Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.2 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

DÌ MÂY HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ TÂN CƢƠNG,TP. THÁI NGUYÊN,TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành
: Khuyến nông
Khoa
: KT&PTNT
Khóa học
: 2013 – 2017

Thái Nguyên– năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

DÌ MÂY HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ TÂN CƢƠNG,TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hƣớng đề tài
: Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành
: Khuyến nông
Lớp
: K45 Khuyến nông
Khoa
: KT&PTNT
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Quốc Huy
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn: Hà Thị Mị

Thái Nguyên– năm2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Ths. Nguyễn Quốc Huy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là những thầy cô trong bộ môn

khuyến nông, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức không chỉ là
nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để tôi
bước vào đời một cách tự tin và vững chắc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trạm khuyến nông Thành phố Thái
Nguyên, Đảng Ủy-HĐND-UBND xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại
xã, đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn đến chị Hà Thị Mị - CBKN xã Tân Cương
đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập được những số liệu cần thiết và
tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa bàn xã.
Cuối cùng tôi xin kính chúc thầy giáo Ths. Nguyễn Quốc Huy cùng
toàn thể quý thầy cô trong khoa KT & PTNT trường ĐH Nông Lâm-ĐH Thái
Nguyên dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính
chúc các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Tân Cương luôn dồi dào sức khỏe,
đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2017
Sinh viên
Dì Mây Hoa


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 3
1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 4
1.3.4. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
2.1.2. Tổ chức khuyến nông và các hoạt khuyến nông ..................................... 7
2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã ................... 11
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.2.1. Kinh nghiệm từ các địa phương ............................................................ 15
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ địa phương ............................................ 19


iii

PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 20
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Cương .......................... 20
3.1.2. Những thành tựu đạt được của UBND xã Tân Cương ......................... 26
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 31
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 32
3.2.1. Tìm hiểu hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước tại xã Tân Cương và mối
quan hệ của các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thực hiện hoạt

động khuyến nông trên địa bàn nghiên cứu .................................................... 32
3.2.2. Tìm hiểu kiến thức, kỹ năng mà cán bộ khuyến nông cần có và hoạt
động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã trong thời gian thực tập ....... 35
3.2.3. Những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ............................................ 43
3.2.4. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 48
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 52
3.2.6. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 53
PHẦN 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 55
4.1. Kết luận .................................................................................................... 55
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
4.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước ................................................................... 56
4.2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 57
4.2.3. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên ............................................... 57
4.2.4. Đối với UBND xã Tân Cương .............................................................. 57
4.2.5. Đối với cán bộ khuyến nông xã ............................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên của xã Tân Cương năm 2016 ...................... 21
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn
2014-2016 ............................................................................................. 22
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện hoạt động tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất
cho người sản xuất của cán bộ khuyến nông xã Tân Cương năm 20142016. ...................................................................................................... 28
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động trình diễn và nhân rộng mô hình của cán bộ
khyến nông xã Tân Cương năm 2014 - 2016 ....................................... 30
Bảng 3.5: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cán bộ
khuyến nông xã. .................................................................................... 42



v

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức hệ thống UBND xã .......................................................... 33
Sơ đồ 3.2: Hệ thống tổ chức Mặt trận và các đoàn thể xã .............................. 34


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Giải thích

BCH

Ban chấp hành

CB

Cán bộ

CBKN

Cán bộ khuyến nông


CLB

Câu lạc bộ

CTV

Cộng tác viên

CT-XH

Chính trị - Xã hội

ĐH

Đại học

HĐND-UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KN


Khuyến nông

KT & PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

ND

Nông dân

NN

Nông nghiệp

SX

Sản xuất

SX NN

Sản xuất nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở


TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phần lớn dân
số tập chung ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động thường xuyên được
Đảng và nhà nước quan tâm. Trong những năm gần đây xã hội ngày càng phát
triển mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực thì nền nông nghiệp nước ta có nhiều thành
tựu đáng kể được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của quốc gia.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò to lớn vào việc
tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo,phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt được sự chỉ đạo, quan tâm
của Đảng và nhà nước nền nông nghiệp của nước ta nhìn chung cũng đã phần
nào được nâng cao. Tuy nhiên năng xuất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
vẫn chịu ảnh hưởng khá lớn từ điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những diễn biến
bất thường của khí hậu, thị trường, xã hội.
Trong quá trình thực hiện nông thôn mới việc phát triển nông thôn có
nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông
thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân, một yếu tố, một bộ phận nhằm

thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn. Khuyến nông còn là chiếc cầu nối
giữa nhà nước - nhà khoa học từ quá trình từ nghiên cứu phát triển tiến bộ kỹ
thuật mới nảy sinh ra từ các tổ chức nghiên cứu khoa học (viện, trường, trạm,
trại ...) và những tiến bộ kỹ thuật phải được sử dụng vào trong thực tiễn sản
xuất của người nông dân.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cán bộ Khuyến nông có những hoạt
động giúp nhà nước thực hiện những chính sách, chiến lược về nông dân,
nông nghiệp và nông thôn, vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính


2

sách nông nghiệp. Trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện
vọng của nông dân cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định những
chính sách phù hợp.Đồng thời truyền đạt kiến thức, kỹ thuật mới vào được
thực tiễn và người nông dân để sử dụng được chúng.
Khuyến nông xã Tân Cương được thành lập từ lâu. Trong suốt thời
gian hoạt động kể từ khi thành lập đã tham gia tích cực vào hoạt động hướng
dẫn, cung cấp thông tin, tuyên truyền, đào tạo tay nghề, nâng cao kiến thức,
chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn, hỗ trợ chính sách. Góp phần xây
dựng phát triển kinh tế xã hội của nông thôn trên toàn xã. Bên cạnh những
thành công nhất định, khuyến nông xã còn tồn tại những hạn chế và vướng
mắc. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hoạt động khuyến
nông của cán bộ khuyến nông xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động KN của CBKNxã Tân Cương-Thành phố Thái
Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ KN trong thời gian tới.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
-Hoàn thành các công việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu được các hoạt động của cán bộ khuyến nông xã.
- Tìm hiểu được những thuận lợi khó khăn của cán bộ khuyến nôngxã.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng công việc của
cán bộ khuyến nông xã Tân Cương.


3

1.2.2.2 Về kỹ năng làm việc
-Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế
hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Tuân thủ và thực hiện tốt các nội quy khi làm việc tại xã.
-Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng ứng xử, kỹ năng phản ánh tâm tư nguyện vọng trong công việc.
1.2.2.3 Về kỹ năng sống
- Cần có thái độ lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng và biết ơn đối với các cán
bộ cơ quan nhất là cơ quan làm việc.
- Tận dụng hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá tiềm năng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tân Cương.
- Tham gia thực hiện những công việc theo sự phân công và hướng dẫn
của cán bộ hướng dẫn thực tập.
- Tìm hiểu các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của cán bộ khuyến nông, từ đó

đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ khuyến
nông xã.
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.3.2.1. Phương pháp thu số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của
xã,các nghị định, thông tư, quyết định của Nhà nước có liên quan đến hoạt
động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã.


4

1.3.2.2. Phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các
dụng cụ để có thể nắm được các địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập, được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại.
1.3.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tích SWOT.
Phân tích SWOT dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong công việc
của cán bộ khuyến nông xã từ đó nắm được các cơ hội để phát triển và các
mặt hạn chế trong công việc từ đó phát huy được những điểm mạnh, lợi thế đã
có và khắc phục những điểm yếu, hạn chế.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề
tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 20/02/2017 đến ngày
10/05/2017.
- Địa điểm tiến hành thực tập tại trụ sở UBND xã Tân Cương, thành

phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp[8].
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốnkhác bởi trồng trọt những cây trồng chính
và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được
biết đến bởi những người nông dân,trong khi đó các nhà khoa học, những nhà
phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm
tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ), có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao .
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị.Nông thôn mới không chỉ là vấn đề KT–XH,
mà là vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp [9].
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích

cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.


6

- Khái niệm về phát triển
Phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân bao hàm nâng cao
các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng
về cơ hội... Ngoài ra việc bảo vệ các quyền về chính trị và công dân là những
mục tiêu rộng hơn của phát triển [2].
- Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng
của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho người nông dân những
thông tin, lời khuyên, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý kinh tế, thông tin thị
trường nhằm giúp họ giải quyết những vẫn đề khó khăn trong cuộc sống, đời
sống sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát
triển nông thôn [3].
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là công dân Việt Nam trong biên
chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm
việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do được bầu để giữ chức vụ, hoặc
được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã [14].
- Khái niệm chuyển giao khoa học công nghệ
Chuyển giao khoa học công nghệ: Là hình thức chuyển giao các tiến bộ
khoa học công nghệ cho các địa phương, cơ quan có nhu cầu. Chuyển giao
tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các hình thức sau: Lớp tập huấn, phát
tài liệu, hội thảo tập trung, hội thảo đầu bờ hay các hình thức khác.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử

dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ sang bên nhận công nghệ.


7

- Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng thường sử dụng mang ý nghĩa là cơ sở vật chất, kết cấu
hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm…chúng chủ yếu sử
dụng là nên tảng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt và nó thuần túy là vật
hữu hình [1].
2.1.2. Tổ chức khuyến nông và các hoạt khuyến nông
2.1.2.1. Tổ chức khuyến nông
 Tổ chức khuyến nông Trung ương
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [13].
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định.
 Tổ chức khuyến nông địa phương
Tổ chức khuyến nông địa phương được quy định như sau:
- Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có trung tâm
khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập
- Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông
nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập
- Ở cấp xã (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến
nông viên với số lượng ít nhất là 02 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn
khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại

- Ở thôn (thôn, bản, cấp, phum, sóc) có cộng tác viên khuyến nông và
câu lạc bộ khuyến nông.


8

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức
khuyến nông địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quy định.
 Tổ chức khuyến nông khác
- Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục
đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động khuyến
nông theođúng pháp luật và quy định liên quan.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức
khuyến nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định.
2.1.2.2 Các hoạt động khuyến nông
 Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Đối tượng
- Người sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất
hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác
vàhợp tác xã, công nhân nông, lâm trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ
- Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các
hoạtđộng hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh
vựcđược quy định [13].
Nội dung
- Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tập

huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định, tập huấn cho
người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


9

Hình thức
- Thông qua mô hình trình diễn
- Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành
- Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu
(sách, đĩa CD-DVD)
- Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình,
xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình
- Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet
- Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước
Tổ chức triển khai
- Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do
các tổ chức khuyến nông quy định.
- Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình
độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội,
cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
 Hoạt động thông tin tuyên truyền
- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị
xã hội.
- Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí

khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển
lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác, xuất bản và phát
hành ấn phẩm khuyến nông.


10

- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông.
 Hoạt động trình diễn và nhân rộng mô hình
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
- Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
 Hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực theo đúng quy định về:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng
cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh
- Cung ứng vật tư nông nghiệp [13].
 Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông

- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình
hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.


11

- Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến
nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập
khảo sát trong và ngoài nước.
2.1.3.Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã
2.1.3.1 Vai trò của cán bộ khuyến nông, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ
khuyến nông xã
- Cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng có trách nhiệm cung cấp
thông tin, dựa vào các chính sách hiện hành của nhà nước và phương hướng phát
triển nông lâm nghiệp và nông thôn, giúp người dân hiểu được và giám quyết định
vấn đề.
- Đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Tạo cơ
hội cho nông dân trong cộng đồng cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm,
truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ, hỗ trợ cùng nhau phát triển cộng
đồng địa phương.
- Là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân, giúp nông dân lựa chọn
và áp dụng những tiến bộ khoa học vào đời sống sản xuất giúp nâng cao năng
xuất laođộng[10].
Một cán bộ khuyến nông thực sự sẽ thực hiện những vai trò quan trọng đối
với ND ở 12 mặt sau:
- Người đào tạo

- Người cố vấn


- Người cung cấp

- Người tổ chức

- Người bạn

- Người thông tin

- Người lãnh đạo

- Người tạo điều kiện

- Người hành động

- Người quản lý

- Người môi giới

- Người trọng tài

Cụ thể cán bộ khuyến nông phải đóng vai trò:
+ Tư vấn, truyền bá kỹ thuật.
+ Người thầy của loại hình đào tạo phi chính quy.
+ Người xúc tác – cầu nối giữa SX và nghiên cứu.


12

+ Người bạn, người hỗ trợ, cổ vũ của nông dân và cộng đồng.

+ Thay mặt Nhà nước, xã hội thực hiện sự giúp đỡ với nông dân.
+ Người nghe, người tổ chức, người trọng tài, người quản lý, người lãnh đạo.
2.1.3.2. Chức năng của cán bộ khuyến nôngxã
- Cán bộ khuyến nông cấp xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND
xã về công tác khuyến nông, đồng thời chịu sự quản lý về nghiệp vụ khuyến
nông của Trạm Khuyến nông huyện, thành phố, thị xã và Trung tâm Khuyến
nông tỉnh.
- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất cho nông dân.
- Trợ giúp bảo quản chế biến nông sản.
- Thử nghiệm các loại cây trồng vật nuôi mới.
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ - trang trại.
- Tìm và cung cấp thông tin thị trường.
2.1.3.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và
công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất
nông lâm ngư nghiệp
- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế, tổ chức tham quan, khảo sát,
học tập cho người sản xuất[10].
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết qủa từ mô
hình trình diễn ra diện rộng
- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông
dân về khoa học công nghiệp, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn


13


- Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
+ Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công
nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển
nông thôn
+ Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm sản, thuỷ sản, nghề muối
+ Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường
nông thôn
+ Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường giá cả, xây dựng dự
án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến
nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư cấp
huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Bộ nội vụ, Thông tư của Bộ nội vụ số: 01/2011/TT-BNV, ngày 19 tháng
01 năm 2011. Thông từ vềHướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính.
- Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, Thông tư của Bộ trưởng Bộ NN &
PTNT, số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, Thông tư Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn[11].


14


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn,số: 1816/QĐ-BNN-TCCB, ngày 28 tháng 06
năm 2010,Quyết định về Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
- Bộ Tài chính -Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư của
Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 183/2010/TTLTBTC-BNN, ngày 15 tháng 11 năm 2010, Thông tư liên tịch về Hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động
khuyến nông.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số: 15/2013/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng
02 năm 2013, Thông tư về Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư liên tịch của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số: 14/2015/TTLT-BNNPTNTBNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thông tư liên tịch về Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện[10].
- Chính Phủ, Nghị định của Chính Phủ, số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 Nghị định của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn[13].
-Chính Phủ, Nghị định của Chính phủ, số: 92/2009/NĐCP, ngày 22
tháng 10 năm 2009, Nghị định về Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã[12].
-Chính Phủ, Nghị định của Chính phủ, số:02/2010/NĐ-CP, ngày 08
tháng 01 năm 2010, Nghị định Về khuyến nông.


15

- Quốc Hội, Luật do Quốc Hội ban hành số: 22/2008/QH12, ngày 13

tháng 11 năm 2008, Luật cán bộ, công chức[14].
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm từ các địa phương
2.2.1.1. Kinh nghiệm từ anh Nguyễn Văn Đạtxã Tân Lãng, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh
Anh Nguyễn Văn Đạt: Một cán bộ khuyến nông xã không chỉ hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là một trong những gương điể n hình
làm kinh tế giỏi được nhân dân trong xã yêu mến.
Năm 1982 sau khi đi bộ đội về, với ước muốn xây dựng quê hương
mình giàu đẹp hơn nên anh Nguyễn Văn Đạt đã thi vào trường Đại học nông
nghiệp I chuyên ngành kinh tế. Gần 5 năm học hành vất vả, cầm tấm bằng đại
học trên tay anh hăm hở về quê làm việc ta ̣i HTX Tân Lãng phụ trách công
tác kế hoạch. Lúc này khó khăn bắt đầu hiện ra trước mắt chàng kỹ sư trẻ, bởi
xã Tân Lãng là một xã thuần nông, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, người
dân còn nghèo sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng khoai và chăn nuôi
nhỏ lẻ. Làm thế nào để giúp nông dân xã mình thoát nghèo và có thể ổn định
kinh tế? Câu hỏi đó luôn hiện lên trong suy nghĩ của anh, thôi thúc anh tim
̀
giải pháp. Năm 1994 anh Đạt đi học thêm Trung cấp thú Y - thuô ̣c Viện thú y
Đại học Nông nghiệp I. Sau hai năm học tập, trở về quê nhà tiếp tục công tác
trong HTX, với lòng yêu nghề và sự nhiệt tình của tuổi trẻ anh đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Để có thể góp sức mình trong vi ệc chuyển giao
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới quê hương, năm 2000 anh Đạt chuyển
sang làm Cán bộ Khuyến nông huyện Lương Tài phụ trách xã Tân Lãng.
Anh Đạt tâm sự: “Mặc dù tôi công tác trong ngành nông nghiệp đã lâu
nhưng khi chuyển sang làm cán bộ khuyến nông, tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ và
gặp phải một chút khó khăn trong giai đoạn đầ u . Bởi vì công việc này đòi hỏi
người cán bộ khuyến nông không chỉ hiểu biết sâu ở lĩnh vực như trồng trọt,



16

chăn nuôi, thuỷ sản…Mà còn cần phải có kỹ năng truyề n đạt để có thể hướng
dẫn và tư vấn cho nhân dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tôi đã được
lãnh đạo và anh em trong trạm Khuyến nông Lương Tài quan tâm, tạo điều
kiện cho tham gia nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến nông nhằm nâng cao
năng lực và chuyên môn nên tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặt
khác tôi cũng cố gắng phát triển kinh tế gia đình mình, dù lúc đầu có khó
khăn về vốn và kỹ thuật, để cho nhân dân nhìn vào và học tập, lúc đó mình có
nói gì thì người dân mới tin tưởng và làm theo”.
Là người cán bộ khuyến nông năng động, tâm huyết với nghề cùng với
kinh nghiệm nhiều năm công tác, lại được tiếp cận với phương pháp khuyến
nông mới nên các hoạt động được anh Đạt triển khai đều có hiệu quả thiết thực
như: Hàng năm tham mưu cho xã, hợp tác xã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, xây dựng các mô hình lúa Hoa Khôi, TH3-5,
mô hình gà lai Lương Phượng, gà bố mẹ Lương Phượng, gà Dominand…
Ngoài ra anh Đạt còn tham gia công tác thông tin tuyên truyền, phối
hợp với Trạm thú y huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc,
gia cầm. Theo anh Đạt, người nông dân trong chăn nuôi, sản xuất không
những cần hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật mà còn cần được biết đến thông
tin, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, anh thường xuyên phối hợp với các
công ty chăn nuôi, các hãng sản xuất thuốc thú y mở các cuộc hội nghị tư vấn
kỹ thuật, hội thảo, cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi… Bên cạnh đó, với
thời gian làm việctrong ngành nôngnghiệp khá lâu, anh thường hay chia sẻ
với các đồng nghiệp cùng cơ quan những kinh nghiệm thực tế của
mình.Chính những điều đó khiến anh được các đồng nghiệp trong Trạm Khuyến
nông Lương Tài và nhân dân trong vùng rất yêu mến.
Tuy là cán bộ khuyến nông nhưng gia đình anh Đạt lại là hộ sản xuất
nông nghiệp. Bởi vậy anh đã nhiều đêm suy nghĩ về việc phát triển kinh tế gia
đình mình sao cho phù hợp với điều kiện địa phương để bà con nông dân



17

trong vùng có thể học tập và làm theo. Sau nhiều lần bàn bạc với gia đình,
năm 1995 anh Đạt quyết định vay 50 triệu đồng của ngân hàng Nông nghiệp
để xây dựng chuồng trại và mua lợn nái siêu nạc. Đến nay, gia đình anh
thường xuyên nuôi 07 con lợn nái siêu nạc và 01 con lợn đực giống. Mỗi năm
số lợn nái này cho trung bình 17 lứa lợn con, mỗi lứa có trọng lượng trung
bình khoảng 2,5 tạ là anh cho xuất bán với giá giao động từ 43.000 - 45.000
đồ ng/kgtuỳ từng thời điểm, cộng với số tiền thu được từ việcđi thả lợn đực
giống, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh Đạt thu lãi gần 90 triệu đồng.
Ngoài ra, với 5 sào ruộng, vợ chồng anh dành 4 sào để cấy lúa phục vụ
gia đình còn 1 sào ruộng chuyên trồng các loại cây màu như: cà chua, bí xanh,
súp lơ… cũng cho gia đình anh thu nhập mỗi năm được gần 20 triệu đồng.
Sau những giờ làm việc hành chính, với kiến thức đã học được và kinh
nghiệm thực tế trong quá trình chăn nuôi ở gia đình mình, anh Đạt còn tranh
thủ làm thêm việc khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Công việc này giúp
anh có thu nhập thêm khoảng 60 triệu đồng/năm. Như vậy tính đến nay mỗi
năm gia đình anh thu nhập từ 150-170 triệu đồng.
Ông Bùi Quang Thạo - Trưởng trạm Khuyến nông Lương Tài cho biết:
“Anh Đạt là một cán bộ khuyến nông giỏi, yêu nghề, tận tuỵ với công việc, có
ý chí vươn lên, không ngừng nghiên cứu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn; sẵn sàng giúp đỡ , chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho các đồng chí trẻ nên
được nhân dân và đồng nghiệp rất yêu mến.
2.2.1.2. Kinh nghiệm từ anh Ma Doãn Vang xã Minh Tân huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang
Anh Ma Doãn Vang sinh năm 1973, người cán bô ̣ khuyến nông viênxã
luôn được đồ ng nghiê ̣p và bà con nông dân xã Việt Lâm tin tưởng và quý
mến.



×