Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ LINH TRƯỞNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN HOÀNG LÂM

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ LINH TRƯỞNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN HOÀNG LÂM

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ LINH TRƯỞNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI

Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm ngồi tại ghế giảng đường Đại Học Nông Lâm. Thầy cô đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý bàu về Lâm
Nghiệp. Với tâm huyết đào tạo ra những Kỹ sư có khả năng tiếp cận với xã hội có
tính kỹ luật cao, có tác phong công nghiệp, thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp cùng
với nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi tham gia học tập lý thuyết cơ
bản và kết hợp với thực tập.
Trong thời gian thực tập tôi không thể tránh khỏi những sai xót, nhưng với
sự giúp đỡ tận tình luôn theo sát hướng dẫn và sữa chữa báo cáo khóa luận tốt
nghiệp của tôi. Nay đã hoàn thành đợt thực tập tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ
Thị Nga đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Phòng bảo tồn thiên
nhiên và hợp tác, Ban Giám Đốc Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên – Văn Hóa Đồng Nai
đã luôn vui vẻ, thân thiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện khóa luận. Tôi
xin chúc quý thầy cô toàn trường và các anh chị trong Phòng bảo tồn thiên nhiên
và hợp tác, Ban Giám Đốc Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên – Văn Hóa Đồng Nai những
lời chúc tốt đẹp nhất.
Vì thời gian thực tập không được lâu nên không tránh khỏi những sai xót
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, mong được sự góp ý chân thành
của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Nguyễn Hoàng Lâm

ii


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Lâm, lớp DH07QR, Khoa Lâm Nghiệp
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài : “Điều tra thành phần các loài thú linh trưởng tại Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên – Văn Hóa Đồng Nai”.
Đề tài được tiến hành tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên - Văn Hóa Đồng Nai, từ
tháng 02/2011 đến tháng 06/2011
Để đạt được các nội dung nghiên cứu cần thiết, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp điều tra như: phương pháp phỏng vấn kiểm lâm, thợ săn và người dân
địa phương, phương pháp khảo sát thực địa bao gồm điều tra điểm đối với vượn đen
má vàng, điều tra tuyến đối với các loài linh trưởng còn lại và đã thu được các kết
quả sau:
Thành phần loài thú linh trưởng ở KBTTN – VH Đồng Nai bao gồm 5 loài
với 21 cá thể chà vá chân đen(4 bầy), 40 cá thể khỉ đuôi dài (6 bầy), 38 cá thể khỉ
đuôi lợn (5 bầy), 10 cá thể khỉ mặt đỏ (1 bầy), 1 cá thể cu li nhỏ và 13 bầy vượn với
tổng số 27 cá thể. Riêng loài vượn đen má vàng chỉ xuất hiện tại khu vực Vĩnh An,
phát hiện duy nhất 1 cá thể vượn đen má vàng tại khu vực Mã Đà.
Thông qua kết quả phỏng vấn chúng tôi ghi nhận được việc dẫn đến sự suy
giảm thành phần và số lượng loài ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Van hóa Đồng Nai là
do tình trạng săn bắt trái phép còn xẩy ra, sự khai thác rừng làm nương rẫy, khai
thác lâm sản trái phép và lâm sản ngoại gỗ quá mức.

iii



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cám ơn

ii

Tóm tắt

iii 

Mục lục

iv 

Danh mục các chữ viết tắt

vii 

Danh sách các hình

viii 

Danh sách các biều đồ

ix 


Danh sách các bảng

x

Chương 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu của đề tài



1.3. Giới hạn của đề tài



Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU



2.1 Đặc điểm chung của thú linh trưởng



2.2 Các mối đe dọa đối với thú linh trưởng




2.3 Thành phần thú linh trưởng tại một số VQG và KBT



2.4 Đặc điểm nhận biết và tập tính sinh hoạt của một số loài linh trưởng



2.5 Đặc điểm khu vực nghiên cứu



2.5.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên



2.5.1.1 Vị trí địa lý



2.5.1.2 Địa hình



2.5.1.3 Khí hậu, thủy văn

10 


2.5.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng

11 

2.5.2 Tài nguyên rừng

12 

2.5.2.1 Đất rừng

12 

2.5.2.2 Tài nguyên động thực vật của khu bảo tồn

14 

2.5.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

15 

iv


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18 

3.1 Nội dung nghiên cứu

18 


3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18 

3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

18 

3.3.1 Phương tiện nghiên cứu

18 

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

18 

3.3.1.1 Phỏng vấn thợ săn, kiểm lâm và dân địa phương

19 

3.3.1.2 Khảo sát thực địa

19 

Chương 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

24 

4.1 Phỏng vấn thợ săn và kiểm lâm


24 

4.2 Kết quả ghi nhận tại các điểm nghe

25 

4.2.1 Khu vực Vĩnh An

25 

4.2.2 Khu vực Mã Đà

26 

4.2.3 Khu vực Hiếu Liêm

27 

4.3 Kết quả ghi nhận tại các tuyến điều tra

28 

4.3.1 Khu vực Vĩnh An

28 

4.3.2 Khu vực Mã Đà

29 


4.3.3 Khu vực Hiếu Liêm

29 

4.4 Một số hình ảnh về thú linh trưởng tại KBT

34 

4.5 Các vấn đề bảo tồn

36 

4.5.1 Săn bắt và bẫy thú hoang dã

36 

4.5.2 Thu lâm sản ngoài gỗ và củi quá mức

37 

4.5.3 Các loài độc hại xâm lấn

37 

4.5.4 Chăn thả gia súc và gia cầm bên trong khu bảo tồn

38 

4.5.5 Xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh


39 

4.5.6 Khai thác gỗ trái phép

39 

4.5.7 Tác động từ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế bên trong KBT

40 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41 

5.1 Kết luận

41 

v


5.2 Kiến nghị

42 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43 


PHỤ LỤC

44 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

VQG

Vườn Quốc Gia

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa Dạng Sinh Học

PCCR

Phòng Chống Cháy Rừng

SXNN

Sản Xuất Nông Nghiệp


CP

Chính Phủ



Nghị Định



Quyết Định

CTV

Cộng Tác Viên

 
 
 

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

Hình 2.1: Bản đồ tổng thể khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

17 


Hình 3.1: Bản đồ thể hiện các tuyến điều tra

22 

Hình 3.2: Bản đồ thể hiện các điểm điều tra

23 

Hình 4.1: Bản đồ thể hiện sự phân bố thú linh trưởng đã được ghi nhận tại KBT 33 
Hình 4.2: Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) ảnh KBT

34 

Hình 4.3: Cu li nhỏ tại trạm cứu hộ tại khu bảo tồn

34 

Hình 4.4: Khỉ đuôi dài được nuôi tại nhà dân khu vực Vĩnh An

35 

Hình 4.5: Chà vá chân đen tại khu vực Vĩnh An

35 

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

 

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nhiệt độ tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010

10 

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ lượng mưa tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010

11 

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ so sánh số lượng linh trưởng ở từng khu vực

31 

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng về sử dụng đất của KBT

13 

Bảng 4.1. Kết quả ghi nhận được các loài linh trưởng trong khu vực Vĩnh An 30 
Bảng 4.2. Kết quả ghi nhận các loài linh trưởng trong khu vực Mã Đà

31 

Bảng 4.3. Kết quả ghi nhận các loài linh trưởng trong khu vực Hiếu Liếm

31 


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Thú rừng có vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái nơi chúng sống từ

đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế sinh thái đi theo con đường tự nhiên.
Thú rừng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn tự nhiên, tạo nên các
giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này không những chỉ có ý nghĩa thực
tại mà còn có tiềm năng sử dụng sau này. Các loài đặc hữu mang những nguồn gen
quí hiếm chứa đựng tính trạng tốt mà các loài khác không có. Thông qua các loài
hoang dại, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn gen
để đạt được một hiệu quả cao nhất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu hệ
động vật Việt Nam có tính đặc hữu cao so với các vùng Đông Dương : Có tới 15
loài linh trưởng phân bố ở Việt Nam trong tổng 21 loài linh trưởng của vùng Đông
Dương (Phạm Nhật và ctv, 1992).
Thú rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, từ khi loài
người mới xuất hiện trên trái đất thì nguồn thức ăn chính của con người là các sản
phẩm tự nhiên thu được từ săn bắt. Nhiều loài được con người sử dụng làm thức ăn
hàng ngày và được thuần hóa, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống
vật nuôi để phục vụ mình.
Thú rừng còn cung cấp lông, da và các nguyên liệu để sản xuất dược liệu như
cao hổ, cao khỉ,… Ngoài ra, thú rừng còn đóng vai trò quan trọng trong các vườn
thú, công viên, … phục vụ cho mục đích tham quan du lịch, giải trí và nghiên cứu
khoa học của con người. Đặc biệt là thú linh trưởng với cấu trúc cơ thể gần giống

với con người nhất nên được xem như một đối tượng quan trọng cho các nhà khoa

1


học nghiên cứu để phục vụ con người. Vì vậy, việc bảo tồn các tài nguyên động vật
rừng nói chung và thú linh trưởng nói riêng là rất cần thiết.
Đầu năm 2010, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết: sự
tồn tại của 303/634 loài linh trưởng trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng, Việt
Nam được xem là một trong những nước đứng đầu trong danh sách các nước có tỉ lệ
linh trưởng bị đe dọa cao nhất (86%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này
là nạn săn bắn, buôn bán bất hợp pháp và tàn phá rừng bừa bãi. Nếu không có
những biện pháp bảo vệ, trong tương lai không xa rất có thể con người Việt Nam
chỉ còn được chiêm ngưỡng những loài linh trưởng đặc hữu của nước mình qua
những cái xác nhồi bông khô héo trong viện bảo tàng.
Hiện nay, tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép vẫn đang tăng
mạnh ở Việt Nam và trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán
động vật hoang dã trái phép trên thế giới, đây là mối đe dọa lớn cho thú rừng nói
chung và thú linh trưởng nói riêng.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một trong những khu rừng
đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Có hệ sinh thái rừng đặc trưng
của vùng miền Đông Nam Bộ, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng
sinh học với nhiều nguồn gen động, thực vật quí hiếm cần được bảo tồn.
Cho đến nay, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các loài Linh trưởng ở
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, chỉ có các cuộc điều tra đánh giá
chung về đa dạng sinh học và điều tra xây dựng danh lục động, thực vật rừng trong
Khu Bảo tồn như:
• Điều tra và đánh giá khu hệ Chim và Thú lớn ở khu vực 03 Lâm trường
(Hiếu Liêm, Mã Đà, Vĩnh An) của Nguyễn Xuân Đặng, Lê Trọng Trải (WWFIndochina Programme), 2002.
• Khảo sát và nghiên cứu khu hệ động vật khu vực 03 Lâm trường (Mã Đà,

Hiếu Liêm và Vĩnh An), năm 2003 của Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật Hà
Nội, nhằm cung cấp những tư liệu cho việc Quy hoạch thành lập Khu bảo tồn thiên
nhiên Vĩnh Cửu.

2


• Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với đa dạng sinh
học và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (2005) của trường Đại học
Khoa học tự nhiên đại học Quốc gia Hà Nội.
Các kết quả nghiên cứu trên đều đã ghi nhận được sự có mặt của 07 loài Linh
trưởng có trong Khu Bảo tồn gồm: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ
(Macaca arctoides), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Khỉ đuôi lợn (Macaca
leonina), Voọc bạc (Trachypitecus villosus), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes)
và Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae).
Mặc dù lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, nhưng tình
trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã vẫn xảy ra thường xuyên.
Với những lý do trên việc điều tra thành phần loài và khảo sát cơ bản về thú linh
trưởng làm cơ sở để đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ các loài thú linh trưởng ở
KBTTN - VH Đồng Nai là một vấn đề hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề
tài “Điều tra thành phần các loài thú linh trưởng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai”.
1.2.

Mục tiêu của đề tài
Điều tra phát hiện thành phần và mức độ xuất hiện loài, điều tra xác định các

mối đe dọa và giá trị bảo tồn của các loài thú linh trưởng tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồn đối với các loài

linh trưởng tại Khu Bảo tồn.
1.3.

Giới hạn của đề tài
Vì trang thiết bị còn hạn chế, điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài chỉ chú

trọng vào việc điều tra thành phần các loài thú linh trưởng, mức độ xuất hiện loài và
các yếu tố liên quan tới sự tồn tại của loài tại KBTTN - VH Đồng Nai.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm chung của thú linh trưởng
Lớp thú (động vật có vú - Mamalia) gồm những loài động vật có xương sống có
tổ chức cơ thể cao nhất trong giới động vật, thể hiện qua các đặc điểm : Đẻ con và
nuôi con bằng sữa, thân nhiệt cao và ổn định, các hệ cơ quan cấu tạo hoàn chỉnh, hệ
thần kinh rất phát triển, đặc biệt não bộ có lớp vỏ xám với nhiều nếp nhăn, khả năng
tạo lập nhanh các phản xạ có điều kiện.
Bộ linh trưởng hay khỉ hầu gồm thú đi bằng bàn, thích nghi với đời sống trên
cây. Chi 5 ngón, ngón I (ngón cái) xếp đối diện với các ngón còn lại nên khả năng
cầm nắm tốt hơn. Một số ít loài có vuốt, đa số các loài ngón có móng. Hộp sọ lớn
(so với kích thước cơ thể), mặt ngắn và hình thành chiều thẳng đứng. Ổ mặt hướng
về phía trước. Xương đòn ở đai trước có kiểu khớp đặc biệt tạo thuận lợi cho đa
dạng hóa các hoạt động ngang của 2 chi trước. Não bộ rất phát triển, thùy khứu giác
bé, 2 bán cầu não lớn. Hầu hết các loài có một đôi vú ngực, thường đẻ 1 con. Khỉ
hầu phân bố khắp các nước nhiệt đới Châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Việt Nam có 14
loài thuộc 3 họ của 2 bộ phụ.(Vũ Thị Nga – Động vật rừng).
2.2 Các mối đe dọa đối với thú linh trưởng

Trên thế giới
Báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế cho biết, hàng trăm loài khỉ hình
người, khỉ và vượn cáo đang có nguy cơ trở thành nhóm linh trưởng đầu tiên bị
tuyệt chủng trong gần 1 thế kỷ qua.Với những thông tin thu được từ 50 chuyên gia
hàng đầu của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế và các tổ chức khác, báo cáo đã liệt kê 25
loài thuộc diện nguy cấp nhất và cho biết nếu không có những hành động mau lẹ.

4


Song bên cạnh sự suy giảm số lượng, không có loài nào thực sự tuyệt chủng trong
thế kỷ qua. "Đáng ngạc nhiên hơn là chúng ta đã vượt qua thế kỷ 20 mà không có
loài linh trưởng nào biến mất. Tôi cho rằng đó một phần là nhờ những nỗ lực bảo
tồn đã tốt hơn", tiến sĩ Mittermeier nói. (Theo VnEx)
Ngày 19/2/2010 Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) lại thông
báo: sự phá hủy môi trường sống, săn bắn và buôn bán bất hợp pháp đang đe dọa sự
sống còn của gần 303 trong tổng số 634 loài linh trưởng trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. 48% trong số 634 loài động vật linh trưởng trên toàn cầu đang đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng, có nhiều nguyên nhân như nạn phá rừng và săn bắn bừa
bãi của con người, …
Động vật linh trưởng ở châu Á bị đe dọa cao nhất, với 71% loài gặp nguy hiểm.
Dân số gia tăng nhanh chóng tại đây đang thu hẹp dần nơi sinh sống của đười ươi,
vượn và voọc. Tỉ lệ thú linh trưởng đang bị đe dọa tại Campuchia là 90%, Việt Nam
là 86%, Indonesia là 84%, Lào 83%, Trung Quốc 79% (IUCN, 2003). Phó giám đốc
chương trình các loài của IUCN - Jean-Christophe Vie đã phải thốt lên “Những gì
diễn ra tại Đông Nam Á thật kinh khủng”.
Tại châu Phi, 37% động vật linh trưởng đang gặp nguy hiểm. Loài Gorilla núi
được tìm thấy ở các khu rừng rậm của Rwanda, Uganda và CHDC Congo, đang
nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao mặc dù “dân số” chúng có tăng
lên. (báo đất việt)

Ở Việt Nam
Hoạt động buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam ngày một gia tăng. Chỉ
trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động vật sắp bị tuyệt chủng của Việt
Nam tăng lên tới 882 loài (418 loài động vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên
(Sách đỏ Việt Nam, 2007)
Theo sách đỏ thế giới (2007), có 84 loài thú ở Việt Nam được coi là cần được
bảo vệ trong phạm vi toàn cầu, 4 loài thú linh trưởng lớn gồm: vượn đen tuyền,
voọc mũi hếch, voọc mông trắng, voọc đầu trắng; có 3 loài thú linh trưởng khác
gồm: chà vá chân đen, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng; năm loài thú linh

5


trưởng lớn ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng gồm: culi nhỏ, khỉ
đuôi lợn, voọc đen má trắng, khỉ cộc, khỉ mốc.
Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số lượng lớn các loài động vật
đang bị đe dọa. Một số lượng lớn các loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng và sự
tuyệt chủng này là không thể tránh khỏi trong tương lai nếu không có các biện pháp
bảo tồn tích cực.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự khai thác lâm sản, chặt phá rừng
và săn bắt động vật hoang dã trái phép và hậu quả của 2 cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Diện tích rừng tự nhiên trước đây của nước
ta (1943) che phủ hơn 43% diện tích cả nước, tuy nhiên sau 30 năm chiến tranh diện
tích rừng giảm xuống chỉ còn 20 triệu ha rừng tự nhiên do bom đạn và chất hóa học
phá hủy. Đến năm 1981 diện tích rừng chỉ còn 7,8 triệu ha, độ che phủ chỉ còn 24%.
Mật độ che phủ rừng hiện nay đã tăng lên 40% (2010) nhờ những nỗ lực của chính
phủ nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp (Bộ NN và PTNT, 2010). Trong 10 năm
trở lại đây Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán
trái phép động vật hoang dã trên toàn thế giới. Từ năm 1996 – 2006 , Việt Nam xuất
khẩu khoảng 15.000 con khỉ.(IUCN, 2008)

Mặc dù, đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng đồng thời thực thi nhiều công
tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức của cộng đồng. Nhưng vấn đề khai
thác tài nguyên rừng vẫn diễn ra mạnh mẽ làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn
kiệt và nạn săn bắt động vật hoang dã ngày càng có chiều hướng gia tăng, làm cho
nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
2.3 Thành phần thú linh trưởng tại một số VQG và KBT
Theo thống kê của IUCN thì đến nay nước ta có 25 loài và phân loài linh
trưởng trong khi đó ở các quốc gia lân cận như Lào chỉ có 10 loài và phân loài,
Campuchia chỉ có 9 loài và phân loài.
Khu BTTN Phong Điền có 8 loài chiếm 32% (8/25) số loài và phân loài linh
trưởng ở Việt Nam.

6


VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 10 loài chiếm 40% (10/25) số loài và phân
loài linh trưởng ở Việt Nam.
VQG Bạch Mã có 9 loài chiếm 36% (8/25) số loài và phân loài linh trưởng ở
Việt Nam. Trong số đó có voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus), vượn đen má trắng
(Hylobates leucogenis), culi lớn, culi nhỏ…
VQG Cát Tiên có 8 loài chiếm 32% (8/25) số loài và phân loài linh trưởng ở
Việt Nam.
Khu BTTN Sông Thanh có 10 loài chiếm 40% (10/25) số loài và phân loài
linh trưởng ở Việt Nam.
Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa có 8 loài chiếm 32% (8/25) số loài và phân loài
linh trưởng ở Việt Nam.
Khu BTTN - VH Đồng Nai có 6 loài chiếm 24% (6/25) số loài và phân loài
linh trưởng ở Việt Nam. (Các VQG và KBTTN ở Việt Nam - vncreatures)
2.4 Đặc điểm nhận biết và tập tính sinh hoạt của một số loài linh trưởng

Cu li nhỏ (Nycticebux pygmaeus) là loài thú nhỏ (dưới 0,65 kg). Lông màu
hung đỏ, điểm sương nhiều hai bên cổ. Dọc sống lưng thường có dải lông nâu,
nhưng dải lông này có thể mờ nhạt và không có ở những con thú con. Răng hàm thứ
hai lớn nhất. Xung quanh hai mắt có đường viền nâu sẫm. Ngón thứ hai của chân
sau có móng phát triển thành vuốt dài, culi nhỏ sống trong nhiều sinh cảnh khác
nhau. Là loài hoạt động ban đêm, kiếm ăn đơn lẻ hoặc theo những nhóm nhỏ, ăn
côn trùng, quả mềm, nhựa cây. Ngày ngủ trong các bọng cây hay trên các cành cây
to.
Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularsis) có bộ lông màu xám nhạt nâu đến màu
đỏ nhạt, phần dưới màu nhạt hơn. Đầu có lông ngắn hướng ra phía sau từ lông mày
và có thể có mào. Những cá thể lớn có râu rậm, dài ở phía trên và xung quanh mặt.
Đuôi có lông và dài khoảng 3/4 chiều dài thân, những con mới sinh có màu đen.
Khỉ đuôi dài sống ở rừng nguyên sinh và thứ sinh, kể cả ở rừng đước. Chúng sống
thành bầy đàn từ 10 đến 100 con. Chúng kiếm ăn ban ngày cả trên cây và trên mặt
đất, thường đến các dòng sông, suối và những nơi có nước khác để ăn giáp xác,

7


động vật thân mềm, cua … Thức ăn chủ yếu là hoa quả, chuối, côn trùng, ếch, giáp
xác.
Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) lưng màu xám, bụng màu xám trắng. Đầu
có lông xoáy, hướng ra xung quanh, màu nâu hoặc đen. Lông ở giữa đám xoáy ngắn
hơn và nằm sát xuống da giống như đang đội mũ. Đuôi thon dần và phủ lông ngắn
giống đuôi lợn thường cong ngược lên phía lưng. Khỉ đuôi lợn sống trong các khu
rừng thường xanh hoặc rụng lá nội địa, sống theo đàn từ 5 - 12 con (đôi khi tới 40
con). Hoạt động vào ban ngày, kiếm ăn chủ yếu trên mặt đất và trên cây. Ăn quả,
hạt chồi cây, côn trùng và các loài thú nhỏ khác. Khỉ đuôi lợn sinh sản quanh năm.
Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) có bộ lông dày, mềm. Lưng và bụng
màu xám nhạt, lấm tấm hoa râm. Trán màu đen, đầu trắng xám. Hai bên thái dương

có viền lông màu đỏ. Vai đen, tay xám, không có khúc trắng trên cẳng tay. Từ mông
đến mu bàn chân đen. Đuôi nhỏ, thon, dài, màu trắng. Gốc đuôi có một đám vá tam
giác ngược trắng. Da quanh mắt vàng cam. Trán và xung quanh miệng màu xanh
cửu long nhạt. Mũi xám nâu, mắt nâu. Chà vá chân đen sống ở rừng kín thường
xanh, nữa rụng lá, rụng lá và rừng khộp. Chúng sống theo đàn từ 10 - 30 con, có
con đực đầu đàn. Hoạt động vào buổi sáng và chiều ở trên cây. Ngủ đêm trên các
cây gỗ lớn có tán rậm.
Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) có thân hình thon mảnh với
cánh tay rất dài, không có đuôi. Con đực trưởng thành co lông màu đen và hai bên
má màu vàng phớt đỏ. Con cái và con non có màu vàng với vùng da mặt màu đen
không có lông xung quanh mắt, và mồm. Con cái trưởng thành có một vệt lông đen
trên đỉnh đầu. Những con non có màu vàng cho đến khoảng một năm tuổi, sau đó có
màu lông của cả con đực và con cái đều chuyển sang máu đen, trừ phần lông hai
bên má vẫn giữ màu vàng. Những con cái khi trưởng thành khoảng 4 - 5 năm tuổi
màu lông chúng lại chuyển từ màu đen sang màu vàng. Vượn đen má vàng sống
trên cây và rất hiếm khi xuống đất. Do đó rừng cây tốt là điều quyết định đối với sự
tồn tại của vượn. Hoạt động vào ban ngày, thường hót vào các buổi sáng sớm. Sống
thành gia đình với một vợ một chồng. (Phạm Nhật và ctv).

8


2.5 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.5.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn nằm phía Bắc sông Đồng Nai, chủ yếu trên địa bàn các xã nằm
trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh
Cửu; xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và
Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom và xã
Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai, có tứ cận như sau:

− Phía Bắc giáp: Tỉnh Bình Phước
− Phía Nam giáp: Sông Đồng Nai và Hồ Trị An
− Phía Đông giáp: VQG Cát Tiên và Hồ Trị An
− Phía Tây giáp: Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Bình Dương.
Tọa độ địa lý:
• Từ 110 04’ 19” - 110 30’ 54” Vĩ độ Bắc
• Từ 106 0 54’ 05” - 107 0 18’ 27” Kinh độ Đông.
Khu Bảo tồn nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố
Biên Hòa khoảng 40 km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An) về phía Bắc. Bên
cạnh giá trị về đa dạng sinh học, trước đây còn là vùng căn cứ cách mạng với địa
danh nổi tiếng Chiến khu Đ. KBT là một trong những khu vực có lợi thế phát triển
du lịch
2.5.1.2 Địa hình
Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống
vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, có hai dạng địa hình chính: địa
hình đồi và địa hình đồng bằng.
Khu Bảo tồn nằm chủ yếu trên địa hình thuộc dạng địa hình vùng đồi, với 3
cấp độ cao: đồi thấp - đồi trung bình và đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống
Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía
Đông, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh cao giữa các khu vực không

9


nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình
quân: 100 - 120 mét; Độ dốc lớn nhất: 35o độ dốc bình quân: 8o - 10o
2.5.1.3 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều cả năm là điều kiện
đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển quanh năm

Do nằm ở vĩ độ thấp, Vĩnh Cửu nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời
và ít bị ảnh hưởng của gió mùa phương Bắc. Bởi vậy nhiệt độ không khí trung bình
quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 26 - 28oC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ có 4,2oC. Ít có gió bão và sương muối. Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao.(biểu đồ 2.1)
o

Nhiệt độ ( C)
30
29
28
Nhiệt độ 2008

27

Nhiệt độ 2009

26

Nhiệt độ 2010

25
24
23

Tháng
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nhiệt độ tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010
Vĩnh Cửu có lượng mưa tương đối cao (2000 - 2800 mm), Sự phân bố mưa
theo không gian đã hình thành 03 vành đai chính: Vành đai phía Bắc giáp Bình
Phước có lượng mưa rất cao > 2800 mm và có số ngày mưa 150 - 160 ngày; vành
đai trung tâm huyện có lượng mưa 2400 - 2800 mm và số ngày mưa trong năm là
130 - 150 ngày; vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số
2000 - 2400 mm. (biểu đồ 2.2)

10



Lượng mưa (mm)
300
250
200
Lượng mưa 2008

150

Lượng mưa 2009
Lượng mưa 2010

100
50
0
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Tháng

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ lượng mưa tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010
Chế độ thuỷ văn trong khu vực phân hoá theo mùa:
Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau, lượng nước chỉ xấp xỉ
20% lượng nước cả năm, Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ nước trên sông Đồng Nai
xuống thấp, khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho
sinh hoạt và nông nghiệp.
Mùa mưa: Vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất hiện lũ, nước trên sông
Đồng Nai lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ
lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả lũ ở mức độ tối đa.(tạp chí khí tượng
thủy văn)
2.5.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng
Trong khu vực có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng đã tạo ra một quỹ
đất rất phong phú, Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ (Nguyễn Đức
Thắng, 1986) cho thấy trong Khu Bảo tồn có các nhóm, loại đất chính sau:
Nhóm đất đen được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bọt bazan.
Tầng đất hữu hiệu thường rất mỏng, lẫn nhiều kết von hoặc mảnh đá, Trên bề mặt
đất có nhiều tảng đá lộ đầu lớn, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp và giao


11


thông. Đất có thành phần cơ giới nặng, từ thịt trung bình đến thịt nặng, hàm lượng
sét vật lý khoảng 40-50%.
Nhóm đất xám được hình thành chủ yếu trên phù sa cổ, một số hình thành
trên đá phiến sét, phân bố trên các dạng địa hình đồi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ
(thịt pha cát), với hàm lượng sét vật lý khoảng 34-36%, thoát nước tốt.
Nhóm đất đỏ được hình thành chủ yếu trên đá bazan, phù sa cổ và đá phiến
sét. Đất đỏ trên bazan là loại đất có chất lượng vào loại tốt nhất trong các loại đất
đồi núi ở nước ta. Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất hữu hiệu thường rất dày
> 100 cm. Đất tương đối giàu chất hữu cơ, đạm tổng số và lân tổng số nhưng tương
đối nghèo các cation kiềm trao đổi, đất chua, nghèo kali và lân dễ tiêu.
2.5.2 Tài nguyên rừng
2.5.2.1 Đất rừng
Căn cứ kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg
ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại
quyết định số 4505/QĐ - UBND, ngày 29/12/2008 và Quyết định số 1977/QĐ UBND, ngày 16/7/2009, V/v: sát nhập Trung tâm Thủy sản Đồng Nai vào KBT.
Hiện nay KBTTN - VH Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên quản lý: 100.303,3 ha.
Trong đó diện tích đất có rừng: 56.991,1 ha, bao gồm rừng tự nhiên: 52.241,2 ha và
rừng trồng: 4.749,9 ha. Cụ thể về hiện trạng sử dụng đất của KBT như sau.

12


Trong đó
Tổng
TT

Loại đất


diện tích
(ha)

Quy hoạch đất lâm nghiệp
Vùng quy
hoạch
rừng đặc
dụng

1

2

3

Vùng quy
hoạch rừng
sản xuất

Đất có rừng

56.991,1

53.447,1

3.544,0

Rừng tự nhiên


52.241,2

50.861,4

1.379,8

Rừng trồng

4.749,9

2.585,7

2.164,2

Đất chưa có rừng

10.912,2

6.364,7

4.547,5

Đất trống lâm nghiệp

4.287,8

3.593,0

694,8


Đất khác (NN, ao, hồ, đường . . . )

6.624,4

2.771,7

3.852,7

Đất ngập nước nội địa (hồ Trị An)

32.400,0

Tổng cộng

100.303,3

Ngoài
quy
hoạch đất
lâm
nghiệp

32.400,0
59.811,8

8.091,5

32.400,0

Bảng 2.1. Hiện trạng về sử dụng đất của KBT

Rừng tự nhiên
Tổng diện tích rừng tự nhiên: 52.241,2 ha, bao gồm các loại rừng chính sau:
− Rừng gỗ lá rộng : 44.141,9 ha
− Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô (tre nứa) : 7.746,0 ha
− Rừng tre lồ ô : 353,3 ha
Dự án Điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng do KBT
chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện, đã ghi nhận: tài nguyên rừng
của KBT mang tính đa dạng sinh học cao, có sự phong phú cả về chủng loại lẫn số
lượng. Trong đó có nhiều loài linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được
ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Rừng trồng
Rừng trồng chủ yếu trồng các loài cây: keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai
giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: sao đen, dầu con rái, dầu song nàng, bằng
lăng, với hai phương thức trồng chính là: thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ

13


lớn… Phần lớn rừng trồng trước đây được trồng theo phương thức quảng canh trên
đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và hậu quả
của việc khai thác rừng không hợp lý, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi
trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, trong hai năm 2009 và
2010, KBT đã trồng khôi phục được 1.021,9 ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều
loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng
các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo
điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục
hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng. Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa
có giá trị và đặc trưng của khu vực như: gõ đỏ, gõ mật, sao đen, dầu song nàng, dầu
rái, giáng hương, huỷnh, lim xẹt… Với mật độ trồng từ 300 – 600 cây/ha.

2.5.2.2 Tài nguyên động thực vật của khu bảo tồn
Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong KBT, đó là hệ sinh thái rừng cây họ
dầu (Dipterocarpaceae) trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Ngoài ra, đây còn
là nơi cư trú của nhiều loài linh trưởng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý
hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào danh lục đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt
Nam như : vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), chà vá chân đen (Pygathrix
nigripes), … Đây là khu vực thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực
SA5- lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn,
một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới được xác định trong “Global
200 Ecoregions”, một trong 13 vùng ưu tiên bảo tồn của khu vực Đông Nam Á
(CEPF, 2004).
Theo kết quả điều tra của các Viện Nghiên cứu (2008 - 2009). Tài nguyên
động thực vật tại KBT rất đa dạng về chủng loài và nhiều về số lượng cá thể, qua
điều tra bước đầu ghi nhận:
• Thực vật: có 1.401 loài thực vật. Trong đó, có 06 loài thực vật mang tên
Đồng Nai, như: cù đèn Đồng Nai; lát hoa Đồng Nai; ngâu Biên Hòa; bướm
bạc Biên Hòa; hạ đệ; xú hương Biên Hòa, cây dược liệu có 103 loài. Thảm

14


×