Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI TỪ RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC GIAO KHOÁN, BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ IA PUCH, THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IA PUCH, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.44 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ LOAN

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI TỪ RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC GIAO KHOÁN, BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ IA
PUCH, THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IA
PUCH, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ LOAN

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI TỪ RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC GIAO KHOÁN, BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ IA
PUCH, THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IA
PUCH, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI
Ngành: Nông Lâm Kết Hợp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỘC

Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện thành công, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
-

Gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày hôm nay;

-

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban
chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu;

-

Quý Thầy, Cô ở Trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học;

-

Thầy Nguyễn Quốc Bình đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình trong

suốt quá trình thực hiện khóa luận;

-

Anh Phan Quốc Huy (cán bộ kỹ thuật thuộc BQL rừng phòng hộ Ia Puch),
cô Nguyễn Thị Hương (trưởng BQL rừng phòng hộ Ia Puch), chú Siu Bêp
(chủ tịch xã Ia Puch), và chú Rơ Lan Mế (thôn trưởng thôn ChưKos) đã
giúp đỡ nhiệt tình tôi trong suốt thời gian thực tập tại Xã Ia Puch;

-

UBND xã Ia Puch, Huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận;

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè và tập thể lớp DH07NK đã góp ý, giúp đỡ để
tôi hoàn thành khóa luận này.

TP. HCM, tháng 7/2011
NGUYỄN THỊ LOAN

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iv


TÓM TẮT
Khóa luận: “Tìm hiểu sự hưởng lợi từ rừng của người dân trong việc giao
khoán, bảo vệ rừng ở xã Ia Puch, thuộc Ban Quản Lý rừng phòng hộ Ia Puch, huyện
Chư prông, tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 21/07/2011.
Các nghiên cứu trong đề tài được thực hiện dựa vào những hộ gia đình tham gia

nhận khoán bảo vệ rừng tại địa phương và rừng phòng hộ Ia Puch thông với
phương pháp được sử dụng: Thu thập những thông tin sẵn có ở địa phương và các
cơ quan liên quan, kết hợp phỏng vấn người dân trong thôn với các câu hỏi trong
bảng phỏng vấn và các câu hỏi bán cấu trúc khác để làm rõ các nội dung của đề tài.
Trong quá trình nội nghiệp, chúng tôi sử dụng các phần mềm xử lý số liệu để tổng
hợp và phân tích số liệu.
Khóa luận nhằm tìm hiểu về quá trình giao khoán, bảo vệ rừng cũng như
quyền lợi, trách nhiệm cùng những thay đổi về sự hưởng lợi của người dân khi tham
gia nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn xã Ia Puch. Qua đó thấy được
người dân nhận được gì và chưa nhận được gì từ chính sách hưởng lợi từ rừng.
Qua nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả như sau:


Chương trình GĐGR được thực hiện với sự tham gia của người dân

trong suốt các tiến trình, đảm bảo lợi ích và nguyện vọng của chính họ. Nhờ vậy
chương trình đã thu hút được toàn cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.


Người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng vừa giúp bảo vệ nguồn nước

cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, vừa cung cấp gỗ vào việc xây dựng cơ sở hạ
tầng công cộng (trường học, trạm xá…), cũng như cung cấp lâm sản phụ, góp phần
nâng cao đời sống người dân trong cộng đồng.


Hiệu quả của chương trình giao khoán, bảo vệ rừng thể hiện khá rõ về

mặt xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân. Tuy nhiên chương trình

chưa thể hiện rõ hiệu quả về mặt sinh kế, chưa tạo được thêm thu nhập ổn định cho
người từ nghề rừng. Chính sách hưởng lợi từ sản phẩm chính của rừng chưa đến
được với người dân.

v


ABSTRACT

Thesis: "Understanding about the benefits from the forest of people in allocation of forests
and protection of forests in Ia Puch commune of the forests management Ia Puch, Chu
Prong district, Gia Lai province" made from 21/02/2011 to 21/07/2011. The research
themes are made based on the household to participate in forest protection at the local and
Ia Puch forests through the method used: Gathers information available at locally
and agencies involved, combining interviews with villagers from the interview questions in
the table and the other semi-structured questions to clarify the content of the topic. The
during the subject, we use the data processing software to synthesize and analyze data.
Thesis had purpure learning about the contracting process, protection of forests as well as
rights and responsibilities with changes in the benefit of the people participating in the
contracted management and protection of forests in the Ia Puch commune. Thereby, seeing
people get nothing and have not received anything from the policy benefits from the forest.
By studying the subject has achieved the following results:
● The FLA was done with the participation of people throughout the process, to ensure the
interests and aspirations of their own. Thus the program has attracted the whole community
in protecting and developing forest resources.
● People involed in the management of forest protection has helped protect the water
sources for living and agricultural production, providing timber to the construction of
public infrastructure (schools, clnics…) as well as provide forest products, contributing to
improving


people's

lives

in

the

community.

● The effectiveness of the contracting program, protection is quite clear in terms of social
awareness of forest protection for the people. But the program has not demonstrated
effectiveness in terms of livelihood, not to create a more stable income for people from the
forest. Policy benefits from the forest products do not reach people.

vi


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
ABSTRACT .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xii

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Quan điểm của thế giới về giao đất giao rừng ......................................................3
2.2 Quan điểm của Việt Nam về giao đất giao rừng ...................................................4
2.3 Ý nghĩa của việc thực hiện giao, khoán bảo vệ rừng ............................................4
2.4 Một số văn bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng và cho
thuê rừng ở Việt Nam..................................................................................................5
2.5 Sự hưởng lợi trong một số mô hình quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của
người dân ở một số địa phương trong cả nước ...........................................................8
2.5.1 Tình hình triển khai chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở
tỉnh Sơn La năm 2002 .................................................................................................8
2.5.1.1 Kết quả đạt được .............................................................................................8
2.5.1.2 Hạn chế............................................................................................................9
2.5.2 Kết quả công tác khoán rừng hưởng lợi của Lâm trường Ka Nak ở huyện
Kbang – tỉnh Gia Lai .................................................................................................10
2.6 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................12

vii


2.6.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................12
2.6.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................12
2.6.1.2 Địa hình .........................................................................................................13
2.6.1.3 Đất đai ...........................................................................................................13
2.6.2 Điều kiện khí hậu thủy văn ..............................................................................13
2.6.2.1 Khí hậu ..........................................................................................................13
2.6.2.2 Thuỷ văn........................................................................................................14
2.7 Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................................14
2.7.1 Tình hình Kinh tế .............................................................................................14
2.7.2 Tình hình văn hóa – xã hội...............................................................................15

2.7.3 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................15
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........17
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................17
3.2 Nội dung ..............................................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp ...............................................................................18
3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................................19
3.3.3 Xử lý thông tin .................................................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21
4.1 Tiến trình giao đất giao rừng ở địa phương ........................................................21
4.1.1 Các bước trong tiến trình giao khoán bảo vệ rừng cho người dân của BQL
rừng phòng hộ Ia Puch ..............................................................................................22
4.1.2 Hiện trạng rừng đã được giao cho cộng đồng ..................................................24
4.1.3 Những kết quả ban đầu đạt được trong việc giao đất và giao rừng .................25
4.1.4 Những tồn tại và những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện
việc giao khoán rừng tại địa phương .........................................................................26
4.2 Chính sách hưởng lợi trong giao khoán, bảo vệ rừng và các hoạt động quản lý
và khai thác, sử dụng các sản phẩm của người dân trên đất rừng được giao............28

viii


4.2.1 Các hướng dẫn của UBND tỉnh Gia Lai về thành lập dự án giao khoán bảo vệ
rừng tại BQL rừng phòng hộ Ia Púch........................................................................28
4.2.2 Chính sách hưởng lợi trong giao khoán, bảo vệ rừng ......................................28
4.2.3 Các hoạt động quản lý khai thác, sử dụng các sản phẩm của người dân trên đất
rừng được giao ..........................................................................................................30
4.2.3.1 Các hoạt động quản lý và khai thác rừng sau khi nhận giao khoán ..............30
4.2.3.2 Những sản phẩm được phép khai thác sau khi nhận khoán và tình hình sử
dụng các sản phẩm đó ...............................................................................................31

4.2.3.3 Sự khác nhau trong việc quản lý, khai thác cũng như sự khác nhau trong sự
hưởng lợi các sản phẩm từ rừng trước và sau khi nhận khoán .................................35
4.3 Trách nhiệm và quyền hưởng lợi từ rừng của người dân khi được giao rừng ....36
4.3.1 Trách nhiệm của người dân khi được giao rừng ..............................................36
4.3.1.1 Trách nhiệm theo hợp đồng ký kết giữa người dân và BQL ........................36
4.3.1.2 Trách nhiệm của người dân trong thực tế .....................................................37
4.3.2 Quyền hưởng lợi của người dân khi được giao rừng .......................................38
4.3.2.1 Quyền hưởng lợi của người dân theo hợp đồng............................................38
4.3.2.2 Quyền hưởng lợi của người dân trong thực tế ..............................................39
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao khoán, bảo vệ rừng tại địa
phương.......................................................................................................................40
4.4.1 Thuận lợi ..........................................................................................................40
4.4.2 Khó khăn ..........................................................................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................45
5.1 Kết luận ...............................................................................................................45
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................48

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL: Ban quản lý
BVR: Bảo vệ rừng
CITES (The Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora): Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã nguy cấp
CNQSDĐ: Chứng nhận quyền sử dụng đất
GĐGR: Giao đất giao rừng

LNXH: Lâm Nghiệp Xã Hội
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
MTR: Môi trường rừng
NĐ: Nghị định
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCR: phòng chống cháy rừng
QĐ: Quyết định
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
SDĐ: Sử dụng đất
THCS: Trung học cơ sở
UBND: Uỷ ban nhân dân

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tên hình

trang

Hình 2.1: Diện tích cây trồng chính của xã Ia Puch năm 2010 ......................................... 14

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang


Bảng 4.1: Thống kê diện tích đất lâm nghiệp của BQL rừng phòng hộ Ia Púch 2010..... 21
Bảng 4.2: Tóm tắt nội dung giao khoán, bảo vệ rừng ở xã Iapuch ................................... 23
Bảng 4.3: Hiện trạng rừng được giao cho các hộ dân ........................................................ 24
Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích nhận khoán theo nhóm hộ .................................................. 26
Bảng 4.5: Một số loài LSNG thường được người dân đại phương sử dụng .................... 31
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng các loại lâm sản .................................................................... 34
Bảng 4.7: Khoảng cách từ nhà dân đến khu vực nhận khoán............................................ 42

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việt Nam có 80% dân số cả nước,
đặc biệt là đồng bào dân tộc, là những người sống ở miền núi, trung du chủ yếu lao
động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Vì thế, việc bảo vệ và sử dụng bền
vững đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Xác định được tầm
quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn, phù hợp
trong công tác quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên đất góp phần tăng hiệu quả
sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn
định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn…
Với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì
trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như
vậy một loạt các chính sách về giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng đã được ban
hành, tạo cơ sở để người dân sở tại tham gia vào quản lý rừng và hưởng lợi từ rừng,
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống gắn bó với rừng từ lâu đời.
Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý
bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng thôn (buôn) của chính phủ

Việt Nam. Chính phủ đã ban hành các nghị định số 01/1995/NĐ - CP về việc giao
khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản trong các doanh nghiệp nhà nước; nghị định số 02/1994/NĐ - CP về giao rừng
và đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp; và sau này thay thế bởi nghị định số 163/1999/NĐ - CP về giao đất,

1


cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
Mục đích của chủ trương giao, khoán bảo vệ rừng là tạo điều kiện cho đồng
bào dân tộc thiểu số cải thiện, nâng cao đời sống từ cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và
hưởng lợi lâm sản phụ dưới tán rừng. Nhưng từ thực tiễn cho thấy thiếu các giải
pháp tiếp cận kỹ thuật, cơ chế chính sách để hỗ trợ cộng đồng lập kế hoạch quản lý
rừng bền vững và hưởng lợi từ rừng. Thực hiện chính sách về quyền hưởng lợi của
chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng chưa kích thích chủ rừng và người nhận
khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, thực tế cho thấy phần lớn người dân chưa
thể đảm bảo cuộc sống chủ yếu bằng nghề rừng. Do đó, một trong những vấn đề
mấu chốt là cần thiết lập quyền hưởng lợi, chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng rõ ràng,
khả thi người mà dân có thể tiếp cận được.
Gia Lai với tổng diện tích đất lâm nghiệp 867.573,6 ha, trong đó diện tích đất
có rừng 717.411 ha, độ che phủ của rừng 46%. Gia Lai hiện là một trong những tỉnh
có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và đứng thứ hai trên cả nước. Rừng
phân bố đều trên địa bàn 16 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với hơn 76,2 triệu
m3 gỗ, 38,3 triệu cây tre nứa và nhiều loại lâm sản ngoài gỗ như: Song, mây, dược
liệu, bông đót…Xã Ia Puch là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện xã đặc biệt khó
khăn và là một trong hai xã biên giới của huyện Chưprông, là một trong những xã
đã thực hiện triển khai chính sách giao đất, giao rừng đến từng thôn, bản. Như vậy,
đất rừng đã được giao xong cho các hộ với tỉ lệ khác nhau.

Nhằm tìm hiểu về quá trình giao khoán, bảo vệ rừng cũng như quyền lợi,
trách nhiệm cùng những thay đổi về sự hưởng lợi của người dân khi tham gia nhận
khoán quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn xã, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu sự hưởng lợi từ rừng của người dân trong việc giao khoán, bảo vệ rừng ở
xã Ia Puch, thuộc Ban Quản Lý rừng phòng hộ Ia Puch, huyện Chưprông, tỉnh Gia
Lai”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Quan điểm của thế giới về giao đất giao rừng
Giao đất giao rừng cho các cư dân địa phương là một trong những xu hướng
chung của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi nước, vấn
đề này được triển khai thực hiện ở một mức độ khác nhau và đem lại những kết quả
khác nhau (Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn, 2007).
Ở Thái Lan, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông
dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân có
trách nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Người nông dân
nhận đất được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất rừng của
Nhà nước ở những nơi phù hợp trồng cây nông nghiệp lưu niên, chính phủ Thái Lan
hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trạm y tế...
Ở Nêpal Nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn ở
vùng núi trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở,
thành lập các thành viên uỷ ban về rừng cam kết bảo vệ các khu rừng ở địa phương.
Ở Ấn Độ vào những năm 70 của thế kỷ 20 đã phát triển lâm nghiệp xã hội
(LNXH), năm 1986 Ấn Độ đã hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH ở những bang
khác nhau. Ấn Độ coi trọng cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất
rừng của chính phủ.

Ở Pháp rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha, trong khi đó rừng Nhà nước
chỉ chiếm khoảng 4 triệu ha. Trong đó 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc
về 1,5 triệu tiểu chủ đồn điền đất đai.

3


Ở Phần Lan có khoảng 2/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc về quyền sở
hữu tư nhân, khoảng 430.000 chủ rừng và mỗi chủ rừng ước tính khoảng 33 ha. Ở
Phần Lan sở hữu cá nhân về rừng và đất rừng mang tính truyền thống.
2.2 Quan điểm của Việt Nam về giao đất giao rừng
Ở Việt Nam, đất đai kể cả đất lâm nghiệp đều thuộc sở hữu toàn dân, người
dân được giao quyền sử dụng. Vấn đề giao đất lâm nghiệp đã được Đảng và Nhà
Nước quan tâm từ những năm đầu thập kỷ 80 như chỉ thị 29 – CT/TW ngày
12/11/1983 của Ban Bí Thư, Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001 và luật bảo vệ và
phát triển rừng 1991, 2004. gần đây nhà nước chủ trương thực hiện xã hội hóa nghề
rừng băng việc thông qua luật đất đai 2003, Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 và
chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020. Giao rừng đến tận tay người dân là
một cách bảo vệ rừng hữu hiệu. Điều này thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa chính
quyền và nhân dân trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời góp phần
nâng cao đời sống kinh tế của các cộng đồng cư dân.
2.3 Ý nghĩa của việc thực hiện giao, khoán bảo vệ rừng
Mục tiêu của chính sách là giao đất rừng cho người dân để quản lý sử dụng,
kinh doanh lâu dài vì mục đích lâm nghiệp, người dân sẽ là chủ thật sự trên khoảnh
rừng được giao, góp phần cải thiện đời sống người dân bằng hoạt động lâm nghiệp,
nâng cao năng lực cộng đồng và thu hút được nguồn lực của nhân dân, truyền thống
quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng vào tiến trình quản lý bảo vệ và kinh doanh
rừng bền vững. Do đó trong xây dựng, thực thi và giám sát, đánh giá phương án
giao đất giao rừng người dân và cộng đồng là trung tâm, phải xuất phát từ nhu cầu,
năng lực, nguyện vọng của họ (Bảo Huy, 2005).

Cũng theo tác giả, khi người dân được nhận đất nhận rừng họ đã quan tâm
đầu tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao đã được cộng đồng đầu tư
chăm sóc, làm giàu rừng, áp dụng kiến thức bản địa để kinh doanh. Ở tỉnh Đak Lak,
hoạt động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã
tổ chức phân công bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham
gia trực tiếp của cộng đồng, tạo ra thu thập từ rừng thông qua công tác lâm sinh như

4


tỉa thưa. Đồng thời quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên luật tục truyền thông
và các quy ước được phát triển bởi chính cộng đồng đã tỏ ra có hiệu lực trong đời
sống cộng đồng và góp phần thu hút lực lượng nhân dân trong bảo vệ rừng, họ
không còn ngoài cuộc với tình trạng phá rừng.
Nguyễn Ngọc Bình (2003) cho rằng quản lý rừng cộng đồng đã được thực
hiện từ trước đây trong các hệ thống quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng
dân tộc miền núi nước ta. Ngày nay phương thức này vẫn đang được tiến hành ở
nhiều địa phương. Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng ngày
nay là sự nhất trí của toàn thể người dân khi thực thi các điều khoản trong hương
ước bảo vệ rừng cộng đồng, sự phân chia quyền lợi của các sản phẩm rừng trên cơ
sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Phương thức quản lý rừng có sự
tham gia của cộng đồng người dân sống gần rừng đã chứng tỏ tính hiệu quả về mặt
xã hội và bền vững về mặt sinh thái môi trường, phù hợp với chính sách giao đất
giao rừng của nước ta hiện nay (Trích dẫn bởi Dư Thị Minh Hiếu, 2010).
Riêng ở Gia Lai, Nguyễn Văn Phong (2003) đã cho rằng cần thiết phải tiến
hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng bởi các lý do: i) phần lớn diện tích rừng nằm
ở phần cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số đời sống gắn liền với đất và rừng,
ii) phương thức này phù hợp với điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, iii) nhà nước
không có điều kiện đần tư một khoản kinh phí lớn để thuê người dân bảo vệ rừng
lâu dài, iv) quản lý rừng dựa vào cộng đồng là dựa trên hương ước nội bộ với sự

lãnh đạo của người đứng đầu thôn làng được mọi người tôn trọng nên sẽ có hiệu
quả (Trích dẫn bởi Dư Thị Minh Hiếu, 2010).
2.4 Một số văn bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng và
cho thuê rừng ở Việt Nam
Giao đất rừng phải được thực hiện trong khuôn khổ các văn bản hiện hành
của nhà nước, bao gồm:
9

Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 184 về việc

đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng.

5


9

Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị số 29/CT - TƯ

(12/11/1983) về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh
doanh theo nông lâm kết hợp.
9

Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của Bộ lâm nghiệp và tổng cục quản lý

ruộng đất ngày 6/02/1991 đã hướng dẫn việc giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ
chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
9

Ngày 15/9/1992 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 327


- CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven
biển và mặt nước, trong đó ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư dần
cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc không lấy lãi.
9

Nghị định 02/CP (1994) về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia

đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp.
9

Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ

về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
9

Nghị định số 163/CP (16/11/1999) thay thế cho Nghị định 02/CP về

giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử
dụng, thừa kế chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật, hạn mức giao đất cho thuê đất cho hộ gia đình
cá nhân do Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh quyết định nhưng không vượt quá 30
ha.
9

Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC ngày 6/6/2000 của

Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục địa chính về hướng dẫn giao đất, cho thuê
đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

9

Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng

Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
9

Luật đất đai ngày 10/12/2003.

6


9

Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN - BTC của Bộ NN &

PTNN và Bộ Tài Chính ngày 03/09/2003 về “Hướng dẫn thực hiện quyết định số
12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,
các nhân được giao, được thuê, được nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp”.
9

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

9

Quyết định số 304/2005/QĐ - TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong
buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

9

Nghị định số 23/2006/NĐ - CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc

hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
9

Thông tư số 17/2006/TT – BNN ngày 14 tháng 03 năm 2006 của Bộ

nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
304/2005/QĐ – TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của thủ tướng Chính phủ.
9

Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
9

Quyết định số 479/QĐ – UBND ngày 13 tháng 03 năm 2007 của

UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt phương án thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ
rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai.
9

Quyết định số 100/2007/QĐ - TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
9


Quyết định 2324/QĐ – BNN - LN ngày 21/8/2007 của Bộ NN &

PTNT hướng dẫn các chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.
Sự ra đời của các quyết định và chính sách trên đã giúp cho công tác quản lý
và bảo vệ rừng ngày càng được chặt chẽ hơn, đồng thời nó cũng qui định rõ quyền
lợi và nghĩa vụ mà các bên tham gia phải thực hiện, đây cũng chính là những cơ sở,
khuôn khổ pháp lý để các tổ chức đưa ra những phương án quản lý và bảo vệ rừng ở
mỗi địa phương.

7


Vấn đề quản lý rừng và sử dụng các sản phẩm rừng là có tính đặc thù cao,
trong đó quản lý bảo vệ rừng liên quan đến hệ thống luật pháp và thủ tục hành
chính; và sử dụng, buôn bán các sản phẩm rừng đòi hỏi có sự xác nhận về mặt pháp
lý. Vì vậy không thể chỉ thực hiện việc giao rừng, sau đó không có một giải pháp hỗ
trợ nào thì người dân không thể quản lý và sử dụng rừng, đó cũng chính là lý do vì
sao sau nhiều năm giao rừng, vẫn không có nhiều họat động quản lý có hiệu quả và
rừng chưa mang lại thu nhập cho người dân. Để chính sách GĐGR cho cộng đồng
có hiệu quả, thì sau khi giao phải có kế hoạch quản lý sử dụng và được giám sát
thường xuyên bởi cộng đồng và cơ quan quản lý, có quy ước bảo vệ và phát triển
rừng dựa vào truyền thống và luật pháp; đồng thời với nó là chính sách hưởng lợi từ
rừng được xác lập rõ ràng, minh bạch và các thủ tục hành chính lâm nghiệp đơn
giản, gần dân được thiết lập, hỗ trợ cho tiến trình (Bảo Huy, 2001).
2.5 Sự hưởng lợi trong một số mô hình quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của
người dân ở một số địa phương trong cả nước
2.5.1 Tình hình triển khai chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng
lợi ở tỉnh Sơn La năm 2002
2.5.1.1 Kết quả đạt được
Người dân được hưởng nhiều quyền lợi từ diện tích rừng nhận khoán: Gỗ

làm nhà, củi, sản phẩm tỉa thưa, LSNG và được sử dụng tối đa 20% đất chưa có
rừng quy hoạch để sản xuất nông nghiệp nên họ tham gia tích cực vào công tác giao
đất giao rừng ở địa phương, vì vậy tỉnh Sơn La đã đẩy nhanh tốc độ giao đất, giao
rừng, đặc biệt là mạnh dạn giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình để đảm bảo rừng có
chủ quản lý cụ thể, đây là giải pháp quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả tài
nguyên rừng và nâng cao mức sống của người dân.
Với sự tham gia tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng
thì diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt,
diện tích rừng bị chặt phá trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng đã
được nâng lên và có ý thức bảo vệ rừng.

8


2.5.1.2 Hạn chế


Về mặt giao đất giao rừng

Giao đất, giao rừng và việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho các đối
tượng được giao đất chưa tiến hành đồng bộ, diện tích đất được cấp giấy chứng
nhận quyền SDĐ mới chiếm 30 - 40% tổng diện tích đã giao cho các đối tượng.
Một số cán bộ trực tiếp giao đất, giao rừng cho dân nhưng chưa nắm vững
cách xác định trạng thái rừng đúng với quy định hoặc đơn giản hoá việc xác định
trạng thái rừng, nên việc phân chia lợi ích từ rừng sau này đối với hộ gia đình khó
chính xác và không khách quan.
Tỉnh quy định rừng phòng hộ có 3 cấp: rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu,
trong khi đó theo Quyết định số 08/QĐ - TTg (2001) của Thủ tướng Chính phủ về
quy chế quản lý 3 loại rừng, rừng phòng hộ chỉ phân thành 2 cấp: rất xung yếu và
xung yếu. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức khi phân chia cấp rừng để giao

cho người dân vì đối với mỗi cấp rừng khác nhau thì quyền lợi của người dân được
nhận cũng khác nhau.


Về mặt hưởng lợi

Quyền hưởng lợi từ rừng đối với người dân nhận rừng tuỳ thuộc vào từng
loại rừng, nhưng việc phân định ranh giới giữa rừng sản xuất với rừng phòng hộ ở
một số địa phương chưa rõ nên việc xác định quyền hưởng lợi của người dân nhận
rừng sẽ gặp khó khăn, nhất là trường hợp rừng được giao là rừng phòng hộ rất xung
yếu, vì theo nguyên tắc, rừng phòng hộ rất xung yếu không được phép khai thác, lợi
ích kinh tế thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.
Quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao rừng tuỳ thuộc vào trạng
thái rừng, nhưng việc xác định trạng thái rừng trên thực địa ở một số nơi làm còn
giản đơn, chủ yếu do cán bộ kiểm lâm địa bàn tự xác định và ghi vào hồ sơ giao đất,
người dân không biết và không quan tâm đến, từ đó sẽ gây khó khăn khi quy định
quyền hưởng lợi. Đối với xã Đăk Sông tuy người dân không tham gia trong việc xác
định các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng rừng nhưng họ tham gia trực tiếp vào công
việc này theo hướng dẫn của cán bộ Lâm trường.

9


Chưa quy định rõ quyền hưởng lợi khi hộ gia đình được giao rừng có trữ
lượng ở mức trung bình và giàu.
Chưa quy định cụ thể chính sách hưởng lợi từ rừng đối với hộ nhận khoán
rừng và đất lâm nghiệp.
Chưa quy định quyền hưởng lợi cụ thể trường hợp hộ gia đình được giao đất
trống quy hoạch rừng phòng hộ nhưng nhà nước đầu tư vốn trồng và chăm sóc
rừng, hộ gia đình bỏ công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Việc quy định không được canh tác cây ngắn ngày trên đất lâm nghiệp trong
thời gian cây rừng chưa khép tán ở một số địa phương trong tỉnh có yếu tố tích cực
trong việc bảo vệ và phát triển rừng như giảm bớt sự cạnh tranh về dinh dưỡng,
tránh sự lây lan mầm bệnh từ cây nông nghiệp. Nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng
đến việc sản xuất lương thực của hộ gia đình, có hộ gia đình thiếu từ 3 - 5 tháng
lương thực, trong khi đó, theo Quyết định 178, người được giao đất lâm nghiệp có
quyền sử dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng để canh tác cây nông nghiệp
(Ngô Đình Thọ và Nguyễn Xuân Phương, 2002).
Những kết quả đạt được trong quá trình giao đất, giao rừng tại tỉnh Sơn La là
hết sức khả quan, sự tham gia của người dân ngày càng tích cực hơn, nó tạo tiền đề
cho việc thực hiện những chính sách giao khoán rừng bảo vệ sau này ở địa phương,
nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều yếu tố, vấn đề phức tạp tồn tại, hạn chế như:
Chưa quy định rõ quyền lợi của người tham gia, chưa thực hiện đúng quyết định
178, đây chính là những bài học kinh nghiệm quí giá mà những người thực hiện đã
rút ra và để lại cho những người đi sau.
2.5.2 Kết quả công tác khoán rừng hưởng lợi của Lâm trường Ka Nak ở huyện
Kbang – tỉnh Gia Lai
Người dân trở thành chủ thực sự của rừng và được Lâm trường hỗ trợ về
giống, kỉ thuật trồng xen cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp.
Đối với các lâm sản phụ trong rừng hộ nhận khoán được hưởng 100% và
được hưởng thêm 2% tổng trữ lượng tăng trưởng của rừng tự nhiên khi khai thác.

10


Diện tích rừng tự nhiên của huyện được giữ ổn định, tình trạng phá rừng làm
rẫy cũng giảm rõ rệt nhờ chính sách đặc biệt của Lâm trường Ka Nak: Vận động
người dân trồng rừng trên rẫy cũ (sau khi đã canh tác từ 2 đến 3 năm, đất bị bạc
màu), lâm trường sẽ hỗ trợ giống và trả công chăm sóc cho họ, khi khai thác sẽ ăn
chia theo tỉ lệ 7:3 (Lâm trường được hưởng 7 phần, người dân được hưởng 3 phần),

từ đó đã làm cho người dân tham gia ngày càng tích cực hơn vào công tác khoán
rừng hưởng lợi của Lâm trường.
Đời sống người dân ở địa phương ngày càng được nâng lên, số hộ gia đình
đói nghèo giảm: Ở làng Hợp – Ka Nak – Kbang không còn hộ đói, chỉ còn 2 hộ
nghèo, quỹ tự có của làng lên đến 50 triệu đồng, nhiều hộ trong làng có tài sản lên
đến hàng trăm triệu đồng (Huỳnh Kiên, 2005).
Với những kết quả đạt được như trên làm cho các hộ gia đình tham gia nhận
khoán rất phấn khởi, đồng thời khuyến kích người dân tham gia vào công tác nhận
khoán ngày càng nhiều.
Từ các mô hình quản lý và bảo vệ rừng có sự tham gia như trên, bên cạnh
những kết quả đạt được rất khả quan: Diện tích rừng giao khoán cho người dân
ngày càng nhiều, diện tích rừng tăng lên, công tác bảo vệ rừng của người dân ngày
càng tốt hơn và họ có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ rừng, đồng thời giúp
đồng bào miền núi định canh, định cư, ổn định cuộc sống. Nhưng bên cạnh những
kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm sửa đổi, cụ thể là việc giao đất,
giao rừng thực hiện chưa đồng bộ, một số qui định của chính phủ chưa phù hợp với
qui chế địa phương, lợi ích kinh tế từ công tác tham gia quản lý và bảo vệ còn thấp
do kinh phí thấp, chưa có các chính sách hưởng lợi cụ thể, chưa nắm rõ tình hình
thay đổi của địa phương.
Từ kết quả của một số mô hình, một số kỹ thuật và phương pháp giao đất
giao rừng được tổng kết và rút kinh nghiệm:
-

Để có thể đẩy nhanh tiến độ GĐGR cần kết hợp với ảnh máy bay, bản

đồ địa chính lâm nghiệp để rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong điều tra tài
nguyên, vẽ bản đồ phân chia rừng trong GĐGR.

11



-

Tiếp cận GĐGR cần gắn ranh giới truyền thống, luật tục cộng đồng.

Giao rừng nhỏ lẻ manh mún thì cộng đồng sẽ không quản lý và kinh doanh được.
-

Tiếp cận giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ là phù hợp với truyền

thống quản lý rừng của thôn bản, khắc phục vấn đề chuyển nhượng đất đai, công
bằng hơn giao cho hộ vì rừng phân bố không dều, giàu nghèo khác nhau. Ngoài ra
giao rừng cho nhóm hộ, cộng đồng sẽ giảm chi phí, nhân lực và thời gian trong tiến
trình tiếp cận và xây dựng phương án GĐGR (Bảo Huy, 2001).
-

Tiến trình GĐGR cần tổ chức theo cách tiếp cận có sự tham gia thực

sự của người dân, không là hình thức, vội vàng, sơ sài, chạy theo số lượng. Nó đòi
hỏi cán bộ kỹ thuật phải có kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy, có trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp.
-

Quyền hưởng lợi cần phải làm rõ hơn đối với các trạng thái, kiểu

rừng. cụ thể hóa chính sách hưởng lợi ở từng địa phương. Cần nghiên cứu rõ ràng,
minh bạch về phân chia lợi ích từ rừng, cũng như đơn giản hơn để có thể áp dụng
đối với các cộng đồng.
Qua đó ta thấy việc đưa các chính sách nhằm thu hút sự tham gia của người
dân vào công tác quản lý và bảo vệ rừng là một điều hết sức cần thiết và quan trọng,

nhưng vấn đề thực hiện các chính sách đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bối cảnh
kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương, sự tham gia của người dân, và những
vấn đề còn bất cập trong các chính sách giao khoán rừng cho người dân quản lý và
bảo vệ.
2.6 Đối tượng nghiên cứu
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
2.6.1.1 Vị trí địa lý
Xã Ia Puch là một xã vùng sâu, vùng xa có đoạn biên giới giáp Campuchia
dài khoảng 10,2 km. Trên địa bàn xã có 5 thôn làng gồm: làng ChưKos, làng
Goong, làng Brang, và làng Cùi.
Về cận giới:
+ Phía Bắc giáp với xã Ia Pnol, Ia Kriêng, Ia Lang huyện Đức Cơ.

12


×