Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 6 VÀ THÔN ĐÔNG HÀ THỊ TRẤN CHƯPRÔNG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********

NGUYỄN THỊ THÚY

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 6
VÀ THÔN ĐÔNG HÀ - THỊ TRẤN CHƯPRÔNG
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********

NGUYỄN THỊ THÚY

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 6
VÀ THÔN ĐÔNG HÀ - THỊ TRẤN CHƯPRÔNG
TỈNH GIA LAI

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ba mẹ và các anh chị đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn
thành tốt luận văn và những năm học đại học.
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo trường ĐH Nông lâm
TP.HCM và các thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt những năm em theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Hải Phương đã trực tiếp hướng dẫn rất
nhiệt tình cho em để em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn UBND thị trấn Chưprông và toàn thể bà con tại
thôn 6 và thôn Đông Hà, thị trấn Chưprông, huyện Chưprông đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng xin cảm ơn tập thể lớp DH07LNGL đã đóng góp ý kiến để luận
văn được hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, 07/2011
Nguyễn Thị Thuý

ii



TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp "Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hệ
thống nông lâm kết hợp tại thôn 6 và thôn Đông Hà thị trấn Chưprông huyện
Chưprông tỉnh Gia Lai" được thực hiện từ ngày 21/2/2011 đến ngày 21/6/2011.
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu các yếu tố cơ bản và quá trình hình thành và
phát triển của hệ thống NLKH tại thị trấn Chưprông - huyện Chưprông - Tỉnh Gia
Lai đồng thời mô tả các mô hình NLKH đang được người dân áp dụng và thực hiện.
Kết quả cho thấy NLKH là một trong những phương thức sản xuất chủ yếu
của người dân thị trấn Chưprông, hệ thống này được hình thành và phát triển từ rất
lâu (từ năm 1975) đang chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tự nhiên
và yếu tố xã hội là hai yếu tố cơ bản. Hiện nay thời tiết khí hậu đang diễn biến phức
tạp cùng với giá cả của các mặt hàng nông sản đang biến động không ngừng ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại đây có 5
mô hình NLKH được thực hiện đó là: (1) tiêu – cà phê, (2) tiêu – cà phê – sầu
riêng, (3) vườn – ao – chuồng, (4) tiêu – cây ăn quả, (5) tiêu – cà phê – hoa màu.
Các mô hình này đang trên đà phát triển và đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho
người dân nhờ sản phẩm đa dạng trong từng mô hình.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii
Danh sách sơ đồ minh hoạ ...................................................................................... viii

Danh sách các hình minh hoạ.................................................................................... ix
1.ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu.....................................................................................................1
2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................3
2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Nông Lâm Kết Hợp. .......................3
2.1.1 Lịch sử phát triển và các nghiên cứu về mô hình Nông Lâm Kết Hợp tại
Việt Nam .................................................................................................................3
2.2 Một số khái niệm về NLKH ..................................................................................5
2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ..............................................................................6
2.3.1 Điều kiện tự nhiên thị trấn Chưprông.............................................................6
2.3.1.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................6
2.3.1.2 Khí hậu.....................................................................................................7
2.3.1.3 Thuỷ văn ..................................................................................................7
2.3.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên. ..........................................................8
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................8
2.3.2.1 Lĩnh vực kinh tế .......................................................................................8
2.3.2.2 Lĩnh vực xã hội ........................................................................................8
2.4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ................................................9
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................10
3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................10

iv


3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................10
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
3.3.1 Thu thập thông tin. .......................................................................................10
3.3.2 Phân tích số liệu............................................................................................11
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 13


4.1 Quá trình hình thành, phát triển hệ thống NLKH tại điểm nghiên cứu. .............13
4.1.1 Các yếu tố cơ bản có tác động đến sự hình thành và phát triển của NLKH tại
điểm nghiên cứu. ...................................................................................................13
4.1.1.1 Yếu tố tự nhiên. .....................................................................................13
4.1.1.2 Yếu tố xã hội:.........................................................................................15
4.2 Mô hình kỹ thuật NLKH đang được áp dụng tại địa phương. ............................19
4.2.1 Mô hình trồng Tiêu – cà phê. ...........................................................................19
4.2.2 Mô hình Tiêu – Cà phê – Sầu riêng..............................................................23
4.2.3 Mô hình Vườn – Ao – Chuồng.....................................................................26
4.2.4 Mô hình Tiêu – Cây ăn quả ..........................................................................29
4.2.5 Mô hình Tiêu – cà phê - hoa màu .................................................................32
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................36
5.1 Kết luận ...............................................................................................................36
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 40

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

đ

:Đồng

FAO


:Tổ chức nông lương thế giới
(Food and Agriculture Organization)

Ha

:Hectare

ICRAF

:Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế.

NH NNVPTNT

:Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NLKH

:Nông lâm kết hợp

RVAC

:Rừng – Vườn – Ao – Chuồng.

SALT

:Kỹ thuật canh tác NLKH trên đất dốc.

UBND


:Uỷ ban nhân dân.

.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Khung logic mô tả mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu...........12
Bảng 4.1: sự biến động giá nông sản kéo theo sự biến đổi cây trồng chính. ...........15
Bảng 4.4: Mô hình NLKH của các hộ dân Thôn 6, Thôn Đông Hà. .......................19
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng vốn vay.. .......................................................................... 19
Bảng 4.2: giá tiêu, cà phê trong các năm..................................................................16

vii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ MINH HOẠ
Sơ đồ 1: Dòng sản phẩm tiêu, cà phê ...................................................................... 17
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ minh họa mô hình 1 .....................................................................22
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ minh họa mô hình 2 ......................................................................25
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ minh họa mô hình 5 ......................................................................34
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ minh họa mô hình 4 ......................................................................31
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ minh họa mô hình 3 ......................................................................28

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH MINH HOẠ
Hình 4.1: Hình minh họa mô hình 1 .........................................................................23

Hình 4.9: Hoa màu trong mô hình 5 ........................................................................35
Hình 4.4: Vườn cây ăn quả trong mô hình 3 ............................................................29
Hình 4.8: Tiêu, chuối và thanh long trong mô hình 4 ..............................................32
Hình 4.2: Hình minh họa mô hình 2 ........................................................................26

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, dưới áp lực gia tăng dân số và nhu cầu con người ngày càng cao
về lương thực, thực phẩm, gỗ xây dựng, cơ sở hạ tầng các loại hình dịch vụ thì tài
nguyên đất càng trở nên quan trọng và dần khan hiếm. Nhiều hoạt động của con
người đã làm cho đất bị bạc màu, khả năng sản xuất kém, đất sử dụng cho sản xuất
nông – lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, khí hậu thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn
nên giới hạn sinh trưởng cho nhiều loại cây trồng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng và sản lượng sản phẩm thu được. Ngoài ra giá cả thị trường của các sản phẩm
nông – lâm nghiệp có nhiều biến động gây nhiều sức ép cho người sản xuất.
Trước sức ép từ việc thu hẹp diện tích đất canh tác cũng như giá cả nông sản
bấp bênh các phương thức sản xuất đa dạng đã ra đời bao gồm cả phương thức nông
lâm kết hợp được người dân thích ứng, chứng tỏ được các ưu điểm của nó trong
việc ổn định thu nhập và có ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường.
Nông lâm kết hợp là hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản
xuất tổng thể của đất đai (Nguyễn Văn Sở, 2002). Người dân có thể thực hiện phối
thống nông lâm kết hợp đã tạo ra được nhiều sản phẩm cho các hộ gia đình đồng
thời làm giảm rủi ro trong sản xuất, tạo nhiều ngành nghề phụ cho nông dân. Trong
hệ thống nông lâm kết hợp với sự hiện diện của cây lâu năm đã làm cho hệ thống
trở nên đa dạng hơn về mặt chức năng, ngoài việc cung cấp nhiều loại sản phẩm nó
còn phát huy tác dụng phòng hộ và cải thiện môi trường rõ rệt điển hình là mô hình

Vườn – Ao – Chuồng.
Với những lợi ích mà hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) mang lại thì người
dân ở thị trấn Chưprông thuộc tỉnh Gia Lai cũng như nhiều cộng đồng dân cư khác
đã nhanh chóng chấp nhận phương thức sản xuất này và nó trở thành nguồn thu

1


nhập chính của đa phần người dân nơi đây. Ở khu vực này tuy có nhiều mô hình
Nông lâm Kết hợp đã được hình thành, phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhưng trên thực tế chưa có nhiều nghiên cứu hay tài liệu về các mô hình nông lâm
kết hợp để lưu giữ và phát triển cải tiến cho các vùng có điều kiện tương tự. Nhằm
tài liệu hóa về sự hình thành, phát triển và mô tả các hệ thống nông lâm kết hợp
hiện có tại khu vực nghiên cứu, được sự đồng ý của Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và
Lâm Nghiệp Xã Hội tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quá trình hình thành và phát
triển của hệ thống nông lâm kết hợp tại thôn 6 và thôn Đông Hà – thị trấn
Chưprông – tỉnh Gia Lai” với sự hướng dẫn của ThS. Đặng Hải Phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Nông Lâm Kết Hợp.
2.1.1 Lịch sử phát triển và các nghiên cứu về mô hình Nông Lâm Kết Hợp tại
Việt Nam
Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp.
Ở Việt Nam, tập quán canh tác Nông Lâm Kết Hợp đã có từ lâu đời, như các
hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh
thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, mưa gần như
tập trung theo mùa do vậy vùng đất dốc rất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Trong khi đó
diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp năm 1943 có 14,3 triệu ha nhưng tới năm 1997
chỉ còn 9,33 triệu ha cùng với việc phát nương làm rẫy trên đất dốc của người dân
cũng đã làm tăng dòng chảy trên bề mặt. Đây là nguyên nhân chính gây nên xói
mòn trên đất dốc (Hoàng Đức Nghi, 2007). Do đó nhiều mô hình NLKH đã ra đời
phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và làm tăng nguồn thu nhập cho người dân góp
phần bảo vệ môi trường.
Theo tài liệu kỹ thuật NLKH từ thập niên 60, song song với phong trào thi
đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh
Miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau
để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng – Vườn –
Ao – chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư
miền núi. Theo đó, sự lựa chọn và kết hợp cây trồng của người dân cũng đa dạng về
thành phần như:

3


Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây rừng. (cà phê,
tiêu, muồng đen, sầu riêng…)
Trồng xen các loại cây ăn quả với cà phê, tiêu.
Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn rừng
trồng chưa khép tán…
Các kiểu canh tác này giúp người dân nâng cao được hiệu quả sử dụng đất,
tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra hình thức chăn nuôi trâu, bò
chăn thả trên các đồng cỏ cũng được người dân áp dụng rộng rãi.
Tại điểm nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác NLKH đã được người dân
thích ứng và phát triển, phổ biến là các kỹ thuật canh tác kết hợp giữa cây công
nghiệp lâu năm với cây ăn quả, cây công nghiệp với hoa màu và chăn nuôi gia súc.

Việc điều tra mô tả các kỹ thuật canh tác này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách lựa
chọn, kết hợp các loại cây và kỹ thuật chăm sóc của người dân, qua đó có thể giúp
cải tiến và gia tăng thu nhập từ sản xuất NLKH cho người dân tại khu vực này.
Các nghiên cứu.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống NLKH xuất phát từ sự thay đổi cơ
cấu các loại cây trồng và hệ thống này đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác
nhau trong đó yếu tố môi trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm nông sản có tác
động rất lớn đến việc lựa chọn cây trồng của người dân. Do đó ở Việt Nam đã có rất
nhiều nghiên cứu về vấn đề này như:
Lê Quang Minh (2006) với đề tài “Tìm hiều và phân loại các kỹ thuật
NLKH tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã có kết luận: Yếu tố ảnh
hưởng đến việc quyết định sử dụng các mô hình của người dân là địa hình, ngoài ra
một số mô hình còn lại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chi phí đầu tư
Nguyễn Lê Nhung(2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp tại
xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đưa ra các yếu tố ảnh hưởng
đến các hệ thống NLKH nơi đây như môi trường và chính sách kinh tế.
Ngô Diệu Quyên (2008) với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp của người dân tại thôn Tân

4


Tiến, xã Đạ Rsal huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng các mô hình canh tác Nông Lâm Kết Hợp tại thôn Tân
Tiến, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là chính sách nhà nước và dòng
thị trường cho sản phẩm Nông Lâm Kết Hợp.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác Nông Lâm Kết Hợp tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”
đã kết luận giá cả thị trường và yếu tố xã hội là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến

các hệ thống NLKH tại địa phương.
Phan Thị Lý (2009) với đề tài “Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hệ
thống Nông Lâm Kết Hợp tại xã Đakpơ, huyện Đakpơ, tỉnh Gia Lai” kết luận, hệ
thống được hình thành nhằm tránh những rủi ro về giá cả thị trường của các mặt
hàng nông sản. Và còn rất nhiều các đề tài khác nghiên cứu về hệ thống NLKH
Hầu hết các nghiên cứu trên đều đánh giá sự hình thành và phát triển của mô
hình Nông Lâm Kết Hợp ở từng vùng xuất phát từ yếu tố thị trường, chính yếu tố
này đã tác động đến việc người dân đã có những sự thay đổi về cơ cấu cây trồng
trong vườn dẫn đến việc trồng xen nhiều loại cây để thu thêm lợi nhuận. Do đó yếu
tố thị trường là một trong những yếu tố cơ bản cần phải tìm hiểu cùng với các yếu
tự nhiên và xã hội khác có liên quan đến sự hình thành và phát triển của hệ thống
NLKH ở thôn 6 và thôn Đông Hà thị trấn Chưprông.
2.2 Một số khái niệm về NLKH
NLKH là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng mãi đến những năm
70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế giới (Nguyễn Văn
Sở, 2002). Theo thời gian, các khái niệm về NLKH ngày càng có sự thay đổi. Theo
Bene và các cộng sự (1977) cho rằng "NLKH là một hệ thống quản lý đất vững bền
làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu
(kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau
trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện
văn hoá xã hội của dân cư địa phương"
Sau khoảng 10 năm phát triển NLKH các nhà khoa học đã nhận định khá rõ
về các thành phần của hệ thống NLKH và mối quan hệ giữa chúng. Vào năm 1987

5


Nair đã đưa ra khái niệm:" Nông Lâm Kết Hợp là một hệ thống sử dụng đất trong
đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều
kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian để gia tăng

sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một
đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng
đất khó khăn"
Ngày nay NLKH được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là:"NLKH là hệ thống
quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối
hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự
sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ
nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến “kinh tế trang trại”. Một cách đơn giản,
NLKH là trồng cây trên nông trại"
Ngoài ra NLKH còn được hiểu theo góc độ cảnh quan, có nghĩa là không chỉ
là việc phối hợp giữa cây lâu năm với cây ngắn ngày trên một đợn vị diện tích mà
còn có thể hiểu ở góc độ rộng hơn trên một lưu vực, trong một lưu vực từng loại cây
trồng, vật nuôi được phối trí một cách hài hoà ở các phần diện tích khác nhau, có
tác dụng tạo ra đa dạng và bền vững.
Các khái niệm trên đều mô tả các hệ thống NLKH được sử dụng để kết hợp
việc trồng xen các loại cây trồng và sử dụng đất một cách hợp lý không những tạo
ra được những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà còn góp phần cải tạo đất bảo vệ môi
trường. Do đó đây là hệ thống được người dân áp dụng phổ biến và phát triển trên
diện rộng trong nhiều năm qua.
Trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm NLKH của Nair năm 1987 để
thực hiện vì khái niệm này thể hiện rõ nhất phương thức sản xuất và kỹ thuật chăm
sóc cây trồng của khu vực nghiên cứu.
2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên thị trấn Chưprông
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn thị trấn Chưprông, nằm giữa trung tâm
hành chính, kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội của huyện Chưprông cách trung tâm

6



hành chính tỉnh Gia Lai khoảng 35 km về phía Tây Nam và có vị trí địa lý thuận lợi
nằm trên tỉnh lộ 663. Có toạ độ địa lý:
Kinh độ Đông: Từ 1070 51’ 50” đến 1070 56’ 30”
Vỹ độ Bắc: Từ 120 42’ 27” đến 130 46’ 10”
Phía Bắc giáp xã Ia Đrăng, Ia Phìn.
Phía Nam giáp xã Ia Me, Ia kly
Phía Đông giáp xã Ia Phìn
Phía Tây giáp xã Ia Đrăng, Ia Boòng .
2.3.1.2 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc trưng khí hậu của tiểu vùng Tây Nguyên, đó
là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá và tương phản giữa hai mùa rõ
rệt:
Mùa khô: Khô hanh, không có mưa bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng
4 năm sau.
Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
Nhiệt độ trung bình/năm khoảng 250C
Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là tương đối cao, khoảng từ
10 – 120C.
Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực nghiên cứu rất thuận lợi
cho việc phát triển các giống cây trồng ngắn ngày, dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới,
á nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, cao su...
2.3.1.3 Thuỷ văn
Trên địa bàn toàn thị trấn có các con suối lớn chảy qua như suối Ia Meur, Ia
Drăng và các con suối khác, lưu lượng nước tương đối ổn định.
Nguồn nước mạch và nước ngầm tương đối phong phú, thuận lợi cho việc
tưới tiêu và phát triển cho việc trồng cây công nghiệp, thuỷ lợi và phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt.

7



2.3.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nằm trên vùng đất đỏ bazan tương đối màu mỡ, đất đai phù hợp với việc
phát triển một số loại cây trồng có giá trị tương đối cao như cao su, cà phê, tiêu và
một số loại cây hàng năm khác.
Ngoài ra khu vực còn có các tài nguyên khác như tài nguyên nước phù hợp
với việc xây dựng thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, trên địa bàn thị trấn còn có mỏ đá đang
được khai thác.
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.
Trong những năm qua nhờ công tác chỉ đạo sát sao với các chủ trương, chính
sách hợp lý, linh hoạt, nền kinh tế nông nghiệp của địa phương đã đạt được những
kết quả đáng kể: cơ cấu cây trồng bắt đầu chuyển đổi, sản xuất lương thực đi vào ổn
định và vững chắc hơn. Với các loại cây trồng chính lúa, hoa màu, cà phê, cao su,
hồ tiêu, cây ăn quả....
Về sản xuất Công nghiệp – Dịch vụ - Thương mại
Tuyên truyền, vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
kinh doanh thành lập doanh nghiệp theo chủ trương khuyến khích đầu tư của huyện.
Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thưong mại trên địa bàn tiếp tục phát triển về
quy mô, số lượng.
Quy mô trung tâm thương mại thị trấn ngày càng mở rộng cả về số lượng và
chất lượng, đảm bảo nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá phục vụ cho đời sống của
hàng vạn người dân.
2.3.2.2 Lĩnh vực xã hội
- Về dân số và tôn giáo: Khu vực nghiên cứu gồm có 403 hộ với 1385 khẩu,
mật độ dân cư 143 người/km2. Trong đó có17 hộ với 69 khẩu là người dân tộc thiểu
số (Jrai, tày, mường) chiếm 4,98% tổng dân số khu vực. Có 3 tôn giáo (đạo thiên
chúa, đạo tin lành và đạo phật) với 317 tín đồ chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dân số khu

vực nghiên cứu.

8


-Về giáo dục: Trên địa bàn thị trấn có 04 trường học, 01 trường trung học cơ
sở, 02 trường tiểu học, 01 trường mầm non, ngoài ra còn có 02 trường mầm non tư
thục. Tổng số học sinh đầu năm học 2010 – 2011 là 2296 học sinh. Hoạt động giáo
dục tại các trường luôn được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục ngày càng được
nâng cao đáp ứng chung theo xu hướng phát triển của xã hội. Năm 2008, địa
phương được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở theo đúng yêu cầu.
Về y tế: Duy trì mạng lưới y tế thôn, làng, phối hợp với trung tâm y tế dự
phòng và bệnh viện đa khoa huyện tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ cho người
dân và công tác kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng
cho các em thiếu nhi dưới 6 tuổi với 6 loại vacxin.
2.4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
Thuận lợi: Khu vực nghiên cứu có điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thuận
lợi để phát như sau:
Về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung địa hình và khí hậu cơ bản thuận lợi cho
việc phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhiều loại cây trồng dẫn tới việc
người dân trồng đa dạng các loại cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, việc
làm này không những tiết kiệm được sức người, sức của mà còn làm tăng thêm thu
nhập cho từng hộ gia đình.
Hệ thống cơ sở vật chất: điện – đường – trường - trạm được xây dựng ngày
càng hoàn thiện phục vụ tốt cho nhu cầu và sinh hoạt của người dân.
Khu vực nghiên cức nằm ở trung tâm thị trấn nên rất thuận lợi cho việc giao
lưu buôn bán hàng hoá.
Chính quyền địa phương có nhiều quan tâm và hỗ trợ đến hoạt động sản xuất
của người dân .
Khó khăn:

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất và năng suất của cây trồng.
Giá cả của các mặt hàng như tiêu, cà phê bấp bênh không ổn định, trong khi
các loài này lại được người dân trồng nhiều trên diện rộng, tốn rất nhiều công chăm
sóc và chi phí đầu tư.

9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Bao gồm hai mục tiêu:
- Xác định các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành và phát triển
của hệ thống Nông Lâm Kết Hợp tại thôn 6 và thôn Đông Hà, thị trấn Chưprông,
tỉnh Gia Lai.
- Mô tả được các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp chủ yếu hiện có tại địa
phương.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu mô tả các yếu tố cơ bản và quá trình hình thành của hệ thống
NLKH tại thôn 6 và thôn Đông Hà, thị trấn Chưprông, tỉnh Gia Lai.
+ Yếu tố tự nhiên: thời tiết khí hậu , đất đai, môi trường có tác động
đến việc áp dụng và phát triển mô hình NLKH tại địa phương.
+ Yếu tố xã hội: các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, giá cả và thị trường tiêu thụ của các sản phẩm.
- Mô tả hiện trạng của hệ thống Nông Lâm Kết hợp chủ yếu tại địa phương
+ Diện tích
+ Các loại cây trồng được kết hợp chủ yếu
+ Các loại vật nuôi được kết hợp chủ yếu trong mô hình
+ Hiện trạng về tiêu thụ sản phẩm: các loại sản phẩm chính, năng

suất, sản lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thu thập thông tin.
Bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp

10


Thông tin thứ cấp: được thu thập từ báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội, các
chủ trương chính sách…năm 2010 từ UBND thị trấn, các báo cáo từ hội nông dân
huyện và các loại sách báo, tạp chí có liên quan và từ internet
- Thông tin sơ cấp:
+ Tiến hành phỏng vấn các nguồn thông tin (thôn trưởng, những
người lớn tuổi có kinh nghiệm trong thôn) về hiện trạng sử dụng hệ thống nông lâm
kết hợp tại địa phương, các yếu tố (tự nhiên – xã hội) tác động đến sự thay đổi trong
cơ cấu cây trồng của họ và biến động của giá cả thị trường.
+ Tiến hành khảo sát thực tế, mô tả hiện trạng và phỏng vấn trực tiếp
30 hộ nông dân để tìm hiểu quá trình hình thành hệ thống nông lâm kết hợp của địa
phương với các tiêu chí lựa chọn như sau: một là các mô hình NLKH phải là các mô
hình NLKH điển hình phù hợp với điều kiện của địa phương và phải mang lại hiệu
quả cao. Hai là diện tích phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 ha (để loại bỏ các vườn hộ vì
vườn hộ cũng có đa dạng thành phần cây trồng nhưng với diện tích nhỏ không phổ
biến).
Sau khi lựa chọn các hộ theo tiêu chí trên, tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 15
hộ ở thôn Đông Hà và 15 hộ ở thôn 6. Sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn
các hộ gia đình theo lựa chọn trên.
+Sử dụng công cụ phỏng vấn(cấu trúc, bán cấu trúc) và các kỹ năng
thúc đẩy để người dân cung cấp các thông tin cần thiết.
3.3.2 Phân tích số liệu
- Số liệu được tổng hợp, phân tích và mô tả định tính

- Khung logic mô tả chi tiết về mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu

11


Bảng 3.1: Khung logic mô tả mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
Mục tiêu

Nội dung

Xác định các
yếu tố cơ bản
tác động đến
quá trình hình
thành và phát
triển của hệ
thống NLKH
tai thôn 6 và
thôn Đông hà,
thị trấn
Chưprông,
huyện
Chưprông
Mô tả hệ thống
NLKH hiện có
tại địa phương

Tìm hiểu các
yếu tố cơ bản
và quá trình

hình thành hệ
thống NLKH
tại thôn 6 và
thôn Đông Hà,
thị trấn
Chưprông,
huyện
Chưprông
Mô tả hiện
trạng của hệ
thống NLKH
chủ yếu tại địa
phương

Phương pháp
Nguồn thu
thu thập số
thập số liệu
liệu
Phỏng vấn bán - UBND thị
cấu trúc
trấn.
- Hội nông
dân.
- Hộ gia đình.
- Sách, báo tạp
chí có liên
quan.
- mạng
internet


Phỏng vấn bán - Hộ gia đình
cấu trúc
Quan sát
Chụp ảnh

12

Thời gian
10/03/201120/03/2011

25/03/201110/04/2011


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Quá trình hình thành, phát triển hệ thống NLKH tại điểm nghiên cứu.
4.1.1 Các yếu tố cơ bản có tác động đến sự hình thành và phát triển của NLKH
tại điểm nghiên cứu.
4.1.1.1 Yếu tố tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên và môi trường là yếu tố quan trọng để cây trồng sinh
trưởng và phát triển và đây cũng là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cây trồng
của người dân. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi tại điểm nghiên cứu (về
khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước…) hệ thống cây trồng ở đây đã được phát
triển phong phú và đa dạng. Đặc biệt, các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà
phê, cao su, điều, hồ tiêu đã cho thấy có sự phù hợp với đặc thù khí hậu của khu
vực. Bên cạnh đó, một số loại cây trái như mít, nhãn cũng đã được trồng như là một
chiến lược đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với các biến đổi bất thường của
thời tiết và các rủi ro thị trường.
Nằm trong khu vực trung tâm thị trấn Chưprông nên khu vực nghiên cứu

mang đặc trưng khí hậu của tiểu vùng Tây Nguyên, đó là vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, đặc biệt ở đây mưa nhiều kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10 với lượng mưa từ 1600 mm đến 1800 mm tập trung chủ yếu vào tháng
6, 7, 8, 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa từ 700
mm đến 900 mm, trong đó các tháng mưa ít nhất là tháng 1, 2, 3 cùng với loại đất
đỏ bazan màu mỡ nên rất phù hợp với tiêu và cà phê, là các cây trồng chính ở đây.
Xuất phát từ đặc tính dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, năng suất cao, bán lại được
giá phù hợp với thỗ nhưỡng và khí hậu tại khu vực nên người dân trồng nhiều cà
phê vào những năm 90 và không ngừng tăng lên về diện tích từ 209,4 ha lên tới

13


760,26 ha (tổng diện tích đất trồng nông nghiệp là 1579,85 ha) và trở thành cây
trồng chủ lực trên địa bàn.
.

Đến năm 1998 giá cà phê bắt đầu sụt giảm, trong khi đó điều kiện khí hậu

ngày càng trở nên khắc nghiệt, tình trạng mùa mưa đến sớm bất thường và mực
nước xuống sâu vào mùa khô tại các ao, hồ làm ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và
năng suất sản lượng của cây trồng, do đó việc lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp
đang là vấn đề khó khăn rất lớn của người dân trên địa bàn.
Hiện nay, giá cà phê đang có xu hướng tăng trở lại, tại khu vực xuất hiện các
mô hình trồng cà phê kết hợp với một số loại cây trồng khác đang xuất hiện và
không ngừng tăng về diện tích. Đặc biệt cây tiêu đang được người dân ưu tiên do
hiện tại bán được với giá cao. Thời điểm đầu năm 2011, giá hạt tiêu đã lên tới
125.000đ/ kg.
Với địa hình, địa mạo theo dạng lượn sóng, dốc thoải, thấp dần từ Đông bắc
xuống Tây Nam nên ở đây có sự phân bố thành hai dạng. Trên cao người dân trồng

xen cây cà phê với tiêu, trồng sầu riêng ở giữa các khoảng trống, trồng muồng đen
làm hàng rào chắn gió ngoài ra còn có khu vực trồng xen cây ăn quả với cà phê….
Phía dưới có đồng trũng người dân có thể tận dụng để trồng cây lương thực như:
lúa, ngô, trồng cây hoa màu và các loại rau như: mướp đắng, đậu côve, bí đỏ, mướp,
rau muống, mùng tơi, rau cải.
Theo điều tra cho thấy ở những vùng đất cao và xa nguồn nước, người dân
đã trồng thêm tiêu trong vườn cà phê hoặc chặt bỏ một nửa cà phê sang trồng tiêu,
đối với những hộ khá – giàu thì ở những khu vực xa nguồn nước này người ta
thường trồng cao su. Yếu tố về thời tiết ít gây khó khăn cho các hộ này vì họ có khả
năng đầu tư máy bơm, giếng khoan để tưới nước cho cây trồng vào mùa khô kết
hợp trồng nhiều loại cây để có thể sản xuất được các nông sản trái mùa tăng thêm
nguồn thu nhập. Ở một số hộ khác thì trồng kết hợp sầu riêng với cà phê, trồng
muồng đen, bời lời làm hàng rào chắn gió cho vườn tiêu, trồng thêm mít, nhãn để
thu được đa dạng sản phẩm từ đó hình thành các mô hình NLKH đạt hiệu quả tiêu
biểu như các mô hình cà phê – tiêu, cà phê – sầu riêng – muồng đen...Và nhiều hộ
cũng đã chuyển hướng sản xuất sang chăn nuôi thêm heo, gà, bò...kết hợp gieo

14


trồng nhiều loại hoa màu, đào thêm ao để nuôi cá dần dần hình thành hệ thống VAC
đem lại dòng năng lượng khép kín và hiệu quả đáng kể. Rõ ràng sự chuyển đổi đã
giúp người dân cải thiện kinh tế gia đình đồng thời làm cho các mô hình canh tác
NLKH thêm đa dạng.
Bởi vậy điều kiện tự nhiên, môi trường là yếu tố quan trọng làm cho cơ cấu
cây trồng của người dân thay đổi tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của
các kỹ thuật NLKH góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.
4.1.1.2 Yếu tố xã hội:
Về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Giá cả thị trường của các loại nông sản thực phẩm đang là vấn đề có ảnh

hưởng rất lớn đến khả năng hình thành và phát triển của các mô hình NLKH. Giá cả
các loại nông sản lên hay xuống đều tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân
dẫn đến sự thay đổi các loại cây trồng trong hệ thống NLKH hiện có để tăng thêm
thu nhập. Trên thị trường những loại nông sản nào giá cao và ổn định sẽ được người
trồng nhiều về diện tích. Thực tế đã chứng minh cho kết luận này bằng những diện
tích trồng các loại cây chính thay đổi qua các năm theo sự tăng hay giảm giá các
loại nông sản đó.
Bảng 4.1: sự biến động giá nông sản kéo theo sự biến đổi cây trồng chính.
Năm

2008

2009

2010

Cây trồng Giá

Diện tích Giá

Diện tích Giá

Diện tích

chính

(đ/kg)

(ha)


(đ/kg)

(ha)

(đ/kg)

Cà phê

25.000

209,4

27.500

509,92

30.000

760,26

Tiêu

27.000

10,44

35.000

11,44


50.000

16

Cây

ăn 16.000

50,56

12.000

28,46

15.000

13,24

167,71

5.500

70,34

6.000

69,09

quả
Hoa màu


3.000

(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2008 và kế hoạch năm
2009, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010, điều tra nông hộ)

15


×