Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

TÌM HIỂU SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CỦA GIỚI TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở THÔN 4 VÀ THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.56 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRƯƠNG HUỲNH KHẢI

TÌM HIỂU SỰ PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG CỦA GIỚI
TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở
THÔN 4 VÀ THÔN 5, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRƯƠNG HUỲNH KHẢI

TÌM HIỂU SỰ PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG CỦA GIỚI
TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở
THÔN 4 VÀ THÔN 5, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ và gia đình đã ni dưỡng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi có
điều kiện học tập tốt nhất có thể.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nơng Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng tồn thể
q Thầy Cơ trong khoa và các khoa khác đã tận tình giảng dạy cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Việt Hải đã tận tình và
hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm đề tài.
UBND xã Quốc Oai, cảm ơn gia đình hai bác trưởng thơn cùng tồn thể bà
con trong thơn 4 và thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hơn hết tơi xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của gia đình chú
Đàm Văn Tốn.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn bè và tập thể lớp DH07NK.
Trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện luận văn
Trương Huỳnh Khải


ii


TĨM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu sự phân cơng lao động của giới trong các hệ thống nông
lâm kết hợp tại thôn 4 và thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng” được
thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011 tại tỉnh Lâm Đồng và TP. Hồ Chí
Minh.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu được sự phân cơng lao động và quyền quyết định theo giới trong hệ
thống nông lâm kết hợp ở quy mơ hộ gia đình. Từ đó tìm ra nhu cầu chiến lược và
nhu cầu thực tiễn của giới, phác họa kế hoạch phát triển giới trong các hệ thống
nông lâm kết hợp tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các công cụ để thu thập thông tin như phỏng vấn nơng hộ, thảo luận
nhóm, PRA…
Kết quả đạt được:
-

Tìm hiểu được cách người dân tại địa phương phân công lao động trong các
hoạt động tái sản xuất, sản xuất và cộng đồng. Biết được sự phân công lao
động khác nhau giữa các gia đình làm cơng nhân và gia đình bình thường và
giữa hai mùa mưa, nắng…

-

Tìm hiểu được các nguồn lực người dân sử dụng trong sản xuất, cách họ tiếp
cận và sử dụng chúng như thế nào.

-


Tìm hiểu các nhu cầu của người dân trong các hoạt động, từ đó rút ra những
kết luận và đệ trình các phương án hành động để có được sự phân công lao
động hiệu quả hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Tóm tắt .............................................................................................................iii
Mục lục .............................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ........................................................................................vi
Danh sách các bảng...........................................................................................vii
Danh sách các hình ............................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3
2.1 Một số khái niệm về giới và NLKH ...............................................3
2.2 Một số chính sách bình đẳng của nhà nước ...................................4
2.3 Một số nghiên cứu về giới ở Việt Nam .........................................5
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...7
3.1 Khái quát về địa điểm nghiên cứu ..................................................7
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai ..................................................7
3.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ................................................10
3.1.3 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu: thôn 4 và thôn 5,
xã Quốc Oai .................................................................................14

3.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................19
4.1 Hồ sơ bối cảnh ................................................................................19
4.1.1 Bối cảnh về lịch sử thôn 4 và thôn 5............................................19
iv


4.1.2 Bối cảnh tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu .................20
4.2 Hồ sơ hoạt động ..............................................................................24
4.2.1 Phân công lao động theo thời vụ..................................................24
4.2.1.1 Phân công lao động theo lịch thời vụ ......................................24
4.2.1.2 Phân công lao động theo mùa ..................................................25
4.2.2 Phân công lao động trong các hoạt động tái sản xuất..................32
4.2.3 Phân công lao động trong các hoạt động cộng đồng ...................37
4.2.4 Phân công lao động trong hệ thống nông lâm kết hợp ................40
4.2.4.1 Phân công lao động trong trồng trọt .........................................40
4.2.4.2 Phân công lao động trong chăn nuôi.........................................46
4.3 Sơ đồ nguồn lực ..............................................................................46
4.3.1 Các chỉ tiêu phân hạng hộ gia đình..............................................46
4.3.2 Các nguồn lực và tiếp cận các nguồn lực phân chia theo giới.....47
4.3.3 Quyền quyết định trong tiếp cận tài sản phân chia theo giới.......49
4.4 Nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới.............................51
4.4.1 Nhu cầu thực tế của giới ..............................................................51
4.4.2 Nhu cầu chiến lược của giới ........................................................55
4.4.3 Hồ sơ hành động ..........................................................................56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................60
5.1 Kết luận...........................................................................................60
5.2 Kiến nghị.........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63

PHỤ LỤC...................................................................................................................... 65

v


CHỮ VIẾT TẮT
VNDCCH:

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa

NLKH:

Nơng lâm kết hợp

UBND:

Ủy ban nhân nhân

LNXH:

Lâm nghiệp xã hội

THCS:

Trung học cơ sở

KT – XH:

Kinh tế Xã hội


AN – QP:

An ninh Quốc phòng

UNDP:

United Nations Development Programme:
Mạng lưới phát triển toàn cầu LHQ

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai ..................... 10
Bảng 3.2 Hiện trạng giao thông xã Quốc Oai ................................................... 13
Bảng 4.1 Thể hiện trình độ học vấn và cơ cấu nghề nghiệp ............................. 23
Bảng 4.2 Lịch hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ....................... 24
Bảng 4.3 Phân công lao động của hộ khó khăn vào mùa nắng ........................ 26
Bảng 4.4 Phân cơng lao động đối với các hộ trung bình – khá vào mùa nắng.. 27
Bảng 4.5 Phân công lao động của các gia đình khó khăn vào mùa mưa........... 29
Bảng 4.6 Phân cơng lao động các hộ trung bình - khá vào mùa mưa ............... 30
Bảng 4.7: Phân công lao động theo mùa của trẻ em dưới 15 tuổi..................... 32
Bảng 4.8: Phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất ............................. 33
Bảng 4.9: Cơ cấu thời gian lao động trong ngày của nam và nữ giới
trong các công việc nhà .................................................................... 34
Bảng 4.10 Đồng hồ sinh học của vợ chồng ở thôn 4, thôn 5 – Quốc Oai ......... 35
Bảng 4.11 Đồng hồ sinh học đối với trẻ em trai và gái dưới 15 tuổi ................ 37
Bảng 4.12 Phân công lao động trong các hoạt động cộng đồng........................ 38
Bảng 4.13 Phân công lao động, quyền ra quyết định và thực hiện

giữa các thành viên trong gia đình ở giai đoạn chuẩn bị trồng ........ 40
Bảng 4.14 Việc quyết định chọn giống, mua giống cây, quyết định trồng
cây và trồng cây .............................................................................. 42
Bảng 4.15 Phân công lao động, quyền quyết định và tham gia trong
việc chăm sóc cây trồng ................................................................... 43
Bảng 4.16 Bảng thể hiện việc thu hoạch và bán sản phẩm .............................. 44
Bảng 4.17 Phân công lao động giới trong hoạt động chăn nuôi........................ 46
Bảng 4.18 Chỉ tiêu phân hạng hộ gia đình ........................................................ 47
Bảng 4.19 Bảng các nguồn lực tại thôn 4 và 5 .................................................. 47

vii


Bảng 4.20 Quyết định của giới trong tiếp cận tài sản ....................................... 50
Bảng 4.21 Bảng xếp hạng khó khăn của người dân thôn 4 và 5 ...................... 51
Bảng 4.22 Nhu cầu thực tế của nhóm nam giới ................................................ 51
Bảng 4.23 Nhu cầu thực tế của nữ giới ............................................................ 52
Bảng 4.24 Nhu cầu thực tế của nhóm có cả nam giới và nữ giới...................... 53
Bảng 4.25 Nhu cầu chiến lược của nam giới..................................................... 55
Bảng 4.26 Nhu cầu chiến lược của nữ giới ....................................................... 55
Bảng 4.27 Phân tích khả năng tham gia của nam giới trong các
hoạt động NLKH.............................................................................. 57
Bảng 4.28 Phân tích khả năng tham gia của nữ giới trong các
hoạt động NLKH.............................................................................. 57
Bảng 4.29 Bảng tiếp cận xây dựng chương trình hành động có
phân tích giới trong hệ thống NLKH .............................................. 58

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 4.1 Sơ đồ phác thảo tài nguyên thôn 4 – xã Quốc Oai .................. 21
Hình 4.2 Sơ đồ phác thảo tài ngun thơn 5 – xã Quốc Oai .................. 21
Hình 4.3 Sơ đồ phác thảo xã hội thôn 4 – xã Quốc Oai........................ 22
Hình 4.4 Sơ đồ phác thảo xã hội thơn 5 – xã Quốc Oai........................ 23
Biểu đồ 4.1 Sự phân công lao động trong các hoạt động cộng đồng ..... 38
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện việc đưa ra quyết định chọn giống,
mua giống cây, quyết định trồng cây và trồng cây (tính theo %) ......... 42
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ quyết định thu hoạch và bán sản phẩm ................. 45

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Giới là một khái niệm của xã hội, gắn liền với các quan niệm, hành vi, các
mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối
cảnh cụ thể. Hay nói cách khác, nó nói đến sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ
trên góc độ xã hội. Hệ thống quan niệm, hành vi và quan hệ chi phối đến khả năng
tiếp cận, sữ dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của giới và cơ hội phát triển của
họ (Vũ Đức Thư, 2008).
Ở các vùng nông thôn, do sự nhận thức chưa đầy đủ và đúng mức của các
bên liên quan và có thể ngay bản thân bên trong cộng đồng về vai trò giới nên bất
bình đẳng đang xảy ra. Tình trạng bất bình đẳng giới được thể hiện trong các cơng
việc mà nam giới và nữ giới tham gia, thái độ và sự đánh giá của xã hội đối với
những công việc mà nam và nữ giới làm, cơ hội phát triển cá nhân… Chính vì
những suy nghĩ lệch lạc về vấn đề giới phần nào đã ảnh hưởng đến sự phân công lao
động, việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cũng như quyền quyết định các hoạt

động trong gia đình của các thành viên. Điều này đã tạo ra những định kiến, những
rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nam và nữ giới, đặc biệt là nữ giới.
Nhìn lại cách tiếp cận giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có thể
nhận thấy có một giai đoạn trong đó sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình phát
triển được chú ý. Khơng phải mọi hành động hướng tới phụ nữ đều được coi là bình
đẳng giới. Bình đẳng giới phải được xem xét trong bối cảnh của những mối quan hệ
giữa phụ nữ và nam giới, trong các hoạt động cộng đồng và trong quá trình lập
quyết định nhắm đến quá trình phát triển bền vững, đó là sự bình đẳng của cả nam

1


và nữ giới trong việc lập quyết định. Điều này hướng đến chúng ta phải tạo quyền
và tăng quyền cho phụ nữ (Nguyễn Thị Kim Tài, 2002)
Xã hội càng phát triển thì việc xóa bỏ những định kiến về giới và tạo bình
đẳng giới càng trở nên cấp bách. Vấn đề này cần phải trải qua một khoảng thời gian
dài và cần có sự cố gắng của các bên liên quan. Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp hiểu biết về giới đều rõ ràng. Trong lâm nghiệp, để có một cái nhìn
tương đối tồn diện về giới, những câu hỏi thường được đặt ra như ai (nam hay nữ
giới) được quyền đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Ai sẽ quản lý
và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động tạo ra kế sinh nhai? Việc lựa chọn và
đánh giá kinh tế các loại cây trồng sẽ theo nhãn quan của nam giới hay nữ giới? Ai
sẽ tham gia vào các khóa tập huấn khuyến nơng khuyến lâm? Đây cũng chính là
những câu hỏi mà đề tài này đưa ra để “tìm hiểu sự phân công lao động của giới
trong hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”.
Vì giới hạn của đề tài cho phép, đề tài chỉ thực hiện tại hai thơn, đó là thơn 4 và
thơn 5 của xã Quốc Oai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về phân công lao động, cách tiếp cận nguồn lực và quyền quyết
định của giới trong các hoạt động ở cấp độ gia đình và cộng đồng địa phương.

Xác định và phân tích nhu cầu của giới liên quan tới các hoạt động nông lâm
kết hợp tại địa phương.
Đề xuất các chương trình hành động nhằm tạo bình đẳng giới trong các hoạt
động sản xuất ở địa phương .

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm về giới và NLKH
Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã
hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói
đến giới là là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ xã hội (dẫn
theo Bùi Việt Hải, 2008).
Phân tích giới là q trình thu thập, phân tích các số liệu một cách có hệ
thống thơng tin về giới. Phân tích giới bao gồm việc xác định những hoạt động kinh
tế mà phụ nữ và nam giới tiến hành, những nguồn lực họ sử dụng, quản lý và những
lợi ích họ nhận được. Nó là phương pháp thiết thực để xem xét tính đa dạng nơng
hộ và cộng đồng, và vận dụng các hiểu biết đa dạng này trong lâm nghiệp nói chung
và trong việc phát triển các hệ thống nơng lâm kết hợp nói riêng. Phân tích giới
cũng dự đốn kết quả và thành cơng, do đó tránh những kết quả tiêu cực đối với phụ
nữ hay mối quan hệ giới có thể xảy ra trong q trình phát triển để có thể tiến gần
đến bình đẳng giới (dẫn theo Nguyễn Thị Hồn, 2009)
Mục đích của phân tích giới là phân tích vị trí của nam giới và nữ giới trong
xã hội để xác định nhu cầu và tiềm năng của họ, nhằm đạt hiệu quả lao động cao và
đảm bảo sự tham gia của nữ giới và nam giới, đáp ứng được cả hai giới và làm cho
họ thấy hài lịng. Nó tập trung vào các hoạt động và nguồn lực của cả hai giới, làm
sáng tỏ nơi nào là khác biệt giữa họ, nơi nào họ bổ sung cho nhau (dẫn theo Nguyễn
Thị Hoàn, 2009).

Nhu cầu của giới là nhu cầu của phụ nữ và nam giới có nguyện vọng, yêu
cầu được đáp ứng để thực hiện tốt vai trị của mình. Nhu cầu giới có thể rất khác

3


nhau giữa các vùng, các nhóm người, các gia đình; tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế,
văn hố, chính trị xã hội. Nhu cầu giới là thực tế hay là chiến lược phụ thuộc vào
điều kiện sống cụ thể, cho nên nhu cầu thực tế của phụ nữ hay nam giới của một
dân tộc ở xã hội này có thể là những nhu cầu chiến lược của phụ nữ hay nam giới ở
xã hội khác và ngược lại (dẫn theo Bùi Việt Hải và ctv, 2008).
Bình đẳng giới là bối cảnh lí tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng
vị trí như nhau, họ có các cơ hội bình đẳng và phát hiện đầy đủ tiềm năng nhằm
cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó. Trước kia
người ta tin rằng, sự bình đẳng có thể đạt được bằng cách trao cho phụ nữ và nam
giới các cơ hội như nhau và thừa nhận rằng điều này sẽ đem lại kết quả như nhau.
Nhưng đối xử bình đẳng khơng ln ln đem lại kết quả bình đẳng (dẫn theo Bùi
Việt Hải và ctv, 2008).
Nông lâm kết hợp là hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở đặc tính sinh thái
và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để
làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và
mơi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến “kinh tế trang
trại” (ICRAF, 1997).
2.2 Một số chính sách bình đẳng của nhà nước
Năm 1946 ngay sau khi dành được độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH,
hiến pháp đầu tiên khẳng định sự bình đẳng trong đối xử với phụ nữ và nam giới
của nhà nước:
Điều 1: Nước Việt Nam là nước DCCH, tất cả quyền binh trong nước là của
toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo.

Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:
chính trị, kinh tế, văn hóa.
Điều 9: Đàn bà ngang quyền với đàn ơng về mọi phương diện.
Hiến pháp gần đây nhất, 1992:

4


Điều 63: Cơng nhận nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục.
Luật lao động, 1992:
Điều 109: Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi
mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện
để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc
theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc
làm tại nhà.
2.3 Một số nghiên cứu về giới ở Việt Nam
Ở nơng thơn, có sự khác biệt về thời gian làm việc giữa phụ nữ và nam giới,
tuy thời gian giành cho công việc tạo thu nhập là như nhau, nhưng so với nam giới,
phụ nữ phải mất thời gian gấp hai lần cho việc nhà khơng được thù lao. Vì vậy, phụ
nữ lúc nào cũng mất thời gian làm việc nhiều hơn đáng kể so với nam giới dù ở thời
điểm nào trong cuộc đời mình dẫn đến thời gian giành cho nghỉ ngơi của họ ít hơn
khá nhiều so với nam giới và cũng khơng có thời gian cho các hoạt động xã hội và
học tập trao đổi kinh nghiệm (UNDP, 2002).
Người ta nói “Phụ nữ chân yếu tay mềm” nhưng thời gian làm việc, lượng
công việc mà phụ nữ làm thì nhiều nhưng thành quả lao động đó họ được hưởng rất
ít, với đồng lương rẻ mạt. Theo số liệu điều tra khảo sát của Lê Thị Chiêu Nghi
(2001) thì mức dân cư 1992 – 1993, tiền lương phụ nữ bằng 69% tiền lương nam
giới. Lực lượng lao động nữ chiếm 50,28% so với tổng số lao động tham gia trong
các hoạt động kinh tế. Riêng lao động nữ ở nông thôn chiếm 80,69% so với tổng số

lao động nữ và 39,97% so với tổng số lao động nói chung.
Lê Thị Lý (2001) khi nghiên cứu vai trị giới trong quản lí tài nguyên thiên
nhiên vùng cao cho rằng, cả phụ nữ và nam giới người dân tộc M’nơng đều tích cực
tham gia các hoạt động canh tác nông nghiệp và quản lý bảo vệ, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Cả hai giới đều có quyền quyết định, kiểm sốt nguồn lực
thơng qua các hoạt động cụ thể trên hiện trường, trong gia đình, cộng đồng. Rõ ràng
cả hai giới đều hiểu khá sâu sắc về môi trường tự nhiên, các nguồn lực và tầm nhận

5


thức, hiểu biết là khơng hồn tồn như nhau. Tuy nhiên, với sự chênh lệch về hiểu
biết và nhận thức so với nam giới, đồng thời do cùng một lúc thực hiện nhiều vai trò
và chức năng thiên bẩm của giới tính nên bản thân người phụ nữ phải chịu nhiều
thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống, sinh hoạt và cơng việc.
Theo Nguyễn Văn Ân (2010) khi tìm hiểu về phân cơng lao động trong giới
ở ấp Bình An, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương cho thấy hầu hết nam giới
là người đưa ra quyết đinh chọn giống cây trồng, thời điểm trồng cây, chăm sóc và
thu hoạch. Nữ giới là người tham gia tích cực trong các hoạt động nông lâm kết
hợp, nhất là trong các khâu chăm sóc cây trồng và thu hoạch.
Theo K’Tuổi (2008), khi tìm hiểu vai trị của giới và phân cơng lao động
trong quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng thôn Păng Pế Đơng, xã Đạ R’Sal,
huyện Đam Rông, Lâm Đồng, đối với người phụ nữ M’nơng tại đây thì họ rất ít
được có cơ hội để tham gia các hoạt động của cộng đồng như các tiến trình xây
dựng các dự án bảo vệ rừng hay những buổi huấn luyện về kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây trồng của cán bộ khuyến nông khuyến lâm, đều này một phần là do họ hay
bận rộn với cơng việc trong gia đình hơn, với lại một phần cũng do họ thiếu nhận
thức về giới, họ vẫn quan niệm rằng, đối với những công việc quan trọng như vậy
phải do nam giới tham gia.
Theo Hoàng Thị Dung và các cộng sự (2006) cho rằng phụ nữ dân tộc, nhất

là phụ nữ dân tộc vùng sâu, vùng xa thì những quyền quyết định liên quan đến sử
dụng đất đều do già làng, trưởng bản. Khi qui hoạch sử dụng đất, người trong gia
đình được mời là đàn ông, các hộ do phụ nữ làm chủ thường được coi là “hộ ăn
theo, nói leo”. Bên cạnh đó, nguồn vốn phát triển cũng như vậy, thơng thường khi
cho vay vốn thì cán bộ tín dụng xuống bản người ta tập hợp đàn ông chứ không tập
hợp phụ nữ. Và lí do nữa là thị trường, nhất là ở dân tộc ít người thì chị em phụ nữ
khơng có khả năng tiếp thị các sản phẩm họ làm ra. Những tỉnh vùng xa họ thường
bị tác động trước những cuộc mua bán, họ không biết giá bán trên thị trường”.

6


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Khái quát về địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Tây tỉnh Lâm Đồng, xã Quốc
Oai nằm ở phía Bắc – Tây Bắc của huyện Đạ Tẻh ( tỉnh Lâm Đồng ) và có tọa độ
địa lý từ 11034’ đến 11038’ độ vĩ Bắc từ và từ 107030’ đến 107033’ kinh độ Đông.
Xã có đặc điểm nổi bật là khu dân cư được bao bọc bởi rừng núi xung quanh, thuận
lợi cho việc giao đất khốn rừng cho người dân.
- Phía Bắc giáp: xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp: Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Đơng giáp: xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp: xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
(Nguồn: Dự thảo báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 có điều
chỉnh quy hoạch xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.1.2 Địa hình

Xã Quốc Oai có dạng địa hình khá phức tạp, được chia làm ba dạng:
- Dạng địa hình thấp trũng lượn sóng.
- Dạng đồi bát úp.
- Dạng địa hình núi cao.
(Nguồn: Dự thảo báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 có điều
chỉnh quy hoạch xã Quốc Oai ,huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).

7


3.1.1.3 Khí hậu
Xã Quốc Oai mang đầy đủ các yếu tố khí tượng của huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm
Đồng. Xã Quốc Oai chịu ảnh hưởng của khí hậu Đơng Nam Bộ, nên chế độ nhiệt và
số giờ nắng cao, lượng mưa thấp, số ngày mưa thấp.
- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Nam Trung Bộ.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,60C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất (từ tháng 2 đến tháng 4) là 26,40C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 12) là 22,80C.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%. Độ ẩm trung bình thấp nhất 75% (vào
tháng 2 và tháng 3). Độ ẩm trung bình cao nhất 88 % ( vào tháng 8 ).
Gió mùa: hướng gió phổ biến trong vùng là gió Đơng, Đơng Bắc và gió Tây. Tốc độ
trung bình 10 – 12 m/s, gió có tầng suất tốc độ lớn nhất đến 21 – 25 m/s.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm từ
2200 – 2400 mm.
Lượng mưa trung bình năm, độ ẩm trung bình ở trên nói trên là thấp hơn so
với vùng Bảo Lộc nhưng lại cao hơn so với vùng Đơng Nam Bộ nên việc bố trí cây
trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
Vào mùa mưa lũ thường có nhiều cơn mưa lớn và tập trung hơn, cùng với
yếu tố địa hình, đã gây ra tình trạng ngập ở các khu vực địa hình thấp đặc biệt là
các khu vực trũng ven sông.

3.1.1.4 Quá trình hình thành
Quốc Oai là một xã hình thành do nhập cư, gồm có 7 thơn ( trong đó có một
thôn người dân tộc – thôn Đạ Nhar ) với tổng dân số 3872 người với 912 hộ (
UNBD xã Quốc Oai, 2011 ) bao gồm dân tộc Mạ tại chỗ, có một số bà con từ tỉnh
khác đi kinh tế mới và một số dân tộc tỉnh Cao Bằng mới di cư vào. Có sự khác biệt
về hoạt động sống và về tập quán canh tác giữa cộng đồng dân tộc thiểu số bản xứ
và những người nhập cư.

8


3.1.1.5 Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.5.1 Thủy văn
Nước ngầm: mực nước ngầm thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào mực nước
các sông suối, được nhân dân trong xã đã khai thác tối đa để sử dụng vào nguồn
nước sinh hoạt.
Xã Quốc Oai có 2 con suối lớn nằm ở phía đơng và phía tây của xã .Hai suối
này là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho các hộ canh tác nông nghiệp .Tuy
nhiên ,vào mùa khô nước ở 2 suối này không đủ cung cấp phục vụ cho tưới tiêu.
Bên cạnh đó ,trong xã chưa có hệ thống thủy lợi hồn chỉnh (chỉ có 1 – 2
thơn có được nguồn nước tử thủy lợi hồ Đạ Tẻh) nên việc mất mùa trong mùa khô
là yếu tố hạn chế chính cho sản xuất nơng nghiệp ở xã .Ngoài ra, vào mùa mưa,
lượng nước tập trung ở 2 con suối khá nhanh, làm rửa trôi tầng đất mặt và gây ngập
úng cục bộ cho những khu vực trũng thấp. Hiện nay việc giải quyết vấn đề nước
tưới vào mùa khô là rất cấp thiết cho bà con trong xã. Dự án xây đập thủy lợi tuy đã
được triển khai nhưng vẫn chưa đáp ứng đươc vấn đề nước tưới của bà con.
(Nguồn: Dự thảo báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 có điều
chỉnh quy hoạch xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.1.5.2 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất gồm hai nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất

dốc tụ.
+ Nhóm đất đỏ vàng.
Đất đỏ vàng: đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Bazan là loại đất có độ phì cao
và tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta, rất thích hợp cho việc phát triển các
loại cây công nghiệp như điều, tiêu, chè, cà phê…
Đất đỏ vàng trên phiến sét: loại đất này có màu vàng đỏ đặc trưng thành
phần cơ giới trung bình, tầng đất mịn dày trên 50cm. Lẫn nhiều đá ở những nơi có
độ dốc thấp. Gồm khu dân cư đã được khai phá để trồng điều nhưng nhiều nơi đã bị
khai hoang vì tầng đất mặt bị xói mịn, rừa trôi.

9


Đất màu vàng trên phù sa cổ: là loại đất hình thành từ phù sa cổ của các sơng
suối, cấu tượng viên, rất chặt tầng đất dày trên 100cm, có nơi kết von sắt nhôm,
khoảng 15 – 25% . Ở sâu dưới 70m. Thành phần cơ giới nhìn chung là thịt nhẹ đến
trung bình ở lớp mặt.
Nhóm đất dốc tụ: được hình thành trong các thung lũng hoặc lợp thủy đồ do
q trình rửa trơi và các sản phẩm khác từ trên núi nên thường ngập nước, phù hợp
trồng lúa nước.
Có địa hình phân mạch. Có độ cao 200 – 650m so với mực nước biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quốc Oai là 8568 ha
Đất lâm nghiệp: 6669,6 ha chiếm 77,89%
Đất nông nghiệp: 1575,32 ha chiếm 18,32%
Đấy chuyên dùng: 114,26 ha chiếm 1,33%
Đất phi nông nghiệp 208.82 ha chiếm 2,46%
3.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo số liệu điều tra dân số của phòng thống kê xã Quốc Oai đến đầu năm
2011 dân số trong toàn xã là 3.872 nhân khẩu với 912 hộ.Trong đó dân tộc gốc địa

phương, gọi là dân tộc Mạ hay Châu Mạ có 217 hộ /899 khẩu chiếm 23,79%; dân
tộc thiểu số phía bắc có 70 hộ /302 khẩu chiếm 7,67% và dân tộc kinh có 625
hộ/2671 khẩu chiếm 68,54%.Người dân trong xã đa số theo đạo Phật chiếm 42% và
theo thiên chúa giáo và tin lành chiếm 20,35% số hộ toàn xã ; cịn lại khơng theo
tơn giáo nào cả.
Bảng 3.1 Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai
Dân tộc
Kinh
Thiểu số phía Bắc
( Tày và Nùng )
Gốc địa phương
(Châu Mạ )

Số hộ

Số nhân khẩu

Tỷ lệ (%)

625

2671

68,54

70

302

7,67


217

899

23,79

10


Tổng

912

3872

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.2 Giáo dục
Trên địa bàn xã Quốc Oai gồm các trường:
- Trường Trung Học Cơ Sở Quốc Oai ( với 362 học sinh ).
- Trường Tiểu Học Quốc Oai ( với 366 học sinh ).
- Trường Tiểu Học Quốc Oai ( với 194 học sinh ).
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninhquốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng ).
3.1.2.3 Tình hình kinh tế
3.1.2.3.1 Mức sống và thu nhập
Mức thu nhập cao nhất trên địa bàn xã là 4 triệu/hộ/ha. Thấp nhất là 0.6 triệu
đồng.Về các phương tiện sinh hoạt như xe máy, radio, tivi, còn hạn chế, nghèo, đời

sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
Đối với các hộ gia đình người kinh và nhóm dân tộc tiểu số phía bắc thì thu
nhập chủ yếu từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Riêng đồng bào dân tộc trong
thơn Đạ Nhar có thu nhập chủ yếu là từ việc thu hái và khai thác các sản phẩm từ
rừng.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.3.2 Trồng trọt
Tổng diện tích đã gieo trồng của xã Quốc Oai năm 2010 đạt 1689 ha. Trong
đó:
- Cây lương thực: tổng diện tích gieo trồng 411 ha.
- Cây chất bột: diện tích đã gieo trồng được 45 ha.

11


- Cây thực phẩm các loại: đã gieo trồng và thu hoạch được 55 ha.
- Cây công nghiệp và cây khác : tổng diện tích gieo trồng là 1064.32.
Về năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ lực của xã năm 2010:
- Cây lúa: Năng suất trung bình cả năm đạt 32,6 tạ/ha.
- Cây điều: năng suất trung bình từ 500 -600 kg/ha.
- Cây tiêu: năng suất trung bình 1,2 tấn/ha.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.3.3 Chăn ni
Tồn xã Quốc Oai, tổng đàn trâu có 295 con, đàn bị có 375 con, đàn heo có
800 con, tổng gia cầm các loại có khoảng 14000 con. Tình hình chăn ni trên địa
bàn xã ổn định, cơng tác phịng chống dịch bệnh ln được chú trọng, do đó khơng

có phát sinh dịch bệnh trong chăn ni.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh-quốc
phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011 xã
Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.3.4 Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của xã Quốc Oai có 6.699 ha. Hiện nay Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh đã giao cho 5 doanh nghiệp 1785,8 ha. Công tác quản lý bảo vệ rừng
luôn được chú trọng.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.3.5 Công tác khuyến nông
Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quốc Oai thường xuyên quan tâm và hỗ trợ nhân dân
trong việc sản xuất. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho người dân về giống cây
trồng mới cũng như phương thức sản xuất có hiệu quả. Mua cây cao su giống cho
28 hộ và mua cây ca cao giống cho 51 hộ trong xã. Hỗ trợ giống lúa chất lượng cao

12


cho 79 hộ và hỗ trợ giống ngô cho 41 hội. Mua phân bón cho các hộ chăm sóc cây
ca cao 9.260 kg, phân bón cho các hộ sản xuất lúa và ngơ 14.200 kg.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2010 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – XH, AN – QP năm 2011
xã Quốc Oai , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng).
3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
3.1.2.4.1 Giao thơng
Tại xã Quốc Oai đã có các tuyến đường: đường huyện lộ trải nhựa; đường
liên thôn hay nội bộ thôn trải đá, một số đã trải nhựa được trình bày ở Bảng 3.2
Bảng 3.2 Hiện trạng giao thơng xã Quốc Oai

STT

Tên đường

1

Huyện lộ

2

Chiều

Chiều

dài (Km) rộng (m)

Lộ giới

Diện tích

(m)

( ha )

8

6.5

10


800

Đường thôn 1

1,7

4

4

0,68

3

Đường vào nghĩa địa thôn 1

0,3

4

4

0,12

4

Đường thôn 5- Đạ Nhar

1,8


4

4

0,72

5

Đường thôn 2

0,6

4

4

0,24

6

Đường thôn 3

0,5

4

4

0,2


7

Đường thôn 4

3,2

4

4

1,28

8

Đường thôn 5

1,5

4

4

0,6

9

Đường thôn 6

3


4

4

1,2

10

Đường thôn 7

0,8

4

4

0,32

11

Đường vào hồ thôn 5

1,5

4

4

0,6


12

Đường thôn 2 - thôn 6

1

4

4

0,4

13

Đường thôn 4 – thôn 5

1

4

4

0,4

14

Các tuyến đường khác
Tổng cộng

0.48

24,9

15,24

( Nguồn: Dự thảo báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 có điều
chỉnh quy hoạch xã Quốc Oai ,huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng ).
13


3.1.2.4.2 Điện
Xã Quốc Oai đã thực hiện chương trình phủ điện nơng thơn, tồn xã đã có
điện sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
3.1.2.4.3 Thủy lợi
Xã Quốc Oai đã hồn thành cơng trình hồ thủy lợi thôn 5, và hệ thống
mương bê tông tưới tiêu vào cuối năm 2010. Đây là bước tiến mới phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong xã.
Công tác quản lý thủy lợi ln được quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời đối
với các thôn trong việc nạo vét kênh mương, khơi thơn dịng chảy đảm bảo việc tiêu
thốt nước phục vụ sản xuất.
3.1.3 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu: thôn 4 và thôn 5, xã Quốc Oai
3.1.3.1 Thôn 4
Thôn 4 là một trong những thôn nghèo của xã. Khơng nằm trên trục quốc lộ
chính. Do đó con đường chính của thơn chỉ được trải đá. Qua nhiều năm thì hiện tại
con đường đã bị xuống cấp.
Khí hậu trong thơn cũng giống như khí hậu của tồn xã là khí hậu cao
nguyên Nam Trung Bộ, mưa nhiều. Mùa mưa và mùa nắng rõ rệt. Mùa nắng từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến đầu tháng 11.
Hiện nay thơn có 100 hộ với 438 nhận khẩu. Người dân trong thôn sống chủ
yếu bằng nghề nông nghiệp
Thành phần dân tộc trong thôn rất đa dạng

Dân tộc Kinh chiếm 76%
24% là dân tộc Tày, Mùng, Giao, Mường, Thái
Về tơn giáo thì ở đây có đạo phật và thiên chúa
Đạo phật:

3 hộ

Thiên chúa: 7 hộ
Còn lại là khơng theo đạo
Tổng diện tích đất canh tác trong thơn là 150 ha trong đó có 30 ha trồng lúa,
90 ha trồng điều, có 23 ha trồng điều xen ca cao, café.

14


3.1.3.2 Thơn 5
Thơn 5 được bố trí trải dài hai bên quốc lộ chính của xã nên có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn thơn 4.
Khí hậu thơn 5 cũng giống như khí hậu của tồn xã.
Hồ Đạ Nam nằm trên thôn 5. Là nơi khởi nguồn của hệ thống thủy lợi và
năm 2010.
Trong thơn có 125 hộ với 535 nhân khẩu. Người dân trong thôn sống chủ
yếu bằng nghề nông nghiệp.
Trong thơn có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Tày.
Về tơn giáo là trơng thơn khơng có hộ nào theo.
Đất nơng nghiệp trong thơn có 198,8 ha.
Đất lâm nghiệp có 145 ha.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Các yếu tố ảnh hưởng và phân tích về giới
• Tìm hiểu và phân tích bối cảnh tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng

đến việc phân công lao động và bình đẳng giới:
o Về tự nhiên: gồm các nguồn lực như đất đai, tài nguyên rừng, tài
nguyên nước, …
o Về kinh tế: gồm các khía cạnh về điều kiện kinh tế hộ gia đình, nguồn
vốn hỗ trợ sản xuất, ...
o Về xã hội: các chính sách, định chế tác động đến việc phân cơng lao
động.
• Phân tích sự phân cơng lao động, việc tiếp cận nguồn lực và quyền quyết
định trong sản xuất:
1. Phân cơng lao động trong gia đình.
- Phân công lao động theo giới.
- Phân công lao động theo thời vụ.
- Phân công lao động theo mùa.
- Phân công lao động trong các hoạt động tái sản xuất.

15


×