Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TIỀM NĂNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya) CHO CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TẤN PHƯỚC

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÙNG NGUYÊN
LIỆU GIẤY TIỀM NĂNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya)
CHO CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG,
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TẤN PHƯỚC

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÙNG NGUYÊN
LIỆU GIẤY TIỀM NĂNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya)
CHO CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG,
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THẾ PHONG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện. Hôm nay, khóa luận tốt
nghiệp của tôi được thực hiện và hoàn thành tốt chính là kết quả cho sự nỗ lực
hết mình của bản thân cùng sự lo lắng của gia đình, sự quan tâm chỉ dạy của tất
cả các Thầy Cô giáo và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể khác … Nhân dịp
này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Chân thành cảm ơn Cha - Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con. Sự lo lắng,
ưu tiên, lời động viên và niềm hy vọng của cha mẹ chính là động lực để con biết
vươn lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chân thành biết ơn các thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học ở trường.
Chân thành cảm ơn Trần Thế Phong và thầy Phạm Trịnh Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương đã
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và tiếp xúc được quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đồng nghiệp đã đóng
góp và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường, cũng như trong thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do thời gian thực hiện và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên khó tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quý Thầy

Cô giáo và các bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng GIS trong việc xác định vùng trồng nguyên
liệu giấy tiềm năng thông ba lá (Pinus kesiya) cho công ty Lâm Nghiệp Đơn
Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại khu vực quản lý
của công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương, thuộc địa phận 4 xã: Ka Đô, Ka Đơn, Pró và
Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày
20 - 01 - 2011 đến ngày 20 - 06 - 2011.
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Thế Phong, Bộ môn Kỹ Thuật Thông Tin
Lâm Nghiệp, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung trọng tâm của đề tài nhằm vào vấn đề sau:
Thành lập các tiêu chí về các điều kiện thích hợp nhất cho loài thông ba lá dựa
trên các nghiên cứu, đánh giá về sinh trưởng đi trước.
Xác định vùng thích nghi thuận lợi cho phát triển các loài cây trồng trên. Từ
đó trích xuất ra bản đồ quy hoạch nguyên liệu phục vụ cho thực tiễn.
Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo:
Phương pháp kế thừa kết quả nghiên cứu đánh giá sinh trưởng thông ba lá của
Nguyễn Văn Hoàn.
Phương pháp đánh giá dựa trên tiêu chuẩn phân hạng đất đai của FAO.
Phương pháp tổng hợp, xác định các tiêu chí phân hạng phù hợp dựa trên các
quy định và nghiên cứu của các đề tài đi trước.
Bản đồ được xử lý, phân tích dựa vào các phần mềm GIS chuyên dụng như
MapInfo 8.5 và Vectical Mapper 3.0 từ đó xác ra được các vùng thích hợp cho
thông ba lá phát triển nhằm quy hoạch nguồn nguyên liệu giấy tiềm năng cho công
ty.


iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................2
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................2
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................4
1.3 Ý nghĩa ..................................................................................................................4
1.3.1 Về mặt lý thuyết .................................................................................................4
1.3.2 Về mặt thực tiễn .................................................................................................4
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................5
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................46
2.1 Tổng quan tài liệu................................................................................................46
2.1.1 Hệ thống thông tin địa lý..................................................................................46
2.1.1.1 Các thành phần của GIS ................................................................................46
2.1.1.2 Nhiệm vụ của GIS .........................................................................................47
2.1.2 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp ....................................48
2.1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................48
2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................49
iv



2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................50
2.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................50
2.2.2 Địa hình ............................................................................................................51
2.2.3 Khí hậu thuỷ văn ..............................................................................................51
2.2.3.1 Khí hậu ..........................................................................................................51
2.2.3.2 Sông suối .......................................................................................................51
2.2.4 Đất đai thổ nhưỡng ..........................................................................................52
2.2.5 Hệ Thống thực vật rừng ...................................................................................52
2.2.5.1 Kiểu rừng kín ................................................................................................52
2.2.5.2 Kiểu rừng lồ ô ...............................................................................................53
2.2.5.3 Kiểu rừng khô ...............................................................................................53
2.2.6 Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng do công ty quản lý ...............................53
2.2.7 Tình hình dân sinh – Kinh tế – Xã hội trên địa bàn .........................................55
2.3 Đặc điểm loài Thông Ba Lá ................................................................................55
2.3.1 Đặc điểm hình thái ..........................................................................................55
2.3.2 Đặc điểm sinh thái, lâm sinh ............................................................................56
2.3.3 Phân bố loài thông ba lá ..................................................................................56
2.3.4 Giá trị kinh tế ...................................................................................................56
2.4 Cơ sở phương pháp nghiên cứu ..........................................................................57
2.4.1 Các quy định phân chia, xếp hạng đất đai sử dụng đất lâm nghiệp .................57
2.4.2 Điều kiện ưu tiên quy hoạch vùng nguyên liệu giấy........................................58
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................59
3.1 Xây dựng thang điểm đánh giá mức độ thích hợp của các yếu tố ......................59
3.1.1 Xác định các tiêu chí cho cho việc xác định vùng nguyên liệu giấy
tiềm năng ...................................................................................................................59
v


3.1.1.1 Tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất................................................................59

3.1.1.2 Tiêu chí về loại đất và địa hình .....................................................................60
3.1.2 Tổng hợp bảng cho điểm dựa trên các tiêu chí ................................................61
3.2 Xây dựng bản đồ trồng thông ba lá tiềm năng cho vùng nguyên liệu giấy ........61
3.2.1 Bản đồ quy hoạch đất .......................................................................................61
3.2.2 Bản đồ đất và địa hình......................................................................................62
3.2.2.1 Bản đồ các loại đất ........................................................................................62
3.2.2.2 Bản đồ địa hình .............................................................................................63
3.2.3 Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu giấy thông ba lá tiềm năng......................63
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................65
4.1 Xây dựng thang điểm đánh giá đất .....................................................................65
4.1.1 Tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất...................................................................65
4.1.2 Tiêu chí về hiện trạng rừng ..............................................................................65
4.1.3 Tiêu chí về loại đất ...........................................................................................68
4.1.4 Tiêu chí về địa hình ..........................................................................................68
4.1.4.1 Loại đất Fa.....................................................................................................68
4.1.4.2 Loại đất Fk ....................................................................................................69
4.1.4.3 Loại đất Ha ....................................................................................................69
4.1.4.4 Loại đất Py ....................................................................................................70
4.1.5 Bảng phân chia điểm dựa trên các tiêu chí ......................................................70
4.2 Xây dựng bản đồ .................................................................................................71
4.2.1 Xây dựng các bản đồ chuyên đề ......................................................................71
4.2.1.1 Bản đồ quy hoạch đất ....................................................................................71
4.2.1.2 Bản đồ hiện trạng rừng ..................................................................................72
vi


4.2.1.3 Bản đồ các loại đất ........................................................................................74
4.2.1.4 Bản đồ địa hình ............................................................................................75
4.2.2 Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu giấy thông ba lá tiềm năng......................80
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................86

5.1 Kết luận ...............................................................................................................86
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGIS

Canada Geographic Information System
Hệ thống thông tin địa lí đầu tiên

DBMS

Database Management System
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

DT

Diện tích

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc

GIS

Geographic information system

Hệ thống thông tin địa lý

HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lí

HXLA

Hệ xử lý ảnh

KD

Kinh doanh

KMH

Khu mã hóa

LN

Lâm nghiệp

Rừng TN

Rừng tự nhiên

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


TK

Tiểu khu

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng công ty .........................................53
Bảng 2.2: Cấu trúc phân hạng đất đai theo FAO ......................................................57
Bảng 3.1: Bảng phân cấp độ dốc ..............................................................................60
Bảng 3.2: Các loại đất trong khu vực nghiên cứu ....................................................62
Bảng 4.1: Bảng thống kê các loại rừng theo đơn vị xã của khu vực nghiên cứu .....66
Bảng 4.2: Bảng phân cấp và cho điểm mức độ thích nghi của loài thông ba lá theo
loại đất .......................................................................................................................70
Bảng 4.3: Bảng phân cấp và cho điểm tiêu chí độ dốc ............................................71
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp và cho điểm hai tiêu chí loại đất và độ dốc .....................71
Bảng 4.5: Bảng phân tích các loại rừng theo quy hoạch ..........................................72
Bảng 4.6: Bảng phân cấp mức độ thích nghi loài thông ba lá theo loại đất .............75
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp diện tích các cấp độ dốc thích hợp ..................................79
Bảng 4.8: Bảng phân chia diện tích vùng nguyên liệu giấy tiềm năng theo mức độ
thích nghi ...................................................................................................................81
Bảng 4.9: Bảng phân chia diện tích đất thích nghi thích hợp theo đơn vị xã...........82
Bảng4.11: Bảng phân chia diện tích đất thích nghi kém theo đơn vị xã ..................84

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí công ty lâm Nghiệp Đơn Dương .........................................50

Hình 3.2: Sơ đồ các bước thực hiện .........................................................................64
Hình 4.1: Bản đồ ba loại rừng của khu vực nghiên cứu...........................................65
Hình 4.2: Hiện trạng rừng tại khu vực 4 xã (Lạc Dương, Ka Đô, Pró, Ka Đơn) .....66
Hình 4.3: Bản đồ các loại đất trong khu vực nghiên cứu .........................................68
Hình 4.4: Bản đồ quy hoạch rừng sản xuất của khu vực nghiên cứu .......................72
Hình 4.5: Bản đồ các vùng rừng nghèo kiệt và đất trống không rừng ....................73
Hình 4.6: Bản đồ 4 loại đất khu vực nghiên cứu ......................................................74
Hình 4.7: Bản đồ phân cấp mức độ thích hợp các loại đất .......................................74
Hình 4.8: Bản đồ điểm cao độ đã được số hóa .........................................................76
Hình 4.9: Bản đồ nội suy độ cao của khu vực nghiên cứu .......................................76
Hình 4.10: Bản đồ độ dốc khu vực nghiên cứu ........................................................77
Hình 4.11: Bản đồ phân cấp độ dốc khu vực nghiên cứu ........................................78
Hình 4.12: Bản đồ phân cấp mức độ thích hợp sinh trưởng của thông ba lá ...........79
theo cấp độ dốc tương ứng với từng loại đất.............................................................79
Hình 4.13: Đồ thị biểu thị tỷ lệ các cấp độ đất thích hợp.........................................81
Hình 4.14: Bản đồ vùng thích nghi thích hợp của thông ba lá.................................82
trên khu vực nghiên cứu ............................................................................................82
Hình 4.15: Đồ thị biểu thị tỷ lệ cấp độ thích nghi thích hợp theo ranh giới xã .......83
Hình 4.16: Bản đồ vùng thích nghi trung bình của thông ba lá ...............................83
trên khu vực nghiên cứu ............................................................................................83
Hình 4.17: Đồ thị biểu thị tỷ lệ cấp độ thích nghi trung bình theo ranh giới xã ......84
x


Hình 4.18: Bản đồ vùng thích nghi kém của thông ba lá trên khu vực nghiên cứu .84
Hình 4.19: Đồ thị biểu thị tỷ lệ cấp độ thích nghi kém theo ranh giới xã ................85

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Có thể nói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sử dụng đến
giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bằng
giấy ngày càng cao. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã làm cho giá trị của
giấy trở nên hữu ích hơn cho con người và giá trị sử dụng của giấy theo đó càng trở
nên đa dạng và phong phú. Nhu cầu về giấy là một trong những tiêu chí đánh giá sự
phát triển của xã hội. Một trong những khâu quan trọng hàng đầu quyết định sự
thành bại của ngành giấy là nguyên liệu. Hiện nay, nguyên liệu trong nước chỉ mới
đáp ứng hơn 50% nhu cầu của các nhà máy. Vấn đề đặt ra là phải có quy hoạch xây
dựng vùng nguyên liệu ổn định để vừa có nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy
vừa bảo vệ rừng không bị xâm hại (Nguyễn Văn Sở, Trần Thế Phong, 2003). Vì thế
cần có rừng trồng với các loài cây trồng phù hợp để sản xuất nguyên liệu cho kỹ
nghệ giấy.
Nước ta có một nguồn tài nguyên rừng dồi dào, trải rộng dọc chiều dài của đất
nước. Do chính sách quản lý và trồng rừng còn nhiều yếu kém mà hàng chục năm
qua, rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ. Tuy nhiên, trên cơ sở nhận thức tầm quan
trọng của rừng vốn là nguồn tài nguyên quý giá, nhà nước đã dần khắc phục những
yếu kém trong quản lý, bảo vệ và khai thác lợi ích từ tài nguyên rừng thông qua hệ
thống văn bản pháp lý. Đây là cơ sở pháp lý để củng cố và phát triển rừng trồng
nguyên liệu giấy, bảo đảm một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về lĩnh vực này.
Trên cở sở đó, tiến hành khai thác và tạo lập vị thế cạnh tranh của ngành giấy (Ngô
An, 1997). Trồng rừng nguyên liệu giấy là một dự án lớn trong chiến lược phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam và trong định hướng phát triển của chương trình
2


trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ (Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN của Bộ

trưởng Công nghiệp ngày 30/01/2007).
Mỗi loài cây đều có nhu cầu sinh thái riêng, bao gồm các yếu tố: độ cao, độ
dốc, nhiệt độ, độ ẩm, đất… nếu đáp ứng được nhu cầu sinh thái thích hợp thì cây
trồng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại. Vì vậy trong công tác quy hoạch
trồng cây lâm nghiệp điều quan trọng là phải xác định được các lô đất trồng rừng
hội đủ các yếu tố sinh thái thích hợp cho từng loại cây trồng đã lựa chọn. Theo
phương pháp truyền thống thì phải điều tra thực địa trên toàn bộ diện tích đồi núi
chưa sử dụng, việc làm này sẽ tốn kém tiền của và công sức, đặc biệt sẽ càng khó
khăn rất nhiều nếu nếu quy hoạch trồng rừng trên diện tích lớn hoặc nhữn nơi có
điều kiện địa hình dốc cao, hiểm trở, xa xôi.
Cùng với viễn thám, GIS là công cụ để tạo ra bản đồ tổng hợp thông tin, thể
hiện các sự kiện, giải quyết các vấn đề phức tạp, thể hiện được các ý tưởng. Thực ra
việc tạo ra bản đồ các loại không phải là mới, nhưng với viễn thám và GIS sẽ đóng
vai trò nâng cao chất lượng, tăng nhanh tốc độ thực hiện, tiện ích hơn rất nhiều mặt,
đặc biệt là hiệu quả kinh tế rất cao so với cách làm truyền thống.
Đơn Dương - một huyện nằm ở đông bắc của tỉnh Lâm Đồng, với điều kiện
thiên nhiên ưu đãi, nơi đây đã trở thành một huyện với tiềm lực lâm nghiệp phát
triển. Có rất nhiều những đề án khoa học được triển khai nơi đây. Đã có những đề
án nghiên cứu thích nghi của cây thông ba lá, một loài nguyên liệu giấy tiềm năng,
cả những đề tài nghiên cứu quy hoạch vùng thông làm nguyên liệu giấy cho các nhà
máy giấy ở đây. Thế nhưng, xét ở mức độ nào đó thì những đề án này chỉ tập trung
vào phân tích đặc điểm của những loài cây này, đưa ra những dự án quy hoạch trên
lý thuyết, theo những phương pháp cổ điển mà chưa có sự ứng dụng công nghệ mới
vào công tác thực hiện. Mới đây, trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàn đã
áp dụng GIS để đánh giá sinh trưởng của loài thông ba lá tại khu vực công ty lâm
nghiệp Đơn Dương. Đề tài tập trung vào so sánh tốc độ sinh trưởng của thông trên
những dạng lập địa khác nhau để xác định những điều kiện thích hợp nhất cho loài
này phát triển.
3



Với tiêu chí kế thừa kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàn, để tiếp
nối và đưa đề tài đó tới một ứng dụng thực tiễn trong việc dùng công nghệ GIS quy
hoạch vùng nguyên liệu giấy nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS
trong việc xác định vùng trồng nguyên liệu giấy tiềm năng thông ba lá (Pinus
kesiya) cho công ty lâm nghiệp Đơn Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm
Đồng”.
1.2 Mục tiêu
Xác định thang điểm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí tự nhiên
cho loài thông ba lá.
Trích xuất ra bản đồ quy hoạch nguyên liệu phục vụ cho thực tiễn.
Mục đích tổng quát của đề tài là góp phần xây dựng phương pháp quy hoạch
phát triển có hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng của ngành lâm nghiệp theo hướng
ổn định và bền vững trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về xử lý dữ
liệu trên máy tính.
1.3 Ý nghĩa
1.3.1 Về mặt lý thuyết
Đề tài nghiên cứu là một bước tiếp nối cho ứng dụng GIS trong việc phân tích
sinh trưởng quần thụ rừng trồng thông ba lá trên các loại đất khác nhau (Nguyễn
Văn Hoàn, 2011). Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mang tính lý thuyết, đề tài
này sẽ góp phần đem lại ứng dụng thực tế, xây dựng được bản đồ thích nghi của
thông ba lá trên địa bàn công ty lâm nghiệp Đơn Dương.
Ngoài ra, nó còn giúp tăng hiểu biết trong lĩnh vực áp dụng những ứng dụng
của công nghệ GIS vào quy hoạch sử dụng đất cũng như vào các lĩnh vực trong lâm
nghiệp.
1.3.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể hỗ trợ định hướng cho công ty để quy
hoạch vùng nguyên liệu giấy phục vụ sản xuất lâu dài trong tương lai.
Trên diện rộng phương pháp thực hiện có thể được áp dụng cho việc quy
hoạch vùng nguyên liệu khác, hay có thể dùng để quy hoạch cho các mục đích sử

dụng đất khác.
4


1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu khoa học và thời gian
hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu loài thông ba lá (Pinus kesiya).
Đề tài chỉ tập trung vào lập bản đồ dựa vào các yếu tố tự nhiên mà không đề
cập tới các vấn đề xã hội.
Công nghệ GIS có rất nhiều phần mềm và các công cụ khác nhau, mỗi chương
trình có thế mạnh và điểm yếu riêng. Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung sử dụng các
công cụ trong MapInfo để trích lọc, xử lý trích xuất thành bản đồ hoàn chỉnh.

5


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu
vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian,
nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông
tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho
các mục đích con người đặt ra, chẳng hạn như: hỗ trợ việc ra quyết định cho quy
hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ
dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành
chính (Nguyễn Kim Lợi, 2005).
2.1.1.1 Các thành phần của GIS
Những thành phần chính của GIS là hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu không

gian địa lý và con người.
Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.
Phần cứng gồm các thiết bị điện tử trên đó GIS hoạt động, như máy tính, máy in,
Scanner, Digitizer, hệ thống lưu trữ…
Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết
để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần
mềm GIS là:
 Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS - database management system).
 Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.

46


 Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI - graphical user interface) để truy
cập các công cụ dễ dàng.
Dữ liệu: Gồm có dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính liên quan. Dữ liệu
không gian của GIS lưu trữ ở các tỷ lệ khác nhau, dữ liệu thuộc tính lưu ở dạng
bảng. Trong GIS có khả năng phối hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và có khả
năng phối hợp dữ liệu với cấu trúc khác nhau.
Con người: Công nghệ GIS bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng
GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc
những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Ứng dụng: Một hệ thống GIS thành công hoạt động theo một kế hoạch thực
hiện được thiết kế kỹ càng và theo những nguyên tắc phù hợp với thực tiễn vận
hành theo một tổ chức. Công cụ GIS sử dụng một cách hiệu quả nếu chúng được
tích hợp theo mục đích chiến lược và vận hành của tổ chức.
2.1.1.2 Nhiệm vụ của GIS
Nhập dữ liệu: Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này

phải được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy
sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Thao tác dữ liệu: Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển
dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định.
Ðây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho
yêu cầu phân tích. Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ
liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết.
Quản lý dữ liệu: Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý
dưới dạng các file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số
lượng người dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ
liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ
đơn giản là một phần mền quản lý cơ sở dữ liệu.
Hỏi đáp và phân tích: GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản "chỉ và
nhấn" và các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những
47


người quản lý và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu
quả.
Hiển thị dữ liệu: Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được
hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ
và trao đổi thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng
tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp
với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác.
2.1.2 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp
2.1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào đầu những
năm 60 của thế kỷ XX tại Canada với tên gọi CGIS. Song song với Canada hàng
loạt các trường đại học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các HTTTĐL
của mình. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không tồn tại được lâu.

Sự ra đời và phát triển các HTTTĐL trong những năm 60 của thể kỷ XX đã
được quốc tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 Hội Địa Lý Quốc tế đã
quyết định thành lập uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ
biến kiến thức trong lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, bên
cạnh thiết lập hàng loạt cơ quan chuyên trách về môi trường đã bầy tỏ sự quan tâm
nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển HTTTĐL.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX còn được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh
mẽ của các hệ xử lý ảnh (HXLA) và của kỹ thuật viễn thám.
Việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như quản lý dữ liệu nói
chung được chú trọng và phát triển trong các HTTTĐL và HXLA.
Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn và chất lượng đất cho các nước thuộc
phía nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ liệu: đất,
khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này được đồng nhất về lưới
chiếu, được kiểm tra về độ chính xác và độ tương thích. Kết quả nghiên cứu đã thu
được trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
48


Mô hình hoá đám cháy tự nhiên trong khu vực địa trung hải (1992): Mục đích
chung của nghiên cứu này là mô hình hành vi các đám cháy tự nhiên để tìm ra mối
nguy cơ xuất hiện và lan tràn hoả hoạn dựa trên HTTTĐL.
Nghiên cứu độ mặn của đất và giám sát ngập nước tại tỉnh IS Mailia – Ai cập
(1992): Những khả năng lập bản đồ và điều tra độ mặn của nước bằng viễn thám và
HTTTĐL đã được thử nghịêm trong giai đoạn đầu của dự án. Đầu ra của nghiên của
này là có hứa hẹn và đề tài được chuyển sang giai đoạn ứng dụng.
Năm 1999, De Jaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh TK300 của Nga và HTTTĐL cho thung lũng Wadi Mujib (Jonrdan). Kết quả đã thành
lập được bản đồ địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro môi trường.
Và một số nghiên cứu về lưu vực như: Sử dụng thông tin khoa học và logic để

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn.
Xâydựng các tiêu chí chung và biện pháp rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả
của việc quản lý lưu vực…
2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTTĐL vào thực tiễn ở nước
ta trong mấy năm trở lại đây đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là ứng dụng trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1999, Nguyễn Đình Dương và cộng sự đã nghiên cứu cách xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược phát triển thành phố Hạ Long và
các vùng lân cận. Nguyễn Thị Bảo Hoa (2000), nghiên cứu ứng dụng viễn thám và
HTTTĐL trong nghiên cứu quy hoạch đô thi Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng và sử
dụng cơ sở dữ liệu địa lý để quản lý đất đai và môi trường, áp dụng cho các tỉnh
miền núi của Việt Nam (Nguyễn Trần Cầu, 2000).
Một nghiên cứu quan trọng liên quan đến việc quy hoạch nguồn nguyên liệu
giấy là nghiên cứu của ThS. Ngô An vào 1997 đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin địa lý GIS vào công trình quy hoạch vùng nguyên liệu giâý cho nhà máy
giấy Tân Mai- Đồng Nai. Tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng GIS trong quy
hoạch lãnh thổ để giải quyết các nhiệm vụ là xây dựng các vùng chức năng như
49


rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng thuộc đối tượng kinh doanh, quy hoạch vùng
nguyên liệu giấy tiềm năng cho công ty.
2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Toàn bộ đề tài nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên địa bàn 4 xã của công ty
lâm nghiệp Đơn Dương, huyện Đơn Dương: xã Lạc Xuân, xã Ka Đô, xã Pró, xã Ka
Đơn.
Nơi đây có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 90% diện tích của công ty và
có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho loài thông ba lá phát triển.
2.2.1 Vị trí địa lý

Công Ty Lâm Nghiệp Đơn Dương nằm về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng,
quản lý diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn 6 xã – thị trấn phía nam sông Đa
Nhim – Huyện Đơn Dương.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí công ty lâm Nghiệp Đơn Dương
(Nguồn: Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương)
 Giới cận:
 Bắc giáp: Quốc lộ 27, Tỉnh lộ 412 – 413 và sông Đa Nhim.
 Nam giáp: Huyện Ninh Sơn- tỉnh Ninh Thuận và huyện Đức Trọng.
 Đông giáp: Huyện Ninh Sơn- tỉnh Ninh Thuận.
50


 Tây giáp: Huyện Đức Trọng.
 Toạ độ địa lý:
 Từ 11038’15” đến 11050’40” Vĩ độ Bắc;
 Từ 108022’30” đến 108037’30” Kinh độ Đông.
2.2.2 Địa hình
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương nằm trong vùng ven Cao nguyên Lâm viên,
có địa hình rừng núi trung bình, địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe tụ thủy của
lưu vực sông Đa Nhim, do đó có độ dốc lớn. Phía Bắc và Đông bắc có những ngọn
núi cao hơn 1.000 m: đỉnh 1.650m (Tiểu khu 316B), đỉnh 1.395m (Tiểu khu 333A).


Độ dốc bình quân: 25 - 270



Độ cao trung bình: 900 – 1.000 m


 Hướng nghiêng chung địa hình: Đông Bắc – Tây Nam thoải dần về
hướng Đông Nam – Tây Bắc.
2.2.3 Khí hậu thuỷ văn
2.2.3.1 Khí hậu
Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 Lượng mưa bình quân: 1.625 mm/năm; cao nhất tháng 8-9 (3.010mm);
thấp nhất tháng 11-12 (400 mm).
 Nhiệt độ bình quân 240C.
2.2.3.2 Sông suối
Trong lâm phần không có sông chính, các hệ thống suối chảy đổ vào các
sông sau:
 Hệ thống suối chảy về hướng Tây - Tây Bắc đổ vào sông Đa Nhim;
 Hệ thống suối chảy về hướng Đông - Đông Nam đổ vào sông Ma Nôi,
huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận.

51


2.2.4 Đất đai thổ nhưỡng
 Phần lớn diện tích là đất Feralit nâu đỏ, nâu vàng và đỏ vàng giàu dinh
dưỡng, khu vực Ya Hoa giáp huyện Ninh Sơn là đất pha cát phát triển
trên nền Sa thạch; đối với diện tích nương rẫy, không còn rừng che phủ
nên bị rửa trôi, xói mòn mạnh.
 Độ dày tầng đất A + B: 0,4 – 1,0 m.
 Độ PH trung bình từ 4,5 đến 6,5.
2.2.5 Hệ Thống thực vật rừng
2.2.5.1 Kiểu rừng kín
Rừng thường xanh ẩm nhiệt đới là kiểu rừng chính đặc trưng của khu vực.

Thành phần loài rất đa dạng, hầu hết là các loại gỗ lớn. Thường thấy xuất hiện các
loài trong các họ:
 Họ Ngọc Lan:

(Magnoliaceae)

 Họ Cà phê:

(Rubiaceae)

 Họ Xoan :

(Meliaceae)

 Họ Đào lộn hột:

(Anacadriaceae)

 Họ Sồi Giẻ:

(Fagaceae)

 Họ Măng Cụt:

(Clusiaceae).

 Họ Dầu:

(Diplerocapaceae).


 Họ Thông:

(Pinaceae).

 Và một số họ khác như sim (Myrta ceae),…
Các khu rừng trung bình trở lên đã thành thục có 3 tầng rõ rệt:
 Tầng A1 (tầng vượt): Gồm các cây gỗ lớn có chiều cao từ 20 – 25 m.
Như Dầu, Sao, Bạch tùng, Thông và các loài khác như Trám, Giổi.
 Tầng A2 (tầng ưu thế) : Có tán giao nhau chiều cao từ 15 - 20m. Gồm
các loài thường thấy Trâm, Trường, Giẻ, Cầy, Chay, Cám. Tầng này có
trữ lượng lớn.
 Tầng A3 : những cây có chiều cao dưới 15m như lành ngạnh, vảy ốc,
nhọ nồi.
52


 Tầng B : Bên dưới tán là những cây nhỏ, cây bụi, đôi khi xen kẽ lồ ô có
chiều cao dưới 5m.
 Tầng C : Là thảm cỏ có tác dụng cho môi trường rừng.
2.2.5.2 Kiểu rừng lồ ô
Quần thể là lồ ô hoặc hỗn giao với rừng gỗ trong đó lồ ô ưu thế, rừng thường
một tầng chiều cao bình quân 10-12 m là thứ rừng thứ sinh nhân tác.
2.2.5.3 Kiểu rừng khô
Các loại cây họ dầu mọc gần như thuần loại phân bố vùng giáp ranh huyện
Ninh Sơn – tỉnh Ninh Thuận (khu vực Ya Hoa).
Do tác động của con người trong thời gian dài không theo một quy cũ nào dẫn
đến tình trạng làm thu hẹp diện tích rừng giàu và tăng diện tích rừng nghèo.
Việc hình thành các vùng kinh tế mới , dân số tăng nhanh, nhu cầu về gỗ củi
trong đời sống sinh hoạt dẫn tới tình trạng khai thác bừa bãi là nguyên nhân làm
nghèo rừng rõ rệt.

Tuy nhiên trong khu vực vẫn còn có những vùng bị rửa trôi, xói mòn, canh tác
quảng canh, thảm thực vật bị tàn phá, làm cho đất nghèo kiệt chất dinh dưỡng, bạc
màu ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
2.2.6 Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng do công ty quản lý
Căn cứ quyết định 4116/1999/QĐ-UB ngày 16/12/1999 của UBND Tỉnh Lâm
Đồng v/v điều chỉnh ranh giới đất Lâm nghiệp và phân loại rừng theo chức năng.
Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về
việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2008-2010.Kết quả rà soát đến thời điểm hiện tại của Công ty Lâm Nghiệp Đơn
Dương. Hiện trạng tài nguyên rừng do Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương quản lý cụ
thể như sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng công ty
Chia ra loại rừng
Loại đất, loại rừng

Tổng DT
(ha)

Đặc
dụng
53

Phòng
hộ

Sản xuất

Tổng trữ lượng
Gỗ
(m3)


Lồ ô
(1000
cây)


1

2

I. Tổng diện tích

22.924,97

1.Tổng diện tích đất LN

22.914,37

a.Rừng tự nhiên

17.805,12

b.Rừng trồng
Đất trống(không rừng)
Đất không rừng
Đất SXNN trên đất LN
Khác
1.1. Thuê để KD theo
phương án
Rừng TN

Rừng trồng
Đất trống(không rừng)

2.369,23
2.726,02
1.090,90
1.635,12
14,00

1.2 Diện tích không thuê

19.234,49

Rừng TN

16.720,12

Rừng trồng
Đất trống(không rừng)
Đất khác
2. Diện tích khác
XDCB
Đất chuyên dùng gieo
ươm
Đất NN

474,35
2.026,02
14,00
10,60

1,40

3

4
2.886,0
5
2.886,0
5
1.563,7
6
417,65
904,64
103,00
801,64

5

7

1.753.7
55
1.675.9
41
77.813

30.406.2
63
30.406.2
63


20.014,32
20.014,32
16.241,36
1.951,58
1.821,38
987,90
833,48

3.679,88

3.679,88

1.085,00
1.894,88
700,00

1.085,00
1.894,88
700,00
2.886,0
5
1.563,7
6
417,65
904,64

6

16.334,44

15.156,36
56,70
1.121,38

1,50
7,70

(Nguồn: Công ty lâm nghiệp Đơn Dương)
Lâm phần do công ty lâm nghiệp Đơn Dương quản lý gồm 28 tiểu khu - mã
hóa từ 316A -342A và 02 tiểu khu (Ka Đơn, TuTra) được phân chia thành 4 cụm
tiểu khu và phân bố theo địa giới hành chính như sau:
 Thị trấn Đạ Dran gồm các tiểu khu 316A, 316B.
 Xã Lạc Xuân gồm các TK : 317, 318, 319, 320, 321, 322,323B.
 Xã Ka Đô gồm các TK : 323A, 326, 327, 328, 329, 331, 332.
 Xã PRó gồm các TK : 330, 333A, 333B, 334, 335, 336, 337.
 Xã Ka Đơn gồm các tiểu khu : 338, Ka Đơn.
54


×