Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.11 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐẠI TIẾN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/2011


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ
(Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ IALY, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN ĐẠI TIẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Minh Cảnh



Tháng 06 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình
của Thầy hướng dẫn, các Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp, các Thầy Cô giáo
Trường Đại học Nông Lâm, tập thể Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy, huyện Chư
Păh, tỉnh Gia Lai và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
• Quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
• Quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
• Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
• Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy, huyện Chư
Păh, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện
ngoại nghiệp.
• Cảm ơn các bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong công việc
cũng như trong thời gian học tập.
• Do thời gian thực hiện khóa luận và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét, đóng
góp ý kiến của quý Thầy Cô giáo và các bạn bè cùng chuyên môn để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 06 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Đại Tiến

ii


TÓM TẮT
Nguyễn Đại Tiến, sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Thông ba lá
(Pinus kesiya Royle ex Gordon) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy,
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02
năm 2011 đến tháng 06 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh.
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác
ngoại nghiệp. Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn tạm thời. Sử dụng phần mềm
Excel 2003 hoặc Statgraphics Centurion V 15.1 để xử lý số liệu thu thập và tính
toán các nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính N/D1,3 có dạng một
đỉnh lệch trái hoặc tiệm cận với dạng phân bố chuẩn ở các năm trồng từ 2000
đến 2006 và có xu hướng lệch phải ở tuổi lớn hơn. Hệ số biến động về đường
kính giữa các năm trồng không có sự chênh lệch lớn, dao động trong khoảng
từ 17,62 – 23,75 %.
2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh lệch
trái ở các tuổi nhỏ và có xu hướng một đỉnh lệch phải ở các tuổi lớn hơn. Hệ
số biến động dao động trong khoảng từ 8,35 – 18,17 %, thấp nhất ở tuổi 11
và cao nhất ở tuổi 5. Chiều cao bình quân lâm phần có xu hướng tăng dần

theo từng cỡ tuổi.
3. Đặc điểm sinh trưởng về đường kính (D1,3/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = exp(a + b/x) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa D1,3 theo tuổi (A).

iii


D1,3 = exp(3,38377 – 6,62933/A)

Phương trình cụ thể:

4. Đặc điểm sinh trưởng về chiều cao (H/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = exp(a + b.ln(x)) là phù
hợp nhất để mô phỏng cho mối tương quan giữa chiều cao (H) theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

H = exp(- 0,45159 + 1,22083*Ln(A))
Hay

Ln(H) = - 0,45159 + 1,22083*Ln(A)

5. Đặc điểm sinh trưởng về thể tích (V/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = (a + b.x)2 là phù hợp nhất
để mô tả cho mối tương quan giữa thể tích (V) theo tuổi (A) của loài Thông
ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.
Phương trình cụ thể:

V = (-0,102919 + 0,0453441*A)2


6. Đặc điểm tăng trưởng về đường kính (id1,3)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = a + b.ln(x) là phù hợp nhất
để mô tả cho mối tương quan giữa lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3)
theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

id1,3 = 4,41832 – 1,37708*ln(A)

7. Đặc điểm tăng trưởng về chiều cao (ih)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = a + b.x + c.x2 + d.x3 là
phù hợp nhất để mô tả cho mối tương quan giữa lượng tăng trưởng về chiều
cao (ih) theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:
ih = 0,104196 + 0,486305*A - 0,0609765*A2 + 0,00206876*A3
8. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = a + b.x + c.x2 là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa H và D1,3 của loài Thông ba lá trồng
tại khu vực nghiên cứu.
Phương trình cụ thể:

H = – 3,94596 + 1,10459*D – 0,0192266*D2

9. Hình số bình quân chung của loài Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu
là: f1,3 = 0,63.

iv


MỤC LỤC
Trang

* Trang tựa-------------------------------------------------------------------------------------- i
* Lời cảm ơn -----------------------------------------------------------------------------------ii
* Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------- iii
* Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------- v
* Danh sách chữ viết tắt và ký hiệu ------------------------------------------------------- vii
* Danh sách các bảng ---------------------------------------------------------------------- viii
* Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------- ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU---------------------------------------------------- 4
2.1. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới -------- 5
2.2. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam ------- 9
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------------------------- 13
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu -------------------------------------------------------- 13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ----------------------------------------------------------- 13
3.1.2. Diễn biến tài nguyên rừng và hiện trạng sử dụng đất đai -------------- 16
3.1.3. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội --------------------------------------- 17
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------ 18
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------- 18
3.2.2. Đặc điểm phân bố Thông ba lá--------------------------------------------- 18
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng----------------------------------------- 19
3.2.4. Đặc tính sinh thái ------------------------------------------------------------ 19
3.2.5. Công dụng và giá trị kinh tế ------------------------------------------------ 19
3.2.6. Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông ba lá ------------------------------- 20

v



3.3. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 23
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ------------------------------------------------- 23
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ---------------------------------------------------- 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ------------------------- 28
4.1. Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng --------------------------------- 28
4.1.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính ( N/D1,3) --------------------------- 29
4.1.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H)--------------------------------- 32
4.2. Đặc điểm sinh trưởng của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu ---- 37
4.2.1. Sinh trưởng về đường kính (D1,3/A) --------------------------------------- 38
4.2.2. Sinh trưởng về chiều cao (H/A) -------------------------------------------- 40
4.2.3. Sinh trưởng về thể tích (V/A) ---------------------------------------------- 43
4.3. Đặc điểm tăng trưởng của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu ---- 46
4.3.1. Tăng trưởng về đường kính (id1,3) ----------------------------------------- 47
4.3.2. Quy luật tăng trưởng về chiều cao (ih) hàng năm ----------------------- 49
4.4. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) ------------------------------- 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------- 54
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 54
5.2.Tồn tại và kiến nghị --------------------------------------------------------------------- 55
* Tài liệu tham khảo

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn


Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

id1,3

Lượng tăng trưởng về đường kính, cm

ih

Lượng tăng trưởng về chiều cao, m


log

Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa (xác suất)

4.1.

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S


Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

SK

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

SY-X

Sai số của phương trình hồi quy

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thông kê (quy luật phân bố N/D1,3) ------------- 30
Bảng 4.2. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thông kê (quy luật phân bố N/H) --------------- 34
Bảng 4.3. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
đường kính D1,3 và tuổi (D1,3/A) ----------------------------------------------------------- 38
Bảng 4.4. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
chiều cao Hvn và tuổi (H/A) ---------------------------------------------------------------- 41
Bảng 4.5. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
thể tích V và tuổi (V/A) -------------------------------------------------------------------- 44
Bảng 4.6. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
tăng trưởng đường kính theo tuổi (id1,3/A) ----------------------------------------------- 47
Bảng 4.7. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa

tăng trưởng chiều cao theo tuổi (ih/A) ---------------------------------------------------- 49

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng
Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu ------------------------------------------------ 31
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) của rừng
Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu ------------------------------------------------ 35
Hình 4.3. Đường biểu diễn tương quan D1,3/A của loài Thông ba lá trồng tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 39
Hình 4.4. Đường biểu diễn tương quan H/A của loài Thông ba lá trồng tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 42
Hình 4.5. Đường biểu diễn tương quan V/A của loài Thông ba lá trồng tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 45
Hình 4.6. Đường biểu diễn tương quan id1,3/A của loài Thông ba lá trồng tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 4.7. Đường biểu diễn tương quan ih/A của loài Thông ba lá trồng tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 50
Hình 4.8. Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) của
loài Thông ba là trồng tại khu vực nghiên cứu ------------------------------------------ 52

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Con người ngay từ thời xa xưa đã có mối quan hệ rất mật thiết với rừng, đây

chính là nguồn tài nguyên quan trọng, là nơi cư trú của các loài động, thực vật. Vì
vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh, môi trường
quan trọng. Mặc dù rừng có vai trò quan trọng như vậy, nhưng con người đã và
đang khai thác một cách bừa bãi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: biến đổi
khí hậu, hủy hoại môi trường sống, tính đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng …
Việt Nam là một trong những quốc gia nhiệt đới, do vậy vai trò của rừng rất
quan trọng trong phòng hộ cũng như đóng góp một phần rất lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Tính đến ngày 31/12/2009, Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, trong
đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha, độ che
phủ rừng toàn quốc là 39,1 % (Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009). Tuy
diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn
thấp do khai thác và canh tác nương rẫy nhiều năm. Ngoài ra, rừng mới phục hồi do
khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh tự nhiên tăng nhanh đã góp phần nâng cao độ che
phủ, nhưng vẫn còn là rừng non, giá trị về đa dạng sinh học và khả năng cung cấp
lâm sản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ.
Các chủ trương, chính sách thực hiện bảo tồn và quản lý rừng bền vững của
Đảng và Nhà nước như: hạn chế khai thác tài nguyên trong rừng, đặc biệt là rừng tự
nhiên; khuyến khích trồng cây gây rừng nhằm làm tăng độ che phủ, bảo vệ tài
nguyên đất, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, cải thiện môi trường, giải quyết
nhu cầu gỗ, củi … và tạo việc làm cho những người dân địa phương. Mặt khác,
Đảng và nhà nước còn rất quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển các khu rừng có giá

1


trị về kinh tế, xã hội lẫn môi trường như rừng phòng hộ đầu nguồn, các Vườn Quốc
gia, Khu Dự trữ Thiên nhiên, Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh nhằm giảm tới mức thấp
nhất những thiệt hại cuộc sống người dân sống gần rừng và trong rừng.
Gia Lai là một tỉnh tây nguyên có điều kiện khí hậu gió mùa khắc nghiệt

cùng với loại đất đỏ bazan cạn kiệt chất dinh dưỡng trên các diện tích đất trống đồi
núi trọc thì việc lựa chọn Thông ba lá là cây trồng hợp lý của tỉnh nói chung và Ban
quản lý rừng phòng hộ Ialy nói riêng. Thông ba lá là loài cây lấy gỗ và nhựa. Rừng
Thông có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sống và duy trì ổn định sinh
thái. Ngoài tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng Thông còn bảo hộ giữ
đất, giữ nước, chống xói mòn rất tốt bởi bộ rễ phát triển rất mạnh. Gỗ Thông được
dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng bàn ghế, chế tạo diêm quẹt, ván ép, làm sàn nhà
và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ … Bên cạnh đó, Thông là nguyên liệu dùng
làm bột giấy tốt với sợi dài, tỷ lệ cellulose cao; sau khi chưng cất nhựa Thông người
ta còn thu được tinh dầu và tùng hương. Bởi vậy, rừng trồng Thông ba lá vừa đem
lại lợi ích kinh tế vừa tạo cảnh quan và môi trường trong sạch. Tuy nhiên, bởi nhiều
lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên rừng trồng Thông ba lá ở đây chưa
được đầu tư nghiên cứu nhiều, đặc biệt là khả năng sản xuất gỗ và ý nghĩa phòng hộ
môi trường.
Do đó, để tìm hiểu về tình hình sinh trưởng và phát triển hiện tại của rừng
làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch quản lý và kinh doanh nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng phòng hộ nói chung và rừng phòng hộ đầu nguồn
Ialy nói riêng; được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng,
thuộc Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của Thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Thông ba lá (Pinus
kesiya Royle ex Gordon) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy, huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc của rừng Thông ba lá trồng
thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng cơ

bản như: đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Thông ba lá trồng
thông qua việc nghiên cứu các quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng cơ
bản như: D1,3, H, V với nhân tố tuổi (A).
- Tìm hiểu và đánh giá các đặc điểm tăng trưởng thông qua việc nghiên cứu
các quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu tăng trưởng: id1,3, ih với nhân tố tuổi (A).

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều tác
giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những nghiên
cứu này đều có xu hướng xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công
tác kinh doanh rừng hiệu quả. Bước đầu đi từ định tính, sau đến định lượng với quy
luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng.
Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó có
tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệ
thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều hướng,
nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần.
Ở Châu Âu, vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vấn đề nghiên cứu quy luật
phân bố số cây theo cấp đường kính, chiều cao, đường kính tán ... đã được nhiều tác
giả công bố. Nhiều vấn đề nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng trước đây còn
nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã được nghiên cứu định lượng. Định
hướng nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng đã được các nhà khoa học khái quát
lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các
quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều bài toán trong kinh doanh
rừng, đặc biệt trong lĩnh vực lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và
dự đoán sản lượng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi

dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể.
Sinh trưởng cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của những quy luật nội tại cũng như mối
quan hệ giữa các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng.
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng; có quan
hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Sinh trưởng của rừng là

4


cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như
hiệu quả của các biện pháp tác động đã được áp dụng.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành nên sản lượng rừng. Vì vậy,
muốn nghiên cứu sinh trưởng của rừng trước hết phải bắt đầu từ nghiên cứu cây cá
thể.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh
thích hợp với từng giai đoạn khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh
doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai
vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa
rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Nghiên cứu sinh trưởng của cây hay của một loại hình rừng nào đó là tìm
hiểu và nắm bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh
trưởng như: D1,3, Hvn, DT, V … theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây rừng).
Những quy luật này được mô tả và trình bày bằng những hàm toán học cụ thể,
chúng được gọi là các hàm sinh trưởng. Từ đây, người làm công tác lâm nghiệp sẽ
có những đánh giá, nhận xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh (như điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động, …) tới quá trình sinh
trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và rừng, hướng tới mục tiêu ngày càng

nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng mục tiêu phòng hộ và kinh doanh
đã đề ra.
Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng rừng
của nhân loại là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp
cuối khóa, tác giả chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm cơ sở định hướng cho việc
lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp sẽ được áp dụng trong đề tài này.
2.1. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi về
kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục. Sinh trưởng của

5


cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các yếu tố môi trường và những biện
pháp tác động.
Các nhà lâm học phân chia đời sống cây rừng và lâm phần ra 5 giai đoạn:
Rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng thành thục và quá trình thành thục
(Belov, 1983, 1985). Quy luật sinh trưởng chung của thực vật là lúc đầu chậm, tăng
dần, chậm dần cho đến khi đạt giá trị tối đa. Từ đây, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu
sinh trưởng, sản lượng rừng trồng là phải thể hiện sinh trưởng là một quá trình liên
tục (dẫn theo Nguyễn Hữu Thanh Tài, 2006).
Từ thế kỷ 18 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng
trưởng của các tác giả như: Octtelt, Pauslen, Bause, Borggreve, Breyman, Cotta,
Danckelmann, Draudt, Hartig, Weise,… Nhìn chung, những nghiên cứu về sinh
trưởng cây rừng và lâm phần phần lớn được xây dựng thành các mô hình toán học
chặt chẽ và được công bố trong các công trình của Meyer, M.A, Stevenson (1949),
Schumacher, F.X và Coile T.X (1960), Alder (1980) … Phương pháp nghiên cứu
sinh trưởng và sản lượng rừng của các tác giả chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích
thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy, qua đó xác định sản lượng gỗ

của lâm phần (dẫn theo Nguyễn Hữu Thanh Tài, 2006).
Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu
diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh.
Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng
như lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của
các đại lượng sinh trưởng.
Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học lâm nghiệp đã đi sâu nghiên
cứu với sự ứng dụng rộng rãi của toán thống kê nhằm tìm ra các phương trình toán
học phù hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng
sinh thái khác nhau trên các châu lục.
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích
hợp với một số cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, với các loài cây khác ở
vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp hay không cần phải có
những nghiên cứu ứng dụng và kết luận với mức độ phù hợp của chúng.

6


Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng được mang tên các tác giả
như:
Hàm:

e

− a0 .

A
a1


Gompertz:

y = m.e -

Bachmann:
Korsun:

Log(y) = a0 + a1.Log(A) + a2.Log2(A)
(a ln A − a2 ln 2 A)
y = a0.e 1

Mirscherlich:

y = a0.[1- e

Thomasius:

y = a0.[1- e

( − a1 . A) a 2

]

−a1. A(1−e−a2 . A )

]

Trong đó:
y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính,….
M là giá trị cực đại có được của y.

a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi cây rừng hay lâm phần.
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
Trong các hàm sinh trưởng ở trên có thể coi hàm Gompertz là hàm cơ sở ban
đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác (dẫn theo Nguyễn
Minh Trí, 2005).
Mặt khác, sinh trưởng cũng được thể hiện thông qua mối tương quan và ảnh
hưởng tương hỗ giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với
nhau. Cụ thể hóa vấn đề này, R.W.J.Keay (1961) đã nhận thấy tương quan giữa
đường kính tán lá và lượng tăng trưởng đường kính thân cây có mối tương quan
chặt chẽ với nhau ở loài cây Sterculia rhiropetala tại Nigeria (dẫn theo Nguyễn
Minh Trí, 2005).
Trong nghiên cứu về sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng
của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một nhân tố quan trọng tạo nên
trữ lượng rừng. Từ đó, Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian
sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = log(N).log(D).e c.A

7


Trong đó:
K: Không gian sinh trưởng tối ưu.
N: Mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A.
D: Kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c: Tham số phương trình.
(dẫn theo Nguyễn Văn Năm, 2008)
Tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng thường xuyên của cây
rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa quá trình tăng
trưởng của cây rừng bằng các hàm tăng trưởng.

Năm 1973, Wenk chứng minh hàm Gompertz là kết quả của một giả thuyết
vi phân đơn giản về tốc độ sinh trưởng tương đối:
Y'
)
Y = − b. Y '
dx
Y

d(

Từ đó, có thể đi tới phương trình biểu thị tốc độ sinh trưởng tương đối của
Gompertz như sau:

Y'
= b.c1 .e − b . x
Y
Trong đó:
Y’ là lượng tăng trưởng của nhân tố sinh trưởng Y nào đó.
x là tuổi.
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
b, c1 là các tham số phương trình.
Theo Busson, lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào
đó lại giảm xuống. Prodan khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và
đường cong lượng tăng trưởng thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là
điểm uốn cực đại của đường cong lượng sinh trưởng. Thí dụ: H = F (A); ih = F’(A)
= f(A) (dẫn theo Đặng Thế Trung, 2008).
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng
đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu sinh trưởng trên thế giới. Qua

8



đó đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác nhau nhằm mô tả chính xác quy luật
sinh trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái khác nhau và cũng là cơ sở khoa
học quí báu cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng cây rừng trên thế giới. Nhìn
chung, các hàm dùng để mô phỏng quy luật sinh trưởng đều có dạng phức tạp, biểu
diễn quá trình sinh học phức tạp của cây rừng hoặc lâm phần, dưới sự chi phối tổng
hợp của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh.
Tổng kết các công trình nghiên cứu trên có thể nhận xét rằng: bằng phương
pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển dần sang định lượng dưới dạng các mô
hình toán học là một trong những hướng nghiên cứu thể hiện sự phát triển vượt bậc.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu sự thay đổi về số lượng của đại lượng sinh trưởng
theo thời gian của mỗi tác giả đều có những hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề
đều khác nhau.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam
Ở nước ta, nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp đã nghiên cứu ứng dụng và đề
nghị một số dạng phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số
loài cây và một số loại hình rừng trồng cũng như quan hệ giữa các nhân tố sinh
trưởng tiêu biểu như:
Vũ Đình Phương và cộng tác viên (1973) khi nghiên cứu về quy luật sinh
trưởng rừng trồng Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) đã mô tả quan hệ giữa chiều cao
bình quân ( H ) với tuổi của lâm phần Bồ đề trồng thuần loại đều tuổi bằng phương
trình: AH = a0+ a1.A + a2.A2
Trong đó:
A là tuổi của cây hay lâm phần.
H là chiều cao cây hay chiều cao bình quân lâm phần.
a0, a1, a2 là các tham số phương trình.
(dẫn theo Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Phùng Ngọc Lan (1981 – 1985) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
của Schumacher và Gomperrtz cho một số cây như: Mỡ, Thông nhựa, Bồ đề và

Bạch đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau và đã cho kết luận: đường sinh
trưởng thực nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm,

9


chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu
nhau một cách có hệ thống (dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận xét tương tự khi thử nghiệm một số hàm số
biểu thị quá trình sinh trưởng D1,3, H, V cho loài Thông ba lá. Qua nghiên cứu, tác
giả đã cho những nhận xét: Hàm Gompertz và một số hàm sinh trưởng lý thuyết
khác có điểm xuất phát không phải tại gốc tọa độ. Tác giả cho rằng, đối với loài cây
mọc chậm thì có tuổi đầu 5, 10 năm đều không quan trọng, nhưng trong điều kiện
cây mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này. Và tác giả đã nhận xét rằng, hàm
Schumacher có ưu điểm tuyệt đối vì nó xuất phát từ gốc tọa độ, cuối cùng tác giả đề
nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại
lượng D1,3, H, V của loài Thông ba lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương trình toán học để xác lập quy
luật sinh trưởng của các nhân tố điều tra dưới nhiều dạng hàm toán học khác nhau
(hàm logarit, hàm số mũ, hàm Schumacher …) cho các lâm phần Bồ đề thuần loại
đều tuổi vùng Trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm
Schumacher: y = a 0 .e

−b / xk

có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố đường

kính, chiều cao và thể tích của cây rừng (dẫn theo Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Trong đó:
x là tuổi của cây hay lâm phần.

y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
a0, b là các tham số phương trình.
k là hệ số biểu thị loài (k = 0,2 – 2,0).
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
Bùi Việt Hải (1998) cũng đã chọn dạng hàm Schumacher để xây dựng mô
hình sinh trưởng cho các nhân tố đường kính D1,3, chiều cao H, đường kính tán DT
của cây Keo lá tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định
rằng: các hàm sinh trưởng là các đường cong tăng và tăng nhanh ngay từ những
năm đầu, mang đặc tính chung của loài cây ưa sáng (dẫn theo Trần Quốc Khanh,
2007).

10


Nhìn chung, xu hướng toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã được rất
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã sử dụng các phương trình tương
quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật sinh trưởng nhằm
phục vụ cho việc xác định cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất
cho một số loài cây trồng như: Thông ba lá, Bồ đề, Keo lá tràm, Keo lai, Neem
(xoan chịu hạn)…
Trong những năm gần đây, nhiều sinh viên khoa Lâm nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm Tp.HCM đã có những nghiên cứu về sinh trưởng của các loài như
Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Đước, Tràm úc, Neem, Thông ba lá … và đã đề
nghị nhiều dạng phương trình toán học khác nhau nhằm mô tả quy luật sinh trưởng
cho các loài cây này ở một số khu vực như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng,
Cà Mau, Sóc Trăng, Tân Tạo – Bình Chánh …
Tóm lại, việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng dựa trên những ứng dụng
của mô hình hóa đã được rất nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu lâm nghiệp.
Dựa vào các hàm toán học mà các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu đề
xuất để vận dụng vào những trường hợp cụ thể. Kết quả vận dụng cho thấy, với mỗi

loài cây trồng khác nhau, điều kiện lập địa khác nhau thì dạng hàm toán học biểu thị
cho mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng cây rừng cũng khác nhau. Việc xây
dựng các hàm sinh trưởng hay mô hình hóa quá trình sinh trưởng của các nhân tố
điều tra cơ bản như: đường kính D1,3, chiều cao H, đường kính tán DT,… đang trở
thành một xu thế của nền lâm sinh hiện đại. Vì vậy, việc lựa chọn hàm là rất quan
trọng, nhưng quan trọng hơn tất cả là các hàm đó có biểu thị tốt cho quy luật sinh
trưởng của đối tượng nghiên cứu hay không ?
Những công trình nghiên cứu đề cập trên đây đã đề xuất được hướng giải
quyết và phương pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng. Việc mô phỏng mang tính
chất định lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần, tiến tới lựa
chọn mô hình thích hợp là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu sinh trưởng và
sản lượng rừng, nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu
quả trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng.

11


Những kết quả nghiên cứu sinh trưởng của một số tác giả đối với một số loại
cây trồng khác nhau ở các khu vực khác nhau nhìn chung đều đã sử dụng các hàm
sinh trưởng ở dạng này hoặc dạng khác và đều thống nhất một quan điểm là hàm đó
phải biểu diễn tốt nhất cho quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu, có hệ số
tương quan chặt, sai số phương trình nhỏ, và hàm đó dễ sử dụng, đơn giản, dễ tính
toán. Còn cụ thể là hàm nào còn tùy thuộc vào bản thân của số liệu và đặc tính sinh
học của từng loài cây, từng vùng sinh thái cụ thể. Có thể nói những kết quả nghiên
cứu về sinh trưởng cây rừng của các tác giả trên là những tài liệu cơ sở rất quan
trọng cho những nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của các đối tượng rừng trồng
nói chung và rừng Thông ba lá trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy thuộc
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai nói riêng trong hiện tại và tương lai sau này.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng, đặc biệt

có chú trọng tới các vấn đề về cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp
nghiên cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của
đề tài.

12


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Theo tài liệu của phòng kỹ thuật – Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy, huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai cung cấp, điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất rừng,
đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội có đặc điểm như sau:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy có trụ sở tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh
Gia Lai. Lâm phần Ban quản lý phần lớn diện tích nằm trên xã Ia Mơ Nông và một
phần diện tích của xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên
là 22.674,0 ha.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 107039’35’’ đến 107051’2’’ kinh độ Đông.
+ Từ 1406’30’’ đến 14014’00’’ vĩ độ Bắc.
- Tọa độ vuông góc hệ VN-2000:
+ OX: từ 409.051 m - 428.856 m.
+ OY: từ 1.556.813 m – 1.573.293 m.
- Về giới cận:
+ Phía Bắc giáp: Huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum;
+ Phía Nam giáp: Huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai;

+ Phía Đông giáp: Xã IaLy và xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai;
+ Phía Tây giáp: Huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
- Gồm các tiểu khu:

13


+ Tiểu khu phòng hộ: 213, 215, 216, 217, 218, 219, 221, 222 (khoảnh 1, 4),
224 (khoảnh 1, 2), 225, 226 (khoảnh 1, 6), 240 và tiểu khu 243 (khoảnh 1, 2, 3, 5).
+ Tiểu khu sản xuất: 213 (khoảnh 4, 6, 8), 215 (khoảnh 9), 216 (khoảnh 6, 7,
8), 218 (khoảnh 7), 219 (khoảnh 4, 7), 221 (khoảnh 3, 4, 5, 6, 7), 222, 223, 224, 225
(khoảnh 6, 9, 10, 11), 226, 227, 237, 239, 242, 243, 244, 245, 246 A, 246 B.
3.1.1.2. Địa hình – đất đai
a. Địa hình
Ban quản lý rừng phòng hộ IaLy nằm về phía Tây – Bắc của tỉnh Gia Lai,
địa hình tương đối phức tạp, bề mặt địa hình chia cắt mạnh. Gồm 4 dạng địa hình
chính:
+ Dạng địa hình núi trung bình chiếm 55,4 % tổng diện tích;
+ Dạng địa hình núi thấp chiếm 30,9 % tổng diện tích;
+ Dạng địa hình cao nguyên thấp chiếm 11,4 % tổng diện tích;
+ Dạng địa hình đồi cao chiếm 2,3 % tổng diện tích.
Độ cao tuyệt đối cao nhất 1.485 m (đỉnh Chư Păh), thấp nhất 220 m (ranh
giới phía Tây), độ cao trung bình 900 – 1.000 m. Độ dốc cá biệt có nơi > 450 bình
quân 200 - 250. Địa thế: thấp dần từ phía Nam lên phía Bắc và đỉnh cao ở trung tâm
thấp dần về phía Tây và phía Đông.
b. Đất đai
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa đất cấp II của Phân viện điều
tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, trong lâm phần có 5 loại đất sau:
- Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma axít chiếm 33,4 % diện tích.
Độ dày tầng đất > 80 cm. Nằm ở đai cao < 900 m.

- Đất Feralít mùn vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma axít chiếm 25,6 % diện
tích. Độ dày tầng đất 30 – 100 cm. Nằm ở đai cao > 900 m.
- Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét biến chất chiếm 21,8 % diện
tích. Độ dày tầng đất >100 cm. Nằm ở đai cao < 900 m.
- Đất Feralít mùn vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét biến chất chiếm 19,2 %
diện tích. Độ dày tầng đất > 80 cm. Nằm ở đai cao > 900 m.

14


- Đất phù xa ven sông suối và dốc tụ chân núi có diện tích nhỏ phân bố chủ
yếu ở ven suối lớn.
Nhìn chung đất đai trong vùng có tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới
thịt trung bình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của tập đoàn cây trồng lâm
nghiệp và nông nghiệp.
Đối với đất chưa có rừng: Ở đai cao > 900 m phù hợp loài cây trồng Thông
ba lá; đai cao < 900 m phù hợp các loài Thông nhựa, Sao, Dầu…; đai cao < 600 m
phù hợp các loài cây Keo, Bạch đàn, cây công nghiệp như Cà phê, Cao su…
Nhóm đất phù sa ven sông suối và dốc tụ chân núi được hình thành do quá
trình bào mòn, tích tụ phù sa nên có thành phần dinh dưỡng cao, phù hợp trồng cây
lương thực như lúa nước và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn
a. Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 21,60 C.
+ Nhiệt độ cao nhất: 25 - 280 C.
+ Nhiệt độ thấp nhất: 100 C.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.213 mm.
+ Độ ẩm bình quân năm: 80 - 85 %.

+ Chế độ gió: hai hướng gió chính, gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng
10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
b. Thủy văn
Bao bọc xung quanh diện tích là sông Krông Bo Lah ở phía Bắc và phía Tây;
ở phía Đông có suối Ri Nhin. Đặc điểm của hệ thống sông này là có nước quanh
năm nhưng có sự chênh lệch lớn về lượng nước giữa 2 mùa nên dễ gây ra hiện
tượng lũ lụt. Trong lâm phần, hầu hết các con suối nhỏ được bắt nguồn từ các đỉnh
núi, song do địa hình dốc và phức tạp nên dễ gây ra hiện tượng lũ quét và xói mòn
mạnh.

15


×