Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÂY LE (Bambusa agrostis Poiret ) ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀNG HDE, XÃ ĐĂK TƠ VER, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.57 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN ĐỨC HIỆU

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÂY LE (Bambusa agrostis Poiret )
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
LÀNG HDE, XÃ ĐĂK TƠ VER, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH
GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN ĐỨC HIỆU

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÂY LE (Bambusa agrostis Poiret )
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
LÀNG HDE, XÃ ĐĂK TƠ VER, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH
GIA LAI
Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
và các thầy cô giáo ở khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và chắp cánh cho ước
mơ của em thành hiện thực.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm
Nghiệp Xã Hội, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Cám ơn Ths. Nguyễn Quốc Bình đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
em để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cám ơn các cô chú cán bộ làng Hde đã giúp đỡ cháu nhiệt tình trong
quá trình thu thập tài liệu.
Cám ơn ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ xã Đăk Tơ Ver đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi trong quãng thời gian học tập,
cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Nguyễn Đức Hiệu

i



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

PTNT

Phát triển nông thôn

ICRAF

Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế


FAO

Tổ chức nông lương của liên hợp quốc

CRES

Trung tâm tài nguyê môi trường

RECOFTC

Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng

ECO-ECO

Viện kinh tế sinh thái

UNICEF

Quỹ Nhi đồng quốc tế

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ................................................................................................... vi
Danh sách các hình................................................................................................... vii

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................4
2.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ .................................................................................4
2.1.1. Định nghĩa lâm sản ngoài gỗ.............................................................................4
2.1.2. Phân nhóm lâm sản ngoài gỗ theo công dụng ...................................................5
2.1.4. Hiện trạng kinh tế LSNG ..................................................................................8
2.2. Tình hình nghiên cứu LSNG ở thế giới ...............................................................8
2.3. Tình hình nghiên cứu tre nứa ở Việt Nam .........................................................11
2.4. Công dụng của tre nứa và măng Le ...................................................................13
2.5. Một số vấn đề phát triển tre nứa.........................................................................18
2.6. Ý nghĩa của măng Le đối với người dân huyện Chư Păh..................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................20
3.1. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................................20
3.2. Đặc điểm xã Đăk Tơ Ver ...................................................................................20
3.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................20
3.2.2. Địa hình thổ nhưỡng .......................................................................................21
3.2.3. Khí hậu ............................................................................................................21
3.2.4. Thủy văn..........................................................................................................21
3.2.5. Tình hình tài nguyên .......................................................................................21

iii


3.2.7. Mức sống và thu nhập .....................................................................................22
3.2.8. Cơ cấu sử dụng đất và cây trồng của xã Đăk Tơ Ver .....................................22
3.3. Đặc điểm làng Hde .............................................................................................24
3.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................24

3.3.2. Giáo dục ..........................................................................................................24
3.3.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................25
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25
3.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................26
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................26
3.5.1.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................26
3.5.1.2. Nội nghiệp ....................................................................................................26
3.5.2. Phương pháp xử lý thông tin ..........................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................28
4.1. Thực trạng của măng Le đối với sinh kế của người dân tại địa điểm
nghiên cứu .................................................................................................................28
4.1.1. Thực trạng về nguồn tài nguyên LSNG tại địa phương .................................28
4.1.2. Thực trạng về nguồn tài nguyên măng Le ở làng Hde ....................................29
4.2. Tình hình khai thác, sử dụng măng Le tại địa phương ......................................30
4.2.1. Việc khai thác măng Le tại địa phương ..........................................................30
4.2.2. Nhu cầu tại chổ................................................................................................32
4.2.3. Khai thác mang tính chất hàng hoá .................................................................32
4.2.3.1. Sản xuất và thu hoạch ..................................................................................32
4.2.3.2. Chế biến sau thu hoạch ................................................................................33
4.3. Dòng thị trường của măng Le tại địa phương ...................................................34
4.3.1. Lợi nhuận qua các kênh thị trường .................................................................36
4.3.2. Ý nghĩa của măng Le về mặt xã hội của người dân làng Hde ........................37
4.4. Sự phụ thuộc của người dân vào măng Le.........................................................38
4.4.1. Nguồn thu nhập của người dân .......................................................................38
4.4.2. Thu nhập từ măng Le trong các hộ gia đình ...................................................39

iv


4.5. Nhu cầu của người dân trong việc cải tiến hệ thống canh tác ...........................42

4.6. Đề xuất việc trồng cây Le lấy măng trong vườn hộ gia đình ............................44
4.6.1. Mô hình canh tác của người dân làng Hde .....................................................44
4.6.2. Các đề xuất đưa măng Le trồng vườn hộ........................................................45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................47
5.1. Kết luận ..............................................................................................................47
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Diện tích cây lương thực ...................................................................... 23
Bảng 3.2: Diện tích một số loại cây trồng khác .................................................... 23
Bảng 3.3: Số lượng đàn nuôi ................................................................................ 24
Bảng 3.4: Trình độ học vấn theo cấp số tuổi ........................................................ 24
Bảng 4.1: Phân chia các loại LSNG theo giá trị sử dụng tại địa bàn nghiên cứu . 28
Bảng 4.2 : Cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ dân làng Hde ............................... 38
Bảng 4.3: Tổng hợp các sản phẩm từ rừng ........................................................... 39
Bảng 4.4: Lợi nhuận bình quân theo các tháng trong mùa khai thác măng.......... 40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt làng Hde .......................................................................30
Hình 4.2 : Dòng thị trường của măng Le ..........................................................35
Hình 4.3: Lợi nhuận của các đối tượng trên thị trường ....................................37
Hình 4.4: Thu nhập từ măng Le của hộ trung bình ...........................................40
Hình 4.5: Thu nhập từ măng Le của hộ cận nghèo ...........................................41
Hình 4.6: Thu nhập từ măng Le của hộ nghèo..................................................42

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Vài chục năm gần đây, khi khai thác lợi dụng rừng người ta chỉ mới chú ý và
sử dụng được giá trị thu được từ các sản phẩm là gỗ, củi, và một số loài cây rừng
thông dụng ngoài gỗ khác. Cách suy nghĩ và khai thác rừng như vậy đã tồn tại trong
nhiều năm qua, không chỉ riêng Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác, với các
phương tiện, máy móc ngày càng “hiện đại”, hậu quả như chúng ta đang thấy là sự
suy thoái rừng cả về số lượng và chất lượng, kéo theo đó là đời sống người dân
trong các vùng rừng núi ngày càng khó khăn; môi trường đất đai, nguồn nước, khí
hậu ngày càng suy thoái.
Cách thức khai thác và sử dụng rừng như trên có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu
ngày càng tăng về gỗ, củi, than cho các vùng đô thị, thị tứ mới, do dân số gia
tăng,… Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những hiểu biết cơ bản về giá trị của
rừng đối với cuộc sống của họ. Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, dược
liệu phục vụ cuộc sống của họ. Đồng bào các dân tộc ít người lâu nay sống ở rừng,
nhưng chỉ lấy từ rừng những gì cần với số lượng vừa đủ cho nhu cầu của họ, mà
những nhu cầu ấy cũng không cao lắm. Tập quán du canh du cư cũng có ảnh hưởng
nhất định đến số lượng và chất lượng rừng, tuy nhiên không gây đảo lộn lớn về môi
trường như cách khai thác rừng theo kiểu “công nghiệp” như chúng ta đã làm trong

nhiều năm qua.
Khoa học công nghệ phát triển đã cho phép chúng ta có cách tiếp cận khác
hơn về rừng, có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý báu của đồng bào các
dân tộc sống ở miền rừng núi, đồng thời áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ
mới để phát triển và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ (Non-timber-forest-

1


products) với quy mô công nghiệp và thương mại để vừa có nguồn thu nhập đáng
kể từ tài nguyên rừng, vừa có thể bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Theo Tiến sĩ Phạm Đức Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm: “Hiện nay,
lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ,
với tổng lim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lâm sản
ngoài gỗ như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các kiểu rừng Việt
Nam.” (13/06/2007). Ngoài ra, Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đóng vai trò quan trọng
trong sinh kế cho người dân nghèo ở vùng nông thôn. Đó là nguồn lương thực,
thuốc, vật liệu xây dựng và mang lại thu nhập bổ sung cho người dân. Thu nhập từ
các sản phẩm rừng được dùng để mua hạt giống, thuê lao động canh tác hoặc tạo
nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Đối với những hộ nghèo hơn, LSNG có
thể đóng vai trò quan trọng trong cả việc cung cấp lương thực và là sinh kế chủ yếu.
Tre có vị trí rất quan trọng không những trong nền kinh tế địa phương mà
còn tạo nên cảnh quan và văn hóa của các vùng nông thôn. Ngoài các loài mộc tự
nhiên trong rừng, một số loài đã được người dân gây trồng trong vườn để tận dụng
diện tích không gian vườn,tăng thêm sản phẩm, tăng thêm thu nhập. Cây tre nói
chung và cây tre lấy măng nói riêng đều là một loài cây trồng rừng ở nhiều nơi trên
đất nước ta. Trong các quy mô hộ gia đình, cây tre lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
Ngoài ý nghĩa về bảo vệ đất, nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn so với nhiều loại cây lâm
nghiệp và công nghiệp khác. Tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản
xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ

giường từ thô sơ đến cao cấp và các đồ gia dụng khác.
Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật
khác nhau đều có giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như
xuất khẩu. Bởi, ngoài hương vị đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong
phú, măng tre được chế biến thành rất nhiều món ăn và bài thuốc, chế biến đồ hộp,
là thực phẩm “sạch” với nhiều công dụng. Măng tre có tác dụng tăng cường tiêu
hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm được độ béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng
giảm huyết áp cao rất công hiệu (www.mangtre.blogspot.com). Măng tre ngoài tác

2


dụng để ăn tươi còn dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô
dạng lát, dạng sợi… được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu.
Là một trong 2 xã vùng III, đặc biệt khó khăn thuộc huyện Chư Păh (Gia
Lai), Đăk Tơ Ver gặp khó khăn trăm bề về giao thông cách trở, cơ sở vật chất lẫn
tiềm lực, rồi tập quán canh tác lạc hậu cộng với tục du canh du cư ngàn đời… đời
sống của người dân còn phụ thuộc vào nhiều rừng. Đăc biệt, rừng tre nứa chiếm
diện tích lớn,đến đầu tháng 6 bắt đầu mùa mưa người dân ở đây lại ồ ạt vào rừng đi
kiếm măng kiếm thêm thu nhập.
Xuất phát từ tình hình đó, trong khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép,
tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò của cây Le đối với đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số làng Hde, xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” với mong
muốn tìm hiểu măng Le tại đây có ý nghĩa và tầm quan trọng ra sao với người dân,
từ đó xem xét cách thức quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này tại đó như thế nào.
Và qua đó, tôi mong muốn có thể nâng cao thêm hiểu biết của người dân về khai
thác, sử dụng và bảo vệ măng le.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để đáp ứng được mục đích nêu trên, mục tiêu nghiên cứu được thực hiện là:
1. Mô tả thực trạng của măng le đối với sinh kế người dân làng Hde ,xã Đăk Tơ Ver

, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
2. Phân tích sự phụ thuộc của người dân vào nguồn măng Le, như là một nguồn
sinh kế của người dân tại địa điểm nghiên cứu.
3. Đề xuất việc trồng măng Le trong các hộ gia đình người đồng bào dân tộc Bana ở
làng Hde, xã Đăk Tơ Ver.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: măng le và vai trò của nó đối với đời sống người
dân
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại làng Hde, xã Đăk Tơ Ver,
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
2.1.1. Định nghĩa lâm sản ngoài gỗ
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt nam lâm sản được phân
chia thành hai loại:
- Lâm sản chính (principale richesse forestière) là những sản phẩm gỗ.
- Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ (produit secondaire de la forêt),
bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm ngoài gỗ.
Từ 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng.“Đặc
sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giàu có của đất
nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,
trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu…” ( Bộ Lâm nghiệp – Kế hoạch
phát triển Đặc sản rừng, 1981-1990). Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ
phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc

giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây
cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn,
Kim giao… , như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính
đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những đặc
sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất
định.
Ngày nay, trong Lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ
biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary
forest product). Có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về Lâm sản ngoài gỗ(LSNG):

4


- LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩ này là
nững hoạt động từ du lịch sinh thái,làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên
quan đến thu hái và chế biến các sản vật này ( FAO, 1995).
- LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm sinh vật ( trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ
làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được
dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn giáo, VHXH hoặc xã hội. Việc sử
dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vung đệm thuộc
về lĩnh vực dịch vụ của rừng ( Wickens, 1991).
- LSNG bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng
tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống,
nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi. ( W.W.F-1989).
- “ Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc
sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây
cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công
chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu…” (Lê Mộng
Chân – 1993).

Vì khái niệm và định nghĩa LSNG có sự khác nhau như thế nên việc vận
dụng vào thực tế cũng có sự khác nhau. Nói tóm lại, LSNG là những sản phẩm từ
sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không phải gỗ, và các dịch vụ từ sinh vật có
được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích sử dụng của con người.
Mục đích sử dụng của con người tùy thuộc vào đặc tính riêng của từng cộng đồng,
từng quốc gia hay từng khu vực.
2.1.2. Phân nhóm lâm sản ngoài gỗ theo công dụng
Trên thực tế, các loại cây trồng, vật nuôi nông nghiệp ngày nay đều có nguồn
gốc xa xưa từ rừng, hoặc là các loài bản địa, hoặc được du nhập từ rừng ở những
nước khác. Sau đây tôi liệt kê tổng quát một số loại lâm sản ngoài gỗ có thể tổ chức
khai thác và nuôi trồng, tạo công ăn việc làm và tăng thu thập cho cộng đồng dân cư
sống trong rừng và gần rừng, phát huy giá trị nhiều mặt của rừng.

5


1. Nấm ăn: như các loại nấm mối, nấm mèo,… ngày nay với công nghệ sinh
học phát triển, chúng ta còn nhiều loại nấm ăn khác như nấm kim châm, bào ngư,
đông cô, đùi gà,…
2. Dược liệu: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã tổng kết các loại cây thuốc
Việt Nam rất phong phú. Gần đây đã có nhiều tác giả tổng kết như Đỗ Tất Lợi,
Phạm Hoàng Hộ đã mô tả 3063 loại cây có vị thuốc thuộc trên 2000 loài trong tổng
số trên 11000 loài thực vật ở Việt Nam (Cây có vị thuốc ở Việt Nam),…như rừng ò
Lò Gò -Xa Mát (Tây Ninh) có kim tiền thảo, nhàu; rừng ở vườn quốc gia Côn Đảo
có ngũ gia bì, thiên niên kiện. Ngoài các loài cây dược liệu, còn có các loài nấm
dược liệu đã rất nổi tiếng như linh chi.
3. Cây cho hạt: chúng ta đã có loài cây nhập nội như điều (đào lộn hột),
Các loài dẻ (Quercus sp.)
4. Cây có dầu: trên thế giới đã có nhiều loại cây cho trái hoặc hạt có nhiều
dầu dùng để ăn hoặc chế biến công nghiệp như ô-liu (Olea europaea), Torreya

Trung quốc (Torreya grandis), cây trà dầu - camellis (Camaellia oleifera). Gần đây
nước ta du nhập cây neem (xoan Ấn Độ); hạt xoan có nhiều dầu có thể ép để dùng
trong công nghiệp.
5. Cây cho sợi: đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng một số loại cây
cho sợi có trong rừng để dệt vải hoặc bện dây thừng.
6. Phấn và mật hoa: Rừng Việt Nam rất phong phú các loài cây có hoa cho
phấn và mật, là nguồn nguyên liệu cho các loài ong mật làm ra sản phẩm của chúng.
7. Cây thức ăn gia súc: lá cây, cỏ ở các trảng là nguồn thức ăn cho các loài
thú ăn cỏ, lá cây cũng có thể được dùng để làm thức ăn cho các loài gia súc.
8. Rau rừng: như rau tàu bay, rau tiêu (càng cua), lá bép, đọt lộc vừng, ….
9. Trái cây rừng ăn được hoặc dùng chế biến nước giải khát: trái trường,
xoài, trái ươi, ….
10. Song, mây, tre: có thể dùng làm nguyên liệu cho tiểu, thủ công nghiệp,
công nghiệp sản xuất hàng nội thất. Đặc biệt cây tre có thể được chế biến công
nghiệp để sản xuất ván sàn, gỗ rất có giá trị.

6


11. Cây cho nhựa, hoá chất: nhựa cây trôm, sơn, dầu chai dùng trong nghề
đóng tàu, thuyền bằng gỗ, và loại cây du nhập đã phát triển khá rộng ở Việt Nam là
cao su.
12. Động vật rừng (côn trùng và động vật khác): ong mật, cánh kiến đỏ,
hươu, nai, heo, nhím, và các loại thú rừng khác. Các loại động vật rừng giữ vai trò
cân bằng sinh thái nhiều hơn; ngắm các loài động vật hoang dã từ xa là một trong
những nội dung của du lịch cảnh quan sinh thái trong rừng.
13. Nguồn gen cho các sản phẩm trên: các loại lâm sản ngoài gỗ nêu trên có
thể thu hái trực tiếp từ rừng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta có thể áp dụng các
công nghệ truyền thống hoặc sinh học hiện đại để nhân giống từ nguồn sinh vật ở
rừng để nuôi trồng trong các trang trại. Ngày nay đã có nhiều trang trại nuôi heo

rừng, nai, nhím, ong,… các trang trại trồng cây trôm lấy nhựa (gôm), tre, trúc, song,
mây,…
14. Sinh thái rừng và môi trường du lịch: một cách sử dụng rừng rất hiệu
quả trong điều kiện xã hội đã công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, nhu cầu du lịch,
thư giãn phát triển là tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng. Chung quanh
thành phố Hồ Chí Minh đã có các khu du lịch sinh thái gắn với rừng như địa đạo Củ
Chi, Rừng Sác Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Thác Mai (Định Quán), Nam
Cát Tiên (Tân Phú, Đồng Nai), Tràm chim (Đồng Tháp), Rừng Chàng Riệc (Tây
Ninh) kết hợp du lịch sinh thái với các di tích văn hóa, lịch sử; rừng thông Đà Lạt là
nơi du lịch cảnh quan sinh thái từ lâu đã rất nổi tiếng.
15. Thủy điện: do rừng được bảo vệ và phát triển tốt, nguồn nước mưa được
giữ ngày càng dồi dào, tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện có đủ nước
hoạt động quanh năm.
2.1.3. Tiêu chí để phân biệt LSNG và cây nông nghiệp
Ngày càng có nhiều loài cây rừng, trong đó đa số là LSNG, được trồng trên
đất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp cây cho LSNG đã được coi là cây nông
nghiệp như cây Điều, Sơn, Sở... Ngược lại, có nhiều loài cây được trồng ở vùng

7


nông nghiệp nhưng vẫn được coi như LSNG như nhiều loài tre, trúc, mây. Vì vậy,
việc đưa ra “Tiêu chí” để phân định cây thuộc LSNG là cần thiết:
- Cây có nguồn gốc từ rừng và hiện còn được trồng trên đất Lâm nghiệp
- Cây thuộc sự quản lý của Lâm nghiệp (do Nhà nước quy định).
Những tiêu chí này chỉ mang tính quy ước để thuận tiện cho quản lý, không
có ý nghĩa khoa học kĩ thuật.
2.1.4. Hiện trạng kinh tế LSNG
LSNG là một tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân
dân, đặc biệt là đối với những người dân sống trong và xung quanh rừng. Ngoài

việc canh tác nương rẫy thì việc thu hái các sản phẩm rừng, săn bắn để dùng trong
gia đình, làm nghề phụ và để bán là hoạt động kinh tế của đại bộ phận dân tộc thiểu
số. LSNG là nguồn lương thực bổ sung của người dân miền núi.
Măng tre là thực phẩm có thể thay một phần lương thực trong những tháng
giáp hạt, nếu thiếu lương thực chính. Măng là thực phẩm được dùng rất phổ thông
trong toàn quốc, sức tiêu thụ lớn. Ở một số nước Châu Âu, măng tre cũng được ưa
chuộng, tuy nhiên những loại măng thu hái trong rừng không đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu trồng tre lấy măng
xuất khẩu được tiến hành, bắt đầu bằng việc nghiên cứu dẫn giống một số loài tre,
trúc như tre Bát độ, Điền trúc...chuyên dùng để sản xuất măng. Có thể coi măng
tre là nguồn LSNG có triển vọng phát triển mạnh ở Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu LSNG ở thế giới
Thấy được vai trò của Lâm sản ngoài gỗ đối với các nước đang phát triển
nhất là các nước ở vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án
nghiên cứu nhầm làm rõ vai trò Lâm sản ngoài gỗ, định chế quản lý, các chính sách
liên quan, thông tin tiếp thị…Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế tại
Indonesia (CIFOR) đã chú trọng nhiều về nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ. Trung tâm
đã đề ra phương pháp phân tích với các lâm sản thương mại trên thế giới. Trung
tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) đã và đang thực hiện các nghiên cứu làm
thế nào sản xuất, nâng cao sản lượng của các cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức

8


Nông nghiệp và thực phẩm của Liên hợp quốc(FAO) và trung tâm đào tạo vùng về
lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC) cũng cũng có nhiều nghiên cứu về Lâm sản
ngoài gỗ, trong đó có cách tiếp cận phương pháp luận về “ Từ sản xuất đến hệ
thống tiêu thụ” coi nhiệm vụ sản xuất của rừng là sự cần thiết cho cung cấp bền
vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị trường và các vấn đề chính sách, định chế.
FAO thành lập ra mạng lưới nghiên cứu LSNG trên thế giới liên kết giữa 1.600 cá

nhân và cơ quan và đã xuất bản tạp chí “Tin tức Lâm sản ngoài gỗ”, tổ chức một số
hội thảo quốc tế về lâm sản ngoài gỗ (Thí dụ ở Thailand năm 1994, ở Indonesia
năm 1995). Các tở chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu Lâm
sản ngoài gỗ tại Châu Phi (Bolivia, Burkian Faso, Tanzania, Camerroon…). Nhiều
trường đại học Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ quan tâm đến nghiên cứu ảnh hưởng của lâm
sản ngoài gỗ đến đời sống của các cộng đồng dân cư gần rừng. Chính phủ Hà Lan
tài trợ cho nhiều dư án về Lâm sản ngoài gỗ khắp thế giới hướng tới sử dụng bền
nguồn Lâm sản ngoài gỗ.
So với các loại cây gỗ lớn, nghiên cứu về các loài LSNG ở Việt Nam vẫn giữ
vai trò thứ yếu hơn. Tuy nhiên cũng đã có rất nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện
các chủ đề nghiên cứu về LSNG. Tổ chức đứng đầu về lĩnh vực này là trung tâm
Nghiên cứu Lâm Đặc sản Hà Nội. Trung tâm này đã thực hiện nhiều chủ đề nghiên
cứu về nhiều loại LSNG do trung tâm này thực hiện với sự phối hợp của trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và Môi trường (CRES) của Đại học quôc gia Hà Nội và Viện
Kinh tế sinh thái (ECO-ECO). Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ về tài chính và Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hỗ trợ kỉ thuật. Các hoạt động nghiên cứu
của dự án bao gồm các vấn đề: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng
và LSNG có sự tham gia; nghiên cứu về hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam;
Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loại LSNG có giá trị dựa theo nhu cầu của
người dân địa phương như gaya trồng một số loại tre và cây thuốc nam;…
Đối với các loại cây dùng làm dược liệu có nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị thực tiễn và khoa học to lớn như công trình của giáo sư Đỗ Tất Lợi, tiến sĩ
Trần Công Khánh và tập thể các nhà khoa học Đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện

9


Đông Y, Học viên 103 nghiên cứu , trong đó có một số công trình nghiên cứu về
kinh nghiệm/kiến thức bản địa, địa phương của người dân về thu hái , chế biến
cũng như sử dụng các loại sản phẩm này.Ngoài ra cũng có nhiều cá nhân nghiên

cứu một số chủ đề liên quan đến LSNG nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung
vào các loại tre trúc như: thử nghiệm nhân giống luồng của Trường Đại Học Lâm
Nghiệm Việt Nam , nghiên cứu nhân giống và gây trồng các loài tre lấy măng của
Phân Viện Khoa hoc Lâm Nghiệp Miền Nam ; nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và
Luồng của khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế; một số tác giả đã
nghiên cứu về cây thuốc nam. Về khai thác và sử dụng cũng như chế biến các loại
LSNG của một số cộng đồng dân tộc thiểu số đã có một số nghiên cứu của sinh viên
khoa Lâm nghiệp các trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm
Huế và Đại học Tây Nguyên. Gần đây (năm 2001) có hai sinh viên Thụy Sĩ với sự
hỗ trợ tài chính và kỉ thuật của Chương trình Hỗ Trợ Lâm nghiệp xã hội ở Việt
Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau (thu hái, chế
biến, sử dụng và thị trường) của LSNG ở cộng đồng dân tộc thiểu số xã Thượng
Long, tỉnh Thừa Thiên Huế. Không như ở Việt Nam , nghiên cứu về LSNG ở Ấn
Độ được chú trọng và khá phát triển . Rất nhiều viện nghiên cứu tài nguyên rừng ở
Ấn Độ đã và đang tiến hành nhiều loại nghiên cứu khác nhau về nguồn tài nguyên
này ở các vùng sinh thái khác nhau. Viện quốc tế quản lý rừng ở Bhopal thuộc miền
trung Ấn Độ đã thực hiên các nghiên cứu về khả năng tái sinh của các loài cây cho
các sản phẩm ngoài gỗ, một số tác giả lại nghiên cứu về kỉ thật khai thác bền vững
của một số loài LSNG. Viện nghiên cứu Dradul, miền bắc Ấn Độ đã thực hiện
nhiều đề tài nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau về LSNG như Gây trồng
các loài cây thuốc nam, nghiên cứu về vấn đề thị trường LSNG, thử nghiệm sử
dụng chất kích thích trong khai thác nhựa thông, sản xuất thuốc nhuộm , phân vi
sinh từ LSNG…Đặc biệt Viện Tài nguyên môi trường vùng Hymalaya đã và đang
thực hiện nhiều nghiên cứu về LSNG, trong đó thành công nhất là nghiên cứu nhân
giống một số loài như tre, cây thuốc nam bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ngoài ra
còn có nghiên cứu gây trồng các loài cây thuốc của vùng Himalaya.

10



2.3. Tình hình nghiên cứu tre nứa ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài tre trúc thuộc
26 chi được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh giá được tính
đa dạng về thành phần loài tre trúc ở nước ta. Tuy nhiên, mới chỉ có 80 loài đã tạm
thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên. Trong nhiều năm trở lại đây,
rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bổ sung vào
danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên nghiên cứu về tre nứa ở Việt
Nam là Camus and Camus (1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam.
Năm 1978 Vũ Văn Dũng công bố Việt Nam có khoảng 50 loài. Năm 1999 Phạm
Hoàng Hộ đã thống kê được 123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã
tăng lên đáng kể. Không dừng lại ở đó vào giai đoạn 2001-2003, Nguyễn Tử Ưởng,
Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng với GS. Xia Nianhe,
chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học Quảng Châu, Trung
Quốc đã xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên
khoa học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên
khoa học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra 22 loài cần được
xem xét để xác nhận loài mới. Trong 2 năm 2004 – 2005, PGS.TS Nguyễn Hoàng
Nghĩa cùng hai chuyên gia phân loại tre Trung Quốc là GS. Li Dezhu, Phó Viện
trưởng Viện thực vật học Côn Minh, Vân Nam (chuyên gia chi Dendrocalamus) và
GS. Xia Nianhe (chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục cộng tác nghiên cứu với các nhà
nghiên cứu tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên cứu định danh các loài tre nứa hiện có
của Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt
Nam. Phần lớn trong số đó là chưa có tên. Một số chi có nhiều loài là chi Tre gai
(Bambusa) có 55 loài thì có tới 31 loài chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus) có
21 loài với 5 loài chưa định tên, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài chưa
có tên, chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi Nứa
(Schizostachyum) có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên. Bên cạnh đó, các nhà
khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài mới cho nước nhà. Năm 2005,
Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7 loài nứa mới thuộc chi Nứa


11


(Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi,
Kon Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn
(Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh).
Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng loài cụ thể.
Đồng thời nhóm nghiên cứu phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở cấu tạo
hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được mô tả và định danh để
tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó là chi Tre quả thịt (Melocalamus). Các
loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc
Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà Nừng (M. kbangensis), Tre quả
thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt
Trường Sơn (M. truongsonensis).
Các vấn đề được tập trung nghiên cứu:
- Nghiên cứu về kỷ thuật lâm sinh
Đây là lĩnh vực về tre trúc được nghiên cứu nhiều nhất, theo thống kê của
viên khoa học Việt Nam đã có tới 52 công trình nghiên cứu kể từ 1963 đến nay, các
nghiên cứu tập trung vào qua trình nhân giống, khảo nghiệm , kỉ thuật gây trồng , kỉ
thuật chăm sóc và khai thác các loại riêng biệt.
- Nghiên cứa về chế biến và bảo quản tre trúc
Từ năm 1971 tới nay đã có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực chế biến và bảo
quản lâm sản tre trúc. Các nghiên cứu được thực hiện từ xác định tính chất vật lý,
hóa học của một số loài tre trúc, tới chế biến bảo quản để sử dụng trong sản xuất vật
dụng gia đình, dung trong xây dựng và công nghiệp giấy hiện nay trong sản xuất
ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ song mây tre nứa kết hợp
có một số cơ sở sản xuất ván tre (Thanh Hóa),ván sàn_ tre, ván MDF kết hợp(Hải
Dương), sản xuất nhà tre xuất khẩu , sản xuất than hoạt tính từ tre…

12



- Nghiên cứu về sâu bệnh hại tre trúc
Theo viện khoa học Miền Nam thống kê chỉ có khoảng 7 công trình nghiên
cứu cho lĩnh vực này. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này khá lẽ tẻ cho một số bệnh
hại chính và nỗi cộm cho một số loài tre trúc.
-Nghiên cứu về các tác động môi trường:
Không có nhiều nghiên cứu cho lĩnh vực này và các nghiên cứu chỉ dừng lại
ở nghiên cứu tính chất đất rừng, diễn biến của độ phì đất dưới rừng một số loài tre
trúc. Các nhận xét:
+ Trồng tre thuần loài làm cho tính chất vật lý bị thoai hóa nhanh chóng
+ Trồng tre thuần loài làm giảm hàm lượng mùn, đạm , nhưng lại làm giảm
độ chua và tăng độ no kiềm
+ Đánh giá một cách tổng hợp và lấy quan điểm của đất rừng nhiệt đới thì
độ phì nhiêu của đất dưới rừng tre nứa là kém nhất.
Hiện tượng đất dưới rừng tre nghèo kiệt là nguyên nhân quan trọng làm
giảm sản lượng rừng.
+ Vì vậy không nên trồng tre nứa thuần loài mà trồng tre nứa hỗn giao với
cây gỗ để vừa có sản lượng ổn định mà vừa đảm bảo được độ phì đất được duy trì,
phù hợp với thực tế tự nhiên.
- Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ
Mặc dù đây là lĩnh vực quan trọng nhưng không có nhiều nghiên cứu . các
nghiên cứu của lĩnh vực này chỉ là một phần trong nghiên cứu khác. Rất cần thiết
phải có đánh giá về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cho các mặt hang từ tre
trúc, từ đó mới có các định hướng hợp lý cho phát triển.
2.4. Công dụng của tre nứa và măng Le
Tre là thực vật một lá mầm thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ phụ
Bambusoideae, cây có một thân chính hình tròn rỗng, màu xanh thẫm, khi non có
phấn trắng, khi già có màu xanh vàng. Do đặc tính của tre là dễ trồng, mọc nhanh,
phân bố rộng, thân lại có những tính chất cơ vật lí khác gỗ nên có thể được dùng

nhiều lĩnh vực sử dụng như trong công nghiệp giấy, bột sợi, ván sợi, ván dăm, ván

13


ghép thanh… lại có thể dùng trong làm nhà nông thôn, chế tạo đồ gia dụng và hàng
thủ công mỹ nghệ. Tre, nứa, trúc có nhiều loài với những đặc tính công nghệ khác
nhau nên việc sử dụng cũng rất đa dạng. Chọn loài để trồng cũng như chọn để sử
dụng ở mỗi địa phương có những kinh nghiệm khác nhau cho nên mặc dầu cây tre
gắn với nông thôn Việt nam từ lâu đời nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đánh giá
thống nhất về các loài tre đã trồng phổ cập.
-Làm hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng năm số lượng tre nứa dùng làm hàng thủ
công mỹ nghệ chiếm một tỉ lệ khá lớn. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước,
chúng ta còn sản xuất nhiều mặt hàng mỹ nghệ để xuất khẩu. Cần đầu tư vào việc
chọn cây nguyên liệu, cải tiến công nghệ, áp dụng cơ giới vào một số khâu chế biến
để nâng cao chất lượng hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam
-Làm vật liệu xây dựng: Hiện nay khoảng 50% vật liệu nhà ở nông thôn và
miền núi làm từ tre nứa. Các loài tre có vách dầy, đường kính thân trên 10 cm là
thích hợp cho xây dựng: Mai, Diễn, Bương, Luồng, Tre gai, Lộc ngộc, Là ngà. Một
số đồng bào miền núi phía Bắc dùng trúc sào để lợp mái nhà vừa đẹp, vừa bền.
Trong một thời gian dài nữa ở Việt Nam, tre nứa dùng trong xây dựng ở nông thôn
vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể.
-Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi. Nhiều nước Đông nam
Á, từ lâu vẫn dùng tre nứa làm nguyên liệu để sản xuất giấy. Ở các nước tiên tiến,
mỗi năm bình quân sản xuất giấy theo đầu người là 250-300 kg, trong khi đó ở các
nước đang phát triển là 2-5 kg . Trong tương lai, ngành công nghiệp giấy của Việt
nam sẽ đòi hỏi một số lượng tre và gỗ rất lớn. Theo chiến lược phát triển lâm
nghiệp đến năm 2010, Việt nam sẽ sản xuất 2- 2,5 triệu tấn giấy và bột giấy/năm.
Như vậy nhu cầu về tre, nứa, vầu để đáp ứng yêu cầu của ngành giấy sợi ngày càng
cao.

-Măng tre nứa: Đây là một thực phẩm quen thuộc của người dân vùng Đông
nam Á. Măng được sử dụng ở dạng măng tươi, măng muối chua hoặc măng khô.
Hầu hết các loài tre nứa đều cho măng ăn được, chỉ trừ một số rất ít loài có măng
sớm hoá gỗ. Những loại măng tre nứa chủ yếu ở Việt nam là: Mai, Vầu, Luồng,

14


Diễn, Bương, Nứa, Giang (ở miền Bắc) và Le, Lồ ô, Mum, Nứa (ở Miền Nam).
Khoảng 5 năm gần đây Việt Nam đã nhập loài tre Bát độ, Lục trúc và Tạp
giao từ Đài Loan và Trung Quốc lục địa vào trồng để lấy măng. Năng suất măng thu
được khá cao: khoảng 500 kg/ha/năm. Loài tre cho măng mở ra một khả năng lớn
để xuất khẩu măng tươi sau này. Các công dụng của Tre, Nưa ngày càng được phát
hiện nhiều hơn. Việc thử nghiệm trồng tre lấy lá để gói bọc (xuất khẩu sang Đài
loan), hoặc đốt thân tre làm than hoạt tính (xuất khẩu sang Nhật), Tre làm nguyên
liệu ván thanh, ván sàn … cũng sẽ tạo nên nhiều mặt hàng tre nứa xuất khẩu trong
tương lai.
Một số giống tre trồng lấy măng:
- Tre Lục Trúc: Tre Lục trúc có tên khoa học: Bambusa oldhamii và tên
tiếng Anh: Oldham bamboo, Green bamboo (Anh Tùng, 1999). Đây là loài tre
trồng lấy măng ở Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Lục trúc là loài mọc cụm, yêu
cầu nhiều ánh sáng mặt trời, chịu được tới –50C. Thân tre có đường kính đến 10cm,
thẳng. Măng tuy nhỏ, nhưng ăn ngon và có thể dùng thay rau sống.
Nhập nội từ Đài Loan vào những năm 1994-1995, năng suất đạt xấp xỉ 10
tấn/ha. Tre Lục Trúc có khả năng cho nhân giống bằng hom gốc và hom cành, thân
tre nhỏ, là loại măng có chất lượng cao, măng ăn ngọt, có vị thơm ngon đặc trưng.
Tre Lục trúc hầu như ít được ưa chông vì măng nhỏ, năng suất thấp. Mô
hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản - chế biến với diện tích
khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại Tân Yên – Bắc
Giang là mô hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điều tra khảo sát. Cho đến

thời điểm này chưa thấy có mô hình nào kể cả mô hình nói trên được đưa vào để
sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân trồng Lục trúc mới chỉ tập trung vào để
sản xuất giống để bán. Trước đây giống được nhân bằng cách tách thân gốc 1 năm
tuổi (giống thân gốc) là chính. Sau này kỹ thuật nhân giống hom cành đã được áp
dụng.
- Tre Mạnh Tông: Tên khoa học: Denldrocalamus asper, được nhập nội từ
Trung Quốc vài chục năm nay. trước đây tre được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình

15


Dương…có khả năng phát triển nhanh, chịu được nhiệt, chịu hạn tốt, năng suất
khoảng 10 tấn/ha, măng ăn ngon, có giá trị xuất khẩu.
Tại miền Nam trước đây, tre Mạnh tông chuyên măng đã được đưa từ Thái
Lan về gây trồng. Là loài tre có măng lớn, được trồng thành rừng thuần loài chuyên
sản xuất măng để xuất khẩu. Hiện nay, Mạnh tông cũng đã được trồng ở rất nhiều
nơi kể cả ở miền Bắc như ở Quỳnh Côi - Thái Bình (Mạnh tông được trồng ngoài
đê ven sông để chắn sóng kết hợp lấy măng). Trong điều kiện thuận lợi, Mạnh tông
là loài tre mọc cụm, yêu cầu nhiều ánh sáng mặt trời và có thể chịu được nhiệt độ
đến 00 C. Đường kính thân gần gốc đến 20 cm. Măng rất to và là loại thực phẩm có
chất lượng rất cao.
Tre Mạnh tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam và hiện nay
chủ yếu được trồng rải rác. Qua một số điểm khảo sát tại Cà Mau, Cần Thơ, Bến
Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre Mạnh tông đã không còn
được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉ còn thấy rải rác và không
được chăm sóc. Riêng ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh tông được
trồng ven sông phía ngoài đê nhằm mục đích chắn sóng và lấy măng và mô hình
này đang được phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên,
mô hình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng cũng như
hiệu quả kinh tế cũng như các giá trị khác. Nhìn chung tre Mạnh tông không được

ưa chuộng và tương lai có thể bị một số loài tre chuyên măng khác thay thế.
- Tre Tạp giao: Là giống lai giữa “Chưởng cao trúc” với “Đại lục trúc”
(theo Dự án 5 trồng mới triệu ha rừng, 1999), đó là loài Bambusa pervasiabilis với
Dendrrocalamus mopisis (Bùi Chính Nghĩa, 2004). Tạp giao sinh trưởng mạnh, có
chất lượng măng cao, có khả năng chống sâu bệnh tốt nhưng ít được trồng ở miền
Nam. Tạp giao mọc cụm, thân nhỏ nhưng thẳng.
- Tre Mao Trúc: Thích hợp trồng ở những vùng núi cao trên 700 m, nơi có
khí hậu mát, ẩm. Đặc biệt loài tre măng này có thân to và dày (>2 cm) nên có thể
vừa trồng lấy thân làm nguyên liệu cho công nghiệp, vừa cho thu hoạch măng chất
lượng cao.

16


×