Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM XI MĂNG TỪ PHẾ LIỆU NÔNG LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.28 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN HỮU TÍN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM XI MĂNG
TỪ PHẾ LIỆU NÔNG LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN HỮU TÍN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM XI MĂNG
TỪ PHẾ LIỆU NÔNG LÂM NGHIỆP

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. PHẠM NGỌC NAM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, người đã có công sinh
thành và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ dạy cho tôi trong suốt 4
năm học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô khoa Lâm nghiệp đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Phạm Ngọc Nam, giáo viên trường
đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và có những ý
kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô KS. Nguyễn Thị Tường Vy – nhân viên
phụ trách phòng thí nghiệm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn KS. Đặng Minh Hải giáo viên khoa Lâm
nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong gia đình, tập thể
lớp Chế biến lâm sản K33 và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập cũng như làm luận văn.
Chân thành cám ơn !
Thủ Đức, ngày 21 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Hữu Tín


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất thử ván dăm xi măng từ phế liệu nông lâm
nghiệp”. Thời gian thực hiện: Từ ngày 21/2/2011 đến ngày 21/6/2011. Địa điểm
thực hiện: Phòng thí nghiệm Bộ môn Chế biến lâm sản khoa Lâm Nghiệp trường
đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xử lý số liệu trên phần mềm Statgraphic 7.0
và phần mềm Excel.
Kết quả nghiên cứu: tìm ra công nghệ sản xuất thích hợp, tận dụng được
nguồn phế liệu trong nông lâm nghiệp để sản xuất ván dăm xi măng đáp ứng được
nhu cầu làm nhà ở vùng sâu, vùng xa vật liệu cách âm và cách nhiệt. Bên cạnh đó
đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để sản xuất ván dăm. Chúng tôi đã xác định được
tính chất cơ lý của ván dăm nghiên cứu để tìm ra các thông số tối ưu trong sản xuất.
Xác định các thông số nhằm sản xuất ra ván dăm xi măng đạt chất lượng tốt
nhất. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi đã tìm ra các thông số tối ưu trong quá
trình sản xuất ván dăm xi măng từ phế liệu nông lâm nghiệp:
– Đối với ván dăm xi măng từ dăm gỗ cao su
– Tỷ lệ xi măng/dăm là 2,30
– Hàm lượng thuỷ tinh nước là 10,30 %
– Ứng suất uốn tĩnh là 4,503 Mpa
– Độ giãn nở dày 0,491 %
– Đối với ván dăm xi măng từ xơ dừa và dăm gỗ cao su
– Tỷ lệ xi măng/dăm là 2,31
– Hàm lượng thuỷ tinh nước là 10,28 %
– Ứng suất uốn tĩnh 5,219 Mpa
– Độ giãn nở dày 0,317 %


iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm tạ.................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục....................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh sách các hình..................................................................................................... ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các phụ lục ................................................................................................ xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết........................................................................................................ 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1. Tìm hiểu về ngành gỗ Việt Nam .......................................................................... 4
2.1.1. Năng lực sản xuất và quy mô của ngành gỗ Việt Nam ..................................... 4
2.1.2. Thị trường đồ gỗ Việt Nam ............................................................................... 4
2.1.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam .............................................................. 4
2.2. Công nghệ sản xuất ván dăm ............................................................................... 5
2.3. Xu hướng sản xuất và sử dụng ván nhân tạo ....................................................... 6
2.3.1. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ván dăm trên Thế giới......................................... 6
2.3.2. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ ván dăm ở trong nước ..................................... 8
2.4. Một số kết quả nghiên cứu ván dăm của nước ngoài ........................................... 9
2.5. Một số kết quả nghiên cứu ván dăm trong nước ................................................ 10

2.6. Sơ lược về nguồn nguyên liệu............................................................................ 11

iv


2.6.1. Cây dừa ........................................................................................................... 11
2.6.1.1. Cây dừa ........................................................................................................ 11
2.6.1.2. Chỉ xơ dừa .................................................................................................... 12
2.6.2. Cây cao su ....................................................................................................... 13
2.6.2.1. Cây cao su ở Việt Nam ................................................................................ 13
2.6.2.2. Dăm gỗ cao su .............................................................................................. 14
2.7. Chất kết dính ...................................................................................................... 14
2.7.1. Thành phần xi măng và các phản ứng xảy ra trong quá trình tạo ván ............ 14
2.7.1.1. Thành phần của xi măng .............................................................................. 14
2.7.1.2. Các phản ứng xảy ra trong quá trình tạo ván dăm ....................................... 15
2.7.2. Tính chất của xi măng ..................................................................................... 16
2.7.3. Quá trình đóng rắn của xi măng ...................................................................... 17
2.7.4. Các chỉ tiêu kĩ thuật của xi măng PCB40 ....................................................... 18
2.8. Các chất phụ gia ................................................................................................. 18
2.8.1. Thuỷ tinh nước (Silicat) .................................................................................. 18
2.8.2. Canxi clorua (CaCl2) ....................................................................................... 18
2.8.3. Nhôm clorua (AlCl3) ....................................................................................... 19
2.8.4. Bột Silic (SiO2) ............................................................................................... 19
2.8.5. Nước (H2O) ..................................................................................................... 19
2.9. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng ván .................................................. 19
2.9.1. Nguyên liệu ..................................................................................................... 19
2.9.2. Khối lượng riêng của ván ................................................................................ 19
2.9.3. Hình dạng và kích thước dăm ......................................................................... 20
2.9.4. Hàm lượng nước.............................................................................................. 20
2.9.5. Công thức pha trộn .......................................................................................... 21

2.9.6. Các chất phụ gia .............................................................................................. 21
2.9.7. Ảnh hưởng của chế độ ép ................................................................................ 21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 22
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22

v


3.2. Giới hạn các thông số thí nghiệm ...................................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 23
3.4. Phương pháp xác định các tính chất cơ lý của ván ............................................ 25
3.4.1. Phương pháp xác định khối lượng thể tích ..................................................... 25
3.4.2. Phương pháp xác định độ ẩm .......................................................................... 26
3.4.3. Phương pháp xác định độ trương nở chiều dày khi hút nước ......................... 26
3.4.4. Phương pháp xác định độ bền uốn tĩnh ........................................................... 27
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 29
4.1. Quá trình tiến hành nghiên cứu .......................................................................... 29
4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ván dăm xi măng ...................................... 29
4.3. Thuyết minh quy trình ........................................................................................ 30
4.3.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu ..................................................................... 30
4.3.2. Trộn phụ gia và xi măng ................................................................................. 32
4.3.3. Trải thảm và ép sơ bộ ...................................................................................... 33
4.3.4. Ép ván.............................................................................................................. 33
4.3.5. Khâu xử lý ván ................................................................................................ 34
4.4. Thiết lập công thức sản xuất ván dăm thí nghiệm ............................................. 34
4.4.1. Tính toán nguyên liệu dăm, xi măng và phụ gia ............................................. 35
4.4.2. Tính toán lực ép trong thí nghiệm ................................................................... 39
4.5. Xây dựng phương trình tương quan ................................................................... 40
4.5.1. Ván dăm xi măng từ dăm gỗ cao su ................................................................ 40
4.5.1.1. Phương trình tương quan ............................................................................. 40

4.5.1.2. Kiểm tra các hệ số hồi quy và tương thích của phương trình ...................... 41
4.5.1.3. Xác định các thông số tối ưu ........................................................................ 42
4.5.2. Ván dăm xi măng từ xơ dừa và dăm gỗ cao su ............................................... 44
4.5.2.1. Kiểm tra các hệ số hồi quy và tương thích của phương trình ...................... 45
4.5.2.2. Xác định các thông số tối ưu ........................................................................ 46
4.5.3. So sánh ván dăm xi măng nghiên cứu với một số ván dăm xi măng .............. 48
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................. 49

vi


5.1. Kết luận .............................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 53

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức

QHTN

Quy hoạch thực nghiệm

XM


Xi măng

VDXM

Ván dăm xi măng

WWCB

Wood Wool Cement Board

TT nước

Thuỷ tinh nước

KLTT

Khối lượng thể tích

USUT

Ứng suất uốn tĩnh

PTPS

Phân tích phương sai

T

Thời gian ép


P

Áp suất ép



max

Khối lượng thể tích lớn nhất



min

Khối lượng thể tích nhỏ nhất



tb

Khối lượng thể tích trung bình

W

Độ ẩm ván

W

Độ trương nở ván




Độ bền uốn tĩnh ván

Wd

Độ ẩm dăm

Pk

Áp lực chỉ trên đồng hồ

Sp

Diện tích pittông

Sv

Diện tích ván

UF

Ureformaldehyd

PF

Phenolformaldehyd

N/c


Nghiên cứu

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Sơ đồ ép ván dăm ....................................................................................... 5
Hình 2.2: Cây dừa .................................................................................................... 12
Hình 2.3: Cây cao su ................................................................................................ 13
Hình 3.1: Vị trí kiểm tra chiều dày mẫu thử ............................................................ 25
Hình 3.2: Sơ đồ thiết bị kiểm tra độ bền uốn tĩnh .................................................... 28
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất VDXM dăm gỗ cao su .................... 29
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất VDXM xơ dừa và dăm gỗ cao su ... 30
Hình 4.3: Mô tả quá trình nghiên cứu VDXM ......................................................... 34

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Số lượng, công suất các nhà máy ván nhân tạo trên Thế giới ................... 7
Bảng 2.2: Sản xuất ván nhân tạo tại vùng Đông Nam Á ........................................... 7
Bảng 2.3: Nhu cầu sản xuất và sử dụng ván dăm trên Thế giới (1000 m3)................ 8
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam 2003 – 2007 .............................. 9
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng dừa ở nước ta năm 2003 – 2008 ......................... 12
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của xi măng ............................................................ 14
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu kỹ thuật của XM PCB40 ...................................................... 18
Bảng 4.1: Mức và khoảng biến thiên các yếu tố của VDXM .................................. 35
Bảng 4.2: Tính toán lượng dăm gỗ cao su, XM và TT nước cho từng tỷ lệ ........... 36

Bảng 4.3: Tính toán lượng xơ dừa, dăm gỗ cao su, XM và TT nước cho từng tỷ lệ 38
Bảng 4.4: Ma trận thí nghiệm ở dạng mã hóa của VDXM dăm gỗ cao su .............. 40
Bảng 4.5: Kết quả tính toán tối ưu hàm một mục tiêu VDXM dăm gỗ cao su ........ 42
Bảng 4.6: Kết quả tính toán tối ưu hàm đa mục tiêu VDXM dăm gỗ cao su .......... 43
Bảng 4.7: Thông số tối ưu VDXM dăm gỗ cao su ................................................... 43
Bảng 4.8: Ma trận thí nghiệm ở dạng mã hóa VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ........ 44
Bảng 4.9: Kết quả tính toán tối ưu hàm một mục tiêu VDXM xơ dừa, dăm cao su 46
Bảng 4.10: Kết quả tính toán tối ưu hàm đa mục tiêu VDXM xơ dừa, dăm cao su 47
Bảng 4.11: Thông số tối ưu của VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ............................. 47
Bảng 4.12: Một số tính chất của ván dăm nghiên cứu ............................................. 48

x


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
TRANG
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong sản xuất VDXM ................................................ 53
Phụ lục 2: Khối lượng thể tích VDXM dăm gỗ cao su ........................................... 54
Phụ lục 3: Độ ẩm VDXM dăm gỗ cao su ............................................................... 55
Phụ lục 4: Ứng suất uốn tĩnh VDXM dăm gỗ cao su ............................................. 57
Phụ lục 5: Độ trương nở VDXM dăm gỗ cao su .................................................... 59
Phụ lục 6: Khối lượng thể tích VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su .............................. 60
Phụ lục 7: Độ ẩm VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su .................................................. 62
Phụ lục 8: Ứng suất uốn tĩnh VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ................................ 64
Phụ lục 9: Độ trương nở VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ....................................... 66
Phụ lục 10: Anova hàm ứng suất uốn tĩnh cho VDXM dăm gỗ cao su .................. 68
Phụ lục 11: Hệ số hồi quy hàm ứng suất uốn tĩnh cho VDXM dăm gỗ cao su ...... 68
Phụ lục 12: Anova hàm dãn nở cho VDXM dăm gỗ cao su ................................... 69
Phụ lục 13: Hệ số hồi quy hàm dãn nở cho VDXM dăm gỗ cao su ....................... 69
Phụ lục 14: Tối ưu hóa hàm 1 mục tiêu ứng suất uốn tĩnh VDXM dăm gỗ cao su 70

Phụ lục 15: Tối ưu hóa hàm 1 mục tiêu độ dãn nở dày VDXM dăm gỗ cao su ..... 70
Phụ lục 16: Tối ưu hàm đa mục tiêu với trọng số α = 0,5 VDXM dăm gỗ cao su . 71
Phụ lục 17: Anova hàm ứng suất uốn tĩnh cho VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ..... 72
Phụ lục 18: Hệ số hồi quy hàm ứng suất uốn tĩnh VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su 72
Phụ lục 19: Anova hàm dãn nở cho VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su ...................... 73
Phụ lục 20: Hệ số hồi quy hàm dãn nở cho VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su .......... 73
Phụ lục 21: Tối ưu hóa 1 mục tiêu hàm USUT VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su .... 74
Phụ lục 22: Tối ưu hóa hàm 1 mục tiêu độ dãn nở VDXM xơ dừa, dăm gỗ cao su74
Phụ lục 23: Tối ưu hàm đa mục tiêu trọng số α = 0,5 VDXM xơ dừa, dăm cao su 75

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Với sự đi lên của xã hội và nền công nghiệp phát triển mạnh, đã làm cho
ngành chế biến lâm sản ngày càng phát triển. Nhiều cơ sở chế biến gỗ ra đời với
quy mô lớn. Ngày nay, gỗ và sản phẩm từ gỗ được con người sử dụng gia tăng cả về
số lượng lẫn chất lượng theo đà tiến bộ của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng,
chúng ta đã chuyển hướng mục tiêu từ sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng
và ván nhân tạo. Trong những năm gần đây, ván nhân tạo đang dần là loại vật liệu
góp phần thay thế gỗ tự nhiên và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, xây
dựng bởi những đặc tính cơ lý tốt, kiểu dáng màu sắc đa dạng. Việc sản xuất ván
nhân tạo là hướng ưu tiên đầu tư của chính phủ để giải quyết nguồn phế liệu nông
lâm nghiệp và gỗ rừng trồng.
Khi nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất
ván gỗ nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng
màu sắc phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại.
Bên cạnh đó thì ván nhân tạo nước ta còn nhiều nhược điểm chưa khắc phục được

như: hàm lượng chất độc hại còn cao, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa hay bị
mối mọt…
Ngoài ra, các sản phẩm ván dăm hiện nay đều sử dụng keo hữu cơ (UF,PF...)
làm chất kết dính. Những loại keo này thường chứa những chất độc hại làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường.
Do đó đã có nhiều nghiên cứu dùng xi măng làm chất kết dính để sản xuất
ván dăm. Ván dăm xi măng là loại vật liệu chậm cháy, cách nhiệt, cách âm tương
đối tốt, chịu được nước, không bị mối mọt và có nhiều loại khác nhau: loại dùng

1


làm vách ngăn, loại dùng làm sàn, loại dùng làm tường trần tiện lợi trong xây dựng.
Ưu điểm nổi bật nhất của loại ván này là công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu
tư dây chuyền thiết bị thấp, tận dụng được phế liệu của các dây chuyền chế biến
nông lâm sản. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống như xi
măng, sắt thép, cát sỏi… để làm nhà ở vùng sâu, vùng xa đang gặp rất nhiều khó
khăn. Trong đó, việc vận chuyển vật liệu xây dựng không những nặng nhọc mà còn
phát sinh chi phí lớn. Cho nên nếu tổ chức sản xuất ván dăm xi măng tại chỗ để thay
thế vật liệu xây dựng truyền thống thì không những sẽ sử dụng được nguồn phế liệu
có sẵn mà còn góp phần phát triển các cơ sở công nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.
Do vậy được sự chấp thuận của bộ môn Chế biến lâm sản, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu sản xuất thử ván dăm xi măng từ phế liệu nông lâm
nghiệp” dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Ngọc Nam. Mục đích tạo ra sản phẩm
ván dăm mới có chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc tìm nguyên liệu thay thế một phần nguyên liệu gỗ là rất cần thiết. Vì
vậy, người ta nghĩ đến việc tìm các cây ngắn ngày có chứa nhiều cellulose để thay
thế một phần cây rừng. Nguyên liệu phi gỗ (bã mía, rơm rạ, tre nứa, đay, xơ

bông…) đã được sử dụng từ xưa và cho đến nay nguồn nguyên liệu này vẫn còn giữ
một vai trò quan trọng vì nó giải quyết được vấn đề khan hiếm gỗ. Vì thế, xơ dừa và
dăm gỗ cao su là các đối tượng được nghiên cứu trong đề tài.
Xơ dừa: Khi quả dừa chín lượng vỏ chiếm từ 33 – 35 % khối lượng quả.
Trong đó chỉ xơ dừa chiếm 30 %, gồm chỉ xơ to dài (bristle fiber) khoảng 12 % và
chỉ xơ ngắn nhồi nệm (mattress fiber) khoảng 18 %, phần còn lại là mụn dừa (coir
dust) và chỉ ngắn (short fiber) chiếm khoảng 70 % khối lượng vỏ. Chỉ xơ dừa có
màu trắng khi quả còn xanh và màu nâu khi quả khô. Mỗi năm có hàng trăm ngàn
tấn xơ dừa thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước các sông rạch
ảnh hưởng đến đời sống người dân. Biện pháp xử lí xơ dừa của các nhà máy hiện
nay là thải xuống sông rạch vì không có đủ chỗ chứa.[9]

2


Dăm bào cao su: Ngày nay, tài nguyên gỗ cạn kiệt dần thì đa phần các công
ty chế biến gỗ chuyển sang sử dụng gỗ từ rừng trồng và trong đó có cây cao su. Gỗ
của cây cao su có màu sắc sáng, mềm dễ gia công trong sản xuất đồ mộc. Ở các
công ty chế biến gỗ trong quá trình gia công sẽ tạo ra một lượng mùn cưa và dăm
bào lớn. Dăm bào trước kia chỉ được xem là phế liệu không có giá trị. Nhưng ngày
nay với đà tiến bộ của xã hội nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng thì dăm bào
cao su rất có giá trị kinh tế. Dăm bào cao su được nghiên cứu làm ván dăm.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố công nghệ
sản xuất ván dăm xi măng từ phế liệu nông lâm nghiệp.
1.3. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu tìm ra công nghệ sản xuất thích hợp, tận dụng được nguồn phế
liệu trong nông lâm nghiệp để sản xuất ván dăm xi măng đáp ứng được nhu cầu làm
nhà ở vùng sâu, vùng xa.
– Thiết lập các phương trình tương quan giữa một số chỉ tiêu đánh giá chất

lượng ván: độ bền uốn tĩnh  UT (kG/cm2), độ trương nở ván  S (%) và các thông
số công nghệ đồng thời xác định các tính chất như khối lượng thể tích
ván.

3

 (g/cm3)


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tìm hiểu về ngành gỗ Việt Nam
2.1.1. Năng lực sản xuất và quy mô của ngành gỗ Việt Nam
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên Thế giới tăng lên đáng kể, với
mức tăng tối thiểu 8 %/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê Liên hiệp
quốc (Comtrade Data), nước nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nhiều nhất là Mỹ, kế
đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Ngành công nghiệp chế gỗ ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,
Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong
những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu
lớn cho đất nước.
2.1.2. Thị trường đồ gỗ Việt Nam
Đồ gỗ Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung
Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài
Loan, Singapore, Hàn Quốc… đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường
tiêu dùng. Các mặt hàng đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm
1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 4,1 – 4,2 tỷ USD năm 2011. Trong

những năm tới, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường
bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Nga.
2.1.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam
Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:

4


– Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn
ghế, vườn, ghế băng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật
liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…
– Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn
ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp
với các vật liệu khác như da, vải…
– Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm
bàn, ghế, tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
– Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như
gỗ keo, gỗ bạch đàn…
2.2. Công nghệ sản xuất ván dăm
Ván dăm phát minh từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 mới ở vào những
phát minh khoa học. Mãi đến giữa thế kỷ 20, công nghệ sản xuất ván dăm mới bắt
đầu hình thành và phát triển. Ngày nay, việc nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm
mới từ phế liệu nông lâm nghiệp là vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở nước ta
mà ở nhiều nước trên Thế giới.
Keo dùng để sản xuất ván dăm có nhiều loại keo như: UF, PF, Albumin…
Dăm trộn với keo sau đó rải dăm để tạo ra bánh dăm trước khi ép. Bánh dăm được
ép với chế độ ép: áp lực P (kG/cm2), nhiệt độ t (oC) và thời gian ép là T (phút).
Xong ván được ủ để keo đóng rắn hoàn toàn. Quy trình công nghệ được áp dụng
phổ biến nhất là ván dăm 3 lớp. Nhìn chung công đoạn sản xuất ván dăm 3 lớp được
thực hiện như sau:


Hình 2.1: Sơ đồ ép ván dăm

5


Ở Việt Nam, nhà máy ván dăm đầu tiên ở nước ta được xây dựng đó là nhà
máy ván dăm Việt Trì (1967) với thiết bị của Nam Tư, sản xuất ván dăm 3 lớp từ gỗ
Bồ đề với phương pháp ép phẳng, với công suất thiết kế là 6.000 m3 sản phẩm/năm.
Năm 1970, nhà máy ván dăm Đồng Nai được xây dựng với công suất thiết kế là
2.000 m3/năm. Năm 1988, nhà máy ván dăm Hiệp Hòa – Long An được xây dựng
với công suất 5.000 m3 sản phẩm/năm. Và một số nhà máy khác như nhà máy ván
dăm La Ngà, Thiên Sơn…
Bên cạnh đó, ván dăm xi măng đầu tiên sử dụng khoáng vật làm chất kết
dính và được phát triển ở Áo vào đầu những năm 1900. Nhưng mãi đến sau này,
công nghệ sản xuất ván dăm xi măng mới trở nên phổ biến với sự phát triển của ván
dăm xi măng sản xuất từ sợi gỗ – Wood Wool Cement Board (WWCB). Loại ván
dăm này được sử dụng trong nội thất và làm trần, chúng còn được sử dụng làm ván
coffa đổ bê tông vì xi măng có đủ khả năng chống ẩm mốc. Vào những năm 1970,
ván dăm xi măng có khối lượng thể tích cao được phát triển để thay thế vật liệu
amiăng. Nó được sử dụng cách điện, nhiệt, làm sàn và rất phổ biến ở châu Âu.
Trái ngược với ván dăm sản xuất từ keo UF, PF, ván dăm xi măng có khả
năng chống cháy, chịu nước, không biến dạng, co rút và cách nhiệt cách âm tốt. Ván
dăm xi măng nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông, dễ di chuyển, sử dụng rất tiện lợi và
giá thành rẻ. Nhà máy ván dăm xi măng đầu tiên trên Thế giới được xây dựng vào
năm 1937 tại thành phố Dieticop – Thụy Sĩ, với công suất 90.000 m3/năm.
2.3. Xu hướng sản xuất và sử dụng ván nhân tạo
2.3.1. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ván dăm trên Thế giới
Ván dăm tuy là nền công nghiệp ra đời sau nhưng tốc độ phát triển của nó rất
nhanh và được ứng dụng rất rộng rãi. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều

nước trên Thế giới đã nghiên cứu tạo ra và đưa vào sử dụng nhiều dạng vật liệu xây
dựng mới, trong đó đáng chú ý là Arbolit (ván dăm xi măng). Arbolit thuộc nhóm
bê tông nhẹ, là một trong các dạng vật liệu xây dựng mới được ưa chuộng sử dụng
làm nhà nghỉ cho các khu du lịch sinh thái ở các nước phát triển.

6


Hiện nay nền kinh tế châu Á đang hưng thịnh trở lại, do đó nhu cầu xây dựng
nhà cửa và các công trình phát triển mạnh, riêng ở Hàn Quốc tăng lên tới mức
700.000 căn hộ/năm, điều đó thúc đẩy việc sản xuất ván dăm nói chung và ván dăm
xi măng nói riêng trên Thế giới đạt đỉnh cao. Đối với châu Âu và Hoa Kì, nơi có
nền công nghiệp ván dăm xi măng phát triển từ trước, đang đẩy mạnh việc sản xuất
bằng cách đóng cửa các dây chuyền, nhà máy cũ kém hiệu quả nhằm cân bằng cung
cầu, đáp ứng tốt nhất việc sử dụng ván dăm xi măng ngày càng tăng.
Nhìn chung hiện nay, ván dăm được phát triển rộng rãi ở tất cả các châu lục
mạnh nhất là châu Âu, châu Á rồi đến Bắc Mỹ.
Bảng 2.1: Số lượng, công suất các nhà máy ván nhân tạo trên Thế giới [11]
S
T
T

Năm 2001
Loại nhà máy ván
nhân tạo

Năm 2005

Tăng trưởng


Số

Công suất

Số

Công suất

(%)

lượng

1000 m3

lượng

1000 m3

2005/2001

1

Nhà máy ván dăm

733

8.172

719


85.844

4,7

2

Nhà máy MDF

275

30.561

424

46.141

50,7

3

Nhà máy OSB

66

22.389

81

31.406


40,7

1074

134.992

1224

163.361

Tổng

Bảng 2.2: Sản xuất ván nhân tạo tại vùng Đông Nam Á [11]
STT

Nhà máy ván nhân tạo

1
2

Công suất 1000 m3

Tăng trưởng (%)

Năm 2001

Năm 2005

2005/2001


MDF

2.600

3.170

21,92

Ván dăm

5.655

7.622

34,78

Qua bảng 2.1 và 2.2, ta nhận thấy rằng trong các loại ván nhân tạo, ván dăm
phát triển nhất cả về số lượng nhà máy và công suất nhà máy vì xu hướng sử dụng
ván dăm ngày càng cao do tính tiện dụng và bảo vệ môi trường của nó, do vậy cần
phải đầu tư phát triển công nghệ và đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, có như vậy
ngành công nghiệp ván dăm mới phát triển bền vững.

7


Qua những số liệu thống kê sau đây cho thấy nhu cầu sử dụng ván dăm trên
Thế giới rất lớn.
Bảng 2.3: Nhu cầu sản xuất và sử dụng ván dăm trên Thế giới (1000 m3) [5]
Quốc gia


Sản lượng

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Mỹ

14.429

495

4.270

Đức

8.056

1.215

1.755

Canada

5.300

4.082

231


Trung Quốc

4.393





Pháp

2.777

1.103

751

Ý

2.450



346

Bỉ

2.450

1.942


261

Nga

2.200





Anh

2.188

243

1.190

Tây Ban Nha

1.725

205

316

Áo

1.666


909



Ba Lan

1.488



210

Nhật

1.310



361

Úc

864





Thổ Nhĩ Kỳ


857





2.3.2. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ ván dăm ở trong nước
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp đầu năm 2009 cả nước có 13,12
triệu hecta rừng tăng hơn 1 triệu hecta so với 5 năm trước khi triển khai trồng mới 5
triệu hecta rừng và độ che phủ là 38,7 %. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng diện
tích rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất và phòng hộ. Trong khi đó nhu cầu về nguyên liệu để phục vụ trong các ngành
xây dựng, sản xuất đồ mộc ngày càng cao. Mặc dù sản lượng ván dăm Việt Nam
ngày càng tăng nhưng chủ yếu là ván dăm sử dụng keo hữu cơ làm chất kết dính
phục vụ nhu cầu sản xuất đồ mộc. Còn phần lớn ván dăm xi măng phục vụ trong

8


xây dựng, làm trần, vách ngăn... đều nhập từ nước ngoài. Hiện nay đã có một số
nghiên cứu về loại vật liệu này nhưng trong nước chưa có nhà máy nào đầu tư sản
xuất ván dăm xi măng. Do đó chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước đang
tăng lên.
Năm 2007, Việt Nam phải nhập khẩu 153.400 m3 ván dăm nhưng chỉ xuất
khẩu 2.000 m3. Điều này cho chúng ta biết được phần nào tình hình sản xuất và tiêu
thụ ván dăm của Việt Nam hiện nay, từ đó chúng ta có những hướng cải tiến công
nghệ sản xuất ván dăm đạt chất lượng cao và tận dụng mọi nguyên liệu có thể.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam 2003 – 2007 [12]
Năm


2003

2004

2005

2006

2007

Sản lượng (m3)

43.500

48.000

243.000

256.000

180.000

Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất đồ mộc xuất khẩu ngành đã có đề
xuất đối với ván nhân tạo, đến năm 2015, chỉ nên tập trung đầu tư sản xuất ván dăm
và ván sợi (MDF) sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, trong đó 60 % là ván dăm.
2.4. Một số kết quả nghiên cứu ván dăm của nước ngoài
Ở Đức, xưởng ván dăm “TarPit” 10 tấn đầu tiên cũng là xưởng ván dăm đầu
tiên trên Thế giới. Xưởng này hình thành vào đầu chiến tranh Thế giới thứ hai ở
Bremen (Đức). Năm 1938, xưởng ván dăm đầu tiên của Tiệp Khắc ra đời với ván
dăm “Dias”.

Năm 2007, tại Đại học Ado Etiki của Nigieria đã có nghiên cứu sản xuất thử
ván dăm xi măng từ trấu với các tỷ lệ xi măng và dăm lần lượt là 1,75:1; 1,5:1;
1,25:1 và 1:1, phụ gia sử dụng là Nhôm clorua (AlCl3) có hàm lượng 3 % so với
trọng lượng xi măng, kết quả thu được ván có tỷ lệ xi măng và dăm 2:1 có tính chất
cơ học tốt nhất, độ giãn nở sau 2 giờ ngâm nước là 0,125 %, ứng suất uốn tĩnh là
13,39 Mpa.[9]
Năm 2009, ở Brazil đã nghiên cứu sản xuất thử ván dăm xi măng từ gỗ Bạch
đàn có tuổi từ 7 – 12, ván được sản xuất với tỷ lệ dăm và xi măng là 2,75:1 và 3 %
phụ gia Nhôm clorua (AlCl3) so với trọng lượng xi măng. Ván được để 28 ngày cho
xi măng đóng rắn hoàn toàn, kết quả thu được: độ giãn nở của ván sau 2 giờ là 0,13

9


và 0,25 %, ứng suất uốn tĩnh là 43,94 và 53,94 kG/cm2 tương ứng với Bạch đàn 7
và 12 tuổi.[9]
2.5. Một số kết quả nghiên cứu ván dăm trong nước
Năm 2000, Phạm Ngọc Nam: nghiên cứu sản xuất ván dăm từ cành ngọn và
bìa bắp gỗ cao su. Quy cách dăm như sau: chiều dày: 0,2 – 0,3 mm, chiều rộng: 1,5
– 2,5 mm, chiều dài: 10 – 20 mm, độ ẩm từ 4 – 6 %. Keo sử dụng là UF có hàm
lượng khô 50 – 60 %, chất đóng rắn NH4Cl. Lượng keo dùng 10,5 %, nhiệt độ ép là
155oC, thời gian ép là 22,7 phút. Kết quả thu được: trọng lượng 0,75 g/cm3, độ giãn
nở sau khi ngâm trong nước là 9,2 %, ứng suất uốn tĩnh 153 kG/cm2.[3]
Năm 2003, Nguyễn Hữu Nguyên và Hoàng Xuân Niên nghiên cứu một số
yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm từ xơ dừa. Các thông số công nghệ: nhiệt độ ép
189oC, thời gian ép 0,52 phút/mm, tỷ lệ keo UF 12 – 13 %, áp suất ép 16 – 18
kG/cm2. Kết quả thu được ván có: khối lượng thể tích 0,68 – 0,72 g/cm3, độ bền uốn
tĩnh 291,8 kG/cm2, độ bền kéo vuông góc 4,248 kG/cm2, độ ẩm 8 – 10 %.[9]
Năm 2006, Trần Tuấn Nghĩa nghiên cứu sản xuất thử nghiệm ván dăm xi
măng từ gỗ Thông, gỗ Bạch đàn và gỗ Keo tai tượng. Các vật liệu vô cơ khác là xi

măng, phụ gia liên kết, nước và thuốc bảo quản gỗ. Và dăm có các thông số sau:
chiều dày 1 – 2 mm, chiều rộng 10 mm, chiều dài 20 – 30 mm, chất liên kết là xi
măng Hoàng Thạch PC400. Ván dăm xi măng từ gỗ Thông có độ ẩm từ 20,57 –
24,54 %, độ bền nén 15 – 20 kG/cm2. [6]
Năm 2007, Phạm Văn Chương nghiên cứu sản xuất ván dăm xi măng từ gỗ
Keo lai. Và dăm có các thông số sau: chiều dài lớp mặt 10 – 25 mm; lớp lõi 40 – 60
mm, chiều rộng lớp mặt 2 – 3,5 mm; lớp lõi 8 – 12 mm, chiều dày lớp mặt 0,1 – 0,2
mm; lớp lõi 0,2 – 0,4 mm, độ ẩm sau sấy lớp mặt 2 – 3 %; lớp lõi 4 – 5 %. Chất kết
dính là xi măng PC40 do nhà máy xi măng Nghi Sơn sản xuất, tỷ lệ XM/dăm lần
lượt là: 2,75; 2,69; 2,07. Kết quả thu được ván ép theo tỷ lệ XM/dăm là 2,69 tối ưu
nhất, các thông số kĩ thuật sau: khối lượng thể tích 1,15 g/cm3; độ hút nước 9,3 %;
độ trương nở chiều dày 0,62 %; độ bền uốn tĩnh 11,56 Mpa; lực bám đinh 320 N.[1]

10


2.6. Sơ lược về nguồn nguyên liệu
Với đặc điểm của một đất nước nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải dư
thừa rất lớn. Nếu biết tận dụng thì chẳng những tạo thêm việc làm cho nhiều lao
động, mà bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu,
ứng dụng phế liệu còn rất khiêm tốn. Bởi nguồn phế liệu chủ yếu tập trung ở nông
thôn, nên việc thu gom, phân loại rất khó khăn. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, việc tận dụng lại các phế liệu là một biện pháp tiết
kiệm hết sức cần thiết. Và các đối tượng được nghiên cứu trong đề tài:
2.6.1. Cây dừa
2.6.1.1. Cây dừa
Đã hình thành cách đây khoảng 15 triệu năm trước, dừa được trồng và mọc
tự nhiên ở khu vực Đông Nam châu Á, Nam Mỹ, Ấn Độ và New Zealand, được
trồng để lấy quả, thích hợp trên các vùng đất có độ cao 300 m. Dừa phát triển tốt
trên đất pha cát, khả năng chống chịu tốt, cây ưa nắng. Dừa là cây một lá mầm, đặc

điểm nổi bật của cây dừa là từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành thì số lượng các
bó sợi trong từng vùng không thay đổi, cây dừa khác với gỗ là không có vòng năm,
không có sự thay đổi số lượng các bó sợi mà chỉ thay đổi mật độ các bó sợi từ gốc
đến ngọn, từ gốc đến ngọn mật độ bó sợi tăng dần. Dừa phải sống ở môi trường có
độ ẩm cao (70 – 80 %) để có thể phát triển một cách tốt nhất, do đó cây dừa rất khó
trồng ở những khu vực khô cằn hay không có đủ độ ẩm. Cây dừa có dáng thẳng
đứng, hình trụ tròn, độ thon ít. Các tàu lá dài 2,5 – 3 m mọc quanh thân lá. Lá kép
lông chim dài 0,5 – 1 m; rộng 3 – 4 cm. Dừa là cây có hoa đơn tính, không cuống,
hoa cái từ 25 – 30 hoa/buồng, hoa đực từ 7.000 – 9.000 hoa/buồng, dừa ra hoa liên
tục với hoa cái tạo ra hạt [2]. Quả dừa gồm có vỏ, cơm, gáo, nước dừa và mô mềm.
Bên trong vỏ là gáo dừa hóa gỗ cứng, trên sọ dừa có 3 lỗ mầm có thể nhận thấy rất
rõ từ phía ngoài gọi là các mắt dừa. Thông qua một trong các mắt này thì phần rễ
mầm sẽ vươn ra ngoài khi phôi nảy mầm. Tất cả các bộ phận cấu thành quả dừa khô
đều sử dụng được. Mụn chỉ xơ dừa dùng làm nệm, ván dăm, gáo dừa sản xuất than
hoạt tính. Cơm dừa làm thực phẩm, bánh kẹo và dầu dừa.

11


Ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, cây dừa đã được ứng dụng làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và tiến hành trồng rộng rãi với quy mô
lớn. Một số nước còn trồng ven biển để chống xói mòn đất và lũ lụt, đồng thời tạo
cảnh quan môi trường đẹp cho việc tham quan du lịch biển.

Hình 2.2: Cây dừa
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng dừa ở nước ta năm 2003 – 2008 [12]
Năm

2003


2004

2005

2006

2007

2008

Diện tích (nghìn ha)

120,7

133,1

132

133,9

135,3

138,3

Sản lượng (nghìn tấn)

893,3

960,1


977,2

1000,7

1024,9

1086

Từ bảng 2.7 ta thấy diện tích và sản lượng dừa đều tăng lên. Việt Nam có
diện tích và sản lượng dừa lớn tập trung chủ yếu ở duyên hải miền trung và Tây
Nam Bộ. Như vậy, cây dừa có tiềm năng lớn nhưng chưa được tận dụng triệt để hết
khả năng của nó, nếu biết cách khai thác và chế biến hợp lý thì cây dừa thực sự trở
thành nguồn tài nguyên có giá trị cao phục vụ cho công nghiệp sản xuất ván nhân
tạo.
2.6.1.2. Chỉ xơ dừa
Khi quả dừa chín lượng vỏ chiếm từ 33 – 35 % khối lượng quả. Trong đó chỉ
xơ dừa chiếm 30 %, gồm chỉ xơ to dài (bristle fiber) khoảng 12 % và chỉ xơ ngắn
nhồi nệm (mattress fiber) khoảng 18 %, phần còn lại là mụn dừa (coir dust) và chỉ
ngắn (short fiber) chiếm khoảng 70 % khối lượng vỏ

[9]

. Chỉ xơ dừa có màu trắng

khi quả còn xanh và màu nâu khi quả khô. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tấn xơ dừa
thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước các sông rạch ảnh hưởng
đến đời sống người dân. Do xốp và thấm nước tốt nên từ xưa đến nay mụn dừa

12



thường làm giá thể cho cây giống, song bị hạn chế vì trong mụn dừa có chất lignin
chát làm chết cây nên phải rửa hoặc khử khi dùng. Để giải quyết vấn đề này, đã có
một số doanh nghiệp chế biến mụn dừa được xây dựng nhằm thu hết lượng mụn
dừa thải ra từ các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa nhằm giảm thể ô nhiễm môi trường.
2.6.2. Cây cao su
2.6.2.1. Cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam trồng lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện
của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah
(Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Sau đó, hàng loạt đồn điền và công
ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ.

Hình 2.3: Cây cao su
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền
chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó
cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007, diện tích cao su ở Đông Nam Bộ 339.000 ha, Tây Nguyên (113.000 ha),
Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên hải miền Trung (6.500 ha).[13]

13


×