Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA3 Ở KHU VỰC BÀU SẤU, VQG CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

TRẦN VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIIA3 Ở KHU VỰC BÀU SẤU,
VQG CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

TRẦN VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIIA3 Ở KHU VỰC BÀU SẤU,
VQG CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Văn Dong

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
cho phép tôi được gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến:


Trước hết, tôi gửi lòng biết ơn Cha mẹ và những người thân của tôi đã
hết lòng ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được thành quả
như ngày hôm nay.



Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học
Nông Lâm Tp HCM, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Dong đã tận tình chỉ
dạy cho tôi những kinh nghiệm quý báu, cũng như hết lòng hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Vườn Quốc Gia Cát Tiên cùng
toàn thể cán bộ phòng kỹ thuật, kiểm lâm trạm Bầu Sấu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.




Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè giúp đỡ đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành khóa luận này.

Người viết
Trần Văn Quân

i


TÓM TẮT
Phương pháp nghiên cứu các đặc đặc tính cấu trúc cơ bản của trạng thái rừng
IIIA3 là tiến hành lập các ô tiêu chuẩn, với diện tích mỗi ô 2.000 m2 (40 m x 50 m), chỉ
lấy những cây có đường kính D1,3 ≥ 8 cm, thiết lập 8 ô dạng bản với diện tích 4 m2 để
thu thập dữ liệu những cây bụi và cây nhỏ trong khu vực tái sinh. Số liệu thu thập
được được xử lý bằng phần mềm thống kê Excel, Statgraphics.
Kết quả thu được như sau:
™ Tổ thành loài của lâm phần này khá đa dạng với 61 loài. Số lượng Bằng lăng và
Trâm chiếm tỉ lệ cao (từ 32 – 38% loài của lâm phần). Họ Dầu gồm 5 loài, các
loài quý hiếm và có giá trị gồm 3 loài.
™ Phân bố chiều cao là dạng phân bố nhiều đỉnh, tập trung trong lớp chiều cao
từ 6 – 18 m, ở lớp trên số lượng cây giảm dần. Tầng tán rừng thì không được
phân biệt rõ ràng.
™ Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần giảm dần. Số cây trong lớp
đường kính từ 8 – 32 cm chiếm tỉ lệ cao (>79,89%). Đường kính càng lớn
số cây càng ít.
™ Phân bố chiều cao của lâm phần được thể hiện bằng hàm
N% = exp(-3,56 - 1,25H + 4,33H^2-1,12H^3)
™ Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần được thể hiện bằng hàm
N% = exp(6,48 - 0.76*sqrt(D1,3))
™ Phân bố diện tích tán trong không gian tập trung ở lớp chiều cao từ 14 – 22 m.

™ Tần số tích lũy tán tập trung ở lớp chiều cao từ 18 m trở lên chiếm tỉ lệ cao (>80%).
™ Phân bố trữ lượng theo thành phần loài: Loài Bằng lăng có trữ lượng
lớn chiếm tỉ lệ 52,07%
™ Độ tàn che của lâm phần là 65%.
™ Phân bố số cây tái sinh : Mật độ cây tái sinh tương đối cao (27813 cây/ha). Số
cây tái sinh ở cấp chiều cao H < 0.5 m chiếm 44,94%, số cây có chiều cao từ
0,5 – 2 m chiếm 29,21%, số cây có chiều cao từ 1,5 m trở lên chiếm 25,84%.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................3
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng ..............................................................................3
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới .......................................................4
2.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Việt Nam ...........................................................5
2.4. Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu .....................................................6
2.4.1. Vị trí địa lý .................................................................................................6
2.4.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................7
2.4.2.1 Địa hình ................................................................................................7
2.4.2.2.Đất đai ...................................................................................................7
2.4.2.3. Khí hậu.................................................................................................8
2.4.2.4. Dân sinh kinh tế xã hội ........................................................................9

2.4.2.5.Động thực vật......................................................................................10
2.4.2.6. Nhân tố bản địa: .................................................................................12
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................13
3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................13
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................13
3.2.1. Điều tra ngoại nghiệp ...............................................................................13
3.2.1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan. ................................................13
3.2.3. Sơ thám thực địa .......................................................................................13
3.2.4. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................13
3.2.5. Điều tra lập ô tiêu chuẩn...........................................................................14
3.3. Phương pháp nội nghiêp .................................................................................15
3.3.1. Thành phần hệ thực vật ............................................................................15
iii


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................21
4.1. Thành phần hệ thực vật. ..................................................................................21
4.2. Phân bố số cây theo theo đường kính (N – D1,3) ...........................................23
4.3. Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hn) .........................................................25
4.4. Phân bố số cây theo tiết diện ngang (Gm2) ...................................................26
4.5. Phân bố trữ lượng (M) theo tổ thành loài........................................................28
4.6. Phân bố trữ lượng (M) theo cấp kính (D1,3) ..................................................30
4.7. Phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian ...........................................32
4.8. Tần số tích luỹ tán trong không gian...............................................................33
4.9. Độ tàn che của rừng ........................................................................................35
4.10. Phân bố chiều cao cây tái sinh ......................................................................35
4.11. Độ hỗn giao ...................................................................................................37
4.12. Mối tương quan hồi quy giữa các chỉ tiêu nghiên cứu..................................38
4.12.1. Mô hình hóa quy luật phân bố tần số (N – Hvn ; N – D1,3) ..................38
4.12.2.Mối tương quan hồi quy giữa Hvn – D1,3 và Dt – D1,3 ........................41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................45
5.1. Kết luận ...........................................................................................................45
5.1.1. Tổ thành hệ thực vật .................................................................................45
5.1.2. Phân bố số cây theo đường kính..............................................................45
5.1.3. Phân bố số cây theo chiều cao .................................................................45
5.1.4. Phân bố số cây theo tiết diện ngang ........................................................45
5.1.5. Phân bố trữ lượng theo tổ thành loài .......................................................46
5.1.6. Phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian ...................................46
5.1.7. Tần số tích lũy tán trong không gian .......................................................46
5.1.8. Độ tàn che của rừng.................................................................................46
5.1.9. Độ hỗn giao .............................................................................................46
5.1.10. Phân bố chiều cao cây tái sinh...............................................................46
5.2. Kiến nghị .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở VQG Cát Tiên ...........................................................9
Bảng 4.1. Tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu .............................................................21
Bảng 4.2. Phân bố số cây theo theo đường kính ...........................................................24
Bảng 4.3. Phân bố số cây theo chiều cao........................................................................25
Bảng 4.4. Phân bố số cây theo tiết diện ngang ..............................................................27
Bảng 4.5. Phân bố trữ lượng (M) theo tổ thành loài .....................................................28
Bảng 4.6. Phân bố trữ lượng theo cấp kính ...................................................................31
Bảng 4.7. Phân bố diện tích tán theo các cấp chiều cao ................................................32
Bảng 4.8. Tần số tích lũy tán trong không gian ............................................................34

Bảng 4.9. : Phân bố chiều cao cây tái sinh ....................................................................36
Bảng 4.10. Phẩm chất cây tái sinh.................................................................................37
Bảng 4.11. Phân bố tương quan giữa N – Hvn ...............................................................39
Bảng 4.12. Phân bố tương quan số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) .......................40
Bảng 4.13. Phân bố tương quan giữa Hvn – D1,3 ............................................................42
Bảng 4.14. Phân bố tương quan giữa Dt – D1,3..............................................................43

v


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tổ thành loài thực vật ...............................................................................23
Biểu đồ 4.2. Đường biểu diễn số cây theo cấp kính ......................................................24
Biểu đồ 4.3. Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao ..................................26
Biểu đồ 4.4 Đường biểu diễn số cây theo tiết diện ngang .............................................27
Biểu đồ 4.5. Phân bố trữ lượng theo tổ thành loài.........................................................30
Biểu đồ 4.6. Đường biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính ...................................31
Biểu đồ 4.7. Phân bố diện tích tán ở các lớp không gian ..............................................33
Biểu đồ 4.8. Đường biểu diễn tần số tích lũy tán trong không gian ..............................34
Biểu đồ 4.9. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao....................................................36
Biểu đồ 4.10. Phẩm chất cây tái sinh............................................................................37
Biểu đồ 4.11. Phân bố N% số cây theo chiều cao .........................................................39
Biểu đồ 4.12. Phân bố tương quan số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ...................41
Biểu đồ 4.13. Phân bố tương quan giữa Hvn và D1,3 ......................................................42
Biểu đồ 4.14. Phân bố tương quan giữa Dt – D1,3 .........................................................44

vi



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Cv

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

D1,3tb

Đường kính bình quân

DT

Đường kính tán cây, m

f1,3

Hình số thân cây

G1,3


Tiết diện ngang 1,3, m2

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

K

Hệ số nhọn phân bố

log

Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)


M

Trung vị

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

P

Mức ý nghĩa (xác suất)

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

Se


Sai tiêu chuẩn

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

vii


Sk

Hệ số độ lệch phân bố

Sum

Tổng

Sv

Phương sai

VQG

Vườn Quốc Gia


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
Thế giới ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển mạnh của các ngành
công nghiệp đã sản sinh ra một lượng CO2 tương đối lớn gây ô nhiễm môi trường,
hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất. Rừng đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc làm sạch không khí, tiêu thụ CO2 và thải O2 là trụ cột đảm bảo cân
bằng sinh thái, duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonic trong không khí, giảm nhẹ
ảnh hưởng của các chất thải, khí đọc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì
vậy nên nó được xem là “Lá phổi xanh của Trái đất”. Lượng oxy trong không khí có
vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Vì vậy mọi người gọi
thực vật xanh là’Nhà máy sản xuất thiên nhiên”. Cây cối thông qua quá trình quang
hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con
người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn
định. Mỗi một năm hệ thực vật trên trái đất nhận 400 tỉ tấn cacbonic và thải 200 tỷ
tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật chẳng
thể tồn tại được. Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hóa bầu không khí. Rừng
cũng là một nhà máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có lớp
lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm
sạch môi trường. Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối
(ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng
sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật
và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
Bên cạnh đó thì rừng còn cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, sản xuất
giấy, thủ công mỹ nghệ,xây dựng… .Cung cấp lâm sản ngoại gỗ, các loài thuốc chữa
bệnh mà rừng giữ cho khí hậu trong lành, bảo vệ môi trường, rừng còn được ví như “lá
phổi xanh” cho sự sống trên toàn cầu. Rừng giữ vai trò; duy trì cân bằng sinh thái bảo
tồn nguồn gien, bảo tồn đa dạng sinh học, rừng có chức năng phòng hộ, chống xói

1


mòn, chống cát bay, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt.
Tuy nhiên diện tích rừng trên thế nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng
đang suy giảm một cách nghiêm trọng về cả chất lượng và số lượng nạn khai thác gỗ
bừa bãi, phá rừng để trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, công tác quản lý rừng bền
vững còn chưa được quan tâm đã để lại hậu quả nghiêm trọng như là lũ lụt, mạch nước
ngầm giảm nghiêm trọng, hiện tượng sa mạc hóa, sóng thần, nước biển xâm thực đe
dọa đời sống của con người. Trong những năm gần đây, diện tích rừng đang có dấu
hiệu tăng lên nhờ vào các chính sách và sự đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực lâm
nghiệp, tuy nhiên chất lượng rừng lại bị giảm sút. Điều này được giải thích là vì diện
tích rừng tự nhiên tăng lên chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre
nứa, cấu trúc rừng gỗ lớn tự nhiên trước đó đã bị phá vỡ, rất khó tái tạo, phần lớn các
loại lâm sản có giá trị bị khai thác cạn kiệt, quá trình tái sinh rừng cũng mất rất nhiều
thời gian. Đây là một trong những vấn đề đang được ngành Lâm nghiệp quan tâm đặc
biệt. Việc nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm sinh trưởng, đề ra các biện pháp bảo vệ
nuôi dưỡng, làm giàu rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc sử dụng tài
nguyên rừng bền vững, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về cấu trúc, chức năng, mức tăng
trưởng, sự ổn định của hệ sinh thái rừng…
Xuất phát từ những tình hình thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân công của
Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S
Nguyễn Văn Dong ,trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được thực
hiện với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA3 ở khu
vực Bầu Sấu, VQG Cát Tiên tỉnh Đồng Nai”.
Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu cấu trúc rừng để tìm hiểu nắm quy luật cấu trúc của kiểu rừng
này. Nhằm làm cơ sở cho biện pháp đề xuất hợp lý để đưa về trạng thái ỏn định cấu
trúc. Từ đó đảm bảo chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường và điều tiết nước, nâng
cao sản lượng đa dạng sinh học.

+ Làm tài liệu tham khảo cho những vấn đề liên quan đến cấu trúc rừng tự
nhiên hỗn loài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc của một hệ sinh thái rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần
cấu tạo nên các quần thể thực vật trong hệ sinh thái theo không gian và theo thời gian.
a) Cấu trúc tổ thành: Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể
của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác, tổ
thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau
trên cùng đơn vị thể tích.
b) Cấu trúc tầng thứ : Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều
thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài
tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thuộc
nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.
c) Một số cách phân chia tầng tán:


Một Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.



Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục.




Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.



Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.



Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.

d) Cấu trúc tuổi : Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây
tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu
trúc về mặt không gian.
e) Cấu trúc mật độ : Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích.
Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng
đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi
của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.
3


f) Một số chỉ tiêu cấu trúc khác


Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ
độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.



Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia

theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.



Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giữa các cá thể. Cũng là chỉ
tiêu để xác định giai đoạn rừng.



Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ cây
rừng theo chỉ tiêu đường kính.



Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn
cứ theo chiều cao.

2.2 . Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
Để nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới, Davis và Richards (1934) đã dùng
phương pháp lập biểu đồ trắc diện đứng và ngang. Trong quần xã thực vật các loài cây
thường có hình dạng, dạng sống khác nhau, nhưng các thành viên trong cùng một
nhóm sinh thái thì đều giống nhau về dạng sống và quan hệ đối với hoàn cảnh xung
quanh. Các dạng sống này đều biểu hiện đến mức độ nào đó cách sắp xếp hợp lý trong
không gian. Cách sắp xếp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân biệt các quần
thể phụ khác nhau.
Theo Prodan (1952), quy luật phân bố của rừng chủ yếu theo đường kính D1,3
có sự liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh. Theo ông,
thì giá trị đặc trưng nhất cho rừng là sự phân bố cây theo đường kính, đặc biệt là rừng
tự nhiên hỗn loài, nó phản ánh được các lâm sinh của rừng. Điều đó được chấp nhận
và kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố đường kính của rừng tự

nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều ở cấp kính nhỏ do bởi có
nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các cỡ kính lớn chỉ có một số loài nhất
định do đặc tính sinh học hay nhờ vị trí thuận lợi trong rừng mới có khả năng tồn tại
và phát triển.
PW. Richard (1952), Beward Rollet (1974), trong công trình nghiên cứu của mình
đã xác định được các tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít có dạng phân bố Poisson.
4


Ở Châu Á, Bava (1954), Budowski (1956), Atitnot (1965), nhận định dưới tán
rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế cao.
Theo Xannikow (1967), Vipper (1973), trong nghiên cứu tái sinh rừng, người
ta nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu nhận ánh sáng, các
chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị
khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho thảm tươi và cây
bụi phát triển mạnh. Trong điều kiện đó chúng sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và
khả năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng,
cây bụi thảm tươi phát triển chậm sẽ tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên. (dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm 1992).
Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vứt ngọn (Hvn), đường kính tại vị
trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt),… mà còn xác định chính xác kích thước bình
quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
2.3.

Nghiên cứu về cấu trúc rừng Việt Nam
Nghiên cứu lâm sinh học ở Việt Nam trong những thập kỉ qua đã thu được nhiều

thành tựu quan trọng đặt nền móng cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm đưa ra các giải

pháp kĩ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ quản lý và nuôi dưỡng rừng. Rừng tự nhiên
ở nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, phức
tạp về cấu trúc. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ 20 trở lại đây, việc nghiên cứu cấu
trúc rừng ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu.
- Những nghiên cứu của Rollet (1969) về rừng thưa ở Nam Đông Dương
- Công trình nghiên cứu của M.Loeschau (1962,1964,1966) nghiên cứu về cấu trúc và
trạng thái rừng ở miền Bắc Việt Nam.
Theo Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới ở nước ta, tác giả đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng, như tầng vượt tán,
tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Tác giả vận dụng và
có sự bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của David và Richards, trong đó tầng cây
bụi và thảm tươi được phóng với tỉ lệ lớn. Ngoài ra tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để
phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam.
5


Đối với Đồng Sĩ Hiền (1974) trong công trình nghiên cứu “Lập thể tích và biểu
đồ thon cây đứng cho rừng Việt Nam” tác giả đã đi sâu vào xác định quy luật phân bố
cây rừng theo chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) làm cơ sở cho việc xây dựng biểu
đồ thể tích (V) một, hai hoặc ba nhân tố. Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên
của ông cũng rất phù hợp với những kết quả của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng
của rừng tự nhiên Việt Nam đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và phân bố
giảm một đỉnh lệch trái về phía đường kính.
Năm 1990, Trần Văn Con với mô hình toán học Weibull đã mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp kính (N/D) của rừng khộp. Ông cho rằng khi còn non thì phân bố có
dạng giảm, nhưng khi rừng càng lớn thì có xu hướng chuyển sang phân bố đỉnh và
lệch dần từ trái sang phải.
Năm 1993 Bảo Huy Bảo đã vận dụng lí thuyết mẫu chuẩn tự nhiên để lựa chọn thiết
lập các mô hình cấu trúc N/D1,3 theo cấu trúc chuẩ
2.4. Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu

2.4.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh: Huyện Tân Phú, Định
Quán của tỉnh Đồng Nai. Huyện Cát Tiên, Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng. Huyện Bù
Đăng của tỉnh Bình Phước.
Có toạ độ địa lý:
Từ 11020’50” đến 11050’20” vĩ độ Bắc
Từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ Đông.
Và tiếp giáp giới hạn:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) giới hạn
bởi sông Đồng Nai. Phía Nam giáp liên hiệp khoa học và sản xuất LN - CN La Ngà
huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) giới hạn bởi đường lộ 323. Phía Đông giáp huyện
Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) giới hạn bởi sông Đồng
Nai. Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai) và Lâm Trường Nghĩa Trung
(tỉnh Bình Phước). Với tổng diện tích tự nhiên là 73.878 ha trong đó:
Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 38.100 ha.
Khu Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 30.635 ha.
Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 5.143 ha.
6


2.4.2. Điều kiện tự nhiên
2.4.2.1 Địa hình
VQG Cát Tiên nằm ở khu vực cuối dãy Trường Sơn, vùng chuyển tiếp xuống địa
hình đồng bằng Nam Bộ, do vậy có cả địa hình vùng núi và địa hình vùng đồi có độ cao
tuyệt đối (độ cao so với mặt nước biển) từ 100 m – 670 m chạy thấp dần theo hướng Bắc
Ö Tây Bắc Ö Tây Ö Nam Ö Đông Nam với các độ cao trung bình như sau:
Ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc khu vực Bù Sầm xã Tiên Hoàng tỉnh Lâm Đồng
thường có độ cao tuyệt đối từ 500 m – 600 m với các núi: Dang Kla (675 m), Dang Pốt
(669 m), Laet Bite (659 m), Danpreum (600 m), núi Sân Bay (630 m),…
Ở phía Tây Bắc gồm các xã: Phước Cát II, Tiên Hoàng, Phước Cát I, Gia Viễn

thuộc huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thường có độ cao trung bình từ 350 m với các
đỉnh 414; 376; 353; 345,…
Ở phía Tây và Tây Nam gồm các xã: Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), xã Đăklua (tỉnh
Đồng Nai) thường có độ cao trung bình 300 m với các đỉnh 336; 284; 250; 200; 150,…
Ở phía Nam và Đông Nam thường có độ cao trung bình nhỏ hơn 150 m. Do đặc
điểm về địa hình của VQG Cát Tiên như trên nên đã hình thành 4 kiểu địa hình cơ bản là:
a) Địa hình đồi núi thấp.
b) Địa hình vùng đồi cao.
c) Địa hình vùng đồi trung bình.
d) Địa hình vùng đồi thấp.
2.4.2.2.Đất đai
Nền địa chất của khu vực VQG Cát Tiên ở thời kỳ trước Kỷ Đệ Tứ thì toàn
miền được phủ một lớp trầm tích biển đặc trưng bởi đá phiến thạch sét. Sau kỷ Đệ Tứ
được bao phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp và sau đó do hoạt động
của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những vùng thấp của khu vực được phủ lấp bởi
lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, quá trình phong hóa bào mòn, rửa
trôi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay. Nền địa chất của khu vực
VQG Cát Tiên bao gồm 3 cấu tạo chính là: trầm tích, bazan và sầm phiến thạch đã
hình thành và phát triển nên 4 loại đất chính như sau:
Đất phát triển trên đá Bazan (Fk): Loại đất có diện tích lớn nhất, chiếm gần
60% diện tích tự nhiên của VQG và chủ yếu phân bố ở khu vực phía Nam của VQG.
7


Đây là loại đất giàu chất dinh dưỡng phân hủy cho loại đất tốt, sâu, dày, màu đỏ hoặc
nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá tuff núi lửa lộ đầu chưa bị phong hóa hết. Ở trên đất này,
rừng phát triển tốt, có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh.
Đất phát triển trên đá Cát (đá Sầm Phiến Thạch) (Fq): Đây là loại đất chiếm
diện tích lớn thứ 2 của VQG Cát Tiên, vào khoảng 20%, có phân bố chủ yếu ở phía
Bắc của VQG (khu Cát Lộc). Một số tài liệu gọi loại đất này là đất xám bạc màu trên

đá Axit hoặc đá cát. Về độ phì, đất này kém phát triển hơn đất Bazan. Nhưng do rừng
chưa bị tàn phá nhiều nên nói chung vẫn còn tốt.
Đất phát triển trên đá sét (Fs): có diện tích không lớn, tập trung chủ yếu ở khu
vực phía Nam xen kẽ các vạt đất Bazan. Loại đất này tuy có độ phì khá, nhưng
nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất rất dễ bị thoái hóa
một cách nhanh chóng.
Đất phát triển trên phù sầm cổ (Đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): Gồm các
loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai, loại đất này cũng chiếm một diện
tích không nhỏ ở khu vực phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên. Thường
phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào
mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước
ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng trong mùa khô.
2.4.2.3. Khí hậu
VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình núi và vùng đồi có độ cao tuyệt đối
khác nhau dẫn đến việc hình thành 2 vùng khí hậu có sự khác nhau rõ rệt, giữa khu
Bắc và khu Nam VQG. Từ số liệu ghi nhận được ở 2 trạm khí tượng Bảo Lộc và Xuân
Lộc (trạm khí tượng Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Đông Bắc VQG trên độ
cao 850 m và trạm khí tượng Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai nằm ở phía Nam VQG Cát
Tiên) thì các thông số về khí hậu của 2 khu vực được thể hiện như bảng 2.1

8


Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở VQG Cát Tiên
STT

Yếu tố khí hậu

Trạm Bảo Lôc


Trạm Xuân Lộc

Nhiệt độ bình quân năm

21,5oC

25,4oC

Nhiệt độ TB tối cao

33,7oC

30,8oC

Nhiệt độ TB tối thấp

21,2oC

21,3oC

2

Lượng mưa bình quân

2542 mm

2185 mm

3


Độ ẩm tương đối TB năm

86%

83,6%

1

Điều kiện khí hậu thuận lợi đó đã làm cho VQG Cát Tiên có tính đa dạng cao
về thành phần loài và số lượng cá thể trong các loài, trở thành VQG tiêu biểu của cả
nước và được thế giới đánh giá cao. VQG Cát Tiên có một hệ thống sông suối, đầm,
bầu rất phong phú và đa dạng bao gồm:
Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông và Đông Nam của khu vườn chạy từ xã
Dăk Lua đến ấp Tà Lài với chiều dài vào khoảng 36 km có lưu lượng nước bình quân 450
m3/giây. Có nhiều hệ thống suối phân bố tương đối đều trong VQG như:
Suối Leh, Dar’soni, suối Đambri, Đa thai, Đacenac, Đa nhor (khu vực Bắc Cát Tiên tỉnh
Lâm Đồng).Suối Đăk Lua, Dabitt, Dabao, Dathai, Dasemath (khu vực Nam Cát Tiên tỉnh
Đồng Nai). Hầu hết các suối này đều đổ ra sông Đồng Nai và còn nước trong mùa khô.
VQG có nhiều Đầm và Bầu có diện tích khá lớn như: Bầu Sấu, Bầu Chim, Bầu
Cá, Bầu Tái Bình Dương, Bầu Rau Muống (khu Nam Cát Tiên), Đầm Nà Ngao,…
(khu Tây Cát Tiên), và các Đầm 1, 2, 3, 4 (khu Bắc Cát Tiên) có mực nước từ 1,5 –
2,5 m trong mùa mưa và 0,5 – 1,0 m trong mùa khô. Quanh các đầm, bầu và suối lớn
thường xuyên ẩm ướt và ngập nước vào mùa mưa nên có nhiều cây bụi, cây cỏ, song
mây, tre, lồ ô và dây leo phát triển mạnh hình thành thảm thực vật vùng ngập nước
phong phú và đa dạng.
2.4.2.4. Dân sinh kinh tế xã hội
Cát Tiên bao gồm 86 xã nằm trên địa bàn của 11 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai,
Lâm Đồng, Bình Phước, Đắc Nông. Vùng đệm VQG Cát Tiên có khoảng 17 vạn
người đang sinh sống (thống kê năm 2002), với hơn 13 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh
chiếm đa số (67%), dân tộc bản địa là Châu Mạ (6,2%) và Stiêng (2,3%), đồng bào

dân tộc Tày, Nùng, Dao từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn di cư tự do đến VQG Cát
9


Tiên từ những năm 1990. Tình hình kinh tế vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết đời sống người dân
vùng đệm còn rất khó khăn, với tỷ lệ các hộ đói nghèo chiếm khoảng 30%, trong đó có
nhiều hộ còn có tập quán sống dựa vào tài nguyên rừng. Vào lúc nông nhàn, hoặc mất
mùa người dân thường vào rừng để kiếm sống.
Qua tìm hiểu trong nhân dân và theo nhiều tài liệu thu thập được thì rừng ở
VQG Cát Tiên trước đây là khu rừng già gỗ lớn, che phủ hầu hết diện tích khu vườn
với nhiều chủng loại cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao của các họ chiếm ưu thế như:
Dầu (Dipterocarpus), Sao (Hopea), Chai (Shorea), Vên vên (Anisoptera), Làu táu
(Vatica) thuộc họ Sao dầu (Dipterocarpaceae); Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Căm xe
(Xylia xylocarpa) thuộc họ Đậu (Fabaceae); Bằng lăng (Lagestroemia) thuộc họ Tử vi
(Lythraceae); Gội (Aglaia), Huỳnh đường (Dysoxylum) thuộc họ Xoan (Meliaceae); họ
Re (Lauraceae); họ Dẻ (Fagaceae)… nhưng trải qua hàng chục năm trước đây (nhất là
từ năm 1976 đến năm 1995) rừng của VQG Cát Tiên chịu áp lực từ bên ngoài tác
động, khai thác rừng trái phép và bị kiệt quệ một phần.
Trong những năm gần đây, kể từ khi rừng cấm Nam Cát Tiên và rừng cấm khu
Tê Giác Cát Lộc được hình thành, do công tác quản lý bảo vệ đã được các cấp quan
tâm nên rừng VQG Cát Tiên đã tương đối ổn định, sự tác động vào rừng từ bên ngoài
của dân địa phương cũng chỉ xảy ra cá biệt ở từng thời điểm, từng nơi không đáng kể.
Mặt khác trong thời gian qua, VQG Cát Tiên đã vận dụng nhiều dự án trong nước và
quốc tế nhằm góp phần giúp người dân vùng đệm nâng cao đời sống (dự án vùng đệm,
dự án vùng lõi, dự án 661 và các dự án khác) trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phương
thức bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác xây
dựng rừng hàng năm của VQG Cát Tiên đã tăng thêm sự phong phú và đa dạng của hệ
thực vật, thảm thực vật của rừng.
2.4.2.5.Động thực vật

VQG Cát Tiên nằm ở phần cuối cùng của dãy Trường Sơn và vùng Đông Nam
Bộ nên hệ thực vật có quan hệ chặt chẽ với hệ thực vật của dãy Trường Sơn Nam, của
miền Đông Nam Bộ cũng như của Việt Nam trên cơ sở với 2 nhân tố xâm nhập chính:
nhân tố di cư và nhân tố bản địa.
Nhân tố di cư với 3 luồng di cư tới:
10


Từ phía Tây và Tây Nam sang: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật
Ấn Độ - Miến Điện xâm nhập từ vùng núi cao Tây Bắc của miền Bắc Việt Nam và tràn
xuống phía Nam dọc theo sườn Tây của dãy Trường Sơn đến cao nguyên Tây Nguyên
xuống cực Nam Trung Bộ với các họ cây đặc trưng có ở rừng khu Nam Cát Tiên như:
Họ Tử vi

Lythraceae

1 chi

6 loài

Họ Bàng

Combretaceae

6 chi

14 loài

Họ Cỏ roi ngựa


Verbenaceae

7 chi

20 loài

Họ Tung

Datiscaceae

1 chi

1 loài

Họ Gòn

Bombacaceae

2 chi

2 loài…

Những họ trên có hầu hết cây rụng lá trong mùa khô, hình thành các kiểu rừng
kín nửa rụng lá của khu Nam Cát Tiên. Trong đó họ tử vi đặc trưng là loài Bằng lăng
ổi (Lagestroemia caluculata) là loài cây gỗ lớn, có tổ thành số lượng cá thể loài cao,
tần số phân bố rộng và thường chiếm lĩnh tầng trên của rừng cùng với cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae), cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) của họ phụ Vang (Caesapinioideae)
và cây Tung (Tetrameles nudiflora) của họ Tung (Datiscaceae).
Từ phía Tây Bắc xuống: là luồng thực vật ôn đới và á nhiệt đới của khu hệ thực
vật Hymalaya – Vân Nam – Quý Châu Trung Quốc với các họ đặc trưng hiện có ở

VQG Cát Tiên như:
Họ Re

Lauraeceae

12 chi

41 loài

Họ Dẻ

Fagaceae

3 chi

13 loài

Họ Gắm

Gnetaceae

1 chi

6 loài

Họ Chè

Theaceae

6 chi


11 loài

Họ Lài

Oleaceae

4 chi

9 loài

Họ Tích tụ

Aceraceae

1 chi

3 loài

Họ Đỗ quyên Ericaceae

1 chi

1 loài

Hầu hết các loài cây trong họ này đều là cây lá rộng thường xanh, tổ thành số lượng cá
thể loài thấp và tần số xuất hiện nhỏ, trong đó có 2 họ: họ Re (Lauraceae) và họ Dẻ
(Fagaceae) có tổ thành số lượng cá thể và tần số xuất hiện cao. Ngoài ra, từ khu hệ
thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa tràn xuống các tỉnh phía Nam với hàng chục họ
và hàng trăm loài thực vật khác nhau chiếm tổ thành cá thể loài khá lớn ở VQG Cát Tiên.

Từ phía Nam lên: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia –
11


Indonesia với họ Dầu (Dipterocarpaceae), đây là họ đặc trưng di cư vào Việt Nam từ
kỷ Đệ Tam với 5 chi và 14 loài hiện đang có ở khu rừng Nam Cát Tiên.
2.4.2.6. Nhân tố bản địa:
Từ khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa tràn xuống các
tỉnh phía Nam với hàng chục họ và hàng trăm loài thực vật khác nhau chiếm tổ thành
số lượng cá thể loài khá lớn với các họ cây đặc trưng hiện có ở VQG Cát Tiên như:
Họ Đậu

Fabaceae

46 chi

114 loài

Họ 3 mảnh vỏ Euphorbiaceae 33 chi

14 loài

Họ Thị

Ebenaceae

1 chi

15 loài


Họ Trôm

Sterculiaceae 7 chi

20 loài

Họ Đay

Tiliaceae

4 chi

13 loài

Họ Bồ hòn

Sapindaceae

10 chi

18 loài

Họ Cỏ

Poaceae

39 chi

64 loài


Họ Cà phê

Rubiaceae

35 chi

66 loài

Họ Na

Annonaceae

13 chi

27 loài

Họ Bứa

Clusiaceae

5 chi

20 loài

Họ Xoan

Meliaceae

10 chi


17 loài

Họ Xoài

Anacardiaceae 11 chi

18 loài

Hầu hết cây trong họ trên thuộc các loài cây lá rộng thường xanh, có tổ thành số
lượng cá thể loài lớn, có tần số xuất hiện khá rộng và cũng là những họ chủ đạo (sau
họ Dầu và họ Tử vi) tạo nên cấu trúc của hệ thực vật rừng và cấu trúc trong các lâm
phần rừng vườn quốc gia Cát Tiên.

12


×