất lượng, số
lượng và vẽ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên, nơi cư trú của những động vật
hoang dã, nguy cơ làm giảm sự đa dạng sinh học (ĐDSH) và ảnh hưởng tới sự phát
triển du lịch và kinh tế của tỉnh. Thực tế này, đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của
các nhà khoa học, các nhà quản lí cũng như chính quyền địa phương. [17, tr.6- 13,
tr.54-55].
Nha Trang là thành phố có diện tích rừng là 1.985,25 ha, chiếm 0,11% diện
tích rừng tồn tỉnh, với độ che phủ là 7,9 % (thấp nhất so với các huyện thị trong
tỉnh), và có trữ lượng 52.638 m3, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất [17,
tr.12-13]. Rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khơ – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh
Hịa có tổng diện tích 1000 ha, ở vĩ độ: từ điểm cực Nam 12o29’08” đến điểm cực
Bắc 12o33’28”; kinh độ: từ điểm cực Tây 109o18’73” đến giáp biển Đơng
109o24’32, có đường bờ biển dài khoảng 14 km, Phía Tây là đồi núi cao, nơi cao

nhất 374,1m, nơi thấp nhất 5m so với mặt nước biển. Nơi đây, có những yếu tố
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các quần xã thực vật trên núi đá ven biển


2

nhiệt đới gió mùa. Rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn khơ là nơi cư trú của nhiều
lồi sinh vật đặc sắc trên núi đá, là nơi cung cấp nguồn sống cho người dân, đồng
thời nơi đây có ý nghĩa rất lớn trong việc điều tiết khí hậu, cải thiện mơi trường cho
Thành phố Nha Trang.
Hiện nay, rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn Khơ – Tp. Nha Trang – Tỉnh
Khánh Hòa đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của con người như chặt phá rừng
để lấy gỗ củi, lấy đất làm rẩy đã và đang làm diện tích rừng ở đây bị chia cắt
nghiêm trọng, nguồn tài nguyên sinh vật bị suy giảm, số lượng cá thể đã và đang
giảm đi một cách rõ rệt, một số lồi có nguy cơ bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ
sinh thái.
Do đó, việc nghiên cứu đa dạng lồi và quần xã của rừng phòng hộ ven biển
Nam Hòn Khô nhằm hướng tới việc thống kê, xác định thực trạng suy thoái của các
nguồn tài nguyên thực vật, phục hồi và bảo vệ các dạng sinh cảnh, các loài quý
hiếm, hạn chế tác động làm biến đổi môi trường, đồng thời đề xuất biện pháp trồng
rừng hiệu quả, góp phần cải thiện mơi trường, điều tiết khí hậu cho Thành phố Nha
Trang và định hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật. Tạo sự
cân bằng sinh thái góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững, thân thiện với môi
trường cho Thành phố Nha Trang.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, điều tra đa dạng lồi và quần xã thực vật của rừng phịng hộ Nam
Hịn Khơ, ghi nhận những đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng, sinh sản
thích nghi với điều kiện môi trường ven biển, để đánh giá tài nguyên, hiện trạng
rừng ở Nam Hịn Khơ.
Phân bố mức ảnh hưởng của điều kiện mơi trường ven biển đến sự hình

thành các kiểu thực vật của rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ.
Mối quan hệ giữa loài, quần xã thực vật của rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ.
Làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, bảo tồn, và tôn tạo rừng có hiệu
quả.
Những đóng góp của đề tài:


3

- Xây dựng danh lục, xác định tên chính xác và đầy đủ các lồi thực vật của rừng
phịng hộ Nam Hịn Khơ – Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, sắp xếp theo
họ, bộ trong hệ thống tiến hóa.
- Mơ tả theo phiếu điều tra, định danh theo danh pháp thực vật, bổ sung bằng các
ảnh màu, bộ tiêu bản của các loài thực vật, đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao
của rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ– Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá hệ thực vật trên cơ sở xác định tỷ lệ % các đơn vị phân loại trong hệ thực
vật Nam Hịn Khơ.
- So sánh với các hệ thực vật lân cận: Ninh Thuận (Núi Chúa)…
- Đánh giá độ phong phú, độ nhiều mỗi loài.
- Khảo sát, ghi nhận các đặc điểm thích nghi về hình thái của các loài thực vật ở
vùng núi ven biển. Phân chia các dạng sống, phổ dạng sống để xác định các kiểu
quần xã và thảm thực vật.
- Điều tra thu thập tài liệu liên quan đến kiểu thực vật của rừng ven biển ở địa
phương, thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn, định hình cho các kiểu thực vật để làm
cơ sở nhận định về cấu trúc và kết cấu của kiểu thực vật của rừng phòng hộ ven
biển Nam Hịn Khơ.
+ Điều tra theo tuyến, theo chủ quan và lập các ô tiêu chuẩn định vị.
+ Vẽ các phẫu đồ thẳng đứng và hình chiếu tán để đánh giá và định tên cho
các kiểu rừng.
- Làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp trồng rừng hiệu quả góp phần cải thiện

mơi trường và điều tiết khí hậu cho thành phố Nha Trang, đồng thời bổ sung thêm
tư liệu cho việc tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho Tỉnh Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài: “Điều tra đa dạng lồi và quần xã thực vật của rừng phịng hộ
Nam Hịn Khơ, Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa” chỉ khảo sát những
sinh cảnh thuộc kiểu thực vật của rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn Khơ, giới hạn
trong trong chu vi 20km, có đường bờ biển dài khoảng 14km, phía Tây là đồi núi


4

cao, nơi cao nhất 374,1m, nơi thấp nhất 5m so với mặt nước biển, phía Đơng là biển
đơng, phía Đơng Bắc giáp biển đông và khu du lịch Bãi Tiên, và phía Đơng Nam là
khu quy hoạch dân cư. Nghiên cứu về thực vật bậc cao.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, Tỉnh Khánh Hòa đã và đang thực hiện dự án xây dựng rừng phịng
hộ cảnh quan mơi trường Tp Nha Trang (từ 1999 – 2010), một trong những rừng
phòng hộ quan trọng góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết khí hậu,
cải thiện mơi trường và cảnh quan cho Thành phố. Nhưng hiện nay dự án này chỉ
chú trọng bảo vệ, phục hồi và phát triển diện tích rừng ngập mặn vốn hiện nay gần
như khơng cịn. Trong khi đó, rừng phịng hộ ven biển Nam Hịn khơ là một trong
những Hệ sinh thái trong rừng phịng hộ cảnh quan của Tp Nha Trang có ý nghĩa rất
lớn trong việc điều tiết khí hậu, cải thiện mơi trường thì đã và đang chịu sự tác động
của con người như chặt phá rừng để lấy gỗ củi, lấy đất làm rẩy đã và đang làm diện
tích rừng ở đây bị chia cắt nghiêm trọng, nguồn tài nguyên sinh vật bị suy giảm, số
lượng cá thể đã và đang giảm đi một cách rõ rệt, một số lồi có nguy cơ bị tiêu diệt.
Do đó, việc nghiên cứu đa dạng lồi và quần xã của rừng phịng hộ ven biển
Nam Hịn Khơ nhằm hướng tới việc thống kê, xác định thực trạng suy thoái của các
nguồn tài nguyên thực vật, phục hồi và bảo vệ các dạng sinh cảnh, các loài quý

hiếm, hạn chế tác động làm biến đổi môi trường, đồng thời đề xuất biện pháp trồng
rừng hiệu quả, định hướng khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật là
rất cần thiết. Ngoài ra đề tài là phần điều tra cơ bản làm cơ sở cho Tỉnh tiếp tục bổ
sung thực hiện đề án có hiệu quả.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận:
- Phần: Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Phần: Kết luận và kiến nghị


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng
phịng hộ ven biển, trong và ngồi nước
1.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng ven biển
trong nước
- Hoàng Quốc Trương :Bước đầu nghiên cứu phiêu sinh Vịnh Nha Trang. (1961)
- Lê Công Kiệt:Những quần xã thực vật ở ven đảo Cam Ranh. (1962)
- Barry : Bản đồ thực bì ven đảo Cam Ranh (1/50.000 ). (1966)
- Nguyễn Hải :Những thay đổi mới về khí hậu và độ mặn ở Nha Trang. (1966)
- Phạm Hồng Hộ :Bước đầu nghiên cứu về thực bì vùng núi ven biển của Việt
Nam. (1967)
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng ven biển
ngoài nước
- Wikison và Baker (1994), đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều tra, đánh giá

đa dạng sinh học biển.
- Robert và Jonathan (1994), đã nghiên cứu và hướng dẫn tính tốn số lượng ơ đo
đếm đa dạng sinh học bằng phương pháp ngoại suy.
- Primack (1995), đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp bảo tồn đa ngành,
nghiên cứu những mối đe dọa với đa dạng sinh học, bảo tồn cấp quần thể và loài,
bảo tồn ở cấp quần xã.
- Macintosh và ctv (2001), nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
vùng ven biển ở Ranong – Thái Lan.
- Dieter Mueller – Dombois, Kent W. Bridge và Curtis Daehler (2005) đã viết sách
“Đánh giá đa dạng sinh học của hệ sinh thái đảo ở vùng nhiệt đới”.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào thống kê về đa dạng thực vật ở Nha Trang,
đặc biệt nghiên cứu các quần xã thực vật của Nam Hịn Khơ. Đề tài sẽ giải quyết
vấn đề này.


6

1.2. Khái quát các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật của
rừng phòng hộ ven biển Nam Hịn Khơ
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
* Vị trí địa lý
Khánh Hòa là tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ: phía Bắc giáp với Tỉnh
Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây, Tây Nam giáp Tỉnh Đắc Lắk, Lâm
Đồng và phía Đơng giáp biển Đơng.
Tổng diện tích đất tự nhiên 511.725 ha (trong đó huyện Trường Sa chiếm
49.000 ha), gồm 1 thành phố (Nha Trang), 1 thị xã (Cam Ranh), 7 huyện (Vạn
Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo
Trường Sa) [17, tr.6], được giới hạn trong tọa độ
- Vĩ độ: từ điểm cực Nam 11o41’53” đến điểm cực Bắc 12o50’28”.
- Kinh độ: từ điểm cực Tây 108o40’26” đến giáp biển Đông

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính – kinh tế - văn hóa – du lịch –
dịch vụ của Tỉnh Khánh Hòa. Ranh giới thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ninh Hịa
- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và Diên Khánh
- Phía Đơng giáp biển Đơng
- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh
Nha Trang có một vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phịng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh cả nước [17,
tr.6]
Rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ có một vị trí rất quan trọng, góp phần tạo
cảnh quan và điều hịa khí hậu cho Thành phố Nha Trang
Tọa độ địa lí của rừng phịng hộ Nam Hịn Khô được khảo sát
- Vĩ độ: từ điểm cực Nam 12o29’08” đến điểm cực Bắc12o33’28”.
- Kinh độ: từ điểm cực Tây 109o18’73” đến giáp biển Đông 109o24’32.


7

Nha Trang

N:12o33’28”
W:109o18’73”

OTC5

Rừng Nam Hịn Khơ

E:109o24’32”

OTC4

OTC2

OTC3
OTC10
OTC1

S:12o29’08”

OTC5
OTC4
OTC2

OTC3
OTC10
OTC1


8

ccccc

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hồ, thành phố Nha Trang và bản đồ
khoanh vùng nghiên cứu đa dạng lồi và quần xã thực vật rừng phịng hộ Nam
Hịn Khơ – Thành phố Nha Trang
Vị trí và ranh giới:
- Nằm trong Phường Vĩnh Hịa
- Phía Bắc là Xã Vĩnh Lương
- Phía Nam và Tây Nam là Phường Vĩnh Hải
- Phía Tây Phường Vĩnh Phương
- Phía Đơng là khu du lịch Bãi Tiên (giáp biển Đông)

Như vậy, thực vật ở Rừng phịng hộ Nam Hịn Khơ được khảo sát thuộc địa
giới hành chính Phường Vĩnh Hịa Thành phố Nha Trang.
* Địa hình


9

Khánh Hịa là Tỉnh có địa hình khá phức tạp do nằm ở rìa phía Đơng của dãy
Trường Sơn kéo dài ra sát biển Đơng. Địa hình Khánh Hịa nhìn chung có độ dốc
lớn, thấp dần từ Tây sang Đơng và có thể chia thành hai vùng:
- Vùng đồi núi
Vùng đồi núi chiếm gần 90% diện tích của Tỉnh, thuộc sườn đơng của dãy
Trường Sơn Nam. Địa hình khá phức tạp, nhiều chỗ bị đứt đoạn, xói mịn tạo nên
bề mặt địa hình lởm chởm. Sự phân dị lớn về độ cao địa hình từ 50m đến 2000m và
hình thành vịng cung chắn gió cả ba phía Bắc, Tây và Tây Nam bao quanh các
đồng bằng nhỏ hẹp, tạo điều kiện gây mưa cực bộ dễ dẫn đến lũ lụt ở vùng đồng
bằng.
- Vùng đồng bằng ven biển
Đồng bằng Khánh Hịa thường có dạng lịng chảo mở về phía đơng, kéo dài
theo đường bờ biển, bị ba dãy núi nhô ra biển (Núi Đạn, Hịn Khơ và núi Cầu Hin)
chia cắt thành 4 đồng bằng nhỏ: đồng bằng Vạn Ninh, đồng bằng Ninh Hòa, đồng
bằng Nha Trang, đồng bằng Cam Ranh [17, tr.6-7].
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng là khu vực nội
thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố, vùng
ngồi biển Đơng thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.
Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có
những đỉnh núi cao như núi Hịn Thơm (xã Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hịn
Mặt (xã Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hịn Rớ (xã Phước Đồng) có độ cao 338 m,
Hịn Xanh (xã Phước Đồng) có độ cao 900 m, Hịn Ngang (Phường Vĩnh Hịa) có
độ cao 320 m, Hịn Khơ (Phường Vĩnh Hịa) có độ cao 374,1m, Hịn Chùa (Vĩnh

Phương) có độ cao 663 m và Hịn Chọng Gọng (Vĩnh Lương) có độ cao 637 m.
- Vùng địa hình bằng thấp, có độ dốc dưới 30: đây là vùng tập trung đông dân
cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy sản,….
Vùng địa hình này phân bố ở trung tâm Thành phố có diện tích 8.130,37 ha chiếm
32,33% tổng diện tích tự nhiên


10

- Vùng địa hình có độ dốc 30- 80: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng
và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,23% tổng diện tích tự nhiên tồn Thành
phố. Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đơng Nam Thành phố, nơi
sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.
- Vùng địa hình có độ dốc 80- 150: loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp, có
diện tích 6.791,43 ha, chiếm 27,01% tổng diện tích tự nhiên tồn Thành phố. Hiện
nay, trên địa hình này người dân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.
- Vùng địa hình có độ dốc 150- 200: Loại địa hình này chủ yếu là núi thấp ,
có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,38% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố và
phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đơng Nam Thành phố.
- Vùng địa hình có độ dốc trên 200: loại địa hình này chủ yếu là núi cao, có
diện tích 3.282 ha, chiếm 13,05% tổng diện tích tự nhiên tồn Thành phố và phân
bố chủ yếu ở phía Tây và Đơng Nam thành phố [18, tr.7].
* Khí hậu
Khánh Hịa có chế độ khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng
khí hậu đại dương. So với các tỉnh phía Bắc thì mùa đơng ở Khánh Hịa ít lạnh hơn,
cịn mùa nóng kéo dài hơn. So với các tỉnh phía Nam thì Khánh Hịa có mùa mưa
lệch về mùa đơng và xuất hiện những đợt mưa ngắn trong mùa này:
- Mùa mưa: từ tháng 8 đến tháng 12, lượng mưa chiếm tới 70 – 80% lượng
mưa cả năm.
- Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 20 – 30% lượng

mưa cả năm.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình, địa mạo nên khí hậu của Khánh Hịa
có nhiều nét đặc trưng như sau:
- Chế độ gió:
+ Hướng gió:
Mùa Đơng ở Khánh Hịa chịu ảnh hưởng của tin phong Đơng Bắc với khơng
khí thịnh hành là nhiệt đới Thái Bình Dương (trong khi đó ở miền Bắc nước ta thịnh
hành khơng khí cực đới biến tính). Vào thời kỳ này, mỗi khi áp cao lục địa Châu Á


11

hoạt động mạnh, khơng khí cực đới mới có điều kiện xâm nhập sau xuống vùng vĩ
độ thấp. Luồng không khí lạnh từ lục địa phủ đầy băng tuyết tràn xuống phía Nam
qua lục địa Trung Quốc hoặc qua biển Nhật Bản, Hồng Hải và biển đơng Trung
Quốc hình thành từng đợt song gây ra gió mùa đơng bắc tràn về nước ta. Gió mùa
Đơng Bắc mạnh có thể đến Khánh Hịa theo hai hướng: hướng Bắc dọc theo sườn
phía Đơng địa phận Tỉnh Khánh Hịa, khơng khí cực đới đã bị biến tính rất mạnh
mẽ, nên hầu như khơng thể hiện rõ các thuộc tính ban đầu lạnh và khô.
Tại các trạm đo trong Tỉnh cho thấy trong các tháng mùa đơng, gió thịnh
hành nhất thường có hướng lệch Bắc, tại Nha Trang từ tháng XI đến tháng II năm
sau, gió hướng Bắc, Đơng Bắc và Tây Bắc chiếm từ 15 – 37%.
Mùa Hạ, khơng khí xích đạo bắt nguồn từ vùng biển Bắc Ấn Độ Dương kết
hợp với một phần tín phong Nam bán cầu vận chuyển lên phía Bắc được gió mùa
mùa Hạ đem đến Khánh Hịa theo hai luồng: Một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi
tới qua các dãy núi Cam-pu-chia và hạ Lào, sau khi để lại mưa ở sường Tây Trường
Sơn, sang đến vùng Dun Hải miền Trung trong đó có Khánh Hịa đã đem lại thời
tiết khơ nóng trong các tháng mùa hạ; luồng thứ hai cũng là khơng khí xích đạo
nhưng bắt nguồn từ Nam Thái Bình Dương và một phần của tín phong Nam bán cầu
thổi đến theo hướng Nam hoặc Đông Nam, sau khi trải qua quãng đường dài trên

biển đã đem lại thời tiết mát mẽ hơn vào các tháng cuối mùa hạ.
Như vậy có thể nói chế độ gió ở Khánh Hịa thể hiện trong hai mùa rõ rệt:
mùa Đơng thịnh hành một trong ba hướng gió chính là Tây Bắc, Bắc và Đơng Bắc;
mùa hạ là thời kỳ thịnh hành một trong ba hướng gió Đơng Nam, Tây Nam và Tây.
[9, tr.19-20].
Bảng 1.1: Tần suất hướng gió thịnh hành (%)
Trạm

I

II

II

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

Nha

N

NE

NE

SE

SE

SE

SE

SE

SE

NE

N

N

Trang


22.5 19.3 15.3 18.2 20.2 22.4 25.2 16.4 15.0 14.0 20.5 30.7
* Ghi chú: E (Đông), W (Tây), S (Nam), N (Bắc)
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ)


×