Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẢO LÂM HUYỆN BẢO LÂM – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẢO LÂM
HUYỆN BẢO LÂM – TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẢO LÂM
HUYỆN BẢO LÂM – TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.s. Phan Minh Xuân

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình đã cho con những gì
tốt đẹp nhất để con được thành quả như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học
Nông Lâm Tp. HCM, đồng gửi đến quý Thầy Cô Khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là
giảng viên Thạc sĩ Phan Minh Xuân đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt 4 năm học
tại trường, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe.
Cùng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh thuộc XN LNCN II - phân trường
BLá, anh Nguyễn Thanh Sơn – nhân viên kỹ thuật của công ty TNHH MTV Bảo Lâm
– huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã tạo mọi điều kiện cũng như cung cấp thông tin
và số liệu liên quan để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tập thể lớp DH07LN đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học.
Do thời gian thực tập ngắn ngủi và kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên
không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót trong khóa luận cũng như trong quá trình thực
tập tại các ban quản lý rừng. Kính mong quý Thầy Cô, đặc biệt là Thầy hướng
dẫn, ban lãnh đạo cũng như các anh tại địa điểm thực tập góp ý và chỉ dẫn để em
rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kính chúc quý Thầy Cô, các anh và Thầy hướng dẫn dồi dào sức khỏe,
luôn thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Tú


i


TÓM TẮT
Tên đề tài: “Nghiên cứu công tác phòng chống cháy rừng tại công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.
Địa điểm: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo
Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung chính: Mục tiêu cơ bản của khóa luận là đi vào tìm hiểu chi tiết
các bước phòng chống cháy cho từng kiểu rừng cụ thể tại công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Bảo Lâm huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng nhằm cung cấp những thông tin
thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp phòng chống cháy tại công ty. Để qua
đó có những bài học kinh nghiệm nhằm học hỏi, áp dụng cho các đơn vị đang
QLBVR cũng như có sự điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống này. Đặc
biệt khi nhà nước đang khuyến khích trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
cải tạo rừng nghèo kiệt thì những thông tin này càng trở nên hữu ích.

ii


SUMARY
Research Subject: “Study the prevention of forest fires at Bao Lam Forestry
Ltd., Bao Lam district, Lam Dong province”, carried out in Bao Lam Forestry Ltd.,
Bao Lam district, Lam Dong province from July 2010 to March 2011.
The result: The basic objective of this thesis is to learn precisely the steps of
fire fight and prevention for each forest type at Bao Lam Forestry Ltd., Bao Lam
district, Lam Dong province, to provide the factual information about application of
fire regulations in there. Moreover, this research is also aimed to obtain much
experience to learn, to apply in forest preservation and management as well as

adjustment to improve this system. Especially, this information becomes more and
more useful when the state is on the way of encouragement for forestation to green
the barren and hills.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn ..............................................................................................i
Tóm tắt .................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................... vi
Danh sách các bảng ............................................................................ vii
Danh sách các hình .............................................................................. ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở thực tiễn liên quan đến công tác phòng chống cháy rừng .....................4
2.1.1. Đặc điểm tài nguyên......................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................9
2.1.2.2 Địa hình .................................................................................................... 10
2.1.2.3 Khí hậu ..................................................................................................... 10
2.1.2.4 Thủy văn................................................................................................... 13
2.1.2.5 Đất đai ...................................................................................................... 13
2.1.3. Đặc điểm về dân sinh - kinh tế - xã hội ..................................................... 14
2.1.3.1 Dân số và phân bố dân cư ........................................................................ 14
2.1.3.2 Tình hình sản xuất .................................................................................... 15
2.1.3.3 Tình hình giao thông ................................................................................ 16
2.1.3.4 Văn hóa – Giáo dục .................................................................................. 16
2.1.3.5 Tình hình kinh tế ...................................................................................... 16

2.2. Hiện trạng công tác phòng chống cháy rừng của đơn vị............................... 17
2.2.1. Về tổ chức, lực lượng, phương tiện ........................................................... 17
2.2.1.1 Về tổ chức, lực lượng ............................................................................... 17
2.2.1.2 Về phương tiện ......................................................................................... 19
2.2.2. Về công trình phòng cháy chữa cháy rừng .................................................19

iv


2.2.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng .....................................................................21
2.2.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng .........................................................24
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................28
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................28
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................31
4.1. Các bước PCCCR đang tiến hành tại công ty ................................................31
4.2 Nhận xét, đánh giá công tác PCCCR tại công ty ............................................39
4.2.1. Biện pháp lâm sinh ......................................................................................43
4.2.2. Hệ thống chòi canh và tổ chức lực lượng trực cháy ...................................50
4.2.3. Biện pháp tổ chức lực lượng trong công tác PCCCR .................................54
4.2.4. Tổ chức và theo dõi, phát hiện lửa rừng .....................................................56
4.2.5. Phương tiện chữa cháy rừng .......................................................................64
4.2.6. Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng, cộng đồng về công tác
phòng cháy, chữa cháy rừng .................................................................................66
4.2.6.1 Tuyên truyền, giáo dục phổ cập trong các cộng về việc phòng và chữa cháy
rừng ...................................................................................................................... 66
4.2.6.2 Quy vùng sản xuất nương rẫy .................................................................. 69

4.2.6.3 Giao khoán QLBVR & PCCCR............................................................... 70
4.2.7. Biện pháp làm giảm VLC ...........................................................................72
4.2.7.1 Giải pháp làm giảm vật liệu cháy............................................................. 73
4.2.7.2 Vệ sinh rừng ............................................................................................. 78
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................86
5.1. Kết luận ..........................................................................................................86
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 89
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 91

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐQG

Ban chỉ đạo Quốc Gia

BV & PTTNR

Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KT - QLBVR

Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng

MTV


Một thành viên

NLKH

Nông lâm kết hợp

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLBV & PCCCR

Quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

XN LNCN I

Xí nghiệp lâm nghiệp chi nhánh I

XN LNCN II

Xí nghiệp lâm nghiệp chi nhánh II

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Diện tích trùng với các đơn vị khác của công ty .................................... 4
Bảng 2.2 Bảng phân chia diện tích theo địa giới hành chính ................................ 5
Bảng 2.3 Phân chia diện tích theo trạng thái của công ty...................................... 5
Bảng 2.4 So sánh độ cao các cao nguyên tại Tây Nguyên .................................. 10
Bảng 2.5 Xác định mùa cháy rừng tại Bảo Lâm ................................................. 11
Bảng 2.6 Mùa cháy rừng tại một số vùng sinh thái nước ta ................................ 12
Bảng 2.7 Mùa cháy rừng tại các tỉnh Tây nguyên ............................................... 12
Bảng 2.8 Thành phần dân tộc thuộc khu vực quản lý của công ty ...................... 14
Bảng 2.9 Tổng hợp phương tiện PCCCR hiện có ............................................... 20

Bảng 4.1 Kinh phí PCCCR mùa khô năm 2009 – 2010 ...................................... 32
Bảng 4.2 Kế hoạch thực hiện công tác PCCCR mùa khô năm 2010 – 2011 ...... 33
Bảng 4.3 Các biện pháp PCCR đang tiến hành tại công ty ................................. 34
Bảng 4.4 So sánh các bước PCCCR giữa công ty và hộ nhận khoán.................. 36
Bảng 4.5 Số liệu cháy rừng qua một số giai đoạn của công ty ............................ 37
Bảng 4.6 Thống kê tình hình vi phạm lâm luật từ năm 2005 đến năm 2010 ...... 38
Bảng 4.7 Hoạt động của con người trong khu của công ty ................................. 38
Bảng 4.8 Phân loại rừng theo nguy cơ cháy ........................................................ 39
Bảng 4.9 Tổng hợp diện tích rừng dễ cháy tại phân trường BLá ........................ 41
Bảng 4.10 Thống kê chiều rộng băng cản lửa tại công ty ................................... 43
Bảng 4.11 Thống kê các loại đường băng tại công ty ......................................... 43
Bảng 4.12 Thống kê hệ thống sông suối đi qua lâm phận công ty ...................... 48
Bảng 4.13 Hệ thống chòi canh tại công ty ........................................................... 50
Bảng 4.14 Phân công trực chòi tháng 10/2010 .................................................... 51
Bảng 4.15 Phân công trực chòi tháng 03/2011 .................................................... 51
Bảng 4.16 Phân công địa điểm trực tháng 10/2010 ............................................. 52
Bảng 4.17 Thống kê nhân viên tại công ty .......................................................... 54
vii


Bảng 4.18 Thành phần và số lượng tham gia PCCCR tại công ty ...................... 59
Bảng 4.19 Phương tiện chữa cháy rừng tại công ty năm 2010 .......................... 64
Bảng 4.20 Số liệu các hình thức tuyên truyền tại công ty ................................... 67
Bảng 4.21 Số hộ nhận khoán theo phân trường tại công ty ................................. 71
Bảng 4.22 Diện tích thiết kế tỉa thưa đợt 2 – 2010 .............................................. 77

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Đường 338 đi xã Lộc Bắc quan sát từ chòi canh ................................. 44
Hình 4.2 Một số hình ảnh về đường bao ngạn phân chia ranh giới giữa công ty và
các hộ dân ............................................................................................................. 44
Hình 4.3 Công nhân đang tiến hành phát thực bì dọc hai bên đường ................. 45
Hình 4.4 Nhờ băng trắng đường dây điện và cây không bị thiệt hại sau một vụ cháy
.............................................................................................................................. 47
Hình 4.5 Một số hình ảnh về băng xanh của công ty (mô hình nông lâm kết hợp và
rừng hỗn giao) ...................................................................................................... 47
Hình 4.6 Sông chạy qua địa phận công ty hầu như không có nước vào mùa khô49
Hình 4.7 Một số loại chòi canh tại công ty ......................................................... 50
Hình 4.8 Sơ đồ tổ chức hành chính tại công ty ................................................... 54
Hình 4.9 Điểm cháy phát hiện từ chòi canh ........................................................ 56
Hình 4.10 Các hộ nhận khoán tại thôn Neođơ đang nghe tuyên truyền và phổ biến
công tác QLBV & PCCCR năm 2010 – 2011 ..................................................... 66
Hình 4.11 Một số hình ảnh về phương pháp tuyên truyền tại công ty ................ 68
Hình 4.12 Nguồn VLC trước mùa khô tại công ty .............................................. 74
Hình 4.13 Đốt trước VLC trên băng trắng ......................................................... 74
Hình 4.14 Đốt trước trên toàn bộ một khu vực ................................................... 75
Hình 4.15 Phương pháp làm giảm vật liệu cháy trong rừng .................................... 77
Hình 4.16 Rừng non sau khi sử lý thực bì ........................................................... 84
Hình 4.17 Đốt trước không đạt yêu cầu (cháy cây hoặc cháy quá ½ tán)........... 84
Hình 4.18 Vệ sinh rừng sau khai thác ................................................................. 85
Phụ lục Một số hình ảnh về khu vực nghiên cứu

ix



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên hành tinh chúng ta, rừng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Rừng có
chức năng đặc biệt trước hết là chức năng phòng hộ sinh thái, đảm bảo cho sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Với vai trò quan trọng như thế, nhưng
hiện nay rừng trên thế giới đang kêu cứu.
Theo thống kê của tổ chức IUCN, UNDP trung bình mỗi năm trên thế giới
diện tích rừng bị mất đi đang tăng theo cấp số nhân như: 18 triệu hecta rừng năm
1991, 170 - 200 triệu hecta năm 2000, theo dự đoán của nhiều chuyên gia cấp độ đó
sẽ tăng lên 600 - 700 triệu hecta từ năm 2020 trở đi.
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến mất rừng như:
lấn chiếm, xâm phạm, phá hủy tài nguyên rừng trái phép,… và trong đó không thể
thiếu vấn nạn cháy rừng – một vấn đề nổi trội của ngành Lâm nghiệp – đang làm
cho rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Trong mỗi năm trên thế giới số diện tích rừng mất đi do cháy chiếm khoảng
23%. Riêng tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm, mỗi năm mất khoảng
30.000 - 50.000 ha rừng thì 10% trong số đó là cháy rừng, xảy ra khoảng 1.413 vụ
cháy rừng gây thiệt hại 3.616 ha rừng tự nhiên, 3.032 ha rừng trồng, đó là chưa kể
các vụ cháy nhỏ chưa được ghi nhận và thống kê thì con số này còn cao hơn nữa
gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái,
nguy hại đến tính mạng và tài sản con người.
Thêm vào đó tình trạng nắng nóng ngày càng kéo dài và diễn biến hết sức
phức tạp như hiện nay càng khiến cho “giặc lửa” nhòm ngó các khu rừng hơn bao
giờ hết.

1


Trước những hậu quả đó, các chính phủ, các tổ chức, các nhà quản lý, những

nhà chuyên môn và những nhà hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đã và đang rất
quan tâm, cùng nhau nghiên cứu giải quyết vấn đề này.
Trong đó có Việt Nam, với đặc điểm Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa khô thường kéo dài và liên tục, thời gian này hầu
như không có mưa và độ ẩm xuống thấp nhất trong năm. Địa hình với 3/4 là đồi núi và
do hạn chế về tài chính nên phương tiện chữa cháy còn rất thô sơ, chủ yếu là bằng thủ
công. Bên cạnh đó, nước ta có diện tích rừng lớn độ che phủ lên đến 39,5% (2010, cục
thống kê và đo lường chất lượng Việt Nam). Chính các yếu tố trên khiến cho nguy cơ
cháy rừng luôn thường trực, việc chữa cháy rừng vô cùng khó khăn, gian khổ và gây
nhiều thiệt hại khôn lường, công sức của con người trở nên rất nhỏ nhoi trước sự hoành
hành của chúng.
Để tránh và làm suy giảm các vụ cháy rừng cũng như những thiệt hại do
cháy rừng gây ra cần phải có những biện pháp phòng chống cháy hữu hiệu. Đáp ứng
yêu cầu đó ngành Lâm nghiệp đã có những định hướng, xây dựng và thực thi các
phương án, dự án có tác dụng phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt ở các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Để có thể đi tới giảm bớt các thiệt hại và
các vụ cháy rừng xảy ra.
Con đường để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó không thể phủ nhận vai trò của các biện pháp phòng chống
cháy rừng, với phương châm “phòng là chính” ngành Lâm nghiệp đã triển khai
được rất nhiều biện pháp phòng chống cháy trong cả nước, đồng thời xen kẽ với
việc sáng tạo, điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, nhờ đó mà số vụ và
mức độ thiệt hại do cháy rừng đã giảm đi rất nhiều. Điều đó càng khẳng định việc
không thể thiếu việc có mặt của các biện pháp phòng chống cháy tại các đơn vị có
rừng.
Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác trên và phát huy được hiệu quả cao nhất
của các biện pháp cần phải đảm bảo việc tiến hành theo đúng: quy trình kỹ thuật, cơ
sở áp dụng và điều kiện áp dụng của từng địa phương. Ngoài ra, còn đưa ra được

2



các tiêu chí đánh giá để tiếp tục duy trì, củng cố đồng thời xem xét khả năng phát
huy hiệu quả trong quá trình áp dụng.
Được sự đồng ý của Bộ môn Lâm Sinh thuộc khoa Lâm nghiệp Trường Đại
học Nông Lâm Tp. HCM và sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn của giảng viên Thạc sĩ
Phan Minh Xuân, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu công tác phòng
chống cháy rừng tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm,
tỉnh Lâm Đồng”, từ đó rút những kinh nghiệm cho bản thân và không những nâng
cao kiến thức chuyên môn mà còn nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng
của công tác phòng chống “giặc lửa”, nhất là hiện nay khi nhà nước đang khuyến
khích các đơn vị, cá nhân trồng rừng để vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa mang
mục đích kinh doanh rừng vừa phát triển lâm sinh. Càng cho thấy việc nghiên cứu,
học tập, chuyển giao công nghệ phòng chống cháy rừng là không thể thiếu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở thực tiễn liên quan đến công tác phòng chống cháy rừng
2.1.1 Đặc điểm tài nguyên
Công ty Lâm nghiệp Bảo Lâm hiện đang được giao quản lý và sử dụng
22.190 ha bao gồm đất quy hoạch Lâm nghiệp, đất quy hoạch chuyển đổi, đất có
rừng quy hoạch nông nghiệp, thuộc 24 tiểu khu trải rộng trên 4 xã: Lộc Lâm, BLá,
Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng.
Tổng diện tích được giao quản lý (giao theo quyết định 450/QĐ/UBND,
ngày 19/02/2008, của UBND tỉnh Lâm Đồng): 21.629 ha.
Thực tế đang quản lý sử dụng: 21.141 ha (trong đó diện tích giao khoán
QLBVR là 8.351,1 ha, gồm giao khoán cây đứng và chương trình 5 triệu)

Diện tích thực tế đang quản lý thấp hơn 488 ha so với quyết định là do trong
quyết định trên có những diện tích trùng với các đơn vị khác (diện tích này thức tế
Lâm trường không quản lý sử dụng) như sau:
Bảng 2.1: Diện tích trùng với các đơn vị khác của công ty
Stt
1
2
3
4

Tên đơn vị
Công ty Kiến Á
Công ty ván ép Trung Nam
Công ty Thanh Vân
Nhà máy ALUMIN, hồ Oxalat, bùn đỏ
Tổng

4

Diện tích (ha)
70
222
106
90
488


Trong đó diện tích đang quản lý được phân chia như sau:
2.1.1.1 Theo địa giới hành chính
Bảng 2.2: Bảng phân chia diện tích theo địa giới hành chính

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Đơn vị
Xã Lộc Lâm
Xã Lộc Phú
Xã BLá
Thị trấn Lộc Thắng
Phân trường BLá
Phân trường Lộc Phú
Phân trường Đạ Kơi
Phân trường Lộc Lâm
Tổng

Diện tích
11.631
4.784
4.236
490
3.298,2
3.427,8
5.350
9.065

21.141

2.1.1.2 Theo phân trường quản lý
Diện tích theo trạng thái (phân chia theo đối tượng rừng sản xuất, rừng
phòng hộ, rừng trồng, rừng tự nhiên).
Bảng 2.3: Phân chia diện tích theo trạng thái của công ty Bảo Lâm
Stt

Hạng mục

Tổng diện tích quản lý
I
Đất có rừng
1
Rừng tự nhiên
1.1
Rừng gỗ
1.1.1 Rừng TX + ½ rụng lá
Giàu
TB
Nghèo
Non
1.1.2 Rừng LRRL
Giàu
TB
Nghèo
Non

Tổng diện tích
(ha)

21.141,00
20.128,31
16.275,38
6.240,09
2.974,44
39,21
818,24
1.005,08
1.111,91
42,35
0,00
0,00
0,00
42,35

5

Phân chia
Sản xuất
Phòng hộ
17.142,00
16.408,31
12.619,58
5.466,27
2.730,02
5,83
710,84
1.005,08
1.008,27
42,35

0,00
0,00
0,00
42,35

3.720,00
3.720,00
3.655,80
773,82
244,42
33,38
107,40
0,00
103,64
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00


Stt

Hạng mục

1.1.3 Rừng lá kim
Giàu
TB
Nghèo
Non

1.1.4 Rừng hỗn giao LK+LR
Giàu
TB
Nghèo
Non
1.1.5 Rừng hỗn giao LR+LK
Giàu
TB
Nghèo
Non
1.2
Rừng gỗ + tre nứa
1.3
Rừng tre nứa + gỗ
1.4
Rừng tre nứa – lồ ô
2
Rừng trồng
2.1
Thông
2.2
Cây khác
II
Đất L.N không có rừng
1
IA
2
IB
3
IC

III
Đất L.N đang SX – NN
IV
Đất khác

Tổng diện tích
(ha)
1.397,06
82,18
1.226,92
23,46
64,50
699,78
0,00
699,78
0,00
0,00
1.126,46
0,00
687,22
409,24
30,00
2.806,68
7.046,79
181,82
3.852,93
3.780,21
72,72
158,80
96,91

26,34
35,55
832,86
21,03

Phân chia
Sản xuất
Phòng hộ
1.002,76
82,18
832,62
23,46
64,50
699,78
0,00
699,78
0,00
0,00
991,36
0,00
552,12
409,24
30,00
999,75
6.006,72
146,84
3.788,73
3.716,01
72,72
158,80

96,91
26,34
35,55
832,86
21,03

394,30
0,00
394,30
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
135,10
0,00
135,10
0,00
0,00
1.806,93
1.040,07
34,98
64,20
64,20
0,00
0,00
0,00
0,00

0,00
0,00
0,00

Đặc điểm của các loại rừng liên quan đến các cơ chế phát sinh cháy rừng
(VLC, hoạt động con người có nguy cơ xảy ra cháy rừng,…)
a. Đất có rừng
Tài nguyên rừng của công ty nhìn chung phong phú và đa dạng, hầu hết có
những dạng rừng thứ sinh có những nét đặc trưng sau:
* Quần thể rừng gỗ lá rộng: có tổng diện tích là 3.016,79 ha chiếm 14,3%
trên tổng diện tích đất có rừng với tổng trữ lượng 359.255 m3. Các hành vi khai thác

6


lâm sản trái phép, hành vi săn bẫy thú, phát nương làm rẫy thường xảy ra trên đối
tượng này, bao gồm các trạng thái:
- Trạng thái rừng giàu (IIIA3) có tổng diện tích là 39,21 ha với tổng trữ
lượng là 9.410 m3 loài cây chủ yếu là các họ Giẻ và các loài Giổi, Tùng, Trâm,…
phân bố tập trung ở phía Bắc và Tây bắc, thường gặp ở độ cao trên 900 m, chủ yếu
nằm ở trên rừng phòng hộ.
- Trạng thái rừng trung bình (IIIA2) có tổng diện tích là 818,24 ha với tổng
trữ lượng là 155.466 m3 loài cây chủ yếu là các họ Giẻ, Dầu và các loài Giổi, Tùng,
Trâm,… phân bố tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây bắc, thường gặp ở độ cao trên
900 m.
- Trạng thái rừng nghèo (IIIA1) có tổng diện tích là 1.005,08 ha với tổng trữ
lượng là 106.538 m3 loài cây chủ yếu là Giẻ, Giổi, Trâm… và cây tạp xen lẫn.
- Trạng thái rừng phục hồi (IIA, IIB) có tổng diện tích là 1.154,26 ha với tổng
trữ lượng là 87.841 m3. Đây là kiểu rừng non phục hồi hay phục hồi sau nương rẫy.
Nhìn chung tổ thành của loại rừng này là những cây ưa sáng mọc nhanh như Ba bét, Ba

soi, Bứa, Bưởi bung, Chò, Giẻ… phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích của công ty ở độ
cao từ 500 đến 700 m nhưng tập trung nhiều nhất ở các tiểu khu giáp sông Đồng Nai.
* Quần thể rừng lá kim là rừng Thông tự nhiên có tổng diện tích 1.397,06 ha
với tổng trữ lượng 264.259 m3.
Đây là đối tượng có nguy cơ xảy ra cháy rừng vào mùa khô và là đối tượng
để khai thác nhựa Thông bao gồm các trạng thái sau:
- Rừng thành thục: tổng diện tích 82,18 ha với tổng trữ lượng 21.120 m3.
- Rừng gần thành thục và trung niên: tổng diện tích 699,78 ha với tổng trữ
lượng 240.476 m3.
- Rừng non phục hồi: tổng diện tích 64,5 ha. Đây là dạng rừng non tái sinh tự
nhiên sinh trưởng phát triển bình thường.
- Rừng rải rác: tổng diện tích 23,46 ha với tổng trữ lượng 469 m3.
* Rừng hỗn giao lá rộng – lá kim: có tổng diện tích 1.126,46 ha với tổng trữ
lượng 176.321 m3. Đây là dạng rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ở một số khu

7


vực loài Thông chiếm tỷ lệ ưu thế trong tổ thành còn loài lá rộng chiếm ưu thế rất đa
dạng về chủng loại đa số là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Giẻ, Trâm,…
phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc công ty. Đây là đối tượng có nguy cơ xảy ra
cháy rừng vào mùa khô và là đối tượng để khai thác nhựa Thông.
* Rừng hỗn giao lá kim – lá rộng: có tổng diện tích 699,78 ha với tổng trữ
lượng 153.446 m3. Đây là dạng rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ở một số khu
vực, loài Thông chiếm tỷ lệ ưu thế trong tổ thành, còn loài lá rộng chiếm tỷ lệ thấp
là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Giẻ, Trâm,… phân bố chủ yếu ở phía
Bắc và Tây Bắc công ty. Đây là đối tượng có nguy cơ xảy ra cháy rừng vào mùa
khô cao điểm và là đối tượng để khai thác nhựa Thông.
* Rừng hỗn giao gỗ - tre - nứa: có tổng diện tích 2.806,68 ha với tổng trữ
lượng 112,67 m3 + 5.894.000 cây. Đây là dạng rừng được hình thành sau nương rẫy.

Ở một số nơi Le tái sinh hỗn giao với cây bụi nhỏ có giá trị kinh tế thấp. Đây là đối
tượng cần chú ý với hành vi khai thác gỗ, săn bẫy thú quý hiếm.
* Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ: có tổng diện tích 7.046,79 ha với tổng trữ
lượng 7.046,79 m3 + 140.936.000 cây. Đây là dạng rừng được hình thành sau nương
rẫy. Ở một số nơi Le tái sinh hỗn giao với cây bụi nhỏ có giá trị kinh tế thấp. Đây là
đối tượng cần chú ý với hành vi khai thác gỗ, săn bẫy thú quý hiếm.
* Rừng tre nứa: có tổng diện tích 181,82 ha với tổng trữ lượng 654.500 cây.
Đây là đối tượng cần chú ý với hành vi khai thác gỗ, săn bẫy thú quý hiếm.
* Rừng trồng: có tổng diện tích 3.853,93 ha chủ yếu là rừng Thông trồng từ
năm 1980 đến nay (bao gồm rừng trồng cây đứng, các nguồn khác và nguyên liệu
giấy) rừng sinh trưởng và phát triển bình thường. Các diện tích liền kề với nương rẫy
thường bị đe dọa bởi hành vi cơi nới diện tích để mở rộng diện tích canh tác. Đây là
đối tượng có nguy cơ cháy rừng rất cao cùng với việc phát đốt, cơi nới diện tích đất
canh tác nông nghiệp cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Thêm vào đó, rừng Thông trồng và Thông tự nhiên hằng năm lượng nhựa rơi
vãi do khai thác và lớp lá khô bên dưới đất rất dễ bén lửa gây ra cháy lớn.

8


b. Đất không có rừng (IA, IB, IC): Tổng diện tích 158,8 ha phân bố rải rác
thực bì gồm các loại cỏ tranh, lau lách xen lẫn cây bụi nhỏ với các diện tích nhỏ lẻ
rải rác.
Đất không có rừng và rừng nghèo kiệt được phục hồi sau khai thác nương
rẫy có nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa đến mùa khô hanh cùng với lớp cành lá khô
rụng và tre nứa chết tạo nên khối lượng vật liệu dễ cháy lớn và khó kiểm soát khi
xảy ra cháy.
c. Đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp: 832,86 ha bao gồm chủ yếu
là cây Chè và Cà phê đã trồng từ các năm, cần tập trung làm cam kết vận động làm
NLKH với các diện tích đã canh tác ổn định.

Nhờ diện tích này đã góp phần tạo băng xanh trong phòng chống cháy lan,
nhất là thường phân bố ở ven đường và giáp rừng càng phát huy tác dụng hơn
nhưng lại bị lợi dụng để cơi nới, lấn chiếm đất rừng, nơi tạm cất dấu lâm sản khai
thác trái phép và là nơi thường được đốt dọn, đây cũng là nguyên nhân chính gây
cháy lan vào rừng.
d. Đất khác: 629,09 ha
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí - Tọa độ địa lý
+ Tọa độ:
- Từ 110 52’ 30’’ vĩ độ Bắc đến 110 38’ 02’’ vĩ độ Nam.
- Từ 1070 50’ 02’’ kinh độ Đông đến 1070 42’ 30’’ kinh độ Tây.
+ Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp sông Đồng Nai (giáp ranh với huyện Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông).
- Phía Nam giáp thị trấn Lộc Thắng, Ban quản lý rừng Bảo Lâm.
- Phía Đông giáp xã Lộc Ngãi, Lộc Phú, Ban quản lý rừng Tân Thượng.
- Phía Tây giáp xã Blá, Ban quản lý rừng Bảo Lâm, Lâm trường Lộc Bắc.
Ngoài ra, ranh giới còn giáp với huyện Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông và 8
chủ rừng, gồm:
- Lâm trường Lộc Bắc.

9


- Ban quản lý rừng Bảo Lâm.
- Ban quản lý rừng Tân Thượng huyện Di Linh.
- Huyện Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông.
- Công ty TNHH Mỹ Thành.
- Công ty TNHH Mỹ Hồng.
- Công ty Thanh Vân.
- Công ty ván ép Trung Nam.

- Công ty Kiến Á.
Sự tiếp giáp với nhiều lâm trường và công ty như trên cần có sự phối hợp về
công tác QLTBV & PCCCR trong phạm vi ranh giới của 2 đơn vị để kịp thời ngăn
chặn và giúp đỡ nhau chống mọi hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng, trong đó có
cháy rừng.
2.1.2.2 Địa hình
Độ dốc: 5 – 100.
Độ cao tương đối bình quân: 20 – 100 m.
Độ cao tuyệt đối: 845 – 908 m.
Bảng 2.4: So sánh độ cao các cao nguyên tại Tây Nguyên
Cao nguyên
Kon Tum
Đăk Lăk
Di Linh
Lâm Viên

Độ cao
500
400
1000
1500

Công ty Lâm nghiệp Bảo Lâm thuộc Nam cao nguyên Di Linh, nên có đặc
điểm địa hình cao nguyên. Khu vực trung tâm và phía Nam là hệ thống dãy đồi liền
nhau, tương đối bằng phẳng. Còn khu vực phía Bắc và Tây Bắc địa hình chia cắt
mạnh, nhiều thác ghềnh, dạng đồi núi dốc hiểm trở, khó khăn trong công tác tuần
tra QLBV & PCCCR, cũng như khả năng huy động lực lượng, phương tiện đến cứu
chữa khi cháy rừng xảy ra.
2.1.2.3 Khí hậu
Nhìn chung khí hậu huyện Bảo Lâm là khí hậu vùng núi gió mùa.


10


- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, mùa đông ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà bị chi
phối nhiều bởi độ cao.
- Nhiệt độ bình quân năm: 220C
- Độ ẩm không khí bình quân: 85%
- Lượng mưa bình quân: 2.200 mm, phân bố không đều.
Nhận xét: Mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% lượng mưa của cả
năm, đây cũng là 3 tháng cỏ dại phát triển mạnh nhất, sau đó cỏ dại gặp khoảng thời
gian từ tháng 12 đến tháng 3 hầu như không có mưa, sự biến động về thời tiết lớn
giữa các mùa trong năm, mùa khô xảy ra tình trạng khô nóng, sông suối cạn kiệt, hạn
hán kéo dài, lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa (556,2 mm > 230 mm) làm cho
ẩm độ không khí càng thấp. Làm cho cây rừng, nhất là ở rừng trồng và lớp cây bụi,
cỏ tranh, lau lách nhanh khô hơn, độ ẩm thực bì (VLC) giảm dưới 10% rất dễ bắt lửa
và gây cháy rừng lớn, lan tràn nhanh.
- Gió thịnh hành trong năm: trong năm xuất hiện 3 hướng gió chính và mang
đặc tính khác nhau:
+ Hướng gió Tây từ tháng 5 – 10 mang theo mưa có khi mưa đá.
+ Hướng gió Bắc từ tháng 10 – 1 năm sau mang theo khô và hanh.
+ Hướng gió Tây Bắc từ tháng 2 – 4 mang theo khô và hanh.
Nhận xét: Qua chế độ hoạt động của gió ta thấy chúng hoạt động mạnh vào
mùa khô, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm đám cháy bùng phát và lan
tràn mạnh mẽ, gây nhiều khó khăn trong quá trình khống chế cũng như đảm bảo an
toàn cho người và phương tiện chữa cháy.
Bảng 2.5: Xác định mùa cháy rừng tại Bảo Lâm
Tháng
Bảo

Lâm
Kết
quả

1

2

11

12

18 21
3 9

Chỉ tiêu: Nhiệt độ bình quân/ lượng mưa bình quân
23
18
19
20
19
19
16
13 23
40 205 356 374 465 400 252 198 97

24
40

K


Kh

Kh

H

3

4

5

6

11

7

8

9

10


Mùa cháy rừng ở Bảo Lâm gồm 4 tháng: tháng 12, 01, 02, 03. Trong đó, cao
điểm vào tháng 01, 02 khi thời tiết vào 2 tháng này hầu như không có mưa và nắng
nóng kéo dài.
Bảng 2.6: Mùa cháy rừng tại một số vùng sinh thái nước ta

STT

Vùng sinh thái

1
2
3
4
5
6
7
8

Tây Bắc
Đông Bắc
ĐB Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

1
x
x
-

2
x
x

-

3
-

4
x
x
x
x
-

Các tháng trong năm
5 6 7 8 9 10 11 12
x x
x
x
- - x x
x x
x

Bảng 2.7: Mùa cháy rừng tại các tỉnh Tây nguyên
STT
1
2
3
4
5
6
7


Tỉnh
Lâm Đồng
Đăk Nông
Đăk Lăk
Gia Lai
Kom Tum
Tây Nguyên
VQG Cát Tiên

1
x
-

2
x
-

3
-

Các tháng trong năm
4 5 6 7 8 9 10 11 12
x
x x
x x
x
x x
x
x

- x x
x
x
-

- Mùa cháy rừng tại Bảo Lâm: tập trung vào 04 tháng: từ tháng 11 năm trước
đến tháng 03 năm sau và đạt đỉnh điểm vào tháng 01, 02, 03. Đó là thời gian cực
hạn của mùa khô và có xu thế giảm dần khi giao với mùa mưa.
Ghi chú: Mùa cháy rừng là khoảng thời gian bao gồm những tháng khô, hạn, kiệt
làm cho nguồn vật liệu ở trong và ven rừng luôn ở trạng thái khô và dễ bắt lửa.
* Dấu (-) là tháng kiệt, hạn và cực kỳ nguy hiểm về cháy rừng (tháng hạn kí
hiệu: H là tháng có lượng mưa bình quân ít hơn nhiệt độ trung bình của tháng đó,
tháng kiệt ký hiệu K là tháng có lượng mưa bình quân ít hơn 5 mm).

12


* Dấu (x) là tháng khô kí hiệu Kh có khả năng xuất hiện cháy rừng (là tháng
có lượng mưa bình quân ít hơn hai lần nhiệt độ trung bình của tháng đó).
2.1.2.4 Thủy văn
Công ty Bảo Lâm có hệ thống thủy văn khá phong phú, phân bố đều khắp
trong toàn bộ lâm phần, đáng kể nhất là sông Đồng Nai chạy dọc suốt biên giới phía
Bắc, suối Đại Nga chạy dọc biên giới phía Nam và một loạt hệ thống khác như: Đạ
Kơi, Đạ Tùng Riêng.
Nhận xét: Do có nhiều sông suối nên trên các đường giao thông và đường
vận xuất, vận chuyển cần phải làm khá nhiều cầu cống mới đáp ứng được việc đi
lại, sản xuất kinh doanh, tuần tra QLBVR và quá trình vận chuyển người và phương
tiện chữa cháy.
Các sông vào mùa khô thường cạn kiệt hoặc chỉ để tưới tiêu trong nông
nghiệp, ít có khả năng cung cấp nước chữa cháy nên cũng cần xây dựng thêm các

hồ chứa nước.
2.1.2.5 Đất đai
Đất đai thuộc công ty quản lý có đặc điểm chung là đất Feralit thuộc nhóm
đất Bauxit có độ pH 4 – 5 (đất hơi chua), do địa hình dốc nên xói mòn mạnh vào
mùa mưa. Có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan với thành phần cơ giới
thịt nặng, kết cấu viên tơi xốp, sét nhẹ phù hợp cho việc trồng cây Lâm – nông –
công nghiệp.
- Nhóm Feralit xám phát triển trên đá cuội kết, trong thành phần của đất có
pha cát, khả năng giữ nước kém, mùa khô dễ bị mất nước, mùa mưa dễ bị rửa trôi
và xói mòn mạnh. Nhìn chung loại đất này nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm Feralit vàng đỏ - vàng nhạt phát triển trên phiến thạch nhẹ, tầng đất
mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm đất phù sa sông suối, thường phân bố dọc theo sông suối, thung lũng
với diện tích nhỏ. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp, lúa nước.
Theo định chuẩn đất trên công ty thuộc cấp II.

13


Nhận xét: Nhìn chung khá phù hợp với sản xuất cây công nghiệp nên dễ xảy ra
tình trạng phá rừng và lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt khu vực này thường
liền kề với rừng nên rất dễ cháy khi bà con vào mùa đốt dọn nương rẫy.
2.1.3 Đặc điểm về dân sinh - kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Dân số và phân bố dân cư
Thuộc phạm vi của công ty quản lý tiếp giáp trực tiếp với 3 xã Lộc Lâm, Lộc
Phú, BLá và một phần thị trấn Lộc Thắng có 1.921 hộ, với tổng nhân khẩu 8.080
người trong đó lao động chính 4.831 người.
Dân tộc chiếm phần đa là người K’ho, Châu Mạ. Trong quá trình phát triển
và chuyển dịch dân số thành phần các dân tộc có cơ cấu như sau:

Bảng 2.8: Thành phần dân tộc thuộc khu vực quản lý của công ty
Stt
1
2
3
4
Tổng

Dân tộc

Nhân khẩu
1922
1373
3945
800
8080

K’ho
Châu Mạ
Kinh
Tày, Nùng
4

Tỷ lệ
23,8%
17%
49,3%
9.9%
100%


Nhận xét: Đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng đến công tác QLBV &
PCCCR là các điểm dân cư nằm xen kẽ với rừng nên khả năng tác động đến tài
nguyên rừng khá lớn. Khó khăn trong việc biết tiếng bản địa là thách thức trong
công tác tuyên truyền, kêu gọi người dân. Trước đây phần lớn dân cư ở đây là người
bản địa, tình hình tài nguyên rừng khá ổn định, về sau này tình trạng di dân vào Tây
Nguyên, trong đó có Lâm Đồng với hành trang là: rựa, rìu, dao phát,… để phá rừng
lấy đất làm nương rẫy, khai thác gỗ, thịt rừng làm cho tài nguyên rừng bị xâm hại
nghiêm trọng, khi có sắc lệnh đóng cửa rừng thì tình trạng ken cây, đổ thuốc sâu
vào gốc lại xuất hiện, thêm vào đó chính sách ưu đãi của nhà nước đối với đồng bào
dân tộc thiểu số đã bị lợi dụng, người Kinh mua lại diện tích đất mà đồng bào đang
có càng khuyến khích đồng bào chiếm đất rừng hơn. Do cán bộ Lâm nghiệp địa bàn
sống gần gũi quá lâu nên vấn đề xử lý vi phạm này vẫn chưa được xử lý nghiêm
minh, nếu để quá trình lấn đất để làm rẫy quá lâu sẽ rất khó khăn cho quá trình

14


×