Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN NÂU (Eucalyptus urophylla S. T. Blake) NUÔI CẤY MÔ TRONG GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN NÂU (Eucalyptus
urophylla S. T. Blake) NUÔI CẤY MÔ TRONG
GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN HUẤN LUYỆN
TẠI VƯỜN ƯƠM THUỘC CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI,
TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN TÍN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa: 2007 – 2011

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY BẠCH ĐÀN NÂU (Eucalyptus urophylla S. T. Blake) NUÔI CẤY
MÔ TRONG GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN HUẤN LUYỆN
TẠI VƯỜN ƯƠM THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN TÂN MAI, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

PHẠM VĂN TÍN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp – chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Mạc Văn Chăm

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Công ơn cha mẹ, sự quan tâm của anh chị em trong gia đình đã động viên và là
động lực thúc đẩy tôi hoàn thành việc học tập của mình.
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã tạo điều
kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài.
Tỏ lòng biết ơn Thầy Mạc Văn Chăm giảng viên khoa Lâm Nghiệp, người trực
tiếp tận tình hướng dẫn cho tôi thực hiện tốt luận văn cuối khóa này.
Gửi lời cảm ơn đến chị Trần Thị Nhập và anh Trần Thế Tài thuộc Công ty cổ
phần tập đoàn Tân Mai, Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH07QR đã giúp tôi trong suốt
thời gian học tập.

TP. HCM, tháng 6/2011
Sinh viên: Phạm Văn Tín


TÓM TẮT
2


Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây bạch
đàn nâu (Eucalyptus urophylla S. T. Blake) nuôi cấy mô trong giai đoạn đưa ra
vườn huấn luyện tại vườn ươm thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai, tỉnh
Đồng Nai” được thực hiện tại vườn ươm của Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai từ
tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.
Đề tài được thực hiện nhằm lựa chọn giá thể thích hợp nhất cho tỷ lệ sống và
sinh trưởng của cây bạch đàn nâu trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện dựa trên sự
ảnh hưởng của 3 nhân tố là hàm lượng hữu cơ, hàm lượng phân bón và kháng khuẩn
trong hỗn hợp giá thể.
Đề tài tiến hành theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây bạch đàn
nâu ở các giai đoạn 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi. Ngoài ra, đề
tài còn tiến hành đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây bạch đàn nâu
ở các giai đoạn 2 tuần tuổi, 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi.
Để đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của
cây, đề tài đã tiến hành thí nghiệm với 13 nghiệm thức hay 13 giá thể như sau:
- Giá thể 1 hay Nghiệm thức thí nghiệm 1 được gọi là nghiệm thức đối chứng
(NT1): 100% Đất
- Giá thể 2 hay Nghiệm thức thí nghiệm 2 (NT2): 75% Đất+ 25% sơ dừa và tro
trấu.
- Giá thể 3 hay Nghiệm thức thí nghiệm 3 (NT3): 75% Đất + 25% sơ dừa và tro
trấu + kháng khuẩn Trichoderma.
- Giá thể 4 hay Nghiệm thức thí nghiệm 4 (NT4): 70% Đất + 25% sơ dừa và tro
trấu+ 5% phân vi sinh.
- Giá thể 5 hay Nghiệm thức thí nghiệm 5 (NT5): 70% Đất + 25% sơ dừa và tro
trấu + 5% phân vi sinh + kháng khuẩn Trichoderma.
- Giá thể 6 hay Nghiệm thức thí nghiệm 6 (NT6): 50% Đất + 50% sơ dừa và tro

trấu.
- Giá thể 7 hay Nghiệm thức thí nghiệm 7 (NT7): 50% Đất + 50% sơ dừa và tro
trấu + kháng khuẩn Trichoderma.
3


- Giá thể 8 hay Nghiệm thức thí nghiệm 8 (NT8): 45% Đất + 50% sơ dừa và tro
trấu + 5% phân vi sinh.
- Giá thể 9 hay Nghiệm thức thí nghiệm 9 (NT9): 45% Đất + 50% sơ dừa và
tro trấu + 5% phân vi sinh + kháng khuẩn Trichoderma.
- Giá thể 10 hay Nghiệm thức thí nghiệm 10 (NT10): 25% Đất + 75% sơ dừa và
tro trấu.
- Giá thể 11 hay Nghiệm thức thí nghiệm 11 (NT11): 25% Đất + 75% sơ dừa và
tro trấu + kháng khuẩn Trichoderma.
- Giá thể 12 hay Nghiệm thức thí nghiệm 12 (NT12): 20% Đất + 75% sơ dừa và
tro trấu + 5% phân vi sinh.
- Giá thể 13 hay Nghiệm thức thí nghiệm 13 (NT13): 20% Đất + 75% sơ dừa và
tro trấu + 5% phân vi sinh + kháng khuẩn Trichoderma.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD với 3 lần lặp,
mỗi công thức thí nghiệm đều sử dụng dung lượng mẫu là 30 bầu (cây).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Thành phần hỗn hợp trong giá thể ảnh có hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của cây bạch đàn nâu nuôi cấy mô trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện.
- Với 13 giá thể tiến hành thí nghiệm thì:
+ Giá thể 3 là giá thể (có tỷ lệ pha trộn: 25% hữu cơ + 75% đất + kháng khuẩn
Trichoderma) có tỷ lệ sống cao nhất và ổn định qua các giai đoạn, tỷ lệ sống của giá
thể này đạt 80%.
+ Giá thể 8 và giá thể 9 là 2 giá thể sinh trưởng tốt nhất (tỷ lệ pha trộn của 2
giá thể lần lượt là: 45% đất + 50% hữu cơ + 5% phân bón; 45% đất + 50% hữu cơ +
5% phân bón + kháng khuẩn Trichoderma)

+ Ở các giai đoạn khác nhau ảnh hưởng của cùng một giá thể đến sinh trưởng
của cây là khác nhau.

4


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

xi

DANH SÁCH PHỤ LỤC


xii

Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 3
1.3. Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 4
2.1. Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................... 4
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................. 4
2.2. Giới thiệu Bạch đàn nâu ........................................................................................... 5
2.3. Giới thiệu một số phương pháp nhân giống cây rừng .............................................. 6
2.4. Ứng dụng và thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật trong công tác chọn giống
cây trồng .......................................................................................................................... 7
2.5. Kỹ thuật chuyển cây con từ ống nghiệm ra môi trường tự nhiên ........................... 14
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm .... 14
2.7. Vai trò của Nitơ, Phospho, Kali ............................................................................. 16
2.8. Giới thiệu về nấm Trichoderma ............................................................................. 18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 21
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
5


3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.2.1. Cơ Sở khoa học.................................................................................................... 21
3.2.2. Tiến hành thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.3. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm............................................................................... 28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 30
4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây sau 1 tuần tuổi............................... 30
4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của cây sau

2 tuần tuổi ...................................................................................................................... 33
4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây .................................................... 33
4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng chiều cao của cây ................................. 36
4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của cây sau
1 tháng tuổi .................................................................................................................... 39
4.3.1. Ảnh hưởng của giá thể tỷ lệ sống của cây ........................................................... 39
4.3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng chiều cao của cây ................................. 42
4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây sau 2 tháng tuổi .... 46
4.4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây .................................................... 46
4.4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây ................................................. 47
4.4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây ................................................. 47
4.4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính của cây .............................................. 50
4.5. Đánh giá chung ....................................................................................................... 52
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 53
5.1. Kết luận................................................................................................................... 53
5.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây .................................................... 53
5.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây ................................................. 53
5.1.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây ................................................. 53
5.1.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính của cây .............................................. 54
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 54
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 55
PHỤ LỤC

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Trang
Bảng 4.1. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ
sống của cây sau 1 tuần tuổi……………………………………………………………31
Bảng 4.2. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của
cây sau 1 tuần tuổi với trắc nghiệm Ducan…………………………..………………... 32
Bảng 4.3. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ
lệ sống của cây sau 2 tuần tuổi…………………………………………….…………... 34
Bảng 4.4. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của
cây

sau

2

tuần

tuổi

với

trắc

nghiệm

Ducan………………..…………………………...35
Bảng 4.5. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến chiều
cao

của


cây

sau

2

tuần

tuổi……………………………………..………………...…….37
Bảng 4.6. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây
sau 2 tuần tuổi với trắc nghiệm Ducan………………………………………………....38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ
sống của cây sau 1 tháng tuổi………….……………………………………………….40
Bảng 4.8. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của
cây sau 1 tháng tuổi với trắc nghiệm Ducan…………………………………………... 41

8


Bảng 4.9. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến chiều
cao của cây sau 1 tháng tuổi…………………………………………………………...
43
Bảng 4.10: Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của
cây sau 1 tháng tuổi với trắc nghiệm Ducan……………..……………………………. 44
Bảng 4.11. So sánh kết quả phân hạng về chiều cao sau 2 tuần tuổi và 1 tháng
tuổi….45
Bảng 4.12. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến chiều
caocủa cây sau 2 tháng tuổi…………………………………………..……………......
47

Bảng 4.13. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây
sau

2

tháng

tuổi

với

trắc

nghiệm

Ducan…………………..…………………………....48
Bảng 4.14. So sánh kết quả phân hạng về chiều cao sau 1 tháng và 2 tháng
tuổi…….49
Bảng 4.15. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của giá thể đến đường
kính

của

cây

sau

2

tháng


tuổi…………………………………………...……………..50
Bảng 4.16. Kết quả phân hạng về ảnh hưởng của giá thể.đến đường kính của
cây sau 2 tháng tuổi với trắc nghiệm Ducan……………………................................... 51

9


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm cây sống sau 1 tuần tuổi…………………………. 30
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm cây sống sau 2 tuần tuổi…………………………. 33
Hình 4.3. biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm cây sống sau 1 tuần và 2 tuần tuổi………. 36
Hình 4.4. Biểu đồ Chiều cao của cây sau 2 tuần tuổi………………………………... 37
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm cây sống sau 1 tháng tuổi………………………... 39
Hình 4.6. biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm cây sống sau 2 tuần và 1 tháng tuổi……... 42
Hình 4.7. Biểu đồ chiều cao của cây sau 1 tháng tuổi……………………………….. 43
Hình 4.8. biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm cây sống sau 1 tháng và 2 tháng tuổi……. 46
Hình 4.9. Biểu đồ chiều cao của cây sau 2 tháng tuổi……………………………….. 47
Hình 4.10. Biểu đồ đường kính của cây sau 2 tháng tuổi……………………………. 50

10


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1.1.1. Diễn biến số cây sống ở giai đoạn 1 tuần tuổi lần lặp 1………………

a


Phụ lục 1.1.2. Diễn biến số cây sống ở giai đoạn 1 tuần tuổi lần lặp 2………………

b

Phụ lục 1.1.3: Diễn biến số cây sống ở giai đoạn 1 tuần tuổi lần lặp 3…………….... c
Phụ lục 1.2.1. Chiều cao cây sau 2 tuần tuổi lần lặp 1…………………………………. d
Phụ lục 1.2.2. Chiều cao cây sau 2 tuần tuổi lần lặp 2……………………………….. e
Phụ lục 1.2.3. Chiều cao cây sau 2 tuần tuổi lần lặp 3………………………………..

f

Phụ lục 1.3.1. Chiều cao cây sau 1 tháng tuổi lần lặp 1……………………………… g
Phụ lục 1.3.2. Chiều cao cây sau 1 tháng tuổi lần lặp 2……………………………… h
Phụ lục 1.3.3. chiều cao cây sau 1 tháng tuổi lần lặp 3………………………………

i

Phụ lục 1.4.1. Chiều cao cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 1………………………………

j

Phụ lục 1.4.2. Chiều cao cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 2……………………………… k
Phụ lục 1.4.3. Chiều cao cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 3……………………………

l

Phụ lục 1.4.4. Đường kính cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 1…………………………… m
Phụ lục 1.4.5. Đường kính cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 2……………………………

n


Phụ lục 1.4.6. Đường kính cây sau 2 tháng tuổi lần lặp 3……………………………

o

Phụ lục 2.1. Kết quả số cây sống sau 1 tuần tuổi…………………………………….. p
Phụ lục 2.2. Kết quả số cây sống sau 2 tuần tuổi…………………………………….. q
Phụ lục 2.3. Chiều cao cây sau 2 tuần tuổi…………………………………………...

r

Phụ lục 2.4. Tăng trưởng chiều cao của cây từ 1 tuần đến 2 tuần tuổi……………….

s

11


Phụ lục 2.5. Kết quả số cây sống sau 1 tháng tuổi……………………………………

t

Phụ lục 2.6. Chiều cao sau 1 tháng tuổi……………………………………………… u
Phụ lục 2.7. Tăng trưởng chiều cao của cây từ 2 tuần đến 1 tháng tuổi……………... v
Phụ lục 2.8. Kết quả số cây sống sau 2 tháng tuổi…………………………………… w
Phụ lục 2.9. Chiều cao cây sau 2 tháng tuổi………………………………………….

x

Phụ lục 2.10. Tăng trưởng chiều cao của cây từ 1 tháng đến 2 tháng tuổi…………... y

Phụ lục 2.11. Đường kính sau 2 tháng tuổi…………………………………………..

z

Phụ lục 3.1.1. Kết quả so sánh bắt cặp tỷ lệ sống sau 1 tuần tuổi…………………… aa
Phụ lục 3.2.1. Kết quả so sánh bắt cặp tỷ lệ sống sau 2 tuần tuổi……………………. bb
Phụ lục 3.2.2. Kết quả so sánh bắt cặp chiều cao sau 2 tuần tuổi……………………. cc
Phụ lục 3.3.1. Kết quả so sánh bắt cặp tỷ lệ sống sau 1 tháng
tuổi…………………...dd
Phụ lục 3.3.2. Kết quả so sánh bắt cặp chiều cao sau 1 tháng tuổi…………………

ee

Phụ lục 3.4.1. Kết quả so sánh bắt cặp chiều cao sau 2 tháng tuổi…………………

ff

Phụ lục 3.4.2. Kết quả so sánh bắt cặp đường kính sau 2 tháng tuổi……………….

gg

12


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng được xem là mái nhà, là lá phổi xanh của trái đất. Hằng ngày, rừng cung
cấp khí oxy cho chúng ta và hút lấy khí cacbonic do chính chúng ta thải ra. Từ xa xưa,

khi vừa xuất hiện, tổ tiên loài người đã sống dựa vào rừng. Khi đó, rừng là môi trường
sống, là nơi cung cấp thức ăn, chỗ ở, thuốc chữa bệnh,... cho con người. Theo quy luật
tiến hóa, xã hội loài người ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cho dù xã hội loài người
có phát triển đến đâu thì vai trò của rừng đối với đời sống con người cũng không kém
đi phần quan trọng, rừng vẫn là nơi sinh sống của hơn 300 triệu người trên thế giới, có
khoảng 1,6 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, thương mại lâm sản hằng
năm trên thế giới trị giá khoảng 270 tỷ USD, năng lượng gỗ củi chiếm 7 – 9 % năng
lượng trên thế giới (theo CNN, 11. 2005). Bên cạnh vai trò về kinh tế, xã hội của rừng
đã được biết đến từ lâu, khi xã hội phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao,
các ngành công nghiệp đạt đến trình độ phát triển hiện đại, nhiều khu đô thị sầm uất
được hình thành thì tầm quan trọng của rừng còn được chú ý ở một khía cạnh mới, đó
là khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái. Hằng năm, thực vật rừng thải ra 200 tỷ tấn
khí oxy và hấp thụ hơn 300 tỷ tấn khí cacbonic ( Hà Chu Chử, báo Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 6/2006, tr.83 - 85).
Trong giai đoạn hiện nay, dân số trên thế giới đã vượt qua con số 6 tỉ người,
kéo theo các nhu cầu về gỗ và các sản phẩm, dịch vụ từ rừng ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhất là ở các nước
đang phát triển, dẫn đến nhiều hậu quả xấu về môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi
trường, hiệu ứng nhà kính, hạn hán, sa mạc hóa, lũ lụt,…Trong khi đó, diện tích rừng
13


trên thế giới ngày càng suy giảm, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều chức
năng của rừng bị suy giảm đặc biệt là chức năng sinh thái. Chính vì vậy, công tác
trồng rừng, làm giàu rừng ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều
tổ chức trên thế giới. Ở Việt Nam, chính phủ cũng quan tâm nhiều đến công tác trồng
rừng và bảo vệ rừng. Nhiều dự án trồng rừng, bảo vệ rừng đã được chính phủ tiến
hành triển khai như dự án trồng rừng 327, dự án 661 trồng mới năm triệu ha rừng, các
quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…nhiều diện tích
rừng đã được trồng mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào công tác trồng rừng cũng đạt

được thành công như mong đợi. Để một dự án trồng rừng thành công thì đòi hỏi phải
thực hiện tốt nhiều công tác chuẩn bị trước, trong đó công tác giống, công tác chuẩn bị
cây con ở vườn ươm là vô cùng quan trọng bởi vì chỉ có những giống cây tốt, những
cây con khỏe mạnh khi đem trồng mới cho ra những khu rừng sinh trưởng, phát triển
tốt, đáp ứng tốt mục đích, mục tiêu của việc trồng rừng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của
các nhà lâm nghiệp không những phải nghiên cứu, lai tạo ra những giống cây rừng
mới có tốc độ sinh trưởng nhanh, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam
mà còn phải nghiên cứu những phương pháp nhân giống có hiệu quả kinh tế nhằm tạo
ra những cây con khỏe mạnh để đáp ứng nhu cầu trồng rừng .
Đối với thực vật nói chung và các loài cây thân gỗ nói riêng, ngoài các phương
pháp nhân giống truyền thống như nhân giống từ hạt, giâm hom thì phương pháp nuôi
cấy mô đã được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Trong những năm gần đây, kỹ thuật
nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã không ngừng phát triển và thu được những thành
tựu đáng kể. Kỹ thuật này ra đời nhanh chóng có vị trí quan trọng trong lĩnh vực công
nghệ sinh học và sản xuất giống cây trồng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể
nhân giống nhanh, giữ được đặc điểm di truyền ổn định, có thể sản xuất với số luợng
cá thể lớn trong thời gian ngắn. Cây nuôi cấy mô thường được trẻ hoá cao độ và có rễ
giống như cây từ hạt. Trong lúc cây hom lại thường không có rễ cọc, rễ cây không thể
đâm sâu xuống đất như cây mọc từ hạt mà thường xuyên có hiện tượng bảo lưu cục
bộ. Vì thế, nuôi cấy mô tế bào còn là một biện pháp trẻ hoá giống trong sản xuất lâm
nghiệp.

14


Bạch đàn là cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, có khả năng sinh trưởng
trên nhiều dạng Lập địa khác nhau, thích hợp cho rừng trồng sản xuất nguyên liệu như:
gỗ, ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng, gỗ củi. Bạch đàn được trồng rộng rãi trên nhiều
nước trên thế gới. Trong đó, loài bạch đàn Eucalyptus urophylla cho năng xuất cao và
khá phù hợp với điều kiện của nước ta.

  

Tương tự như phương pháp nhân giống từ hạt hay giâm hom, ngoài sự ảnh

hưởng của các yếu tố tự nhiên như: lượng mưa, khí hậu, mùa vụ, ánh sáng, đất,
nước,… thì hàm lượng hữu cơ, hàm lượng phân bón trong giá thể quyết định rất lớn
đến sinh trưởng của cây con nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm. Xuất phát từ
những vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý của Bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng – Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của thầy ThS. Mạc Văn Chăm, khóa luận: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
giá thể đến sinh trưởng của cây bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla S. T. Blake)
nuôi cấy mô trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện tại vườn ươm thuộc Công ty
cổ phần tập đoàn Tân Mai, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện  nhằm hoàn thiện kỹ
thuật đưa cây bạch đàn nâu nuôi cấy mô ra vườn huấn luyện và lựa chọn được giá thể
thích hợp cho cây sinh truởng và phát triển tốt nhất để phục vụ công tác trồng rừng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ sống của cây bạch đàn nâu
nuôi cấy mô sau khi đưa ra vườn huấn luyện.
Chọn được giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng của cây bạch đàn nâu nuôi cấy
mô trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện dựa trên sự ảnh hưởng của 3 nhân tố là
hàm lượng hữu cơ, hàm lượng phân bón và kháng khuẩn trong giá thể.
1.3. Giới hạn của đề tài
Sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườm ươm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố như: giá thể, ánh sáng, lượng nước tưới, nhiệt độ, độ ẩm,… Nhưng do điều kiện
không cho phép nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến tỷ lệ sống
và sinh trưởng của cây bạch đàn nâu nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm.
15


16



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nhiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây bạch đàn nâu hay còn gọi là bạch đàn uro có tên
khoa học Eucalyptus urophylla S.T Blake được nhân giống bằng phương pháp nuôi
cấy mô tại Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai. Cây đã được huấn luyện nhằm thích
nghi với điều kiện môi trường trước khi chuyển từ bình mô ra giá thể. Bên cạnh đó,
các cây con phải được lựa chọn sao cho đáp ứng một số chỉ tiêu sau:
- Cây con có đầy đủ thân, rễ, lá;
- Cây con khỏe mạnh không bị dập nát, không bị sâu bệnh;
- Các cây con đồng nhất về chiều cao.
2.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.2.1. Vị trí địa lí
- Tọa độ địa lí:
 Từ 10022’ đến 11035’ vĩ độ bắc;
 Từ 106044’ 15” đến 107034’ 10” kinh độ đông.
- Ranh giới:
 Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
17


 Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
 Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
 Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.2.2. Khí hậu – thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn

hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai
mùa tương phản nhau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu
từ tháng 12 đến tháng 5 của năm sau.
- Nhiệt độ bình quân năm là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng
nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
- Số giờ nắng trung bình trong năm là: 2243 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn, với khoảng 2065 mm được phân bố theo vùng và
theo mùa vụ.
2.2. Giới thiệu Bạch đàn nâu
Bạch đàn nâu là loài có phân bố tự nhiên ở một số đảo của phần cực Nam của
quần đảo Santo - Indonesia, bao gồm các đảo: Adonara, Alor, Flores, Lomblen,
PantarTimor và Wetar. Tại đây, Bạch đàn nâu xuất hiện theo vùng, có tọa độ 7030’ 100 vĩ độ Nam. Giới hạn phía Đông và phía Tây của vùng phân bố chưa xác định rõ
ràng. Hiện nay người ta chấp nhận vùng phân bố của loài Bạch đàn này là từ 1220 1270 kinh độ Đông. Trong khu vực phân bố, Bạch đàn nâu sống từ vùng bán sơn địa
tới vùng núi, nhưng cũng thấy có sự xuất hiện loài này ở vĩ độ thấp. Đây là loài có đặc
điểm phân bố khá đặc biệt và đáng nhớ nhất về độ cao và nhiệt độ.
Bạch đàn nâu có đặc điểm phân bố theo độ cao lớn nhất trong số các loài Bạch
đàn (79 – 2960 m trên mặt biển). Do thay đổi về độ cao nên biến động về nhiệt độ
cũng vì thế mà khá lớn. Trên cùng một đảo với khoảng cách không thấy xa nhau mà
các quần thụ phải thích nghi với các điều kiện nhiệt độ rất khác nhau, từ 270 - 300C
trên độ cao 400 m xuống 17 - 210C trên độ cao 1900 m.
18


Trên đảo Timor, từ độ cao 1000m trở lên, ngoài lượng mưa cao (1300 -2200
mm) còn thấy cả sương mù thường xuyên. Mặc dù phạm vi phân bố hẹp song loài
bạch đàn này vẫn có lượng biến dị di truyền lớn theo độ cao, được thể hiện qua các
xuất xứ của loài ở nhiều nước (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000).
Bạch đàn là nhóm cây được trồng rộng rãi ở nước ta (đặc biệt là các tỉnh miền
Trung và miền Nam) để cung cấp nguyên liệu giấy và ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây
dựng và củi đun. Đây cũng là cây trồng chủ yếu trên các đường nông thôn, các bờ

vùng, bờ thửa ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu
và gây trồng nhiều năm qua cho thấy có nhiều loài Bạch đàn được nhập vào nước ta
nhưng chỉ một số loài sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng lớn. Trong đó, đáng
chú ý là các loài Bạch đàn nâu (E. urophylla), Bạch đàn tere (E. tereticornis) và Bạch
đàn caman (E. camaldulensis), Bạch đàn liễu (E. exserta). Ở những nơi thấp Bạch đàn
E. urophylla có thể mọc lẫn với Bạch đàn E. alba (Martin and Cossalater, 1975 1976). Bạch đàn Eucalyptus urophylla là cây thích hợp với các lập địa có đất sâu ẩm ở
các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Các xuất xứ có triển vọng nhất cho
vùng trung tâm miền Bắc là Lewotobi và Egor Flores (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê
Đình Khả, 1996). Egor Flores cũng là một trong những suất xứ có triển vọng nhất ở
Mang Linh và Lang Hanh của vùng Đà Lạt (Lê Đình Khả, 1996; Phạm Văn Tuấn và
cs, 2001).
2.3. Giới thiệu một số phương pháp nhân giống cây rừng
2.3.1. Nhân giống hữu tính
Là phương pháp nhân giống trên cơ sở của sinh sản hữu tính. Ưu điểm của
phương pháp nhân giống hữu tính là dễ thực hiện, tốn ít chi phí. Song phương pháp
này cho kết quả không cao, vì ở thế hệ cây con luôn có sự phân ly tính trạng trong
cùng một thế hệ, điều này làm cho cây giống có sự chênh lệch về phẩm chất và chất
lượng. Ngoài ra, phương pháp nhân giống hữu tính cũng nhanh chóng dẫn đến hiện
tượng thoái hóa giống.

19


Với những loài cây quý hiếm có số lượng ít hoặc những cây mất khả năng sinh
sản thì phương pháp nhân hữu tính là không phù hợp hoặc không thể tiến hành. Bên
canh đó, thời gian để nhân giống còn phụ thuộc vào mùa vụ.
2.3.2. Nhân giống vô tính
Là phương pháp nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới dựa theo sinh sản vô tính,
nghĩa là phương pháp nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới từ tế bào, mô, cơ quan của cơ
thể bố mẹ. Hiện nay, có 2 phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến.

2.3.2.1. Nhân giống vô tính bằng cách giâm hom
Phương pháp giâm hom có thể thực hiện hàng loạt với số lượng lớn, dễ thực
hiện, cây con có độ đồng đều cao, hiện tượng thoái hóa giống chậm hơn so với cây con
được nhân giống bằng cách nhân giống hữu tính. Nhưng phương pháp nhân giống
bằng cách giâm hom cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Cây con có bộ rễ chùm, do đó trong quá trình nhân giống hay trồng rừng dễ bị
ngã đổ hơn cây con được nhân giống hữu tính.
- Khác với cây con của phương pháp nhân giống hữu tính, thân cây con của
phương pháp giâm hom ở dạng bảng, do đó cây có độ đàn hồi thấp hơn nên dễ bị gãy
hơn.
2.3.2.2. Nhân giống vô tính bằng cách nuôi cấy mô
Nhân giống bằng cách nuôi cấy mô được chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: là giai đoạn tạo ra cây mô từ tế bào mẹ, giai đoạn này được tiến
hành trong phòng thí nghiệm.
- Giai đoạn 2: là giai đoạn chuyển cây mô ra vườn ươm nhằm tạo điều kiện cho
cây phát triển để phục vụ công tác trồng rừng.
Ưu điểm:
- Nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống nhanh nhất trong các phương pháp
nhân giống vì được nhân lên theo cấp số nhân.
20


- Thời gian nhân giống có thể tiến hành quanh năm.
- Cây con có hệ rễ cọc giống như nhân giống hữu tính nên có khả năng bám trụ
cao.
- Thân cây con có dạng tròn nên độ đàn hồi cao, ít bị gãy.
- Trong công tác trồng rừng thì phương pháp nuôi cấy mô tạo ra cây con có độ
đồng đều cao nhất vì trải qua 2 lần chọn lọc ở giai đoạn cây mô và giai đoạn xuất
vườn.
- Phương pháp nuôi cấy mô giúp ngăn chặn tình trạng thoái hóa giống vì cây

con được tạo ra là nguyên bản của cây mẹ.
Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm, nhân giống bằng cách nuôi cấy mô cũng
có nhược điểm là phải có vốn đầu tư lớn và yêu cầu kỹ thuật cao.
2.4. Ứng dụng và thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật trong công tác chọn
giống cây rừng
2.4.1. Giới thiệu về nuôi cấy mô và nhân giống cây Lâm nghiệp
Nhân giống bằng nuôi cấy mô hay vi nhân giống là tên gọi chung cho các
phương pháp nuôi cấy in vitro cho các bộ phận nhỏ được tách khỏi cây (george, 1930)
đang được dùng phổ biến để nhân giống thực vật, trong đó có cây lâm nghiệp. Các bộ
phận dùng để nuôi cấy có thể là chồi bất định (preece, 1997, tripepi, 1997) là những
phương pháp chính được dùng trong nhân giống cây rừng mà không đề cập các nội
dung khác.
Nuôi cấy mô thường được trẻ hoá cao độ và có rễ giống như cây mọc từ hạt,
thậm chí không có sự khác biệt đáng kể so với cây mọc từ hạt. Trong khi đó cây hom
lại thường không có rễ cọc, rễ cây không thể đâm sâu xuống đất như cây mọc từ hạt và
thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ. Vì thế nuôi cấy mô còn là biện pháp trẻ hoá
giống trong sản xuất lâm nghiệp. Mặc dù nuôi cấy mô đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và giá
thành cao song vẫn được nhiều nơi áp dụng, đặc biệt là phối hợp với giâm hom tạo
thành công nghệ mô – hom đang đuợc sử dụng khá phổ biến trong lâm nghiệp.
21


2.4.2. Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật
Năm 1838, hai nhà sinh vật học người Đức là Schleiden và Schawann đề xướng
học thuyết tế bào và nêu rõ: “Mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm nhiều đơn vị nhỏ,
các tế bào hợp thành”. Các tế bào đã phân hóa đều mang các thông tin di truyền có
trong tế bào đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh và là những đơn vị độc lập từ đó có
thể xây dựng lại toàn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa ra các giả thuyết của Schleiden và
schawann vào thực nghiệm. Ông viết trong tác phẩm của mình như sau: “Để kết luận,

tôi tin tưởng rằng tôi đã không đưa ra một tiên đoán quá táo bạo nếu cho rằng bằng
cách nuôi cấy, người ta có khả năng tạo thành công các phôi nhân tạo từ các tế bào
sinh dưỡng”. Song ông đã gặp thất bại trong nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ
một số cây một lá mầm như: Erithronium, Ornithogalum, Tradescantia. Ngày nay
người ta biết rõ nguyên nhân thất bại của ông vì những cây một lá mầm là đối tượng
rất khó nuôi cấy. Hơn nữa, ông đã dùng các tế bào đã mất hết khả năng tái sinh.
Năm 1922, Kote (học trò của Haberlandt) và Robbins (nhà khoa học người
Mỹ) đã lặp lại thí nghiệm của Haberlandt và nuôi cấy được đỉnh sinh trưởng tách ra từ
rễ của một loại cây thuộc họ hòa thảo tạo ra hệ rễ nhỏ và và có cả rễ phụ. Tuy nhiên,
sự sinh trưởng như vậy chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó chậm lại và ngừng hẳn
mặc dù tác giả đã chuyển sang môi trường mới.
Năm 1934, White J.P thông báo nuôi cấy thành công trong một thời gian dài
đầu rễ cà chua (Lycopersicum esculentum) trong môi trường lỏng chứa khoáng,
glucose và nước chiết nấm men. Sau đó, White cũng là người chứng minh có thể thay
thế nước chiết nấm men bằng hỗn hợp 3 loại vitamin nhóm B (Thiamin(B1),
Pyridoxin(B6) và Nicotinic acid).
Năm 1937, Gautheret và Nobecout đã tạo ra và duy trì được sự sinh trưởng mô
sẹo cây cà rốt trong một thời gian dài trong môi trường thạch cứng.

22


Năm 1941, Overbeck đã chứng minh được vai trò của chất kích thích sinh
trưởng trong nuôi cấy phôi họ cà. Trong thời gian này, chất kích thích sinh trưởng
nhân tạo thuộc nhóm auxin đã được nghiên cứu và tổng hợp hóa học thành công.
Năm 1948, Steward đã xác định được tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy mô
sẹo cây cà rốt.
Năm 1955, người ta tìm ra tác dụng kích thích phân bào của kinetin. Sau đó,
các chất cytokinine khác như BAP, 2iP, Zeatin cũng được phát hiện.
Năm 1957, Skoog và Miller công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ giữa

kinetin/auxin đối với sự hình thành các cơ quan từ mô sẹo trên cây thuốc lá.
Từ năm 1954 đế 1959, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã được phát triển,
các tác giả đã gieo tế bào đơn và nuôi cấy tạo thành cây hoàn chỉnh.
Năm 1966, Guha và Mahheswari nuôi cấy thành công tế bào đơn bội từ nuôi
cấy túi phấn cây cà độc dược.
Năm 1967, Bougin và Nistsh tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây thuốc
lá.
Từ năm 1980 đến 1992, hàng loạt các thành công mới trong lĩnh vực công nhệ
Gen thực vật và đã được công bố.
Khả năng ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật dễ thấy nhất là trong lĩnh vực
nhân giống và phục tráng cây trồng. Từ đó đến nay, công nghệ nuôi cấy mô tế bào
thực vật đã được phát triển với tốc độ nhanh trên rất nhiều loại cây khác nhau.
2.4.3. Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong chọn giống cây rừng
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học trẻ, mặc dù phôi thai từ đầu
thế kỉ 20, nhưng khả năng ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật vào chọn giống
và nhân giống cây trồng chỉ rõ nét vào khoảng 25 năm gần đây do các phát hiện sau:
- Tính toàn thế (totipotency) của mô và tế bào thực vật cho phép tái sinh được
cây hoàn chỉnh từ mô, thậm chí từ một tế bào nuôi cấy tách rời.
23


- Khả năng tạo các cây đơn bội qua nuôi cấy túi phấn và hạt phấn, từ đó tạo ra
các dòng đồng hợp tử tuyệt đối và từ đó rút ngắn chu trình tái tạo.
- Khả năng hấp thu DNA ngoại lai vào tế bào thực vật và khả năng gây biến
tính (transformayion) ở thực vật do DNA ngoại lai nhờ công nghệ gene (Genetic
engineering).
- Khả năng nuôi cấy tế bào thực vật như nuôi cấy vi sinh vật và qua đó khả
năng ứng dụng di truyền phân tử vào thực vật bậc cao phục vụ công tác tạo giống.
- Kỹ thuật nuôi cấy protoplast và khả năng dung hợp protoplast tái sinh cây
hoàn chỉnh từ các protoplast lai (cybrid).

- Khả năng loại trừ virus bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tạo các
dòng vô tính sạch bệnh ở các cây nhân giống vô tính.
- Khả năng dùng chồi nách, các thể chồi protocol vào nhân giống vô tính với
tốc độ cực nhanh đố với một số cây trồng nông nghiệp.
- Khả năng sử dụng phương pháp nuôi cấy phôi để khắc phục hiện tượng bất
thụ khi lai xa.
- Khả năng bảo quản các nguồn gene bằng nuôi cấy trong ống nghiệm. Khả
năng trao đổi quốc tế các nguồn gene sạch bệnh dưới dạng cây nuôi trong ống nghiệm.
- Khả năng tồn trữ các tế bào thực vật sống trong thời gian dài và ở nhiệt độ
thấp mà không mất tính toàn thế của tế bào.
Ở nước ta, nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật chỉ mới bắt đấu vào năm
1975. Ý thức được triển vọng to lớn nhất của ngành khoa học hiện đại này trong chọn
giống và nhân giống cây trồng nông nghiệp, ở các cơ sở nghiên cứu thuộc Trung Tâm
Khoa Học Tự Nhiên và công Nghệ Quốc Gia, các trường Đại học, các đơn vị thuộc
Bộ, Viện… đã chú ý xây dựng các phòng nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật, từng bước
xây dựng tiềm lực khoa học và cán bộ nghiên cứu về ngành này.
2.4.4. Một số thành tựu của phương pháp nuôi cấy mô
24


×