Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM HẠT VÀ NHIỆT ĐỘ CẤT TRỮ ĐẾN SỨC SỐNG CỦA HẠT CẨM LAI BÀ RỊA (Dalbergia bariensis Pierre)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN HUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM HẠT
VÀ NHIỆT ĐỘ CẤT TRỮ ĐẾN SỨC SỐNG
CỦA HẠT CẨM LAI BÀ RỊA
(Dalbergia bariensis Pierre)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

 
 


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN HUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM HẠT
VÀ NHIỆT ĐỘ CẤT TRỮ ĐẾN SỨC SỐNG
CỦA HẠT CẨM LAI BÀ RỊA
(Dalbergia bariensis Pierre)



Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG MAI HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


 


CẢM TẠ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô đã
truyền đạt và trang bị cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã hết
lòng dạy dỗ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài.
Em xin tỏ lòng biết ơn cô Trương Mai Hồng - giảng viên khoa Lâm Nghiệp đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các cô bác và anh chị nhân viên Thảo
Cầm Viên Sài Gòn.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH07LN đã giúp tôi trong suốt thời gian học
tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã động viên và là nguồn động lực tinh thần
to lớn của con trong suốt những năm học vừa qua.
Mặc dù đã em đã cố gắng để hoàn thành khóa luận này trong phạm vi và
khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô.

Tp HCM, tháng 07/2011
Sinh viên: Nguyễn Huân

ii 
 


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

iii 
 


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

iv 
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ đến sức

sống của hạt cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis Pierre)” đã được thực hiện tại tại
phòng thí nghiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM từ tháng
06/2009 đến tháng 6/2011. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
lần lặp.Kết quả nghiên cứu đạt được:
- Các chỉ tiêu ban đầu của hạt:
+ Lô hạt 1: thu hái vào tháng ngày 15/ 2/2009, Trọng lượng 1000 hạt là 137,25 g,
độ thuần 68%, ẩm độ 14,3%, tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 100%.
+ Lô hạt 2: thu hái vào tháng ngày 21/ 2/2011. Trọng lượng 1000 hạt là 111,7 g, độ
thuần 56%. Ẩm độ là 12,2%, tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 89%.
- Xử lý nảy mầm hạt cẩm lai:
Đối với hạt cẩm lai mới thu hái , chưa qua cất trữ thì chỉ cần đặt hạt giữa hai
lớp giấy thấm ẩm và để ở nhiệt độ phòng. Đối với hạt đã qua cất trữ thì biện pháp
thích hợp nhất là chà xát vỏ hạt rồi đặt vào giấy thấm ẩm, đặt ở nhiệt độ phòng.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt rút khô tới tỷ lệ nảy mầm của hạt: Hạt cẩm lai có độ ẩm
ban đầu 14,3% đã được rút khô xuống các độ ẩm 13,7%; 11,6%; 9,8%; 5,4%. Tỷ lệ
nảy mầm của hạt giảm ít khi rút khô xuống các độ ẩm thấp, hạt rút khô xuống
5,4%MC vẫn đạt tỷ lệ nảy mầm 93%.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt và nhiệt độ cất trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt theo các
thời gian cất trữ: sau 18 tháng cất trữ, ba mức độ ẩm hạt 11,6%; 9,8%; 5,4% không
có sự khác biệt. Nếu không cần cất trữ hạt quá 18 tháng thì không chỉ cần rút khô
hạt xuống 11,6% là hợp lý. Hai mức nhiệt độ thấp là 50C và -200C là thích hợp nhất
cho việc cất trữ hạt cẩm lai trong thời gian dài.
- Kết quả nảy mầm hạt cẩm lai ngoài vườn ươm: Trong điều kiện vườn ươm hạt đạt
tỉ lệ nảy mầm thấp với tốc độ nảy mầm chậm, độ biến động tỉ lệ nảy mầm ngoài
vườn ươm lớn P50 cao và thời gian nảy mầm dài hơn so với kết quả nảy mầm trong
phòng thí nghiệm.


 



SUMMARY
The subject: “Study on effect of seed moisture content and storage
temperature on the viability of seed of Dalbergia bariensis Pierre” was carried out
at the Laboratory of Forestry Faculty – Nong Lam University, from February 2011
to June 2011. The experiments were completely random arrangement with four
replicates.
These are some main results:
- Initial quality: two seed lots has low purity (68%, 56%), low moisture content
(14.3%, 12.2%). Seed lot harvested in 2009 reached higher germination percentage
(100%).
- Pre-germination treatment: seeds undergone storaged period needed scarification
and placed between two horizontal layers of paper. While fresh seeds germinated
well without any treatments.
- Desication tolerance: seeds of Dalbergia bariensis were able to tolerate desication
to low moisture content, even at 5.4%mc germination percentage reach 93%.
- After 18 months storaged, seeds at three degrees of seed moisture content: 11.6%,
9.8%, 5.4% showed non-different viability. The favorable temperatures for storage
are 50C and 200C.

vi 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i


Cảm tạ

ii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

iii

Nhận xét của giáo viên phản biện

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

x

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng


xii

Danh sách các biểu đồ

xiii

1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 
1.2. Mục đích - ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3 
1.3. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 3 
1.4. Giới hạn của đề tài ........................................................................................... 4 
2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 
2.1. Sơ lược về bảo quản hạt giống cây rừng ........................................................ 5 
2.1.1. Phân loại bản chất tồn trữ hạt giống .................................................... 5 
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt giống trong quá trình bảo
quản ......................................................................................................................... 6 
2.1.3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt .............................. 8 
2.2. Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên thế giới và Việt Nam .......... 10 

vii 
 


2.2.1. Trên thế giới....................................................................................... 10 
2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 11 
2.3. Trạng thái ngủ của hạt ................................................................................... 12 
2.3.1. Định nghĩa trạng thái ngủ .................................................................. 12 
2.3.2. Ý nghĩa của trạng thái ngủ ................................................................. 13 
2.4. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu................................................................. 14 
2.4.1. Điều kiện tự nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh – khu vực cây mẹ

đang sinh trưởng.................................................................................................... 14 
2.4.2. Giới thiệu khái quát về cẩm lai Bà Rịa .............................................. 15 
2.4.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến cẩm lai Bà Rịa và một số
loài cây họ Đậu...................................................................................................... 17 
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 19 
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 19 
3.2. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu ............................................................... 19 
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 19 
3.2.2. Điều kiện nghiên cứu ......................................................................... 19 
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20 
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20 
3.4.1. Thu hái và vận chuyển ....................................................................... 20 
3.4.2. Tách và làm sạch hạt ......................................................................... 20 
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu ban đầu ............................................................ 20 
3.4.4. Xác định ẩm độ của hạt ..................................................................... 21 
3.4.5. Phương pháp rút khô hạt bằng silicagel ............................................ 21 
3.4.6. Phương pháp kiểm tra nảy mầm ........................................................ 22 
3.4.7. Bố trí các thí nghiệm ........................................................................ 22 
3.5. Phương pháp và phương tiện xử lý số liệu .................................................... 24 
3.5.1. Các công thức xử lý và phân tích số liệu ........................................... 24 
3.5.2. Phương tiện xử lý số liệu ................................................................... 25 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 26 
4.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt cẩm lai .................................. 26 

viii 
 


4.2. Kết quả nảy mầm của hạt cẩm lai theo độ ẩm rút khô .................................. 27 
4.2.1. Mục đích ............................................................................................ 27 

4.2.2. Kết quả ............................................................................................... 27 
4.3. Kết quả xử lý nảy mầm hạt cẩm lai ............................................................... 29 
4.3.1. Diễn biến quá trình hút nước vào hạt ................................................ 29 
4.3.2. Kết quả thí nghiệm nảy mầm hạt cẩm lai với các biện pháp xử lý
khác nhau .............................................................................................................. 33 
4.4. Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt cất trữ với các mức độ ẩm hạt và nhiệt độ
cất trữ khác nhau ....................................................................................................... 35 
4.4.1. Kết quả nảy mầm sau 3 tháng cất trữ ................................................ 35 
4.4.2. Kết quả nảy mầm hạt cẩm lai sau 6 tháng cất trữ .............................. 36 
4.4.3. Kết quả nảy mầm hạt cẩm lai sau 12 tháng cất trữ ............................ 38 
4.4.4. Kết quả nảy mầm hạt cẩm lai sau 18 tháng cất trữ ............................ 39 
4.5. Kết quả thí nghiệm theo dõi nảy mầm hạt cẩm lai tại vườn ươm ............... 41 
4.5.1.Mục đích ............................................................................................. 41 
4.5.2. Kết quả ............................................................................................... 41 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 44 
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 44 
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 51 

ix 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BP: Between paper
DRMT: Trắc nghiệm đa biên độ Ducan (viết tắt của Ducan’s multiple range test)
FAO: Food and Agriculture Organization
ISTA: Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế (viết tắt của International Seed

Testing Association).
MC: Độ ẩm (viết tắt của moisture content)
PTNT: Phát triển nông thôn
TZZ: Thuốc thử Tetrazolium chloride 1%


 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 3.1: Tủ lạnh bảo quản hạt

20

Hình 3.2: Tủ sấy hạt

20

Hình 4.1: Cành lá và trái cẩm lai tươi

27

Hình 4.2: Hạt cẩm lai khô

27

Hình 4.3: Hộp thí nghiệm nảy mầm

28


Hình 4.4: Dạng nảy mầm của hạt cẩm lai

28

xi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1: Kết quả xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt

26

Bảng 4.2: Kết quả rút khô hạt cẩm lai thu hái năm 2009

28

Bảng 4.3: Kết quả xử lý nảy mầm hạt cẩm lai có độ ẩm ban đầu 12,2%, thu
hái năm 2011

33

Bảng 4.4: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt cẩm lai với các biện pháp
xử lý khác nhau

34

Bảng 4.5: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 3 tháng cất trữ với

hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ

36

Bảng 4.6: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 6 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ

37

Bảng 4.7: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 12 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ

39

Bảng 4.8: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 18 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ

40

Bảng 4.9: Kết quả nảy mầm hạt cẩm lai trong phòng thí nghiệm và vườn ươm 42

xii 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

TRANG
Biểu đồ 4.1: Quá trình hút ẩm của hạt cẩm lai độ ẩm 5,8% đã qua cất trữ
18 tháng ở nhiệt độ 150C


30

Biểu đồ 4.2: Quá trình hút ẩm của hạt cẩm lai độ ẩm 10,5% đã qua cất trữ
18 tháng ở nhiệt độ 150C

31

Biểu đồ 4.3: Quá trình hút ẩm của hạt cẩm lai độ ẩm 12,2%, chưa qua cất
trữ

32

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nảy mầm hạt cẩm lai sau 3 tháng cất trữ

35

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nảy mầm hạt cẩm lai sau 6 tháng cất trữ

36

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nảy mầm hạt cẩm lai sau 12 tháng cất trữ

38

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nảy mầm hạt cẩm lai sau 18 tháng cất trữ

39

Biểu đồ 4.8: Theo dõi kết quả nảy mầm hạt cẩm lai trong phòng thí

nghiệm và ngoài vườn ươm

42

xiii 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á với tổng diện

tích tự nhiên khoảng 330.541 km2, từ vĩ độ 8035’ B đến 23024’ B. Lãnh thổ nước ta
trải dài trên nhiều vĩ độ, 3200 km đường bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với ba
phần tư diện tích là đồi núi. Với địa thế tự nhiên như vậy, Việt Nam không chỉ có
khí hậu nhiệt đới mà còn có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Điều kiện địa
hình và khí hậu tạo điều kiện cho quá trình hình thành nhiều loại đất khác nhau.
Hơn nữa, về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm
trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1%
diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo
cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế) (Nguyễn Huy Dũng,Vũ Văn
Dũng, 2007).
Theo Báo cáo môi trường quốc gia (2005), kết quả điều tra cơ bản cho đến
nay đã khẳng định hệ thực vật của Việt Nam có 13.766 loài, trong đó khoảng 2.393
loài là thực vật không có mạch và 11.400 loài thực vật có mạch. Về nguồn gen, Việt

Nam được xem là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng trên thế giới
(Jucovski, 1970), với 16 nhóm và trên 800 loài cây trồng khác nhau. Ngân hàng gen
cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có
một số giống cây trồng là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý, duy nhất chỉ có
ở Việt Nam (Cục bảo tồn đa dạng sinh học, 2009)


 


Tuy nhiên, Việt Nam cũng như thế giới đã và đang phải đối mặt với sự suy
giảm đa dạng sinh học, trong đó có suy giảm đa dạng loài, đa dạng nguồn gen. Các
tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN) cho thấy ở phạm
vi toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng, đe doạ tiềm năng sử dụng của nhân loại trong tương lai. Qua xem xét
dữ liệu từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, mới đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có
khoảng 22 - 47% số loài thực vật có thể bị đe doạ, cao hơn nhiều so với con số dự
đoán 13% của IUCN. Các số liệu công bố năm 1998 cho thấy ở Hoa Kỳ, có tới 29%
số loài thực vật (4669 loài trong tổng số 16.108 loài) đã được liệt kê vào danh sách
bị đe doạ. Con số các loài thực vật đang bị đe doạ ở Gia-mai-ca là 22,5%; ở Thổ
Nhĩ Kỳ là 21,7%; Tây Ban Nha là 19,5%; Ôxtrâylia là 14,4%; Cu Ba 13,6%; Pê Ru
13,1%; Nhật Bản 12,7% và Braxin là 2,4% (Cẩm nang ngành lâm nghiệp). Ở Việt
Nam, tổng số các loài động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị de dọa hiện
nay là 882 loài, tăng 161 loài so lần xuất bản sách đỏ trước đây (1992- 1996). Đặc
biệt đến thời điểm này, có tới 9 loài động vật và 2 loài lan hài được xem là đã tuyệt
chủng ngoài tự nhiên. Nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút số
lượng nghiêm trọng. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt,
nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục
hồi giá trị ĐDSH không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không
còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm (Tổng cục Môi trường, 2011). Chính vì vậy,

công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nước ta vẫn đang là nhiệm vụ rất cấp thiết.
Hạt giống là yếu tố quyết định đối với công tác bảo tồn nguồn gen và xây
dựng rừng giống, vườn giống bởi vì đây là bước đi cơ bản để duy trì biến dị di
truyền. Thu thập hạt giống không chỉ là biện pháp quan trọng của bảo tồn ex situ để
xây dựng các quần thụ bảo tồn ex situ, mà còn là biện pháp tích cực của bảo tồn in
situ. Hạt giống thu hái từ vùng tâm của khu bảo tồn in situ được dùng để tái sinh
nhân tạo khu bảo tồn đó khi cần, trong khi vẫn đảm bảo lưu giữ đủ vốn gen cần
thiết. Tuy nhiên để công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng có hiệu quả, cần đi sâu
nghiên cứu kiểu sinh sản, vật hậu học của ra hoa và kết quả, khả năng nhân giống


 


hữu tính và vô tính, khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng gây trồng, tìm hiểu các kỹ
thuật bảo quản hạt, đặc biệt là cho các loài có hạt ưa ẩm, từ khâu thu hái, chế biến,
bảo quản và kích thích nảy mầm cho đến các điều kiện bảo quản cụ thể để có thể
sớm đưa các loài cây quý của rừng tự nhiên vào gây trồng rừng nhằm phục hồi các
hệ sinh thái rừng nhiệt đới nhiều loài, đa tầng tán, góp phần bảo tồn các loài động
vật hoang dã (Cẩm nang ngành lâm nghiệp). Ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn tương
đối mới, chưa có nhiều tài liệu cho việc thu hái, bảo quản hạt giống cây rừng.
Với lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm
hạt và nhiệt độ cất trữ đến sức sống của hạt cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis
Pierre)”
Cẩm lai Bà Rịa là một loài cây gỗ quý thuộc nhóm I theo quyết định số
2198/CNR ra ngày 26/11/1977 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp về ban hành bảng
phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước và quyết định số
334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm nghiệp về điều chỉnh việc xếp hạng một số
loại gỗ sử dụng trong bảng phân loại 8 nhóm của Quyết định số 2198/CNR ngày
26/11/1977. Mặc dù cẩm lai Bà Rịa là loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích

thương mại theo nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ nhưng do gỗ có giá trị
kinh tế cao nên cẩm lai bị khai thác trái phép và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
(Vườn quốc gia Yok Don, 2007). Sách đỏ IUCN 2010 xếp cẩm lai vào nhóm nguy
cấp (EN).
1.2. Mục đích - ý nghĩa của đề tài
Kết quả đề tài nhằm cung cấp những thông tin về sự ảnh hưởng của các mức
độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ tới sức sống của hạt cẩm lai, từ đó đề xuất các biện
pháp kỹ thuật bảo quản hạt trong điều kiện thích hợp ở Việt Nam.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn được các biện pháp xử lý nảy mầm hạt phù hợp.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ tới chất lượng nảy
mầm hạt theo thời gian cất trữ.


 


1.4. Giới hạn của đề tài
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cất trữ hạt như: phẩm chất hạt, các
điều kiện không khí, ánh sáng, vật liệu cất trữ, mùa thu hái… Tuy nhiên do thời
gian cho phép của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, nội dung nghiên cứu chỉ đề
cập tới những ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và các nhiệt độ cất trữ sau các thới
gian cất trữ (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng) tới sự nảy mầm của loài nghiên
cứu.
Về phạm vi nghiên cứu: thí nghiệm chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm
chưa có thí nghiệm kiểm định ở ngoài tự nhiên.
Thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 06/2009 đến tháng
06/2011.



 


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lược về bảo quản hạt giống cây rừng
Theo Trương Mai Hồng (2009), bảo quản hạt có thể được định nghĩa là sự
giữ gìn hạt trong thời gian từ thu hái đến khi gieo ươm. Nếu hạt có thể được gieo
ươm ngay sau khi thu hái cho mục đích trồng rừng thì không cần phải bảo quản.
Tuy nghiên, việc bảo quản hạt giống thường cần thiết trong thực tế sản xuất nhằm
cất trữ hạt cho mùa sau, tích lũy đủ số lượng hạt lớn cho mục đích trồng rừng, cất
trữ trong quá trình vận chuyển, hay phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho
các loài cây đang có nguy cơ tuyệt chủng nhưng lại chưa có kế hoạch trồng hay phát
triển chúng.
Hiệu quả của việc bảo quản hạt giống cây rừng phụ thuộc trước hết vào bản
chất của loài cây, sau nữa là chất lượng hạt giống khi thu hái, điều kiện xử lý trước
khi bảo quản và điều kiện bảo quản hạt (Willan, 1992).
2.1.1. Phân loại bản chất tồn trữ hạt giống
Bản chất tồn trữ hạt cây thân gỗ theo Hong & Ellis (2002) được phân thành
ba loại (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2009): hạt ưa khô, hạt ưa ẩm và hạt trung gian.
- Hạt ưa khô: (Orthodox) hay hạt chính thống có thể làm khô xuống độ ẩm 3
– 5% mà hạt không chết và tuổi thọ của hạt gia tăng khi hạ thấp ẩm độ hạt và nhiệt
độ tồn trữ theo một phương thức tính toán và tiên đoán được (Roberts,1973).
- Hạt ưa ẩm: (Recalcitrant) hay hạt phản tính, ngược lại sẽ chết khi rút khô
xuống độ ẩm 15 – 30%, và vì vậy không thể tồn trữ lạnh dưới 00C vì hạt sẽ chết do
nước trong tế bào đông thành nước đá. Ngoài ra nhiệt độ 10- 12 0C cũng làm chết
hạt một số loài cây ưa ẩm nhiệt đới. Hạt ưa ẩm vì vậy không thể tồn trữ lâu dài quá
một năm với loại cây nhiệt đới (Roberts, 1973).



 


- Hạt trung gian: (Intermediate) vừa được khám phá mới đây (Ellis, Hong &
Roberts, 1990), chịu đựng được rút khô xuống độ ẩm 7 – 10% , nhưng sẽ bị chết
nếu rút khô hơn nữa, và hạt khô 7 -10% cũng sẽ bị chết nếu tồn trữ ở nhiệt độ lạnh
dưới 0oC. Hạt trung gian chỉ có thể tồn trữ từ vài ba năm đến 10 năm với điều kiện
ẩm độ 7 – 10 % và nhiệt độ tồn trữ từ 5 0C đến 15 0C, tùy theo từng loài cây (Hong
& Ellis, 1996).
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt giống trong quá trình bảo quản
Theo Willan (1992) tuổi thọ hạt giống trong bảo quản chịu ảnh hưởng của
các yếu tố: tình trạng của hạt, điều kiện bảo quản và sự hoá già của hạt, chế độ
không khí, hàm lượng nước của hạt, nhiệt độ bảo quản, phương pháp bảo quản hạt.
a. Tình trạng của hạt.
Ngay cả khi có điều kiện bảo quản tối ưu thì hạt cũng sẽ chết nếu hạt bị tổn
thương từ trước. Các yếu tố cần xem xét là:
- Độ chín của hạt: Hạt đã chín hoàn toàn giữ được sự sống lâu hơn hạt chưa chín
(Stein et al. 1974, Harrington 1970). Một số chất quan trọng đối với tuổi thọ của hạt
có thể chưa được hình thành ở hạt chưa chín, trong đó có những chất gây ngủ ở một
số loài, mà sự ngủ đôi khi liên quan đến tuổi thọ của hạt.
- Hiệu quả lâu năm và hàng năm: Số lượng và chất lượng hạt giống trong thu hái
thường gắn bó với nhau. Tỷ lệ hạt tốt ở cây mẹ cao sản thường cao hơn những cây
mẹ ít quả. Tương tự, tỷ lệ hạt tốt của cây mẹ trong năm được mùa cao hơn những
năm mất mùa.
- Không bị tổn thương: Những hạt bị tổn thương trong quá trình thu hái và xử lý
tách hạt, làm sạch, loại bỏ cánh... thường bị chết rất nhanh. Các hạt vỏ mỏng và
mềm thường bị tổn thương lớn hơn. Nhiệt độ quá cao trong quá trình tách hạt và
phơi sấy cũng làm hại hạt.
- Không hỏng sinh lý: Quá trình thu hái, vận chuyển từ rừng, hoặc chế biến có thể
làm hạt bị hỏng sinh lý ngay cả khi hạt không bị tổn thương cơ giới hoặc nấm bệnh.

Cần chú ý giữ thông thoáng cho hạt ưa khô để tránh hô hấp mạnh làm nhiệt độ tăng
quá cao, còn đối với hạt ưa ẩm thì phải chống mất nước.


 


- Không có nấm bệnh và côn trùng: Tránh thu hái hạt có nấm và côn trùng và thực
hiện thu hái, vận chuyển, chế biến... càng nhanh càng tốt để đảm bảo là hạt không bị
tổn hại trước khi đưa vào bảo quản.
-Tỷ lệ sống ban đầu: Những lô hạt có tỷ lệ sống ban đầu cao và thế nảy mầm cao
bảo quản được lâu hơn những lô có tỷ lệ sống ban đầu và thế nảy mầm thấp. Đối
với hạt cây nông nghiệp, để bảo quản dài hạn trong những chương trình bảo tồn
gen, người ta quy định không bảo quản những lô hạt có tỷ lệ sống ban đầu dưới
85%.
b. Những điều kiện bảo quản và sự hóa già của hạt
Cũng như những cơ thể sống, hạt ngày càng già và cuối cùng sẽ chết. Trong
trường hợp hạt ưa khô thì quá trình hóa già và hỏng của hạt bị tác động rất nhiều
bởi điều kiện bảo quản, và “tuổi” của hạt, được hiểu như là quãng thời gian từ khi
hạt chín đến khi thu hái , không phải là một thông số thích hợp để biểu thị cho mức
độ hóa già xét về mặt mất sức sống và sự hỏng hạt không thể đảo ngược đẻ tiến tới
cái chết. Khái niệm “tuổi sinh lý” thường được dùng để mô tả mức độ hỏng hạt và
được đo bằng sự giảm khả năng nảy mầm. Một số biến đổi hóa học trong tế bào có
thể liên quan đến sự hóa già của hạt, tuy chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của
các quá trình này. Villiers (1973) (dẫn theo Willan, 1992) cho rằng sự tạo thành các
gốc tự do là nguyên nhân trước tiên của sự hóa già và sự tổn thương của những hệ
thống bên trong tế bào do hậu quả sự giải phóng các gốc tự do.
c. Không khí trong bảo quản hạt giống
Trong khi loại trừ hoàn toàn ôxi ra khỏi môi trường bảo quản dường như có
lợi cho hạt ưa khô thì hạt ưa ẩm lại cần một lượng ôxi nhất định. Việc loại trừ ôxi

có thể thực hiện bằng cách thay các khí khác như CO2, Nitơ hay chân không một
phần hay toàn phần. Tuy nhiên, những phương pháp này khá đắt nên rất khó áp
dụng, mặt khác hiệu quả của phương pháp này không lớn như phương pháp khống
chế nhiệt độ và độ ẩm (Goldbach, 1979) (dẫn theo Willan, 1992).
d. Hàm lượng nước của hạt


 


Mối tương quan giữa hàm lượng nước của hạt tính theo trọng lượng tươi và
trọng lượng khô và hàm lượng nước của hạt cân bằng với độ ẩm tương đối của
không khí là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chế biến và bảo quản hạt.
Đối với hạt ưa khô, hàm lượng nước có lẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định tuổi
thọ của hạt (Holmes & Buszevicz, 1958) (dẫn theo Willan, 1992). Hàm lượng nước
giảm sẽ làm cho hô hấp của hạt giảm và do đó làm chậm lại quá trình hóa già và
kéo dài tuổi thọ của hạt. Đối với hạt ưa ẩm, hàm lượng nước tới hạn là giá trị tối
thiểu chứ không phải tối đa cho phép kéo dài thời gian bảo quản. Hàm lượng nước
cao hơn thì hệ số hô hấp cũng cao hơn, do đó hạt sẽ mất sức sống nhanh hơn.
e. Nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ cũng tương quan nghịch với tuổi thọ của hạt. Nhiệt độ càng thấp, hô
hấp càng giảm, do đó tuổi thọ của hạt trong bảo quản càng cao. Việc chọn nhiệt độ
bảo quản tùy thuộc vào loài cây và thời hạn bảo quản. Nhiệt độ bảo quản càng thấp
thì giá thành bảo quản càng cao, nhiệt độ âm có thể là không cần thiết nếu chỉ bảo
quản một hai năm cho các chương trình trồng rừng.
f. Phương pháp bảo quản
Dựa trên cơ sở ảnh hưởng của các yếu tố đến sức sống của hạt người ta đưa ra
hai phương pháp bảo quản chính là bảo quản khô và bảo quản ẩm. Tùy theo mục
đích, thời gian bảo quản, đặc tính từng loại hạt và điều kiện cụ thể mà có thể áp
dụng những phương pháp khác nhau: bảo quản khô mát, bảo quản khô lạnh, bảo

quản ẩm mát, bảo quản ẩm lạnh (Willan, 1992).
2.1.3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt
Trong quá trình bảo quản điều quan tâm hàng đầu là hai yếu tố nhiệt độ bảo
quản và ẩm độ hạt. Cả hai yếu tố này tác động qua lại với nhau khó mà tách riêng
ra được. Hạt có hàm lượng nước tương đối thấp có thể được bảo quản ở nhiệt độ
gần 00C trong thời gian tương đối lâu hơn là bảo quản ở nhiệt độ cao, ngược lại hạt
có hàm lượng nước cao ít bị hại hơn khi bảo quản ở nhiệt độ cao (300C). Hay nói
cách khác, trong một chừng mực nhất định, nhiệt độ thấp bù đắp cho hàm lượng
nước cao và ngược lại (Holmes và Buszewicz, (1958) (dẫn theo Trương Mai Hồng,


 


2009)). Tuy nhiên cũng phải đề phòng tác hại của nhiệt độ âm do sự tạo thành băng
trong hạt có hàm lượng nước cao. (Roberts (1981) (dẫn theo Willan, 1992)) đề nghị
hàm lượng nước 20% có thể là giới hạn trên cho bảo quản ở 00C, 15% cho -200C và
13% cho -1960C. Nếu hạt được làm khô tới hàm lượng nước 4 - 8% như là thường
dùng cho hạt ưa khô thì sẽ không có nguy hiểm gì khi bảo quản ở nhiệt độ đóng
băng. Trong quá trình bảo quản tồn trữ hạt, đối với hạt ưa khô (orthodox) độ ẩm hạt
dưới 12%. Theo quy luật: ẩm độ hạt trong khoảng từ 4 - 14% khi giảm đi 1% thì
tuổi thọ tăng gấp hai lần, còn với nhiệt độ trong khoảng từ 0 - 500C khi giảm đi 50C
tuổi thọ sẽ tăng gấp hai lần (Harring Ton, (1972) (dẫn theo Willan, 1992)).
Trong các ngân hàng giống để bảo quản các dạng hạt ưa khô người ta thường
điều chỉnh nhiệt độ ở -200C và ẩm độ hạt 5 - 7% (IBPGR, 1976), nếu như tăng nhiệt
độ bảo quản thì tuổi thọ của hạt sẽ giảm dần. Ví dụ ở Sudan hạt Dalbergia sissoo ở
nhiệt độ bình thường bảo quản kém hơn hạt các loài Acacia, Albizzia, trong khi đó
hạt Acacia harpophylla của Australia bị hỏng rất nhanh nếu như không được bảo
quản kín ở 2 - 40C (Turnbull, (1983) (dẫn theo Willan, 1992)). Ở Thái Lan hạt
Pinus kesiya và Pinus merkusii giữ được tỷ lệ sống cao trong bốn năm nếu được bảo

quản ở hàm lượng nước dưới 8%, đựng trong bao bì kín và ở nhiệt độ 0 - 50C
(Bryndum, 1975) còn hạt Pinus caribeae và Pinus docarpa cũng có thể giữ được tỷ
lệ sống cao ít nhất là 5 năm nếu được bảo quản trong điều kiện tương tự (Robbins,
(1983). Được biết môt số loài thông khác còn có tuổi thọ cao hơn nhiều, chẳng hạn
như Pinus reginosa ở Hoa Kỳ bảo quản được 30 năm ở 1,1 - 2,20C trong bao bì kín
(Heit 1967, Vang 1974) (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2009).
Như vậy khi nhiệt độ bảo quản hay ẩm độ hạt thay đổi tăng hoặc giảm thì
phẩm chất của hạt sẽ biến đổi tùy theo sự thích nghi của mỗi loài. Nhiệt độ bảo
quản và ẩm độ hạt là hai yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi phẩm chất hạt (sức
sống và sức nảy mầm của hạt giống) trong quá trình tồn trữ hạt. Theo Harring Ton
(1959) (dẫn theo Willan, 1992) thì tương quan giữa ẩm độ và các quá trình khác
như sau: Hàm lượng nước của hạt:
- Trên 45 – 60% bắt đầu nảy mầm.


 


- Trên 18 – 20% hạt tăng hô hấp.
- Dưới 12 – 14% nấm bệnh có thể phát triển.
- Trên 8 – 9% hoạt động của côn trùng giảm.
- Từ 4 – 8% bảo quản kín an toàn.
Những hạt có dầu thường chịu được ẩm độ thấp mà không ảnh hưởng đến tỷ
lệ nảy mầm. Tuy nhiên ẩm độ dưới 4% có thể làm hại hạt hoặc làm giảm sức sống
của hạt.
Ngược lại giới hạn cho phép đối với hạt ưa ẩm thường cao hơn (thường lớn
hơn 25%). Ở một số loài cây họ sao dầu cho thấy ẩm độ thích hợp để bảo quản là
20 - 27% (Shorea platyclados), 40 - 68% cho hạt cây dầu cát (Dipterocarpus
chartaceus), 32 - 45% cho hạt cây sao đen (Hopea odorata) (Trương Mai Hồng, Lê
Thanh Quang, Trần Thị Kim Thoa, 2002).

2.2. Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu bản chất tồn trữ hạt đã được tiến hành từ lâu và
đã thu được nhiều kết quả. Những kết quả đó là nền tảng, cơ sở cho việc quyết định
phương thức tồn trữ hợp lý cho từng loại hạt về loại vật liệu, nhiệt độ, ẩm độ.
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu trên thế giới:
Hầu hết các loài cây họ Đậu (Fabaceae), các loài trong họ Thông (Pinaceae)
đều có bản chất tồn trữ chính thống (hạt ưa khô) có thể bảo quản hàng trăm năm hay
hơn nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài có hạt ưa khô đều sống lâu như nhau.
Ví dụ như hạt Kembacia malaiensis có vỏ mỏng hơn và nhanh hỏng hơn các loài
khác như Pakia javanica loại hạt này được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Trong các
ngân hàng giống để bảo quản các dạng hạt này người ta thường điều chỉnh nhiệt độ
bảo quản ở - 200C và ẩm độ hạt 5 - 7%, nếu như tăng nhiệt độ bảo quản thì nhiệt độ
của hạt giảm dần. Ví dụ ở Suđăng hạt Dalbergia sissoo ở nhiệt độ bình thường bảo
quản kém hơn hạt các loài Acacia, Albizzia, trong khi đó hạt Acacia harpophylla
của Autralia bị hỏng rất nhanh nếu như không bảo quản kín ở 2 - 40C (Turnbull,

10 
 


(1983) (dẫn theo Willan, 1992)). Ở Thái Lan, hạt Pinus kesiya và Pinus merkusii
giữ được tỷ lệ sống cao trong 4 năm nếu như được bảo quản ở hàm lượng nước dưới
8%, đựng trong bao bì kín và ở nhiệt độ 0 - 50C (Bryndum, 1975) còn hạt Pinus
caribeae và hạt Pinus docarpa cũng có thể giữ được tỷ lệ sống cao ít nhất là 5 năm
nếu được bảo quản trong điều kiện tương tự (Robbins, (1983) (dẫn theo Trương Mai
Hồng, 2005)). Một số loài thông khác còn có tuổi thọ cao hơn nhiều, chẳng hạn như
Pinus reginosa ở Hoa Kỳ bảo quản được 30 năm ở 1,1 - 2,20C trong bao bì kín
(Heit 1970b, Vang 1974), loài Tectona grandis là cây lá rộng nhiệt đới có hạt thuộc
loài ưa khô (Barner,1975b) (dẫn theo Trương Mai Hồng và cộng sự, 2005).

Theo tổng kết của Bowen và Whitmore (1980) đa số các loài Agathis cũng
có hạt ưa khô như Agathis australis, Agathis macrophylla (dẫn theo Willan, 1992).
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu bản chất tồn trữ hạt còn rất mới, vẫn chưa thu
được nhiều kết quả, mới có số một số nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học
Nông Lâm TP. HCM, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Xí nghiệp giống Lâm nghiệp
Nam Bộ. Bước đầu đã có một số kết quả về bản chất tồn trữ hạt như sau:
Các loài hạt cây rừng bản địa đã được nghiên cứu có bản chất tồn trữ chính
thống (hạt ưa khô – orthodox) là: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trạch quạch (muồng
cườm) (Adenanthera pavonina), bò cạp nước (Cassia fistula), muồng hoa hường
(Cassia javanica), lát hoa (Chukrasia tabularis Ajuss), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariaensis Pierre), thông hai lá (Pinus khasya Royle), thông mã vĩ (Pinus
masoniana Lambert), thông nhựa (Pinus merkusii Jungh), và sấu (Draciontomelon
dupereanum Pierre), mặc mưa (Diospyros mollis Griff), bằng lăng (Lagerstroemia
speciosa), tràm (Melaleuca leucadendra), lim sét (Peltophorum pterocarpum), gõ
mật (Sindora siamesis Teysim) và tràm bông đỏ (Callistemon lanceolatus Sweet)
(Trương Mai Hồng, 2005). Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz),
hòe (Sophora tonkinense Gagn), lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver), lim xẹt
(Peltophorum pterocarpum Bake ex Heyne), lim xẹt cánh (Peltophorum
tonkinensis A.chev), mát hai cánh (Millettia ichthyotona Drake), muồng hoàng yến

11 
 


×