Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ MANG TÍNH THƯƠNG MẠI TRONG VƯỜN HỘ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ IA PUCH, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

VŨ THỊ KIM DUNG

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI LÂM SẢN
NGOÀI GỖ MANG TÍNH THƯƠNG MẠI TRONG
VƯỜN HỘ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ IA PUCH,
HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

VŨ THỊ KIM DUNG

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI LÂM SẢN
NGOÀI GỖ MANG TÍNH THƯƠNG MẠI TRONG
VƯỜN HỘ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ IA PUCH,
HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI.

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2011


CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin khắc cốt ghi tâm công ơn cha mẹ đã sinh thành,
nuôi nấng, yêu thương, dạy dỗ cho con nên người và làm chỗ dựa vững
chắc cho con trong những bước đường đời.
Xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh và thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dạy dỗ, truyền
đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Xã Ia Puch, huyện Chưrông, tỉnh
Gia Lai, đã giúp đỡ trong thời gian làm luận văn tại địa phương cùng tất cả
các hộ gia đình tại năm làng: làng Chư Kos, làng Goong, làng Brang, làng
Cùi và làng Bih trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và tập thể lớp
DH07NK đã là nguồn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Tp. HCM, Tháng 07/2011
SVTH: Vũ Thị Kim Dung

i



TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu khả năng phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ
mang tính thương mại trong vườn hộ của người dân tại xã Ia Puch, huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ ngày 21/02 đến ngày 21/07/2011.
Hiện nay LSNG đang được trú trọng phát triển khi cây gỗ ngày càng bị cạn
kiệt. Khi xã hội càng phát triển thì nhận thức của con người về LSNG cũng khác đi,
họ chuộng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn là những sản phẩm được sản
xuất từ những nguyên vật liệu nhân tạo, do đó việc mua bán lâm sản trên thị trường
càng trở nên mạnh mẽ và sôi động. Tuy nhiên, việc phát triển LSNG còn chưa được
rộng khắp và mạnh mẽ như mong muốn, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng
của các loại LSNG đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Xã Ia puch với 95%
dân số là người dân tộc thiểu số có truyền thống văn hóa đa dạng, người dân cần cù
và ham học hỏi. Tuy nhiên, do người dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất , thời
tiết thay đổi thất thường làm cho cây trong vườn hộ không cho năng suất cao, làm
đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy tôi đã tiến hành phỏng vấn người
dân trong Xã nhằm tìm hiểu các loài LSNG tại địa phương có giá trị trong vườn hộ
của người dân, sau đó tìm ra những kiểu vườn hộ có trồng các loài cây LSNG mà
người dân có thể trồng trong vườn hộ thông qua sự chấp nhận của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tại địa phương có 8 kiểu vườn hộ được
người dân canh tác trong đó có bốn kiểu vườn hộ trồng LSNG. Hiện nay cây Tre và
cây Sả là hai loài cây lâm sản có giá trị tại địa phương, do có nguồn thu nhập tương
đối trải đều trong năm, tốn ít công chăm sóc và thu nhập theo đánh giá của người
dân là cao, nên các kiểu vườn hộ Tre, Tiêu – Sả và Tre – Sả có khả thi tại địa
phương. Qua đó ta nhận thấy người dân trong Xã đang quan tâm hơn tới phát triển
của các loài LSNG, vì thế các cơ quan, tổ chức nên có những chính sách thích hợp
để phát triển các loài LSNG có giá trị vào vườn hộ.


ii


Summary
Research topics: "Understanding the ability to develop non-timber species of
commercial in the garden of the people in the commune Ia Puch, Chuprong district,
Gia Lai province" was conducted from 21/02 to date 21/07/2011.
Currently residing important NTFPs are being developed as tree growing
exhausted. As society grows, the perception of people of different NTFP well, they
prefer products of natural origin rather than the product made from artificial
materials, so the sale of forest products on the market becomes more robust and
vibrant. However, the development of NTFP have not been widespread and
powerful as expected, lack of knowledge about the characteristics and uses of
NTFPs has limited much of their economic value. Social Ia Puch with 95% of the
population are ethnic minorities have diverse cultural traditions, people are
hardworking and eager to learn. However, because people do not have capital to
invest in production, weather fluctuations make the trees in the garden did not yield,
as the lives of people facing many difficulties. So I've interviewed people in the
commune to explore the local NTFP species are valued in people's gardens, then
find out what type of garden is planted with trees where people can NTFP planted in
the garden through the acceptance of people.
Research results show that locally there are now eight types of gardens are
cultivated people, including four types of gardens planted NTFPs. Bamboo trees
and plants now Kingfisher are two species of forest products in local values, due to
the relative income spread over a year, less public care and income according to the
people is high, Tre garden styles, Pepper - Kingfisher and Tre - Kingfisher is
feasible locally. There by we found that people in the commune are more interested
in the development of NTFP species, so the agencies and organizations should have
appropriate policies to develop valuable NTFP species in gardens.


iii


MỤC LỤC
Trang tựa .............................................................................................................i 
Tóm tắt................................................................................................................ii 
Mục lục..............................................................................................................iv 
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................vi 
Danh sách các hình...........................................................................................vii 
Danh sách các bảng ........................................................................................ viii 
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 
Chương 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3 
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu .........................................................................................3 
2.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ.....................................................................................3 
2.1.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng. ..........................................................4 
2.1.3 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. ........................................................4 
2.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................7 
2.2.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................7 
2.2.2 Điều kiện khí hậu thủy văn ...........................................................................................7 
2.2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội...............................................................................................8 
2.2.4 Tình hình văn hóa – xã hội .........................................................................................11 
2.2.5 Cơ sở hạ tầng. .............................................................................................................12 

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13 
3.1 Nội dung ........................................................................................................................13 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................14 
3.2.1 Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu điều tra.................................................14 
3.2.2 Thu thập thông tin.......................................................................................................14 
3.2.3 Xử lý, phân tích và tồng hợp thông tin .......................................................................15 


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................17 
4.1 Hiện trạng của vườn hộ điển hình tại xã Ia Puch, huyện Chưrông, tỉnh Gia Lai ..........17 
4.1.1 Các kiểu vườn hộ điển hình hiện có tại địa phương ...................................................17 

iv


4.1.2 Lịch sử hình thành các kiểu vườn hộ..........................................................................24 
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình canh tác hiện nay ........26 
4.2 Các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại tại địa phương có khả năng gây trồng
trong vườn hộ.......................................................................................................................28 
4.2.1 Danh mục các loài LSNG đang được người dân khai thác và sử dụng tại địa phương
.............................................................................................................................................28 
4.2.2 Các loài LSNG có tính thương mại đang được người dân khai thác và sử dụng tại địa
phương .................................................................................................................................30 
4.3.2 Dòng thị trường của sản phẩm LSNG tại địa phương ................................................32 
4.3 Khả năng gây trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ trong vườn hộ .................................35 
4.3.1 Nhu cầu của người dân trong việc gây trồng các loài LSNG trong vườn hộ .............35 
4.3.2 Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của các loài khi gây trồng trong vườn hộ ...35 
4.4 Các kiểu vườn hộ có trồng các loài cây LSNG có tính thương mại được sự chấp nhận
của người dân.......................................................................................................................40 
4.4.1 Các kiểu vườn hộ có trồng các loài cây LSNG được người dân chấp nhận. ..............40 
4.4.2 Những ưu khuyết điểm của các kiểu vườn hộ không có trồng các loài cây LSNG....41 
4.4.3 Những ưu điểm và khuyết điểm khi người dân phát triển các kiểu vườn hộ có trồng
LSNG vào trong vườn hộ ....................................................................................................42 
4.5 Những kiểu vườn hộ được đề xuất có trồng các loài cây LSNG ...................................43 
4.5.1 Lịch thời vụ của các cây trồng chính trong các kiểu vườn hộ của người dân tại xã Ia
Puch, huyện Chưprông Gia Lai ...........................................................................................43 
4.5.2 Chi phí và Thu nhập của nông hộ ở các kiểu vườn hộ ...............................................45 


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................47 
5.1. Kết luận.........................................................................................................................47 
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................................48 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49 
PHỤ LỤC 

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

UBND:

Ủy ban nhân dân

KHCN:

Khoa học công nghệ

VQG:

Vườn quốc gia

TNHH:


Trách nhiệm hữu hạn

Bộ NN và PTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

VNĐ:

Việt Nam Đồng

FAO:

Food and Agriculture Organization

WWF:

World Wide Fund for Nature

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Ia Puch từ năm 2004 – 2010

9

Hình 4.1 Kiểu canh tác độc canh cây Cà phê

18


Hình 4.2 Kiểu canh tác Cà phê xen Bời lời

19

Hình 4.3 Kiểu canh tác độc canh cây Điều

20

Hình 4.4 Kiểu canh tác độc canh cây Tiêu

21

Hình 4.5 Kiểu canh tác Tiêu – Sả

22

Hình 4.6 Kiểu canh tác Cà phê – Điều

22

Hình 4.7 Kiểu canh tác độc canh cây Tre

23

Hình 4.8 Dòng thị trường của măng Tre

32

Hình 4.9 Dòng thị trường của cây Sả


34

Hình 4.10 Lịch thời vụ của những cây trồng chính trong vườn hộ tại xã Ia Puch 44

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế của xã Ia Puch từ năm 2004 – 2010

8

Bảng 2.2 Diện tích gieo trồng các loài cây hàng năm và lâu năm.

9

Bảng 2.3 Số liệu vật nuôi qua các năm của Xã.

10

Bảng 2.4 Tổng số học sinh và giáo viên từ 2004 – 2010

11

Bảng 4.1 Các kiểu vườn hộ chủ yếu tại xã Ia puch, huyện Chưprông, Gia Lai

17


Bảng 4.2 Quá trình hình thành vườn hộ của người dân xã Ia puch theo thời gian 24
Bảng 4.3 Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình canh tác các
kiểu vườn hộ

26

Bảng 4.4 Danh mục các LSNG ở địa phương

28

Bảng 4.5 Hình thái các loài lâm sản ngoài gỗ được trồng trong vườn hộ

30

Bảng 4.6 Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của của kiểu canh tác Cà phê –
Bời lời

36

Bảng 4.7 Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của kiểu canh tác Tiêu – Sả

37

Bảng 4.8 Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của kiểu canh tác Tre

38

Bảng 4.9 Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của kiểu canh tác Tre – Tiêu

39


Bảng 4.10 Số hộ định hướng trồng các loài LSNG vào vườn hộ

40

Bảng 4.11 Những ưu khuyết điểm của các vườn hộ không trồng các loài cây LSNG
41
Bảng 4.12 Chi phí và Thu nhập của các kiểu vườn hộ được tính theo 1 ha

45

Bảng 4.13 Sự xếp hạng các kiểu canh tác theo ba tiêu chí quan trọng nhất được
người dân đưa ra

46

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay từ thuở sơ khai con người đã có những hiểu biết cơ bản về giá trị của
rừng. Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu phục vụ cuộc sống
của họ. Những sản phẩm từ rừng nói chung và lâm sản ngoài gỗ nói riêng được
người dân thu hái có giá trị rất cao trong cuộc sống cũng như trong đời sống văn
hóa tinh thần của người dân. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhận thức của con
người về LSNG cũng khác đi, họ chuộng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
hơn là những sản phẩm được sản xuất từ những nguyên vật liệu khác, do đó việc
mua bán lâm sản trên thị trường càng trở nên mạnh mẽ và sôi động hơn.
Hầu hết mọi người đều thừa nhận LSNG như một yếu tố quan trọng cho phát

triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi. Hơn 150 sản phẩm LSNG được kinh
doanh trên thị trường thế giới bao gồm các sản phẩm từ thực vật như Mây, Tre, Mật
ong, Nấm, Hạt dẻ, tinh dầu và một phần sản phẩm từ động vật. Hiện trên thế giới có
hàng triệu hộ gia đình phụ thuộc vào LSNG, có khoảng 80% dân số ở các nước phát
triển sử dụng LSNG phục vụ các nhu cầu về dinh dưỡng và sức khỏe. Ở Việt Nam,
lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ
gia đình chiếm từ 10 – 20% trong thu nhập. Nguồn thu từ LSNG này chủ yếu được
gây trồng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao hoặc thu hái mang lại (Tập san
KHCN Tây Ninh, số 2/2009, tr. 28-30).Tuy nhiên, việc phát triển lâm sản ngoài gỗ
còn chưa được rộng khắp và mạnh mẽ như mong muốn, sự thiếu hiểu biết về đặc
tính và công dụng của các loại lâm sản ngoài gỗ đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của
chúng. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số loại lâm sản ngoài gỗ
đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng

1


cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này.
Gia Lai với tổng diện tích đất lâm nghiệp 867.573,6 ha, trong đó diện tích đất
có rừng 717.411 ha với độ che phủ của rừng 46% và hiện là một trong những tỉnh
có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và đứng thứ hai trên cả nước. Rừng
phân bố đều trên địa bàn 16 huyện, thị xã và thành phố với rất nhiều loại gỗ và
nhiều loại lâm sản ngoài gỗ như: Mây, dược liệu, Bông đót, Tre nứa, Hà thủ ô,…Xã
Ia Puch với tổng diện tích đất tự nhiên là 26.751,13 ha là một Xã vùng sâu, vùng xa
thuộc diện Xã đặc biệt khó khăn và là một trong hai Xã biên giới của huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai. Người dân sống chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi chỉ
chiếm một phần nhỏ trong thu nhập của người dân, hiện nay các mô hình canh tác
của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn: cây Điều đang già cỗi, người dân thiếu
vốn để đầu tư tái sản xuất, khí hậu biến đổi thất thường,…điều đó đòi hỏi phải có

một hướng đi mới nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nơi đây .Từ
những đặc điểm trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tìm hiểu khả năng
phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ mang tính thương mại trong vườn hộ của người
dân tại xã Ia Puch, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai” với mục đích tìm hiểu các loài
lâm sản ngoài gỗ tại địa phương có giá trị trong vườn hộ của người dân, từ đó tìm ra
những kiểu vườn hộ có trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ mà người dân có thể
trồng trong vườn hộ thông qua sự chấp nhận của người dân.
Với mục đích như trên, mục tiêu đề tài cần thực hiện như sau:
• Mô tả những đặc điểm của vườn hộ điển hình tại xã Ia Puch, huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai.
• Xác định các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại tại địa phương có
khả năng gây trồng trong vườn hộ.
• Các kiểu vườn hộ có trồng các loài cây LSNG có tính thương mại được
người dân chấp nhận và ưu khuyết điểm khi phát triển các loài cây LSNG
vào trong vườn hộ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Có rất nhiều khái niệm về LSNG, định nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào quan điểm sử dụng, phát triển tài nguyên và nhu
cầu khác. Tuy nhiên để làm rõ hơn, theo tài liệu và tác giả nước ngoài, thì có một số
khái niệm về lâm sản ngoài gỗ có thể đưa ra để chúng ta tham khảo:
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật
không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong
định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa

và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO, 1995).
LSNG bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm
dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng
trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc sử
dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc
về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wickens, 1991).
LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất
rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
LSNG bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng
tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống,
nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989).
“Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc
sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây
cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công

3


chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu” (Lê Mộng
Chân, 1993).
2.1.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng.
Theo phương pháp này nhiều loài LSNG có cùng giá trị sử dụng được phân
vào cùng một nhóm, cho dù có nguồn gốc khác nhau trong hệ thống sinh, nơi phân
bố.
+ Sản phẩm cây có sợi: Tre nứa, Song mây, các loại lá, thân vỏ, có sợi và cỏ.
+ Sản phẩm dùng làm thực phẩm: nguồn gốc động vật: Mật ong, thịt chim thú rừng,
cá, trai ốc, nguồn gốc thực vật thân, củ rễ lá, hoa, quả, gia vị.
+ Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm: thuốc có nguồn gốc thực vật; cây con có độc
tính; cây con làm mỹ phẩm
+ Các sản phẩm chiết xuất: tinh dầu, dầu béo; nhựa và nhựa dầu; tannin, thuốc

nhuộm…
+ Động vật sống và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc.
+ Các sản phẩm khác: cây cảnh; lá để gói thức ăn,...
2.1.3 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt nam trong số
12000 loài cây được thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài
cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1498 loài cho các dược
phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới
20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259
loài bò sát, 84 loài ếch nhái .
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các
ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các
loài Song mây,Tre nứa, các loài hoa…
Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng
tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là
hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là
nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa, ngô sắn. Các loài làm

4


thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp phần quan trọng trong thu
nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu.
Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị
thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh.Chúng đóng vai trò rất
quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về
chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quí của
Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại
dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

như quế, hồi, hòe… Theo Viện Dược liệu thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây
làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật.
Theo tác giả Võ Văn Chi, con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người dân sử
dụng làm thuốc (Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
1997).
Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào
giá trị cuộc sống.Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong,
côn trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác…), làm đồ trang sức
(ngà voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo…).
Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất
rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa trám, tre trúc, mây, dược liệu, nấm
thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau
rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, tắc kè,
thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm, lá gồi, lá buông, động vật
rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm cảnh… Các loại sản phẩm này hiện
nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể
còn chưa được thực hiện đầy đủ.
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, nhiều tiềm năng và thường gắn liền với cuộc
sống của người dân và có ý nghĩa về kinh tế hộ gia đình rất lớn, đặc biệt là đối với

5


đồng bào miền núi và dân tộc ít người.Kết quả nghiên cứu của dự án LSNG cho
thấy, thu nhập cho hộ gia đình từ LSNG lên đến 59%.
Một số kết quả nghiên cứu ở Nam đông, Thừa Thiên Huế cho thấy, hầu hết
các loại lâm sản ngoài gỗ được dùng trong gia đình, chỉ một số ít bán ra thị trường;
một số lượng lớn được dùng làm thực phẩm, nhiều loại LSNG được dùng làm vật
liệu xây dựng. Thành phần giới,thành phần kinh tế hộ có ảnh hưởng đến khai thác
và sử dụng.Trong cùng địa phương ở miền núi, người dân tộc thường hiểu biết và

sử dụng nhiều loại LSNG hơn người kinh.
Một nghiên cứu trước đây về LSNG tại tỉnh Hà Tây (cũ) cho thấy trong công
trình nghiên cứu của mình cho thấy, gần 200 tấn dược liệu được khai thác ở VQG
Ba Vì vào năm 1997 – 1998 (Gilman, Nguyễn Văn Sản, 1999). Ước tính gần 60%
người dân tộc Dao ở Ba Vì khai thác nguồn tài nguyên này, và nguồn thu nhập của
họ từ dược liệu đứng thứ hai sau lúa và sắn. Do sự khai thác quá mức của con người
đối với tài nguyên rừng Ba Vì, cho nên sự đa dạng và phong phú của các loài thú
lớn và chim hiện nay rất thấp, một số loài có thể đã bị tuyệt chủng tại đây. Cũng tại
tỉnh Hà Tây (cũ) hiện nay có khoảng trên 100 doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, công ty
TNHH sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu, có hơn 10 công ty có khả năng xuất
khẩu trực tiếp hàng mây tre đan cho các công ty nước ngoài, phần lớn các doanh
nghiệp. Nguồn thu nhập của người dân địa phương ở các khu vực này từ rừng là
chính yếu, trong đó chủ yếu là LSNG.
Nhiều loại LSNG được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân, có
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nó đặc biệt quan trọng đối
với cộng đồng địa phương miền núi và người dân tộc thiểu số có đời sống phụ thuộc
chặt chẽ vào tài nguyên rừng. LSNG còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, Bộ NN
và PTNT ước tính giá trị xuất khẩu LSNG năm 2008 là khoảng 300-400 triệu USD,
bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến, kinh doanh LSNG
đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần
đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng. Tuy nhiên,
đến nay chúng ta vẫn chưa quy hoạch tổng thể được việc bảo tồn, phát triển, khai

6


thác, và kinh doanh các loại LSNG ở nước ta. Để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế
của người dân từ LSNG, nhà nước và nhân dân cần phải có chiến lược phát triển về
gây trồng, chế biến và tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống của người dân miền núi.
2.2 Địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Xã Ia Puch là một xã vùng sâu, vùng xa có đường biên giới giáp Campuchia
dài khoảng 10,2km.
- Phía đông tiếp giáp xã Ia O, Ia boong, Ia Mơ thuộc huyện Chư prông.
- Phía Tây giáp xã Ia Pnôn, xã Ia Griêng thuộc huyện Đức Cơ.
Trên địa bàn Xã có 5 thôn làng gồm: làng Chư Kos, làng Goong, làng Brang,
làng Cùi và làng Bih.
• Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng độ cao tuyệt đối trung bình từ 200 – 300 m,
độ dốc trung bình từ 30 – 150.
• Đất đai
Chủ yếu là đất đỏ Badan có độ dày tầng đất lớn hơn 30 cm, tỉ lệ rễ cây từ 20
- 40 %, tỉ lệ đá lẫn 10 – 25 %. Độ pH từ 0.5 đến 6.5. Hàm lượng C% trong đất nằm
ở mức cao tương ứng với lượng mùn trong đất khá đến rất cao, tiềm năng dinh
dưỡng hữu cơ trong đất cao. Thành phần cơ giới đất từ cát đến sét pha thịt, chặt.
2.2.2 Điều kiện khí hậu thủy văn
• Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 10
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất 210.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất 320.
+ Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất 170.

7


Lượng mưa trung bình hàng năm 1.231 mm, trên 80% lượng mưa tập trung vào
mùa mưa.

Độ ẩm thấp nhất: 60-70% (tháng 2-3), cao nhất: 80-90% (mùa mưa). Độ ẩm bình
quân năm 70%.
Có hai hướng gió chính: Gió Tây Nam thổi vào muà mưa và gió Đông Bắc thổi vào
mùa hè.
• Thuỷ văn
Nhìn chung hệ thống suối phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn. Hệ thống
sông suối bao gồm 3 suối chính là: Ia Drang, Ia Puch, Ia Mơr có nước quanh năm,
đây là nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và vùng hạ lưu.
2.2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội
• Tình hình Kinh tế
Toàn Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 26.751,13 ha, trong đó đất nông
nghiệp 1.198,35 ha, đất lâm nghiệp 23.193,73 ha, đất phi nông nghiệp 262,06 ha và
diện tích đất chưa sử dụng là 1.496,99 ha.
Ngành nông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất nông nghiệp
vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ
được phát triển theo qui mô hộ gia đình.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của xã Ia Puch từ năm 2004 – 2010
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

Cơ cấu KT
Nông nghiệp (%)

53,50 49,40 68,58 48,79 50,94 49,85 50,64

Chăn nuôi (%)

33,63 35,20 16,70 36,49 33,17 32,87 35,16

Tiểu thủ công nghiệp (%)

12,87 15,40 14,72 14,72 15,89 17,28 14,20
(Nguồn UBND xã Ia Puch, 2010)

8


Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Ia Puch từ năm 2004 – 2010
Nhìn vào hình 2.1 cho thấy tỉ trọng của ngành nông nghiệp lớn và luôn tăng
từ năm 2004 đến năm 2010. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ năm 2004 đến 2006
giảm mạnh và sau đó tăng lại từ năm 2007 cho đến 2010. Tỉ trọng ngành tiểu thủ
công nghiệp có tăng nhưng không nhiều. Từ đó ta thấy người dân ở đây chủ yếu
sống dựa vào trồng trọt, nên khi có thay đổi về điều kiện canh tác cũng như thời tiết
bất ổn sẽ làm cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
• Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng 1.284,5 ha. Trong đó, các loại cây trồng hàng năm
như: Lúa, Ngô, Khoai mì, rau các loại và các loại cây trồng dài ngày như: Điều, Cao

su tiểu điền, Cà phê,...cụ thể:
Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng các loài cây hàng năm và lâu năm.
Loại cây

Diện tích (ha)

Cây hàng năm

204,5

Cây lương thực

54,5

Cây tinh bột

97

Cây thực phẩm

4

Cây công nghiệp ngắn ngày

49

Cây lâu năm
Cây công nghiệp dài ngày

684

(Nguồn: UBND xã Ia Puch, 2010)

9


Diện tích cây hàng năm và cây lâu năm tương đối nhiều là do nông dân
được hỗ trợ phân bón và một số dụng cụ phục vụ cho sản xuất như: phân bón
NPK, bình bơm thuốc trừ sâu, máy tuốt Lúa, Tre,…
• Chăn nuôi:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm khoảng 3.558 con. Một số loại vật nuôi
như: Trâu, Bò, Heo, Gà…Trong đó bò 655 con, đàn heo có khoảng 488 con,
đàn gia cầm là 2.415 con.
Bảng 2.3: Số liệu vật nuôi qua các năm của xã.
Năm

Bò (con)

Heo (con)

Gà (con)

2004

286

305

2.649

2005


448

760

2.3

2006

428

150

2.15

2007

485

850

2.255

2008

682

495

2.353


2009

685

515

2.295

2010

642

605

2.305

(Nguồn: UBND xã Ia Puch, 2010)
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 các loài vật nuôi
trong Xã đều tăng qua các năm, riêng năm 2006 số lượng vật nuôi giảm mạnh
nguyên nhân do trong năm này tại địa bàn xã Ia Puch có dịch cúm Gà và Heo bị tai
xanh làm cho cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn, Vì vậy trong năm
2006 người dân nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ huyện Chưprông và xã Ia Puch về
vật nuôi cũng như phát triển các loại cây trồng trong vườn hộ. Từ năm 2007 trở đi
vật nuôi của người dân không ngừng tăng cho đến năm 2010 điều này cho thấy cuộc
sống người dân đã ổn định và đang bắt đầu phát triển.

10



• Lâm nghiệp
Diện tích đất dành cho lâm nghiệp là 23.193,73 ha.Thường xuyên vận động
tuyên truyền nhân dân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa
cháy rừng được triển khai và thực hiện thường xuyên.
• Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn xã chủ yếu dịch vụ say xát lúa gạo của tư nhân phục vụ nhu cầu
cho nhân dân trên địa bàn.
• Dịch vụ - thương mại
Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là buôn bán nhỏ, trao đổi hàng hoá,
cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân trong địa
bàn Xã diễn ra rất ít và hạn chế, đa số tập trung tại khu vực trung tâm Xã.
2.2.4 Tình hình văn hóa – xã hội
• Dân số
Toàn Xã có 379 hộ với 1.684 nhân khẩu trong đó có 355 hộ là dân tộc Jrai
(chiếm 95% dân số của xã), dân tộc Kinh 21 hộ, dân tộc Thái 02 hộ, dân tộc Mông
01 hộ .
• Giáo dục và đào tạo
Thực hiện vận động con em trong độ tuổi đến lớp, cơ sở vật chất được bổ
sung tu sửa nâng cấp trường lớp được khang trang.
Bảng 2.4: Tổng số học sinh và giáo viên từ 2004 – 2010
Năm

Học sinh (người)

Giáo viên (người)

2004

287


25

2005

333

27

2006

347

30

2007

357

32

2008

367

32

2009

383


32

2010

425

35
(Nguồn: UBND xã Ia Puch, 2010)

11


Đây là một trong hai Xã biên giới của huyện Chưprông nên việc vận động
con em người dân tộc Jrai đi học gặp rất nhiều khó khăn, hầu như do gia đình chưa
phát triển kinh tế nên cần các em ở nhà phụ giúp gia đình nên số học sinh đến lớp
rất ít. Nhưng nhờ sự quan tâm của huyện cũng như cuộc vận động của xã số học
sinh qua các năm đã tăng qua các năm (bảng 3.4) Số học sinh dần qua các năm cho
thấy sự vận động của Xã đã có hiệu quả, điều này giúp nâng cao dân chí hơn của
người dân trong địa bàn Xã. Qua số liệu tổng kết năm 2009 – 2010: Tổng số học
sinh 383 học sinh, khối mần non 48 em, khối tiểu học 258 em, khối THCS 77 em.
2.2.5 Cơ sở hạ tầng.
• Giao thông vận tải
Hiện trạng hệ thống đường giao thông trong Xã: Đường giao thông trong Xã
được đầu tư nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường chính, tuyến đường từ trung tâm Xã
về Huyện trong mùa mưa không còn bị ách tắc, chỉ còn một số đường liên thôn, liên
xóm chưa dược đầu tư, do đó việc đi lại còn nhiều khó khăn.
• Kênh mương
Hiện kênh mương đang hư hỏng nặng, sủa chũa không kịp thời vụ, mặt khác
trình độ nhận thức của nhân dân còn thấp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn
hạn chế.

• Thông tin liên lạc
Hiện tại toàn Xã có một trạm bưu điện của xã nhằm phục vụ cho công tác
thông tin liên lạc. Hiện trạng về tinh hình thông tin liên lạc của Xã: có 02 mạng điện
thoại đang hoạt động: Mạng điện thoại cố định VNPT và mạng điện thoại di động
Viettel.
• Điện, nước sinh hoạt
Điện: Đến nay toàn Xã đã có điện lưới quốc gia với đầy đủ công trình hạ thế
và trung thế đến tất cả các thôn, bản trong Xã, đảm bảo nhu cầu thắp sáng và sản
xuất của người dân

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Để đáp ứng các mục tiêu trên, các nội dung cần thực hiện là:
(1) Những đặc điểm của vườn hộ điển hình tại xã Ia Puch, huyện Chưprông, tỉnh
Gia Lai về các khía cạnh:
• Thành phần loài cây trong vườn hộ.
• Lịch sử hình thành vườn hộ
• Nguyên nhân người dân trồng các loài cây trong vườn hộ
• Những thuận lợi và khó khăn của vườn hộ hiện tại
(2) Đặc điểm của các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại tại địa phương có
khả năng gây trồng trong vườn hộ được mô tả theo các khía cạnh:
• Danh mục các loài LSNG đang được người dân khai thác và sử dụng tại địa
phương.
• Đặc điểm sinh vật hậu của các loài LSNG có tính tương mại đang được
người dân khai thác và sử dụng
(3) Khả năng gây trồng của một số loài lâm sản ngoài gỗ trong vườn hộ.

• Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ (SWOT) của các loài LSNG
có tính thương mại khi được gây trồng trong vườn hộ
• Nhu cầu của người dân trong việc gây trồng các loài cây LSNG mang tính
thương mại trong vườn hộ
• Giá trị thương mại của các loài LSNG đó thông qua việc phân tích dòng thị
trường của sản phẩm này tại địa phương.

13


(4) Các kiểu vườn hộ có trồng các loài cây LSNG có tính thương mại được người
dân chấp nhận và ưu khuyết điểm khi phát triển các loài cây LSNG vào trong vườn
hộ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu điều tra.
Dung lượng mẫu về nguyên tắc được xác định dựa trên số lượng các hộ
nhóm dân tộc thông qua công thức sau: n = (N.t2.S2)/(N.d2 + t2. S2). Trong đó: Tổng
số hộ của khu vực nghiên cứu N=379 hộ; S2 = 0,25, Hệ số tin cậy của kết quả t = 3,
Sai số mẫu d = 0,1. Vậy, n= 49 hộ (Nguyễn Quốc Bình, 2003). Tuy nhiên, mẫu
nghiên cứu được chọn là 60 hộ để đáp ứng kết quả điều tra mang tính bao quát
chung cho cả địa phương cũng như đặc tính khác nhau của năm làng trong Xã.
Cách chọn mẫu: chọn theo kiểu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách rút thăm theo
thứ tự trong danh sách.
3.2.2 Thu thập thông tin
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin từ các phòng ban của ủy ban nhân dân (UBND) xã gồm:
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu…những thông tin liên quan đến
các loài LSNG hiện có tại địa phương về đặc điểm loài, bộ phận thu hái, mùa thu
hái, sử dụng của người dân tại địa phương. Những thông tin này được thu thập ngay
sau khi tiếp xúc với UBND xã để giới thiệu về mục đích đến địa phương.

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được thu thập chủ yếu qua phỏng vấn trực tiếp bằng việc sử
dụng các câu hỏi được xây dựng sẵn. Thông tin này đã được thu thập qua ba giai
đoạn:
• Giai đoạn 1: Sử dụng câu hỏi mở dạng bán cấu trúc để phỏng vấn các cán bộ
xã, trưởng thôn, những người đưa tin then chốt nhằm lấy được thông tin
mang tính bao quát chung của địa phương. Từ đó, định hướng và chỉnh sửa
các câu hỏi theo bảng hỏi cho phù hợp với thực tế khi hỏi các hộ gia đình tại
địa điểm nghiên cứu.

14


• Giai đoạn 2: Sử dụng câu hỏi được xây dựng sẵn trong phiếu phỏng vấn đã
qua quá trình chỉnh sửa để phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực nghiên
cứu.
• Giai đoạn 3: Giai đoạn này sử dụng kết hợp các công cụ của PRA, sau khi đã
thu thập được các thông tin riêng từng hộ gia đình, gồm:
-

Lịch sử hình thành xã: Phỏng vấn chủ tịch xã và già làng về một số mốc thời
gian quan trọng về sự đổi mới của xã cũng như quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi…

-

Lịch mùa vụ: Trong quá trình phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn người cung cấp
thông tin chủ chốt về hoạt động sản xuất mùa vụ của các loại cây trồng,
những thông tin về lịch thời vụ của các loài LSNG.


-

Phân tích SWOT: Phân tích các điểm mạnh (S – Strengths), điểm yếu (W –
Weakness), cơ hội (O – Opportunities), nguy cơ (T – Threats) của các kiểu
vườn hộ trồng các loài cây LSNG.

-

Điều tra dòng thị trường của các sản phẩm là LSNG được người dân trồng
trong vườn hộ tại địa phương.

-

Cho điểm, xếp hạng: dựa vào những tiêu chí được sự thống nhất của người
dân cho điểm từ đó tìm ra kiểu vườn hộ trồng các loài cây LSNG được sự
nhất trí cao của người dân.

3.2.3 Xử lý, phân tích và tồng hợp thông tin
Thông tin từ tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài, sau
đó chọn lọc thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin.
Thông tin từ phỏng vấn:
• Phần thông tin câu hỏi mở: Tiến hành sắp xếp và chọn lọc những thông tin
cùng loại vào một nhóm. Sau đó thống kê tổng số hộ có cùng ý kiến để rút
ra kết luận về các thông tin cần thiết.
• Phần thông tin câu hỏi đóng được xử lý thông tin theo cách sau:

15



×