Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN MDF TẠI CÔNG TY TNHH MTV MDF VINAFOR GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC NHI

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN MDF TẠI CÔNG
TY TNHH MTV MDF VINAFOR GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC NHI

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN MDF TẠI CÔNG
TY TNHH MTV MDF VINAFOR GIA LAI

Ngành: Công nghệ chế biến lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. PHẠM NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011



i


LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên từ thầy cô, bạn bè, gia đình ... Nay tôi xin chân thành gởi
lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ba, mẹ là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi khôn lớn, là người luôn bên
cạnh và giúp đỡ mỗi khi tôi vấp ngã.
Các quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Quý thầy cô
khoa Lâm Nghiệp – bộ môn Công nghệ Chế biến Lâm sản đã giảng dạy và giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cảm ơn Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ nhiệt tình tôi trong thời gian thực tập.
Đặc biệt cảm ơn thầy TS.Phạm Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn tới những người bạn của tôi, đã luôn ủng
hộ, động viên, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống và học tập với nhau.
Xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát quy trình sảm xuất ván MDF tại công ty TNHH MTV
MDF Vinafor Gia Lai” được tiến hành tại Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia
Lai. Thời gian từ 01/02/2011 đến 30/04/2011.
Quá trình thực tập tiến hành khảo sát dây chuyền sản xuất ván MDF, tính

toán lượng nguyên liệu gỗ và lượng keo tiêu hao tiêu hao khi sản xuất 1 m3 ván
thành phẩm, xác định nhu cầu nhiên liệu, điện nước cho sản xuất.
Kết quả thu được:
- Dây chuyền sản xuất khép kín, hoạt động liên tục, cơ giới hóa và tự động
hóa hoàn toàn, áp dụng hệ thống điều khiển bằng máy vi tính (từng công đoạn sản
xuất) với hệ thống lập trình tối ưu, có các chương trình khác nhau áp dụng cho
nhiều cơ cấu nguyên liệu và chất lượng sản phẩm. Công suất 1 năm của nhà máy là
54.000 m3.
- Lượng nguyên liệu cho 1 m3 ván thành phẩm là 1,67 tấn.
- Lượng keo khô kiệt cần cho 1 m3 ván thành phẩm là 76,98 kg.
- Nhu cầu dầu đốt cho lò hơi là 30 - 40 tấn/m3.
- Tổng công suất cấp điện cho nhà máy khoảng 48000 – 520000 kw.
- Lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt khoảng 200 m3/ngày.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa: ..................................................................................................................... i
Lời cảm tạ: .................................................................................................................ii
Tóm tắt: ................................................................................................................... .iii
Mục lục:...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt: ........................................................................................vi
Danh sách các bảng: ..................................................................................................vii
Danh sách các hình: ............................................................................................... viii
Chương 1: Mở đầu: ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu – Mục đích của đề tài: ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu: .................................................................................................... 2

1.2.2. Mục đích: ................................................................................................... 3
Chương 2: Tổng quan: ................................................................................................ 4
2.1. Vài nét khái quát về ván MDF: ............................................................................ 4
2.1.1. Tổng quan về ván nhân tạo: ....................................................................... 4
2.1.2. Khái quát về ván MDF: ............................................................................. 5
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ván MDF: ............................................................ 6
2.2.1. Thị trường ván MDF nước ngoài: .............................................................. 6
2.2.2. Thị trường ván MDF trong nước: ............................................................ 10
2.3. Tình hình nghiên cứu về ván nhân tạo trong nước và thế giới: ......................... 10
2.3.1. Thế giới: ................................................................................................... 10
2.3.2.Trong nước:............................................................................................... 11
2.4. Vài nét sơ lược về nhà máy MDF Gia Lai: ........................................................ 13
2.4.1. Vị trí địa lý – cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai: ............. 13

iv


2.4.2. Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho nhà máy: ....................................... 14
2.4.3. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai: ................... 15
2.4.4. Tổ chức sản xuất: ..................................................................................... 17
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ................................................... 19
3.1. Nội dung nghiên cứu: ......................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nguyên cứu:.................................................................................. 19
Chương 4: Kết quản và thảo luận: ............................................................................ 22
4.1. Quy trình sản xuất tại nhà máy : ........................................................................ 22
4.1.1. Sơ đồ các khâu công nghệ : ..................................................................... 22
4.1.2. Mô tả các công đoạn : .............................................................................. 23
4.2. Lượng nguyên liệu trên 1 m3 ván thành phẩm: .................................................. 38
4.3. Lượng keo dùng cho 1 m3 sản phẩm: ................................................................. 42
4.4. Nhu cầu nhiên liệu, điện, nước cho sản xuất: .................................................... 46

4.4.1. Nhiên liệu: ................................................................................................ 46
4.4.2. Điện, nước:............................................................................................... 46
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: ............................................................................. 48
5.1. Kết luận: ............................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị: ........................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo:.................................................................................................... 50
Phụ lục: ..................................................................................................................... 51

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1/ Diesel Oil: DO
2/ Đơn vị tính: ĐVT
3/ Fuel Oil: FO
4/ International Agency for Research on Cancel: IARC
5/ Medium Density Fiberboard: MDF
6/ Một thành viên: MTV
7/ Parts Per Million: PPM
8/ Quản lý bảo vệ: QLBV
9/ Trách nhiệm hữu hạn: TNHH
10/ Trung bình: TB
11/ Ure Formaldehyde: UF
12/ Volatile Organic Compounds: VOCs
13/ World Health Organization: WHO

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
1/ Số lượng và qui mô các nhà máy MDF qua 3 giai đoạn phát triển ...................... 07
2/ Tình hình tiêu thụ ván MDF qua từng giai đoạn .................................................. 08
3/ Sự tăng trưởng về khối lượng sản xuất ván MDF trên thế giới đến năm
2001 ........................................................................................................................... 09
4/ Lượng gỗ được băm và lượng dăm sử dụng trong 1 ngày .................................... 38
5/ Năng suất sản xuất ván trong 1 ngày .................................................................... 39
6/ Tiêu hao nguyên liệu khi sản xuất 1 m3 ván thành phẩm ..................................... 42
7/ Khối lượng keo dùng trong 1 ngày ....................................................................... 44
8/ Lượng keo sử dụng khi sản xuất 1 m3 ván thành phẩm ........................................ 45
9/ Công suất tiêu thụ của các thiết bị - công đoạn chính .......................................... 47

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
1/ Ván nhân tạo ......................................................................................................... 04
2/ Ván MDF .............................................................................................................. 06
3/ Toàn cảnh Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai ...................................... 15

4/ Bãi gỗ nguyên liệu ................................................................................................ 23

5/ Máy băm dăm ....................................................................................................... 24
6/ Khu cấp liệu ......................................................................................................... 25
7/ Hệ thống rửa dăm .................................................................................................. 26
8/ Tháp hấm dăm ....................................................................................................... 27
9/ Máy nghiền dăm.................................................................................................... 28
10/ Hệ thống sấy sợi .................................................................................................. 30
11/ Hệ thống trải thảm............................................................................................... 31

12/ Hệ thống ép sơ bộ ............................................................................................... 32
13/ Giàn góp .............................................................................................................. 33
14/ Máy ép thủy lực nhiều tầng................................................................................. 34
15/ Hệ thống điều hòa ván ........................................................................................ 35
16/ Hệ thống rọc rìa cắt cạnh .................................................................................... 36
17/ Máy chà nhám trục .............................................................................................. 37
18/ Công nhân đang tiến hành đóng kiện sản phẩm ................................................. 37

viii


Chương 1:
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng cao thì giá cả và nguồn nguyên
liệu lại càng trở thành vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ
gỗ Việt Nam. Đa phần các doanh nghiệp đều bị động ở các đơn hàng với cùng lý do
là nguyên liệu nhập khẩu đòi hỏi vốn lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu xử lý bảo
quản cao.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện nguyên liệu nhập khẩu chiếm
khoảng 80% trong tổng số nguyên liệu mà các doanh nghiệp sử dụng. Và việc nhập
khẩu nguyên liệu sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 15 năm tiếp theo. Tuy nhiên,
nguồn nhập khẩu nguyên liệu đang có nguy cơ bị thu hẹp và hạn chế. Thực tế, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới về nguyên liệu, nhất là đối với những
nguồn gỗ có xác nhận "quản lý rừng bền vững" đã làm giá thành liên tục tăng. Mặt
khác, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ưu thế để
chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu này. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ
chiếm khoảng 20% cũng không mấy khả quan. Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam tính
toán, sau năm 2010 tỷ lệ này sẽ giảm. Hiện nay, về thực chất tiến độ trồng rừng và

phát triển rừng của Việt Nam không nhanh bằng ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất
khẩu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ trong nước. Hơn nữa, cây gỗ rừng trồng
cũng phải có tuổi đời và độ lớn nhất định (khoảng 10 năm) mới làm được sản phẩm
gỗ xuất khẩu.

1


Nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, vì vậy sản xuất ván
gỗ nhân tạo là hướng ưu tiên đầu tư của Chính phủ để xuất khẩu, giải quyết nguồn
nguyên liệu rừng trồng. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong
phú, nên đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Nhu cầu sử
dụng sản phẩm đồ gỗ ngày càng thu hút người dân trong nước và nước ngoài, với
nét đẹp đặc trưng, tính chất riêng biệt mà đỗ gỗ nội – ngoại thất đang là một trong
những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất nước ta.
Ván MDF thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù
hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt dới. Ván sợi
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây
dựng. Và ưu điểm nữa là nguyên liệu sản xuất bao gồm các loại gỗ rừng trồng, các
sản phẩm thừa từ việc gia công, xẻ gỗ…
Với tình hình nguyên liệu đang ngày càng thiếu thốn và nhu cầu sử dụng đồ
gỗ ngày càng lên cao như vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy
trình sản xuất ván MDF tại công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai” dưới sự
cho phép của khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Công nghệ Chế biến lâm sản, Ban giám
đốc công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai, và đặc biệt với sự hướng dẫn của
TS. Phạm Ngọc Nam, nhằm tìm hiểu thực tế về một nhu cầu đang cần thiết của xã
hội.
1.2. Mục tiêu – Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Khái quát toàn bộ dây chuyền sản xuất ván MDF.

- Quan sát, tìm hiểu kỹ từng công đoạn trong dây chuyển sản xuất.
- Thu thập các thông số liên quan đến máy móc, công suất, tiêu hao nguyên
liệu, tính chất của ván….

2


1.2.2. Mục đích
Tiếp cận thực tế dây chuyền sản xuất ván MDF nhằm hiểu rõ và củng cố
thêm kiến thức ván nhân tạo.

3


Chương 2:
TỔNG QUAN

2.1. Vài nét khái quát về ván MDF
2.1.1. Tổng quan về ván nhân tạo
Ván nhân tạo là thuật ngữ dùng để chỉ những loại vật liệu dạng tấm, được tạo
thành từ những nguyên liệu thực vật có xơ sợi, liên kết với nhau nhờ keo hoặc
không keo trong một điều kiện nhất định. Mỗi loại ván đều có tên riêng theo đặc
điểm cấu tạo và công nghệ sản xuất như: Ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh….Xét
về mặt môi trường thì ván nhân tạo hơn hẳn các loại vật liệu khác (Plastic, cao su
tổng hợp, sành sứ…), đây là một loại vật liệu tự nhiên, nó sinh ra từ tự nhiên và có
thể tái sử dụng hoặc cuối cùng nó trả về tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy mà các tổ chức môi trường khuyến cáo tăng cường ưu tiên sử dụng các
vật liệu sản xuất từ gỗ.

Hình 2.1: Ván nhân tạo


4


Ngày nay nhu cầu về gỗ trong xây dựng đã thay đổi cùng với sự thay đổi của
cách thức xây dựng nhà ở. Rất ít nhà ở thành thị cũng như nông thôn còn được xây
dựng theo kiến trúc cổ truyền. Nhà kiểu mới đòi hỏi những tấm gỗ khổ rộng có khả
năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, ít bị côn trùng và sâu nấm phá hoại, và đặc
biệt là giá thành rẻ. Sự thay đổi đó cũng phù hợp với sự giảm sút khả năng cung gỗ
của rừng tự nhiên. Trong rừng tự nhiên không những loại cây cho gỗ có tính chất cơ
lý cao trở nên hiếm mà cả những loại cây mọc nhanh gỗ tạp cũng đã cạn kiệt. Việc
chuyển hướng sang sử dụng gỗ rừng trồng là một tất yếu khách quan. Trong công
nghệ gỗ sản xuất ván nhân tạo được phát triển rất nhanh.
Ván nhân tạo bao gồm nhiều loại khác nhau như: Ván dán (Plywood); ván
dăm (Chipboard); ván sợi (Fiberboard) đặc biệt, ván sợi có khối lượng thể tích trung
bình (MDF) (Medium Density Fiberboard); ván ghép thanh (Block board); ván mộc
(Veneer space lumber); ván sợi xi măng (Cement fiberboard); ván dăm định hướng
(Oriented stand board). Mỗi loại ván được ứng với mỗi loại công nghệ phù hợp.
Song điểm chung nhất là vật liệu được liên kết với nhau bằng keo hoặc không keo
và được ép thành tấm dưới áp lực trong điều kiện bàn ép có gia nhiệt hay không gia
nhiệt tùy loại sản phẩm và loại keo.
2.1.2. Khái quát về ván MDF
Ván MDF là ván sợi có khối lượng riêng từ 0,5 – 0,8 g/cm3 có thể sản xuất
bằng phương pháp ướt hay khô. Ván MDF thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý
cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí
hậu nhiệt dới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc,
trang trí nội thất, xây dựng…
Ngày nay MDF được phát triển mạnh vì ngoài việc giảm ô nhiễm, ván còn
có nhiều tính năng phù hợp với yêu cầu sử dụng như :
+ Cấu tạo thuần nhất.

+ Khối lượng thể tích tương đương gỗ tự nhiên.

5


+ Chất liệu ván cho phép gia công như gỗ tự nhiên.
+ Bề mặt ván mịn và chắc, có thể trang trí bằng cách phun vecni trực tiếp
hoặc dán phủ bề mặt bằng giấy trang trí hay ván lạng.
+ Trên bề mặt MDF có thể chạm khắc như gỗ tự nhiên.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ván MDF
2.2.1. Thị trường ván MDF nước ngoài

Hình 2.2: Ván MDF
Ván MDF là loại ván nhân tạo có chất lượng cao hơn các loại ván nhân tạo
thông thường khác, được sử dụng ngày càng phổ biến trong công nghệ chế biến gỗ
nhờ tính ưu việt của nó về tỷ trọng, độ bền, dễ gia công cắt gọt, dễ tạo hình khi
chạm khắc…Lịch sử phát triển của loại ván này còn rất non trẻ. Nhà máy sản xuất
6


ván MDF đầu tiên được xây dựng vào năm 1964 ở New York (Mỹ) và phát triển
mạnh ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu từ năm 1990 liên tục đến nay. Cho đến năm
1970 trên thế giới mới chỉ có 3 nhà máy ở Mỹ công suất 39.000 m3/năm –
133.000m3/năm . Nhưng đến năm 2000 toàn thế giới đã có 291 nhà máy và công
suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340.000 m3/năm (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Số lượng và qui mô các nhà máy MDF qua 3 giai đoạn phát triển
Đơn vị tính: 1000m3
Năm
Vùng


1970

1980

1990

2000

Số nhà Số nhà Công suất Số nhà Công suất

Số nhà

Công

máy

máy

TB

máy

TB

máy

suất TB

Bắc Mỹ


3

10

125

19

108

33

155

Châu Âu

-

5

35

32

80

69

155


Châu Á

-

2

97

10

83

45

93

Nam Mỹ

-

-

-

4

50

10


101

Châu Úc

-

1

70

7

93

14

116

Châu Phi

-

-

-

3

42


3

56

Nơi khác

-

-

-

9

-

117

32

Tổng số

3

18

84

291


Theo tài liệu điều tra của công ty Metso Panelboard – MDF Industry update
2001 thì tình hình tiêu thụ ván MDF trên thị trường thế giới cũng tăng rất nhanh
(thể hiện ở bảng 2.2) .

7


Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ ván MDF qua từng giai đoạn
Đơn vị tính: 1000 m3
Năm

% tăng bình quân

1980

1990

1996

2000

Bắc Mỹ

850

1.760

2.495

4.500


8,7

Châu Âu

157

2.320

4.125

8.300

21,9

Châu Á

52

1.196

2.700

2.900

22,2

Nam Mỹ

-


>40

250

500

28,7

55

430

480

500

6,8

Châu Phi

-

>50

60

80

4,8


Nơi khác

-

400

1.000

2.300

-

6.196

11.110

20.080

15,5

Vùng

Châu Đại Dương

Tổng số

hàng năm

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường các nước công nghiệp đã đẩy mạnh sử

dụng các nhà máy sản xuất ván MDF với sản lượng tăng bình quân hàng năm là :
15,5%. Năm 1996 toàn thế giới sản xuất ra 15,53 triệu m3 thì đến năm 2001 đã sản
xuất được: 20,056 triệu m3. Theo thống kê, số lượng các nhà máy có công suất từ
25.000 m3 trở lên là 224 nhà máy, tổng công suất xây dựng: 26,632 triệu m3 và hàng
trăm nhà máy công suất nhỏ hơn mỗi năm sản xuất ra khoảng 2,5 triệu m3 (thể hiện
ở bảng 2.3).

8


Bảng 2.3: Sự tăng trưởng về khối lượng sản xuất ván MDF trên thế giới đến năm
2001
Đơn vị tính: 1000 m3
Năm

1980

1990

1996

1999

2000

2001

Bắc Mỹ

1.250


2.049

3.860

4.496

5.140

5.230

Châu Âu

173

2.560

6.120

9.532

10.697

11.388

Châu Á

194

833


3.970

4.064

4.209

4.752

Nam Mỹ

-

200

640

1.015

1.015

1.695

Châu Úc

70

650

1.300


1.620

1.640

1.700

Châu Phi

-

125

170

185

185

250

Liên Xô cũ, Trung Quốc,

-

664

1.470

3.471


3.821

4.041

1.687

7.081

17.530

24.403

26.707

29.056

Vùng

Ấn Độ, Pakistan
Tổng cộng

Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng sau: cao
su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam, bã mía, phế liệu gỗ, hoặc hỗn hợp dăm
gỗ cứng và dăm gỗ mềm với mùn cưa. Nói chung đó là các loại cây đang được
trồng phổ biến ở các nước đang sản xuất ván MDF trên thế giới. Nguyên liệu đầu
vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa
của quá trình cưa xẻ.
Ván MDF được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, các công
đoạn sản xuất chính được tự động hóa hoàn toàn nên chất lượng sản phẩm được

kiểm soát chặt chẽ. Ngày nay, thị hiếu của người tiêu dùng cao, họ thích các sản
phẩm mộc có tạo hình như bàn ghế, dụng cụ có chạm khảm, mà ván MDF là
9


nguyên liệu rất phù hợp để làm các loại sản phẩm này. Mặt khác, do nguyên liệu để
sản xuất ván MDF là các loại gỗ có đường kính nhỏ và gỗ phế liệu nên giá thành
không cao, vì thế sản xuất ván MDF ngày càng phát triển trên toàn thế giới.
2.2.2. Thị trường ván MDF trong nước
Ván MDF là một sản phẩm mới nhưng xu hướng sử dụng lại ngày một tăng
mạnh trong những năm gần đây. Nhu cầu về đồ gỗ ngày càng tăng mạnh, trong khi
nguồn nguyên liệu ngày càng khang hiếm, giá nhập khẩu gỗ lại tăng cao….lúc này
ván MDF trở nên cần thiết cho công nghệ sản xuất đồ mộc, đặc biệt là đồ gỗ nội
thất. Tuy nhiên từ năm 2002 cho đến nay, với số lượng các nhà máy sản xuất MDF
lớn trong nước, chủ yếu là 3 nhà máy: MDF Gia Lai, MDF Quảng Trị, MDF Kim
Tín với tổng công suất hơn 190.000 m3/năm nhưng vẫn không thể cung cấp đầy đủ
ván MDF cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Lượng cung không cân bằng với lượng
cầu, vì vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn ván MDF từ nước
ngoài.
Sản xuất ván MDF đang là xu hướng của thời đại là cứu cánh cho nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên gỗ rừng tự nhiên trong khi nhu cầu đồ gỗ ngày càng tăng trên
toàn thế giới. Trong tương lai với những dự án xây dựng các nhà máy MDF ở Bình
Định, MDF ở Tân An – Vinafor Hòa Bình, MDF tại Nghĩa Đàn, MDF Binh Thuận,
MDF tại khu công nghiệp Bình Vàng – Hà Giang….thì cơ hội giải quyết được vấn
đề trên sẽ rất lớn.
2.3. Tình hình nghiên cứu về ván nhân tạo trong nước và thế giới
2.3.1. Thế giới
Trong nhiều năm qua ngành chế biến gỗ đã phát triển mạnh mẽ, cùng với đó
là những sáng tạo, nghiên cứu miệt mài không ngừng nghỉ của các kỹ sư, tiến sĩ,
giáo sư…trên khắp thế giới

- Vào năm 1887 Ernst Hubbard (người Đức) cho xuất bản tài liệu “Sử dụng
phế liệu gỗ” đề cập đến vấn đề sản xuất ván trang trí từ mùn cưa với keo Anbumin.

10


- Năm 1905 vấn đề tạo dăm công nghệ được đề xuất bởi Wastson (người
Mỹ).
- Năm 1918, ván dăm có dán mặt được ra đời nhờ sáng kiến của Beckman
(người Đức), ván có lớp lõi là gỗ vụn và mùn cưa, lớp mặt được phủ bởi hai lớp ván
bóc được dùng nhiều trong xây dựng.
- Năm 1935, Sansonow (người Pháp) nghiên cứu chế tạo loại ván dăm có cấu
trúc mới từ các dăm dài được xếp theo cấu trúc ván dán, có thể nói đây là định
hướng của ván dăm định hướng.
- Năm 1947, Ottokreinaum (người Đức) giới thiệu phương pháp sản xuất ván
dăm ép đùn.
- Năm 1880, Carl G.Muench đã công bố và áp dụng những phát minh về
công nghệ sản xuất ván sợi cứng theo phương pháp ướt vào thực tế sản xuất.
- Năm 1892, William H.Mason đã thiết kế hoàn thiện công nghệ sản xuất ván
sợi khô. Sản phẩm ván sợi khô được ép trên máy ép thủy lực nhiều tầng ở nhiệt độ
cao và áp suất cao (áp lực ép lớn hơn 6,9 Mpa và thời gian ép trong vòng 5s).
2.3.2.Trong nước
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ đã góp phần đẩy mạnh kinh tế
đất nước, đồ gỗ là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta, kết quả có
được đó cũng nhờ một phần lớn công sức của các kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư …đã nghiên
cứu, phát minh ra các ứng dụng thực tiễn cho ngành chế biến gỗ, và áp dụng một
cách hiệu quả vào quá trình sản xuất ván nhân tạo trong nước.
- Năm 2010 Bùi Văn Ái thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu xác định thông số công nghệ của quá trình ép tạo ván dăm
từ nguyên liệu dăm vỏ hạt điều và dăm gỗ”. Nghiên cứu thực nghiệm đã xác định

được thông số công nghệ của quá trình ép trong sản xuất ván dăm 3 lớp với áp suất
ép 2,1 Mpa, nhiệt độ ép 180OC, thời gian ép 7 phút. Sản phẩm ván dăm đáp ứng
được chỉ tiêu chất lượng của ván dăm thông dụng sử dụng trong điều kiện khô.

11


- Năm 2010 Phạm Văn Chương của trường đại học Lâm nghiệp đã thực hiện
đề tài “Nghiên cứu xác định cấu trúc hợp lý của ván sàn gỗ công nghiệp”. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cấu trúc ván ảnh hưởng đến một số tính chất chủ yếu của ván
sàn gỗ công nghiệp như : Độ cong vênh, độ cứng của sản phẩm và ảnh hưởng
không đáng kể đến khối lượng thể tích, độ ẩm và độ bền dán dính màng keo. Ván
sàn gỗ công nghiệp dạng lớp được sản xuất từ gỗ keo lá tràm cơ bản đáp ứng được
yêu cầu đối với ván sàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JAS SE - 7) với các thông số chủ
yếu: Chiều dày 15 mm, khối lượng thể tích : 0,65 ± 0,02 g/cm3, độ ẩm nhỏ hơn
14%, độ cong vênh nhỏ hơn 0,05%, độ võng do uốn nhỏ hơn 3,5 mm, độ bong tách
màng keo nhỏ hơn 30%.
- Năm 2011 Phạm Ngọc Nam của đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu tận dụng rơm rạ và trấu để sản xuất ván dăm”. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đã đạt được khối lượng thể tích cơ bản của trấu là 0,202 g/cm3;
rơm là 0,11 g/cm3 . Trấu và rơm rạ là những loài thực vật ngoài gỗ có khả năng tái
tạo nhanh, trữ lượng lớn có thể cung cấp cho sản xuất ván dăm. Khi xử lý rơm rạ và
trấu với urê có nồng độ 5% thì ván dăm có tính chất cơ lý tốt nhất. Do vậy, đề tài
tiến hành xử lý dăm rơm rạ và trấu bằng urê có nồng độ 5%. Tỷ lệ keo dùng tối ưu
trong sản xuất ván dăm từ rơm rạ và trấu là 13,7% keo dùng cho lớp mặt và 11,7%
keo dùng cho lớp lõi. Các thông số công nghệ tối ưu trong sản xuất ván dăm từ rơm
rạ và trấu là thời gian ép 6,83 phút và nhiệt độ ép 166OC, tỷ lệ phối trộn dăm trấu
41%. Ván dăm có màu sắc đẹp, bề mặt bóng mịn, độ bền uốn tĩnh 15,6 Mpa, độ dãn
nở chiều dày 7,87%, ván này có thể thay thế cho ván dăm gỗ trong sản xuất đồ mộc.
Năm 2006 Trương Ngọc Thanh của trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí

Minh đã thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất ván MDF từ một số gỗ rừng
trồng tại nhà máy MDF Geruco Quảng Trị”. Kết quả khảo sát thu được: Công suất
của nhà máy là 30.000 m3/năm, dự định nhà máy sẽ nâng công suất lên 60.000
m3/năm. Nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là 67.760 m3/năm. Nhu cầu
keo cần cung cấp cho nhà máy để sản xuất là 3.216.000 kg/năm. Nhu cầu ván lạng
là 2.148.300 m3/năm. Nhu cầu nhiên liệu (dầu) cung cấp cho nhà máy là 3.309.240
12


kg/năm. Tổng công suất cấp điện cho nhà máy là 2971,6 KVA. Lượng nước dùng
cho sản xuất là 39.648 m3/năm.
2.4. Vài nét sơ lược về nhà máy MDF Gia Lai
2.4.1. Vị trí địa lý – cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai
a) Vị trí địa lý – cơ sở hạ tầng
Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36"
vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía
Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc
gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Nhà máy MDF Gia Lai nằm trên địa phận Thị xã An Khê
Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn An Nhơn (Bình Định) đi
Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km. Nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia
Lai).
Thị xã An Khê phía Đông giáp huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định, phía Tây và
Nam giáp huyện Đắk Pơ, phía Bắc giáp huyện K'Bang .
- Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về
phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc
lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180 km về phía Đông và các tỉnh
Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường
Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với

các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng
hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải
nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến. Sân bay Pleiku (còn gọi là sân
bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ, có từ thời Pháp. Sân bay Pleiku đang

13


hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng Hà Nội và ngược lại.
b) Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm,
vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 2225ºC.
- Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải
miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều
con suối lớn nhỏ.
2.4.2. Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho nhà máy
Ngoài 8000 ha rừng trồng do nhà máy đầu tư còn thu mua gỗ bạch đàn , keo
của dân. Địa bàn là khu vực có trồng nhiều gỗ bạch đàn và keo, là nguồn cung cấp
nguyên liệu dồi dào cho nhà máy.
Điện được cung cấp từ nhà máy điện An Khê. Nước được nhà máy tận dụng
nước suối, xử lý để sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt…

14



2.4.3. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai

Hình 2.3: Toàn cảnh Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai
Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai được thành lập trên cơ sở
chuyển đổi từ Công ty MDF Gia Lai theo quyết định số 1339/ QĐ-BNN-ĐMDN
ngày 19/5/ 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty MDF Gia
Lai được thực hiện bằng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
+ Tên giao dịch Tiếng Anh: MDF VINAFOR GIA LAI ONE MEMBER LIMITED
COMPANY (MDF VINAFOR GIA LAI Ltd.).
+ Giấy đăng ký kinh doanh số: 5900227820 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
cấp ngày 30/6/2010.
Trụ sở chính văn phòng công ty: Km 74, Quốc lộ 19, Xã Song An, Thị xã An Khê,
Tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Điện thoại: 059 3537069

15


Fax:

059 3537068

Email:
Website:
* Ngành nghề sản xuất Kinh doanh:
- Trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất Ván sợi ép.
- Sản xuất ván sợi ép (MDF) từ nguyên liệu rừng trồng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
Tổng vốn đầu tư: 515,4 tỷ đồng

Trong đó: Trồng rừng nguyên liệu: 180 tỷ đồng.
* Các đơn vị trực thuộc:
- Các Đội Trồng & Quản Lý Bảo Vệ Rừng: Chuyên trồng rừng và cung ứng
nguyên liệu cho Nhà máy MDF Gia Lai.
a - Đội Trồng & QLBV Rừng An Khê
b - Đội Trồng & QLBV Rừng Mang Yang
c - Đội Trồng & QLBV Rừng Kông Chro
d - Đội Trồng & QLBVR Krông Pa
- Chi nhánh Công ty MDF Gia Lai tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 273 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM,
Điện thoại: 08 35172482
Fax: 08 35172482
- Chi nhánh Công ty MDF Gia Lai tại Hà Nội
Địa chỉ: 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, TP Hà Nội
Điện thoại/fax: 04 35400802
- Chi nhánh Công ty MDF Gia Lai tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 118 Cách Mạng tháng 8, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Điện thoại/fax: 0511.3986721

16


×