Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC LẤY Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.96 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN THỊ MỸ NGỌC





THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC LẤY Ý
KIẾN SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP. HỒ CHÍ MINH




Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số:


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ ĐÌNH QUA


:











Tp. Hồ Chí Minh – 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 TS Ngô Đình Qua – Giáo viên hướng dẫn – Trường Đại học Sư phạm TPHCM
 GS. TS. Frances Hoffmann, Học giả Chương trình Fulbright Việt Nam, Trường Đại học
Connecticut, Hoa Kỳ.
 Giám đốc và các bạn chuyên viên Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
 Các CBQL, GV, SV tại các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
 Quý Thầy, Cô thuộc Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học –
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
 Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học QLGD Khóa 17, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Các anh chị học viên lớp Cao học QLGD Khóa 17, Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và

làm luận văn.
Trân trọng cám ơn!
TPHCM, ngày 25 tháng 6 năm 2010
Tác giả luận văn


NGUYỂN THỊ MỸ NGỌC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt
Giảng viên GV
Cán bộ Quản lý CBQL
Đánh giá giảng dạy ĐGGD
Sinh viên SV
Giáo dục đại học GDĐH
Đại học ĐH
Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD& ĐT
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG – HCM
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG -
HCM
Trường ĐH KHTN
Trường Đại học Bách Khoa Trường ĐH BK
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường ĐH KHXH&NV
Trường Đại học Công nghệ thông tin Trường ĐHCNTT
Đảm bảo chất lượng ĐBCL
Khảo thí KT
Phòng Khảo thí và Đảm bào chất lượng KT&ĐBCL
Nhà xuất bản NXB






MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã được thực hiện khá
sớm tại các trường đại học tiên tiến ở Châu Âu và Mỹ từ giữa thế kỷ 20. Một trong những động
cơ chính khiến các trường tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ người học là nhằm thu nhận thông
tin ngược giúp giảng viên điều chỉnh, cải thiện hoạt động giảng dạy, tạo ra sự công bằng và
minh bạch trong quá trình dạy học, phù hợp theo mô hình dạy học tích cực, đa chiều mà nhiều
trường đại học trên thế giới hiện đang áp dụng, đồng thời tăng cường tính chủ động của sinh
viên trong quá trình học tập.
Việt Nam, sau khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng quan tâm
nhiều đến vấn đề chất lượng giáo dục đại học, trong đó chủ đề lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
giảng dạy của giảng viên luôn được đề cập đến trong các quy định, chính sách, chủ trương và
văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian gần đây.
Ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục trường đại học theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT, yêu cầu các đơn vị tiến
hành lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thể hiện qua nội dung các tiêu
chí 4.3 “ Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của
giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá
kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc
theo nhóm” (Tiêu chuẩn 4), và tiêu chí 6.9 “Người học được tham gia đánh giá chất lượng
giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của
trường đại học trước khi tốt nghiệp” (Tiêu chuẩn 6).
Tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng 01 năm 2008, Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “ Tất cả giảng
viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và

đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục”.[7]
Ngày 20 tháng 02 năm 2008, Cục nhà giáo, Bộ GD & ĐT gửi công văn số 1276/BGDĐT –
NG yêu cầu các trường đại học, học viện tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động
của giảng viên, trong công văn có hướng dẫn và nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức
tổ chức thực hiện công tác lấy ý kiến này tại các trường đại học [6].
Hưởng ứng chủ trương của Bộ GD & ĐT, đã có rất nhiều trường đại học Việt Nam đã và
đang tiến hành lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, chương trình đào
tạo, công tác hỗ trợ sinh viên… Một số trường do tham gia đánh giá ngoài của Bộ GD & ĐT,
nên đã triển khai công tác này từ năm 2005 như Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Mình, Trường Đại học Cần Thơ…
Tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM), một số đơn vị thành viên
bao gồm trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (ĐHBK), Đại học Khoa học tự nhiên
(ĐHKHTN), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHKHXH&NV), Khoa Kinh tế đã tiến
hành lấy ý kiến sinh viên về chất lượng môn học và khóa học khi tham gia đề án trọng điểm cấp
ĐHQG –HCM: “Thí điểm đánh giá chất lượng giảng dạy bậc đại học” năm 2005 do Tiến sĩ
Nguyễn Đức Nghĩa và Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh đồng chủ nhiệm. Việc tham gia đề án trên
đã góp phần giúp các đơn vị làm quen với công tác tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
giảng dạy của giảng viên.
Tóm lại, công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là công tác
liên quan mật thiết đến quản lý giáo dục tại các trường đại học. Công tác này đã được nghiên
cứu và áp dụng trong thời gian dài tại các trường đại học trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ đối
với giáo dục đại học Việt Nam. Cho đến nay, vì hầu như các đơn đã đồng tình với những ý
nghĩa tích cực mà công tác này mang lại như góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
viên, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy vai trò trung tâm trong trường đại học và đặc biệt là
giúp các nhà quản lý có thêm thông tin để quản lý tốt giảng viên của mình; nên gần như tất cả
các tổ chức giáo dục kể cả trường đại học công và đại học tư đều tiến hành lấy ý kiến sinh viên
về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đã có nhiều bài viết, báo cáo trình bày về việc thực hiện
lấy ý kiến sinh viên tại các trường đại học trong các hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác
lấy ý kiến sinh viên. Tuy nhiên, tính đến giai đoạn hiện nay các nghiên cứu chuyên về lĩnh vực

quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa được thực
hiện nên chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM” để nghiên cứu nhằm góp phần giúp các nhà quản
lý tại các đơn vị trong và ngoài ĐHQG - HCM có thêm thông tin để cải tiến hoạt động quản lý
của mình tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM. Trên cơ sở mô tả và phân tích
thực trạng, đề tài sẽ tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà các đơn vị thường gặp trong quản lý
công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ đó đề ra một số giải pháp
thích hợp giúp các đơn vị cải tiến hoạt động quản lý của mình.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: công tác quản lý tại các trường thành viên ĐHQGTPHCM
- Đối tượng: thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên tại ĐHQGTPHCM
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý việc lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các
trường thành viên ĐHQG - HCM có ưu điểm là được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà quản
lý, giảng viên và sinh viên, tuy nhiên việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và
sử dụng kết quả điều tra tại các đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về lý thuyết quản lý, lịch sử và thực tiễn quản
lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Tìm hiểu các văn bản liên quan đến chính sách, chủ trương lấy ý kiến sinh viên về hoạt
động giảng dạy của giảng viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

Bộ Tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo
QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007


Công văn số 1276/BGDĐT – NG của Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20
tháng 02 năm 2008 về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
- Khảo sát thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên tại các trường thành viên ĐHQG – HCM.
- Mô tả và phân tích kết quả khảo sát thực trạng.
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động quản lý công tác lấy ý kiến sinh
viên của các đơn vị.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần cải thiện công tác quản lý lấy ý kiến sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các đơn vị thành viên.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1 Cơ sở phương pháp luận: là một số quan điểm được vận dụng trong đề tài.
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống cấu trúc khi tiến hành nghiên cứu các hiện tượng giáo dục cần
dựa trên cơ sở phân tích toàn diện, xác định các yếu tố hợp thành và mối quan hệ giữa các yếu
tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng. Vận dụng quan điểm này vào phạm
vi đề tài, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý việc lấy ý kiến sinh viên cần được xem như một
hệ thống với các yếu tố hợp thành như công tác kế hoạch hóa, công tác tổ chức, chỉ đạo thực
hiện, công tác kiểm tra đánh giá.
6.1.2. Quan điểm lịch sử
Đề tài sẽ áp dụng quan điểm lịch sử nhằm tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của quá trình
quản lý công tác lấy kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong một bối cảnh
và thời gian cụ thể nhằm tìm ra những quy luật chung cho quá trình thực hiện công tác quản lý
trên.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu bám sát những yêu cầu của thực tiễn. Do đó, khi
nghiên cứu chúng tôi cũng sẽ vận dụng quan điểm này nhằm phát hiện những mâu thuẫn, những
khó khăn trong thực tiễn để từ đó lựa chọn ra những vấn đề nổi cộm, cấp thiết của đề tài. Ngoài
ra, việc vận dụng quan điểm thực tiễn cũng góp phần giúp cho đề tài mang tính thực tế cao.
6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích tài liệu để tìm hiểu những điểm cốt lõi của lý thuyết
về quản lý, lý thuyết thông tin, hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác thu thập ý kiến
sinh viên để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phương pháp này nhằm sắp xếp các lý thuyết có liên quan
đến đề tài theo hệ thống nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra: thu thập số liệu chứng minh cho giả thuyết. Cụ thể là nhằm điều tra
thái độ của 3 đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về công tác lấy ý kiến sinh
viên để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và thực trạng tổ chức quản lý công tác lấy
ý kiến sinh viên tại các trường thành viên ĐHQG - HCM. Qua đó tìm hiểu những thuận lợi và
khó khăn chung của các đơn vị khi tiến hành tổ chức lấy ý kiến sinh viên để từ đó đề xuất một
số giải pháp khắc phục góp phần cải tiến công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM.
 Nội dung điều tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thái độ của các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên về công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt
động giảng dạy của giảng viên
- Công tác lập kế hoạch việc lấy ý kiến sinh viên của các nhà quản lý
- Tình hình tổ chức, triển khai hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên
- Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên của các nhà quản lý
- Việc sử dụng kết quả thu thập được để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
viên của các nhà quản lý
 Đối tượng điều tra: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
Cách chọn mẫu:
Trong tổng số 7 trường thành viên của ĐHQG - HCM (ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học Tự
nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc Tế, ĐH CNTT, Khoa Kinh tế và Viện MT-TN), chúng tôi đã
dựa vào tính chất và qui mô đào tạo của từng đơn vị để chọn mẫu khảo sát. Do Viện Môi trường

– Tài nguyên là một đơn vị chuyên nghiên cứu và chỉ đào tạo Sau đại học. Vì thế, người nghiên
cứu đã chọn 6 trong 7 trường thành viên trên.
Dựa trên tổng số cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, sinh viên của từng đơn vị, người
nghiên cứu chọn 20 % cán bộ giảng viên trong đó có 7 % là cán bộ quản lý, 13% là giảng viên
và 3% đối tượng là sinh viên để thực hiện điều tra nghiên cứu, với tổng số phiếu phát ra là
2.334 phiếu. Các đối tượng được điều tra nghiên cứu được chọn lựa theo mẫu thuận tiện trong
đó có quan tâm đến sự đa dạng về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, thâm niên, giới, giảng
viên ở các khoa và bộ môn khác nhau, sinh viên học ở các năm, các ngành khác nhau…
Mô tả mẫu khảo sát
Danh sách các trường được chọn để khảo sát:
a. Trường Đại học Bách Khoa
b. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
c. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
d. Trường ĐH Quốc tế.
e. Trường ĐH Công nghệ thông tin
f. Khoa Kinh tế
Tỷ lệ chọn mẫu được phân bố đều trong các trường theo tỷ lệ phần trăm số
CBQL/CBGD/ SV trong trường và được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Số lượng phiếu khảo sát phát ra tại mỗi đơn vị thành viên so với tổng số CBQL,
GV, SV.
STT
Tên trường Tổng số CBQL +
GV
13% GV 7%
CBQL
Tổng
số SV
3% tổng
số SV
1

ĐH Bách Khoa 1480
192 103
20307
609
2
ĐH KHTN 901
117 63
10372
311
3
ĐH KHXH&NV 1008
131 70
9202
276
4
ĐH Công nghệ TT 150
20 10
2264
68
5
ĐH Quốc tế 255
33 18
1958
59
6
Khoa Kinh tế 366
48 26
6015
180
Tổng số phiếu phát

ra
541 290 1503

Xây dựng bảng hỏi(phiếu khảo sát)
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu của đề tài với 3 mẫu phiếu dành cho 3 đối
tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Bảng hỏi chủ yếu tập trung điều tra thái độ của
3 đối tượng trên về thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên tại các trường thành viên ĐHQG – HCM (xem phụ lục 1, các mẫu phiếu điều tra của
đề tài).
a. Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý (CBQL): bao gồm 2 nội dung chính, thông tin cá nhân
và nội dung điều tra. Trong mục thông tin cá nhân bao các thông tin về giới tính, tuổi, đơn vị
công tác, thâm niên và chức vụ công tác. Trong mục nội dung điều tra thực trạng có 3 phần,
phần một gồm 6 câu hỏi điều tra về mức độ hiểu biết công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về
hoạt động giảng dạy của giảng viên của CBQL, phần 2 gồm 4 câu hỏi điều tra về thái độ của
CBQL đối với công tác lấy ý kiến sinh viên (SV), phần ba gồm 16 câu điều tra thực trạng quản
lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại trường và hai câu hỏi mở về các thuận lợi và khó khăn đối
với việc quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại trường.
b. Bảng hỏi dành cho giảng viên (GV): tương tự như bảng hỏi của CBQL, bảng hỏi GV
bao gồm 2 nội dung chính là thông tin cá nhân và thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh
viên. Mục thông tin cá nhân có 6 câu hỏi về giới tính, tuổi, học vị, chức danh, đơn vị, thâm niên
công tác. Mục nội dung điều tra có 2 phần. Phần một có 4 câu hỏi điều tra về thái độ của GV
đối với công tác lấy ý kiến SV, phần hai gồm 12 câu điều tra về thực trạng quản lý công tác lấy
ý kiến sinh viên, 2 câu hỏi mở về những vấn đề cần cải thiện trong công tác quản lý lấy ý kiến
sinh viên tại trường.
c. Bảng hỏi dành cho sinh viên (SV): Bảng hỏi dành cho SV có ít câu hỏi hơn bảng hỏi của
CBQL và GV vì có những vấn đề do sinh viên không trực tiếp tham gia nên có thể không nắm
được thông tin để trả lời. Trong bảng hỏi SV, có 2 mục thông tin cá nhân và nội dung điều tra.
Trong mục thông tin cá nhân có các câu hỏi về giới tính, tuổi, nơi và năm học. Trong mục nội
dung có 5 câu hỏi về thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến SV tại trường và 1 câu hỏi mở về
biện pháp cải thiện hoạt động quản lý này tại trường.

Số phiếu khảo sát thu được
Với tổng số phiếu phát ra cho cả 3 đối tượng là: 2.334 phiếu (trong đó đối tượng giảng viên
là 541 phiếu, cán bộ quản lý 290 phiếu và sinh viên là 1.503 phiếu). Tổng số phiếu thu về (hợp
lệ) là 1.707 phiếu, đạt tỷ lệ 73% trong đó giảng viên là 438 phiếu (82%), cán bộ quản lý 217
phiếu (75%), và sinh viên là 1052 phiếu (70%). Số phiếu cụ thể ở từng đơn vị được trình bày ở
bảng 2.

Bảng 2. Số lượng phiếu thu về tại mỗi đơn vị thành viên
STT Tên trường Số phiếu GV Số phiếu CBQL Số phiếu SV
1
ĐH Bách Khoa 155 83 376
2
ĐH KHTN 103 34 235
3
ĐH Quốc tế 27 14 59
4
ĐHKHXH&NV 100 60 203
5
ĐH Công nghệ TT 15 10 61
6
Khoa Kinh tế 38 16 116

Bỏ trống 2
Tổng cộng 438 217 1052


Thông tin về cán bộ quản lý (CBQL)
Có 2/3 cán bộ có giới tính là nam, đa số ở độ tuổi dưới 50 (33.8% có độ tuổi từ 20 đến
30, 35.29% có độ tuổi từ 31 đến 40, 23.53% từ 41đến 50 và 7.35% có độ tuổi trên 50) tham gia
trả lời bảng hỏi (câu hỏi số 1, 2). Có 35.02% thầy/cô tham gia các khóa bồi dưỡng về quản lý

dưới một năm, 16.59 % trên một năm và 40.55 % (7.83% không trả lời) trả lời chưa từng tham
dự các khóa học về quản lý (câu hỏi số 4). Về chức vụ công tác, có 2.76% là Hiệu trưởng, Hiệu
phó, 58.53% là Trưởng phó các Phòng ban, Khoa, Bộ môn và 36.87% là chuyên viên, nhân viên
làm việc trực tiếp tại các phòng ban (câu hỏi số 5). Về thâm niên công tác, có 64.98% thầy/cô
có thâm niên công tác dưới 12 năm, 26.27% từ 12 đến 25 năm và 7.83% là trên 25 năm (câu hỏi
số 6).
Thông tin về giảng viên (GV)
Có 2/3 cán bộ nam/nữ đa số ở độ tuổi dưới 50 trong đó 54.11% có độ tuổi từ 20 đến 30,
31.05% có độ tuổi từ 31 đến 40, 5.94 % từ 41 đến 50 và 8.9 % có độ tuổi trên 50 (câu hỏi số 1
và 2).
Có 19.41 % giảng viên tham gia khảo sát có học vị tiến sĩ, 39.04 % học vị thạc sĩ, 41.55
% trình độ cử nhân (câu hỏi số 3).
Về chức danh của giảng viên tham gia khảo sát, không có giáo sư tham gia, 3.88 % là
phó giáo sư, 5.71% là giảng viên chính, 68.95 % là giảng viên và 16.44 % là trợ giảng (câu hỏi
số 4).
Về thâm niên công tác, có 78.08% giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 12 năm,
13.47% từ 12 đến 25 năm và 7.53 % trên 25 năm kinh nghiệm (câu hỏi số 6).
Thông tin về SV
Có khoảng 60% sinh viên nam và 40% sinh viên nữ tham gia trả lời bảng hỏi, 9.89 % sinh
viên năm 1, 28.42 % sinh viên năm 2, và 31.56 % sinh viên năm 3 và 17.49 % sinh viên năm 4
(câu hỏi số 4).
6.2.2.2. Phỏng vấn
 Mục đích phỏng vấn: thu thập số liệu chứng minh cho giả thuyết, hỗ trợ cho phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi.
 Đối tượng phỏng vấn
Để có thông tin về quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại từng đơn vị thành viên của
ĐHQG - HCM, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại các Thầy/Cô
đang làm quản lý tại các phòng ban chuyên trách về công tác này.
Danh sách Thầy/Cô đã trả lời phỏng vấn:
1. ThS. Đỗ Thành Thanh Sơn, Trưởng Ban Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường ĐHBK.

2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng khoa Điện – Điện tử, Trường ĐHBK.
3. PGS.TS. Dương Anh Đức, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN.
4. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban Dữ liệu và Đánh giá Chất lượng Đào tạo (ĐGCLĐT),
Trường ĐHKHTN
5. Ông Nguyễn Minh Trí, Tổ kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Khoa Kinh tế.
6. ThS. Lê Văn Ngọ, Trưởng Trung tâm Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường Đại học Quốc
tế (ĐHQT).
7. Ông Dương Ngọc Hảo, Chuyên viên phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (KT&ĐBCL),
Trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐHCNTT).
8. Ông Nguyễn Phương Duy, Chuyên viên phòng KT&ĐBCL, Trường Đại học KHXH&NV.
 Nội dung phỏng vấn
a. Quy trình, công cụ của công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về đánh giá hoạt động của giảng
viên.
b. Tình hình tổ chức, triển khai hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên
c. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên của các nhà quản lý
d. Việc sử dụng kết quả thu thập được để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
viên của các nhà quản lý
6.2.3. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu điều tra thu thập được.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy
của giảng viên tại 6 đơn vị bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhăn văn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, trường Đại học Quốc tế, trường Đại học
Công nghệ thông tin, Khoa Kinh tế.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC LẤY Ý KIẾN SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác lấy ý kiến sinh viên được thực hiện đầu tiên tại các trường đại học Châu Âu.
Trước đây, do cách học đại học vẫn theo kiểu truyền thống là thầy đọc trò ghi chép vì thế sinh
viên phải nhớ những kiến thức đã học được trên lớp một cách cứng nhắt. Lúc đấy sinh viên
đánh giá giảng viên bằng 2 hình thức, một thông qua Ủy ban Sinh viên (do Hiệu trưởng bổ
nhiệm) có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo lịch biểu lên lớp của giảng viên cho Ban giám hiệu.
Như thế, nếu có giảng viên nào không tuân thủ theo lịch giảng dạy đã được sắp xếp và không
báo với Ban giám hiệu trước, sinh viên sẽ phản ánh đến Ủy ban này. Hình thức thứ hai được
thực hiện thông qua việc đóng học phí của sinh viên, như vậy nếu giảng viên nào có số lượng
sinh viên đăng ký học đông nghĩa là giảng viên đó được sinh viên đánh giá cao. Đây là hai hình
thức đánh giá sơ khai của sinh viên dựa trên hiệu quả giảng dạy của giảng viên (Rashdall,
1936).[39]
Trước năm 1960, hầu hết những nghiên cứu về công tác lấy ý kiến sinh viên được thực
hiện bởi Herman Remmers (thuộc đại học Purdue, Hoa Kỳ) và các đồng nghiệp của ông. Hàng
loạt những nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến công tác lấy ý kiến sinh viên như “Mối liên
hệ giữa kết quả học tập của sinh viên và đánh giá giảng viên” (1930), “Độ tin cậy của việc lấy ý
kiến sinh viên để đánh giá giảng viên”(1934), “So sánh sự khác biệt giữa ý kiến của sinh viên
tốt nghiệp và cựu sinh viên” (Drucker and Remmers, 1951). Nhờ vào các nghiên cứu của mình
mà Remmers được mệnh danh là cha đẻ của các nghiên cứu về việc thực hiện lấy ý kiến sinh
viên.[39 ]
Tuy đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về công tác lấy ý kiến sinh viên nhưng đến
cuối những năm 1950 công tác này mới được chú trọng. Chính sự bất hợp lý về chương trình
đào tạo, phương pháp giảng dạy thụ động của giảng viên, cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngày
càng xuống cấp của các trường đại học từ cuối những năm năm mươi đã khiến sinh viên ý thức
được vai trò cần chủ động trong học tập, họ bắt đầu yêu cầu nhà trường thay đổi, muốn tham
gia vào quá trình điều hành của trường và muốn nhà trường cập nhật chương trình để họ có thể
thích nghi với bên ngoài khi tốt nghiệp và việc tham gia góp ý về chất lượng giảng dạy, chương
trình đào tạo là một trong những con đường để sinh viên nói lên tiếng nói của mình.[38], [39].
Lúc đầu, tại một số trường đại học lớn, sinh viên tự thiết lập hệ thống đánh giá và công bố
kết quả thu thập được. Sau đó, các trường đại học mới bắt đầu xây dựng hệ thống lấy ý kiến.

Nhà quản lý và giảng viên có thể sử dụng thông tin thu thập được để điều chỉnh hoạt động quản
lý và giảng dạy của mình. Vào thời điểm bắt đầu triển khai lấy ý kiến sinh viên, giảng viên tự
nguyện thiết kế phiếu để sinh viên đánh giá môn học do mình giảng dạy, từ đó tự cải thiện hoạt
động giảng dạy còn các nhà quản lý dựa trên các thông tin thu thập được để đưa ra các quyết
định về nhân sự, cải tiến chất lượng đào tạo.
Những năm 1970 thật sự là thời điểm vàng của các nghiên cứu về quản lý công tác lấy ý
kiến sinh viên và các trường đại học tự xây dựng hệ thống quản lý cho mình ngày càng nhiều,
trong đó quy mô và hình thức tổ chức khá đa dạng tùy theo điều kiện thực tế của mỗi trường.
Theo các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục, trong ba nguồn thông tin quan trọng để quản lý
hoạt động giảng dạy của giảng viên (đánh giá của Trưởng bộ môn, ý kiến đồng nghiệp, ý kiến
sinh viên) thì ý kiến sinh viên là nguồn thông tin quan trọng nhất vì sinh viên rõ ràng là đối
tượng tiếp xúc và thiếp thu nhiều nhất từ hoạt động giảng dạy của giảng viên (Centra, 1977a).
Từ những năm 1980 đến giai đoạn hiện nay, vẫn tiếp tục có nhiều nghiên cứu được thực hiện về
lĩnh vực này.[39]
Tại Mỹ, năm 1978, có khoảng 64 phần trăm các trường đại học thực hiện việc đánh giá
giảng viên, vào năm 1993 có 93 phần trăm, con số này đến hiện nay là hơn 98 phần trăm.
Trường ĐH Northridge, California, Hoa Kỳ là một trong những trường đại học sớm áp dụng hệ
thống và quy trình quản lý sinh viên đánh giá giảng viên từ những năm 1970. Phần lớn công
việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên được thực hiện ở cấp trường chứ không thực hiện đơn lẻ
ở từng khoa và bộ môn. Cứ mỗi cuối một học phần, các nhà quản lý lại tiến hành lấy ý kiến sinh
viên.[ 40]
Công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là một công
tác quản lý phức tạp, đòi hỏi có tính tổ chức cao và sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều yếu tố,
bộ phận trong nhà trường. Tại một số Khoa thuộc trường ĐH Cơ khí và Khoa học máy tính -
Hoa Kỳ, nhà trường yêu cầu giảng viên phát phiếu hỏi trên giấy. Toàn bộ quá trình xây dựng kế
hoạch, theo dõi, quản lý được Phòng Tổ chức (College Personnel Committee) thực hiện. Trong
trường hợp, nếu Phòng Tổ chức và Phòng Đánh giá chất lượng cùng điều hành công tác lấy ý
kiến sinh viên tại trường, thì Phòng Tổ chức sẽ là đơn vị theo dõi và thực hiện việc góp ý giảng
viên, Phòng Đánh giá chất lượng sẽ là nơi thu thập và xử lý số liệu. Để có thể chuẩn bị cho
công tác lấy ý kiến sinh viên, các cán bộ trong Khoa sẽ chuẩn bị phiếu hỏi và gửi cho từng

giảng viên, thông thường là giữa một học phần. Một bộ phiếu bao gồm bảng hỏi, và một trang
giấy trắng để sinh viên viết bất cứ những nhận xét gì. Mỗi gói phiếu như thế (packet) được dán
tên của từng giảng viên một cách cẩn thận, sau đấy chính giảng viên sẽ là người gửi lại Khoa
toàn bộ các bảng hỏi. Các bảng hỏi lại được gửi trực tiếp lên cho Phòng Đánh giá chất lượng để
xử lý số liệu của từng lớp, và trả bản gốc (phiếu hỏi) về lại cho Khoa. Trưởng Khoa là người
đọc các góp ý viết tay của sinh viên và viết báo cáo gửi lên Phòng Đánh giá chất lượng. Ngay
sau khi sinh viên có điểm môn học của giảng viên nào đấy, các giảng viên đó sẽ nhận được một
bản báo cáo hoàn chỉnh tổng hợp các ý kiến của sinh viên trong lớp mà Thầy/Cô đó đã dạy, tất
nhiên trong báo cáo đã có phần đánh giá. Một bản nữa sẽ được gửi đến Phòng Tổ chức để theo
dõi chất lượng giảng dạy của giảng viên. Hàng năm, bộ phận này sẽ theo dõi và so sánh hiệu
quả giảng dạy của chính giảng viên đó trong các học kỳ và trong các năm trước với nhau để từ
đó có những biện pháp thích hợp đối với từng giảng viên cụ thể như nâng lương hay đề nghị cắt
hợp đồng. Ngoài ra, tại một số trường còn thực hiện các chính sách như khuyến khích sinh viên
đóng góp ý kiến, đặc biệt là làm thế nào để duy trì hoạt động này. [39]
Tại Ấn Độ, công tác lấy ý kiến sinh viên được triển khai rộng theo mô hình chung do Hội
đồng Đánh giá và Kiểm định Quốc gia (National Assessment and Accreditation Council, viết tắt
là NAAC) chủ trì quản lý. Thông thường nhà trường chỉ cần lấy những ý kiến cơ bản nhất của
sinh viên, chẳng hạn như khảo sát xem sinh viên có hài lòng về môi trường học tập không,
phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên, chương trình, tài liệu…Hình
thức hỏi là phát phiếu hỏi hoặc cho thảo luận theo từng lớp rồi gửi câu trả lời lại cho trường.
Trước khi khảo sát, nhà trường sẽ thông báo với sinh viên là các ý kiến được bảo mật. Sau khi
khảo sát, nhà trường cần chứng tỏ là có sử dụng các ý kiến đó thông qua một số điều chỉnh nhỏ
về quản lý của mình, ngoài ra sinh viên sẽ được thông báo về việc nhà trường có thực hiện các ý
kiến phản hồi hay không. [42]
Theo mô hình tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên của Hội
đồng Kiểm định và đánh giá quốc gia Ấn Độ, các trường đại học cần thực hiện ba khâu cơ bản
khi tiến hành lấy ý kiến sinh viên. Khâu thứ nhất là thiết kế bảng hỏi, trong đó bao gồm mục
đích, mục tiêu, nội dung lấy ý kiến và phương pháp lấy ý kiến. Khâu thứ hai là khâu chuẩn bị
do bộ phận đảm bảo chất lượng của nhà trường phụ trách, bao gồm chuẩn bị biểu mẫu, quy
trình, lịch trình, và danh sách giảng viên được lấy ý kiến. Cuối cùng là khâu tổ chức thực hiện

liên quan đến các vấn đề như đối tượng phát phiếu, thời gian tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn bản
hỏi cho giảng viên và sinh viên, xử lý thông tin và việc sử dụng kết quả lấy ý kiến.[43]
Ngoài việc tổ chức lấy ý kiến sinh viên bằng hình thức phát phiếu, các trường đại học ngày
nay còn tổ chức lấy ý kiến sinh viên qua mạng rất nhiều. Hình thức lấy ý kiến sinh viên qua
mạng có điểm thuận lợi là giúp sinh viên và các nhà quản lý chủ động, tiết kiệm thời gian, chi
phí hơn so với việc tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu hỏi mà vẫn giữ được mục đích của việc lấy ý
kiến sinh viên. Tuy nhiên, để việc lấy ý kiến qua mạng đạt hiệu quả nhà trường cần có các điều
kiện như có đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin và mạng nội bộ phải nhanh và được phổ
biến đến tất cả sinh viên [48].
Tại Việt Nam, kể từ khi Bộ GD & ĐT ra Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT năm 2004
về việc ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học đã có nhiều trường
triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua ý kiến sinh viên. Một trong
những trường đại học triển khai đầu tiên là Trường Đại học Nha Trang. Mục đích lấy ý kiến
sinh viên của nhà trường là giúp các nhà quản lý tại các đơn vị có liên quan như Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí (ĐBCL&KT), các Khoa nắm được tình
hình giảng dạy, chất lượng phục vụ và việc đáp ứng cơ sở vật chất của trường thông qua ý kiến
phản hồi từ sinh viên. Bộ phận trực tiếp tổ chức lấy ý kiến là phòng ĐBCL&KT. Quy trình lấy
ý kiến sinh viên tại Trường Đại học Nha Trang gồm tám bước như nhà trường thông báo kế
hoạch lấy ý kiến SV, gửi bảng phân công cán bộ đi thu thập về phòng ĐBCL ĐT&KT, phân
công cán bộ lấy phiếu, hướng dẫn cách thu thập thông tin, gửi kết quả khảo sát về phòng ĐBCL
ĐT&KT để xử lý và lập báo cáo gửi cho Ban giám hiệu. Từng công việc cụ thể đều được xây
dựng gắn liền với thời gian, đơn vị phụ trách và công cụ làm việc. [33].
Bảng 1.1. Quy trình tổ chức lấy ý kiến sinh viên tại trường Đại học Nha Trang
Bước Nội dung Đơn vị thực
hiện
Thời gian thực hiện Biểu
mẫu
liên
quan
1 Thông báo kế hoạch lấy ý

kiến sinh viên
Phòng ĐBCL
ĐT & KT
5 tuần trước khi kết thúc
từng đợt giảng dạy
Mẫu phiếu
thu thập
thông tin
2 Gửi bản phân công cán bộ
đi thu thập về Phòng
ĐBCL ĐT & KT
Các Khoa 3 tuần trước khi kết thúc
từng đợt giảng dạy

3 Cán bộ được phân công lấy
phiếu và được hướng dẫn
cách thu thập thông tin tại
Phòng ĐBCLĐT & KT
Cán bộ được
phân công
2 tuần trước khi kết thúc
đợt giảng dạy

4 Cán bộ phát, thu và niêm
phong các phiếu đã được
thu thập tại các lớp
Cán bộ được
phân công
1 tuần trước khi kết thúc
đợt giảng dạy


5 Nộp túi niêm phong về
Phòng ĐBCL ĐT & KT
Cán bộ được
phân công
Sau khi hoàn tất việc lấy
ý kiến

6 Xử lý kết quả khảo sát Phòng ĐBCL
ĐT & KT


7
Gửi kết quả khảo sát cho
CBGD, Khoa và lưu tại
Phòng ĐBCL ĐT & KT
Phòng ĐBCL
ĐT & KT
Cuối đợt khảo sát
8 Lập báo cáo tổng hợp trình
Ban Giám hiệu
Phòng ĐBCL
ĐT & KT
Cuối đợt khảo sát

Đối với hình thức lấy ý kiến sinh viên qua mạng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
thuộc ĐHQG - HCM (ĐHKHTN) là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai công tác này.
Nhà trường đã xây dựng công cụ và quy trình tổ chức lấy ý kiến sinh viên về môn học và khóa
học, trong đó có bao gồm cả hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nhà trường đã đề nghị các
sinh viên tham gia đánh giá môn học tại website /> với các hướng dẫn

cụ thể như cách đăng nhập tài khoản, chọn phiếu khảo sát… Các sinh viên khi tham gia đánh
giá sẽ được đề xuất cộng tối đa 10 điểm vào điểm rèn luyện trong năm học theo Quy chế của
nhà trường.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý luận về quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một khái niệm rộng mang tính tổng quát cao. Quản lý vừa là một khoa học, vừa
là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô. Ngày nay, thuật
ngữ quản lý trở nên rất phổ biến nhưng thật khó để có thể đưa ra một định nghĩa toàn diện và
thống nhất. Có ý kiến cho rằng quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc
thông qua sự nỗ lực của người khác, nhưng cũng có ý kiến cho rằng quản lý là một hoạt động
cần thiết đảm bảo sự phối hợp các nỗ lực cá nhân để đạt mục tiêu chung của nhóm.
Có rất nhiều khái niệm về quản lý:
Theo Tailor thì "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì, hãy chú ý
đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm".[17 ]
Theo Fayel thì "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.[ 10]
Theo Hard Koont thì "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người
hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".[10 ]
Theo Peter F Druker thì "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở
nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy
duy nhất của nó là thành tích".[20 ]
Theo A. Fayol, nhà lý luận quản lý kinh tế, thì “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
huy, phối hợp và kiểm tra”.[17 ]
Từ các nhận định trên có thể hiểu “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra”. [17 ]
1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Hoạt động quản lý giáo dục được bắt nguồn và dựa trên các nguyên tắc quản lý trong công

nghiệp và thương mại. Hầu hết trước đây các lý thuyết và mô hình về quản lý giáo dục dựa trên
các mô hình quản lý công nghiệp, dần dần bằng sự quan sát, kinh nghiệm mà các nhà giáo dục
đã điều chỉnh các mô hình này đáp ứng các yêu cầu đặc trưng riêng của ngành giáo dục.
Quản lý giáo dục được hiểu là quản lý các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả trong tình
huống thực tế. Theo các nhà thực hành có một khoảng cách khá lớn giữa việc hiểu lý thuyết
quản lý và thực hiện các lý thuyết đó trong tình huống thực tiễn. Theo Hoyle (1986) rõ ràng có
sự chênh lệch giữa việc hiểu và ứng dụng lý thuyết quản lý. Mặc dù cả lý thuyết và thực hành
đều quan trọng, nhưng đối với các nhà quản lý giáo dục thì việc ứng dụng lý thuyết cực kỳ quan
trọng[17], ví dụ việc quản lý một trường tiểu học nhỏ ở một vùng sâu, vùng xa chắc chắn sẽ
khác rất nhiều so với quản lý một trường đại học tại một thành phố lớn.
Khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ trong đó it nhất có hai cấp độ quản lý chủ
yếu là quản lý cấp vĩ mô và cấp vi mô. Quản lý vĩ mô tương ứng với việc quản lý bao quát toàn
hệ thống, quản lý vi mô là quản lý những hoạt động có quy mô nhỏ hơn và chịu sự chi phối của
quản lý vĩ mô.
Theo chương VII của Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, quản lý giáo dục hay quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo bao gồm các nội dung chính sau:
 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
giáo dục;
 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành
điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
khác;
 Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn
cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách
giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
 Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục;
 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

 Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
giáo dục;
 Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
 Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp
giáo dục;
 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Trong các nội dung quản lý đã nêu trên có nội dung nhà trường cần “tổ chức, quản lý việc
bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục” có liên quan đến việc quản lý
công tác lấy ý kiến sinh viên vì để tham gia kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng đào
tạo, nhà trường cần hỏi ý kiến phản hồi của các bên có liên quan, trong đó có sinh viên.
Tóm lại, quản lý giáo dục là “những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,
có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao
nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục”[17].
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lý
Có bốn khái niệm quan trọng cần đề cập tới trong quản lý giáo dục, đó là chủ thể quản lý,
đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Chủ thể quản lý tạo ra những tác
nhân tác động lên đối tượng quản lý, là nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với
chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo để cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu
quản lý thể hiện ý chí của nhà quản lý đồng thời phải phù hợp với sự vận động và phát triển của
các yếu tố có liên quan đến quản lý. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống của quản lý giáo
dục . Nó là hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trường. Khách thể quản lý có thể chịu tác
động hoặc tác động trở lại đến hệ thống giáo dục và hệ quản lý giáo dục. [17]. Bốn yếu tố này
tạo thành sơ đồ sau:






Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lý
1.2.1.4. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý được hiểu là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Trong quản lý, chức năng quản
lý là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối. Chức năng
quản lý nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động
Chủ
thể
quản

Đối
tượng
quản

Mục
tiêu
quản lý
Khách
thể
quản lý
quản lý tổng thể, được tách riêng, có tính chất chuyên môn hóa. Có bốn chức năng cơ bản trong
quản lý là:
 Chức năng kế hoạch hóa: là chức năng đầu tiên mà nhà quản lý cần thực hiện. Đây còn
là công việc làm cho tập thể phát triển theo kế hoạch, là căn cứ mang tính pháp lý quy định
hành động của cả tập thể.
 Chức năng tổ chức: là chức năng tiếp theo của chức năng kế hoạch hóa, đó là quá trình
nhà quản lý hình thành cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
và mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức.
 Chức năng chỉ đạo thực hiện: là chức năng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công
của kế hoạch. Để thực hiện chức năng này đòi hỏi nhà quản lý phải vận dụng khéo léo các

phương pháp và nghệ thuật quản lý để đưa ra các mệnh lệnh chỉ đạo cho cấp dưới bằng văn bản
hay bằng lời.
 Chức năng kiểm tra, đánh giá: là chức năng cuối cùng mà nhà quản lý phải thực hiện
nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Các chức năng trên tạo ra một chu trình quản lý khép kín theo hình 1.2 trình bày bên dưới :







Hình 1.2: Sơ đồ Chu trình quản lý
Theo sơ đồ chu trình quản lý, tất cả các chức năng của quản lý đều cần đến yếu tố thông tin
phục vụ quản lý. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời là căn cứ quan trọng để hoạch định kế
hoạch. Thông tin là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, chuyển tải mệnh lệnh
chỉ đạo của nhà quản lý và thông tin phản hồi từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp nhà quản lý
xem xét mức độ đạt được mục tiêu của tổ chức. [17]
1.2.2. Khái niệm về hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động giảng dạy
Chức năng
kế hoạch
hóa
Chức năng
chỉ đạo
thực hiện
Chức năng
tổ chức
Chức năng
kiểm tra,

đánh giá
Thông tin phụ vụ quản lý
Một trong những hoạt động chủ yếu nhất của nhà trường là đào tạo, trong đó hoạt động
giảng dạy đóng vai trò cốt lõi. Đây là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và là
con đường giáo dục tiêu biểu nhất. Theo lý luận dạy học, hoạt động giảng dạy của giảng viên là
hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên, được tiến hành theo một trật tự và
chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, là hoạt động diễn ra “sự tương tác
giữa người dạy với một hay nhiều cá nhân có ý định học”[43]. Hoạt động dạy học có thể được
hiểu là phương pháp dạy học, là hoạt động đòi hỏi cả tính nghệ thuật và khoa học của người
Thầy. Đó là hoạt động mang tính “dẫn dắt, sáng tạo, đầy hứng thú, và diễn cảm” (Gage, 1978),
[43] và “là hoạt động mang đến cho sinh viên ý nghĩa và lợi ích thật sự thông qua việc sử dụng
các phương pháp giảng dạy hợp lý của giảng viên” (Centra, Froh, Gray and Lambert, 1987).[38
]
Để hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả, chất lượng về kiến thức của giảng viên, khả năng
khôi hài, sự say mê, ý chí học tập của sinh viên đóng vai trò quan trọng. Riêng đối với giảng
viên, theo nghiên cứu của Sherman và các đồng nghiệp khác (1987) có năm yếu tố quyết định
đến hiệu quả giảng dạy của một giảng viên bao gồm:
 Sự hứng thú (có lòng yêu nghề, yêu thích các chủ đề dạy học)
 Sự rõ ràng, mạch lạc (có khả năng giải thích, trình bày các khái niệm rõ ràng, có tính
hệ thống, biết tổng hợp các vấn đề trọng tâm trong môn học)
 Sự chuẩn bị và khả năng tổ chức (có khả năng xây dựng chương trình chi tiết, xây
dựng mục tiêu môn học, tổ chức và đánh giá quá trình giảng dạy và học tập)
 Sự kích thích (có khả năng khuyến khích, động viên học sinh học tập)
 Kiến thức (kiến thức ngành tốt và có khả năng liên hệ với kiến thức của các lĩnh vực
khác) [43 ]
1.2.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Điều 16 Luật Giáo dục có quy định cán bộ quản lý giáo dục “giữ vai trò quan trọng trong
việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”. Thực tế trong giảng dạy, giảng viên
trước hết chính là người quản lý trực tiếp các hoạt động giảng dạy của mình, các công việc như
lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, quản lý lớp học…là những hoạt động mà các giảng viên

luôn thực hiện nhằm đảm bảo quá trình dạy học được diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt. Bên
cạnh đó, hoạt động giảng dạy còn được quản lý bởi nhà trường thông qua các tổ nhóm chuyên
môn và quản lý hành chính. Quản lý hoạt động dạy học bao gồm quản lý việc chuẩn bị lên lớp,
lên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, và quản lý sinh hoạt chuyên môn của
giảng viên. [22]
Tại một trường đại học Hoa Kỳ, Hội đồng Khoa học của nhà trường đã liệt kê các nhiệm
vụ mà giảng viên cần thực hiện. Thông qua đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định về
tuyển dụng, tăng lương, đề bạt (Olson, 1977) [37]. Các nhiệm vụ đó bao gồm:
 Giảng viên cần nêu rõ mục tiêu môn học, cách cho điểm với nhà quản lý và sinh viên
ngay từ khi bắt đầu khóa học
 Giảng viên đến lớp đúng theo lịch trình của nhà trường
 Giảng viên chấm trả bài đúng hạn, thực hiện tư vấn và hướng dẫn cho sinh viên tốt.
 Tham gia đầy đủ các cuộc họp của nhà trường.
Nhìn chung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những hoạt động
trọng tâm của các nhà quản lý giáo dục, hoạt động đó không thể chỉ được thực hiện bằng cách
nhà trường đưa ra các kế hoạch, lịch biểu và phân công giảng dạy cho các giảng viên mà hoạt
động đó cần bao gồm cả công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc để có những hướng điều chỉnh
hay chỉ đạo hợp lý và đúng lúc.[22] Do đó, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên không
thể thiếu được khâu nhận xét, đánh giá để từ đó nhà quản lý có thể nắm được hiện trạng và ra
các quyết định phù hợp.
1.2.3. Lý luận về đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
1.2.3.1. Khái niệm về đánh giá
Có nhiều định nghĩa về đánh giá, nhưng thông thường đánh giá được hiểu là sự thu thập
một tập hợp những thông tin vừa đủ vừa thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; là sự xem xét mức
độ phù hợp giữa thông tin thu thập được với các tiêu chí đã được ấn định trước nhằm đưa ra các
quyết định phù hợp.[35]
Trong giáo dục, đánh giá thường nhằm để đối chiếu kết quả với mục tiêu đào tạo đã đề ra
và đánh giá các hoạt động giảng dạy còn là cơ sở để các nhà quản lý và giảng viên có những
quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.2.3.2. Khái niệm về đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Đánh giá hoạt động giảng dạy là công việc nhằm xác định thực trạng hoặc hiệu quả của
công tác giảng dạy của giảng viên. Có hai hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng
viên là đánh giá hình thành (formative evaluation) và đánh giá tổng kết (summative evaluation)
[38].
 Đánh giá hình thành là loại đánh giá tập trung vào việc thu thập và sử dụng thông tin mang
tính “chẩn đoán” trên các mặt của hoạt động giảng dạy như mục tiêu, nội dung, chương trình,
phương pháp, phương tiện có liên quan đến người dạy và người học nhằm cải tiến hoạt động
dạy và học. Loại đánh giá này nhằm vào việc xác định những lãnh vực cần phải cải tiến chứ
không phải đánh giá những gì đã làm được hoặc khuyếch trương các thành tích giảng dạy. Hình
thức đánh giá này có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong học kì, có thể tại lớp hoặc tại
các địa điểm khác (mạng internet, phòng thí nghiệm, địa điểm đi thực tế, thực địa…). Đây là
loại hình các giảng viên có thể tự sử dụng để cải tiến hoạt động giảng dạy trong suốt quá trình
dạy học.
 Đánh giá tổng kết được tiến hành với mục đích xem xét về hiệu quả của hoạt động giảng dạy
của giảng viên. Kết quả của đánh giá tổng kết được dùng để bổ nhiệm các chức danh giảng
viên hoặc sử dụng cho việc đề bạt, khen thưởng hoặc tăng lương. Đánh giá này thường được
tiến hành sau khi kết thúc môn học hoặc vào một thời điểm nhất định trong quá trình công tác
của giảng viên.
1.2.3.3. Phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
Theo tổng kết của Johnson và Ryan (2000), các nhà quản lý giáo dục hiện nay thường dựa
vào 4 phương pháp để đánh giá giảng viên là lấy ý kiến sinh viên, đánh giá của đồng nghiệp,
giảng viên tự đánh giá, và thông qua hồ sơ giảng viên.
- Phương pháp lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là phương pháp
chủ yếu lấy ý kiến phản hồi về hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Thông qua các nhận
xét, góp ý của sinh viên, nhà quản lý sẽ ít nhiều nắm được mức độ hài lòng của sinh viên,
phương pháp giảng dạy, kiến thức cũng như các hoạt động tư vấn, hướng dẫn sinh viên
của giảng viên.
- Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia thể hiện qua các hoạt động dự
giờ, thăm lớp. Những lần dự giờ giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ rất bổ ích cho việc cải
tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên. Các góp ý về tài liệu học tập, chương trình giảng

×