Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tổng quan về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của keo ong Dú (Stingless bee)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.37 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................2
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................2
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................2
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................2
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu.........................................................................2
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu....................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ONG DÚ............................................................3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ CỦA ONG DÚ.....................................3
1.1.1. Vị trí phân loại.................................................................................................3
1.1.2. Phân bố...........................................................................................................3
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ONG DÚ.............................................................................3
1.2.1. Đặc điểm hình thái học của ong Dú................................................................3
1.2.2. Chu kì sống và cách sinh sản của ong Dú.......................................................4
1.2.3. Tách đàn ong...................................................................................................5
1.2.4. Tổ ong Dú........................................................................................................5
1.2.5. Tập tính bầy đàn..............................................................................................6
1.2.6. Ong Dú tại Việt Nam.......................................................................................7
1.3. CÁC SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ TỪ ONG DÚ...............................................9
1.3.1. Mật ong...........................................................................................................9
1.3.2. Sáp ong..........................................................................................................10
1.3.3. Phấn hoa........................................................................................................11
1.3.4. Sữa ong chúa.................................................................................................11
1.3.5. Nọc ong.........................................................................................................12



1.3.6. Keo ong.........................................................................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................14
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA KEO ONG DÚ........................................14
3.1.1. Flavonoid.......................................................................................................17
3.1.2. Terpene..........................................................................................................21
3.1.3. Phenolic.........................................................................................................27
3.1.4. Các hợp chất khác.........................................................................................32
3.2. HOẠT TÍNH SINH HỌC...............................................................................35
3.2.1. Kháng khuẩn..................................................................................................37
3.2.2. Kháng nấm....................................................................................................39
3.2.3. Kháng viêm....................................................................................................40
3.2.4. Chống ung thư...............................................................................................41
3.2.5. Chống oxy hóa...............................................................................................43
3.2.6. Hoạt tính sinh học khác.................................................................................44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................46
4.1. Kết luận...........................................................................................................46
4.2. Đề xuất............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CAM ĐOAN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CÁC TỪ VIẾT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

TẮT
HEGP


Hydroalcoholic extract of

Dịch chiết Hydroancol của

geopropolis

keo ong Dú
Dịch chiết Ethanol của keo

EEP

Ethanol extract of propolis

S. aureus
S. mutans
C. albicans
C. glabrata

Staphylococus aureus
Streptocosus mutans
Candida albicans
Candida glabrata
Methicillin-resistant Staphyloco

MRSA
E. coli
K. pneumoniae
P. aeruginosa
HSV

IL-1β
TNF-α

ccus aureus
Escherichia coli
Klebsiella pneumoniae
Pseudomonas aeruginosa
Herpes simplex virus
Interleukin-1β
Tumor necrosis factor-α

NF-κB

Nuclear Factor-kappa B

STAT3
COX-1
COX-2
MCP-1

Signal transducer and activator
of transcription 3
Cyclooxygenase-1
Cyclooxygenase-2
Monocyte chemoattractant

IL-8
5-LOX
LTB4
K562


protein-1
Interleukin 8
5-lipoxygenase
Leukotriene B4
Leukemia

HeLa

Human cervical adenocarcinoma

LNCaP

Human prostate cancer

AIDS

ong Dú

Tụ cầu vàng kháng
Methicillin
Trực khuẩn mủ xanh
Yếu tố hoại tử
Yếu tố gây viêm nhân
kappa B
Yếu tố gây viêm

Dòng tế bào ung thư máu
Dòng tế bào ung thư cổ tử
cung

Dòng tế bào ung thư tuyến

Acquired Immuno Deficiency

tiền liệt
Hội chứng suy giảm miễn

Sydrome

dịch mắc phải


ATP

Adenosine triphosphat

COLO205

Colon cancer cell lines

KM12

Colon cancer cell lines

HNSCC

Head and neck squamous cell
carcinoma

PANC-1


Pancreatic cancer cells

DNA

Deoxyribonucleic acid

HPLC

High Performance Liquid
Chromatography

GC
MS
NMR
ESI-MS
HR-MS
GC-MS
Bảng
3.1
3.2

Gas Chromatography
Mass Spectometry
Nuclear magnetic resonance
Electrospray LonizationMass Spectory
High Resolution Mass
Spectory
Gas Chromatography Mass


Phân tử mang năng lượng
Dòng tế bào ung thư đại
tràng
Dòng tế bào ung thư đại
tràng
Dòng tế bào ung thư biểu
mô tế bào vảy đầu và cổ
Dòng tế bào ung thư tuyến
tụy
Acid deoxyribonucleic
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký khí
Khối phổ
Cộng hưởng từ hạt nhân
Ion hóa khối phổ
Khối phổ phân giải cao

Sắc ký khí ghép khối phổ
Spectometry
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Các nhóm hợp chất phát hiện từ các loài ong Dú trên thế giới
15
Hoạt tính sinh học của các loài ong Dú khác nhau trên thế giới
35

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

Tên hình
Hình thái học bên ngoài của ong Dú thợ (Meliponula bocandei)
Các giai đoạn phát triển của ong Dú
Tổ của một vài loài ong Dú
Ong thợ bảo vệ lối vào của tổ
Mật ong Dú (Stingless bee honey)
Phấn hoa ong Dú (Stingless bee pollen)
Keo ong Dú (Stingless bee propolis)

Trang
4
4
6
7
10
11
13



ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo ong Dú là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi từ rất lâu trên thế giới và

hiện nay được dùng nhiều trong các sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng cường
sức khỏe, phòng chống bệnh tật với mục đích kháng khuẩn, kháng nấm, kháng
viêm, chống oxy hóa, chống ung thư…Về mặt sinh học, keo ong Dú là hỗn hợp
nhựa cây với chất tiết ra từ tuyến nước bọt của ong Dú cùng với phấn hoa, sáp ong
và bùn đất. Ong Dú sử dụng keo ong để hàn kín tổ, giúp bảo quản mật ong, bảo vệ
sự phát triển của ấu trùng, trứng và bản thân khỏi sự tấn công của kẻ thù và các tác
nhân gây bệnh. Về mặt hóa học, thành phần của keo ong Dú bao gồm các hợp chất
flavonoid, phenolic, terpene và các hợp chất khác.
Ong Dú (Stingless bee) loài ong lấy mật chủ yếu ở Việt Nam, chúng có kích
thước rất nhỏ, ít chích đốt và không gây nguy hiểm cho con người, sản phẩm tạo ra
từ loài ong này được biết đến có nhiều tác dụng về mặt dược lý cũng như mỹ phẩm.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các thành phần hóa học cũng như
các tác dụng sinh học của keo ong Dú. Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có một
nghiên cứu về sản phẩm này. Vì vậy, để tiếp tục làm cơ sở cho việc nghiên cứu keo
ong Dú ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan về thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của keo ong Dú (Stingless bee)” với mục tiêu sau:
1. Tổng quan về thành phần hóa học của keo ong Dú: các nhóm hợp chất
đã phân lập được.
2. Tổng quan về các hoạt tính sinh học của keo ong Dú.

1


CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Sách, bài báo, báo cáo khoa học, tạp chí về keo ong Dú trên thế giới và Việt
Nam.
 Sách, bài báo, báo cáo khoa học, tạp chí về keo ong Mật trên thế giới và Việt
Nam.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Thành phần hóa học của keo ong Dú trên thế giới: các nhóm hợp chất đã
phân lập được: flavonoid, phenolic, terpene và các hợp chất khác.
 Các hoạt tính sinh học của keo ong Dú: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng
viêm, chống ung thư, chống oxy hóa và các tác dụng sinh học khác.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
 Tra cứu các nguồn tài liệu qua Internet như Google Scholar, PUBMED, thư
viện sử dụng từ khóa như geopropolis, stingless bee propolis…
 Tham khảo các nguồn tài liệu nghiên cứu trên các nhà xuất bản khoa học trên
thế giới như ACS Publications, Elsevier…
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
 Phân tích nguồn tài liệu: sách, từ điển, tạp chí, báo cáo khoa học, bài báo.
 Tổng hợp các nguồn tài liệu: bổ sung nguồn tài liệu sau khi phân tích phát
hiện thiếu hoặc không phù hợp với nội dung đề tài, lựa chọn tài liệu theo nội
dung đề tài.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ONG DÚ
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ CỦA ONG DÚ
1.1.1. Vị trí phân loại
Ong Dú có tên tiếng Anh là Stingless bee, thuộc ngành Insecta, bộ
Hymenoptera, họ Apidae, tông Meliponini [22], [40], [56].
1.1.2. Phân bố
Ong Dú là những con côn trùng có tổ chức xã hội lớn nhất trên trái đất, có
nguồn gốc từ châu Phi được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt
là Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Đông Nam Á với hơn 500 loài đã được xác
định [15], [33], [40]. Trong đó hơn 300 loài ở Brazil [40], 14 loài ở Australia và có
46 loài đã được ghi nhận ở Mexico [50], 26 loài tại châu Phi, trong số 9 loài này cho

đến nay đã được tìm thấy ở Ghana [40] và 43 loài đã được tìm thấy tại châu Á. Với
43 loài được công nhận thuộc hai chi là Lisotrigona và Trigona đã phát hiện ở Châu
Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Lào…[15], [47].
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ONG DÚ
Ong Dú chủ yếu sống ở rừng nhiệt đới khô và nhiệt đới, ở vùng đất thấp và
ấm, một số loài có thể được tìm thấy trong rừng mây và rừng thông ở vùng cao [50].
Giống như các loài ong mật, chúng sống cùng nhau trong tổ với ong chúa, ong cái
và ong đực. Một vài loài thường sống trong tổ gắn với cành cây hoặc thân cây [40].
1.2.1. Đặc điểm hình thái học của ong Dú
Hình thái học bên ngoài của ong Dú có ba bộ phận cơ thể: đầu, ngực và bụng.
Các bộ phận quan trọng có trên đầu bao gồm râu, mắt đơn, mắt kép và hàm trên.
Hai cặp cánh và ba cặp chân được gắn vào ngực. Chân sau của hầu hết các ong Dú
thợ có một túi phấn để thu thập và vận chuyển phấn hoa và các vật liệu khác. Phần
thứ ba của cơ thể là bụng nơi không có khả năng chích đốt. Điểm đáng chú ý là bao
phủ bên ngoài cơ thể ong Dú là lớp lông.

3


Bụng

Ngực

Đầu
Mắt đơn

Ngực
Đầu

Cánh

Bụng

Râu

Túi phấn

Mắt kép

Chân

Hàm trên

Hình 1.1: Hình thái học bên ngoài của ong Dú thợ (Meliponula bocandei)
1.2.2. Chu kì sống và cách sinh sản của ong Dú
Tất cả các ong Dú cũng như ong mật có tổ chức xã hội và sống theo bầy đàn,
bao gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và vài nghìn ong thợ. Ong chúa và ong
đực khác bầy sẽ thụ tinh tạo thành ấu trùng, ấu trùng sẽ phát triển thành ong thợ
hoặc ong chúa [40].

Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của ong Dú
(a. ấu trùng, b. nhộng, c. ong trưởng thành)
a. Ong chúa
Ong chúa là mẹ của tất cả các thành viên của một bầy ong và điều khiển sự tổ
chức và các hoạt động của tổ ong. Điều này được thực hiện bằng cách giải phóng
các chất hóa học gọi là pheromone. Bằng cách giải phóng các mùi hương hóa học
(pheromone) khác nhau từ cơ thể của nó, các thành viên của đàn có thể hiểu và đưa

4



ra hành động phù hợp. Ví dụ như một pheromone có khả năng làm giảm sự sinh sản
của tất cả các ong thợ trong tổ.
b. Ong thợ
Ong thợ cũng là thành phần ong cái của một đàn ong ngoài ong chúa và phát
triển từ ấu trùng nở từ trứng được thụ tinh. Ấu trùng bắt đầu ăn với sữa ong chúa
cho một vài ngày và sau đó tiếp tục được cho ăn bằng sữa ong thợ cho đến khi giai
đoạn hình thành con nhộng khi các lỗ tổ ong được hàn lại. Ong trưởng thành lớn lên
là những ong thợ và thực hiện hầu hết các hoạt động của tổ như tìm kiếm thức ăn,
dọn dẹp tổ, bảo vệ và cho ấu trùng ăn.
c. Ong đực
Ong đực có vai trò rất quan trọng trong việc sinh sản của đàn ong bằng cách
giao phối với ong chúa từ đàn ong khác. Chúng được phát triển từ trứng không
được thụ tinh. Ấu trùng ong đực cũng được cho ăn với thức ăn ấu trùng giống như
ong thợ.
1.2.3. Tách đàn ong
Khi có nguồn thức ăn dồi dào, nhiều đàn ong Dú tăng số lượng bằng cách
phân chia thành các đàn mới. Những đàn ong Dú mới di chuyển ra ngoài và xây
dựng tổ mới ở các vị trí mới. Hiện tượng này được gọi là sự tách đàn và thường xảy
ra vào mùa khô [40].
1.2.4. Tổ ong Dú
Nhiều loài ong Dú làm tổ trong các lỗ của cành cây, các khúc gỗ chết, các vết
nứt ở tường nhà...Tuy nhiên, một vài loài có thể tự xây dựng tổ với hình dạng một
quả bóng gắn với một cành của cây.
Ong Dú sử dụng các nguyên liệu khác nhau để làm tổ. Ong thợ sẽ sử dụng
gôm, sáp, nhựa, cát và bùn để xây dựng tổ. Ở một số loài ong Dú, cát và bùn có thể
được thêm vào keo ong và sáp làm để xây dựng tổ [40].

5



.
Hình 1.3: Tổ của một vài loài ong Dú
(a. Dactylurina staudingeri, b. Meliponula ferruginea, c. Hypotrigona sp.)
1.2.5. Tập tính bầy đàn
a. Tìm kiếm thức ăn
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, ong Dú thu thập phấn hoa, mật hoa, dầu,
nước, nhựa, bùn và các hạt cát. Hầu hết các ong Dú truyền đạt thông tin về địa điểm
của nguồn thức ăn bằng cách giải phóng các pheromone và thông qua việc sử dụng
các chỉ dẫn phương hướng từ mặt trời. Khi ong thợ tìm kiếm được bất cứ nguồn
thức ăn nào, chúng sẽ thu thập và trở lại tổ để kéo theo những ong thợ khác để tiếp
tục tìm nguồn thức ăn. Trong suốt chuyến đi, ong thợ dừng lại và đánh dấu những
điểm cụ thể với pheromone để dẫn những ong thợ khác đến nguồn thức ăn. Ong thợ
bắt đầu hoạt động tìm kiếm thức ăn vào buổi sáng sớm và kết thúc khi hoàng hôn,
tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng thức ăn sẵn có. Thời gian khai thác thức
cao nhất là vào mùa khô khi nguồn thức ăn phong phú. Tùy thuộc vào loài, ong Dú
thường sẽ tìm kiếm thức ăn trong vòng bán kính 2 km từ tổ của chúng.
b. Bảo vệ bầy đàn
Để ngăn chặn động vật ăn thịt và kẻ thù xâm nhập vào các bầy đàn của chúng,
tất cả các loài ong Dú sẽ bảo vệ lối vào của tổ với một vài đến nhiều ong thợ.
Vào ban đêm, ong thợ bảo vệ lối vào tổ và sử dụng keo ong để hàn kín lối vào
tổ của chúng để ngăn ngừa kiến, bọ cánh cứng và các động vật khác đi vào tổ. Keo
ong được gắn tại lối vào tổ buổi sáng và cái mới được thay vào mỗi buổi tối. Một số
loài ong Dú sử dụng chất liệu keo như nhựa cây để ngăn ngừa kẻ thù xâm nhập vào
tổ của chúng. Nơi có động vật ăn thịt và kẻ thù xâm nhập vào tổ, số lượng lớn nhựa

6


và keo ong còn được sử dụng để chôn sống chúng cho đến khi chúng chết. Một số
loài ong Dú xây dựng một đường hầm dài cuộn quanh bên ngoài tổ để bảo vệ bầy

đàn [40].

Hình 1.4: Ong thợ bảo vệ lối vào của tổ
(a. Meliponula sp., b. Hypotrigona ruspoliiand, c. Dactylurina standingeri)
1.2.6. Ong Dú tại Việt Nam
a. Nghiên cứu về ong Dú tại Việt Nam
Nghiên cứu về cấu trúc tổ, đặc tính bầy đàn của 35 tổ ong Dú thuộc 3 loài:
Lisotrigona carpenteri Engel, Trigona (Tetragonula) laeviceps Smith và Trigona
(Lepidotrigona) ventralis Smith đã được tiến hành tại Rừng Quốc gia Cúc Phương.
Kết quả cho thấy, 3 loài ong Dú này được đặc trưng bởi các nơi làm tổ khác nhau.
Trong đó, Trigona ventralis xây dựng tổ với 10.000 ong trưởng thành và thường
làm tổ trong thân cây sống. Trigona laeviceps xây dựng tổ với số lượng lên đến
1200 ong trưởng thành, tạo ra nhiều hốc khác nhau và chủ yếu xây dựng tổ trên cây.
Lisotrigona carpenter xây dựng tổ với số lượng ong trong bầy đàn ít nhất là 400
ong trưởng thành, chúng có sự đa dạng về nơi làm tổ và dường như thích nghi dễ
dàng với các hốc nhỏ trong các cấu trúc do con người tạo ra [18].
Các sản phẩm có giá trị từ ong Dú như mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong
chúa, nọc ong đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trong y học dân gian nhằm cải
thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, keo ong Dú hiện nay cũng là sản
phẩm đang rất được quan tâm, nghiên cứu bởi sự đa dạng về thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học của nó.
Theo một nghiên cứu mới đây nhất về keo ong Dú Trigona minor tại tỉnh Bến
Tre, Việt Nam, dịch chiết ethanol của loài keo ong Dú này có khả năng chống lại

7


dòng tế bào gây ung thư tuyến tụy PANC-1. Nghiên cứu về thành phần hóa học của
dịch chiết này đã xác định được 15 loại triterpenoid-cycloartane trong đó có 5 hợp
chất mới và một triterpenoid-lancostane. Trong số các hợp chất được xác định, acid

B 23-hydroxyisomangiferolic và acid 27-hydroxyisomangi-ferolic là hai hợp chất
có khả năng chống lại độc tố với tế bào ung thư tuyến tụy ở người PANC-1 [47].
b. Nuôi ong Dú tại Việt Nam
Ong Dú ở Việt Nam, còn gọi là ong Rú, ong Lỗ và một số tên gọi khác theo
địa phương là loài ong lấy mật, nhưng hiếm có trong tự nhiên và rất khó nuôi. So
với các giống ong Mật khác như ong Ruồi, ong Khoái, ong Mật, ong Dú có kích cỡ
nhỏ hơn, chỉ bằng 1/2 đến 2/3. Thông thường chúng làm tổ trong các hốc cây, khe
đá hoặc các cây to lớn vùng nhiệt đới, tổ lớn nhất có kích cỡ khoảng 20-25 cm x 3040 cm.
Ong Dú là loài sống hoang dã, không chỉ ở rừng cây mà ngay vách nhà, kẹt
cửa tĩnh lặng kín đáo là chúng ở. Ong Dú tính hiền, không chích đốt người như
nhiều loài ong khác, mà chỉ cắn khi bị phá tổ.
Tuy nhiên đối với ong Dú thì nguồn thực phẩm dồi dào đã được thiên nhiên
ban tặng. Vì vậy người nuôi không cần can thiệp vào, bởi bản thân ong Dú không
ăn đường mà lấy phấn các loài hoa, kể cả hoa cỏ dại nhỏ nhất. Tuy nhiên ong Dú
chỉ thích hợp với thời tiết có nhiệt độ từ 28 - 34oC. Nếu thời tiết quá nóng hoặc
lạnh. nắng, mưa bất thường dễ làm cho đàn ong nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Ong
cũng rất mẫn cảm với mùi hôi của phân gia súc, gia cầm, nước thải, thuốc bảo vệ
thực vật và thậm chí cả tiếng ồn. Nuôi ong Dú cũng cần ngăn ngừa địch hại của ong
là kiến, thằn lằn…
Nhà nuôi được xây dựng bằng gạch ống không tô chát, có kích thước chiều
ngang 2 m, chiều dài 14 m, vách cao 3m, chia 5 tầng, mái lợp tôn la phông, có đặt
cửa ra vào. Xây chia ô đặt thùng nuôi cách thùng 50 cm2 chỉ để miệng tổ ra ngoài.
Thùng nuôi ong được làm bằng ván gỗ chống mối mọt, đầu tư một lần không sửa
chữa, có kích thước 50 x 20 x 20 cm, 6 mặt đều kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ cho ong
chui ra, chui vào.

8


Mặt khác trong quá trình nuôi ong cần lưu ý, đối với thời tiết mùa hè người

nuôi nên để cửa 2 đầu thoáng mát, xung quanh vườn trồng cây có tán lá thưa, cao
tạo bóng râm. Còn mùa đông thì chèn thật kỹ các cửa nhà để nhiệt không thoát ra
ngoài, khi sưởi ấm bằng 4 tầng đèn điện, mỗi bóng cách nhau 1 m.
Về dấu hiệu chia đàn là lúc đàn ong sung mãn nhất, có số lượng đông đảo.
Một tổ ong có một ong chúa, khi đẻ ong chúa tạo ra 1 - 3 ấu trùng ong chúa. Ấu
trùng ong chúa lớn lên trở thành ong chúa trưởng thành.
Khi tổ ong đủ lớn, có biểu hiện tách đàn cũng là lúc người nuôi ong chuẩn bị
thùng để tách đàn. Ong chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa đàn cho ong
chúa con lớn lên tiếp tục “cầm quân”. Tuy nhiên việc tách đàn còn phụ thuộc vào
mùa, thời tiết, nhiệt độ môi trường, nếu đàn ong phát triển thuận lợi, việc tách đàn
diễn ra nhanh.
Ong Dú có thể hoạt động trong vòng bán kính 5-7 km, trời sắp chuyển mưa có
thể nhận biết ngay khi thấy đàn ong chấp chới bay về tổ. Bên cạnh đó, ong Dú rất
khỏe, sức chống chịu bệnh cao, khả năng kiếm thức ăn rất tốt nên không tốn chi phí
thức ăn và phòng, trị bệnh.
Hiện nay, ong Dú được nuôi nhiều tại các địa phương: Khánh Hòa, Hòa Bình,
Thanh Hóa, Vĩnh Long, Gia Lai, Đồng Nai…
1.3. CÁC SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ TỪ ONG DÚ
Ong Dú là những sinh vật có vai trò sinh thái quan trọng như thụ phấn có hiệu
quả cho nhiều loài thực vật hoang dã, cây trồng, dẫn đến tăng số lượng, chất lượng
của quả, hạt và làm tăng sản lượng lương thực [40], [56]. Bên cạnh đó, các sản
phẩm của ong Dú bao gồm: mật ong, keo ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa và
nọc ong được biết đến bởi có nhiều hoạt tính sinh học và lợi ích về mặt kinh tế, giá
trị dinh dưỡng, sức khỏe và thẩm mỹ [40].
1.3.1. Mật ong
Ong Dú sản xuất mật ong từ mật hoa của cây có hoa. Nó được lưu giữ trong
các tổ được làm bằng sáp ong. Mật ong Dú thay đổi với nguồn gốc của nguyên liệu

9



là mật hoa, các loài ong, các điều kiện thổ nhưỡng, nguồn hoa có sẵn và điều kiện
bảo quản.
Mật ong Dú chủ yếu bao gồm glucose, fructose, sucrose, maltose nhưng cũng
chứa acid amin, cacbohydrate, hợp chất phenolic, acid hữu cơ, vitamin, khoáng
chất, chất béo, các enzyme và các hợp chất tự nhiên khác. Mật ong Dú là thực phẩm
bổ dưỡng cho sức khỏe, là thành phần để tạo nên bánh mì, bánh quy và sản xuất đồ
uống có cồn và không cồn [4], [14], [40].
Mật ong Dú có chứa chất khử trùng, chống ung thư, chống viêm và làm lành
vết thương và có thể bảo vệ, thúc đẩy các chức năng của tế bào hồng cầu.
Đặc biệt, các hợp chất có khả năng chống oxy hoá, như acid phenolic,
flavonoid và các enzym glucose oxidase và catalase, cũng nhận được nhiều quan
tâm của các nhóm nghiên cứu do có tác dụng phòng ngừa các bệnh liên quan đến
mất cân bằng oxy hóa. Tuy nhiên, các hợp chất phenolic trong mật ong Dú có trực
tiếp liên quan đến các nguồn thực vật, chẳng hạn như phấn hoa, mật, nhựa và dầu
được cung cấp cho ong. Do đó, mật ong Dú từ nguồn gốc hoa khác nhau có đặc tính
sinh học khác biệt [23].

Hình 1.5: Mật ong Dú (Stingless bee honey)
1.3.2. Sáp ong
Sáp ong Dú được tiết ra từ các tuyến từ bụng ong thợ, dùng để xây tổ [40].
Sáp ong Dú bao gồm hydrocacbon, monoester, acid béo, ancol và một số chất
khác [7]. Thành phần của sáp ong có thể khác nhau giữa các họ ong, các giống ong

10


khác nhau, bởi vì sáp có liên quan chặt chẽ đến tính di truyền và thức ăn. Sáp ong
có tính chất kị nước nên được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ
thể. Sáp ong có hiệu quả đặc biệt trong việc chữa bầm tím, viêm và bỏng. Một vài

nghiên cứu cho thấy hiệu quả kháng khuẩn của sáp ong với S. aureus, C.albicans,
Salmonella enterica và Aspergillus niger, những hiệu ứng ức chế này được tăng
cường hiệp đồng với các sản phẩm tự nhiên khác như mật ong hoặc dầu ô liu [30].
Sáp ong giàu vitamin A, giúp làm lành vết thương, giảm nếp nhăn, bảo vệ da chống
lại tia UV và kích thích sự luân chuyển của tế bào da [37].
Sáp ong Dú cũng được sử dụng làm kem dưỡng da, son dưỡng môi. Ngoài các
sản phẩm về sức khỏe, các mặt hàng công nghiệp như hàng dệt, chất đánh bóng (gỗ,
sàn, thuộc da) và nến có thể được sản xuất từ sáp ong Dú. Trong dược phẩm, sáp
ong Dú công nghiệp được sử dụng để làm màng bao các viên nén và viên nang [4],
[40].
1.3.3. Phấn hoa
Hạt phấn được lấy từ hoa bởi các ong Dú thợ và lưu trữ trong tổ. Số lượng lớn
phấn hoa có thể thu hoạch bởi người nuôi ong. Phấn hoa giàu protein, vitamin
(A, B, C, D, E), khoáng chất, hormone tăng trưởng, hormone sinh sản và các loại
alkaloid khác nhau, có chức năng ổn định quá trình chuyển hóa tế bào, tái tạo và
phục hồi chức năng, cung cấp chất dinh dưỡng. Phấn hoa có thể được sử dụng làm
thực phẩm chức năng để dùng trong thức ăn cho trẻ sơ sinh và sử dụng trong nhiều
mỹ phẩm [4], [40].

Hình 1.6: Phấn hoa ong Dú (Stingless bee pollen)

11


1.3.4. Sữa ong chúa
Sữa ong chúa là một chất lỏng dạng thạch/ kem/ sữa do các ong thợ còn non
tiết ra, được sử dụng là thức ăn cho ấu trùng của ong chúa và ong thợ. Thành phần
dinh dưỡng của sữa ong chúa bao gồm: protein, fructose, glucose, sucrose, acid béo,
nguyên tố khoáng K, Mg, Ca, Na, Zn, Fe, Cu, Mu và các thành phần khác. Sữa ong
chúa là sản phẩm rất hữu ích trong việc duy trì và giữ gìn sức sống cho cơ thể [4].

1.3.5. Nọc ong
Nọc ong được tiết ra từ tuyến nọc của ong thợ, dưới dạng chất lỏng trong suốt,
có mùi vị đặc biệt, đắng và vị cay, khô nhanh. Các thành phần hóa học của nọc ong
bao gồm: tryptophan, choline, glycerin, acid phosphoric, acid palmitic, acid béo,
vitelin, apromin, peptide, enzyme, histamine và melittin.
Cùng với sự phát triển của khoa học, nọc ong chủ yếu được sử dụng trong các
loại thuốc thông qua ong cách châm nọc ong. Một vài bệnh có thể được chữa bằng
cách châm nọc ong như bệnh thần kinh, thấp khớp, phế quản, hen suyễn, bệnh động
mạch vành và liệt dương [4].
1.3.6. Keo ong
Một số loài ong được biết là sản sinh ra keo ong, bao gồm ong Mật thuộc tông
Apini và ong Dú thuộc tông Meliponini. Có hơn 300 loài đã được báo cáo trong
tông Meliponini, trong đó có 43 loài thuộc hai chi Lisotrigona và Trigona được tìm
thấy ở các vùng khác nhau của châu Á [47].
Về mặt sinh học, keo ong Mật là hỗn hợp gồm nhựa cây với chất tiết ra từ
tuyến nước bọt của ong [1].
Keo ong Dú bao gồm hỗn hợp nhựa cây, sáp, phấn hoa và bùn đất [26]. Ong
Dú sử dụng keo ong để hàn các vết nứt ở tổ, tránh sự xâm nhập của không khí, bảo
vệ sự phát triển của ấu trùng, trứng, bản thân khỏi sự tấn công của kẻ thù và các tác
nhân gây bệnh [54].

12


Hình 1.7: Keo ong Dú (Stingless bee propolis)
(a) trong tổ và (b) sau thu hoạch
Từ thời cổ đại cho đến nay, keo ong Mật đã được con người biết đến và sử
dụng rộng rãi bởi tác dụng sát khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, làm tăng tác dụng
của kháng sinh, bảo vệ và phục hồi sự phát triển của da [3], [38], [57].
Trong những năm gần đây, nhiều báo cáo khoa học đã mô tả đặc tính điều trị

từ các loài khác nhau của keo ong Dú như tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm,
kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày [22]. Keo ong Dú được
biết đến là kháng sinh tự nhiên có hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương,
nhiễm trùng trong cơ thể và là thành phần của kem đánh răng [4], [43].
Tại Brazil, keo ong Dú đã được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp
và da. Nghiên cứu cho thấy keo ong Dú Brazil có khả năng chống oxy hóa, chống
ung thư, kháng viêm và kháng khuẩn, bảo vệ dạ dày. Keo ong Dú tại Việt Nam,
Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia có khả năng chống ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm,
chống oxy hóa [17], [32], [44], [46], [47], [52]...
Hiện nay, trong các sản phẩm từ ong Dú thì keo ong Dú ngày càng được quan
tâm, có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học tại các nước
trên thế giới.

13


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA KEO ONG DÚ
Trên thế giới, thành phần keo ong Mật đã được nhiều nhóm khoa học quan
tâm nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau. Thành phần keo ong Mật đa dạng với
nhiêu các nhóm hợp chất như flavonoid, triterpene, phenolic... Đã có hơn 400 hợp
chất được phân lập từ keo ong Mật.
Tuy nhiên các nghiên cứu về keo ong Dú chủ yếu bắt đầu từ thế kỷ 21. Các
nhà khoa học đã quan tâm đến keo ong Dú do sự đa dạng với số loài, cũng như có
sự đa dạng về mặt địa lý, thực vật.
Dựa trên tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về keo ong Dú, các nghiên cứu về
thành phần hóa học keo ong Dú được tổng kết ở bảng sau:

14



Bảng 3.1. Các nhóm hợp chất phát hiện từ các loài ong Dú trên thế giới
Loài ong Dú
Nước
Nhóm chất tách được
TLTK
Mexico Tinh dầu
[48]
1. Melipona beecheii
Tinh dầu
[55]
2. Melipona compressites
Brazil
Tinh dầu
[45]
Acid phenolic;
3. Melipona fasciculata

Brazil

Dẫn xuất galloyl glucose;

[29]

Các ellagitannin
Phenolic
(acid, coumarinic);
Alcol và terpene;
4. Melipona orbignyi


Brazil

Đường
Flavonoid;
Dẫn chất glycosyl của acid
phenolic;

5. Melipona quadrifasciata

6. Melipona quadrifasciata
anthidioides

Brazil

Brazil

Terpene
Diterpene;
Flavonoid
Diterpene
Phenolic;
Flavonoid
Tinh dầu
Triterpene;
Sterol

7. Melipona scutellaris

Brazil


8. Melipona subnitida

Brazil

9. Scaptotrigona bipunctata

Brazil

10. Scaptotrigona depilis

Brazil

15

[10]

Benzophenone
Phenolic (coumarin)
Phenylpropanoid;
Flavonoid
Alkaloid;
Flavone 6,8-C diglycosyl;
Triterpene
Triterpene;
Sterol

[22]

[13]
[59]

[21]
[45]
[8]
[18]
[20]
[24]

[13]

[8]


11. Tetragona clavipes

Brazil

Tinh dầu

[45]

12. Tetragonula biroi Friese

Philipine

Flavonoid

[49]

13. Tetragonula carbonaria


Australia

14. Tetragonula laeviceps

Thái Lan

Flavanone;
Acid diterpenic
Xanthone;
Triterpene;

[44]

[53]

Lignane
15. Tetragonula pagdeni

Thái Lan

Phenolic (xanthone)

[60]

16. Tetrigona melanoleuca

Thái Lan

Triterpene


[53]

17. Trigona apicalis

Malaysia

18. Trigona minor

Việt Nam Triterpene

19. Trigona spinipes

Brazil

20. Trigona sp.

Ấn Độ

Phenolic;
Flavonoid

Triterpene cycloartane;
Flavonoid
Hợp chất khác

[52]
[47]
[31]
[17]


Với sự phát triển của kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký
lớp mỏng, sắc ký khí (GC), quang phổ khối phổ (MS), cộng hưởng từ hạt nhân
(NMR), sắc ký khí và quang phổ khối phổ (GC-MS), nhiều hợp chất đã được xác
định trong keo ong Mật lần đầu tiên bao gồm flavonoid, terpene, phenolic, đường,
hydrocacbon, lignane, các nguyên tố khoáng và các hợp chất bay hơi. Tuy nhiên,
các thành phần hóa học thông thường khác như các alkaloid, iridoid chưa được báo
cáo ở keo ong Mật [6], [34].
Thành phần hóa học của keo ong Dú được quan tâm nghiên cứu trong các năm
gần đây, gồm các nhóm chất như flavonoid, terpene, phenolic, benzophenone….
Nhiều hợp chất mới đã được phân lập từ keo ong Dú. Gần đây, các hợp chất như

16


xanthone, alkaloid lần đầu tiên được phân lập từ keo ong Dú. Đặc biệt alkaloid là
nhóm hợp chất chưa từng được phân lập phát hiện từ keo ong Mật.
Sau đây, chúng tôi tóm tắt các nhóm chất và một số các hợp chất mới đã phát
hiện được từ các nghiên cứu về các loài keo ong Dú khác nhau trên thế giới.
3.1.1. Flavonoid
Flavonoid là nhóm hợp chất thường gặp có trong keo ong Mật cũng như keo
ong Dú. Thành phần flavonoid trong keo ong Dú thường được phát hiện bằng sử
dụng phương pháp HPLC hay HPLC kết hợp với khối phổ MS. Một số hợp chất
flavonoid được phân lập và xác định dựa trên các phương pháp phổ.
Năm 2017, từ keo ong Melipona orbignyi, các nhà khoa học Brazil đã phát
hiện ra các hợp chất flavanone và flavanonol như aromadendrin (1), naringenin (2),
methyl aromadendrin (3) và methyl narigenin (4) [22].

Aromadendrin (1)

Naringenin (2)


7-O-methyl aromadendrin (3)
Methyl narigenin (4)
Cũng trong năm 2017, nhóm nghiên cứu này cũng phát hiện ra các hợp chất
aromadendrin,

naringenin,

methyl

aromadendrin

từ

ong



Melipona

quadrifasciata anthidioides [21]. Từ keo loài ong Dú này, một nghiên cứu khác còn
phát hiện các hợp chất flavonoid như quercetin (5), luteolin (6) và apigenin (7) [8].

17


Quercetin (5)
Luteolin (6)
Apigenin (7)
Từ keo ong Dú Trigona spinipes tại Brazil, 5 hợp chất flavonoid đã được phân

lập đó là 3’-methyl quercetin (8), sakuranetin (9), 7-methyl ether kaempferol (10),
tricetin (11), 7-methyl ether aromadendrin (3), [31].

(8)

R1=OH

R2=OH

R3=OCH3

R4=H

(10)

R1=OH

R2 =OCH3

R3=H

R4=H

(11)

R1=H

R2=OH

R3=OH


R4=OH

(9)

R1=H

(3)

R1=OH

Nghiên cứu về thành phần hóa học của keo ong Dú Melipona subnitida tại
Brazil đã phân lập được 7 flavonoid: 7-O-methyl-naringenin (4), 7-O-methyl
aromadendrin (3), 7,4-di-O-methyl aromadendrin (12), 4-O-methyl kaempferol
(13), 3-O-methyl quercetin (8),

5-O-methyl aromadendrin (14) và 5-O-methyl

kaempferol (15) [24].

18


(4)
(3)

R1=R2=R4=H
R1=OH

R3=CH3

R2=R4=H

R3=CH3

(12)

R1=OH

R2=H

R3= R4=CH3

(13)

R1=OH

R2=CH3

R3=R4=H

(8) R1=R2=R3=R4=H
(14) R2=R3=R4=R5=H
(15) R1= R3=R4=R5=H

R5=CH3
R1=CH3
R2=CH3

Nhóm nghiên cứu Pasa và cộng sự xác định thành phần hóa học của keo ong
Melipona quadrifasciata Brazil có các flavonoid như 7-O-methyl aromandendrin

(3), mepuberin (16) và 2’-hydroxynaringenin (17) [13].

Mepuberin (16)

2'-hydroxynarigenin (17)

Nghiên cứu về thành phần hóa học của keo ong Dú Scaptotrigona bipunctata
tại Brazil của Pasa và cộng sự năm 2018 đã xác định các hợp chất flavone 6,8-C
diglycosyl hóa trong đó có vincenin-1 (18) và vincenin-2 (19) bằng phương pháp
HRMS, ESI-MS [13].

Vicenin-1 (18)

Vicenin-2 (19)

19


Năm 2016, từ keo ong Dú Trigona apicalis tại Malaysia, bằng phương pháp
HPLC các nhà khoa học đã xác định được các hợp chất flavonoid là myricetin (20),
quercetin (5), hesperetin (21), kaempferol (22) và baicalein (23) naringin (24) [52].

Myricetin (20)

Hesperetin (21)

Kaempferol (22)

Bacalein (23)
Naringin (24)

6 hợp chất flavanone được xác định từ keo ong Dú Tetragonula carbonaria tại
Australia gồm cryptostrobin (25), stroboponin (26), cryptostrobin 7-methyl ether
(27), pinostrobin (28), pinocembrin (29) và 6-desmethoxymatteucinol (30) [44].
Các hợp chất này được ong hút từ nhựa quả cây Corymbia torelliana (Myrtaceae).

Cryptostrobin (25)

Stroboponin (26)

Pinostrobin (28)

Pinocembrin (29)

7-methyl ether
cryptostrobin (27)

6-desmethoxymatteucinol
(30)
Nghiên cứu về thành phần hóa học của keo ong Dú Tetragonula biroi Friese
Philipine đã phân lập được 4 hợp chất flavonoid là propolin A, propolin E, propolin
H, glyasperin A [49].

20


×