Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ PHÙ HỢP HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở XÃ NHA BÍCH HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

THẨM VĂN BAO

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ PHÙ HỢP HỖ TRỢ ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở XÃ NHA BÍCH HUYỆN
CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

THẨM VĂN BAO

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ PHÙ HỢP HỖ TRỢ ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở XÃ NHA BÍCH HUYỆN
CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

 

 i  


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập
Chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu trường ĐH
Nông Lâm TP. HCM đã giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập tại
trường.
Chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Lan Phương, giảng viên khoa
Lâm Nghiệp, cùng các Thầy Cô trong bộ môn NLKH & LNXH đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn bạn bè và tập thể lớp DH07NK đã giúp đỡ tôi trong những
năm học tập tại trường và trong đợt thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn bà con cùng Ủy ban nhân dân xã Nha Bích,
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

 

 ii  



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là xã bị ảnh hưởng lớn
bởi dự án thủy lợi Phước Hòa. Đặc biệt, Cộng đồng dân tộc Stieng và cộng đồng
Khơme tại xã có cuộc sống còn nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, đất đai là tài sản lớn giúp họ sản xuất để ổn định cuộc sống. Vì lợi ích
chung, họ nhường lại phần lớn tài sản đất đai cho công trình thủy lợi, nguồn tài sản
tạo ra sinh kế chủ yếu của họ.
Để bù đắp lại những mất mát đó, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ
kịp thời, cụ thể là xây dựng khu tái định cư và tái định canh, với đầu đủ cơ sở hạ
tầng, đáp ứng được sinh hoạt cũng như sản xuất cho bà con. Bên cạnh đó, Nhà
nước còn hỗ trợ vật tư và kỹ thuật để bà con yên tâm đầu tư sản xuất, tạo nên sinh
kế bền vững cho người dân tại khu tái định canh và tái định cư.
Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chúng tôi tham gia đề xuất
một số mô hình sản xuất để giúp người dân ổn định cuộc sống, tạo ra nguồn thu
nhập ngày một nâng cao cho người dân:
Đề xuất các mô hình sản xuất:
+Luân canh cây trồng ngắn ngày đối với vùng đất thấp: cây trồng chính
là cây lúa, các loại được lựa chọn để luân canh gồm các loại cây thuộc họ đậu
và một số cây khác như ngô, khoai,...
+Mô hình cao su – dứa
+ Mô hình cao su – bắp
+ Mô hình cao su – đậu xanh
-

Với thời gian sinh trưởng ngắn nên khi trồng bắp hoặc đậu xanh chỉ tốn

khảng 2-3 tháng là cho thu hoạch, do đó sau khi thu hoạch bà con có thể chuyển


 

 iii  


sang trồng các loại cây ngắn ngày khác nhằm tăng năng suất. Có thể chọn các
loại cây thuộc họ đậu để luân canh nhằm cải tạo đất tốt hơn.

 

 iv  


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt đề tài

iii

Mục lục

v


Danh mục các từ viết tắt

viii

Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

x

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

I.1. Đặt vấn đề

1

I.2. Mục tiêu của đề tài:

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

II.1. Sinh kế


3

II.2. Sinh kế bền vững là:

5

II.3. Một số nghiên cứu về sinh kế

5

II.4. Chính sách của Việt Nam đối với dân tộc thiểu số

7

Chương 3 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
III.1. Nội dung nghiên cứu :

12

III.1.1. Xác định các loại hình sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số.

12

III.1.2. Đề xuất mô hình sinh kế phù hợp cho hộ tái định canh, tái định cư.

12

III.2. Đối tượng nghiên cứu:


13

III.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

13

III.4. Giới hạn của đề tài:

13

III.5. Phương pháp nghiên cứu

13

III.5.1. Phương pháp chọn mẫu

13

III.5.2. Thu thập thông tin thứ cấp

13

 

 v  


III.5.3. Thu thập thông tin sơ cấp

14


III.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

14

III.6.1. Vị trí địa lí

14

III.6.2. Điều kiện tự nhiên

15

III.6.3. Tình hình kinh tế - xã hội

16

III.6.3.1. Dân số - dân tộc

16

III.6.3.2. Lực lượng lao động

16

III.6.3.3. Hiện trạng sử dụng đất

17

III.6.3.4. Hạ tầng cơ sở nông thôn


17

III.6.3.5. Tình hình hộ nghèo

18

III.6.3.6. Y tế

18

III.6.3.7. Đặc điểm giới và phong tục tập quán

19

III.6.3.8. Những dự án/chương trình và hoạt động tại xã

19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

IV.1. Đánh giá một số điều kiện tự nhiên và KTXH

21

IV.1.1. Điều kiện tự nhiên .

21


IV.1.2. Đặc điểm KTXH

22

IV.2. Các hoạt động sinh kế của người DTTS.

24

IV.3. Các hoạt động sinh kế của người dân

25

IV.3. Các nguồn tài sản sinh kế tại địa phương

26

IV.3.1. Tài sản tự nhiên

26

IV.3.2. Tài sản con người

30

IV.3.3. Tài sản vật chất

32

IV.3.4. Tài sản xã hội


33

IV.3.5. Tài sản tài chính

35

IV.4. Các yếu tố tác động đến sinh kế của người dân

38

IV.5. Đề xuất mô hình

40

IV.5.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, KTXH vùng tái định cư Tà Thiết Lộc Ninh 40
IV.5.1.1.điều kiện tự nhiên

40

 

 vi  


IV.5.1.2. KTXH

41

IV.5.2. Mô hình đề xuất


42

IV.5.2.1. Về nhu cầu lựa chọn cây trồng:

42

IV.5.2.2. Đối với khu đất ở vùng thấp:

43

IV.5.2.3. Đối với đất trồng cây công nghiệp

44

Chương 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

48

V.1. Kết luận

48

V.2.Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50


 

 vii  


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH & LNXH : Nông lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội
DFID : Bộ phát triển quốc tế
FAO : The food and agriculture Organization of United Nations - Tổ chức Nông
lương của liên hợp quốc 
FSSP & P : Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác
CEMMA : Uỷ ban Dân tộc thiểu số và miền núi
UNDP: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
DTTS: Dân tộc thiểu số
UBND : Uỷ ban nhân dân
PRA : Rapid Rural Appraisal - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
LĐ-TB-XH : Lao động - thương binh - xã hội
KTXH : Kinh tế xã hội
NLKH: Nông lâm kết hợp
DA: Dự án 
QLDA: Quản lý dự án 

 

 viii  


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 1. Sơ đồ các loại tài sản sinh kế



Hình 2. Bản đồ huyện Chơn Thành

15 

Hình 3. sơ đồ tài nguyên của ấp 5

27 

Hình 4. Sơ đồ tài nguyên của ấp 6

27 

Hình 5. Sơ đồ venn

34 

Hình 6. Mô hình xen canh cao su và dứa

44 

Hình 7. Mô hình xen canh cao su và bắp

46 


Hình 8. Mô hình xen canh cao su và đậu xanh

47 

 

 ix  


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1. Diện tích đất nông nghiệp trước khi xây dựng công trình thủy lợi Phước
Hòa

24 

Bảng 2. Thu nhập chính

26 

Bảng 3: Nguồn nước cho canh tác

29 

Bảng 4: Nguồn nước cho sử dụng


30 

Bảng 5: Tổng số nam, nữ

30 

Bảng 6: Trình độ học vấn của chủ hộ

31 

Bảng 7: Nghề nghiệp của chủ hộ

32 

Bảng 8: Người dân tham gia các tổ chức địa phương

34 

Bảng 9: Các nguồn thu nhập của người dân

36 

Bảng 10: Nguồn vay tín dụng

37 

Bảng 11: Lý do vay tín dụng

37 


Bảng 12. Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng sinh kế của người dân

38 

Bảng 13. Bảng xếp hạng cho điểm cây trồng vật nuôi

43 

 

 x  


Chương 1
MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề
Xã Nha Bích thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là xã có đến 42%
người dân tộc thiểu số, nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân tộc thiểu số ở đây là
từ nông nghiệp và làm thuê. Nhiều hộ đồng bào có cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn
vào trồng trọt vì vậy đối với các hộ này đất là tất cả những gì họ có .  Tuy nhiên,
công trình thuỷ lợi Phước Hoà (2006-2013) có hồ chính nằm ngay tại ấp 6 xã Nha
Bích làm ảnh hưởng đến diện tích canh tác và đất ở của người dân.
Dự án thủy lợi Phước Hòa là dự án Quốc gia, được thực hiện trên phạm vi
3.153ha, bao gồm khu vục lòng hồ, đập tràn và kênh chuyển nước các cấp từ sông
Bé sang hồ Dầu Tiếng trên lưu vực sông Sài Gòn với chiều dài kênh 40,5km phục
vụ nước sinh hoạt và sản xuất trong tỉnh và cho các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình
Dương và TP. HCM. Để có mặt bằng xây dựng công trình thủy lợi Phước Hòa
người dân ở đây đã mất đi 273,1 ha đất. Thay vào đó, người dân được bố trí tái định
canh, tái định cư ở khu Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Việc thu hồi đất và di chuyển dân đến nơi ở mới để xây dựng các công trình

đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất, sinh kế và đời sống của một số
người dân trong khu vực dự án. Do đó, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ
người dân trong công tác di dời và tái định cư, bảo đảm cho người dân có cuộc
sống mới, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Tuy nhiên, trên thực tế việc di dân để triển khai xây dựng các công trình ở
một số nơi (như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Plây
Krông, thủy điện Ya Ly….) đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi
trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân. Công tác đền bù và tái định
cư tuy được chính phủ quan tâm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết,

 

1


Sinh kế là bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã
hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế trở
nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả
năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng nguồn lực hiện tại và tương lai mà
không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (DFID). Chính vì vậy, việc khôi
phục sinh kế đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nghèo đói,
rủi ro cho những người tái định cư. Một khi những người bị mất đi những tài sản,
phương tiện sống... để chuyển đến một môi trường mới với những điều kiện sản
xuất mới, văn hoá mới, cộng đồng mới, họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo đi so với
thời điểm trước khi tái định cư. Từ đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để giảm
thiểu những rủi ro thông qua việc thiết lập sinh kế bền vững cho người dân tái định
cư ngay sau khi chuyển đến nơi ở mới.
Từ thực tế trên, và được sự chấp thuận của Bộ môn NLKH và LNXH, Khoa
Lâm nghiệp em mong muốn thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình sinh kế phù
hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh

Bình Phước” với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lan Phương.
I.2. Mục tiêu của đề tài:
- Xác định các loại hình sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số.
- Đề xuất mô hình sinh kế phù hợp cho từng nhóm hộ.

 

2


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1. Sinh kế
Theo Norman Messer và Philip Townsley (2003), một sinh kế về cơ bản là
phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt được một đời sống tốt và duy trì nó. Nó
có nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh hưởng lên khả năng của
con người đảm bảo đời sống cho họ và gia đình họ bao gồm:
- Tài sản mà hộ gia đình có được hay có thể tiếp cận được - con người, tự
nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình.
- Các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản này để thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản.
- Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ có thể không kiểm soát trực tiếp,
như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương
của họ.
- Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn
cho họ trong việc đạt được một sinh kế thỏa đáng.
Tóm lại, sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người
có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm
sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực mà
con người có được bao gồm: tài sản con người, tài sản vật chất, tài sản tự nhiên, tài

sản tài chính và tài sản xã hội.

 

3


Hình 1. Sơ đồ các loại tài sản sinh kế
- Tài sản con người: Sức khỏe và khả năng làm việc của con người, tri thức
và khả năng mà họ thu nhận được qua các thế hệ trải nghiệm và quan sát, làm thành
vốn con người của họ. Giáo dục có thể giúp cải thiện khả năng của con người trong
việc sử dụng các tài sản hiện có tốt hơn và tạo ra các tài sản và cơ hội mới.
- Tài sản xã hội: Cách thức trong đó con người làm việc chung với nhau,
cả trong phạm vi hộ gia đình và trong cộng đồng rộng hơn là yếu tố có tầm quan
trọng then chốt cho sinh kế của các hộ gia đình. Trong nhiều cộng đồng, các hộ gia
đình khác nhau sẽ liên kết nhau bằng các mối quan hệ ràng buộc xã hội, trao đổi qua
lại, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả đều có thể giữ những vai trò rất quan trọng
nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó chúng có thể xem là tài sản xã hội mà các
hộ gia đình sử dụng để theo đuổi sinh kế của họ.
- Tài sản tự nhiên: Đối với người dân sống ở các vùng nông thôn, vốn tự
nhiên, bao gồm các tài sản, như đất đai, nước, tài nguyên rừng và gia súc, rõ ràng là
những tài sản then chốt để tạo ra lương thực, thực phẩm và thu nhập. Những cách
thức mà người dân tiếp cận với các tài nguyên này, như quyền sở hữu, thuê mướn,
tài nguyên chung cần được xem xét cũng như điều kiện của bản thân tài nguyên, sức
sản xuất của chúng và cách thức mà chúng có thể thay đổi qua thời gian.
- Tài sản vật chất: gồm công cụ và thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng như
đường sá, cảng, sân bay, cơ sở kinh doanh. Sự tiếp cận chúng, cũng như các hình

 


4


thức khác của cơ sở hạ tầng, như là cung cấp nước hay chăm sóc sức khỏe, sẽ ảnh
hưởng lên khả năng của con người trong việc đạt tới một sinh kế thỏa đáng.
- Tài sản tài chính: Tài sản tài chính của các hộ gia đình nông thôn có thể
đến từ sự chuyển hóa sản phẩm mà họ sản xuất ra thành tiền, nhằm trang trải cho
các giai đoạn khi sản xuất giảm đi hay đầu tư vào các hoạt động khác. Hộ gia đình
có thể sử dụng các hệ thống tín dụng chính thức và phi chính thức để bổ sung cho
nguồn lực tài chính của chính họ.
II.2. Sinh kế bền vững là:
- Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là
bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động
trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra.
- Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
- Sinh kế bền vững có thể được mô tả (FAO 2001:9):
9 Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài.
9 Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng
cách thức bền vững về kinh tế và thể chế)
9 Được thích nghi hoá để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
9 Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế
của những người khác.
II.3. Một số nghiên cứu về sinh kế
Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung
Việt Nam của trường Đại học Khoa học và đời sống Praha-Czech: Nghiên cứu này
được thực hiện ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đề tài
này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh
học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân,

phân tích các nguồn vốn về con người, nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng

 

5


nguồn đất sẵn có và những nguồn tai nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên
rừng…tác động đến hoạt động sinh kế của người dân.
Tháng 11/2001, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký với các nhà
tài trợ Thỏa thuận về Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (FSSP & P).
Giảm nghèo và sinh kế nông thôn là một trong những mục tiêu chính của Chương
trình này “nhận thức tốt hơn về đóng góp thực tiễn và tiềm năng của cây và tài
nguyên rừng đối với sinh kế nông thôn, giảm nghèo và bảo vệ môi trường ở các
vùng sinh thái khác nhau trên cả nước”.
Dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo và quản
trị địa phương” do Trung tâm Phát tiển Nông thôn bền vững (SRD) hỗ trợ và Chi
Cục Bảo vệ Thực vật Phú Thọ chủ trì thực hiện. Dự án được triển khai từ tháng 62006 trên địa bàn 7 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng,
Thanh Ba, Hạ Hòa.
Dự án Phát triển Doanh nghiệp nông thôn (REEP) nhằm cải thiện sinh kế
cho người dân nông thôn. Đây là dự án do tổ chức Oxfam-Québec cùng Liên minh
Hợp tác xã (LMHTX) và Hội phụ nữ (LHHPN) của 3 tỉnh (Hải Dương, Quảng
Ninh, Thanh Hóa) phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của người
dân nông thôn thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa thuộc ba
tỉnh.
Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01)
(Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế): đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực
phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để
cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới
sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực

trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát
triển nông thôn ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học
tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời,
phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và

 

6


tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nhiên cứu đối với chính sách và thực
thi chính sách và tình hình sinh kế ở nông thôn.
Dự án Sinh kế nông thôn bền vững - kết nối hộ nông dân nghèo với thị
trường do Cơ quan Phát triển quốc tế NewZealand (NZAID) tài trợ nhằm giúp nông
dân nâng cao thu nhập từ cây trồng - vật nuôi, tạo đầu ra ổn định cho nông sản hàng
hóa... được triển khai tại Bình Định thực hiện trong giai đoạn 2009 – 2013.
II.4. Chính sách của Việt Nam đối với dân tộc thiểu số
Việt Nam có rất nhiều dân tộc, chính thức có 53 dân tộc. Dân tộc Kinh là
dân tộc chiếm đa số, khoảng 85% tổng dân số, có ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh
tế, và xã hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Hầu hết những người dân tộc thiểu số sống ở vùng cao. Dân số của mỗi
nhóm dân tộc thiểu số ở vào khoảng từ vài trăm đến hơn 1 triệu người. Chỉ có dân
tộc Hoa (tổ tiên là người Trung Hoa), Khơ-me và Chăm là sống ở vùng đất thấp.
Định nghĩa dân tộc thiểu số của Chính Phủ Việt Nam cũng tương tự như
định nghĩa của ADB
o Có hiểu biết thân tình và sống lâu trong vùng lãnh thổ, vùng đất hoặc khu
vực tổ tiên của họ, gắn bó mật thiết với các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
o Tự nhận biết và nhận diện bởi các thành viên láng giềng bởi khác biệt văn
hóa;

o Có tiếng nói khác với tiếng quốc ngữ;
o Có một hệ thống có tính truyền thống xã hội và thiết chế lâu đời; và
o Một hệ thống sản xuất tự cung tự cấp.
Các quyền và quyền bình đẳng của bất cứ người dân tộc thiểu số nào đang
sinh sống ở Việt Nam đã được nêu rõ trong Hiến pháp 1992. Điều 5 tuyên bố rằng:
“Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một Nhà nước thống nhất của các
dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết và hỗ trợ văn hóa lẫn nhau trong tất cả các dân tộc và ngăn cấm mọi hành
động phân biệt, chia rẽ dân tộc. Mọi dân tộc có quyền dùng ngôn ngữ và chữ viết
riêng của dân tộc mình để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình và phát triển

 

7


phong tục tập quán, thói quen và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Nhà nước ban
hành chính sách phát triển và hỗ trợ toàn diện, và nâng cao dần điều kiện sống về
vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc thiểu số”.
Chính phủ cũng đang có sẵn một số chương trình nhằm mục đích hòa nhập
các nhóm dân tộc thiểu số vào xã hội Việt Nam và cụ thể là việc tham gia nhiều hơn
nữa của họ trong đời sống kinh tế hiện đại. Hầu hết chương trình của Chính phủ đối
với việc phát triển dân tộc thiểu số là trách nhiệm của Uỷ ban Dân tộc Thiểu số và
miền núi (CEMMA).
Chính phủ đang tìm kiếm giải quyết sự công bằng cả cơ sở hạ tầng và phát
triển trong các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa. Chương trình 135, nhằm hỗ
trợ các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao.
Chương trình 135 còn được gọi là Hỗ Trợ Các Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu
Số Ở Những Vùng Miền Núi và Vùng Sâu Vùng Xa và hiện tại đang hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội cho 1.644 xã nghèo nhất và 2.500 làng nghèo nhất thông qua sự kết

hợp giữa hạ tầng nông thôn, sản xuất và dịch vụ tăng sinh kế, và xây dựng năng lực
thể chế. Chương trình 135 cũng có tác dụng đối với các xã bị ảnh hưởng bởi Dự án
Thủy Lợi Phước Hòa ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương.
Đồng thời, Chương trình 134 xuất phát từ Quyết định 134/2004/QD-TTg
ngày 20 tháng 07 năm 2004 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt
cho những hộ dân tộc thiểu số đang gặp khó khăn. Chương trình được thực hiện và
quản lý bởi Ủy ban dân tộc thiểu số và miền núi hiện tại vẫn đang tiếp tục ở những
vùng có hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo.
™

Các chính sách phát triển chính dành cho các vùng dân tộc thiểu số

Từ năm 1968, Chính phủ đã có chính sách nhằm định cư các dân tộc thiểu
số và giảm việc du canh. Chính sách này đã được thực hiện dưới hình thức các
chương trình hoàn thiện quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục hồi rừng và
phát triển kinh tế của các khu vực dân tộc thiểu số.
Hai Chương trình chính là Chương trình 327 từ năm 1992 đến năm 1997
theo Quyết định số 327, ban hành vào 9/1992 về tái tạo rừng cho vùng đồi đã bị

 

8


phát quang và Chương trình Định canh đã thực hiện đối với các dân tộc thiểu số ở
những khu vực núi cao trong nhiều năm. Chương trình này đã hỗ trợ ổn định cộng
đồng dân cư sống ở khu vực núi cao xuống nơi ở thấp hơn và khu vực đỡ sâu đỡ xa
hơn, hạn chế trồng trọt ở những khu đất ở sườn núi, khuyến khích trồng lúa nước và
cây lâu năm. Đồng thời có chương trình kinh tế mới đạt mục đích di dời những
người dân ở khu vực núi cao.

Chỉ thị 525/TT ngày 02 tháng 11/1992 và quyết định 556/TTg ngày 12
tháng 09 năm 1995 (điều chỉnh Quyết định 327 về phục hồi và tái tạo rừng tự nhiên
ở những vùng cao) có mục tiêu là tái tạo rừng cho những vùng đồi bị phát quang và
bảo vệ những khu rừng hiện tại. Chỉ thị 525 cung cấp chi tiết để nhanh chóng phát
triển ở những vùng cao và vùng có dân tộc thiểu số.
Đến năm 1994, Uỷ ban Dân tộc thiểu số và miền núi (CEMMA) được phân
công làm điều phối viên cho việc thực hiện Hướng dẫn 525, hướng dẫn này đã tăng
cường đáng kể vai trò của Uỷ ban Dân tộc thiểu số và miền núi trong việc phát triển
dân tộc thiểu số. Tháng 11 năm 1995, CEMMA và UNDP đã triển khai cơ chế hỗ
trợ từ bên ngoài để phát triển dân thiểu số.
Cơ cấu tổ chức mới này đã làm rõ một số trở ngại, hạn chế trong kết quả
thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, việc điều phối các chương trình giảm
nghèo và sự thất bại của việc vận động sự tham gia của các dân tộc thiểu số vào các
chương trình phát triển. Cơ cấu này còn đề xuất một chiến lược mới cho sự phát
triển của các dân tộc thiểu số trong khuôn khổ các chính sách mục tiêu quốc gia của
Việt Nam, về tính ổn định, tăng trưởng bền vững, công bằng và giảm nghèo.
Các thành phần chính của chiến lược mới vừa nêu trên là:
o Sự tương thích giữa các chính sách và các cơ chế hành động;
o Các mối quan tâm đến xây dựng năng lực quản lý của Uỷ ban Dân tộc
thiểu số và miền núi (CEMMA), các các cấp bên dưới trực thuộc và các cấp cơ sở
của CEMMA;
o Sự thấu hiểu sâu sắc, đầy đủ và chấp nhận các khác biệt giữa các nền văn
hóa của các nhóm dân tộc thiểu số về văn hóa, ngôn ngữ và đặc trưng xã hội;

 

9


o Sự cân bằng giữa đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở

hạ tầng;
o Các cách tiếp cận theo phương thức có sự tham gia trong công tác tham
vấn ý kiến những người dân tộc thiểu số; và
o Đầu tư tốt hơn vào các nhóm nghèo đã được chính phủ chứng thực và
xem là các nhóm đối tượng mục tiêu.
™

Các chương trình phát triển dân tộc thiểu số đang thực hiện cho đến

nay.
Ngày nay, hai chương trình quy mô quốc gia tiếp theo đang thực hiện và
chú tâm vào phát triển lĩnh vực lâm nghiệp và giảm đói nghèo ở các vùng cao, theo
những phương thức riêng.
Chương trình khôi phục 5 triệu hecta rừng (5MHRP) theo Quyết định 661
thay thế Chương trình 327 và thực hiện trong 12 năm từ 1998 đến năm 2010.
Chương trình này cung cấp vốn của chính phủ cho rừng phòng hộ và rừng đặc
chủng.
Chương trình 135, bắt đầu giai đoạn 2 vào năm 2006, được thực hiện trong
vòng 5 năm từ 2006 đến 2010, lên kế hoạch và thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng
những xã vùng sâu vùng xa và những xã nghèo, được biết như là “các xã thuộc Khu
vực III”. Hầu hết các xã này là các xã vùng núi có dân tộc thiểu số ở. Trợ cấp và tài
trợ cho đầu vào nông nghiệp đều được thực hiện, có sẵn, ví dụ như thông qua
Chương trình Xoá đói, giảm nghèo.
Chương trình Trồng trọt Định canh và các Khu Kinh tế Mới vẫn đang triển
khai. Chương trình định canh định cư hiện chủ yếu cấp vốn mua vật liệu xây nhà
cho những đôi vợ chồng trẻ và cho các hộ mất nhà cửa sau lở đất, hỏa hoạn hay lũ
lụt.
Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
134, về một số chính sách cung cấp các hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và thủy
lợi cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo có hòan cảnh đặc biệt khó khăn.

Song song với các chương trình kinh tế - xã hội hiện hành, chính phủ sẽ hỗ

 

10


trợ trực tiếp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo để họ có nhiều hơn các cơ hội phát
triển sản xuất, cải thiện sinh kế và thóat nghèo. Những người hưởng lợi chính của
các chương trình này là: (a) những người dân tộc thiểu số đăng ký sinh sống lâu dài,
thường xuyên trong các vùng mục tiêu của các chương trình; (b) các hộ nghèo sống
dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, nhưng không có đất hoặc có nhưng thiếu đất
cho sản xuất hay cho cất nhà; và (c) các hộ có có hòan cảnh đặc biệt khó khăn về
nhà ở và nước sạch
™

Khung pháp lý cho việc thực hiện

Uỷ ban Dân tộc thiểu số và miền núi (CEMMA) là một cơ quan cấp chính
phủ chịu trách nhiệm về các nhóm dân tộc ở Việt Nam. Vai trò của CEMMA là tư
vấn cho Chính phủ về mọi vấn đề liên quan đến nhóm các dân tộc thiểu số vùng núi
cao và giám sát các chương trình phát triển hỗ trợ cho các dân tộc thiểu sổ như
Chương trình 135. Ngoài văn phòng chính ở Hà nội, CEMMA có các chi nhánh ở
mỗi tỉnh. Năm 1995 CEMMA đã xây dựng được Khuôn khổ Hỗ trợ bên ngoài với
việc Phát triển các Dân tộc Thiểu số. Cơ cấu này dẫn đến một chiến lược cho phát
triển người dân tộc thiểu số với mục đích xoá đói, giảm nghèo phát triển bền vững
và lâu dài của Chính phủ. Các điểm chính của khuôn khổ này là:
o Đấu tranh chống đói nghèo
o Khuyến khích tham gia hoạt động của người dân thuộc các dân tộc thiểu
số trong sự phát triển riêng của họ

o Tăng cường các thể chế liên quan đến các dân tộc thiểu số
o Phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên và con ngưòi theo cách thức bền
vững;
o Đảm bảo tôn trọng lẫn nhau và nâng cao trách nhiệm của các bên liên
quan.

 

11


Chương 3
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
III.1. Nội dung nghiên cứu :
III.1.1. Xác định các loại hình sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số.
a. Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên
cứu
- Sơ lược về điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm KTXH: vấn đề dân tộc, giới, các nguồn sinh kế, các hoạt
động sinh kế, các yếu tố tác động đến sinh kế của người dân DTTS
(trong đó có các chính sách, phong tục tập quán, trình độ kỹ thuật, ảnh
hưởng của DA ….).
b. Căn cứ vào kết quả của các bước trên, cùng với hộ gia đình lập bảng phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và rủi ro của hộ gia đình. Đánh giá tác
động của những rủi ro và sự bấp bênh mà hộ gia đình thường gặp phải trong
quá khứ, đồng thời xác định chiều hướng của những yếu tố này trong tương
lai.
III.1.2. Đề xuất mô hình sinh kế phù hợp cho hộ tái định canh, tái định cư.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên của khu tái định cư Tà Thiết, Lộc Ninh.

- Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn, xác định các nguồn lực
cần có để hoàn thành kế hoạch đó.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện các biện pháp canh tác lạc hậu trong các
hệ thống NLKH của người dân tại địa phương để tăng thêm thu nhập cho
người dân.

 

12


III.2. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh kế của người DTTS Khơ me và Stiêng.
III.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 ấp có người dân tộc thiểu số là ấp 5 và ấp 6
xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và ở khu tái định cư ở Tà Thiết
Lộc Ninh với thời hạn nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
III.4. Giới hạn của đề tài:
Vì thời gian thực hiện ngắn nên đề tài chỉ tập trung vào các loại hình sinh kế
nông lâm nghiệp.
III.5. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn thứ cấp và thông qua điều tra thực
tế. Các báo cáo và kinh nghiệm hỗ trợ nghề nghiệp, phát triển sinh kế bền vững
trong nước và quốc tế, do chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tiến hành v.v…
đã được chọn lọc và học hỏi nhằm có được cái nhìn tổng quát và khách quan nhất
về thực trạng, kết quả, cũng như bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác hỗ trợ
sinh kế, giảm nghèo, tại địa phương.
III.5.1. Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ vào danh sách hộ DTTS bị ảnh hưởng bởi dự án Phước Hòa, chọn ngẫu
nhiên.

Số lượng mẫu: Ấp 5 chọn 20 hộ và ấp 6 chọn 28 hộ.
III.5.2. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các phòng ban của ủy ban nhân dân (UBND) xã (gồm cán bộ
xã, trưởng thôn, trưởng ấp) về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, bản đồ
hành chính, tình hình sử dụng đất đai của xã, thu thập các thông tin, báo cáo, tài
liệu, các chương trình, chính sách của tỉnh trong các vấn đề về khuyến nông, giáo
dục, y tế cũng như các chính sách về vấn đề hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc thiểu
số và vấn đề về nâng cao nhận thức và năng lực cho phụ nữ vùng nông thôn.
- Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình phát triển của xã trong
những năm gần đây.

 

13


III.5.3. Thu thập thông tin sơ cấp
- Sử dụng công cụ phỏng vấn gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu
phỏng vấn để phỏng vấn người dân, ngoài ra còn sử dụng các công cụ khác trong bộ
PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia) sơ đồ tài nguyên, xếp hạng cây
trồng vật nuôi...
- SWOT: phỏng vấn người dân để tìm ra các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách
thức của các loại hình sinh kế.
- Khảo sát bằng bảng hỏi nhằm giúp thu thập những thông tin mang tính
định lượng về nhu cầu hỗ trợ của người dân.
- Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập được
tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm tính toán Microsoft Excel.
III.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
III.6.1. Vị trí địa lí
X ã Nha Bích có diện tích tự nhiên: 4.943,8 ha , nằm ở giữa huyện Chơn

Thành. Với dân số là 4757 người.
Phía bắc giáp xã Tân Quan, huyện Hớn Quản
Phía đông giáp xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành
Phía nam giáp huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Phía tây giáp xã Minh Thành, huyện Chơn Thành

 

14


×