Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

LÝ LUẬN GIÁO DỤC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.99 KB, 30 trang )


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN GIÁO DỤC
GVC Hoàng minh Hùng 
CHƯƠNG I:
BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
I/ Khái niệm QTGD:
Quá trình giáo dục là một quá trình mà trong đó, dưới tác
động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,
tích cực tự giáo dục nhằm hình thành được thế giới quan khoa
học và những phẩm chất nhân cách khác của người công dân,
người lao động.
+ QTGD là tổ hợp các quá trình bộ phận (QTGD đạo đức,
QTGD thẩm mỹ, QTGD thể chất, QTGD lao động và hướng
nghiệp).

+ Trong QTGD nhà GD đóng vai trò chủ đạo, nghóa là tổ chức,
điều khiển quá trình hình thành nhân cách cho người được giáo
dục. Người được GD vừa là đối tượng tác động sư phạm của
nhà GD, vừa là chủ thể tự giáo dục, tự tổ chức, tự điều khiển
quá trình hình thành nhân cách của mình…
+ QTGD mang tính toàn vẹn, là một quá trình vận động và phát
triển liên tục, được thực hiện trong sự kết hợp tất cả các hoạt
động trong nhà trường (hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt
động đa dạng, phong phú ngoài giờ lên lớp) và trong các môi
trường GD thích hợp (NT- GĐ-XH ).
II/ Cấu trúc quá trình giáo dục:
QTGD là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố sau:
+ Mục đích giáo dục
+ Nội dung giáo dục:
+ Phương pháp, phương tiện giáo dục
+ Nhà giáo dục:



+ Người được giáo dục:
+ Kết quả giáo dục:
III/ Bản chất của quá trình giáo dục:
Đó là quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực những yêu cầu
của những chuẩn mực xã hội đã dược quy đònh thành hành vi
và thói quen tương ứng của người được giáo dục, dưới tác
động chủ đạo của nhà giáo dục.
Nói một cách khác thực chất của QTGD là làm cho người được
GD có ý thức đúng đắn về nội dung các chuẩn mực, giúp họ
tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn (trải nghiệm, thể
nghiệm), từ đó có nhu cầu và thói quen hành động tương ứng.

+ Muốn vậy, QTGD phải là QT tổ chức cuộc sống, tổ chức và
lãnh đạo các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ
đa dạng và nhiều mặt của người được GD. Trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của người được GD thì hoạt động
của mỗi cá nhân quyết đònh trực tiếp quá trình phát triển nhân
cách của họ. Chỉ thông qua các hoạt động và giao lưu thực tế
thì người đượcGD mới vừa tiếp thu các chuẩn mực, các giá trò
xã hội vừa biến những giá trò xã hội đó thành giá trò của cá
nhân mình và thể hiện thành những hành vi cụ thể, tích cực.
Như vậy, QTGD về bản chất là một QT tổ chức, điều khiển
và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động phong
phú và đa dạng trong cuộc sống nhằm chuyển hóa một cách
tự giác, tích cực các yêu cầu của những chuẩn mực do xã hội
qui đònh thành hành vi và thói quen tương ứng của học sinh
thông qua vai trò chủ đạo của nhà giáo dục ( Trong nhà
trường, trong gia đình, trong xã hội).


Nhà giáo dục (NT-GD-XH)
Là chủ thể đóng vai trò chủ đạo: tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo
qúa trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của
người được GD. Thể hiện:
- Xác đònh mục tiêu, nhiệm vụ GD; đề ra các yêu cầu GD.
- Lựa chọn các dạng hoạt động và giao lưu phù hợp (học tập, lao
động, vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội…).
- Tổ chức thường xuyên, khoa học, hợp lý các hoạt động và giao
lưu ( Nội dung, thời gian, đòa điểm, hình thức, phương pháp,
phương tiện…giáo dục).
- Khơi dậy, kích thích tính tích cực tự GD của đối tượng.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GD.

Người được giáo dục:
Vừa là khách thểø (đối tượng) vừa là chủ thể của QTGD
- Người đượcGD trước hết là khách thể - đối tượng tiếp nhận
những tác động của nhà GD, hưởng ứng một cách tích cực các
tác động đó một cách có ý thức.
- Người đượcGD là chủ thể của hoạt động. Họ không chỉ tiếp
nhận những tác động của nhà GD một cách có ý thức, có chọn
lọc theo quan điểm, tình cảm, niềm tin của cá nhân, mà còn có
khả năng tự cải biến, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện những thuộc
tính nhân cách của cá nhân. Nhờ có tính chủ thể cao mà người
được GD có thể chuyển hóa các yêu cầu của chuẩn mực xã hội
thành hệ thống đònh hướng giá trò cá nhân, thành năng lực hoạt
động, thành phẩm chất nhân cách của bản thân. Nói cách
khác, người được GD có khả năng biến QTGD thành quá trình
tự GD.
QTGD phải là sự kết hợp hài hoà,biện chứng vai trò chủ đạo
của nhà GD và vai trò năng động, chủ thể của người được GD


IV/ Những đặc điểm của quá trình giáo dục:
1/ QTGD là một quá trình phức tạp và biện chứng
2/ QTGD là một qúa trình lâu dài và liên tục
3/ QTGD có tính cá biệt
4/ Qúa trình giáo dục thống nhất với quá trình dạy học
(QTDH):
Từ những đặc điểm trên có thể rút ra những kết luận sư phạm
sau đây:
+ GD nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức phối
hợp các lực lượng giáo dục theo hướng tích cực để thống nhất
về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp với
đối tượng giáo dục.
+ Nhà GD cần kiên trì, nhẫn nại, bình tónh, không nôn nóng
vội vàng, không bi quan chán nản thất vọng hay lạc quan quá
sớm trước các biểu hiện về nhân cách của học sinh.

+ Nhà GD cần có kế hoạch GD thường xuyên liên tục, hệ
thống đối với mọi đối tượng GD và mọi giai đoạn phát triển
nhân cách.
+ Nhà GD cần có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về
QTGD (bản chất, đặc điểm, nội dung, phương pháp GD…),
hiểu biết đầy đủ về đối tượng giáo dục, nắm vững những đặc
điểm của đối tượng GD, những tình huống, hoàn cảnh cụ thể
để có những tác động phù hợp. Tránh rập khuôn, máy móc,
hình thức.
+ Nhà GD phải biết phát hiện và giải quyết kòp thời những mâu
thuẫn nảy sinh trong quá trình hình thành phẩm chất đạo đức
cho học sinh, phải có quan điểm phát triển biện chứng của đối
tượng GD, nhìn thấy xu hướng phát triển trong tương lai của họ

(một con người dù xấu đến mấy, dù khó GD đến đâu, vẫn có
những mặt tốt và vẫn có thể GD trở thành một người tốt).

+ Nhà GD phải thực sự đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức,
điều khiển các tác động có đònh hướng đến học sinh, đồng thời
thống nhất với hoạt động tự GD, kích thích hoạt động tự GD,
ham muốn tự hoàn thiện ở HS.
+ Nhà GD phải có đầy đủ những phẩm chất và năng lực sư
phạm. Đặt biệt là tình thương yêu HS, thương yêu con người sâu
sắc…
V/ Động lực của QTGD
QTGD luôn vận động và phát triển, trong đó nhân cách của
người được GD được hình thành và ngày càng hoàn thiện.
Nguyên nhân của sự vận động và phát triển của QTGD là có
sự xuất hiện, phát triển và giải quyết có hiệu quả những mâu
thuẫn của nó: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Động lực của QTGD là việc giải quyết có hiệu quả các mâu
thuẫn bên trong của QTGD.

1/ Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu của QTGD.
Trong hàng loạt các mâu thuẫn,có một mâu thuẫn cơ bản: mâu
thuẫn giữa một bên là những yêu cầu cao của những chuẩn
mực xã hội được đề ra trong tiến trình giáo dục và một bên là
trình độ được giáo dục nói riêng, trình độ phát triển nhân cách
nói chung ở người được giáo dục còn hạn chế.
Khi mâu thuẫn này nảy sinh, dưới tác dụng chỉ đạo của nhà
GD, người được GD sẽ vươn lên đáp ứng những yêu cầu cao của
những chuẩn mực xã hội. Kết quả là, trình độ được GD cũng
như trình độ phát triển nói chung ở người được giáo dục được
nâng cao tương ứng với yêu cầu đã được đề ra. Như vậy, mâu

thuẫn đã được giải quyết tạo ra động lực chủ yếu thúc đẩy người
được GD vận động và phát triển đi lên và cả QTGD cũng vận
động và phát triển đi lên.


Kết quả này lại tạo ra tiền đề mới, cơ sở mới để tiếp tục nâng
cao hơn nữa yêu cầu của những chuẩn mực xã hội, và từ đó mâu
thuẫn cơ bản lại xuất hiện và lại được giải quyết. Kết quả là
người được GD cũng như toàn bộ QTGD vận động và phát triển
không ngừng.
2/ Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực
+  Mâu thuẫn phải được người được giáo dục ý thức đầy đủ
(hiểu, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó).
  +  Mâu thuẫn phải vừa sức người được giáo dục.
  +  Mâu thuẫn nảy sinh trong tiến trình giáo dục.
VI/ Lôgic của QTGD
Logic của QTGD là trình tự thực hiện hợp lý các khâu
của QTGD nhằm hoàn thành các nhiệm vụ GD.
QTGD diễn ra qua ba khâu:


+ Khâu thứ nhất: Tổ chức, điều khiển người được giáo
dục(NĐGD) nắm vững những tri thức về các chuẩn mực xã hội
đã được qui đònh
+ Ý nghóa XH và ý nghóa cá nhân của các chuẩn mực.
+ Nội dung của các chuẩn mực.
+ Cách thực hiện chuẩn mực.
Con đường để thực hiện khâu thứ nhất là:Thông qua tất cả các
con đường GD (dạy học, LĐSX,HĐXH, gia đình….)
+ Khâu thứ hai: Tổ chức, điều khiển người được GD hình

thành tình cảm và niềm tin đối với các chuẩn mực XH.
”. Xúc cảm, tình cảm, niềm tin được coi là chất men kích thích
người được GD chuyển hóa ý thức thành hành vi; nó tạo động
lực, tạo sức mạnh tinh thần bên trong giúp con người nỗ lực
hoạt động.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×