Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Đánh giá hiệu quả rừng trồng làm cơ sở đề xuất giải pháp phục hồi các loài cây họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TÔ BÁ THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CÁC LOÀI CÂY HỌ DẦU
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HOÁ ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TÔ BÁ THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CÁC LOÀI CÂY HỌ DẦU
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HOÁ ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số 62 62 02 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN
TS. BÙI VIỆT HẢI

Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả

NCS. TÔ BÁ THANH


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) Việt Nam
năm 2015. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ có
hiệu quả của Bộ môn Lâm sinh, Khoa Lâm học; Phòng Đào tạo Sau đại học; Cơ sở
2 của trƣờng ĐHLN và Ban Giám hiệu nhà trƣờng; cán bộ viên chức và ngƣời dân
trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai. Nhân dịp này, tác giả xin đƣợc
bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất về những giúp đỡ đó.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn và TS.
Bùi Việt Hải là những ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều công sức
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Xin chân thành cám ơn ông Võ Văn Một,
nguyên Bí thƣ tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai là ngƣời đã động
viên, tạo điều kiện cho NCS có đƣợc những nỗ lực, quyết tâm hoàn thành Luận án
cho tới ngày hôm nay. Cảm ơn quí thầy cô và lãnh đạo Cơ sở 2 của trƣờng đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho NCS trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Cũng nhân dịp này, xin đƣợc cảm ơn GS.TS Vũ Tiến Hinh, PGS.TS Trần
Quang Bảo và TS. Lê Xuân Trƣờng (Đại học Lâm nghiệp), PGS.TS. Nguyễn Văn
Thêm và PGS.TS Viên Ngọc Nam (Đại học Nông Lâm TP.HCM); PGS.TS. Phạm
Thế Dũng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ), TS. Giang Văn Thắng (Hội Khoa
học Lâm nghiệp TP.HCM), đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn
thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, xã Mã Đà
và gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cùng tác giả
trong quá trình thực hiện luận án.
Xin đƣợc tri ân tất cả những giúp đỡ đó.
Tác giả
NCS. Tô Bá Thành


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................5
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................5
1.1.1. Cây họ Dầu và đặc điểm lâm học của các quần xã cây họ Dầu ........................5
1.1.2. Về kỹ thuật gây trồng cây họ Dầu ở khu vực châu Á .......................................8
1.1.3. Về kỹ thuật gây trồng Sao đen và Dầu rái ........................................................9
1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................12
1.2.1. Cây họ Dầu và đặc điểm lâm học của các quần xã cây họ Dầu ......................12
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về nhân giống và trồng cây họ Dầu tại miền Đông
Nam Bộ .....................................................................................................................17
1.3. Một số nhận xét và bình luận .............................................................................25
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA ĐỒNG NAI ...........................................27
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..............................................................................27
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................................27
2.1.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................28
2.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng .......................................................................................30
2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng và đặc điểm tài nguyên .....................................32
2.2.1 Tình hình quản lý bảo vệ rừng của Khu BTTN ...............................................32
2.2.2 Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu ..............................................33
2.3. Đặc điểm rừng trồng tại khu vực nghiên cứu ....................................................35
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất và trồng rừng tại Khu BTTN .....................................35
2.3.2 Một số thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động phục hồi rừng ......................38
Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................39
3.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................39


iv

3.2. Quan điểm và phƣơng pháp luận ......................................................................39

3.2.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................39
3.2.2. Phƣơng pháp luận............................................................................................40
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................41
3.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu có liên quan ...................................41
3.3.2 Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn .................................41
3.3.3 Phƣơng pháp tính toán và phân tích số liệu ....................................................45
3.3.4 Công cụ cho xử lí và phân tích số liệu ............................................................51
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................52
4.1. Đặc điểm lâm học của mô hình rừng trồng Sao đen, Dầu rái ...........................52
4.1.1.Phân chia các mô hình và một số đặc điểm cơ bản của rừng trồng ................52
4.1.2. Biến động mật độ cây trồng theo loại đất và kỹ thuật trồng rừng...................56
4.1.3. Biến động phẩm chất cây trồng ở các loại đất và kỹ thuật trồng. ...................66
4.1.4. Cấu trúc số cây ở các mô hình rừng trồng ......................................................72
4.2. Sinh trƣởng của Sao đen, Dầu rái ở các mô hình rừng trồng .............................80
4.2.1. Khái quát về những đặc trƣng sinh trƣởng của hai loại hình rừng trồng ...............80
4.2.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố trồng rừng tới sinh trƣởng rừng trồng ..................83
4.2.3. Quá trình sinh trƣởng của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng ...........................95
4.2.4. Đặc điểm sinh khối của Sao đen, Dầu rái ở các mô hình rừng trồng ...........109
4.3. Hiệu quả lâm sinh của các mô hình rừng trồng ...............................................119
4.3.1. Xác định các tiêu chí cho đánh giá hiệu quả lâm sinh ..................................119
4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả lâm sinh của rừng trồng Sao đen, Dầu rái .........121
4.4. Đề xuất các biện pháp phục hồi rừng với cây họ Dầu .....................................127
4.4.1. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả của rừng trồng ..............................127
4.4.2. Kết quả chọn và đánh giá khả năng phục hồi của các mô hình rừng trồng .130
4.4.3. Một đề xuất biện pháp trồng rừng phục hồi ..................................................131
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................134
1. Kết luận ...............................................................................................................134
2. Tồn tại .................................................................................................................135
3. Kiến nghị .............................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phƣơng sai

B

Sinh khối (kg/cây, tấn/ha)

D

Cây Dầu rái/ Dầu con rái

D00

Đƣờng kính ở vị trí gốc cây (cm)

D1,3

Đƣờng kính ở vị trí 1,3 m (cm)

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng


FRr

Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét

FRx

Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ

FRk

Đất feralit nâu đỏ trên bazan

Hvn

Chiều cao (m)

KBT

Khu Bảo tồn thiên nhiên và văn hoá Đồng Nai

KTLS&ĐĐ

Kỹ thuật lâm sinh và đất đai

M

Trữ lƣợng (m3/ha)

N


Mật độ số cây (N/ha)

NLG

Cây nguyên liệu giấy

NNd

Cây nông nghiệp dài ngày

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OTC

Ô tiêu chuẩn

P

Xác suất ý nghĩa

PC

Phẩm chất (cây trồng)

S

Cây Sao/ Sao đen


QHTKNN

Quy hoạch thiết kế nông nghiệp

TN-MT

Tài nguyên - Môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

V

Thể tích (m3/cây)

Z

Lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên



Lƣợng tăng trƣởng bình quân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp tại Khu BTTN .....................35
Bảng 2.2. Hiên trạng rừng trồng của các mô hình có loài cây Sao đen, Dầu rái ......37

Bảng 3.1. Thống kê các ô điều tra theo mô hình – loài cây – diện tích ....................43
Bảng 4.1. Một số đặc điểm cơ bản của mô hình rừng trồng Sao, Dầu xen NLG .....53
Bảng 4.2. Một số đặc điểm cơ bản của mô hình rừng trồng Sao, Dầu xen NNd ......54
Bảng 4.3. Biến động tỷ lệ cây sống bình quân ở hai loại đất trồng rừng ..................56
Bảng 4.4. Biến động tỷ lệ cây sống ở các phƣơng thức trồng rừng ..........................58
Bảng 4.5. Biến động tỷ lệ sống của cây ở các quy cách trồng rừng .........................60
Bảng 4.6.Tỷ lệ sống và mật độ Sao đen, Dầu rái ở các mô hình trồng với NLG .....62
Bảng 4.7. Tỷ lệ sống và mật độ Sao đen, Dầu rái ở các mô hình trồng với NNd .....64
Bảng 4.8. Biến động phẩm chất cây trồng trên các loại đất trồng rừng ....................67
Bảng 4.9. Biến động phẩm chất cây trồng trên các phƣơng thức trồng ....................68
Bảng 4.10. Biến động phẩm chất cây trồng theo các quy cách trồng .......................69
Bảng 4.11a. Kết quả kiểm tra các dạng phân bố lý thuyết ở rừng NLG ...................77
Bảng 4.11b. Kết quả kiểm tra các dạng phân bố lý thuyết ở rừng NNd ...................78
Bảng 4.12. Đặc trƣng sinh trƣởng của Sao đen, Dầu rái ở các mô hình trồng NLG .....81
Bảng 4.13. Đặc trƣng sinh trƣởng của cây Sao đen, Dầu rái ở các mô hình NNd ...82
Bảng 4.14a. Kết quả so sánh sinh trƣởng D0.0, Hvn giữa hai loại đất ở NLG ............84
Bảng 4.14b. Kết quả so sánh sinh trƣởng D0.0, Hvn giữa hai loại đất ở NNd ............84
Bảng 4.15a. Kết quả so sánh sinh trƣởng D0.0, Hvn giữa hai phƣơng thức ở NLG 86
Bảng 4.15b. Kết quả so sánh sinh trƣởng D0.0, Hvn giữa hai phƣơng thức ở NNd ...87
Bảng 4.16a. Kết quả so sánh sinh trƣởng D00, Hvn giữa hai quy cách ở NLG ..........89
Bảng 4.16b. Kết quả so sánh sinh trƣởng D00, Hvn giữa hai quy cách ở NNd ..........89
Bảng 4.17a. Kết quả so sánh sinh trƣởng D00, Hvn giữa hai loại cây hỗ trợ .............92
Bảng 4.17b. Kết quả so sánh sinh trƣởng D00, Hvn giữa hai loại cây hỗ trợ .............92
Bảng 4.18. Sinh trƣởng D00, Hvncủa Sao đen và Dầu rái ở hai phƣơng thức trồng tại
loại hình rừng NLG ...................................................................................................96
Bảng 4.19. Các hàm sinh trƣởng D, H Sao, Dầu ở hai phƣơng thức trồng ..............97
Bảng 4.20. Sinh trƣởng D00, Hvn của Sao đen và Dầu rái ở hai phƣơng thức trồng tại
loại hình rừng NNd ...................................................................................................98
Bảng 4.21. Các hàm sinh trƣởng D, H Sao, Dầu ở hai phƣơng thức trồng ..............99



vii

Bảng 4.22. Sinh trƣởng D và H cây Sao, Dầu từ cây giải tích ở rừng NLG ...........100
Bảng 4.23. Sinh trƣởng D và H cây Sao, Dầu từ cây giải tích ở rừng NNd ...........102
Bảng 4.24a. Số liệu sinh trƣởng và tăng trƣởng D00 của Sao, Dầu ở NLG ............103
Bảng 4.24b. Số liệu sinh trƣởng và tăng trƣởng Hvn của Sao, Dầu ở NLG ............104
Bảng 4.25a. Số liệu sinh trƣởng và tăng trƣởng D1,3 của Sao, Dầu ở NNd ............105
Bảng 4.25b. Số liệu sinh trƣởng và tăng trƣởng Hvn của Sao, Dầu ở NNd ............105
Bảng 4.26. Số liệu sinh trƣởng thể tích (V) và trữ lƣợng (M) của Sao đen, Dầu rái ...107
Bảng 4.27. Số liệu tăng trƣởng trữ lƣợng rừng trồng (M/ha) của Sao đen, Dầu rái ....108
Bảng 4.28a. Đặc trƣng sinh khối tƣơi của Sao đen và Dầu rái theo cấp tuổi .........110
Bảng 4.28b. Đặc trƣng sinh khối khô của Sao đen và Dầu rái theo cấp tuổi..........110
Bảng 4.29. Tỷ lệ sinh khối các bộ phận của Sao đen và Dầu rái theo cấp tuổi ......111
Bảng 4.30. Quan hệ giữa tổng sinh khối tƣơi và khô với tuổi của cây ...................112
Bảng 4.31. Quan hệ giữa tổng sinh khối tƣơi và khô với đƣờng kính cây .............114
Bảng 4.32. Sinh khối của rừng Sao đen và Dầu rái ở các loại hình trồng ..............116
Bảng 4.33. Lƣợng tăng trƣởng sinh khối của rừng trồng Sao đen và Dầu rái ........116
Bảng 4.34a. Sinh khối và tăng trƣởng sinh khối của Sao và Dầu ở rừng NLG ......125
Bảng 4.34b. Sinh khối và tăng trƣởng sinh khối của Sao và Dầu ở rừng NNd ......125
Bảng 3.35. Thống kê diện tích trồng theo mô hình – loài cây – giai đoạn .............126


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Khu BTTN-VH Đồng Nai ........................................28
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN-VH Đồng Nai ..................................36
Hình 4.1. Tỷ lệ sống của Sao đen và Dầu rái ở hai loại đất trồng rừng ....................57
Hình 4.2. Tỷ lệ sống của Sao đen và Dầu rái ở hai phƣơng thức trồng ....................59

Hình 4.3. Tỷ lệ sống của Sao đen và Dầu rái ở các quy cách trồng rừng .................60
Hình 4.4. Biến động mật độ của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng xen với NLG .....61
Hình 4.5. Biến động mật độ của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng xen với NNd .....63
Hình 4.6. Biến động mật độ của Sao đen và Dầu rái ở hai loại hình rừng trồng ......65
Hình 4.7. Biến động mật độ của Sao đen và Dầu rái ở hai loại hình rừng trồng ......65
Hình 4.8. Biến động tỷ lệ cây tốt trên hai loại đất trồng ở hai loại rừng ..................67
Hình 4.9. Biến động phẩm chất của cây trồng ở các phƣơng thức trồng ..................68
Hình 4.10. Biến động tỷ lệ cây tốt ở các quy cách trồng của hai loại rừng..............69
Hình 4.11a. Biến động phẩm chất của cây trồng ở rừng trồng tuổi 5 .......................71
Hình 4.11b. Biến động phẩm chất của cây trồng ở rừng trồng tuổi 9 .......................71
Hình 4.12a. Phân bố N-D của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng thuần NLG ...........73
Hình 4.12b. Phân bố N-D của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng thuần NNd ............73
Hình 4.13a. Phân bố N-H của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng thuần NLG ...........74
Hình 4.13b. Phân bố N-H của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng thuần NNd ............74
Hình 4.14a. Phân bố N-D của Sao đen và Dầu rái ở rừng hỗn giao xen NLG .........75
Hình 4.15a. Phân bố N-H của Sao đen và Dầu rái ở rừng hỗn giao xen NLG .........76
Hình 4.15b. Phân bố N-H của Sao đen và Dầu rái ở rừng hỗn giao xen NNd .........76
Hình 4.16a. Sinh trƣởng D00và Hvncủa Sao đen trên hai loại đất trồng ....................85
Hình 4.16b. Sinh trƣởng D0và Hvncủa Dầu rái trên hai loại đất trồng ......................85
Hình 4.17a. Sinh trƣởng D00, Hvn của Sao đen trồng thuần và hỗn giao ..................87
Hình 4.17b. Sinh trƣởng D00, Hvn của Dầu rái ở trồng thuần và hỗn giao ................88
Hình 4.18a. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Sao đen ở các quy cách trồng ...................90
Hình 4.18b. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Dầu rái ở các quy cách trồng ....................90
Hình 4.19a. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Sao đen với hai loài cây hỗ trợ .................93
Hình 4.19b. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Dầu rái ở hai loài cây hỗ trợ .....................93
Hình 4.20a. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Sao đen ở rừng trồng NLG .......................97
Hình 4.20b. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Dầu rái ở rừng trồng NLG ........................97


ix


Hình 4.21a. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Sao đen ở rừng trồng NNd ........................99
Hình 4.21b. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Dầu rái ở rừng trồng NNd ........................99
Hình 4.22. Sinh trƣởng D00 và Hvn của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng NLG ......101
Hình 4.23. Sinh trƣởng D1,3và Hvn của Sao đen và Dầu rái ở rừng trồng NNd ......103
Hình 4.24. Lƣợng tăng trƣởng D00, Hvn của Sao đen, Dầu rái ở rừng trồng NLG ..104
Hình 4.25. Lƣợng tăng trƣởng D1,3, Hvn của Sao đen, Dầu rái ở rừng trồng NNd .106
Hình 4.26. Quá trình sinh trƣởng thể tích và trữ lƣợng của Sao đen và Dầu rái ....108
Hình 4.27. Lƣợng tăng trƣởng trữ lƣợng Sao và Dầu ở loại hình rừng NNd .........109
Hình 4.28. Tỷ lệ sinh khối bình quân của các bộ phận ở cây Sao đen và Dầu rái ..111
Hình 4.29. Tƣơng quan giữa tổng sinh khối tƣơi và khô theo tuổi của cây............113
Hình 4.30. Tƣơng quan giữa tổng sinh khối tƣơi và khô theo đƣờng kính.............115
Hình 4.31. Sinh khối và tăng trƣởng bình quân sinh khối ở các cấp tuổi ...............117
Hình 4.32. Tổng sinh khối khô của Sao đen, Dầu rái ở các loại hình rừng trồng ...125


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (tên cũ là Khu Bảo tồn thiên
nhiên và di tích Vĩnh Cửu, sau đây sẽ gọi tắt là Khu bảo tồn-KBT) là đơn vị sự
nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng
đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của KBT là
97.152,1 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 64.752,1 ha, bao gồm rừng đặc dụng
59.792,1 ha và rừng sản xuất 4.959,9 ha (UBND huyện Vĩnh Cửu) [47]. Về tổng
thể, KBT là nơi tập trung phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai, với độ che phủ
của rừng (kể cả rừng trồng) xấp xỉ 85,9%. Trong KBT có nhiều kiểu rừng tiêu biểu
của vùng khí hậu nhiệt đới mƣa mùa nhƣ: rừng kín thƣờng xanh, rừng nửa rụng lá
mƣa mùa, rừng lá rộng rụng lá, …(Phân viện ĐTQHR Nam Bộ) [42], [44].

Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng do Phân viện điều tra qui
hoạch rừng (ĐTQHR) Nam Bộ năm 2009 cho thấy, tài nguyên thực vật rừng bậc
cao sống trên cạn của KBT phong phú và đa dạng với hơn 1.400 loài thuộc 156 họ,
92 bộ của 6 ngành thực vật khác nhau. Riêng họ Dầu (Dipterocarpaceae) có số
lƣợng 18 loài; họ Xoài (Anacardiaceae) có 18 loài; họ Tử vi (Lythraceae) với 8
loài, là những họ không phải là giàu loài nhất nhƣng có số lƣợng cá thể lớn, chiếm
ƣu thế của tầng cây gỗ (tầng ƣu thế sinh thái), giữ vai trò rất quan trọng trong cấu
trúc rừng và thực sự là những loài đã mang lại “tên tuổi” cho KBT. Đặc trƣng nổi
bật về hệ sinh thái rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở đây là có các loài cây phổ
biến không chỉ có giá trị cao về mặt sử dụng lẫn vai trò phòng hộ đầu nguồn mà còn
có những giá trị cao về đa dạng sinh học và nguồn gen nhƣ: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeri), Dầu rái (D. alatus), Vên vên (Anisoptera cochinchinensis),
Chai (Shorea vulgaris), Sao đen (Hopea odorata), Làu táu xanh (Vatica dyeri), Dầu
lông (D. intricatus), v.v… (Phân viện ĐTQH rừng Nam Bộ) [45]. Cũng theo Phân
viện ĐTQHR Nam Bộ (2003), diện tích cây họ Dầu trên khu vực của 3 lâm trƣờng
(cũ) Mã Đà, Hiếu Liêm và Vĩnh An là 39.200 ha, chiếm 57% tổng diện tích rừng và


2

đất rừng của khu vực này [42]. Rõ ràng, KBT hiện là nơi phân bố cây họ Dầu lớn
nhất miền Đông Nam Bộ và lƣu vực sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, khu vực Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai còn đƣợc biết đến nhƣ là
một di tích lịch sử nằm trong vùng chiến khu Đ, là một trong số 5 khu vực bị rải
chất độc hoá học nặng nề nhất trong thời kỳ chiến tranh. Nhiều cánh rừng ở Mã Đà
đã bị hủy diệt mà cho đến nay sau hơn 35 năm vẫn chƣa đƣợc phục hồi trở lại
(Nguyễn Xuân Quýnh và ctv, 2010) [29]. Đánh giá khả năng phục hồi của rừng sau
chiến tranh là một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.
Từ năm 1996, thực hiện chủ trƣơng đóng cửa rừng của UBND tỉnh Đồng
Nai, đến nay sau hơn 15 năm, tài nguyên rừng của KBT đã từng bƣớc đƣợc phục

hồi với sự gia tăng diện tích các trạng thái rừng trồng và giảm mạnh diện tích đất
trống không rừng [44]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và ctv (2010)
cũng đã khẳng định rằng, trong 3 năm (2007-2010) so với giai đoạn 2002-2005 cho
thấy khu hệ thực vật ở Mã Đà đã và đang dần dần đƣợc hồi phục. Năm 2005, tại Mã
Đà chỉ xác định đƣợc 2.179 loài, đến năm 2010 đã xác định đƣợc 3.529 loài, bổ
sung cho khu hệ sinh vật ở Mã Đà 1.350 loài [29].
Một trong các chức năng chính của KBT là “bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái
rừng cây gỗ lớn bản địa, đặc biệt là họ Dầu” (Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND,
2006) [49]. Từ năm 2009, để thực hiện chƣơng trình bảo tồn di tích lịch sử và góp
phần bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn gen, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh
tế-xã hội của khu vực, UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trƣơng xây dựng dự án trồng
và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa tại các vùng đất đã bị tác động của chất độc
hóa học (văn bản số 145/CV-UBND-2005) nhằm phục hồi tích cực diện tích rừng
bằng các loài thực vật tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ [48]. Điều này cho thấy,
cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở KBT không những có giá trị về hệ sinh thái mà
còn là những loài cây đƣợc đƣa vào danh sách bảo tồn gen đã đƣợc tỉnh Đồng Nai
quan tâm và triển khai thực hiện.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài Đánh giá hiệu quả rừng trồng làm
cơ sở đề xuất giải pháp phục hồi các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai đã đƣợc thực hiện.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng Sao đen và Dầu rái làm cơ sở
đề xuất các giải pháp trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa thuộc họ Dầu cho
mục đích bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định đƣợc hiện trạng và các đặc điểm lâm học của rừng trồng Sao
đen và Dầu rái trong các mô hình tại khu vực nghiên cứu.
(2) Đánh giá đƣợc hiệu quả về mặt sinh thái/lâm học thông qua quá trình
sinh trƣởng Sao đen và Dầu rái theo các phƣơng thức trồng thuần loài và hỗn giao;
trồng xen với cây nguyên liệu giấy (NLG) và cây nông nghiệp dài ngày (NNd).
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi cây họ Dầu cho mục tiêu bảo tồn và
phát triển tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phƣơng diện lý luận, các kết quả nghiên cứu cung cấp những dữ liệu có
cơ sở khoa học cho các biện pháp lâm sinh đƣợc đề xuất áp dụng cho rừng trồng
cây họ Dầu nhằm phục hồi thành công loại rừng này tại KBT.
Về phƣơng diện thực tiễn, đề tài cung cấp những minh chứng cụ thể về hiệu
quả của các kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng thông qua đánh giá những mô hình trồng
rừng cây họ Dầu, dự đoán quá trình sinh trƣởng và sinh khối của cây cá thể và quần
thụ rừng trồng, đồng thời xác định các biện pháp lâm sinh thích hợp cho rừng trồng
cây họ Dầu tại KBT.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã mô tả và đánh giá đầy đủ về những đặc trƣng lâm học của rừng trồng
Sao đen và Dầu rái trên đất trống giai đoạn rừng non và rừng sào ở các loại đất
trồng, phƣơng thức trồng và mật độ trồng khác nhau.
- Đã xác định đƣợc ảnh hƣởng của các loại đất trồng, phƣơng thức trồng và
mật độ trồng đến sinh trƣởng của rừng trồng Sao đen và Dầu rái trong giai đoạn
đầu; đồng thời phân tích so sánh quá trình sinh trƣởng của rừng trồng ở hai phƣơng
thức trồng khác nhau.


4

- Xây dựng đƣợc những tiêu chí và chỉ báo đánh giá hiệu quả về mặt lâm
sinh đối với rừng trồng Sao đen và Dầu rái.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc đƣa vào nghiên cứu trong đề tài này là đất có rừng trồng từ
năm 1982 cho đến thời điểm năm 2013 và đất trống có thể trồng mới hay cải tạo
thành rừng cây họ Dầu. Dựa vào loài cây trồng chính và loài cây trồng phụ trợ, đối
tƣợng nghiên cứu đƣợc chia ra thành 2 loại hình rừng trồng:
(1) Loại hình rừng trồng Sao đen, Dầu rái xen trong rừng nguyên liệu giấy.
(2) Loại hình rừng trồng Sao đen, Dầu rái xen cây nông nghiệp dài ngày.
Mỗi loại mô hình này có 3 phƣơng thức: (i) trồng Sao thuần, (ii) trồng Dầu
thuần, (iii) trồng hỗn giao Sao và Dầu. Trong mỗi phƣơng thức trồng có 3 quy cách
về mật độ trồng: (a) quy cách trồng 6x4 m (mật độ trồng 417 cây/ha), (b) quy cách
trồng 6x8 m (mật độ 208 c/ha), và (c) quy cách trồng 9x5m (mật độ 222 c/ha).
Phạm vi nghiên cứu là các mô hình rừng trồng có cây họ Dầu thuộc phân khu
phục hồi sinh thái của KBT. Các mô hình trong KBT có cây họ Dầu nhƣng diện tích
nhỏ dƣới 1 ha, mô hình trồng hỗn giao với 3 loài cây trồng chính trở lên không
thuộc đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
Việc đánh giá hiệu quả rừng trồng cây họ Dầu trong loại rừng đặc dụng chỉ
giới hạn về mặt lâm sinh, đề cao giá trị bảo tồn loài cây gỗ bản địa, không đánh giá
hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trƣờng của các loại rừng trồng này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung mang tính thủ tục nhƣ: Lời cam đoan; Phần mở đầu;
Danh mục các từ viết tắt; Danh mục các công trình đã công bố; Tài liệu tham khảo
và Phụ lục. Phần chính của luận án dài 136 trang và có kết cấu nhƣ sau:
- Phần mở đầu: 4 trang
- Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 22 trang
- Chƣơng 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực: 12 trang
- Chƣơng 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 13 trang
- Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 82 trang
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 3 trang



5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Cây họ Dầu và đặc điểm lâm học của các quần xã cây họ Dầu
1.1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái và phân bố cây họ Dầu
Họ Dầu (Dipterocarpaceace) đƣợc coi là một họ thực vật độc đáo và nổi
tiếng nhất của vùng nhiệt đới cả trên phƣơng diện thực vật học, giá trị sử dụng và
giá trị bảo tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25].
Về hình thái, các cây họ Dầu thƣờng có kích thƣớc lớn, nhiều loài có bạnh vè
chiều cao trung bình từ 40 đến 50 mét và đƣờng kính lớn nhất biến động từ 2 đến 3
mét. Đặc điểm điển hình là lá đơn, mọc cách với các lá kèm để bảo vệ chồi và các
phần non và hoa luôn đƣợc phủ một lớp lông. Hoa tự hình chùy và có nhiều chùm.
Nhìn chung, tất cả các đặc điểm về hình thái hay giải phẫu của các loài trong họ
Dầu đều có liên quan đến chức năng sinh học và các chức năng đó lại gắn với các
quần xã sinh vật và các đặc điểm môi trƣờng khí hậu mà chúng ảnh hƣởng trực tiếp
đến việc thụ phấn hoa hay phát tán hạt giống cũng nhƣ sự sống sót của hạt. Đại bộ
phận các loài cây thuộc họ này đều có tiềm năng thƣơng mại cao (Andreas Schulte
và ctv, 1998; Appanah S và Turbull, 1998) [55,58].
Phần lớn các loài cây họ Dầu phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Châu
Á hiện đƣợc coi là trung tâm của cây họ Dầu và có số lƣợng loài nhiều nhất, đặc
biệt là khu vực nhiệt đới ẩm vùng Đông Nam Á. Ba khu vực tập trung của cây họ
Dầu của khu vực Đông Nam Á là đảo Borneo, đảo Sumatra (Indonesia) và Malaixia
(CIFOR, 1998) [61]. Cũng theo CIFOR (1998), tại khu vực này họ Dầu có 10 chi và
360 loài, chúng đƣợc phân bố chủ yếu ở các chi Shorea (163 loài), Hopea (84 loài),
Vatica (55 loài), Dipterocarpus (53 loài) và số loài còn lại thuộc các chi khác. Mặc
dù chi Shorea có số loài lớn và đƣợc coi là quan trọng nhất, nhƣng hiện khả năng có
thể gây trồng lại thành rừng chủ yếu tập trung ở một số loài thuộc các chi Hopea và
Dipterocarpus.



6

1.1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của Sao đen và Dầu rái
(1). Đặc điểm sinh học và giá trị sử dụng của Sao đen
Sao đen (Hopea odorata Roxb) là một trong số 84 loài của chi Hopea. Là
loài cây gỗ có kích thƣớc lớn, thƣờng xanh, chiều cao tối đa có thể đạt tới 40 mét và
đƣờng kính trung bình từ 60-80 cm. Thân cây thẳng, chiều cao dƣới cành từ 15-25
m, vỏ ngoài màu nâu đen, nứt sâu. Lá hình trái xoan hay mũi mác dài từ 8-12 cm và
rộng từ 3-6 cm; gốc lá hơi lệch. Mặt trên phiến lá màu xanh sẫm, mặt dƣới màu nhạt
hơn và có nhiều tuyến ở nách gân cấp hai. Hoa nhỏ mọc thành chùm, màu trắng ngà
có mùi thơm; cuống hoa nhỏ và rất ngắn. Quả có hai cánh phủ lông mịn và mỏng,
khi non màu xanh, khi quả chín có màu nâu (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25] .
Trong tự nhiên, Sao đen thƣờng mọc trong các loại rừng kín thƣờng xanh,
mƣa ẩm nhiệt đới; đôi khi cũng xuất hiện trong tự nhiên các quần thể thuần loài.
Phân bố tự nhiên chủ yếu ở các nƣớc Ấn Độ (đảo Adaman), Indonesia, Myanmar,
Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaixia và Việt Nam (Joker, 2000). Đây là loài ƣa ẩm,
tầng đất sâu và dày có độ pH từ 4-5 và sinh trƣởng tốt trên các loại đất feralit đỏ
vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica và đất bazan nhất là các
khu vực thấp ven sông suối. Sao đen là loài phát tán hạt nhờ gió và có thể tái sinh
đồng loạt ở những nơi có độ tàn che thấp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25].
Về giá trị sử dụng, Sao đen là loài cung cấp gỗ lớn. Gỗ rất cứng và nặng (755
kg/m3) thƣờng đƣợc sử dụng trong đóng tàu, thuyền, xây dựng và làm đồ gỗ gia
dụng. Sao đen còn là loài cây cho những giá trị ngoài gỗ khác nhƣ nhựa, tannin, vỏ
cây làm thuốc chống viêm (Turnbull, 1998). Ngoài ra, có thể chiết xuất đƣợc một số
hợp chất từ Sao đen có tác dụng chống oxy hóa và gây độc dòng tế bào ung thƣ
Hela và Raji ở ngƣời (Atun và ctv, 2012-dẫn theo Nguyễn Thị Hải Hồng, 2013)
[17]). Về giá trị bảo tồn, Sao đen đƣợc IUCN1 (2003) xếp ở mức sẽ nguy cấp VU
A1cd+2cd (dẫn theo Nguyễn Thị Hải Hồng, 2013) [17]. Ở Việt Nam, gỗ Sao đen

đƣợc xếp trong nhóm gỗ I.

1

International Union for Conservation of Nature: Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên


7

Từ những giá trị trên cho ta thấy, triển vọng gây trồng và phát triển loài cây
Sao đen nhằm vào cả hai mục tiêu cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và bảo tồn đều rất
có ý nghĩa.
(2). Đặc điểm sinh học và giá trị sử dụng của Dầu rái
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don) còn có tên gọi khác nhƣ Dầu
nƣớc, Dầu con rái. Đây là loài cây gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 30-35 m, cá biệt
có những cây có thể đạt tới 45 m chiều cao và 250 cm đƣờng kính. Ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dƣơng, cây Dầu rái phân bố tự nhiên ở các nƣớc nhƣ Bangladesh,
Campuchia, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Trong các
quần xã tự nhiên, Dầu rái thƣờng chiếm tầng cao nhất hoặc tầng ƣu thế. Cây có thân
thẳng, tròn đều. Trƣớc tuổi thành thục, cây thƣờng có tán hình tháp, nhƣng khi
thành thục tán có hình ô. Cây có khả năng tỉa cảnh tự nhiên tốt, chiều cao dƣới cành
lớn. Vỏ cây màu trắng xám, mỏng và nhẵn (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25].
Về hình thái lá, Dầu rái có lá lớn hình bầu dục, mọc cách dài từ 10-20 cm,
rộng từ 5-15 cm, đầu lá hơi nhọn, gốc lá hình nêm. Lá có màu xanh thẫm ở mặt
trên, mặt dƣới xanh nhạt và có lông mịn. Lá kèm có lông màu xám nhạt. Hoa
thƣờng mọc thành chùm hƣớng về một phía. Hoa có 5 cánh, cánh hoa dài hơn đài
hoa. Đài hoa dài, mang quả; quả có hai cánh mỏng dạng màng, cánh dài từ 10-14
cm. Mỗi quả có từ 1-2 hạt (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25].
Dầu rái là cây có nhiều giá trị sử dụng. Gỗ có giá trị thƣơng mại cao và
thƣờng đƣợc dùng trong xây dựng, đóng tàu, thuyền. Đặc biệt, sản phẩm có giá trị

nữa là nhựa dầu tiết ra từ thân cây đƣợc dùng để vô trùng các vết thƣơng, chống
thấm nƣớc, làm mực in trên đá, ... Cây Dầu rái ở độ tuổi từ 50-100 năm có thể cho
đƣợc 20-30 lít dầu/năm. Vỏ cây cũng đƣợc sử dụng để chữa thấp khớp (Appanath
và Turnbull, 1998) [58].
Về giá trị bảo tồn, cũng theo IUCN (2003), Dầu rái đƣợc xếp vào nhóm EN
A1 cd+2cd, B1+2c. Tƣơng tự nhƣ Sao đen, với những đặc điểm và giá trị đa dạng,
cho nên việc gây trồng, phát triển và bảo tồn Dầu rái là thực sự có ý nghĩa.


8

1.1.2. Về kỹ thuật gây trồng cây họ Dầu ở khu vực châu Á
Tại khu vực châu Á, Malaixia đƣợc coi là “quê hƣơng” của việc áp dụng các
kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng các loài cây họ Dầu với diện tích thử nghiệm lớn
và mang tính hệ thống. Theo Appanah và Weinland (1993), loài cây họ Dầu đầu
tiên đƣợc gây trồng là Dryobalanops aromatic vào năm 1899 trên các vùng đất
hoang hóa sau khai thác mỏ ở Malaixia (dẫn theo Nguyễn Thị Hải Hồng, 2013)
[17]. Cho tới nay, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaixia (FRIM) là cơ sở lớn nhất
thực hiện các thử nghiệm trồng các loài cây họ Dầu ở khu vực. Hiện có tới 115 loài
cây họ Dầu khác nhau đƣợc trồng và có tới xấp xỉ 30 loài cho triển vọng cao sau
thời gian từ 30-45 năm. Điều đáng nói là các chi Hopea, Dipterocarpus và Shorea
là những chi có rất nhiều loài khác nhau đƣợc đƣa vào thử nghiệm (dẫn theo
Nguyễn Thị Hải Hồng, 2013) [17]
Cũng tại Malaixia, một kỹ thuật phục hồi rừng khác đƣợc chú ý từ những
năm sau Đại chiến thế giới lần thứ II là phƣơng thức trồng làm giàu rừng bằng cây
họ Dầu, đƣợc biết đến nhƣ là một phƣơng thức lâm sinh đem lại rừng đều tuổi
(MUS: Malayan Uniform System). Từ năm 1960 đến năm 1978, đã có tới 13.000 ha
đƣợc trồng theo phƣơng thức này. Tuy nhiên, chi phí khá lớn và không phải tất cả
các xử lý đều thành công.
Một quốc gia khác cũng có những thành tựu và cũng đƣợc coi là một trong

những nƣớc đi đầu trong tái tạo cây họ Dầu bằng tái sinh nhân tạo là Philippines.
Một số thử nghiệm trồng cây họ Dầu tại khu vực núi Maquilling cho đến nay đã xấp
xỉ 100 tuổi cho thấy việc trồng cây họ Dầu là rất khả thi. Hiện tại, nƣớc này đang áp
dụng hệ thống khai thác chọn và xúc tiến tái sinh tự nhiên cây họ Dầu, chủ yếu là
các loài Shorea contora, S. polysperma. Đối với trồng lại trên đất sau nƣơng rẫy,
loài S. contora sau 12 năm cây đã đạt chiều cao tới 28 mét và đƣờng kính lớn nhất
có thể đạt đƣợc 48 cm; trung bình về chiều cao và đƣờng kính lần lƣợt là 18 m và
32 cm (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [25].
Tại Indonesia, các khu vực rừng đã bị khai thác bắt buộc phải phục hồi lại
bằng tái sinh nhân tạo (Anto Rimbawato, 2006) [56]. Nhiều khu vực tại đảo Java
đƣợc trồng lại bằng các loài thuộc chi Shorea với luân kỳ 30 năm đã cho tăng


9

trƣởng vào khoảng 20 m3/ha/năm (Bundit H, 2001) [60]. Một số công ty tƣ nhân ở
nƣớc này đã đƣa vào thử nghiệm ba loài S. leprosula, S. laevis và D. lanceolata
trồng từ năm 1976, cho thấy có loài đạt tăng trƣởng đƣờng kính bình quân đạt 2
cm/năm. Đặc biệt, loài S. pinanga đƣợc trồng trên đất phù sa, ở tuổi 19 tăng trƣởng
đƣờng kính bình quân có thể đạt tới 3 cm/năm.
Thái Lan và Lào là những nƣớc có nhiều quần xã rừng tự nhiên có cây họ
Dầu phân bố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thử nghiệm gây trồng nhân tạo cây họ
Dầu không thực sự đƣợc quan tâm bởi hầu hết rừng mƣa ở phía Nam nƣớc này đã
chuyển đổi sang đất trồng cây nông nghiệp dài ngày. Những nỗ lực trồng rừng đều
tập trung vào các loài cây mọc nhanh. Một số loài nhƣ Dầu rái, Sao đen, Chò…cũng
đã đƣợc gây trồng thử với các chu kỳ dự kiến là từ 40-80 năm. Những kết quả công
bố về các thử nghiệm này chƣa thực sự đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn
(Chanhsamone và ctv, 2006; Elliott và ctv, 2006) [62, 63].
Tại Bangladesh và Myanmar, hoạt động nƣơng rẫy và khai thác trắng đã để
lại nhiều diện tích rừng trƣớc đây có cây họ Dầu phân bố trở thành đất hoang hóa.

Kỹ thuật Taungya đƣợc biết đến nhƣ là kỹ thuật nông lâm kết hợp đầu tiên ở khu
vực này không chỉ đối với Tectona grandis mà còn cả đối với nhiều loài cây họ
Dầu. Tuy nhiên, cũng nhƣ Thái Lan, quốc gia này chú trọng vào tái sinh nhân tạo
các loài cây mọc nhanh là chính. Đối với cây họ Dầu, các thử nghiệm còn tƣơng đối
manh mún và các loài đƣa vào trồng còn rất khiêm tốn, chủ yếu là Shorea robusta,
Shorea odorata với tăng trƣởng bình quân chỉ đạt đƣợc 8,4 m3/ha/năm, với luân kỳ
ƣớc tính là 40 năm (Apdul Rahman và ctv, 2002) [57].
1.1.3. Về kỹ thuật gây trồng Sao đen và Dầu rái
1.1.3.1. Một số kết quả bước đầu về chọn và nhân giống Sao đen, Dầu rái
Chọn giống, cải thiện và nhân giống cây rừng là một trong những yếu tố
quan trọng đầu tiên quyết định tới số lƣợng và chất lƣợng rừng trồng. Đối với hai
loài Sao đen và Dầu rái lại càng có ý nghĩa hơn bởi những đặc trƣng sinh học đặc
thù của hai loài nhƣ đã phân tích ở nội dung trƣớc. Tuy nhiên, những thông tin về
lĩnh vực này hiện còn rất tản mạn và chƣa nhiều.


10

Ở Thái Lan, Dầu rái đƣợc đánh giá là một trong 4 loài cây trồng rừng quan
trọng nhất. Hai loài Sao đen và Dầu rái cũng đƣợc xác định là hai trong số loài cây
trồng bản địa quan trọng đƣợc bảo tồn trong các khu bảo tồn nguồn gen tại các
Trạm nghiên cứu lâm nghiệp (Pooma R, 2003) [69]. Viện nghiên cứu lâm nghiệp
Malaixia cũng đã nghiên cứu bảo quản hạt nhiều loài cây, trong đó có Sao đen và
Dầu rái. Đối với Sao đen cũng đã đƣợc Viện này thử nghiệm nghiên cứu nhân giống
bằng công nghệ nuôi cấy mô (ITTO)2 [73]. Tại Campuchia, theo Joker D. (2000;
2002) [65, 66], việc thu hái hạt giống để gieo ƣơm trƣớc đây chủ yếu từ các quần xã
tự nhiên. Gần đây, thông qua sự hỗ trợ của một số dự án giống cây lâm nghiệp, hiện
đã có 7 hecta rừng giống Dầu rái tại Siêm Reap đƣợc xây dựng, vào năm 2003 đã có
1 hecta rừng giống Sao đen đƣợc đƣa vào quản lý. Về quá trình nảy mầm của hạt
giống, có một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý nhƣ sau:

- Độ ẩm hạt và các điều kiện tồn trữ hạt khác nhau có quan hệ chặt chẽ tới
sức sống và khả năng nảy mầm của hạt 5 loài khác nhau thuộc chi Dipterocarpus,
trong đó có Dầu rái (Tompsett, 1987- dẫn theo Nguyễn Thị Hải Hồng, 2013) [17].
Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy hạt Dầu rái có thể làm khô ở độ ẩm hạt 17%
vẫn không bị hƣ hại và vẫn còn sức nảy mầm; hạt thực sự hoàn toàn mất sức nảy
mầm khi độ ẩm xuống 8%. Theo Jocker (2002), khi làm khô tới độ ẩm 10-15% hạt
giống Dầu rái có thể lƣu trữ ở nhiệt độ 10-200C. Sau 3 tháng, tỷ lệ nảy mầm giảm từ
41% xuống 30%; ở nhiệt độ trong phòng hạt sẽ bị chết hoàn toàn sau 2 tháng bảo
quản.
- Với Sao đen, số lƣợng mẫu cần và đủ để xác định độ ẩm hạt chính xác là
20-25 hạt. Nhiệt độ sấy khô hạt để xác định độ ẩm thích hợp là 103 0C trong 20 giờ
hoặc 900C trong 24 giờ. Trƣớc đó, cũng tác giả này đã xác định đƣợc là Sao đen có
thể nảy mầm 100% ở độ ẩm hạt ban đầu là 48,5%. Tỷ lệ này giảm dần theo độ ẩm
giảm và không thể nảy mầm khi độ ẩm hạt nhỏ dƣới 22,9%. Theo Jocker (2000)
[65], hạt có thể bảo quản trong vòng 1 tháng nếu đóng gói trong túi vải đặt nơi
thoáng mát, còn nếu muốn bảo quản lâu hơn cần làm khô hạt ở độ ẩm 40% và trữ
trong túi nilon hàn kín tại nhiệt độ 150C.
2

International Tropical Timber Organization: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế


11

Đối với kỹ thuật nhân giống Sao đen và Dầu rái tại vƣờn ƣơm, theo Jocker
(2000, 2002) [65, 66], hạt đƣợc gieo vào các luống, sau nảy mầm cây mầm sẽ đƣợc
cấy vào bầu với độ che sáng 50%. Sau thời gian 6-9 tháng, cây con có chiều cao từ
40-60 cm có thể đủ tiêu chuẩn đem trồng. Tuy nhiên, ở một nghiên cứu khác,
Rahman và ctv (2002) lại cho thấy cây con Sao đen khi có chiều cao từ 10-15 cm
đem trồng lại có tỷ lệ sống cao hơn (90%) so với cây con có chiều cao từ 20-30 cm

(73%). Việc bón phân cho Sao đen cũng đem lại hiệu quả tốt khi sử dụng NPK có tỷ
lệ 20:10:5 với liều lƣợng 30 gam/cây (Hashim và ctv, 2005) [64].
1.1.3.2. Kỹ thuật trồng và các biện pháp lâm sinh ở rừng trồng Sao đen, Dầu rái
Hầu hết các cây họ Dầu đều đƣợc trồng từ cây con từ hạt có bầu. Với luân kỳ
ƣớc tính từ 40-80 năm, hai loài Sao đen và Dầu rái đã đƣợc trồng thử nghiệm tại
Thái Lan. Sao đen đƣợc trồng dƣới tán cây mọc nhanh và Dầu rái đƣợc trồng với
các công thức xử lý ánh sáng khác nhau. Ở giai đoạn từ 1-5 tuổi, cả hai loài này đều
cho thấy sự cần thiết của kỹ thuật che bóng trong 3 năm đầu sau khi trồng. Tốc độ
sinh trƣởng cao nhất của cây con ở giai đoạn này đều đƣợc xác định tại độ che sáng
25-30%; tuy nhiên, sau giai đoạn này cây sẽ sinh trƣởng tốt hơn khi đƣợc chiếu
sáng đầy đủ (Blaksley, Elliott và ctv, 2002 và David Lamb, 1977) [59, 67].
Về phƣơng diện kỹ thuật, mật độ trồng Sao đen, Dầu rái phổ biến đƣợc đề
xuất là 3×3m; 3×5m; 3×10m hoặc 5×4m; 5×10m; 6×10m và 7×11m. Phân bón có
ảnh hƣởng rất rõ tới sinh trƣởng của cây con cả hai loài ở năm thứ hai rõ hơn là ở
năm thứ nhất sau khi trồng (Mindawati N. và ctv, 2004) [68].
Việc trồng hỗn giao Sao đen và Dầu rái theo hàng với Keo tai tƣợng cũng đã
đƣợc thử nghiệm tại Malay Peninsula (Malaysia). Kết quả cho thấy, Sao đen và Dầu
rái sinh trƣởng tốt hơn so với mô hình trồng thuần loài, tiểu khí hậu dƣới tán Keo tai
tƣợng đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhất là giảm cƣờng độ bốc hơi nƣớc làm cho độ
ẩm đất tăng đáng kể (Suzuki K, Ishii K. và ctv, 2006) [71] và Wachrinrat và ctv,
2005) [72].
Phƣơng thức trồng theo rạch là kỹ thuật lâm sinh tỏ ra thích hợp cho hai loài
cây Sao đen và Dầu rái trong quá trình làm giàu rừng thứ sinh nghèo, nơi mà tái
sinh tự nhiên thƣờng thiếu hụt do nguồn giống và điều kiện tiểu khí hậu bất lợi cho


12

tái sinh tự nhiên ở một số quốc gia nhƣ Malayxia, Philippines, Indonesia, Thái Lan
và Bangladet (Bundit H., 2001) [60]. Ở Malayxia, đã có khoảng 13.000 ha rừng Sao

đen, Dầu rái đƣợc trồng theo phƣơng thức này với chi phí khá lớn do tiêu chuẩn cây
con đem trồng phải có kích thƣớc lớn hơn so với các phƣơng thức trồng khác.
Về kỹ thuật chặt nuôi dƣỡng, khi nghiên cứu ảnh hƣởng của tỉa thƣa đến sinh
trƣởng và sản lƣợng rừng trồng hỗn giao giữa Dầu rái và Keo tai tƣợng 5 tuổi ở
Thái Lan cho thấy sau hai năm tỉa thƣa, tất cả các chỉ số về tăng trƣởng chiều cao và
đƣờng kính của Dầu rái đều lớn hơn so với đối chứng (không tỉa). Dầu rái nhạy cảm
hơn so với Keo tai tƣợng về hiệu quả tỉa thƣa. Đối với Sao đen, phản ứng của cây
con với các khoảng trống giữa các tán cây tại rừng trồng cũng đã đƣợc nghiên cứu.
Kết quả cho thấy quá trình tăng trƣởng về chiều cao và đƣờng kính tỷ lệ thuận với
kích thƣớc khoảng trống. Những cây đƣợc trồng chính giữa khoảng trống có các chỉ
số sinh trƣởng tốt hơn cây trồng ở các vị trí khác. Điều này cho thấy Sao đen có thể
trở thành cây ƣa sáng sớm hơn so với Dầu rái sau khi trồng (Bundit H, 2001) [60].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Cây họ Dầu và đặc điểm lâm học của các quần xã cây họ Dầu
1.2.1.1. Một số thông tin chung về cây họ Dầu ở Việt Nam
Cây họ Dầu ở Việt Nam đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên là
các công trình nghiên cứu của ngƣời Pháp, trong đó phải kể đến bộ Thực vật chí
Đông Dƣơng gồm 8 tập của H. Lecomte (1905-1952). Trong công trình về những
hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978, 1998) [38, 39] có liệt
kê lại toàn bộ những kết quả nghiên cứu có liên quan đến thảm thực vật và các hệ
sinh thái rừng chủ yếu ở nƣớc ta, trong đó có nhiều công trình về cây họ Dầu. Gần
đây hơn, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [25] trong tác phẩm “Cây họ Dầu ở Việt
Nam” đã hệ thống và tập hợp đƣợc một cách khá đầy đủ về những đặc trƣng thực
vật học, phân loại học, kỹ thuật trồng và mô tả 46 loài cây họ Dầu ở Việt Nam.
Theo đó, tại Việt Nam cây họ Dầu có xấp xỉ 50 loài thuộc 6 chi (Anisoptera,
Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea và Vatica); trong đó, chi Dipterocarpus
có 12 loài, chi Hopea có 11 loài. Các loài cây họ Dầu phân bố rải rác trên cả nƣớc,
nhƣng phân bố tập trung chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.



13

Cây Sao đen và Dầu rái ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học mô tả về hình
thái, giải phẫu cũng nhƣ các đặc điểm sinh học, về cơ bản không có sự khác biệt so
với các đặc điểm chung của loài này ở các nƣớc khác. Tại Việt Nam, Sao đen và
Dầu rái phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền Nam từ Kon Tum trở vào, đặc biệt
nhiều ở vùng Đông Nam Bộ nhƣ Bình Phƣớc, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng
Tàu và các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, cả hai loài cây này đã đƣợc dẫn giống trồng
nhiều nơi, kể cả các tỉnh phía Bắc, nhất là Sao đen đƣợc trồng trên các trục đƣờng
phố, đƣờng giao thông và ở một số ít mô hình trồng cây bản địa.
1.2.1.2. Đặc trưng lâm học cơ bản của các quần xã cây họ Dầu
(1). Đặc trưng về phân bố của các quần xã cây họ Dầu
Về mặt giới hạn phân bố, theo nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đều nhất trí
cho rằng các loài trong họ Dầu thƣờng phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới với lƣợng
mƣa trung bình hàng năm trên 1.000 mm và có mùa mƣa kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ nhƣ vùng khô hạn Phan Rang, rừng khộp ở Tây
Nguyên và rừng cây họ Dầu vùng thấp tại Bình Châu-Phƣớc Bửu (Bà Rịa). Theo
Thái Văn Trừng (1998) [39], nếu dựa vào lƣợng mƣa và chế độ khô hạn, các quần
xã cây họ Dầu ở Việt Nam có thể chia thành các vùng phân bố chính nhƣ sau:
(1-1). Rừng khô cây họ Dầu hay còn gọi là rừng Khộp: Loại rừng này phân
bố chủ yếu là các loài cây chịu đƣợc khô hạn và lửa rừng vào mùa khô, nhƣng chịu
đƣợc úng ngập vào mùa mƣa. Cấu trúc tổ thành gồm các loài nhƣ Cà chắc (Shorea
obtuse), Cẩm liên (Shorea siamensis), Sến mủ (Shorea roxburghii), Dầu trà beng
(Dipterocarpus obtusifolius), Dầu đồng (D. tuberculatus), Dầu lông (D.
intricatus)… Không phải là dạng rừng khộp, nhƣng các quần xã Săng đá (Hopea
ferrea), Sao cà ná (H. reticulate) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ (tỉnh Ninh Thuận)
cũng là một dạng quần xã cây họ Dầu khô hạn đặc biệt ở vùng này.
(1-2). Rừng thƣờng xanh và nửa rụng lá mƣa mùa: Phần lớn những loài họ
Dầu trong các quần xã này là những loài thƣờng xanh ít rụng lá hoặc rụng lá một
phần. Kiểu rừng này phân bố dọc ven biển miền Trung tới vùng Đông Nam Bộ, đôi

chỗ xuất hiện rừng cây họ Dầu gần nhƣ thuần loài, nhƣng đại bộ phận là hỗn giao
với các loài cây lá rộng thƣờng xanh khác. Ƣu thế trong các quần xã này thƣờng là


14

các loài nhƣ Dầu cát (D. caudatus aff condorensis) có khả năng tái sinh tự nhiên tốt,
Sến cát (Shorea roxburghii), Dầu rái (D. alatus), Vên vên (Anisoptera costata),
Cẩm liên, Táu duyên hải (Vatica mangachapoi). Điển hình cho loại rừng này là tại
khu vực Bình Châu-Phƣớc Bửu (Bà Rịa) và Khu bảo tồn thiên nhiên Takou (Bình
Thuận). Dọc theo các dải đất vùng cát ven biển của các tỉnh nhƣ Khánh Hòa, Phú
Yên còn có các quần thể Chai lá cong (S. falcata) và Sao lá hình tim (H. cordata)
còn sót lại phân bố rải rác.
(1-3). Rừng kín ẩm thƣờng xanh mƣa mùa: Loại rừng này phân bố ở những
vùng có lƣợng mƣa trên 2.000 mm và có một mùa khô rất rõ ràng. Trong các quần
xã này không xuất hiện những loài câu họ Dầu chịu lửa và khô hạn. Đặc trƣng lâm
học cơ bản là những loài cây này thƣờng phân bố theo cụm dạng “tổ quần thụ” nhƣ
các loài Vên vên (A. costata), Dầu mít (D. costatus), Dầu song nàng (D. dyery) và
có những loài nhƣ Sao đen, Dầu rái lại có thể mọc thành những quần thụ lớn ở
Đồng Nai, Bình Phƣớc và đƣợc gọi với tên là các “láng Sao” hay “láng Dầu”. Đây
là một trong những đặc trƣng lâm học rất quan trọng cho việc ứng dụng “lâm sinh
học gần với tự nhiên” để gây trồng những loài cây này.
Ở vùng có mùa khô ngắn hơn vùng Đông Nam Bộ nhƣ Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng… các loài cây họ Dầu lại có sự xuất hiện thêm một số loài
cũng có khả năng hình thành các quần thụ lớn nhƣ Kiền kiền (H. pierrei), Chò đen
(Parashorea stellata), Sao đen (H. odorata), Dầu đọt tím (D. gradiflorus)…
(1-4). Tại một số tỉnh phía Bắc, theo Thái Văn Trừng (1998) [39] , trên tuyến
đẳng nhiệt 200C (khoảng trên 16 độ vĩ Bắc), tại những vùng có độ cao trung bình
dƣới 700 mét (trừ cây Táu có thể phân bố ở độ cao trên 900 mét, nhƣng cũng chỉ tập
trung ở đai 700-800 mét) có phân bố cây họ Dầu. Khác với ở phía Nam, cây họ Dầu

tại các tỉnh phía Bắc thƣờng hình thành những ƣu hợp nhỏ hoặc mọc rải rác trong
các vùng thấp ven sông lớn hay tại các thung lũng vùng núi đá vôi, nơi có hiện
tƣợng bồi tụ với tầng đất dày và phì nhiêu. Một số ƣu hợp điển hình là ƣu hợp Chò
nâu+Chò lông mọc tự nhiên ở Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên và Thanh Hóa, hay
ƣu hợp Chò chỉ ở các thung lũng những sông lớn ở Yên Bái, Lào Cai và Tuyên
Quang. Những quần xã có cây họ Dầu ở đây đƣợc đặc trƣng bằng độ ƣu thế của một


×