Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ BẠCH ĐÀN GRANDIS URUGOAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN TRƯỜNG NAM

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ BẠCH ĐÀN GRANDIS
URUGOAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN TRƯỜNG NAM

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẤY GỖ BẠCH ĐÀN GRANDIS
URUGOAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Ngành: Chế Biến Lâm Sản
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người đã tạo điều kiện về
vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy và truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã tận tình giúp
đỡ, chỉ dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn anh chị em Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường
Thành đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt những năm qua và trong suốt thời gian làm đề tài.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trường Nam

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis Uruguay tại công ty
cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành” được tiến hành thực hiện từ ngày
21/02 đến ngày 21/07/2011. Quá trình khảo sát quy trình tại công ty được thực hiện
từ ngày 22/02 đến ngày 30/04/2011 tại phân xưởng sấy của công ty cổ phần tập
đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành.Công ty có 20 lò sấy hơi nước với trang thiết bị
máy móc hiện đại mới được đưa vào sử dụng vào năm 2008. Chúng tôi đã tiến hành

khảo sát quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis có xuất xứ từ Urugoay. Đây là loại gỗ
dễ nảy sinh các khuyết tật sấy (nứt, méo, vênh…). Ngoài ra, loại gỗ này còn rất
nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt khi gỗ có độ ẩm lớn hơn điểm bão hòa thớ gỗ. Vì
thế gỗ sau khi nhập về được hong phơi tự nhiên từ 3 tháng trở lên mới đem vô sấy
tùy theo kế hoạch của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát 7 mẻ sấy gỗ bạch đàn với các loại quy cách chiều dày 19 mm, 24
mm, 27 mm, 34 mm, 49 mm và 54 mm. Kết quả thu được:
-

Quy cách chiều dày là 19 mm (độ ẩm ban đầu 26%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 14 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 3,3%.

-

Quy cách chiều dày là 34 mm (độ ẩm ban đầu 34%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 27 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 3,3%.

-

Quy cách chiều dày là 27 mm (độ ẩm ban đầu 28%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 19 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 3,3%.

-

Quy cách chiều dày là 49 mm (độ ẩm ban đầu 61%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 44 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 1,6%.

-

Quy cách chiều dày là 54 mm (độ ẩm ban đầu 58%, độ ẩm cuối cùng 8%)

thời gian sấy là 48 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 3,3%.

-

Quy cách chiều dày là 24 mm (độ ẩm ban đầu 30%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 19 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 1,6%.

-

Quy cách chiều dày là 19 mm (độ ẩm ban đầu 31%, độ ẩm cuối cùng 8%)
thời gian sấy là 15 ngày và tỷ lệ khuyết tật là 3,3%.

iii
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ............................................................................................................... i
Lời cám ơn ...........................................................................................................ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................vii
Danh sách các hình ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ............................................................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về công ty tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành .................................. 3

2.1.1 Giới thiệu về công ty .................................................................................. 3
2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .................................................. 4
2.1.3 Nguyên liệu và thị trường ........................................................................... 5
2.1.3.1 Nguyên liệu ..................................................................................... 5
2.1.3.2 Thị trường ....................................................................................... 6
2.1.3.3 Các mục tiêu chủ yếu của công ty .................................................. 7
2.1.4 Tình trạng máy móc thiết bị sấy tại công ty ................................................ 7
2.2 Một số yếu tố có liên quan đến sấy ...................................................................... 9
2.2.1 Khái niệm về độ ẩm của vật liệu gỗ ........................................................... 9
2.2.1.1 Độ ẩm tuyệt đối ............................................................................... 9
2.2.1.2 Độ ẩm tương đối ............................................................................. 9
2.2.1.3 Độ ẩm thăng bằng ......................................................................... 10
2.2.2 Nhiệt độ môi trường sấy ........................................................................... 11
2.2.3 Dốc sấy ...................................................................................................... 12

iv
 


2.2.4 Biểu đồ I – D ............................................................................................. 13
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy ................................................... 14
2.2.5.1 Chủng loại và khối lượng riêng của gỗ ......................................... 14
2.2.5.2 Ảnh hưởng về độ dày của gỗ ........................................................ 14
2.2.5.3 Ảnh hưởng tốc độ môi trường sấy ................................................ 15
2.2.5.4 Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu ............................................................ 15
2.2.6 Cơ sở xây dựng chế độ sấy, phương pháp điều hành sấy .......................... 15
2.2.6.1 Cơ sở xây dựng chế độ sấy ........................................................... 16
2.2.6.2 Phương pháp điều hành sấy .......................................................... 17
2.2.7 Ứng suất và các dạng khuyết tật trong khi sấy gỗ .................................... 19
2.2.7.1 Nguyên nhân sản sinh ứng suất .................................................... 19

2.2.7.2 Các dạng khuyết tật của gỗ sản sinh trong quá trình sấy .............. 19
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 21
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
3.3.1 Phương pháp theo dõi diễn biến độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy ......... 21
3.3.1.1 Phương pháp theo dõi độ ẩm ban đầu của gỗ ............................... 21
3.3.1.2 Phương pháp theo dõi quá trình giảm ẩm của gỗ sấy ................... 21
3.3.2 Phương pháp theo dõi quá trình sấy ......................................................... 22
3.3.2.1 Theo dõi nhiệt độ sấy .................................................................... 22
3.3.2.2 Theo dõi thời gian sấy ................................................................... 22
3.3.2.3 Theo dõi chất lượng gỗ sấy .......................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................. 23
4.1 Đặc điểm nguyên liệu bạch đàn Grandis ........................................................... 23
4.2 Thiết bị sấy tại công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành .............................. 25
4.3 Quy trình vận hành lò sấy .................................................................................. 28
4.3.1 Trước khi đưa gỗ vô lò ............................................................................. 28
4.3.2 Kiểm tra độ ẩm gỗ .................................................................................... 29

v
 


4.3.3 Cách xếp gỗ trong lò ................................................................................. 29
4.3.4 Quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis áp dụng sấy tại công ty ................... 30
4.4 Kết quả khảo sát một số mẻ sấy ......................................................................... 32
4.4.1 Mẻ sấy thứ 1 .............................................................................................. 32
4.4.2 Mẻ sấy thứ 2 ............................................................................................. 33
4.4.3 Mẻ sấy thứ 3 ............................................................................................. 35
4.4.4 Mẻ sấy thứ 4 ............................................................................................. 37

4.4.5 Mẻ sấy thứ 5 ............................................................................................. 39
4.4.6 Mẻ sấy thứ 6 ............................................................................................. 42
4.4.7 Mẻ sấy thứ 7 ............................................................................................. 43
4.4.8 Tổng hợp các mẻ sấy khảo sát ................................................................ ..45
4.5 Đề xuất quy trình sấy ......................................................................................... 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................................ .48
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 48
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 51

vi
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Ý nghĩa

Thứ nguyên

W

Độ ẩm tuyệt đối của gỗ

%

Wtt


Độ ẩm tức thời của gỗ

%

Wa

Độ ẩm tương đối của gỗ

%

Wtrong

Độ ẩm bên trong thanh gỗ

%

Wmặt

Độ ẩm bên ngoài thanh gỗ

%

G

Khối lượng gỗ tươi

g

Ga


Khối lượng ban đầu của mẫu

g

Gtt

Khối lượng tức thời của gỗ

g

G0

Khối lượng gỗ khô kiệt

g

MC

Độ ẩm gỗ

%

E.M.C

Độ ẩm thăng bằng

%

Ф


Đường kính

cm

φ

Độ ẩm thăng bằng

%

ΔW

Chênh lệch độ ẩm

%

U

Dốc sấy

P

Tỷ lệ phế phẩm

%

Dcb

Khối lượng thể tích cơ bản


g/cm3

vii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành ................................. 4
Hình 2.2 Lò sấy của công ty Trường Thành............................................................... 7
Hình 2.3 Biểu diễn quá trình thăng bằng độ ẩm của gỗ ........................................... 11
Hình 2.4 Biểu đồ I-D không khí ẩm ......................................................................... 13
Hình 2.5 Các phương pháp điều hành sấy cơ bản .................................................... 17
Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lý điều hành sấy hai cấp ..................................................... 18
Hình 4.1 Gỗ bạch đàn Grandis ................................................................................. 23
Hình 4.2 Lò sấy với hệ thống cửa nâng hạ ............................................................... 26
Hình 4.3 Nồi hơi của công ty Trường Thành ........................................................... 26
Hình 4.4 Bảng điều khiển hệ thống sấy của công ty Trường Thành ........................ 27
Hình 4.5 Các thông số hiển thị của bảng điều khiển sấy.......................................... 27
Hình 4.6 Xe nâng đưa gỗ vào lò ............................................................................... 31
Hình 4.7 Tỷ lệ khuyết tật của các mẻ sấy khảo sát .................................................. 45

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis tại công ty ......................................... 30
Bảng 4.2 Mẻ sấy thứ nhất gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 19 mm ..................... 32
Bảng 4.3 Mẻ sấy thứ hai gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 34 mm ....................... 34
Bảng 4.4 Mẻ sấy thứ ba gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 27 mm......................... 36
Bảng 4.5 Mẻ sấy thứ tư gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 49 mm ......................... 38
Bảng 4.6 Mẻ sấy thứ năm gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 54 mm ..................... 41
Bảng 4.7 Mẻ sấy thứ sáu gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 24 mm ....................... 42
Bảng 4.8 Mẻ sấy thứ bảy gỗ bạch đàn Grandis có chiều dày 19 mm ...................... 44
Bảng 4.9 Tổng hợp các mẻ sấy khảo sát .................................................................. 45
Bảng 4.10 Đề xuất quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis quy cách 19 – 29 mm ....... 46
Bảng 4.11 Đề xuất quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis quy cách 30 – 45 mm ....... 47
Bảng 4.12 Đề xuất quy trình sấy gỗ bạch đàn Grandis quy cách 46 – 60 mm ....... 47

ix
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp chế biến gỗ trong những năm gần đây luôn luôn nằm
trong danh sách những ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy
ngành chỉ mới bắt đầu phát triển trong gần hai thập kỉ qua, nhưng hiện tại ngành gỗ
nước ta đã được biết đến trên toàn thế giới. Với hàng loạt những sản phẩm có mẫu
mã đa dạng kết hợp với giá rẻ nên có khả năng cung ứng cho tất cả các đối tượng
tiêu dùng – và đó cũng là một lợi thế không nhỏ của chúng ta.

Nhà nước đã có lệnh cấm khai thác rừng nên nguồn nguyên liệu chủ yếu của
ngành hiện nay là gỗ rừng trồng và nhập khẩu. Vì giá cả nguyên liệu chiếm hơn một
nửa giá cả sản phẩm và nguồn nguyên liệu đang ngày càng khan hiếm nên vấn đề
đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng nguyên liệu hợp lí. Một trong những khâu
công nghệ quan trọng nhất góp phần vào việc tiết kiệm nguyên liệu và sử dụng
nguyên liệu có hiệu quả nhất là khâu sấy gỗ. Khâu này góp phần vào việc bảo quản,
nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm xuất khẩu.
Bạch đàn là loại gỗ phổ biến ở nước ta. Đây là loại gỗ rất nhạy cảm với nhiệt
độ, dễ nảy sinh khuyết tật khi sấy. Vì thế để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu này
thì phải có những chế độ sấy thích hợp để hạn chế được nhược điểm vốn có của
Bạch đàn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự chấp thuận của khoa Lâm
nghiệp, sự phân công của bộ môn chế biến lâm sản cùng với sự hướng dẫn tận tình
của cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình
sấy gỗ bạch đàn Grandis Uruguay tại công ty tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường
Thành”.




1.2 Mục đích của đề tài
Ngày nay, các xí nghiệp chế biến gỗ được thành lập rất nhiều, do đó sự cạnh
tranh nhau sẽ diễn ra rất quyết liệt. Để cạnh tranh được với các xí nghiệp khác thì
chất lượng sản phẩm và giá thành sẽ là hai yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại
của xí nghiệp. Nhằm thực hiện tốt những điều đó thì chúng ta cần phải quan tâm
đến các khâu công nghệ trong quá trình chế biến gỗ, trong đó sấy gỗ là một khâu
công nghệ quan trọng quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm. Chúng ta phải
thực hiện kỹ thuật sấy như thế nào cho phù hợp với từng loại gỗ để đem lại hiệu quả
kinh tế và chất lượng tốt nhất. Và một mẻ sấy đạt được yêu cầu khi gỗ đảm bảo đạt
được độ ẩm, ít bị khuyết tật và thời gian sấy phải được rút ngắn…





Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.
Tên tiếng Anh: Trường Thành Furniture Corporation.
Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF.
Logo của công ty:
Trụ sở chính: Đường

DT747, Khu phố 7, thị

trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: (84-0650) 3642 004

Fax: (84-0650) 3642 006

Email:
Website: www.truongthanh.com
Ngành nghề kinh doanh của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
3700530696 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, đăng ký thay đổi lần 8
ngày 21 tháng 6 năm 2010 bao gồm:
-

Sản xuất đồ mộc.


-

Sản xuất ván dán, ván mỏng, ván lạng, ván ép, ván sàn nội thất.

-

Mua bán sản phẩm mộc.

-

Mua bán phụ tùng, phụ kiện ngành chế biến gỗ.

-

Sản xuất bao bì.

-

Mua bán sản phẩm nông lâm sản, thủy hải sản, phân bón.




-

Đại lý gửi hành hóa.

-

Vận tải hàng hóa đường bộ.


-

Hoạt động xây dựng chuyên dụng.

-

Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành được khởi nguồn từ một cơ sở
chế biến gỗ ở vùng cao nguyên tỉnh Đắc Lắc vào năm 1993 với khoảng 30 công
nhân cùng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung cấp
cho các công trình xây dựng ở các tỉnh trong nước và một số xuất khẩu thông qua
các công ty trung gian thương mại có chức năng xuất nhập khẩu.
Sau 7 năm hoạt động, vào năm 2000, Công ty đã mua lại nhà máy
VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của tỉnh Bình
Dương.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch tập đoàn – ông Võ Trường Thành,
cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và
giỏi nghề, công ty đã phát triển thành công ty mẹ của tập đoàn Trường Thành với cơ
sở hạ tầng hệ thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, đã trở thành một
trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam.

Hình 2.1 Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành




Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009, Công ty có đầu tư vào 9 công ty

con (cùng với Công ty gọi chung là Tập đoàn). Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ
gỗ Trường Thành được gọi là công ty mẹ, trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh
doanh và đầu tư vốn theo hình thức sở hữu trong vốn điều lệ của các doanh nghiệp
khác.
2.1.3 Nguyên liệu và thị trường
2.1.3.1 Nguyên liệu
Tất cả các nguyên liệu của công ty được thu mua theo chính sách gỗ của
công ty. Nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo có chứng nhận FSC (chứng nhận nguồn
gỗ được nhận biết), chứng nhận rừng trồng hoặc chứng nhận khai thác hợp pháp.
Đây là chiến lược kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững của công ty.
Điều này giúp cho công ty có nhiều lợi thế hơn các công ty đồng ngành khác khi thị
trường Mỹ áp dụng đạo luật Lacey và cộng đồng chung châu Âu áp dụng hiệp định
FLEGT (Quy định Tăng cường thực thi luật, quản trị và buôn bán tài nguyên rừng
của Liên minh châu Âu) về nguồn gốc sử dụng trong sản phẩm.
Các nguồn nguyên liệu chính hiện tại của công ty:
-

50% được nhập từ nước ngoài như Nam Phi, Brazil, Uruguay, Ghana,
Togo, Miến Điện, Mỹ, Canada, Đức…: Teak, Eucalyptus, Oak, Ash,
Beach…Đây là các nguồn gỗ từ các đối tác rất lớn và có uy tín trên
thương trường quốc tế và có chứng nhận FCS. Đáng chú ý hơn nữa là
việc phát triển rừng trồng rất mạnh tại nhiều quốc gia như Thụy Điển,
Mỹ, Canada, Brazin, Ấn Độ, Trung Quốc, Phần Lan, New Zealand…
đảm bảo cho nguồn cung cấp nhập khẩu rất phong phú cho nhu cầu hiện
nay và trong tương lai của ngành công nghiệp chế biến gỗ toàn cầu.

-

50% còn lại được thu mua từ nguồn nguyên liệu trong nước: Cồng, Cao
su, Xoan đào, Chò chỉ, Tràm, Dầu, Keo… nguồn cung cấp nguyên liệu

trong nước đã dồi dào hơn những năm trước, đặc biệt là cao su, tràm,
keo... nhưng vẫn chưa có nhiều gỗ có chứng nhận FSC cho số lượng lớn.
Với các chương trình phát triển trồng rừng của Chính phủ, đặc biệt là




nhiều doanh nghiệp tư nhân – trong đó có các công ty liên kết của TTF –
đã mua và trồng rừng rất mạnh mẽ sau khi được Chính phủ phê duyệt chủ
trương khuyến khích tư nhân hóa trồng rừng tại Việt Nam, thì trong
tương lai gần Việt Nam sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu.
Các nguồn nguyên liệu chính của công ty trong tương lai:
-

Giảm dần nhập khẩu từ 50% xuống khoảng 20% trước năm 2015. Chỉ
nhập khẩu các loại gỗ ôn đới như Oak, Ash, Beech và những loại gỗ nhiệt
đới có chứng nhận FSC mà Việt Nam chưa có được.

-

Tăng dùng nguyên liệu từ dự án trồng rừng 100.000 ha của các công ty
con của TTF tại Việt Nam từ 50% lên 80% trước năm 2015. Đó là các
loại gỗ như Tràm, Bạch đàn, Teak…

• Nhận xét: Với định hướng nguồn nguyên liệu của công ty trong tương lai là
giảm dần nhập khẩu gỗ mà chú trọng vào việc sử dụng gỗ rừng trồng trong
nước, TTF có thể chủ động nguồn nguyên liệu để tiến tới mục tiêu phát triển bền
vững.
2.1.3.2 Thị trường

TTF xuất khẩu khoảng 70% sản lượng sản phẩm gỗ đến hơn 30 quốc gia trên
toàn thế giới, cụ thể là châu Âu ( Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…), Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Úc… Đối với thị trường quốc tế, công ty cung cấp trực tiếp cho các
hệ thống siêu thị hàng đầu thế giới cũng như hàng đầu của từng quốc gia như
Carrefour, Metro, Tesco, Cosco, Homebase… Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp
cho các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn nhưng có thương hiệu mạnh và đòi hỏi sản phẩm
chất lượng cao như Alexander Rose, Aline’a, Lapeyre, Hartman…
Đối với thị trường trong nước, trong năm 2010 công ty đã duy trì được mạng
lưới gồm 4 cửa hàng tự doanh, 14 đại lý cấp 1 và cửa hàng liên kết tại Đà Lạt, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Buôn
Ma Thuột...




2.1.3.3 Các mục tiêu chủ yếu của công ty
-

Doanh số: tăng trên 15 % / năm.

-

Lợi nhuận ròng sau thuế: tăng trên 20 % / năm.

-

Kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, môi trường.

-


Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 3 nhà sản xuất, thương mại và xuất
khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất Việt Nam từ năm 2010.

-

Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 5 nhà sản xuất, thương mại và xuất
khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất ASEAN (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á) từ năm 2012.

-

Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 3 nhà trồng rừng tư nhân có diện tích
rừng trồng lớn nhất ASEAN từ năm 2015.

2.1.4 Tình trạng máy móc thiết bị sấy tại công ty
Thiết bị sấy gỗ của công ty mới được đưa vào sử dụng năm 2008 nên máy
móc thiết bị còn mới khoảng 80 %. Với 20 lò sấy hơi nước được trang bị các máy
móc hiện đại: nồi hơi được sản xuất tại công ty nồi hơi Việt Nam và bộ điều khiển
chương trình sấy Helios do Italia sản xuất. Thiết bị được đánh giá là hiện đại bậc
nhất ở Việt Nam. Với các thông số kỹ thuật:

Hình 2.2 Lò sấy của công ty Trường Thành



Công suất sấy: 45 – 50 m3/ mẻ sấy.
Kích thước bao của lò: 4300 x 6500 x 6600 (mm).
Số lượng quạt trong mỗi lò: 4 quạt. Quạt đặt trên trần, quạt đổi chiều.
Đường kính mỗi cánh quạt: Ø = 80 cm.
Công suất động cơ mỗi quạt: 4 kW/ cái.

Số nồi hơi: 3 nồi.
Công suất cấp hơi của nồi hơi: 4000 kg hơi/ giờ/ nồi.
Nhiệt độ môi trường sấy có thể lên tới: 950C.
Giàn gia nhiệt được đặt ngay dưới giàn quạt, gồm 10 thanh với đường kính
ống là Ø = 27 mm, chiều dài l = 6100 mm làm bằng kẽm. Không khí trong lò
sấy di chuyển cưỡng bức nhờ quạt, trong lò sấy có bốn cặp đầu đo độ ẩm gỗ.
Tường lò được xây dày 250 mm, trống ở giữa để cách nhiệt. Cửa lò cấu tạo bằng
3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là tôn cách nhiệt, lớp giữa là bông thủy tinh. Cửa
thiết kế ôm sát tường và có hệ thống nâng hạ cửa rất thuận tiện.
Có 6 cửa thoát ẩm đặt ở phía trên lò, kích thước cửa thoát ẩm 300 x 300 x
450 (mm), phía trước đặt 3 cửa, phía sau đặt 3 cửa, công suất motor là 60 W/3
cửa.
Mỗi lò được trang bị 4 cặp đầu đo độ ẩm gỗ được nối dẫn với hệ thống điều
khiển sấy, giúp cho hệ thống nắm được độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy.
Bộ điều khiển chương trình sấy Helios gồm 5 phase:
• Phase 1 (CD 01 và CD 02): Gia nhiệt, chưa sấy nên phun ẩm, tránh
tình trạng sấy liền sẽ làm nứt tét gỗ.
• Phase 2 (CD 03): Gia nhiệt tới tâm gỗ, làm cho gỗ nóng đều.
• Phase 3 (CD 04...CD 17): Sấy, dốc sấy càng cao, thời gian sấy càng
nhanh.
U (dốc sấy) = MC % (độ ẩm gỗ) / E.M.C % (độ ẩm thăng
bằng).
• Phase 4 (CD 18...): Ổn định nhiệt độ trong phòng.
• Phase 5: Làm nguội.





2.2 Một số yếu tố có liên quan đến sấy

2.2.1 Khái niệm về độ ẩm của vật liệu gỗ
2.2.1.1 Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ là hàm lượng nước có trong gỗ quy về một đơn vị
trọng lượng gỗ khô kiệt và tính bằng công thức:
W = (G – G0) / G0 × 100%
Trong đó:

(2.1)

G: Khối lượng gỗ ban đầu
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt
W: Độ ẩm tuyệt đối

Trong thực tế người ta hay dùng khái niệm độ ẩm này và khi nói đến độ ẩm
của gỗ tức là nói đến độ ẩm tuyệt đối của gỗ. Tuy thế, trong kỹ thuật sấy gỗ, khái
niệm về độ ẩm tương đối cũng dùng khá nhiều.
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ biến thiên từ 0 – (+ ∞). Gữa khối lượng gỗ khô kiệt
và độ ẩm tuyệt đối của gỗ có mối liên hệ như sau:
G0 = G / (1 + W)

(2.2)

Và cũng dựa vào sự cố định của khối lượng gỗ khô kiệt ta cũng dẫn đến tỷ lệ sau
đây:
G2 / G1 = (1 + W2) / (1 + W1)

(2.3)

2.2.1.2 Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối của gỗ là hàm lượng nước chứa trong gỗ quy về một đơn vị

khối lượng gỗ tươi và tính bằng công thức sau đây:
Wa = (G – G0) / G × 100%

(2.4)

Trong đó: G: Khối lượng gỗ ban đầu
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt
Wa: Độ ẩm tương đối (%)
Độ ẩm tương đối của gỗ biến thiên từ 0% đến 100%. Giữa trọng lượng gỗ
khô kiệt G0 và độ ẩm tương đối của gỗ có thể biểu diễn dưới dạng khác:
G0 = G × (1 – Wa)

(2.5)




Khối lượng gỗ tươi trước lúc sấy ví dụ bằng G1 và gỗ có độ ẩm Wa1. Sau khi
sấy gỗ khô đi, khối lượng của gỗ lúc bấy giờ chỉ còn G2 tương ứng với độ ẩm Wa2.
Dựa vào trọng lượng gỗ khô kiệt trước và sau lúc sấy luôn luôn không đổi, ta có
công thức sau:
G0 = G1 (1- Wa1) = G2 (1 – W2)

(2.6)

Trong đó: Wa1: Độ ẩm gỗ tươi (%)
Wa2: Độ ẩm gỗ tại thời điểm sau khi sấy
G1: Khối lượng gỗ tươi
G2: Khối lượng gỗ tại thời điểm sau khi sấy
Từ đấy rút ra: G2 / G1 = (1 - Wa1) / (1 – Wa2)


(2.7)

Công thức có bốn đại lượng: khối lượng và độ ẩm tương đối của gỗ trước và
sau khi sấy. Như thế nếu biết được ba đại lượng trong bốn đại lượng trên thì ta có
thể suy ra đại lượng thứ tư một cách dễ dàng.
Trong quá trình sấy, khối lượng của thanh gỗ kiểm tra sẽ giảm dần do gỗ khô
đi. Bằng cách cân đo ta xác định được giá trị của G2 ở thời điểm ta muốn theo dõi
độ ẩm của gỗ sấy. Sau đó dựa vào công thức ta sẽ xác định được giá trị của độ ẩm
W2 một cách dễ dàng.
2.2.1.3 Độ ẩm thăng bằng
Nếu trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ ẩm không đổi (0% < φ <
100%), nếu gỗ ướt để trong môi trường không khí thì gỗ sẽ khô dần (quá trình giảm
ẩm) và ngược lại, gỗ khô để trong môi trường ẩm sẽ hút ẩm trở lại (quá trình hồi
ẩm), như vậy trong một điều kiện môi trường nhất định quá trình khô hoặc hút ẩm
của gỗ chỉ đạt đến một trạng thái. Khi đó áp suất hơi nước của không khí và áp suất
của hơi nước trên bề mặt gỗ cân bằng nhau. Độ ẩm của gỗ ở trạng thái này được gọi
là độ ẩm thăng bằng. Tuy nhiên độ ẩm thăng bằng của gỗ tươi thoát hơi nước
thường cao hơn so với gỗ khô kiệt hút hơi nước.
Độ ẩm thăng bằng của gỗ phụ thuộc vào điều kiện môi trường sấy. Hai thông
số cơ bản của môi trường sấy là nhiệt độ sấy và độ ẩm của môi trường sấy. Do vậy
độ ẩm thăng bằng thường được dùng làm thông số đặc trưng cho trạng thái môi

10 


trường sấy trong việc thiết lập chế độ và quy trình sấy. Khi thay đổi nhiệt độ của
môi trường sấy cũng dẫn đến việc thay đổi độ ẩm của không khí và làm biến đổi
trạng thái của môi trường sấy. Nhiệt độ tăng lên, khả năng hút ẩm của không khí sẽ
tăng lên, khi lượng ẩm trong không khí là không đổi và nếu cứ tiếp tục tăng nhiệt độ

sẽ làm cho độ ẩm tương đối của không khí giảm, và làm cho không khí trở nên khô
hơn. Muốn gỗ khô tới một chừng mực nào thì ta cần điều tiết nhiệt độ và lượng ẩm
có trong không khí để đạt tới một trạng thái thích hợp. Nếu gỗ ướt, để trong môi
trường không khí thì độ ẩm sẽ biến đổi theo biểu đồ hình 2.4:

Hình 2.3 Biểu diễn quá trình thăng bằng độ ẩm của gỗ
Nếu gỗ ban đầu khô thì độ ẩm của gỗ sẽ biến đổi theo đường biểu diễn (quá
trình hút ẩm) trên sơ đồ. Hai giá trị ấy kết thúc chênh lệch nhau một giá trị: ΔW
1% Æ 3%.
Độ ẩm của mẫu trong giới hạn: W2 < Wtb < W1 : Wtb là độ ẩm thăng bằng
của gỗ.
2.2.2 Nhiệt độ môi trường sấy
Nhiệt độ sấy có tác dụng cung cấp nhiệt cho môi trường sấy và làm nóng gỗ
trong quá trình sấy. Nó là nhân tố tác động đến quá trình thoát ẩm của gỗ. Khi nhiệt
độ môi trường cao, độ ẩm môi trường thấp thì tốc độ thoát ẩm của gỗ xảy ra nhanh.

11 


Nhiệt độ sấy càng tăng dần từ khi bắt đầu sấy cho đến khi kết thúc sấy là phù
hợp và cần thiết để tăng tốc độ sấy ở các giai đoạn sấy sau. Mặt khác, nhiệt độ sấy
lúc đầu nhỏ và về sau càng lớn dần để giảm mức độ bay hơi lớp bề mặt trong giai
đoạn đầu của quá trình sấy và đến cuối quá trình sấy ta có thể điều chỉnh nhiệt độ
đến mức cần thiết.
2.2.3 Dốc sấy
Trong kỹ thuật sấy gỗ, vấn đề đặt ra cho chúng ta là quá trình sấy nên theo
một quy luật nào đó để đạt được kết quả như mong muốn một cách tốt nhất và kinh
tế nhất. Để có được chất lượng sấy như vậy thì việc lựa chọn chế độ dốc sấy sao cho
phù hợp với quy trình sấy sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng gỗ sấy. Dốc sấy là tỷ
số giữa độ ẩm tức thời WTT và độ ẩm thăng bằng tương ứng WTB

Dốc sấy: U = WTT / WTB

(2.8)

Một phương pháp sấy có chất lượng cao hay không là một phần nhờ vào chế
độ dốc sấy hợp lí. Nếu dốc sấy quá lớn thì sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành ứng
suất và dễ nảy sinh khuyết tật, vì lớp gỗ bề mặt sẽ khô quá nhanh trong khi đó độ
ẩm bên trong gỗ còn quá cao, mặt khác thời gian sấy sẽ kéo dài nếu lựa chọn dốc
sấy quá nhỏ. Theo F.Conman đối với các loại ván dày > 30 mm và yêu cầu chất
lượng sấy cao thì có thể áp dụng dốc sấy như sau:
+ Đối với gỗ lá kim: 2,0
+ Đối với gỗ lá rộng: 1,5
Đối với ván có bề dày nhỏ hơn 30 mm mà yêu cầu chất lượng sấy không cao
lắm thì ta có thể sử dụng dốc sấy như sau:
+ Đối với gỗ lá kim: 3,0 Æ 4,0
+ Đối với gỗ lá rộng: 2,0 Æ 3,0

12 


2.2.4 Biểu đồ I-D

Hình 2.4: Biểu đồ I-D không khí ẩm

13 


Các vấn đề tính toán về nhiệt, trong kỹ thuật sấy, kỹ thuật lò sưởi, kỹ thuật làm
lạnh, kỹ thuật thông gió và điều hòa khí hậu… đều phải tính đến việc xác định các
thông số: hàm lượng nhiệt, hàm lượng ẩm, nhiệt độ, độ ẩm của không khí … Các

quá trình tính toán cụ thể thường khá phức tạp, do đó để đơn giản hơn quá trình tính
toán, người ta đi đến việc thành lập biểu đồ dựa trên mối liên hệ giữa các thông số
của không khí. Biểu đồ này gọi là biểu đồ I-D.
Để xác định các thông số: hàm lượng nhiệt, hàm lượng ẩm, nhiệt độ, độ ẩm của môi
trường sấy một cách nhanh chóng khi biết được hai trong những thông số trên, bằng
cách dựa vào hai thông số ta có thể xác định được trên biểu đồ một điểm biểu thị
trạng thái tương ứng và qua điểm trạng thái ấy ta suy ra được các thông số khác của
trạng thái môi trường sấy ta cần tính toán.
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy
2.2.5.1 Chủng loại và khối lượng thể tích cơ bản của gỗ
Như ta đã biết, mỗi loại gỗ có chủng loại và khối lượng thể tích cơ bản khác
nhau, trong sấy gỗ khối lượng thể tích cơ bản là một yếu tố quyết định đến quá trình
khô của gỗ. Thông thường gỗ có khối lượng thể tích cơ bản lớn thì sẽ khô chậm hơn
gỗ có khối lượng thể tích cơ bản thấp nhỏ. Vì gỗ có khối lượng thể tích cơ bản lớn
là gỗ có cấu trúc chặt chẽ hơn, ít khoảng trống trong gỗ...từ đó hạn chế sự di chuyển
ẩm từ trong gỗ ra ngoài trong quá trình sấy. Như vậy khi chúng ta sấy gỗ trong cùng
một chế độ sấy thì các loại gỗ khác nhau gỗ sẽ khô ở những mức độ khác nhau. Có
nghĩa là nó quyết định đến thời gian sấy dài hay ngắn cho mỗi loại gỗ. Do vậy trong
kỹ thuật sấy gỗ, tùy theo tình trạng của nguồn nguyên liệu gỗ sấy mà ta xem xét để
thành lập quy trình sấy cho phù hợp.
2.2.5.2 Ảnh hưởng về độ dày của gỗ
Độ dày hay mỏng của nguyên liệu khi đưa vào lò sấy cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình khô của gỗ. Gỗ có quy cách càng dày thì càng lâu khô, hay thời
gian sấy càng bị kéo dài, khi bắt đầu đưa gỗ vào sấy thì thời gian đầu của quá trình
làm nóng vào tới tâm gỗ sẽ mất nhiều thời gian hơn so với gỗ mỏng và nước trong
tâm gỗ phải đi qua một đoạn đường dài mới ra được tới bề mặt ngoài để bay hơi đi.

14 



Mặt khác gỗ có chiều dày lớn là một yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của
dòng không khí trong lò sấy, sự lưu thông của dòng không khí nóng qua các lớp gỗ
xếp trong lò phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lớp xếp. Vì vậy gỗ sấy ở các độ
dày khác nhau có thể làm cản trở trực tiếp tới dòng không khí chính, do đó ảnh
hưởng đến quá trình khô của gỗ.
2.2.5.3 Ảnh hưởng tốc độ môi trường sấy
Môi trường sấy có tác dụng truyền nhiệt cho gỗ trong lò sấy và lấy hơi nước
trên bề mặt gỗ bay đi, ta cần phải phối hợp hai quá trình đó một cách phù hợp với
tính chất và đặc điểm của từng loại gỗ, vì nó ảnh hưởng tới quá trình khô của gỗ.
Tốc độ của dòng không khí ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các hàng gỗ xếp trong
đống gỗ, dòng không khí nóng đi qua các lớp gỗ và mang theo hơi ẩm trên bề mặt
gỗ. Do đó khoảng cách giữa các lớp này ảnh hưởng đến tốc độ của dòng khí nóng.
Vì vậy nếu vận tốc của dòng không khí nóng quá thấp thì sẽ hạn chế quá trình khô
của gỗ, và nếu quá trình này kéo dài thì sẽ xảy ra hiện tượng nấm mốc trên bề mặt.
Ngược lại nếu vận tốc môi trường sấy quá mức giới hạn và nhiệt độ cao làm cho
quá trình khô xảy ra nhanh có thể gây ra khuyết tật như nứt bề mặt, cong vênh, chai
bề mặt...
2.2.5.4 Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu
Độ ẩm ban đầu của gỗ khi mới được xẻ xong (chưa qua quá trình hong phơi)
đóng vai trò quan trọng trong quá trình khô của gỗ. Nó là một thông số được theo
dõi suốt quá trình sấy gỗ và tùy theo độ ẩm ban đầu của gỗ mà ta có thể rút ngắn
thời gian sấy hay kéo dài thời gian sấy. Nếu gỗ có độ ẩm ban đầu cao có nghĩa là
lượng nước chứa trong gỗ còn nhiều, dẫn đến thời gian sấy dài, quá trình khô của gỗ
xảy ra lâu hơn. Nếu gỗ có độ ẩm ban đầu cao thì sẽ dẫn đến hiện tượng chênh lệch
độ ẩm giữa các thanh gỗ trong cùng một lò sấy và từ đó dẫn đến hiện tượng gỗ khô
không đều trong cùng một lò sấy.
2.2.6 Cơ sở xây dựng chế độ sấy, phương pháp điều hành
Chế độ sấy quy định những giá trị nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sấy và
quy định tuần tự tiến hành điều tiết quá trình sấy. Hay nói cách khác, chế độ sấy là


15 


×