Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ DÁI NGỰA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN LÂM SẢN GIẤY VÀ BỘT GIẤY TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.57 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**************

NGUYỄN KIM NHẬT THÀNH

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ DÁI NGỰA TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN LÂM SẢN GIẤY VÀ BỘT GIẤY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**************

NGUYỄN KIM NHẬT THÀNH

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ DÁI NGỰA TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN LÂM SẢN GIẤY VÀ BỘT GIẤY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Ngành: Chế biến Lâm sản


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS. ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


LỜI CẢM TẠ
Với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản, khoa Lâm Nghiệp,
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và gia đình, bạn bè tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn những người đã giúp tôi hoàn thành khóa luận:
™

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và các thành viên trong gia đình đã tạo mọi điều

kiên thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua.
™

Tôi chân thành cảm ơn Qúy Thầy Cô trong khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dìu dắt,

truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích nhất trong suốt quá trình học.
™

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS Đặng Đình Bôi đã hết

lòng hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn.
™


Tôi xin cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chế biến

lâm sản giấy và bột giấy trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nhận tôi vào
thực tập tại Trung tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
™

Cuối cùng, mình xin cảm ơn tới các bạn bè thân hữu đã nhiệt tình giúp đỡ, động

viên mình trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Nguyễn Kim Nhật Thành

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát công nghệ sấy gỗ Dái ngựa tại Trung tâm nghiên cứu
Chế biến lâm sản, Giấy và Bột giấy trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện từ ngày 22 tháng 2 năm 2011 đến ngày 20 tháng 5 năm 2011 tại Trung tâm
nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và Bột giấy trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
Xưởng nghiên cứu và thực hành sấy tại Trung tâm gồm có 11 lò sấy hơi nước với
ba kích cỡ khác nhau. Các lò được cung cấp nhiệt bởi 1 nồi hơi đốt bằng phoi bào với
công suất 1000kg hơi/giờ thông qua một ống dẫn chính bằng thép đi đến các ống nhỏ hơn
và phân bố đến giàn gia nhiệt.
Gỗ Dái ngựa có tên khoa học là Swieteria macrophulla King và thuộc họ xoắn
Meliaceae. Gỗ được nhập về với số lượng lớn hàng năm nhằm phục vụ cho ngành chế
biến gỗ nước ta.
Trong thời gian làm đề tài nghiên cứu tại Trung tâm, tôi đã khảo sát quy trình sấy
16 mẻ sấy gỗ Dái ngựa được nhập về Trung tâm với 2 quy cách chiều dày là 15 - 20 mm

và 30 - 35 mm. Với kết quả về chất lượng gỗ sấy và thời gian sấy trên từng mẻ sấy, đồng
thời cùng với việc theo dõi quá trình diễn biến độ ẩm và khuyết tật trong quá trình sấy, tôi
tiến hành đánh giá và lựa chọn nhằm đề xuất chế độ sấy hợp lý cho hai nhóm quy cách gỗ
loại này.

ii


MỤC LỤC
TRANG TỰA
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................................... i
TÓM TẮT ....................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu và mục đích đề tài .................................................................................................... 3
1.3.1. Mục đích đề tài...................................................................................................................... 3
1.3.2. Mục tiêu đề tài....................................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy ................................. 4
2.1.1. Hoạt động của trung tâm ...................................................................................................... 4
2.1.2. Máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu tại trung tâm........................................................... 5
2.1.3. Xưởng nghiên cứu và thực hành sấy ................................................................................... 5

2.2. Khảo sát sơ bộ về thiết bị sấy tại Trung tâm. ......................................................................... 6
2.2.1. Trang thiết bị sấy................................................................................................................... 6
2.2.2. Trang thiết bị phụ trợ. ........................................................................................................... 7
2.3. Sơ lược về nguyên liệu gỗ Dái ngựa. ..................................................................................... 7
2.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học ............................................................................................ 8
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo gỗ ............................................................................................................. 8
2.3.3. Tính chất vật lý và cơ học của gỗ ........................................................................................ 9
iii


2.4. Cơ sở lý luận về sấy gỗ............................................................................................................ 9
2.4.1 Khái niệm về độ ẩm của vật liệu gỗ ..................................................................................... 9
2.4.2 Nhiệt độ môi trường sấy ...................................................................................................... 12
2.4.3. Dốc sấy ................................................................................................................................ 12
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy ........................................................................... 13
2.4.5. Cơ sở lập chế độ sấy, phương pháp điều hành ................................................................. 14
2.4.6. Ứng suất và các dạng khuyết tật trong khi sấy gỗ ............................................................ 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 19
3.1. Nội dung khảo sát .................................................................................................................. 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 20
3.2.1. Phương pháp: ..................................................................................................................... 20
3.2.2. Thiết bị................................................................................................................................ 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................... 23
4.1. Khảo sát chất lượng ban đầu của nguyên liệu gỗ Dái ngựa. ............................................... 23
4.1.1. Đánh giá tình trạng ban đầu của gỗ khi nhập về............................................................... 23
4.1.2. Kiểm tra độ ẩm ban đầu của nguyên liệu gỗ trước khi đưa vào sấy................................ 23
4.2. Khảo sát chất lượng ban đầu của nguyên liệu gỗ Dái ngựa. ............................................... 24
4.2.1. Xác định các khuyết tật của gỗ trước khi đưa vào sấy ..................................................... 24
4.3. Kết quả khảo sát trình tự các bước thực hiện quá trình sấy gỗ Dái ngựa tại Trung tâm ... 26
4.3.1. Tổ chức hong phơi đối với gỗ chưa đưa vào sấy ngay được nhằm giảm độ ẩm của gỗ 26

4.3.2. Kiểm tra lò sấy, bố trí sắp xếp gỗ vào lò ........................................................................... 26
4.3.3. Theo dõi quá trình sấy ........................................................................................................ 27
4.4. Kết quả quá trình sấy và tính toán tỷ lệ khuyết tật gỗ sấy ................................................... 28
4.4.1. Kết quả các mẻ sấy thực tế tại trung tâm........................................................................... 28
4.4.2. Kết quả tổng hơp 16 mẻ sấy tại trung tâm ........................................................................ 45
4.4.3. Kiểm tra khuyết tật sấy, nguyên nhân và cách xử lý. ....................................................... 46
4.4.4. Đề xuất quy trình sấy gỗ Dái ngựa. ................................................................................... 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................ 50
5.1. Kết luận................................................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ................................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 52
iv


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Wn

Độ hút nước

%

Wbh

Độ ẩm bão hòa

%


Wtb

Độ ẩm thăng bằng gỗ

%

Tỷ lệ co rút, dãn nở tiếp tuyến, xun tâm, dọc thớ

%

Yvcr, Yvdn

Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích

%

TT, XT, L

Kích thước chiều tiếp tuyến, xun tâm, dọc thớ

Kvcr, Kvdn

Hệ số co rút, dãn nở thể tích

Kt, Kx, Kl

Hệ số co rút, dãn nở tiếp tuyến, xun tâm, dọc thớ

Vt


Thể tích gỗ tươi

cm3

V0

Thể tích gỗ khơ kiệt

cm3

Vtb

Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng

cm3

σnd

Ứng suất nén dọc

(kG/cm2)

σnntbtt

Ứng suất nén ngang tồn bộ tiếp tuyến

(kG/cm2)

FSC


Forest Stewardship Council - Hội đồng bảo vệ rừng

KLS

Known Legal Source- rừng được biết rõ và hợp pháp theo lâm luật

Yt, Yx, Yl

Thứ ngun

mm

sở tại
0

t

nhiệt độ

W

Độ ẩm tuyệt đối gỗ

%

φ

Độ ẩm tương đối mơi trường


%

V

Vận tốc khơng khí

m/s

Là trọng lượng của nước

g

Là thể tích riêng của hơi nước

m3

d

Hàm lượng ẩm của khơng khí

(g/kg khơng khí khơ)

Dcb, D0, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khơ kiệt, khơ trong khơng khí g/cm3

ma

Khối lượng sau khi hút ẩm, hút nước


g

G

Khối lượng gỗ tươi

kg

G0

Khối lượng gỗ khơ kiệt

kg
v

C


Wa

Kộ ẩm tương đối của gỗ

%

T

Nhiệt độ thực tế đo được trong lò sấy

0C


Tn

Nhiệt độ cài đặt của máy điều khiển

0C

EMC=E

Equilibrium moisture content-độ ẩm thăng bằng

MC=W

Moisture content - độ ẩm của gỗ

vi

%


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thiết bị lò sấy. ................................................. 7
Bảng 4.1: Độ ẩm gỗ tươi trước khi đưa vào sấy .............................................................. 24
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát cách xử lý gỗ cong vênh tại trung tâm. ............................... 47

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cây Dái ngựa (Nguyễn Văn Ngoạn, Đừng quên cây Dái ngựa, truy cập ngày 07
tháng 01 năm 2008 ............................................................................................................. 7

Hình 2.2 Biểu diễn quá trình thăng bằng độ ẩm của gỗ ................................................... 11
Hình 2.3 Các phương pháp điều hành sấy cơ bản ............................................................ 15
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý điều hành sấy hai cấp ............................................................. 16
Hình 4.1 Thanh kê đặt đúng vị trí khi xếp gỗ vào lò ....................................................... 27
Hình 4.2: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 1 .......................................................................... 29
Hình 4.3: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 2 .......................................................................... 30
Hình 4.4: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 3 .......................................................................... 31
Hình 4.5: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 4 .......................................................................... 32
Hình 4.6: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 5 .......................................................................... 33
Hình 4.7: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 6 .......................................................................... 34
Hình 4.8: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 7 .......................................................................... 35
Hình 4.9: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 8 .......................................................................... 36
Hình 4.10: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 9 ........................................................................ 37
Hình 4.11: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 10 ...................................................................... 38
Hình 4.12: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 11 ...................................................................... 39
Hình 4.13: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 12 ...................................................................... 40
Hình 4.14: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 13 ...................................................................... 41
Hình 4.15: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 14 ...................................................................... 42
Hình 4.16: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 15 ...................................................................... 43
Hình 4.17: Biểu đồ theo dõi mẻ sấy thứ 16 ...................................................................... 44
Hình 4.18 cách đánh dấu và đo chiều dài vết nứt sâu của gỗ sấy .................................... 46

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ phát triển nhanh chóng là ngành
đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn

giữ ở mức cao (khoảng 30%) và kim ngạch xuất khẩu của ngành ngày càng tăng. Năm
2006 kim nghạch đã xấp xỷ 1,93 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 2,8 tỷ
USD năm 2010 2,735 tỷ USD và đặt mục tiêu cho năm 2011 là 2,95 tỷ USD. Và Việt
Nam đã vươn mình trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng mộc nhiều nhất trong
khu vực với trên 120 thị trường (nguồn Lâm Phúc Công, Kim ngạch xuất khẩu gỗ và

các sản phẩm gỗ năm 2009 và kế hoạch năm 2010 ngày 05 tháng 05 năm 2011,
/>010/). Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho ngành mộc Việt Nam
phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn như
thiếu hụt nguyên liệu, nhân công tay nghề chưa cao, công nghệ còn lạc hậu... Trong đó,
thiếu hụt nguyên liệu là một thử thách lớn khi mà 80% nguyên liệu của ngành gỗ Việt
Nam phải nhập khẩu, do đó cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng của nguyên liệu gỗ
tránh lãng phí từ quá trình cưa xẻ, bảo quản, sản xuất hàng mộc. Trong đó, hoàn thiện
quá trình sấy gỗ là một khâu quan trọng.
Với bề dày kinh nghiệm về sấy, hàng năm Trung tâm nghiên cứu Chế Biên Lâm
Sản Giấy và Bột Giấy trường đại học Nông Lâm TP.HCM nhận sấy gia công một khối
lượng lớn gỗ xẻ. Trong số đó chủ yếu gồm những loại gỗ như Căm xe Indo, Căm xe
Mianma, Xăng mã, Xoan đào, Dái ngựa. Chỉ tính riêng về gỗ Dái ngựa, mỗi tháng Trung
tâm nhập về trung bình 200 – 250 m3 gỗ xẻ. Do điều kiện địa hình khí hậu khác nhau
giữa các khu vực làm thay đổi tính chất cơ lý, ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Hiện nay,
1


chưa có một nghiên cứu cụ thể nào theo dõi và xây dựng quy trình sấy gỗ loại này phù
hợp với điều kiện thiết bị tại trung tâm. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng gỗ sấy
vừa rút ngắn thời gian sấy, xây dựng quy trình sấy sao cho phù hợp với quy cách và
chiều dày gỗ là điều cần thiết.
Từ những nhận định trên, được sự phân công của bộ môn Chế biến lâm sản, Khoa Lâm
nghiệp. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sấy gỗ Dái Ngựa tại
Trung tâm nghiên cứu Chế Biên Lâm Sản Giấy và Bột Giấy” với sự hướng dẫn của thầy

PGS.TS Đặng Đình Bôi.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gỗ Dái ngựa với các quy cách 15-20 mm và 30-35mm, thiết bị sấy là loại lò sấy hơi
nước, phương pháp sấy được áp dụng là phương pháp sấy quy chuẩn. Nguyên lý cơ bản
của phương pháp sấy này là: Khi thay đổi trạng thái của môi trường sấy sẽ làm thay đổi
tốc độ khô của vật liệu sấy (gỗ) và việc thay đổi trạng thái cỉa môi trường sấy sẽ được
điều tiết thông qua quá trình gia nhiệt, quá trình hỗn hợp khí và qua đó điều tiết được
quá trình khô của gỗ phù hợp với từng loại gỗ và quy cách sấy gỗ. Phương pháp sấy này
là một phương pháp sấy chủ đạo trong nghành sấy gỗ hiện nay.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian hạn hẹp nên đề tài chỉ chủ yếu khảo sát quy trình sấy
thông qua một số thông số cụ thể (độ ẩm gổ trước khi sấy, độ ẩm gỗ sau khi sấy, nhiệt
độ sấy, thời gian sấy, cách vận hành các thông số môi trường, theo dõi ẩm và tỉ lệ khuyết
tật) nhằm đưa độ ẩm của gỗ về độ ẩm cần thiết 12 % ± 2% hạn chế khuyết tật sấy và rút
ngắn được thời gian sấy.

2


1.3. Mục tiêu và mục đích đề tài
1.3.1. Mục đích đề tài
Chúng tôi thông qua quá trình khảo sát thực tế quy trình sấy tại trung tâm để xác
định tìm hiểu chế độ sấy hợp lý từ đó phân tích đề xuất giải pháp hoàn thiện quá trình
sấy.
1.3.2. Mục tiêu đề tài
Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tập trung
vào các mục tiêu sau:



Khảo sát sơ bộ nguyên liệu sấy, chất lượng ban đầu gỗ Dái ngựa



Khảo sát thiết bị sấy hiện đang sử dụng tại trung tâm.



Khảo sát trình tự các bước thực hiện quá trình sấy gỗ Dái ngựa.



Tính toán tỉ lệ khuyết tật gỗ sấy.



Phân tích đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình sấy gỗ Dái ngựa.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy
2.1.1. Hoạt động của trung tâm
Trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy thuộc trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2003 nhằm tăng cường năng
lực nghiên cứu trong lĩnh vực Chế biến lâm sản - Giấy & Bột giấy. Trung tâm hoạt động
với các hoạt động chính sau: Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực gỗ, vật liệu gỗ và các cây
có sợi; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Chế biến lâm sản, Giấy

& Bột giấy; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các công nghệ tối ưu sử dụng
trong ngành Chế biến lâm sản và ngành giấy; Sản xuất thử nghiệm trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu; Hướng dẫn sinh viên chuyên ngành Chế biến lâm sản và ngành Giấy - Bột
giấy thực tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn cung cấp một số dịch vụ khoa học, kĩ thuật và công
nghệ như: Thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức và xí nghiệp.
Trung tâm còn đào tạo, huấn luyện các khóa ngắn hạn từ 1 tuần đến 1 tháng cho các
chuyên ngành: Kỹ nghệ mộc máy (Wood machining), Kỹ nghệ trang sức đồ mộc
(Finishing), Kỹ nghệ sấy gỗ (Kiln drying), Thiết kế sản phẩm mộc nội thất (Interior
design) và Quản lý sản xuất (Wood production management for team leaders). Ngoài ra,
Trung tâm cũng nhận đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và xí nghiệp theo các yêu
cầu chuyên biệt; Tổ chức Hội nghị - Hội thảo khoa học trong lĩnh vực Chế biến lâm sản,
Giấy & Bột giấy; Hướng dẫn các cơ sở sản xuất sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu; Kiểm
định tính chất gỗ, định danh gỗ và vật liệu gỗ; Đánh giá chất lượng các loại hàng từ lâm
sản, Giấy & Bột giấy. Sấy gỗ gia công cho các công ty, xí nghiệp.

4


2.1.2. Máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu tại trung tâm
Máy móc, thiết bị hoạt động tại Trung tâm chủ yếu là máy mới, hiện đại, kết quả
đạt độ tin cậy cao, phần lớn được nhập từ Mỹ, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc... Hiện nay, với
hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, Trung tâm hoàn toàn chủ động trong việc nghiên
cứu, thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm ngay từ khâu nguyên liệu (băm dăm) cho đến
thành phẩm (giấy, bìa giấy, ván nhân tạo...). Trong đó, có thể nêu một số máy điển hình
như: máy thử cơ lý gỗ; máy bóc gỗ; máy băm dăm; máy khuấy que; máy đánh tơi bột
giấy; nồi nấu bột giấy; máy phân loại sợi; máy xeo giấy; máy đo độ nghiền bột giấy;
máy đo độ cứng; độ chịu kéo; độ chịu gấp của giấy; máy đo độ dày giấy và bìa phạm vi
từ (0,001 – 19,000) mm; máy đo độ ẩm giấy trong phạm vi từ (0 – 35) % được đo theo
phương pháp sự suy giảm năng lượng của sóng radio cao tần; máy đo pH, nhiệt độ, nồng

độ ion trong dung dịch; máy đo độ trắng giấy, tủ sấy khô kiệt, máy đo độ ẩm gỗ...
2.1.3. Xưởng nghiên cứu và thực hành sấy
Xưởng nghiên cứu và thực hành sấy ra đời vào giữa năm 2009 nhằm đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu, thực tập, áp dụng kĩ thuật sấy cho sinh viên và các tổ chức, tập thể, cá
nhân có nhu cầu. Với đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm bao gồm 4 kĩ thuật viên và
20 công nhân trong đó chủ yếu là sinh viên thực tập.
Xưởng có 11 lò sấy hơi nước với 3 kích cỡ lò khác nhau như: Cỡ lớn với số lượng 5 lò
(kích thước xếp gỗ 2.8 x 4 x 7.1 m), cỡ trung bình 4 lò (kích thước xếp gỗ là 2.8 x 4 x
6.5 m), cỡ nhỏ 2 lò (kích thước với kích thước xếp gỗ 2.8 x 4 x 4 m), và một nồi hơi đốt
bằng phoi bào với công suất 1000kghơi/giờ. Khu hong phơi có kích thước 15 x 60 m và
2 kho chứa gỗ sấy có kích thước 15 x 30 m và 15 x 60 m.
Xưởng cũng cộng tác với một số công ty để nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật
sấy mới. Bước đầu đã có những thành công: sấy được một số loại gỗ khó sấy như gỗ
căm xe, sồi, chiêu liêu, gõ đỏ, cà chích, nghiên cứu thành công quy trình khử mùi
formandehit trong ván MDF, ván dăm bằng phương pháp sấy…

5


2.2. Khảo sát sơ bộ về thiết bị sấy tại Trung tâm.
2.2.1. Trang thiết bị sấy.
Trung tâm hiện đang sử dụng lò sấy hơi nước chu kì. Lò sấy được xây dựng vững
chắc trên nền móng bê tông, nền lò sấy được gia cố bằng đá dăm, cát sỏi, bê tông, xi
măng…
Vách lò sấy được xây bằng gạch trát vữa xi măng, cát, có bề dày 20 cm đối với
vách ngoài và 10 cm đối với tường liền kề giữa các lò, mặt tường bên trong được tô bằng
lớp cát mịn, lớp ngoài được quét vôi.
Trần lò sấy được lợp nhôm lá có đặt lớp bông cách nhiệt phía trên chịu lực bằng
xà ngang thép.
Cửa lò sấy có 2 loại: cửa nâng hạ và cửa có gắn bản lề. Cửa có gắn bản lề có 2

cánh, có khung cửa làm bằng thép chữ L để giữ cho cửa khỏi xộc xệnh, biến dạng, bên
trong cửa lò có lớp cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh, mép cánh cửa có gắn một lớp cao su
để tránh thất thoát nhiệt có kích thước 50x1200x2000 mm. Và cửa nâng hạ có khung cửa
làm bằng thép, phía bên ngoài là lớp vỏ bằng thép, phía bên trong là được lợp bằng
nhôm, ở giữa là lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt. Phía 2 bên hông cánh cửa có gắn 4 thanh
thép dài 20cm dạng trục dài để đặt cửa đứng khép kín với tường lò sấy bằng 4 thanh thép
dạng trục dài 20cm gắn với tường và được đặt chếch lên phía trên khoảng 450, mép của
cánh cửa có gắn lớp cao su để tránh tổn thất nhiệt của có kích thước 50x3000x3000 mm.
Thiết bị gia nhiệt được làm bằng các tấm toả nhiệt bằng tôn lạnh dày 0,5 mm bao
gồm 2 vỉ được mắc song song với nhau. Các vỉ này có kích thước 3000x1200x90 mm
đối với lò lớn, 2000x1200x90 mm đối với lò nhỏ và trung bình.
Thiết bị phun ẩm lắp ráp phía trong lò sấy là ống thép trơn có khoan lỗ để phun hơi ẩm
vào lò sấy, có đường kính 48 mm.
Quạt gió là loại quạt trục làm nhiệm vụ thông gió, bảo đảm yêu cầu tuần hoàn,
lưu thông không khí trong lò sấy tuần hoàn cưỡng bức. Quạt được dẫn động bởi motor,
mỗi motor có công suất 2 hp, đường kính quạt 560 mm. Số quạt được lắp trong mỗi lò
tuỳ thuộc vào độ lớn của lò.
Số lượng quạt, motor, số lượng và kích thước giàn nhiệt được trình bày ở bảng
2.1.

6


Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thiết bị lò sấy.
STT

Loại lò

1
2

3

Lớn
Trung bình
Nhỏ

Số lượng
quạt
5
4
2

số lượng
motor
3
2
1

số lượng thiết
kích thước (mm)
bị tăng nhiệt
2
90x3000x1200
2
90x2000x1200
1
90x3000x1200

2.2.2. Trang thiết bị phụ trợ.
Thiết bị điều khiển là một bộ khống chế nhiệt độ là một mạch điện tử điều khiển

nhiệt độ thông qua van từ để điều khiển nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Thiết bị đảo chiều
quạt lò sấy tự động. Trung tâm hiện tại được trang bị 1 máy đo độ ẩm hiệu Wagner
MMC 210, 1 xe nâng có trọng lượng nâng 6 tấn, và xe nâng tay có trọng lượng nâng 3
tấn. Ngoài ra Trung tâm còn có một số motor dự phòng và các thiết bị bảo trì như kìm,
cờ lê, lục giác…
2.3. Sơ lược về nguyên liệu gỗ Dái ngựa.
Gỗ Dái ngựa còn có tên khác là Gáy ngựa, Xoài cánh. Chúng có tên khoa học:
Swieteria macrophulla King và thuộc họ xoắn Meliaceae.

Hình 2.1: Cây Dái ngựa

7


2.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
a. Đặc điểm hình thái
Gỗ Dái ngựa lớn cao 20-25 m, đường kính 40-50 cm, thân thẳng tròn, vỏ nhẵn
màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có nhiều bì khổng màu tro bạc, toàn
thân có mùi hôi bọ xít. Lá đơn nguyên, hiến dày, hơi nhọn. Chùm hoa mọc ở nách lá,
hoa màu trắng vàng, đài hoa hình chuông chia làm nhiều thuỳ. Cánh hoa nhỏ phủ nhiều
lông. Quả hạch hình thận, đường kính 2cm, chứa 5 hạt. hạt có nhiều dầu mùi thơm.
b. Đặc điểm sinh học
Cây Dái ngựa phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh,Thường gặp ở
các tỉnh miền bắc . Từ độ cao tuyệt đối 500-600m. Đặc biệt, cây ưa sáng mọc nhanh, tái
sinh mạnh trong rừng thứ sinh có độ tàn che khoảng 0.3-0.5. Cây ra hoa tháng 3-4, tháng
8-9. Đặc biệt, cây được trồng thử nghiệm thành công bước đầu bằng gieo hạt thẳng và
trồng bằng cây con có bầu trên diện hẹp.
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo gỗ
Gỗ màu nâu nhạt, gỗ sớm - muộn phân biệt, giác lõi không phân biệt , gỗ mịn,
thường hay có hiện tượng chéo thớ, ít bị cong vênh, mối mọt, nặng trung bình. Mạch gỗ

dài khá nghiêng, lỗ mạch có đường kính khá lớn, phân bố theo kiểu phân tán. Số lượng
lỗ mạch trung bình 4 lỗ/mm2 theo phương tiếp tuyến. Mạch phân tán đơn, có khi kép
xuyên tâm, mật dộ dầy đặc. Thể bít chiếm tỷ lệ đáng kể. Trên mặt cắt xuyên tâm, tiết
diện mạch gỗ như là những rãnh dài có đường kính lớn, tấm xuyên mạch đơn. Mô mềm
khá phong phú, mô mềm xa mạch xếp thành dãy tiếp tuyến ngắn, chủ yếu là mô mềm
vây quanh mạch tạo thành dãy băng hẹp bề rộng từ 5 - 7 tế bào nối liền các mạch kế cận
nhau. Tia gỗ trên mặt cắt ngang mật độ tia gỗ dày đặc, bề rộng tia 2 – 3 tế bào . Trên mặt
cắt tiếp tuyến tiết diện tia gỗ là những hình thoi, chiều cao trung bình khoảng 12 – 15 tế
bào, cao nhất khoảng 20 – 22 tế bào, bề rộng tia 3 – 5 tế bào. Đặc biệt trên mặt cắt xuyên
tâm, tia dị bào, đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào tia đứng. Sợi gỗ khá dài,
đường kính nhỏ, vách khá dầy. Gỗ Dái ngựa có khối lượng thể tích cơ bản là 540 kg/m3
Gỗ Dái ngựa mềm và nhẹ, màu hồng nhạt, mặt gỗ mịn đến trung bình. Dễ gia
công, bóc và lạng được, dễ sấy và khô tương đối nhanh, ít sinh khuyết tật trong khi sấy,
độ dán dính và ổn định tốt dễ gia công bề mặt nhưng hơi khó tẩm, độ bền cơ học trung
8


bình. Gỗ thường dùng trong xây dựng thông thường, và đóng đồ mộc gia dụng, dùng
trong giao thông. Có thể dùng trong các kết cấu chịu va chạm và rung động. Gỗ Dái
ngựa có hệ số co rút trung bình nên có thể hong phơi nơi râm mát, hoặc sấy trong lò sấy
công nghiệp. Gỗ Dái ngựa thuộc nhóm VI trong Bảng phân loại gỗ của Bộ Lâm Nghiệp
năm 1977. Hạt có tỉ lệ dầu 50%, có thể ép dầu ăn hay để đốt. Hạt có thể dùng làm thuốc
pha với rượu đắp vào chỗ gãy xương làm vết thương mau lành.
2.3.3. Tính chất vật lý và cơ học của gỗ
Gỗ Dái ngựa có khối lượng riêng I0 = 0.58 g/ m3 ; Độ co rút thể tích tổng quát B
= 13.81 %; Hệ số co rút KV = 0.47; Điểm bão hòa thớ gỗ S = 28.6 %; Độ co rút tiếp
tuyến T = 3.2 %; Độ co rút xuyên tâm R = 2.01 %; Độ co rút dọc thớ là 0.397 %; Tỉ số
co rút tiếp tuyến và xuyên tâm T/R = 1.81.
2.4. Cơ sở lý luận về sấy gỗ.
2.4.1 Khái niệm về độ ẩm của vật liệu gỗ

a. Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ là hàm lượng nước có trong gỗ quy về một đơn vị trọng
lượng gỗ khô kiệt và tính bằng công thức:
W=

(G − G 0 )
× 100%
G0

Trong đó:

G: Khối lượng gỗ ban đầu
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt
W: Độ ẩm tuyệt đối (%)

Trong thực tế người ta hay dùng khái niệm độ ẩm này và khi nói đến độ ẩm của
gỗ tức là nói đến độ ẩm tuyệt đối của gỗ. Tuy thế, trong kỹ thuật sấy gỗ, khái niệm về độ
ẩm tương đối cũng dùng khá nhiều.
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ biến thiên từ 0 – (+ ∞). Gữa khối lượng gỗ khô kiệt và độ
ẩm tuyệt đối của gỗ có mối liên hệ như sau:
G0=

G
(1 + W )

Và cũng dựa vào sự cố định của khối lượng gỗ khô kiệt ta cũng dẫn đến tỷ lệ sau đây
G 2 (1 + W2 )
=
G1 (1 + W1 )


9


b. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối của gỗ là hàm lượng nước chứa trong gỗ qui về một đơn vị khối
lượng gỗ tươi và tính bằng công thức sau đây:
Wa =

(G − G 0 )
× 100%
G

Trong đó: G: Khối lượng gỗ ban đầu
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt
Wa: Độ ẩm tương đối (%)
Độ ẩm tương đối của gỗ biến thiên từ 0% đến 100%. Giữa trọng lượng gỗ khô
kiệt G0 và độ ẩm tương đối của gỗ có thể biểu diễn dưới dạng khác:
G0 = G × (1 – Wa)
Khối lượng gỗ tươi trước lúc sấy ví dụ bằng G1 và gỗ có độ ẩm Wa1. Sau khi sấy
gỗ khô đi, khối lượng của gỗ lúc bấy giờ chỉ còn G2 tương ứng với độ ẩm Wa2. Dựa vào
trọng lượng gỗ khô kiệt trước và sau lúc sấy luôn luôn không đổi, ta có công thức sau:
G0 = G1 (1- Wa1) = G2 (1 – W2)
Trong đó: Wa1: Độ ẩm gỗ tươi (%)
Wa2: Độ ẩm gỗ tại thời điểm sau khi sấy
G1: Khối lượng gỗ tươi
G2: Khối lượng gỗ tại thời điểm sau khi sấy
Từ đấy rút ra:

G2
(1 − W a 1 )

=
G1
1 − W a2)

Công thức có bốn đại lượng: khối lượng và độ ẩm tương đối của gỗ trước và sau
khi sấy. Như thế nếu biết được ba đại lượng trong bốn đại lượng trên thì ta có thể suy ra
đại lượng thứ tư một cách dễ dàng.
Trong quá trình sấy, khối lượng của thanh gỗ kiểm tra sẽ giảm dần do gỗ khô đi.
Bằng cách cân đo ta xác định được giá trị của G2 ở thời điểm ta muốn theo dõi độ ẩm
của gỗ sấy. Sau đó dựa vào công thức ta sẽ xác định được giá trị của độ ẩm W2 một cách
dễ dàng.

10


c. Độ ẩm thăng bằng
Nếu trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ ẩm không đổi (0% < φ <
100%), gỗ ướt để trong môi trường đó thì gỗ sẽ khô dần (quá trình giảm ẩm) và ngược
lại, gỗ khô để trong môi trường ẩm sẽ hút ẩm trở lại (quá trình hồi ẩm), như vậy trong
một điều kiện môi trường nhất định quá trình khô hoặc hút ẩm của gỗ chỉ đạt đến một
trạng thái. Khi đó áp suất hơi nước của không khí và áp suất của hơi nước trên bề mặt gỗ
cân bằng nhau. Độ ẩm của gỗ ở trạng thái này được gọi là độ ẩm thăng bằng. Tuy nhiên
độ ẩm thăng bằng của gỗ tươi thoát hơi nước thường cao hơn so với gỗ khô kiệt hút hơi
nước.
Độ ẩm thăng bằng của gỗ phụ thuộc vào điều kiện môi trường sấy. Hai thông số
cơ bản của môi trường sấy là nhiệt độ sấy và độ ẩm của môi trường sấy. Do vậy độ ẩm
thăng bằng thường được dùng làm thông số đặc trưng cho trạng thái môi trường sấy
trong việc thiết lập chế độ và quy trình sấy. Khi thay đổi nhiệt độ của môi trường sấy
cũng dẫn đến việc thay đổi độ ẩm của không khí và làm biến đổi trạng thái của môi
trường sấy. Nhiệt độ tăng lên, khả năng hút ẩm của không khí sẽ tăng lên, khi lượng ẩm

trong không khí là không đổi và nếu cứ tiếp tục tăng nhiệt độ sẽ làm cho độ ẩm tương
đối của không khí giảm, và làm cho không khí trở nên khô hơn. Muốn gỗ khô tới một
chừng mực nào thì ta cần điều tiết nhiệt độ và lượng ẩm có trong không khí để đạt tới
một trạng thái thích hợp. Nếu gỗ ướt, để trong môi trường không khí thì độ ẩm sẽ biến
đổi theo biểu đồ hình 2.2

Hình 2.2. Biểu diễn quá trình thăng bằng độ ẩm của gỗ
11


Nếu gỗ ban đầu khô thì độ ẩm của gỗ sẽ biến đổi theo đường biểu diễn (quá trình
hút ẩm) trên sơ đồ. Hai giá trị ấy kết thúc chênh lệch nhau một giá trị: ΔW

1% Æ 3%.

Độ ẩm của mẫu nên trong giới hạn: W2 < Wtb < W1 : Wtb là độ ẩm thăng bằng của gỗ.
2.4.2 Nhiệt độ môi trường sấy
Nhiệt độ môi trường sấy là nhân tố tác động đến quá trình thoát ẩm của gỗ. Khi
nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm môi trường thấp thì tốc độ thoát ẩm của gỗ xảy ra nhanh.
Nhiệt độ sấy càng tăng dần từ khi bắt đầu sấy cho đến khi kết thúc sấy là phù hợp
và cần thiết để tăng tốc độ sấy ở các giai đoạn sấy sau. Mặt khác, nhiệt độ sấy lúc đầu
nhỏ và về sau càng lớn dần để giảm mức độ bay hơi lớp bề mặt trong giai đoạn đầu của
quá trình sấy và đến cuối quá trình sấy ta có thể điều chỉnh nhiệt độ đến mức cần thiết.
2.4.3. Dốc sấy
Trong kỹ thuật sấy gỗ, vấn đề đặt ra cho chúng ta là quá trình sấy nên theo một
quy luật nào đó để đạt được kết quả như mong muốn một cách tốt nhất và kinh tế nhất.
Để có được chất lượng sấy như vậy thì việc lựa chọn dốc sấy sao cho phù hợp sẽ quyết
định rất lớn đến chất lượng gỗ sấy. Dốc sấy là tỷ số giữa độ ẩm tức thời WTT và độ ẩm
thăng bằng tương ứng WTB
Dốc sấy: U = WTT / WTB

Một phương pháp sấy có chất lượng cao hay không là một phần nhờ vào chế độ
dốc sấy hợp lí. Nếu dốc sấy quá lớn thì sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành ứng suất và dễ
nảy sinh khuyết tật, vì lớp gỗ bề mặt sẽ khô quá nhanh trong khi đó độ ẩm bên trong gỗ
còn quá cao, mặt khác thời gian sấy sẽ kéo dài nếu lựa chọn dốc sấy quá nhỏ. Theo
F.Conman đối với các loại ván dày > 30 mm và yêu cầu chất lượng sấy cao thì có thể áp
dụng dốc sấy đối với gỗ lá kim là 2,0 và đối với gỗ lá rộng là 1,5.
Đối với ván có bề rộng nhỏ hơn 30 mm mà yêu cầu chất lượng sấy không cao lắm
thì ta có thể sử dụng dốc sấy gỗ lá kim là 3,0 Æ 4,0 và đối với gỗ lá rộng là 2,0 Æ 3,0.

12


2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy
a. Chủng loại và khối lượng riêng của gỗ
Như ta đã biết, mỗi loại gỗ có chủng loại và khối lượng riêng khác nhau, trong
sấy gỗ khối lượng riêng là một yếu tố quyết định đến quá trình khô của gỗ. Thông
thường gỗ có khối lượng riêng lớn thì sẽ khô chậm hơn gỗ có khối lượng riêng thấp nhỏ.
Vì gỗ có khối lượng riêng lớn là gỗ có cấu trúc chặt chẽ hơn, ít khoảng trống trong
gỗ...từ đó hạn chế sự di chuyển ẩm từ trong gỗ ra ngoài trong quá trình sấy. Như vậy khi
chúng ta sấy gỗ trong cùng một chế độ sấy thì các loại gỗ khác nhau gỗ sẽ khô ở những
mức độ khác nhau. Có nghĩa là nó quyết định đến thời gian sấy dài hay ngắn cho mỗi
loại gỗ. Do vậy trong kỹ thuật sấy gỗ, tùy theo tình trạng của nguồn nguyên liệu gỗ sấy
mà ta xem xét để thành lập quy trình sấy cho phù hợp.
b. Ảnh hưởng về độ dày của gỗ
Độ dày hay mỏng của nguyên liệu khi đưa vào lò sấy cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến qua trình khô của gỗ. Gỗ có quy cách càng dày thì càng lâu khô, hay thời
gian sấy càng bị kéo dài. Khi ta bắt đầu đưa gỗ vào sấy thì thời gian đầu của quá trình
làm nóng vào tới tâm gỗ sẽ mất nhiều thời gian hơn so với gỗ mỏng và nước trong tâm
gỗ phải đi qua một đoạn đường dài mới ra được tới bề mặt ngoài để bay hơi đi. Mặt khác
gỗ có chiều dày lớn là một yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của dòng không khí

trong lò sấy, sự lưu thông của dòng không khí nóng qua các lớp gỗ xếp trong lò phụ
thuộc vào khoảng cách giữa các lớp xếp. Vì vậy gỗ sấy ở các độ dày khác nhau có thể
làm cản trở trực tiếp tới dòng không khí chính, do đó ảnh hưởng đến quá trình khô của
gỗ.
c. Ảnh hưởng tốc độ môi trường sấy
Môi trường sấy có tác dụng truyền nhiệt cho gỗ trong lò sấy và lấy hơi nước trên
bề mặt gỗ bay đi, ta cần phải phối hợp hai qua trình đó một cách phù hợp với tính chất
và đặc điểm của từng loại gỗ, vì nó ảnh hưởng tới quá trình khô của gỗ. Tốc độ của dòng
không khí ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các hàng gỗ xếp trong đống gỗ, dòng không
khí nóng đi qua các lớp gỗ và mang theo hơi ẩm trên bề mặt gỗ. Do đó khoảng cách giữa
các lớp này ảnh hưởng đến tốc độ của dòng khí nóng. Vì vậy nếu vận tốc của dòng
không khí nóng quá thấp thì sẽ hạn chế quá trình khô của gỗ, và nếu quá trình này kéo
dài thì sẽ xảy ra hiện tượng nấm mốc trên bề mặt. Ngược lại nếu vận tốc môi trường sấy
13


quá mức giới hạn và nhiệt độ cao làm cho quá trình khô xảy ra nhanh có thể gây ra
khuyết tật như nứt bề mặt, cong vênh, chai bề mặt...
d. Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu
Độ ẩm ban đầu của gỗ khi mới được xẻ xong (chưa qua quá trình hong phơi)
đóng vai trò quan trọng trong qua trình khô của gỗ. Nó là một thông số được theo dõi
suốt quá trình sấy gỗ và tùy theo độ ẩm ban đầu của gỗ mà ta có thể rút ngắn thời gian
sấy hay kéo dài thời gian sấy. Nếu gỗ có độ ẩm ban đầu cao có nghĩa là lượng nước chứa
trong gỗ còn nhiều, dẫn đến thời gian sấy dài, qua trình khô của gỗ xảy ra lâu hơn. Nếu
gỗ có độ ẩm ban đầu cao thì sẽ dẫn đến hiện tượng chênh lệch độ ẩm giữa các thanh gỗ
trong cùng một lò sấy và từ đó dẫn đến hiện tượng gỗ khô không đều trong cùng một lò
sấy.
2.4.5. Cơ sở lập chế độ sấy, phương pháp điều hành
Chế độ sấy quy định những giá trị nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sấy và quy
định tuần tự tiến hành điều tiết quá trình sấy. Hay nói cách khác, chế độ sấy là những

quy định về nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sấy cho các giai đoạn của quá trình sấy.
a. Cơ sở xây dựng chế độ sấy
Quá trình sấy là quá trình rút ẩm từ trong gỗ ra sao cho gỗ có được một trạng thái
ẩm độ đồng đều trong toàn bộ thanh gỗ, đạt yêu cầu về độ ẩm mong muốn trong sử
dụng, bảo đảm chất lượng của gỗ sấy theo yêu cầu của từng hạng chất lượng gỗ sấy, rút
ngắn được thời gian sấy đến mức thấp nhất và quá trình sấy kinh tế nhất. Đó là một việc
làm rất phức tạp. Chế độ sấy có tốt hay không là ở chỗ có thực hiện được nhiệm vụ sấy
cơ bản sau đây: rút ẩm trong thời gian ngắn nhất mà không làm tổn thương đến gỗ, tức là
bảo đảm yêu cầu về chất lượng của gỗ sấy và yêu cầu kinh tế trong khi sấy gỗ (rút ngắn
thời gian sấy gỗ). Xuất phát từ việc phân tích qua trình dẫn ẩm, thoát ẩm trong gỗ và
phân tích hiện tượng ứng suất bên trong gỗ trong quá trình sấy, bảo đảm yêu cầu về chất
lượng của gỗ sấy. Tta đi đến những nhận xét sau đây làm cơ sở cho việc thành lập chế
độ sấy: trước khi sấy cần làm nóng gỗ, thường gỗ trước khi sấy đều được làm nóng lên
đến nhiệt độ bằng cao hơn nhiệt độ khi bắt đầu sấy một ít, nhằm mục đích tạo điều kiện
cho ẩm ở bên trong gỗ di chuyển từ bên trong ra ngoài mặt gỗ và bay hơi nhanh hơn.
Trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, không cho phép làm giảm độ ẩm của lớp bề mặt
gỗ một cách quá nhanh và đột ngột, bởi vì mức độ chênh lệch độ ẩm của gỗ
14

W=


Wtrong - Wmặt mà quá lớn gỗ sẽ rất dễ bị nứt bề mặt, điều này rất dễ xảy ra khi độ ẩm của
gỗ lớn hơn điểm bão hòa thớ gỗ. Độ ẩm của môi trường sấy càng về cuối quá trình sấy
càng giảm dần và đến lúc kết thúc quá trình sấy có thể giảm xuống đến 30%, là độ ẩm
tương đối của môi trường sấy cần thiết để làm cho nguyên liệu sấy khô xuống đến độ ẩm
sử dụng cần thiết bé nhất: 6 – 10%. Cần lưu ý, nhiệt độ của môi trường sấy có thể tăng
dần từ khi bắt đầu sấy cho đến lúc kết thúc sấy. Điều ấy là phù hợp và cần thiết để tăng
tốc độ sấy ở các giai đoạn sấy về sau, vì khi độ ẩm của gỗ xuống dưới điểm bão hòa thớ
gỗ, thì tốc độ sấy sẽ giảm dần. Mặt khác nhiệt độ lúc đầu nhỏ về sau lớn dần là cần thiết

để giảm bớt mức độ bay hơi của lớp gỗ bề mặt trong giai đoạn đầu của quá trình sấy và
tăng tốc độ sấy ở giai đoạn sau của quá trình sấy, nhất là đối với các loại gỗ dễ sấy bay
hơi nhanh.
b. Phương pháp điều hành sấy
Tùy theo yêu cầu chất lượng gỗ sấy, đặc điểm gỗ sấy mà chúng ta áp dụng chế độ
sấy cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sấy và tính kinh tế trong quá trình sấy như:
chất lượng ban đầu của gỗ( gỗ có yêu cầu chất lượng cao, xẻ xuyên tâm, gỗ thanh, ít bị
khuyết tật thì có thể áp dụng chế độ sấy cứng). Ngoài ra, gỗ sau khi sấy mà mức độ
khuyết tật cho phép, có ít vết nứt đầu, nứt mặt hay cong mo thì có thể thiết lập chế độ
sấy cứng hơn. Thông thường, ván dày (

40 mm) sấy có khả năng nứt đầu, nứt mặt hay

nứt trong, do đó cần áp dụng chế độ sấy mềm. Cũng cần lưu ý tốc độ không khí đối lưu
trong lò sấy, nếu tốc độ đối lưu thấp thì áp dụng chế độ sấy cứng hơn.

Hình 2.3 Các phương pháp điều hành sấy cơ bản
Ngoài ra trong quá trình sấy, chúng ta còn phải điều tiết môi trường sấy thông qua hai
thông số là nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Có ba cách điều tiết môi trường sấy như sau: Tăng
15


×