Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Truyện Xuân Diệu Tổng Hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 188 trang )

Nhớ Xuân Diệu
Nguyễn Quang Lập ( 4/24/2009 6:19:53 AM )

Hồi trẻ thích mê man thơ hai ông này, mặc kệ thầy giáo chê ỏng chê
eo vị nghệ thuật với tiểu tư sản, mình mò trong tủ sách của ông già và mấy
ông anh, tìm đọc cho bằng hết thơ hai ông. Lớn lên thì chỉ thích thơ Huy Cận
thôi và cũng chỉ thích thơ thôi, còn cái tính Huy Cận chán ngấy, chán đến nỗi
chẳng buồn kể nữa. Không thích thơ Xuân Diệu nữa nhưng lòng ngưỡng mộ
không hề giảm sút, càng gần ông càng yêu thích và ngưỡng mộ.
Hồi bé ở quê đọc thơ Xuân Tửu: ai đã đến Hà Nội/ đi trên đường
Điện Biên/ hẳn nhìn thấy vút lên/ cột cờ cao vòi vọi, đến khi ra Hà nội đi qua
đường đó mặt cứ vác lên trời cố nhìn cho được cái cột cờ. Nhìn mãi chẳng
thấy, hóa ra nó đứng thấp tè sát bên đường, ui xời thế mà bảo vòi vọi.
Bù lại thất vọng vòi vọi của Xuân Tửu lại tìm thấy vòi vọi khác
cũng ở trên đường này, đó là hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận, họ ở 24
Điện Biên Phủ.
Hồi trẻ thích mê man thơ hai ông này, mặc kệ thầy giáo chê ỏng chê
eo vị nghệ thuật với tiểu tư sản, mình mò trong tủ sách của ông già và mấy
ông anh, tìm đọc cho bằng hết thơ hai ông. Lớn lên thì chỉ thích thơ Huy Cận
thôi và cũng chỉ thích thơ thôi, còn cái tính Huy Cận chán ngấy, chán đến nỗi
chẳng buồn kể nữa. Không thích thơ Xuân Diệu nữa nhưng lòng ngưỡng mộ
không hề giảm sút, càng gần ông càng yêu thích và ngưỡng mộ.
Những năm 74- 75, rất nhiều buổi chiều mình đạp xe đi qua đi lại
trước nhà ông, mong cho thấy một lần nhưng chịu, đứng phục cả buổi chiều


quyết thấy cho bằng được, vẫn chỉ thấy u Khang- bà giúp việc của Xuân
Diệu đi vô đi ra, tuyệt không thấy ông.
Đã ngồi nghe Xuân Diệu bình thơ ở trường Bách Khoa rồi, ông đọc
thơ chả hay, bình thơ người khác thì hay, đến đoạn bình thơ ông thì chán ốm.
Tuy vậy vẫn náo nức gặp ông, trong túi luôn thủ sẵn chùm thơ, định bụng


gặp ông phát là chìa thơ ra nhờ ông đọc giùm. Chỉ cần ông cầm cho, đọc lướt
qua, nói đôi ba câu chiếu lệ là đủ để về khoe với cả làng, cái mồm giỏi chế
tác của mình sẽ làm cho lũ bạn lác mắt, he he.
Nhưng vẫn không gặp được, bọn thằng Phong (Nguyễn Thành
Phong) thằng Hạnh ( Hà Đức Hạnh) thỉnh thoảng lại khoe Xuân Diệu nói với
tao như này, Xuân Diệu nói với tao như kìa… còn mình vẫn không sao gặp
được, tức muốn chết.
Thế mà gặp Xuân Diệu, lại gặp trong một trường hợp trớ trêu. Hôm
đó, hình như năm 76, mình đến chợ Hàng Da để tìm mua cái gì đó, quên rồi.
Vừa đúng lúc bà hàng rau đang đôi co với chị thu vé chợ, cãi nhau ầm ĩ.
Chả phải cãi nhau, chị thu vé to đùng, chửi bà hàng rau xơi xới,
mông vú rung bần bật, nói văng cả bọt mép, cầm cả gánh đòi lôi bà hàng rau
ra khỏi chợ. Bà hàng rau nhỏ thó, gầy đét, mặt mày nhăn nheo cố níu lấy
gánh, mếu máo nói đi nói lại, tôi xin chị.. ôi tôi xin chị…
Thời bao cấp, cán bộ mậu dịch hách dịch láo toét mình thấy đã
nhiều, nhưng chưa thấy ai như chị này, chỉ cái vé vào chợ mấy đồng bạc mà
chị ta xéo bà già đáng tuổi mẹ mình như xéo con giun đất. Khi đó mình còn
nhỏ tuổi, chỉ biết trố mắt nhìn không dám làm gì.
Bỗng có ai hích cái sau lưng mình, nói này chị kia… mình ngước
lên thì thấy rõ ràng Xuân Diệu, ông mặc quần soóc tay xách bịch thịt chó
luộc, đang len đám đông đi vào. Mặt ông đỏ gay, hai thái dương giật giật, có
lẽ ông đang điên lắm. Ông trừng mắt quát chị mậu dịch, nói chị làm gì quá
đáng vậy, người ta bằng tuổi mẹ chị, chị không biết sao. Ông nói lắp kinh
hồn, có một câu ấy thôi mà kéo rê ra mãi mới xong. Sau này mới biết khi tức
giận Xuân Diệu mới nói lắp, chứ khi đó thì ngạc nhiên lắm, ông cà lăm giọng
hệt ông nhà quê.
Có lẽ cũng vì nghe cái giọng cà lăm quê quê vậy mà chị mậu dịch
xem thường, chị vếch mày lên cười nhạt, nói này ông kia không việc gì đến
ông đâu nhé, biến mẹ đi. Xuân Diệu lại đỏ mặt tía tai, lại cà lăm, nói tôi là
xu… ân Dị ị ị..iệu đây. Có lẽ chị mậu dịch nghe không ra, tưởng ông nói



rượu chè gì đó, chị nhìn bịch thịt chó trong tay ông, liền cười cái xoẹt, nói
riệu riệu cái sư bố ông, biến mẹ đi cho người ta làm việc.
Xuân Diệu vứt cái bịch thịt chó xông vào, chỉ mặt chị mậu dịch, nói
tôi là nhà thơ Xuân Diệu, chị nghe rõ chưa. Chị là cán bộ nhà nước mà giày
xéo dân lành… tôi sẽ lôi cổ chị lên Thành ủy. Chị này chẳng hề sợ hãi, lại
vếch mày lên cười hơ hơ hơ, nói ông dọa tôi à, nhà báo tôi chẳng sợ chứ cái
thứ nhà thơ như ông là cái thá gì. Biến mẹ đi.
Xuân Diệu gầm lên một tiếng cha mày, chực lao vào đánh chị. Mọi
người lao vào cản ông, mình cũng ôm ông ngăn lại. Xuân Diệu rời đám đông
hầm hầm bỏ đi, quên cả bịch thịt chó. Mình cầm bịch thịt chó đuổi theo, đưa
cho ông, nói thưa anh… em là Nguyễn Quang Lập… Anh nói làm thơ à,
mình dạ, ông nhìn mình chằm chằm hồi lâu, nói điếc đi em, câm đi em, mù
đi em, thơ phú làm gì, văn chương làm gì… nhục lắm. Rồi ông xách bịch thịt
chó lên xe đạp đi. Mình nhìn theo ông mãi, thấy cái lưng to bè của ông đang
len lỏi trong đám đông nhếch nhác tất bật, tự nhiên thương ông quá chừng.
Một lần gặp ấy thôi đã đủ cho mình xóa hết những gì cô thầy vẽ vời
về ông. Tâm hồn ông đâu có treo ngược cành cây, cũng chẳng phải suốt ngày
ông mơ theo trăng và vớ vẩn cùng mây. Sai bét.
Sau này nghe anh Hoàng Cát kể hồi đó anh bị mất việc, làm cái
quán chè chén ngồi bán vỉa hè. Huy Cận biết được, ông phê bình Hoàng Cát,
nói Cát không được làm thế, mình là cán bộ không được làm mấy cái tư bản
tự phát đó. Xuân Diệu nổi điên, nói thằng Cát nó không tư bản tự phát thì
người khác cũng tư bản tự phát, mà không tư bản tự phát thì sống bằng cái
gì, khẩu hiệu có nuôi sống được ai không hở Cận ơi.
Thì ra cái dáng đi chậm rãi, thong dong, mắt ngước mơ màng của
ông, lối nói nhẹ nhàng, Diệu thế này Diệu thế kia của ông, cả cái vẻ nhũn
nhặn nhún nhường, nhiều khi thái quá, trước cấp trên của ông… không dấu
được ngọn lửa sống sôi sục trong ông. Tiếc thay ông chỉ làm thơ tình, tiếc

quá đi mất.
Năm 1983 Xuân Diệu vào Đà Nẵng dự Đại hội văn nghệ tỉnh
Quảng Nam- Đà Năng ( cũ), mình có nhắc đến chuyện chợ Hàng Da, ông
nhìn mình thương mến, nói anh cứ tưởng em giận anh lắm. Mấy ngày đại hội
mình cứ đeo lấy ông, ông cũng có vẻ mến mình, gọi mình khi thì ông Bọ, khi
thì cu Bọ. Mấy năm sau gặp lại vẫn cứ nghe ông gọi cu Bọ ông Bọ, chẳng
biết ông có nhớ tên mình không nữa.


Xuân Diệu rất dễ gần, ông quí bọn trẻ thật sự, nói chuyện đùa cợt
cãi nhau tay bo không sợ ông giận. Bọn trẻ khéo bày trò nhậu nhẹt, nịnh nọt
cũng khéo, Xuân Diệu thích lắm.
Bế mạc đại hội được bữa tiệc ra trò, nhưng bia cũng chỉ một mâm
bốn chai, Xuân Diệu tất nhiên chẳng thấy bõ bèn gì, nên hú khẽ cái là ông
nhảy sang mâm bọn trẻ liền. Mình và thằng Sĩ ( hình như Nguyễn Tấn Sĩ ở
Tam Kỳ) thay nhau đi ăn cắp bia ở các mâm chưa có người ăn về đãi ông.
Ông uống uống nói nói vui hơn tết. Hiếm thấy ai uống bia hồ hởi hăng say
như Xuân Diệu.
Mình đoán thế nào ông cũng đi giải, quyết phục xem của ông cái.
Lâu nay toàn đồn đại của ông chỉ bằng đầu đũa thôi, có người còn nói ông
đái ngồi, bụng nghĩ lần này chết cũng xem của ông cho bằng được.
Xưa nơi tiểu tiện thường đặt ngoài trời, chỉ quây lại bốn bức tường,
không có mái che. Mình chọn một góc đẹp rình và ngạc nhiên vô cùng thấy
của ông cực kì hoành tráng, mình còn gọi ông bằng cố nội, hi hi.
Xuân Diệu sống tằn tiện nhưng không ki bo, mình thấy nhiều giai
thoại về ông hơi quá đáng. Nấu chè hạt sen ông cẩn thận đếm từng hạt nhưng
lại sẵn sàng tặng chị Anh Thơ cả một chiếc xe đạp. Ông cẩn thận dặn u
Khang là phải chẻ đôi chẻ tư mấy cái tăm to mà xỉa, không phí. Thế nhưng
có lần ông đã bỏ tiền mua hẳn một căn hộ cho một nhà thơ đàn em, người
này cũng chẳng phải thân thiết gì, chỉ tại ông thấy hoàn cảnh tội nghiệp quá.

( Và nói thật ông này khéo nịnh ông, Xuân Diệu tiếng vậy chứ hồn nhiên quá
lắm).
Năm 1984 mình ra Hà Nội tìm tài liệu viết sử Trung đoàn, đơn vị
cấp tiền ba tháng, tính mình tiêu hoang chỉ hai tháng là hết sạch. Đơn vị tức
tốc cho người đem tiền ra, chỉ một ngày chờ tiền thôi mà mình đã đói hoa
mắt. Mình đứng ở Ngã Tư Sở, vân vê 5 hào cuối cùng, nghĩ mãi có nên ăn
một bát cơm canh rau muống hay là uống chén nước chè hút điếu thuốc lá
cuộn thì Xuân Diệu từ đâu trờ tới, nói đứng đây làm chi cu Bọ. Hình như anh
đi nói chuyện thơ ở khu Cao Xà Lá về.
Anh lôi vào quán cơm, gọi cơm cho mình ăn. Anh chỉ ngồi uống bia
thôi chứ không ăn. Mình nói sao anh không ăn, anh nói tụi nó cho ăn no rồi,
anh thấy cái mặt đói của cu Bọ thì mời cu Bọ bữa cơm thôi. Ăn xong anh còn
cho mười đồng nữa, mình cảm động quá. Có thể anh chẳng nhớ tên mình là
gì thế mà vẫn đài đằng, vẫn cho tiền như anh em trong nhà vậy.


Mình cứ ao ước có được một mớ tiền để mời Xuân Diệu một bữa
thật hoành tráng, uống theo năng lực, ăn theo nhu cầu… nhưng mãi cho đến
tháng 12 năm 1985 mình vẫn không có được một nhúm tiền chứ đừng nói là
mớ thì Xuân Diệu đã đi rồi.
Anh đi đúng cái đêm Hội nghị văn trẻ toàn quốc lần thứ 3 bế mạc,
Hội nhà văn cho uống một bữa bia hơi thả cửa, thằng nào thằng nấy ngất
ngư. Mình đang tán láo với mấy em xinh đẹp thì có ai đó nói Xuân Diệu mất
rồi. Ngô Minh nghe nói thế tự nhiên trào bia ra cả.
Đám tang Xuân Diệu đông nghịt người, hàng trăm vòng hoa đặt lên
mộ ông, nhìn xa như một đồi hoa rực rỡ. Đời mình chưa thấy ai có cả một
đồi hoa như thế. Ba ngày sau đến thăm mộ ông thì không còn một cọng hoa
nào, nhiều dấu chân dẫm bừa bãi lên mộ. Tấm bia có tên Xuân Diệu to đùng
thế kia mà bọn trộm hoa vẫn không chừa anh ra, thấy uất không chịu được.
Bỗng nhớ câu nói của anh mười năm trước: Điếc đi em, câm đi em, mù đi

em, thơ phú làm gì, văn chương làm gì… nhục lắm.
______________________
Nhà thơ Xuân Diệu: Chuyện lạ để đời
17:55:00 08/02/2009
Phạm Khải
Trong số các nhà thơ nổi danh thời tiền chiến, Xuân Diệu là người
tôi có cơ may được gặp sớm hơn cả. Sớm, nhưng thời gian lại quá ngắn ngủi,
bởi chỉ hơn một năm sau, ông đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, trong qua trình
tiếp xúc, nghe ông nói, hoặc qua những câu chuyện mà các bậc đàn em trong
làng thơ của ông kể lại, tôi cũng có được một số “vốn liếng” nhất định về
chuyện đời và chuyện nghề của ông. Đầu xuân, xin được chắp nối đôi dòng
mua vui cùng bạn đọc…
Xuất xứ của bài “Yêu”
Trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu, bài “Yêu” có một vị trí khá
đặc biệt. Nó không phải là bài thơ “bề thế”, song lại được phổ biến rộng rãi
bởi đã nói được những khoảnh khắc tâm tình rất riêng của các bạn trẻ.
Về xuất xứ của bài thơ này, Xuân Diệu kể: Bấy giờ ông chỉ mới
chừng 19, 20 tuổi. Một buổi trưa, nhân lúc ra trông hàng cho mẹ (vốn là một
cô hàng nước mắm), phải cái thời khắc vắng vẻ, chợ búa ít người qua lại,
Xuân Diệu mới tìm cách trêu ghẹo cô bán hàng bên cạnh. Cô này thấy chàng


làm thơ đã chớm nổi tiếng thì giả bộ mê mải đọc sách. Xuân Diệu vờ buông
lơi một câu (mà ông lấy ý của thơ Pháp) để “thăm dò”:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Không ngờ cô bán hàng bỏ sách xuống, nguýt chàng thi sĩ “ỡm ờ”
này một cái rõ dài, rồi bĩu môi, cao giọng:
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Như được “nối điêu”, Xuân Diệu hứng khởi hẳn lên. Ông tiếp luôn:
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Mặc dù mối liên quan giữa chàng thi sĩ với cô gái trẻ cũng chỉ dừng
lại ở chuyện đối đáp thơ, song đó chính lại là xuất xứ của khổ đầu bài “Yêu”
- một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu.
Hay như thơ Muyxê
Sinh thời, nếu như ai đó ca tụng nhà thơ Xuân Diệu rằng, thơ của
ông hay như thơ ông này ông nọ ở nước ngoài, thì chắc nhà thơ cũng chỉ cảm
thấy hài lòng, vì như vậy là người ta biết… phải đạo với mình. Chứ thực ra
ông biết nói như vậy là khập khiễng. Làm sao có thể so sánh loại thơ được
đọc trên văn bản với loại thơ đọc qua bản dịch, mà nhiều khi chỉ còn là bản
dịch nghĩa!
Chính vì thế mà Xuân Diệu rất lấy làm thích thú - điều này ông đã
từng đem “khoe” trong một cuộc nói chuyện trước công chúng ba tháng
trước ngày ông mất - ấy là việc một cô gái Việt kiều sống ở Pháp trong một
lần gặp gỡ nhà thơ tại Trường Đại học Xoócbon (thủ đô Pari) đã cho rằng thơ
của ông hay không kém gì thơ Anphrêt đờ Muyxê, nhà thơ Pháp nổi tiếng thế
kỷ XIX.
Điều mà Xuân Diệu thấy thoả đáng là cô gái này đọc thơ bằng hai
ngữ. Cô đọc thơ Muyxê bằng tiếng Pháp trong giáo trình cô học. Còn thơ
Xuân Diệu cô đọc bằng tiếng mẹ đẻ, tức tiếng Việt. Sau nữa, Muyxê là nhà
thơ mà khi còn trẻ Xuân Diệu đã từng ngưỡng mộ- người được thanh niên
Pháp suy tôn là “Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu”. Xuân Diệu rất muốn có vị
trí như của Muyxê trong thanh niên Việt Nam.
Không tiếc thuốc lá, chỉ tiếc thời gian
Những lần đến thăm Xuân Diệu, nhà thơ Trần Ninh Hồ thường để ý
thấy ông hay rút từ một bao thuốc lá nguyên khi thì một điếu, lúc thì hai


điếu, đặt lên chiếc đĩa trước mặt khách (mà ít khi là cả bao). Dường như
đoán được ý nghĩ của nhà thơ trẻ (không ngờ một nhà thơ lớn mà lại ki đến

vậy), khi tiễn Trần Ninh Hồ ra cổng, Xuân Diệu dúi bao thuốc vào túi anh,
nói nhỏ:
- Anh cho em bao thuốc về mà hút.
Rồi ông phân giải:
- Anh là người rất quý thời giờ. Thời giờ nó cũng như tấm vải vậy.
Để nguyên mấy mét thì may được sơ mi, áo dài, mà cũng ngần ấy vải, đem
cắt nhỏ ra thì chỉ may được mùi soa. Sở dĩ anh không đặt cả bao thuốc ra đấy
vì đó là chủ ý của anh. Một điếu có nghĩa là khách chỉ nên ngồi 5 phút thôi.
Mà hai điếu thì có nghĩa là 10 phút. Anh đặt cả bao ra đấy, nhỡ có người sẵn
thuốc ngồi dai thì sao. Thuốc thì anh không thiếu, nhưng anh thiếu thời gian.
Bây giờ anh đã sắp đến cái tuổi “cổ lai hy” rồi còn gì.
Xuân Diệu “tiên tri”…
Nhà thơ Hoàng Cát là người từng được Xuân Diệu yêu quý, nhận là
em kết nghĩa và nuôi cho ăn học. Hoàng Cát kể: Lần ấy, sau khi đưa tiễn anh
gia nhập quân đội, từ một sân ga trở về, Xuân Diệu đã xúc động viết bài “Em
đi…”, một bài thơ chẳng khác gì thơ tình yêu chia ly, đầy bịn rịn và thương
cảm (bài này đã được in lần đầu trên báo Nhân Dân số Tết năm 1989).
Giờ đây, sau mấy chục năm, đọc lại, Hoàng Cát chợt “phát hiện” và
tỏ ra hết sức bái phục sự “tiên tri” của Xuân Diệu. Thì ra trong bài thơ có
một chi tiết đáng chú ý, ấy là câu: Ôm mãi chân em chẳng muốn về (em ở
đây tức là Hoàng Cát, ý Xuân Diệu muốn nói đến sự quyến luyến, không
muốn chia xa).
Hoàng Cát cho rằng, nhà thơ đàn anh đã nhấn mạnh đến chi tiết cái
chân của mình dến độ phải: Ôm mãi chân em chẳng muốn về, là ông đã nghĩ
đến chuyện chân của mình sau này sẽ không còn. Và Xuân Diệu đã đoán
định “chính xác” làm sao! Vì rằng năm ấy, từ chiến trường trở về, Hoàng Cát
đã trở thành một anh thương binh với một bên chân giả.
và “nguỵ biện”
Lần ấy, nhân đọc tập thơ Xuân Diệu mới tặng, nhà thơ Quang Huy
có một phát hiện khá thú vị. Anh cho rằng, thông thường ở một khổ thơ bốn

câu, thì câu hay nhất bao giờ cũng là câu thứ tư, và câu thường nhất là câu
thứ ba, vốn có tính chất như câu đệm, câu lấy đà.


Với ý nghĩ như vậy, một lần, trong Hội nghị viết văn trẻ, anh tìm
đến trao đổi với Xuân Diệu và đem nhận xét ấy “ứng dụng” vào một khổ thơ
nọ của ông. Nhưng Quang Huy mới chỉ chê khéo một chút thôi, Xuân Diệu
đã vội lấp ngay. Ông biện luận:
- Thì nó cũng như cây hoa. Ngọn đẹp, lá đẹp, bông đẹp thì cũng
phải “chừa” ra một chỗ cho người ta cầm tặng người yêu chứ. Câu thơ thứ ba
của tớ cũng là một câu như thế…
Phê thơ và bị… “phê lại”
Trong những cây đại thụ của làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu vẫn
được xem là một trong những người cẩn trọng (thậm chí còn rất khe khắt)
trong việc khen - chê. Nếu như Chế Lan Viên còn chịu khó biểu dương
phong trào thì hầu như Xuân Diệu chỉ đi vào nghiên cứu tìm hiểu tác giả, mà
chủ yếu là những tác giả cổ điển.
Đối với anh em trẻ, cũng có khi ông viết nhận xét về họ qua các
cuộc thi thơ, nhưng chủ yếu là nhìn từ góc độ những chỗ chưa đạt để nhắc
nhở anh em nghiêm túc hơn khi vào nghề viết. Phải nói, những lời phê bình
của ông rất có ý nghĩa vì đa phần đều xác đáng.
Trong cuộc thi thơ 1972-1973, báo Văn Nghệ in bài “Bà” của một
cây bút trẻ. Xuân Diệu nhận định: “Tác giả bài Bà vì quá vô ý mà phạm phải
nhiều lần vô lễ (ở trong thơ) đối với bà”.
Khi cây bút trẻ nọ viết:
Đất màu nâu, da bà cũng màu nâu
Xuân Diệu phê: “Bà nội, bà ngoại đâu có phải một chiếc ấm đất mà
nói cộc lốc như vậy. Anh lại càng vô lễ khi nói với bà rằng: mặt của bà nếp
nhăn nhiều như mặt lúa khô queo.
Đến câu:

Giờ cây lúa đổi mùa thay hạt
Bà ơi, bà có trẻ thêm
Xuân Diệu bực bõ nhận xét: “Nếu cháu có hiếu thì cháu cứ khẳng
định: cây lúa đổi mùa thay hạt, bà của cháu như cũng trẻ thêm ra. Chứ theo
tôi nghĩ, hỏi như tác giả hỏi, là xấc láo với bà”.
Câu “ủ cho cháu là rừng cây đằm thắm/ Phải tay bà quàng đến sau
lưng”, Xuân Diệu than thở: “Chao ôi, tại người viết quá ư vô ý tứ chứ không
phải tại tôi muốn sinh chuyện. Đáng lẽ có thể nói “ấm áp như tấm lòng của


bà vẫn theo cháu mà ấp ủ”, chứ cháu trai đã 19, 20 tuổi, có thể nói “bà mừng
rỡ quá ôm chầm lấy cháu”, chứ sao lại viết tỉ mỉ “Bà quàng cánh tay qua sau
lưng”.
Mới thấy, trong lĩnh vực thẩm thơ, Xuân Diệu thuộc trong số những
nhà thơ có khiếu thẩm mỹ cực tinh tế và có những lập luận thật sắc sảo.
Dẫu vậy, cũng đã có lần Xuân Diệu bị “phê” lại.
Lần ấy, để tổng kết cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ năm 1973,
Xuân Diệu có viết một bài phê bình dài gần bốn chục trang, lấy tên là “Công
việc làm thơ”, qua đó ông muốn bàn bạc một cách thật cặn kẽ với các cây bút
trẻ về chuyện “bếp núc” của nghề viết, kể cả cái hay cái dở của thơ dự thi đợt
ấy. Tất nhiên, tính của Xuân Diệu bao giờ cũng phải “nói có sách, mách có
chứng”, cho nên để cụ thể, ông đã trích dẫn ra những đoạn, những câu của
một số người để mà phê, mà bình. Và một trường hợp đã rơi vào đoạn thơ
của Thạch Quỳ:
Cứ lẩn lẩn là tay của bà
Tre bãi bom là tre cụt ngọn
Của im lặng bốn bề là cao rộng
Quẫy nên sóng là bàn chân con gái
Bướm bay qua là con bướm thờ ơ
Xuân Diệu thắc mắc: “Hiện nay, các bạn thơ trẻ thích dùng tiếng là

ở trong các câu thơ; một cái mốt chăng?”. Và ông cho rằng tác giả cây bút
Thạch Quỳ “có lẽ đã đạt mức quán quân về dùng tiếng là”.
Bài viết in ra, chưa đầy nửa tháng sau Xuân Diệu nhận được thư
“trả lời”. Trong đó tác giả trẻ cũng có chịu với bậc đàn anh rằng… quả mình
có dùng tiếng là hơi nhiều. Song - theo như lời tác giả viết trong thư - “nhiều
thì nhiều thật chứ chưa nhiều bằng anh”. Là bởi, theo Thạch Quỳ thì mỗi câu
anh chỉ dùng một tiếng là, còn Xuân Diệu thì dùng đến… hai. Và để chứng
minh, Thạch Quỳ đã dẫn ra câu thơ mở đầu bài “Cảm xúc” của Xuân Diệu,
mà ai cũng biết: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió.
Buổi nói chuyện thơ cuối cùng của Xuân Diệu
Tháng 9 năm 1985, kỷ niệm 40 năm ngày Quốc khánh 2 tháng 9,
Câu lạc bộ Đoàn Kết (ở đường Tràng Tiền) tổ chức cuộc nói chuyện “Thơ
Việt Nam 1945-1985”. Diễn giả là nhà thơ Xuân Diệu.


Tôi còn nhớ như in buổi nói chuyện hôm đó. Gọi là “Thơ hiện đại
Việt Nam sau Cách mạng tới nay”, nhưng lướt qua một số tên tuổi tiêu biểu,
già nửa thời gian còn lại, thi sĩ quay ra phân tích, giảng giải cái hay của…
thơ mình. Tất nhiên chẳng ai lấy làm ngạc nhiên về điều này (vì ông đã làm
như thế nhiều lần, cả trên trang sách).
Được nghe nhà thơ lớn nói chuyện đã là vui lắm, huống hồ được
nghe “chui” một số bài thơ xưa của ông ít có dịp được tái bản, lại còn thơ
trong sổ “mật” chưa hề xuất bản, vui nào bằng.
Xuân Diệu thông báo chuyện trong cuộc gặp gỡ quốc tế các nhà văn
ở Xôphia trước đây, ông có đọc bài thơ “Chén nước”, được đồng nghiệp tán
dương. Nữ thi sĩ Bungari Đimitrôva còn cho rằng đó là bài thơ hay nhất đọc
buổi hôm đó.
Tiện đây, Xuân Diệu bình luôn mấy câu thơ Đimitrôva viết về cái
hôn, đại thể “Nụ hôn vùi trong tóc”: “Tại sao phải vùi, chữ vùi hay như thế
nào? Vì nụ hôn nóng bỏng như hòn than đỏ, phải vùi vào trong tóc, chớ

không nó trơn trượt, nó rơi mất” - Nguyên văn câu bình luận của nhà thơ như
thế.
Mọi người vỗ tay rào rào. Nhà thơ nghiêng người, ngả cổ nâng cốc
nước cam, uống một hơi, vẻ mặt mãn nguyện.
Nhưng đến giờ giải lao, hình như theo thông báo từ trước “người đi
nghe nói chuyện thơ được mua thêm hoạ báo”, ở hành lang, mọi người chen
chúc nhau, cố gắng mua lấy được đôi tờ hoạ báo về bọc sách cho con (nên
nhớ những năm tháng ấy ở ta còn khan hiếm về giấy, có được đôi tờ hoạ báo
bọc sách, bọc vở là quý lắm, đa phần chỉ dám bọc sách vở bằng giấy báo,
giấy vỏ bao xi măng mà thôi). Không khí lộn xộn kéo dài, khi nhà thơ Xuân
Diệu đã trở về bục diễn giả và tiếp tục nói chuyện thơ rồi, mà ở hành lang,
những cánh tay nhao nhao giơ lên vẫn còn dày đặc.
Xuân Diệu ngán ngẩm lắc đầu. Ông lẩm bẩm, nhưng vì miệng ông
ghé gần micrô, nên trong phòng, mọi người đều nghe thấy: “Mọi người đến
đây để mua hoạ báo chứ không phải nghe thơ à?”.
Mặc nhà thơ ta thán, nhiều người vẫn bỏ ngoài tai, cố gắng đạt được
mục đích của mình.
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai


Thái độ của nhà thơ đã chất nhiều bực dọc. Câu thơ đọc lên nghe
nặng nề, như táp vào mặt người nghe. Đột nhiên, nhà thơ to giọng:
- Lá khoai, ở miền Nam người ta gọi là lá môn, nhưng chẳng lẽ với
đồng bào miền Bắc, tôi lại gọi là lá môn, là: Lòng ta là một cơn mưa lũ/ Đã
gặp lòng em là lá môn hay sao?
Cũng chẳng cần biết ẩn ý của nhà thơ thế nào khi nói ra câu ấy, mà
nghe cách giải thích ngộ quá, mọi người rộ lên cười. Tiếng cười làm cho thi
sĩ hơi dịu lại, rồi chắc cũng thấy cách giải thích của mình hơi sa đà, ông nói
thêm:

- Vả chăng, dùng chữ lá môn không được. Như thế làm sao vần với
hai câu dưới: Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc/ Lá xanh không ướt đến da
ngoài…
Tiếng cười lại rộ lên râm ran khắp phòng…
Đó là buổi nói chuyện thơ cuối cùng trước công chúng của thi sĩ, vì
chỉ ba tháng sau đó, ông đã “vẫy chào cõi thực để vào hư”. Nhà thơ Xuân
Diệu ra đi đến nay đã gần chục năm (ông mất ngày 21/12/1985). Lớp học
sinh ngày ấy giờ đã lớn, những quyển sách đã sờn, nhưng vẫn còn đâu đây
một niềm tiếc thương của những người đã từng một lần được nghe ông nói
chuyện thơ…
______________________
Những hư cấu văn học sử cần đính chính
Lại Nguyên Ân
(TT&VH) - Thời gian gần đây trên báo chí đôi lúc xuất hiện những
bài viết về cuộc đời các nhà văn nhà thơ nổi tiếng với những thông tin có vẻ
lần đầu được đưa ra với công chúng; tác giả những thông tin ấy thường bảo
rằng đây là chuyện của chính tôi, hoặc chuyện của danh nhân người nhà tôi,
nghĩa là rất đáng tin cậy! Thế nhưng nghĩ kỹ lại, người ta vẫn thấy những bất
ổn kèm theo các thông tin ấy. Vậy làm sao có thể biết được rằng các thông
tin về quá khứ kia là đúng hay là sai?


Nhà thơ Xuân Diệu
Theo lẽ thường,để có thể tin cậy được, ngay các “chuyện thật ngày
xưa” do chính người trong cuộc kể lại cũng cần được kiểm chứng. Vì sao ư?
Vì sự kiện của quá khứ được kể lại chậm dăm bảy năm, thậm chí vài chục
năm, là loại sự kiện mà trí nhớ con người vừa khôi phục nó vừa làm méo
nó.Trí nhớ không giống như chiếc thẻ ghi hình hay ghi tiếng ta biết hiện giờ.
Cơ chế của trí nhớ thường là vừa giữ lại vừa làm khúc xạ cái mà nó lưu giữ;
và mỗi khi cần tái công bố một dữ liệu của quá khứ, trí nhớ người ta sẽ diễn

đạt theo cách vừa phục hoạt nó lại vừa hư cấu nó. Tóm lại, cái dữ kiện quá
khứ mà người ta được biết qua những “hồi ức kể muộn” là khá ít đáng tin
cậy; muốn tin được thì cần phải kiểm tra. Kiểm tra bằng cách nào? Bằng đối
chiếu với tư liệu nguồn (là tư liệu đương thời của những “ngày xưa” ấy) hoặc
với các tư liệu thứ sinh (ví dụ hồi ức của những người cùng thời khác).
1, Xin nêu một vài hồi ức liên quan đến nhà thơ Xuân Diệu (19161985).
* Vừa năm ngoái, người tự thông báo là “thừa kế duy nhất của nhà
thơ Xuân Diệu”, ông Cù Huy Hà Vũ, trong bài Có một Xuân Diệu nhà báo
(www.tintuconline.com.vn/vn/vanhoa 12/8/2007), bên cạnh những tài liệu
mà chỉ “người trong nhà” (thân nhân) mới có thể có để công bố, như một số
bức ảnh quý hiếm chụp bộ đôi Huy-Xuân cùng Xuân Như em gái Xuân Diệu
(cũng có thể gọi đó là ảnh vợ chồng Huy Cận-Xuân Như chụp cùng ông anh
vợ là Xuân Diệu), ảnh Xuân Diệu chụp cùng mấy thành viên Tự Lực văn


đoàn, ảnh tấm thẻ nhà báo của Xuân Diệu với tư cách phóng viên tờ “Tiên
phong” (chữ TIÊN không có dấu huyền) của Hội Văn hoá Cứu quốc năm
1945, v.v… Vâng, các tư liệu ấy rất quý; nhưng bên cạnh đó trong bài lại có
những thông tin rất … khó tin, chẳng hạn:

Nhà văn Nguyễn Tuân
* …”lúc đó (?) với tư cách là thư ký của báo Văn, tiền thân của báo
Văn nghệ, Xuân Diệu đã cho đăng các tác phẩm của Phan Khôi, Thụy An”
…. kết quả là Xuân Diệu bị “cách” khỏi ban phụ trách tờ Văn bằng cách
được cử làm trưởng đoàn nhà văn đi thăm nước bạn Hungary;
* … năm 1970, Xuân Diệu được cử phụ trách tờ Tác phẩm mới của
Hội nhà văn, đã bị phê bình vì cho đăng bài tuỳ bút “Phở” của Nguyễn
Tuân”; v.v…
* Lại vừa đây trên báo Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 162 (tháng
7/2008) cũng Cù Huy Hà Vũ với bài Có một Xuân Diệu – nhà báo cách

mạng (tr. 45-47), tương tự nội dung bài trên báo điện tử tintuconline kể trên,
tuy đã bỏ chi tiết cho rằng Xuân Diệu là người cho đăng tuỳ bút Phở của
Nguyễn Tuân, nhưng tác giả bài báo lại đưa ra như khẳng định một sự kiện:
khi phụ trách tờ Tác phẩm mới, Xuân Diệu “lại bị chỉ trích vì cho đăng
những bài không thật “lập trường” cho lắm”, và để cách chức ông, đưa ông
về quy chế “viết văn chuyên nghiệp”, người ta đã “tạm ngừng xuất bản” tạp
chí Tác phẩm mới từ số tháng 2/1976, mãi đến tận tháng 1/1987, tức 2 năm
sau khi Xuân Diệu mất (18/12/1985) mới tục bản dưới tên gọi Tác phẩm văn
học (về sau đổi lại là Tác phẩm mới và nay là tạp chí Nhà văn)!
2, Xin phép được có đôi điều đính chính sau đây.


Bìa sách của nhà văn Phùng Quán
A/ Về thông tin hồi ức của Cù Huy Hà Vũ (2007) cho rằng Xuân
Diệu cho đăng tác phẩm của Thụy An, Phan Khôi nên bị “cách” khỏi ban phụ
trách (ghế gì? khi ấy chỉ có ghế thư ký toà soạn, như chức chủ bút), cần biết
là Xuân Diệu làm thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ những số cuối cùng (số
56, tháng 10/1954) ở Việt Bắc trước khi chuyển về thủ đô, và tiếp tục là thư
ký toà soạn Văn nghệ ra mắt ở thủ đô dưới dạng báo, đánh số tiếp từ số 57
(1/11/1957). Cho đến số 81 thì ghế thư ký toà soạn thuộc về Nguyễn Đình
Thi. Trong thời gian Xuân Diệu là thư ký toà soạn (từ số 57 đến số 80),Văn
nghệ không đăng gì của nữ tác giả Thụy An, chỉ đăng 1 bài của Phan Khôi
viết nhân 60 năm sinh nhà văn Triều Tiên Lý Cơ Vĩnh, và chắc chắn bài đó
không gây tại hại gì cả cho thư ký toà soạn Xuân Diệu! Ai cần biết kỹ xin
kiểm tra lại trên các sưu tập Văn nghệ hiện còn.
B/ Về hồi ức của Cù Huy Hà Vũ (2007) cho rằng “báo Văn là tiền
thân của báo Văn nghệ “ − theo tôi, những ai hiện ở trạc tuổi 60 đều thấy là
chuyện sai lầm quá rõ.
Tuần báo Văn chỉ mới ra số đầu vào ngày 10/5/1957, với tư cách cơ
quan của Hội Nhà Văn Việt Nam khi đó vừa được thành lập; làm sao Văn có

thể là tiền thân của tờ Văn nghệ, cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam, vốn ra
đời từ năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc?
Tuần báo Văn có chủ nhiệm là Nguyễn Công Hoan, thư ký toà soạn
là Nguyên Hồng; ngoài hai chức danh này, không thấy báo in tên những
người trong bộ biên tập hay toà soạn, vì vậy không rõ Xuân Diệu có tham gia
toà soạn tuần báo Văn hay không nhưng tôi ngờ là không, vì thời gian này
nếu có làm báo thì có thể là Xuân Diệu tham gia tờ Văn nghệ, của Hội Liên


hiệp VHNTVN (ra lại dưới dạng tạp chí từ tháng 6/1957, với chủ nhiệm
Đặng Thai Mai và Thư ký toà soạn Nguyễn Đình Thi).
Bài tuỳ bút nhan đề Phở của Nguyễn Tuân được đăng lần đầu ngay
ở số 1 (10/5/1957) và đăng phần tiếp ở số 2 (17/5/1957) của tuần báo Văn,
đâu cần đợi chờ hơn 10 năm sau nữa (như trí nhớ Cù Huy Hà Vũ ghi nhận!)
mới được Xuân Diệu cho đăng lên Tác phẩm mới để “bị phê bình”?
Xin nhớ cho rằng tuần báo Văn chỉ hiện diện trong làng báo Hà Nội
từ 10/5/1957 đến 17/1/1958, chấm dứt ở số 37, với lý do tạm dừng để kiểm
điểm, và trên thực tế là dừng lại vĩnh viễn. Hơn 4 tháng sau, sau đợt tập trung
chống Nhân văn - Giai phẩm, bộ máy Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật VN
và Hội Nhà văn VN được chấn chỉnh lại, Hội Nhà Văn mới xuất bản tờ Văn
học với định kỳ ban đầu 10 ngày/ 1 số (“tam cá nguyệt san”), đánh số từ 1,
thư ký toà soạn là Nguyễn Đình Thi, tuyên bố là tờ báo mới, “mới cả về tinh
thần lẫn tên gọi”, tức là không vương vấn gì với tờ tuần báo đã đăng Phở,
Tiếng bạc cuối cùng (truyện của Hồ Dzếnh), Phòng số 6 (truyện dịch của
Chekhov), Lời mẹ dặn (của Phùng Quán), Đống máy (của Minh Hoàng),
Ông Năm Chuột (của Phan Khôi), v.v…, tờ tuần báo đã bị tạp chí Học tập và
tạp chí Văn nghệ phê phán nghiêm khắc nhưng không chịu tiếp thu, cuối
cùng bị ngừng lại mãi mãi.
C/ Còn việc Hội Nhà Văn VN vào năm 1976, ngừng Tác phẩm mới
dưới dạng tạp chí để chuyển đổi nó thành nhà xuất bản, lại được Cù Huy Hà

Vũ (2008) giải thích như chỉ là nhằm cách chức tổng biên tập của Xuân
Diệu, thì quả là một hư cấu quá quy mô! Hãy thử hỏi những người đã cao
tuổi còn khoẻ mạnh tỉnh táo như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Vũ Tú Nam,
Nguyễn Quang Sáng, v.v…, hoặc lục tìm lại các giấy tờ thủ tục mà có thể
Văn phòng Hội Nhà Văn còn lưu giữ xem có thể tin được không?
Lại Nguyên Ân
______________________
Xuân Diệu ngoài nét vẽ của Trần Đăng Khoa
3:00, 06/05/2008


Từ mười năm trước đây, khi tập sách "Chân dung và đối thoại" phát
hành, được nhà thơ Trần Đăng Khoa tặng tôi về đọc, thấy anh vẽ rất giỏi
những nét vẽ Xuân Diệu nhưng là ở những năm cuối đời, gương mặt ông mệt
mỏi, cau có, thô tháp và tội tội...
Là một người có quãng đời gặp gỡ Xuân Diệu dài hơn, anh em
thường đi lại thăm nom giúp đỡ lẫn nhau nhiều, bởi vậy tôi thấy mình không
thể nào không ghi thêm những nét tươi tắn, cao sang và cả giản dị mà mình
đã lưu giữ trong lòng, để người đời hình dung thêm về vẻ đẹp vốn có ở Xuân
Diệu, từng đã được mệnh danh là "thi sĩ của tình yêu", "ông hoàng của thi
ca" một thưở. Người đã có những câu thơ khẳng định triết lý sống hết mình:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Huy hoàng đồng nghĩa với chiến thắng với thành công cao vời...
Không ai nghĩ, được làm vua một đêm huy hoàng, giàu nứt đố đổ vách là
huy hoàng, ăn sung mặc sướng là huy hoàng. Mà huy hoàng ở đây là đốt
sáng hết tài năng của mình, để tạo dựng một vẻ đẹp cho cuộc đời chiêm
ngưỡng... nó mới hợp với mệnh đề "... buồn le lói suốt trăm năm".
Ai thành công hơn Xuân Diệu ở chỗ tan mình ra để nghe được nỗi
đau nhỏ bé nhất, vĩ đại nhất, với hai phạm trù - yêu là êm dịu, là hạnh phúc

tột cùng, và - chết là nỗi đau tan vỡ lớn lao nhất, nhập được vào trong một
câu thơ giản dị so sánh "Yêu là chết ở trong lòng một ít".
Phải tinh tế đến đâu mới lọc được trong tiếng ngân hạnh phúc kia
nỗi mất mát đi kèm như sự tất yếu đã muôn đời, còn muôn đời, còn con
người, còn sống, còn yêu còn thấy Xuân Diệu là sự tiên tri.
Có những khi không biết tâm sự cùng ai tôi lại giở đọc Truyện Kiều,
và một lần nào đấy, với một tâm trạng nào đấy, tôi bỗng nhận ra rằng - Nếu


không có cặp câu thơ "Chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết
trên đầu có ai" ta có cảm giác chiều cao của tác phẩm bỗng thiếu đi vài phân.
Từ đấy nghĩ về Xuân Diệu, tôi thấy, dù đã được ví là ông hoàng thi ca tình
yêu, nếu không có những câu thơ:
Mặc kệ thiên đường và địa ngục
Không hề mặc cả họ yêu nhau.
Hay là trong bài "Biển"
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
Thì thơ tình yêu của Xuân Diệu cũng thấp đi, nhạt đi một ít. Người
ta tưởng nói đại ngôn là dễ; thật ra, chỉ phong cách ngang tàng của những
bậc thầy mới thành công. Còn thì ta cứ đọc mà xem, nhiều người làm thơ
muốn tỏ mình ngông nghênh, mượn trời đất ra để mà nói... trời đất có vào
thơ đâu!
Gần ba chục năm được đi về 24 Cột Cờ (nhà ở của Xuân Diệu), tôi
cũng đã chứng kiến bao buồn vui trong cuộc sống, trong mỗi trang văn của
Xuân Diệu. Rồi tính tình cởi mở, những lúc mệt mỏi cau có, nhiều khi vì sự
thương mến mà anh em từng đã gắt gay. Nhưng lạ lắm, trong cả những phút
giây ấy bao giờ tôi cũng thấy ở Xuân Diệu luôn thường trực một con người
thơ sẵn sàng vỗ cánh.
Tôi cũng đã chứng kiến chi tiết Trần Đăng Khoa vẽ về Xuân Diệu

bóp cơm nguội cho vào chảo rang, nhưng là để đơn giản thời gian nấu bữa
khi vắng u già giúp việc. Lần ấy, rang xong cơm, anh vét thành hai bát và
giục: "Cơm rang phải ặn nóng, ăn nhanh kẻo nguội". Nhưng rồi vừa xúc
được một thìa, anh dừng bát kể lại chuyện buổi trưa ở cuộc họp người ta
trình bày thứ thơ ấn tượng, thơ trừu tượng phương Tây mà họ chẳng hiểu gì.
Xanh-Giôn-péc-xơ viết được:
Những đám mây như những mảng thế kỷ trôi qua...
Anh cũng viết được:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
Dứt câu chuyện, cơm nguội hết.
Có lẽ chân dung mỗi con người bao gồm từ lúc lọt lòng mẹ, đi học,
vào đời, thành đạt, trẻ trung, khi thất bại, già nua... Vậy chân dung anh lúc


nào đây? Cộng cả lại hay tách biệt từng chặng? Và chân dung nhà văn phải
chăng là ngọn lửa trái tim luôn đốt sáng lên thành câu chữ, gọi lại những cảm
hoài ấm nóng trong lòng người đọc khôn nguôi... Làm sao chụp được sự tinh
tế khuôn mặt Xuân Diệu giây phút:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Đọc những câu thơ tự sự vào tập "Gửi hương cho gió"
Tôi là con chim đến từ núi lạ
ngứa cổ hót chơi...
Chân dung Xuân Diệu lúc ấy ra sao? Vào năm chiến tranh phá hoại
của Mỹ leo thang ra chiến trường miền Bắc, tôi đang làm việc ở một đội
thanh niên xung phong trạm cơ giới Dốc Đỏ - Uông Bí - Quảng Ninh, Xuân
Diệu đạp xe từ Hà Nội xuống thăm và chơi với tôi cùng Phạm Gia Bình và
Nguyễn Mạnh Tuấn (sau này là tác giả của "Đứng trước biển" và "Cù lao
Chàm").

Chiều trên đồi bạch đàn vắng lặng anh em đi dạo, bỗng Xuân Diệu
nắm chặt tay tôi đứng lại.... "Lặng im, lặng im, nghe sơn ca hót!". Lúc này
tôi mới nghe được dòng âm thanh trong trẻo rót xuống từ trời cao. Chú chim
đang chao lượn trên vòm trời xanh thẳm. Chắc là chú ta say mê lắm nên cứ
rót tràn cái giọng vàng của mình, chẳng cần hay biết đến người nghe. Vụt
trong tôi lại nhớ đến câu thơ: "Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hót
chơi!"
Hót chơi mà làm say hồn người nghe đến chết mê chết mệt, và chú
ta cứ thế lao lên lao xuống giữa khoảng tít mù không cần biết vì say mê đến
thế, có thể kiệt sức, có thể bất ngờ lao vào núi đá dưới kia...
Từ khi tôi được anh Xuân Diệu xin cho chuyển về Hà Nội, vào dịp
tết anh thường về thăm mẹ tôi và ăn tết tất niên với gia đình. Lần ấy vào
ngày 30 tết, có thêm bạn tôi là Phạm Gia Bình cùng về. Tôi đang vắng nhà,
chạy quanh hàng xóm mua thêm vài món thực phẩm. Mấy dân quân xã thấy
người lạ vào nhà tôi nên đến yêu cầu cho xem giấy tờ tùy thân.
Tôi về đến ngõ nghe anh to tiếng vội chạy nhanh vào nhà, thì ra việc
đang mắc mớ ở chỗ, mấy anh dân quân đòi xem chứng minh thư, còn anh
xòe cả nắm thẻ vào Văn phòng Quốc hội, vào Câu lạc bộ Ba Đình, Câu lạc
bộ Quốc tế, thẻ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam... mà họ không chấp nhận.


Tôi vội vàng xin lỗi anh Xuân Diệu và quay sang mấy anh dân quân
xã giới thiệu: "Đây là nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng vẫn bình thơ trên Đài
Tiếng nói Việt Nam, về ăn tết với gia đình tôi". Cảm thấy như mình có lỗi,
mấy anh dân quân xã phân bua rằng: "Giấy tờ anh khi viết tên Xuân Diệu,
giấy khác lại viết họ Ngô Xuân Diệu, nên không nhận ra nhà thơ...". Lúc tôi
tiễn mấy anh dân quân ra ngõ, một anh nói thêm: "Trông giống ông Tây quá
nên chúng em nghi".
Khi ngồi bên mâm cơm, anh Xuân Diệu có nói với cả gia đình:
"Làng em cách Hà Nội có chừng hai chục cây số mà người ta không biết đến

nhà thơ Xuân Diệu, văn hóa như vậy em thấy có buồn không?". Tôi nghĩ anh
sẽ giận lâu. Không ngờ, lúc anh và bạn tôi dắt xe ra về, mẹ và vợ tôi tiễn đưa
mỗi người năm củ xu hào nhà trồng, vừa cắt ở ruộng, củ rau to như bát úp
còn tươi mởn. Phạm Gia Bình ý ngại ngần vì đường xa, ngày xuân lại đèo
sau xe đạp những củ rau to... Xuân Diệu ôn tồn vui vẻ: "Cứ xin mẹ, em Bình
ạ, chịu khó mang đi, quà quê mà...".
Cả hình ảnh Xuân Diệu trước khi vào cõi vĩnh hằng, anh chỉ định
đến Bệnh viện Việt - Xô (nay là Bệnh viện Hữu Nghị) khám sức khỏe thường
kỳ, không ngờ bác sĩ nói là có triệu chứng cao huyết áp nên giữ lại điều trị.
Trước đêm anh ra đi, buổi chiều tôi còn nghe Xuân Diệu chuyện trò "Ra
viện, anh sẽ bay sang báo cáo đề tài Văn học phương Đông ở Viện Hàn lâm
Cộng hòa dân chủ Đức, nơi đã bầu anh là viện sĩ, còn dự định thơ anh dịch in
ở Hungari, ở Pháp,... còn ối công việc đang chờ, anh chưa chịu gãy cánh
đâu!".
Xuân Diệu trong mắt tôi là vậy, giản dị, tươi tắn, nồng ấm, cả đến
những giây phút cuối cùng vẫn mơ giấc mơ vỗ cánh trẻ trung.
Chử Văn Long
______________________
"Cuộc chiến pháp lý" quanh ngôi nhà cố thi sĩ Xuân Diệu
Thứ Bảy, 29/03/2008, 15:08
"Nhà tôi hăm bốn Cột Cờ
Ai yêu thì đến hững hờ thì qua"
Hai câu thơ nôm na ấy là của Xuân Diệu làm từ những năm 60 của
thế kỉ trước.


Thi sĩ đã ra người thiên cổ hơn hai mươi năm nay, phố Cột Cờ cũng
thay tên thành đường Điện Biên Phủ từ lâu nhưng chuyện “nhà tôi” chưa
dừng lại.
Ngày 18/3/2008, ông Cù Huy Hà Vũ (con trai cố thi sĩ Huy Cận và

bà Ngô Thị Xuân Như - em gái ruột cố thi sĩ Xuân Diệu) đã được bà Nguyễn
Thị Bích Ngọc, Phó Văn phòng UBND quận Ba Đình kí giấy mời đến dự
cuộc họp tại trụ sở hồi 8h ngày 20/3/2008 nhằm “Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi một phần diện
tích nhà đất tại 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình để làm Phòng lưu
niệm nhà thơ Xuân Diệu…”.
Tại cuộc họp này (diễn ra khá nhanh gọn, từ 8 giờ 20 đến 9 giờ 15
ngày 20/3), một biên bản “V/v: giao Quyết định số 7523/QĐ-UB ngày
11/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội…” đã được lập ra, khẳng định “Tổ
công tác yêu cầu ông Cù Huy Hà Vũ thực hiện quyết định trên, bàn giao
xong trước ngày 27/3/2008”.
Biên bản có chữ kí của khá đông thành phần. Ông Cù Huy Hà Vũ kí
tên đầu tiên, sau những dòng “phi lộ” dưới đây: “Tôi đã nhận Quyết định số
7523/ QĐ-UB của UBND TP Hà Nội do UBND quận Ba Đình (do Phó Chủ
tịch Bùi Văn Thông đại diện) trao và đây là lần đầu tiên tôi được trao quyết
định này. Đây là một quyết định trái pháp luật”.
Khá kịp thời, ngày 23/3/2008, ông Vũ đã có “Đơn khiếu nại” “Kính
gửi: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo”. Trong “Đơn
khiếu nại”, ông Vũ cho rằng “Quyết định số 21/2002 QĐ-BVHTT của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin là hoàn toàn trái pháp luật, cụ thể là Luật Di
sản văn hoá…, trái pháp luật về Thừa kế, về Đất đai, Nhà ở…”.
Ông Vũ cho rằng “Luật DSVH chỉ quy định về thành lập bảo
tàng… chứ không quy định về thành lập Phòng lưu niệm”.


Còn nếu “Giả sử Phòng lưu niệm là bảo tàng thì Bộ trưởng Bộ VHTT cũng không có thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng” vì, theo ông
Vũ, điều 50 của Luật Di sản Văn hoá đã quy định chỉ có hai chức danh có thể
làm việc này là Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh!
Cái “giả sử” thứ hai lại bác luôn cái “giả sử” thứ nhất vì “di sản của
nhà thơ không thuộc sở hữu của Nhà nước mà thuộc sở hữu của cá nhân tôi Cù Huy Hà Vũ -với tư cách người thừa kế duy nhất của nhà thơ” và “chỉ có

tôi với tư cách người thừa kế Nhà thơ Xuân Diệu mới có quyền lập hồ sơ đề
nghị thành lập bảo tàng Nhà thơ Xuân Diệu (bảo tàng tư nhân) gửi đến người
có thẩm quyền”.
Sau 3 “căn cứ” (với 2 “giả sử”) là 2 “căn cứ” khác, một dẫn Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ (do Phó Thủ tướng Phan Văn Khải - thời
điểm 16/7/1996, kí), trong đó Điều 2 khẳng định “Ba hộ gia đình hiện đang ở
ngôi nhà này (ông Cù Huy Cận, Cố Nhà thơ Xuân Diệu và ông Vũ Quang
Triệu) vẫn được ở nguyên trạng nhưng được phân chia ranh giới cho từng hộ
gia đình có lối đi riêng…”; một quy kết “Bộ trưởng Văn hoá Thông tin là
hoàn toàn mâu thuẫn với việc… đã chính thức công nhận tôi - Cù Huy Hà Vũ
- là người thừa kế nhà thơ Xuân Diệu thông qua việc cấp cho tôi vào ngày
13/2/1995 “Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác phẩm ”trong đó ghi rõ
“Chủ sở hữu bản quyền tác giả Xuân Diệu: Cù Huy Hà Vũ (Người thừa kế)”!
Các “Giấy chứng nhận Đăng kí bản quyền tác phẩm” đều có chữ kí của ông
Thượng Thuận, Giám đốc Cơ quan bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, kèm theo
dòng chữ đánh máy “Theo đơn ngày 23/12/1994 của bà Ngô Thị Xuân Như
và ông Ngô Xuân Huy là hai em ruột nhà thơ XUÂN DIỆU”…

Luật sư Cù Huy Hà Vũ Ảnh: V.K
Cũng đề ngày 23/3/2008 là lá đơn của bà Ngô Thị Xuân Như (em
gái nhà thơ Xuân Diệu, mẹ đẻ của Cù Huy Hà Vũ) cũng gửi cho Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, “trân trọng đề nghị Chủ tịch bãi
bỏ Quyết định số 7523/QĐ-UB ngày 11/12/2003… nhằm giúp người thừa kế


và gia đình nhà thơ Xuân Diệu được sống yên ổn tại 24 Điện Biên Phủ, Hà
Nội và nhằm phát huy một cách xứng đáng di sản của nhà thơ Xuân Diệu”.
Được biết, đây không phải là lần đầu ngôi nhà Xuân Diệu từng sống
được đưa ra trước pháp luật và trên công luận.
Thi sĩ Xuân Diệu mất khá đột ngột ngày 18/12/1985 tại Bệnh viện

Hữu Nghị, không vợ và con đẻ, cũng không để lại di chúc.
Hơn 10 năm sau, “Cuộc chiến pháp lý” xung quanh chỗ ở cũ của
Xuân Diệu dường như có nguy cơ bùng nổ? Nhà thơ Huy Cận (tức ông Cù
Huy Cận, bố đẻ Cù Huy Hà Vũ), ông Ngô Xuân Huy (em trai của thi sĩ Xuân
Diệu), bà Ngô Thị Xuân Như (em gái Xuân Diệu, mẹ đẻ Cù Huy Hà Vũ) trên
thực tế họp thành một “chiến tuyến” bảo vệ cho Cù Huy Hà Vũ.
Nhà thơ Huy Cận gửi đơn thư đến nhiều nơi, khẳng định Hà Vũ là
“cháu ruột và con nuôi tinh thần” của Xuân Diệu, hi vọng Hà Vũ sẽ “giữ gìn,
bảo quản di sản văn hoá, văn học của nhà thơ để lại” (thư ngày 22/3/1996 gửi
Văn phòng Chính phủ).
Bà Ngô Thị Xuân Như và ông Ngô Xuân Huy làm bản “Công nhận
người thừa kế di sản theo pháp luật của ông Ngô Xuân Diệu (tức nhà thơ
Xuân Diệu)”, sau khi dẫn ra những đoạn thư của cố thi sĩ gửi Cù Huy Hà Vũ
“Bác rất quý mến Vũ. Bác quý vì Vũ là đứa con duy nhất của bác Diệu…”,
đã “trân trọng đề nghị các cơ quan pháp luật, các cấp chính quyền và mọi
người tạo điều kiện cho anh Cù Huy Hà Vũ được hưởng và bảo vệ mọi
quyền lợi của ông Ngô Xuân Diệu theo luật định” (bản “Công nhận…” làm
ngày 10/1/1997)…
Hơn mười năm, vật đổi sao dời, Nhà thơ Huy Cận cũng đã theo Nhà
thơ Xuân Diệu về cõi vĩnh hằng, con và cháu các ông lại phải đối diện với
một vụ việc mới mà cũ. Liệu kết cục sẽ ra sao? Chúng ta hẵng cứ chờ xem!
25/3/2008
Ngô Tân
______________________
Có một Xuân Diệu nhà báo
Chủ nhật, 12/8/2007, 10:29 GMT+7
Nhà thơ Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ Tình” trong
phong trào Thơ Mới nhưng ít ai biết đến một nhà báo Xuân Diệu.



Nói cho đúng thì Xuân Diệu “vào đời” bằng nghề viết báo. Ngay
khi chàng thi sĩ “hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán thơ
ngây” vừa đỗ tú tài tại Huế vào tháng 6-1936, Thế Lữ, vị thủ lĩnh thoạt kỳ
thủy của Thơ Mới và trụ cột của báo Ngày Nay (phụ trách mục Thơ), cơ
quan của Tự Lực Văn Đoàn, đã viết thư chào mời Xuân Diệu viết cho báo
ông, cho dù lời “giục giã” thiết tha này cũng nhằm gây thanh thế cho Tao
Đàn ấy:
“Anh Xuân Diệu, anh có thể ra ngay Hà Nội được không? Anh viết
báo Ngày Nay giúp chúng tôi nữa: viết báo “kiếm ăn” được ít, nhưng có lẽ
đó là thứ công việc hợp với chúng ta hơn. Ngoài sự làm thơ ra, anh sẽ viết
những lối khác thuộc về văn chương mà anh thích: phê bình, tiểu thuyết, bút
ký…v.v”.

Xuân Diệu (bìa trái) và vợ chồng Huy Cận - Xuân Như tại chiến
khu Việt Bắc. (Ảnh tư liệu của Cù Huy Hà Vũ)
Chẳng lạ lắm sao, thay vì khuếch trương “bổng lộc” của nghề báo
để thu hút nhân tài như người đời vẫn làm, tác giả “Nhớ rừng” lại vận đến cái
“nghiệp” văn chương để thuyết phục chàng Xuân vốn dĩ “cơm áo không đùa
với khách thơ”.


Tuy nhiên không nói thì ai cũng đoán ra, thi nhân “cha Đàng Ngoài
mẹ ở Đàng Trong” lập tức đáp tàu lửa ra Hà Nội gia nhập báo Ngày Nay để
rồi trở thành thành viên thứ bảy, cũng là thành viên cuối cùng của Tự Lực
Văn Đoàn mà chủ đích là “ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước nhà mà
có tính bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình
dân” và nhất là “trọng tự do cá nhân”. Với lại, Hà thành từ nghìn năm luôn là
“vùng trũng văn hóa” của cả nước Nam, ai là kẻ sĩ trong đời chả một lần mơ
đầm mình Tràng An chốn ấy…
Báo chí quả như bom hạt nhân, tạo ra những vụ nổ dây chuyền làm

thay đổi cả cục diện thi ca dân tộc. Nếu như Thế Lữ cùng báo Ngày Nay đã
biết “hút” lấy Xuân Diệu để ấn định Chiến thắng tuyệt đối của Thơ Mới đối
với lối thơ bác học nặng nề Khổng giáo tồn tại từ cả nghìn năm, thì đến lượt
mình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” lại có công tiến cử Huy
Cận với độc giả nước nhà. Thực vậy, chính Xuân Diệu tự tay gửi “Chiều
xưa” của bạn mình đến báo Ngày Nay bằng đường bưu điện để rồi lần đầu
tiên thiên hạ biết đến có một thi nhân họ Cù khi tác phẩm đó được đăng trong
số Tết 1938 (cùng khung với “Cảm xúc” của Xuân Diệu).
Thế rồi vẫn với tư cách “bà đỡ văn chương”, Xuân Diệu lại hết lòng
giới thiệu Huy Cận như một phạm trù mới của thi ca đất Việt với bài phê
bình “Thơ Huy Cận” trên số 166 báo Ngày Nay ra ngày 17/6/1939. Cho đến
cuối đời, ông vẫn nhớ như in, rành rọt đọc cho tôi nghe: “Huy Cận! Một tâm
hồn đặc biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên ngoài… vừa mạnh, vừa yếu,
rất mới và rất xưa, rất Âu - Tây và rất Á Đông: nghĩa là cả con người, con
người phức tạp của muôn thuở…”
Chưa hết, báo chí còn mang lại sự đa dạng trong sáng tác của người
làm báo. Quả vậy, cũng chính nhờ làm báo Ngày Nay mà Xuân Diệu - nhà
thơ bỗng thoắt phân thân thành Xuân Diệu - nhà viết truyện ngắn. Thì Thế
Lữ chả nói đấy ư: “Ngoài sự làm thơ ra, anh sẽ viết những lối khác thuộc về
văn chương mà anh thích: phê bình, tiểu thuyết, bút ký…v.v”.
Khỏi phải luận bàn, thi sĩ họ Ngô đã không bỏ lỡ những “sân chơi”
trí tuệ ấy vì đơn giản ra Hà Nội là để “viết”. Nếu sự xuất hiện của Xuân Diệu
đã làm cả làng thơ Việt Nam ngỡ ngàng, hay “khó mà nói được cái ngạc
nhiên” như cảm giác đeo đẳng Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, thì
cùng con người ấy lại làm ta kinh ngạc bởi “tay trái” văn xuôi sung lực chả
kém “tay phải” thi ca của ông trong cùng giai đoạn: ngót hai chục truyện
ngắn đã nối nhau “trình làng” trong quãng thời gian vỏn vẹn có hai năm rưỡi,


cho đến cuối năm 1938. Để rồi đầu năm sau Nhà xuất bản Đời Nay của Tự

Lực Văn Đoàn tập hợp lại trong Phấn Thông Vàng.
Trong lời tựa tập truyện ngắn đầu tiên ấy, Xuân Diệu khẩn cầu:
“Xin đừng tìm trong “Phấn Thông Vàng” những chuyện có đầu đuôi, có công
việc, có sáng hôm trước và chiều hôm sau. Ở đây chỉ có một ít đời và rất
nhiều tâm hồn…” Vậy mà “một ít đời” ấy cũng đủ để gây rắc rối cho nhà văn
đa diện ấy.
Số là trong truyện ngắn “Người học trò tốt” đăng trên Ngày Nay
năm 1938, Xuân Diệu có bình “nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn vì dịch sát nguyên
văn (tiếng Pháp)” câu nhận xét của một ông giáo về người học trò của mình:
“Người đứng đầu lớp hoàn toàn tuyệt mỹ về tất cả các phương diện, một
tương lai người ta không thể nào tốt hơn” và tờ báo khi về đến Quy Nhơn đã
gây thành một câu chuyện khá ầm ĩ: thi sĩ Xuân Diệu dám chê bai, châm
trích các thầy cũ của mình ở Collège (trung học) Quy Nhơn.
Trên thực tế thì có vài thầy đến gặp và trách móc thân sinh nhà thơ
là cụ Hàn Ngô Xuân Thọ (1) đang dạy chữ Hán ở trường dẫn đến việc ông
ngoại tôi (mẹ tôi là Xuân Như, em gái duy nhất của Xuân Diệu) viết thư cho
Xuân Diệu phàn nàn về thái độ cũng như sự vụng về của con. Rồi lại có tin
đồn các thầy sẽ phát đơn kiện người học trò cũ của mình vì đã bêu riếu thầy
của mình trên mặt báo cũng như đề nghị báo Ngày Nay đăng bài cải chính.
Cái “scandal” ấy, cha tôi nhớ lại: “Anh Diệu tuy bình tĩnh, nhưng
với bức thư của ông bố cũng hơi phân vân và đem câu chuyện kể lại với ban
biên tập của báo Ngày Nay. Ban biên tập cười ồ, và nói: “Mong cho có đơn
kiện, chúng ta sẽ trả lời các thầy giáo, và lại sẽ có dịp tuyên truyền cho văn
học, và riêng tuyên truyền cho nhà thơ kiêm nhà viết truyện ngắn Xuân Diệu,
và làm cho mọi người rõ thế nào là chuyện thực ở đời, và thế nào là chuyện
trong văn chương, thế nào là đời làm tư liệu cho văn chương…”.
Thế rồi - vẫn lời Huy Cận - câu chuyện cứ ỉm dần, không có đơn
kiện, cũng không có thư đòi báo Ngày Nay cải chính” (2). Dẫu vậy, hè năm
ấy Xuân Diệu đáp tàu về lại Quy Nhơn và thăm lại các thấy cũ để chứng tỏ
“tôn sư trọng đạo” với ông luôn là nguyên khối.

Còn cụ Hàn thì viết lá thư ấy dường như là “tình thế”. Mẹ tôi bảo:
“Cứ nhìn ông cụ hể hả mỗi khi báo chí đăng thơ, văn của anh Diệu, gọi cả
nhà lớn bé ra đọc cho nghe, mấy ngày sau vẫn còn bình, rồi xếp cẩn thận vào
một chiếc va-li da cùng những tài liệu quý nhất của mình thì mới thấy ông cụ
hiểu và ủng hộ cái “nghiệp” cầm bút của con đến dường nào” (đáng tiếc là


×