Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM GIỮA CÁC LOÀI CÂY RỪNG CỦA KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI PHÂN TRƯỜNG III RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TÂN PHÚ HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM GIỮA CÁC LOÀI CÂY RỪNG CỦA
KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI
PHÂN TRƯỜNG III RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN
TÂN PHÚ HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: TRỊNH VĂN QUỐC


Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 06/2011


NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM GIỮA CÁC LOÀI CÂY RỪNG CỦA
KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI
PHÂN TRƯỜNG III RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN
TÂN PHÚ HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI
**********


Tác giả

TRỊNH VĂN QUỐC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN VĂN DONG

Tháng 06 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:
™ Công ơn sinh thành của bố mẹ, sự quan tâm lo lắng và động viên của mọi
thành viên trong gia đình giúp tôi có được thành tựu như ngày hôm nay.
™ Ban giám hiệu trường Đại học nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
™ Quí thầy cô trường Đại học nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khoa Lâm Nghiệp
đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.

™ Thầy, Thạc sĩ Nguyễn Văn Dong đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm khóa luận tốt nghiệp.
™ Ban giám đốc và các cán bộ Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Tân Phú đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện công tác ngoại nghiệp
của khóa luận.
™ Cảm ơn anh Phan Văn Trọng đã tận tình giúp đỡ và đóng góp những ý kiến
cũng như những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa
luận.
™ Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên

Trịnh Văn Quốc

ii


TÓM TẮT
Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu sự kết nhóm giữa các loài cây rừng của
kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại phân trường III rừng phòng hộ
đầu nguồn Tân Phú huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai”.
Địa điểm thực hiện khóa luận: Được tiến hành tại Phân trường III, rừng phòng
hộ đầu nguồn Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Thời gian thực hiện khóa luận từ 02/2011 đến 06/2011

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Dong
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong khóa luận là điều tra và thu thập
số liệu ngoài hiện trường. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để xử lý số liệu và
thực hiện tất cả các nội dung nghiên cứu trong khóa luận.
Kết quả nghiên cứu thu được gồm những nội dung chính sau đây:
- Mât độ rừng: 632 cây/ha (có đường kính D1,3 ≥ 8 cm).
- Cấu trúc tổ thành loài:
Từ kết quả nghiên cứu tổ thành loài tại phân trường III, thuộc Ban Quản Lý
RPH Tân Phú cho thấy trong khu vực có 63 loài thực vật thuộc 28 họ và một loài chưa
được định danh (kí hiệu Sp). Trong đó, có các loài có số lượng chiếm tỉ lệ cao và phân
bố đều trong lâm phần như: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Trâm trắng
(Syzygium cinereum Wall ex Merr), Chiết tam lang (Barringtonia macrostachya), Kơ

nia (Ivingia malayana), Thị rừng (Diospyros apiculata), Săng ớt (Xanthophyllum
exceleum). Đặc biệt thành phần thực vật tham gia vào tổ thành loài có những loài có
giá trị kinh tế cao và chiếm số lượng lớn như: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri
Pierre), Sao đen (Hopea odorata Roxb) và những loài chiếm số lượng nhỏ như: Vên
vên (Anisoptera costata Karth), Gõ mật (Sindora siamensis var siamensis).
Thông qua chỉ số quan trọng Iv chúng tôi đã xác định tại khu vực có 4 loài thực
vật có số lượng có ý nghĩa về mặt lâm học đó là: Kơ nia (Ivingia malayana), Dầu song
nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Bằng lăng ổi (Lagerstrenia calyculata Kurz), Trâm
iii


trắng (Syzygium cinereum Wall ex Merr). Trong 4 loài trên thì Kơ nia là loài cây có

chỉ số Iv cao nhất (Iv = 15,43%)
- Sự kết nhóm:
Mức độ kết nhóm của các loài cây gỗ trong lâm phần chưa được cao. Trong 5
loài cây: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Trâm trắng (Syzygium cinereum
Wall ex Merr), Chiết tam lang (Barringtonia macrostachya), Kơ nia (Ivingia
malayana), Thị rừng (Diospyros apiculata), có tần số xuất hiện nhiều nhất trong 200 ô
điều tra (200m2) chỉ có 4 cặp xảy ra sự kết nhóm (Dầu song nàng - Trâm trắng, Trâm
trắng - Chiết tam lang, Chiết tam lang - Kơ nia, Chiết tam lang - Thị rừng) ở mức ý
nghĩa α = 0,05. Do đây là rừng đang trong giai đoạn phục hồi sau khai thác nên cấu
trúc rừng chưa hoàn chỉnh, dẫn đến mối quan hệ giữa các loài cây chưa được rõ ràng.
Để cho các loài cây rừng tại đây được phát triển tốt hơn thì chúng ta cần tạo điều kiện
thuận lợi và có những biện pháp bảo vệ hợp lý.


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................... ..i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ .ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................... .v
Danh sách các chữ viết tắt………………………………………………………... vii
Danh sách các bảng……………………………………………………………… viii

Danh sách các hình ................................................................................................... .x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ .1
Chương 2: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... .4
2.1 Một số khái niệm về sự kết nhóm .................................................................. .4
2.2 Tình hình nghiên cứu về sự kết nhóm của cây rừng trên thế giới .................. .5
2.3 Tình hình nghiên cứu về sự kết nhóm của cây rừng trong nước .................... .6
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ .7
2.4.1Cơ sở thành lập Ban Quản Lý RPH Tân Phú tỉnh Đồng Nai ................... .7
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... .7
2.4.2.1 Vị trí địa lý – phạm vi ranh giới hành chính .................................... .7
2.4.2.2 Địa hình – địa thế ............................................................................. .8
2.4.2.3 Địa chất – thổ nhưỡng ...................................................................... .8

2.4.2.4 Khí hậu – thủy văn ........................................................................... .8
2.4.2.5 Tổng quát tài nguyên rừng phòng hộ Tân Phú ................................. .9
2.4.2.5.1 Tình hình phân bố...................................................................... .9
2.4.2.5.2 Những nét cơ bản về hệ thực vật ............................................... 11
2.4.2.5.3 Những nét cơ bản về hệ động vật .............................................. 11
2.4.3 Tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội ...................................................... 12
2.4.3.1 Dân tộc, dân số và lao động ............................................................. 12
v


2.4.3.2 Tình hình kinh tế xã hội ................................................................... 13
Chương 3: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 15

3.1 Nội dung ........................................................................................................ 15
3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 15
3.1.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
3.2.1 Công tác ngoại nghiệp ............................................................................. 15
3.2.2 Công tác nội nghiệp ................................................................................. 16
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 20
4.1 Tổ thành loài ................................................................................................... 20
4.1.1 Thành phần thực vật tại khu vực nghiên cứu .......................................... 20
4.1.2 Nhóm loài ưu thế ..................................................................................... 24
4.2 Sự kết nhóm của các loài cây rừng ................................................................. 26
Chương 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 40

5.1 Kết luận........................................................................................................... 40
5.2 Tồn tại và kiến nghị ........................................................................................ 41
5.2.1 Tồn tại ...................................................................................................... 41
5.2.2 Kiến nghị ................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 43
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
C1,3


Chu vi thân cây tại tầm cao 1,3 m

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m

DĐT

Đường kính tán cây theo hướng Đông - Tây

DNB


Đường kính tán cây theo hướng Nam – Bắc

G1,3

Tiết diện ngang thân cây tại vị trí 1,3 m

Hdc

Chiều cao dưới cành của cây

Hvn


Chiều cao vút ngọn của cây

Iv

Chỉ số quan trọng

S

Diện tích ô lâm học

f0


Tần số quan sát

fe

Tần số lý thuyết

N

Mật độ cây

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng phân loại đất tại khu vực nghiên cứu ............................................. . 8
Bảng 2.2: Tình hình lao động trong khu vực ........................................................... 13
Bảng 4.1: Danh mục thực vật tại tiểu khu 86 .......................................................... 21
Bảng 4.2: Phân bố nhóm loài theo chỉ số Iv% ......................................................... 24
Bảng 4.3 Tần số các loài thực vật xuất hiện trong 200 ô điều tra………………....26
Bảng 4.4: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Dầu song nàng - Trâm trắng ....... 29
Bảng 4.5: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Dầu song nàng - Trâm trắng........ 29
Bảng 4.6: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.4 .............................. 30

Bảng 4.7: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Dầu song nàng - Chiết tam lang .. 30
Bảng 4.8: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Dầu song nàng - Chiết tam lang.. 30
Bảng 4.9: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.7 .............................. 31
Bảng 4.10: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Dầu song nàng - Kơ nia ............. 31
Bảng 4.11: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Dầu song nàng - Kơ nia ............ 31
Bảng 4.12: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.10 .......................... 32
Bảng 4.13: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Dầu song nàng - Thị rừng .......... 32
Bảng 4.14: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Dầu song nàng - Thị rừng ......... 32
Bảng 4.15: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.13 .......................... 33
Bảng 4.16: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Trâm trắng - Chiết tam lang ...... 33
Bảng 4.17: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Trâm trắng - Chiết tam lang ...... 33
Bảng 4.18: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.16 .......................... 34

Bảng 4.19: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Trâm trắng - Kơ nia ................... 34
Bảng 4.20: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Trâm trắng - Kơ nia .................. 34
Bảng 4.21: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.19 .......................... 35
Bảng 4.22: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Trâm trắng - Thị rừng ................ 35
Bảng 4.23: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Trâm trắng - Thị rừng ............... 35
viii


Bảng 4.24: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.22 .......................... 36
Bảng 4.25: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Chiết tam lang - Kơ nia.............. 36
Bảng 4.26: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Chiết tam lang - Kơ nia ............. 36
Bảng 4.27: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.25 .......................... 37

Bảng 4.28: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Chiết tam lang - Thị rừng .......... 37
Bảng 4.29: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Chiết tam lang - Thị rừng.......... 37
Bảng 4.30: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.28 .......................... 38
Bảng 4.31: Tần số quan sát (f0) của hai loài cây: Kơ nia - Thị rừng ....................... 38
Bảng 4.32: Tần số lý thuyết (fe) của hai loài cây: Kơ nia - Thị rừng ...................... 38
Bảng 4.33: Cách tính giá trị χ2 theo số liệu quan sát từ bảng 4.31 .......................... 39

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố các nhóm loài theo Iv% ................................................ 25
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố chỉ số Iv % của các loài cây trong tổ thành loài........... ...
.................................................................................................................................. 25

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây con người phải đối mặt với nhiều thiên tai như lũ lụt
hạn hán kéo dài, nhiệt độ ngày càng nóng hơn và khắc nghiệt hơn, băng ở Bắc Cực tan

chảy nhanh. Tất cả những hệ quả đó là do một thời gian dài con người đã khai thác và
tàn phá thiên nhiên quá mức để phục vụ cho đời sống của mình. Trong đó, phá rừng
bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm tăng
nhiệt độ lên toàn cầu. Rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trước mắt cho con
người mà còn có nhiều tác dụng khác như rừng có thể ngăn lũ, chống xói mòn đất, có
thể làm thời tiết mát hơn, làm giảm tiếng ồn và đặc biệt là phục hồi lại nguồn nước duy
trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học, rừng được mệnh danh là "lá phổi " của
trái đất. Bởi vậy, việc sử dụng, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng sao cho hợp lý
luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở
mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Đất nước Việt Nam nằm trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất

đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa
đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật.
Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh,
rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim,
rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... Rừng là
hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng nhiệt đới ẩm như
kiểu rừng ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu
tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kì quan trọng trong việc
tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng
Việt Nam không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa
đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng chung
1



với thế giới, Việt Nam do chiến tranh, cộng với việc gia tăng dân số nhanh đã làm cho
diện tích rừng giảm đáng kể, cụ thể là trước chiến tranh độ che phủ của rừng nhiệt đới
chúng ta 43,8% nhưng sau chiến tranh chỉ còn lại 29,1%, nhịp độ phá hoại là 200.000
ha/năm (Thái Văn Trừng – những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam).
Trước tình hình đó, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm bảo
vệ rừng đặc biệt là các nhà lâm nghiệp phải có sự can thiệp kịp thời để tìm ra các giải
pháp hợp lý nhằm phục hồi lại những diện tích rừng đã mất, đồng thời làm tăng chất
lượng rừng. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực tỉnh Đồng Nai là
nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, bảo vệ môi
trường và phục vụ nghiên cứu khoa học. Trong kiểu rừng này có hệ thực vật rất phong

phú và đa dạng, tuy nhiên do khai thác và sử dụng không hợp lý, cùng với việc phá
rừng lấy đất canh tác và lấy củi phục vụ sinh hoạt của người dân, rừng Đồng Nai đã bị
giảm sút nghiêm trọng cả về trữ lượng lẫn diện tích. Vài năm gần đây, với sự quan tâm
của nhà nước, sau khi có các chính sách đóng cửa rừng để nuôi dưỡng phục hồi thì
hiện trạng rừng ở đây phần nào đã được cải thiện. Không chỉ dừng lại ở việc khoanh
nuôi và bảo vệ, những nhà lâm học cần phải có những tác động tích cực hơn nữa như:
nghiên cứu về cấu trúc, thành phần loài, sự kết nhóm giữa các loài, phương pháp
khoanh nuôi bảo vệ rừng hữu hiệu... để làm giàu thêm vốn rừng.
Trong quần xã thực vật có nhiều mối quan hệ rất phức tạp giữa các cá thể với
nhau, và giữa các cá thể với các nhân tố môi trường sống xung quanh. Theo Bray
(1956), sự phụ thuộc giữa các loài có thể nghiên cứu trên các mức độ khác nhau:
+ Trên mức độ địa lý, là nghiên cứu sự cùng chung sống của các loài trong một

địa phương và đánh giá sự giao nhau của chúng trong các vùng địa lý.
+ Trên mức độ quần xã, là xem xét sự liên hệ phụ thuộc giữa các loài, xác định
khả năng của chúng tham gia vào cùng một quần xã và những nhân tố kiểm soát sự
sống của chúng.
+ Trên mức độ giữa các loài trong cùng một quần lạc thực vật xác định quan hệ
qua lại giữa các loài.
Sự phụ thuộc của các loài là vấn đề sinh thái học rất quan trọng, đảm bảo cho
sự phát triển đa dạng và ổn định của rừng.

2



Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn
Văn Dong, chúng tôi đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu sự kết nhóm
giữa các loài cây rừng của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại phân
trường III rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai”.
Với mục đích thực hành các kiến thức đã học và mong muốn có thể góp phần cung cấp
một số thông tin sơ lược về sự kết nhóm của một số loài cây rừng tại rừng phòng hộ
đầu nguồn Tân Phú.

3



Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Một số khái niệm về sự kết nhóm
- Sự kết nhóm: là một nhóm loài có sự thích ứng và chịu đựng giống nhau đối
với điều kiện môi trường. Nhóm loài cùng có yêu cầu môi trường giống nhau
(PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm).
- Sự kết nhóm giữa hai loài cây nghiên cứu có thể biểu hiện ở dạng:
+ Sự kết nhóm âm: tăng độ phong phú của loài này kéo theo giảm độ phong phú
của loài khác.
+ Sự kết nhóm dương: tăng độ phong phú của loài này kéo theo tăng độ phong
phú của loài khác.
+ Không có kết nhóm: sự thay đổi độ phong phú của loài này không kéo theo sự

thay đổi độ phong phú của loài khác.
+ Sự phụ thuộc phức tạp: mối liên hệ giữa hai loài biểu hiện dưới dạng đường
cong chữ U.
- Các loài cây rừng có mối quan hệ mật thiết, có khả năng thích ứng và chịu
đựng giống nhau trong cùng điều kiện môi trường. Sự kết nhóm là nhân tố quan trọng
trong nghiên cứu cấu trúc rừng của lâm phần, từ đó đề xuất các biện pháp kinh doanh
rừng hợp lý, đảm bảo được sự phát triển ổn định, lâu dài của rừng.
- Kết cấu loài: là thành phần loài và tỉ lệ loài trong một quần xã thực vật. Có thể
mở rộng để biểu thị kết cấu dạng sống, kết cấu các hệ thực vật trong thảm thực vật.
- Quần hợp thực vật: là một quần thể thực vật có kết cấu loài nhất định và hình
dáng bên ngoài đặc trưng sinh trưởng trong môi trường nhất định, thuần nhất. Quần
hợp thực vật là kết quả của sự thích nghi của nhóm loài cây có độ tin tưởng cao đối với

điều kiện môi trường nhất định.

4


- Cấu trúc tổ thành:
+ Tổ thành: là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong
thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các
loài cây khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích. Nếu một loài cây nào đó chiếm tỷ lệ
trên 95% tổ thành loài trong rừng thì đó được gọi là rừng thuần loài, còn rừng có từ hai
loài trở lên với tỷ lệ xấp xỉ nhau thì gọi là rừng hỗn loài.
+ Tổ thành loài của rừng nhiệt đới thường phong phú, giàu về chủng loại hơn so

với rừng ôn đới. Trên một ha đất rừng tự nhiên nhiệt đới có khi có đến 40 - 50 loài cây
thân gỗ đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở lên cùng sinh sống với nhau.
2.2 Tình hình nghiên cứu về sự kết nhóm của cây rừng trên thế giới
Rừng tự nhiên mưa ẩm nhiệt đới là một kiểu rừng rất đa dạng và phong phú về
loài, đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu về loại rừng này thì đề tài về sự kết nhóm chưa được chú
trọng nghiên cứu đúng mức, mà chỉ đi sâu nghiên cứu mảng cấu trúc rừng và mối liên
hệ giữa các loài trong các quần xã thực vật.
- Champsoloix R. (1951): “Nghiên cứu những quần hệ thực vật trên những cao
nguyên Trung Bộ Việt Nam và các vùng tiếp giáp”, đã chỉ ra mối quan hệ giữa các loài
thực vật trên vùng núi cao.
- M.E. Tcachenco (1952) phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa

lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn
nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”.
- Richard (1952) có định nghĩa: “Một quần xã thực vật bao gồm những loài cây
có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra một hoàn cảnh sinh thái
nhất định và được sắp xếp một các tự nhiên hợp lí trong không gian”.
- Assmann (1968) đưa ra khái niệm: “Một lâm phần hay một rừng cây là tổng
thể các cây cùng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều kiện
hoàn cảnh nhất định và có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện
tích rừng khác…”.
Một số nhà khoa học lâm nghiệp khác đã đưa ra một số hệ số để tính các hệ số
kết nhóm chỉ rõ mức độ quan hệ giữa các loài thực vật trong lâm phần nghiên cứu như:

5


- Forbes (1925): Cách tính hệ số tương quan giảm.
- Iul (1920): Hệ số Iul.
- Cole (1949) : Hệ số Cole.
- Morisita (1959): Hệ số kết nhóm Morisita.
- Dice (1945): Hệ số Dice.
- Inversen (1954): Hệ số Inversen.
2.3 Tình hình nghiên cứu về sự kết nhóm của cây rừng trong nước
Rừng mưa nhiệt đới là loại rừng được quan tâm nhiều trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Tuy nhiên, sự nghiên cứu chuyên sâu về sự kết nhóm của các loài cây rừng

mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mối quan hệ theo số lượng của các loài trong quần xã
thực vật đặc trưng cho từng vùng.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về sự kết nhóm của cây rừng cũng được quan
tâm như:
- Nguyễn Anh Tiếp, Lê Viết Lộc, 1964 đã thống kê “Hệ thực vật và những loại
hình ưu thế trong các kiểu thảm thực vật ở rừng Cúc Phương”.
- Lê Viết Lộc và Nguyễn Bội Quỳnh, 1963 đã nghiên cứu “Những kiểu thảm
thực vật vùng Tây Bắc và vùng Qùi Châu”.
- Tác giả Bảo Huy trong luận án Phó tiến sĩ về cấu trúc rừng rụng lá ở Tây
nguyên đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết (bằng giải thích và nhận xét) giữa các loài
trong các quần xã thực vật.
- Thái Văn Trừng, 1978 “Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh

thái” cho rằng các nhân tố sinh thái đã đóng góp vai trò quyết định đối với quá trình
phát sinh và phát triển những kiểu thảm thực vật.
- Gần đây, một số công trình nghiên cứu về sự kết nhóm của các loài cây rừng
được chú ý hơn, cụ thể là việc nghiên cứu sự kết nhóm của các loài cây rừng của kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới của PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm và KS.
Nguyễn Thượng Hiền tại Đắc Uy – Kon Tum, với 4 loại cây nghiên cứu là: Trắc, Hà
nu, Chà xót, Lành nghạnh. Công trình nghiên cứu đã dựa trên các phương pháp luận và
phân tích kết nhóm trong quần xã thực vật, sử dụng phần mềm thống kê SDSS-10 và
các công thức thống kê toán học để đánh giá sự kết nhóm của một số loài cây hoàn
toàn khoa học và khách quan.
6



Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về sự kết nhóm giữa các loài cây gỗ trong quần
xã thực vật còn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Nhưng đây sẽ là một đề tài được
quan tâm hiều trong tương lai về những lợi ích về nhiều mặt như sinh thái quần xã,
tính bền vững cấu trúc và nhất là về mặt kinh tế. Vì vậy cần thiết xây dựng hoàn chỉnh
phương pháp nghiên cứu về sự kết nhóm của loài cây rừng để làm cơ sở đề xuất các
biện pháp lâm sinh bảo tồn và phát triển các quần xã thực vật bền vững, đáp ứng được
các yêu cầu về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái của rừng.
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.4.1 Cơ sở thành lập Ban Quản Lý RPH Tân Phú tỉnh Đồng Nai
Ban Quản Lý RPH Tân Phú được thành lập ngày 01/07/1978 với tên gọi là Lâm
Trường Tân Phú theo quyết định số: 816 – UBT của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.

Từ năm 1978 đến năm 1991 Lâm Trường Tân Phú thuộc Sở Nông Lâm Đồng
Nai (nay là Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai).
Từ năm 1982 đến năm 1991, Sở Nông Lâm bàn giao lại cấp chủ quản Lâm
Trường Tân Phú cho Ủy Ban Nhân Dân huyện Tân Phú (nay là huyện Định Quán) trực
tiếp quản lý.
Từ năm 1992 theo quyết định số 388 / HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là
Thủ Tướng Chính Phủ), Lâm Trường Tân Phú được phép thành lập Doanh Nghiệp
Nhà Nước theo quyết định số 1291 / QĐ – UBT ngày 02/10/1992 của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Đồng Nai.
Năm 1997 theo quyết định số 4917 / QĐCP – UBT ngày 31/12/1997 của Chủ
Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai, chuyển Lâm Trường Tân Phú thành loại hình
Doanh Nghiệp Nhà Nước hoạt động công ích kể từ ngày 01/01/1998 cấp chủ quản là

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 2007 đến nay, Lâm Trường Tân Phú được chuyển thành đơn vị sự
nghiệp có thu với tên gọi là Ban Quản Lý RPH Tân Phú.
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên
2.4.2.1 Vị trí địa lý – phạm vi ranh giới hành chính
Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú nằm ở vị trí địa lý:
- Kinh độ : 107020’00” – 107027’30’’ Kinh độ Đông.
- Vĩ độ : 11032’00” – 11010’00” Vĩ độ Bắc.
7


Trong phạm vi ranh giới hành chính:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú thuộc địa bàn quản lý hành chính Xã Gia
Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai, có phạm vi ranh giới quản lý bao gồm:
+ Phía Đông giáp Sông La Ngà (Địa phận Tỉnh Bình Thuận).
+ Phía Tây giáp Công ty Mía đường La Ngà (ranh giới là Suối Trà My).
+ Phía Nam giáp Sông La Ngà (Địa phận Huyện Xuân Lộc).
+ Phía Bắc giáp Xã Gia Canh và Công ty Mía đường La Ngà.
+ Tổng diện tích đất đai thuộc phạm vi rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú
13.733,12 ha.
2.4.2.2 Địa hình – địa thế
Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú nằm tập trung ở độ cao 62 – 270 m so với
mặt nước biển. Độ dốc chỉ từ 00 – 300, những khu vực bằng phẳng chủ yếu phân bố ở
độ cao 80 – 120 m chiếm phần lớn đất đai ở đây.

2.4.2.3 Địa chất – thổ nhưỡng
Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao
nguyên xuống và cũng là vùng ven của các hoạt động núi lửa trước đây mà trung tâm
là Xuân Lộc. Di tích còn để lại là vết gãy của dòng sông La Ngà, vì vậy đất đai được
hình thành với nguồn gốc từ Bazan phún xuất, trầm tích của sa thạch, phiến thạch lượn
sóng và bồi tụ của phù sa cổ. Cấu trúc đất đai được tóm tắt ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Bảng phân loại đất tại khu vực nghiên cứu
Ký hiệu

Tên gọi

Diện tích (ha)


Tỷ lệ %

Đ’K

Đất Bazan trên vùng đồi thấp

2.087,4

15,2

ĐK


Đất Bazan trên vùng đồi trung bình

4.051,3

29,5

Đ’P

Phù sa cổ trên vùng đồi thấp

274,7


2,0

PP

Phù sa cổ vùng bán bình nguyên

3.831,5

27,9

3.488,2


25,4

ĐH

Đất hình thành trên sa thạch, phiến
thạch vùng đồi trung bình

2.4.2.4 Khí hậu – thủy văn
Khu vực nghiên cứu mang khí hậu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ và vùng
nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm của không khí cao, thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
8



- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân năm 1.415 mm, có năm lượng mưa nhiều lên đến 2.500
mm, có năm lượng mưa thấp nhất 600 mm, lượng mưa tập trung nhiều từ tháng 6 đến
tháng 8 hằng năm.
Nhiệt độ bình quân năm là 270C, nhiệt độ cao nhất là 380C vào các tháng 3 và
tháng 4, nhiệt độ thấp nhất là 130C vào khoảng tháng 12.
Độ ẩm bình quân năm là 76%, độ ẩm cao nhất là 100% vào những tháng mưa
nhiều.
* Nhận xét: Với đặc điểm thời tiết khí hậu như trên tuy có nhiều thuận lợi trong

công tác trồng và phát triển rừng. Nhưng vào mùa khô thời gian nắng hạn kéo dài, kèm
theo các yếu tố khác như độ ẩm khí hậu thấp, nhiệt độ cao, tạo nên đặc điểm khí hậu
khô lạnh. Mặt khác, vào mùa mưa thực bì cây cỏ phát triển nhiều nhưng vào mùa nắng
lớp thực bì và cây cỏ trở nên khô nóng. Vì vậy, nếu không có biện pháp phòng chống
cháy rừng tốt rất dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô.
Hệ thủy văn trên vùng đất thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú gồm nhiều
suối nhỏ nhưng chỉ có nước vào mùa mưa đổ vào sông La Ngà. Sông suối ở đây có
nhiều thác ghềnh, mực nước và tốc độ dòng chảy không ổn định nên khó có thể thực
hiện giao thông đường thủy nhưng lại có nhiều cảnh đẹp có thể phục vụ du lịch sinh
thái.
* Nhận xét: Nhìn chung nguồn nước ở đây rất khó khăn vào các tháng mùa khô
nên các tháng này sẽ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước thiếu hụt vào

mùa khô nhưng lại dư thừa trong mùa mưa cho nên công tác trồng rừng phải chú ý đến
thời tiết trong năm. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải thực hiện tốt, nhất là
vào những tháng khô hạn.
2.4.2.5 Tổng quát tài nguyên rừng phòng hộ Tân Phú
2.4.2.5.1 Tình hình phân bố
Tổng diện tích đất đai thuộc phạm vi rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú là
13.733,12 ha (theo QĐ số 2.738 / QĐ - UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày
20/08/2008).
- Đất có rừng: 12.327,41 ha, trong đó:
9



+ Rừng tự nhiên: 11.544,39 ha.
+ Rừng trồng: 783,02 ha.
(trong đó, có 69,48 ha rừng trồng Teck-Điều, bị phá đang xử lý )
- Đất chưa có rừng: 1.405,71 ha, trong đó:
+ Đất khoanh nuôi tái sinh: 24,33 ha.
+ Đất nông nghiệp: 1.255,86 ha.
+ Đất ở: 14,03 ha.
+ Đất XDCB (đường xá, trạm, trại): 79,38 ha.
+ Núi đá: 19,73 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 12,38 ha.
* Những đặc điểm chính của rừng tự nhiên:
Về diện tích, theo kết quả phúc tra xác minh năm 1988 là 10.279,7 ha , sau một

thời gian khoanh nuôi và bảo vệ tốt, các diện tích rừng Ib, Ic (đất trống có cây gỗ rải
rác) đã phục hồi thành rừng non IIa, tham gia vào kết cấu tổng diện tích rừng tự nhiên
của Ban Quản Lý RPH Tân Phú qua các giai đoạn như sau:
- Năm 1988 - 1992: Từ 10.279,7 ha sau tăng lên 11.066 ha, như vậy đã chuyển
786,3 ha từ đất có cây lùm bụi thành rừng non IIa.
- Năm 1992 - 1996: Từ 11.066 ha, sau khi tiếp nhận thêm 103 ha rừng của
Công ty Mía Đường La Ngà và khoanh nuôi tái sinh rừng, đã đưa diện tích rừng tự
nhiên từ 11.169 ha lên 11.599,9 ha, chuyển khoảng 431 ha từ diện tích rừng Ic thành
rừng non trong kết cấu rừng tự nhiên hiện nay .
Về tỷ lệ cấp chủng loại gỗ, theo số liệu năm 1992 là:
- Cấp I : Gồm các nhóm 1 - 2 - 3 chiếm 8,77 % trữ lượng.
- Cấp II : Gồm các nhóm 4 - 5 - 6 chiếm 71,05 %.

- Cấp III: Gồm các nhóm 7 - 8 chiếm 20,18%.
Khi tiến hành kiểm kê đầu năm 2000, chưa phúc tra đánh giá lại tình hình trữ
lượng và chất lượng rừng. Nhưng chất lượng và trữ lượng rừng đã tăng lên so với năm
1992, do đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ và xúc tiến các giải pháp kỹ thuật làm
giàu rừng.

10


2.4.2.5.2 Những nét cơ bản về hệ thực vật
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với điều kiện địa hình thổ nhưỡng
thuận lợi nên tài nguyên thực vật thuộc phạm vi rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú rất

phong phú và đa dạng.
Theo kết quả điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có
khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú. Trong đó:
- Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài.
- Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật...khoảng
100 loài.
* Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm:
- Họ Dầu: Dipterocabaceae gồm 6 chi 15 loài.
- Họ Đậu: Fabaceae gồm 3 họ phụ:
+ Họ phụ Vang: Caesalpioideae có 3 chi 4 loài.
+ Họ phụ Đậu: Faboideae có1 chi 4 loài.
+ Họ phụ Trinh nữ: Mimosoideae có 1 chi 1 loài.

- Họ Thầu dầu: Euphobiaceae gồm 2 chi 3 loài.
- Họ Côm: Elaeucarpaceae gồm 1 chi 2 loài.
- Họ Bứa: Clusiaceae: gồm 1 chi 3 loài.
- Họ Sim: Myrtaceae có 3 loài.
- Họ cỏ ( Tre Trúc ): Poaceae, khoảng 5 loài.
2.4.2.5.3 Những nét cơ bản về hệ động vật
Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm quí hiếm IB, 5 giống động vật rừng
nhóm IIB và khoảng 30 giống động vật rừng thông thường khác.
* Nhóm IB: ( Khoảng 10 loài ) :
- Voi

: Elephas maximus


- Voọc má đen trắng

: Presbytis Jrancoisi Jrancosi

- Chồn dơi

: Galeopithecus temiminski

- Culi rùa

: Nycticebus pigmaeus


- Sóc bay sao

: Petaurista Elegans

- Sóc bay nhỏ

: Belomys

- Công

: Pavo Muticus Imperator

11


- Gà lôi

: Lophura Diardi Bonoparte

- Gà tiền mặt đỏ

: Polyleetron Germaini

- Hổ mang chúa


: Ophiogus Hnnah

* Nhóm IIB: ( Khoảng 5 loài )
- Khỉ vàng

: Macaca Mulatta

- Khỉ đuôi lợn

: Macaca Nemstrina


- Mèo rừng

: Felis Benghanensis

- Rái cá

: Lutra Lutra

- Rùa núi vàng

: Indotestu do elongata


* Động vật thông thường:
Gấu lợn, Nai, Heo rừng, Khỉ, Mễn (Hoãng), Cheo, Nhím, Sóc, Gà rừng, Cu
xanh, Cao các, Qụa, Cò lửa, Cò trắng, Cuốc...
2.4.3 Tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội
2.4.3.1 Dân tộc, dân số và lao động
Theo số liệu điều tra tình hình dân cư và diện tích canh tác tại rừng phòng hộ
đầu nguồn Tân Phú cho đến nay dân số trong khu vực gồm có 791 hộ với 2.241 nhân
khẩu bao gồm các thành phần dân tộc sau:
- Dân tộc Kinh: 718 hộ với 1975 nhân khẩu.
- Dân tộc Hoa: 36 hộ với 69 khẩu.
- Dân tộc Châu ro: 37 hộ với 137 nhân khẩu.
Lao động: Theo nguồn tin chúng tôi thu thập tại Ban Quản Lý RPH Tân Phú thì

tổng số người trong độ tuổi lao động chính 896 người (>16 tuổi), trung bình là 1,13 lao
động/một hộ, công việc chính là canh tác nương rẫy, buôn bán nhỏ. Nhìn chung cuộc
sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Phân bố lao động được thể hiện ở
bảng 2.2.

12


Bảng 2.2: Tình hình lao động trong khu vực
Đơn vị

Số hộ


Tổng số

Phân trương 1
Phân trường 2
Phân trường 3
Phân trường 4
Phân trương 5
Phân trường 6
Tổng cộng

17

520
29
9
31
185
791

82
1.207
136
56
65

695
2.241

Số khẩu trong hộ
Già yếu
LĐ chính
≥ 60tuổi
>16 tuổi
47
30
646
488

74
48
20
34
32
25
380
271
1.199
896

LĐ phụ

≤ 16 tuổi
5
73
14
2
8
44
146

2.4.3.2 Tình hình kinh tế xã hội
Về tập quán canh tác, tình hình thu nhập và ổn định đời sống của người dân
trong vùng :

- Trước đây khi chưa đóng cửa rừng tự nhiên, thường vào mùa mưa người dân
sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, khi mùa nông nhàn có thêm việc làm từ sản xuất
lâm nghiệp, thông qua các công việc như phát luỗng trong TBND, khai thác, ... Vì vậy
cuộc sống tương đối ổn định và có thu nhập thường xuyên. Đến nay chủ yếu chỉ còn sản
xuất nông nghiệp thuần túy, diện tích canh tác lại ít và sở hữu không đều nên có sự
chênh lệch lớn về việc làm và thu nhập, qua điều tra cho thấy:
+ Số hộ có diện tích đất canh tác dưới 1 ha, thu nhập của họ chủ yếu từ đi làm
thuê trong vùng và các nghề khác, còn thu nhập từ diện tích đất đai canh tác thì rất
thấp.
+ Những hộ có diện tích đất canh tác từ 1 ha trở lên, có thu nhập từ trung bình
đến khá và cuộc sống tương đối ổn định.
- Như vậy, chỉ có khoảng 20% số hộ và nhân khẩu thuộc diện định cư và di cư

tự do, có thể ổn định được sản xuất và đời sống, còn phần lớn số dân trong vùng cuộc
sống còn bấp bênh vì thu nhập thấp và không thường xuyên. Đời sống của người dân
còn gặp nhiều khó khăn, dân cư ít lại phân bố không đồng đều. Chính vì vậy gây rất
nhiều khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm,…Kéo
theo đó là gây khó khăn cho việc phát triển văn hóa, giáo dục trong vùng. Hầu hết trẻ
em ở đây chỉ theo học cấp I, điều kiện học tập còn khó khăn. Hệ thống thông tin trong
vùng còn rất hạn chế.
13


Cơ sở hạ tầng
- Tại địa bàn xã Ngọc Phú hiện có một trường phổ thông trung học (PTTH),

một phân hiệu cấp III. Một trường tiểu học tại trung tâm xã với 30 phòng học.
- Có một trạm y tế nằm ở trung tâm xã Ngọc Phú và một bệnh viện nằm ở khu
vực xã Gia Canh thuộc huyện Định Quán với phòng khám và phòng phục vụ bệnh
nhân.
- Hệ thống đường chiếm 46,5 ha, xây dựng cơ bản là 6,5 ha, xây được 2 cầu,
nhà làm việc, nhà bảo vệ.

14


×