Mục Lục
Mục Lục......................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
5. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................4
6.Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................4
7. Khẳng định tính mới..........................................................................................................4
B. NỘI DUNG............................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................................4
1. Cơ sở lí luận....................................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................5
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ......................................................................5
1.Thực trạng chung.............................................................................................................5
2.Thực trạng tại đơn vị........................................................................................................6
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ HỌC SINH LỚP 1/7...............8
1. Kết quả khảo sát đầu năm...............................................................................................8
2. Những biện pháp và kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1/7 rèn chữ...................................9
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................................31
C. KẾT LUẬN..........................................................................................................................33
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............................................................................................33
2. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỀ TÀI........................................34
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................35
4. NHỮNG Ý KIẾN ĐÊ XUẤT...........................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................36
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương
tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống.
Bên cạnh đó "Nét chữ nết người", có thể đoán được tính cách một con người
thông qua nét chữ của người đó. Bởi cái chữ phản ánh rất đúng cái tính cách,
bản chất của người cầm bút viết nên nó. Nhìn nét chữ ngay ngắn, tròn trĩnh đó là
người có tính cách cẩn thận, chu toàn, gọn gàng, làm việc gì cũng tới nơi tới
chốn, còn nhìn nét chữ nghiêng ngả, xiêu vẹo chứng tỏ người viết có tính cách
cẩu thả, thiếu cẩn thận. Nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Từ việc rèn chữ viết đẹp góp
phần rèn luyện cho chính các em đức tính cẩn thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng
đối với mình và người khác. Vì thế chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con
người. Bởi vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp để tạo sự tôn trọng nhau.
Do vậy, ở trường Tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ
được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng
của môn Tiếng Việt. Chữ viết đã trở thành một công cụ quan trọng trong
việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của mỗi dân tộc. Ngoài ra
nó còn góp phần rèn luyện những phẩm chất như tính cẩn thận, lòng yêu cái đẹp,
tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác thông qua
chữ viết. Và thông qua việc rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con
người. Do đó việc rèn chữ viết cho học sinh lớp Một là điều rất cần thiết và
không phải đơn giản, viết chữ đẹp là điều đang được mọi người quan tâm và đã
gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Đặc biệt phong trào "Vở sạch chữ đẹp"
đang được các Ban ngành, nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm.
Với cương vị là một giáo viên dạy lớp Một thì tôi luôn tự hỏi làm thế nào
để giúp cho những bạn học sinh lớp 1 có thể viết đúng, viết đẹp. Với những lí do
trên mà tôi viết đề tài "Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh " giúp các em học
sinh lớp 1/7 có được những kĩ năng và phương pháp để rèn viết chữ đúng và
đẹp.
2. Mục đích của đề tài
Với đề tài này thì mục đích của tôi là nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu
biết về chữ viết và vận dụng nó qua ngôn ngữ giao tiếp và giúp các em rèn luyện
chữ viết đúng và đẹp.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện đề tài thì trước hết phải xác định được nhiệm vụ của đề tài.
Đó là tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, phân tích một số biện pháp
trong công tác rèn chữ viết đã được thực hiện trong những năm qua. Từ những
Giáo viên thực hiện:
Trang 2
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
kết quả đạt được đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng rèn chữ viết trong những năm học tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan có vị trí quan trọng trong dạy – học ở tiểu học. Nó
giúp học sinh tích lũy được những tài liệu cụ thể của các đối tượng được quan
sát để tạo chỗ dựa cho quá trình trừu tượng hóa.
Trong Phân môn Tập viết, phương pháp này được coi là nguyên tắc trong
giảng dạy, học sinh được quan sát và hình thành biểu tượng nên giáo viên cần
chuẩn bị bộ mẫu chữ hiện hành, chữ mẫu phóng to ra giấy kết hợp với việc giáo
viên phải quan sát, theo dõi quá trình rèn luyện chữ viết của học sinh để phát
hiện những điểm mạnh và những điểm yếu của từng em để có kế hoạch phụ đạo,
bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ đúng và đẹp.
4.2 Phương pháp thực hành, luyện tập
Đây là một phương pháp không thể thiếu trong Tập viết, học sinh đã được
nghe, được hình thành kiến thức từ giáo viên và để giúp các em khắc sâu hơn thì
điều tất yếu là phải cho học sinh thực hành, luyện tập. Các em có được viết
nhiều thì các em mới dễ dàng hình thành kiến thức và rèn được kĩ năng viết tốt
hơn. Đây là phương pháp quyết định đến việc truyền thụ kiến thức thành công
hay không của người giáo viên và sự lĩnh hội của học sinh như thế nào? Với
môn Tập viết đó là hướng dẫn học sinh luyện các thao tác chuẩn bị viết chữ,
hướng dẫn học sinh viết bảng con, bảng lớp, tập viết vào vở nháp, vào vở Tập
viết nhằm hoàn thiện kĩ năng viết chữ.
4.3 Phương pháp điều tra
Trong quá trình nghiên cứu thì phương pháp này là không thể thiếu, bởi có
điều tra mới biết được chất lượng rèn chữ của học sinh như thế nào để qua đó
đưa ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm đem lại kết
quả cao sau khi áp dụng các biện pháp đó
Giáo viên thực hiện:
Trang 3
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng ở đây là áp dụng ở học sinh lớp 1/7 trường Tiểu học Bình Hòa 2
nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về chữ viết và áp dụng nó vào các môn
học khác, có kĩ năng để rèn viết chữ đẹp.
6.Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào công tác rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 trường Tiểu học
Bình Hoà 2.
7. Khẳng định tính mới
Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài mang nhiều tính mới cả về nội dung và hình
thức. Bởi vì việc tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 1 không những viết
đúng mà còn phải viết đẹp, từ lâu đã được nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu.
Trong thực tế đã có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này,
cũng có nhiều sách báo viết đến nhưng các sáng kiến kinh nghiệm đó mới chỉ
đưa ra những biện pháp chung mà chưa có những biện pháp cụ thể giúp học sinh
viết đúng và đẹp. Chưa chỉ rõ được sự cần thiết của việc áp dụng quan điểm tích
hợp môn Tiếng Việt vào dạy phân môn Tập viết lớp 1. Xuất phát từ tình hình
nêu trên và thực tế dạy học ở lớp mình, qua khảo sát học sinh ở các lớp khác tôi
đã mạnh dạn nghiên cứu tiếp vấn đề này để đưa ra một số biện pháp hữu hiệu
nhất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 nói chung và học
sinh lớp 1/7 nói riêng, theo đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng thuận lợi cho việc
phát huy viết chữ đúng và đẹp ở các lớp trên.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Với mỗi người dân Việt, Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, dù có đi đâu hay làm gì
ở trong hay ngoài nước thì cũng không bao giờ quên được tiếng mẹ đẻ. Để giữ
gìn và phát triển vốn chữ viết của Tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng
Giáo viên thực hiện:
Trang 4
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia, là nơi
thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy tập
viết ở Tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao
chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Thông qua việc học Tập viết
mà các em nắm được quy tắc viết chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo
về viết chữ. Từ đó, mà nâng cao dần khả năng viết chữ đẹp và tình cảm quý
trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua việc giảng dạy phân môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh
lớp 1 nói chung và học sinh lớp 1/7 nói riêng nếu cùng một lúc đòi hỏi các em
viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được.
Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học
phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác
định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1/7 là rèn cho trẻ có nề
nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu
cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của
học sinh
Trong những năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang được
mọi người quan tâm và găt hái được những thành tích đáng kể, được tất cả giáo
viên và học sinh chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Bên cạnh đó
còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm, khuyến khích động
viên. Đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục đề ra “ Giáo dục con người toàn diện”.
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Thực trạng chung
Do việc rèn chữ viết cho học sinh lớp Một là điều rất cần thiết và không
phải đơn giản, đòi hỏi cần sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. Giờ
đây nhu cầu về cái đẹp rất cao, viết chữ đẹp là điều đang được mọi người quan
Giáo viên thực hiện:
Trang 5
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
tâm. Bên cạnh đó học sinh lớp Một vừa bắt đầu làm quen với việc viết chữ và
việc tập trung để viết chữ đẹp là rất khó khăn bởi trình độ nhận thức của các em
còn hạn chế, chưa chú ý vào việc tập viết, các em viết nhanh, viết ẩu và viết sai
rất nhiều, sai về độ cao, về khoảng cách, về cấu tạo các con chữ... Thế nên cần
có những biện pháp phù hợp để giúp học sinh lớp Một nói chung và học sinh lớp
1/7 nói riêng rèn viết chữ đúng và đẹp hơn để nâng cao chất lượng học tập.
2.Thực trạng tại đơn vị
2.1. Thuận lợi
Được sự động viên và quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, lớp 1 đã có
được nhiều điều kiện tốt trong học tập như được cung cấp đầy đủ trang thiết bị
dạy học cho giáo viên như các bảng cài, các bảng mẫu chữ viết, tranh ảnh về các
chữ viết, các hình ảnh minh họa cho các con chữ...
Học sinh được phụ huynh quan tâm nên có sự chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ
học tập như sách vở, bút đúng chuẩn, bảng cài, các mẫu chữ cho con em mình.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt hơn.
Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh:
bàn ghế đúng chuẩn, có đầy đủ bóng đèn điện để cung cấp đủ ánh sáng cho học
sinh, có bảng chống lóa, có kể sẵn ô rất thuận tiện cho học sinh viết chữ trên
bảng lớp, có đủ các bảng mẫu chữ cái thường, chữ cái hoa được treo trong
phòng học để học sinh quan sát.
Đội ngũ giáo viên trẻ, đầy năng lực, tích cực, giàu lòng yêu nghề, yêu trẻ,
và tự mình luôn học hỏi để bồi dưỡng chữ viết của mình và những kinh nghiệm
truyền thụ kiến thức cho học sinh qua bạn bè, đồng nghiệp và thường xuyên rèn
luyện chữ viết để nâng cao kĩ thuật viết chữ đúng, chuẩn và đẹp.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có không ít những khó khăn cần
được quan tâm, tìm hướng giải quyết. Đối với trường Tiểu học 2 buổi và số
lượng học sinh đông khoảng 47 em/lớp thì việc để tập trung rèn luyện cho các
em viết chữ đẹp là một điều không dễ dàng đối với một giáo viên chưa có nhiều
Giáo viên thực hiện:
Trang 6
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
kinh nghiệm như tôi. Mỗi ngày học 7 tiết gồm các tiết chính và các tiết bộ môn
nên thời gian để có thể rèn cho từng học sinh là không đủ nên giáo viên chỉ có
thể là người hướng dẫn cho các em và phụ đạo những bạn chưa hoàn thành và
bồi dưỡng những học sinh hoàn thành tốt phần còn lại là học sinh phải tự ý thức
học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các em chưa nắm rõ các nét cơ bản và cấu tạo các chữ ghi âm, vần, tiếng,
dấu thanh; chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy tắc đặt dấu thanh, quy
trình nối các nét trong chữ cái, nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết
mới sai độ cao, độ rộng, các nét chữ rời rạc, không đều, không có sự liên kết
giữa các chữ.
Một số giáo viên chữ viết chưa đẹp nhưng không có ý thức rèn luyện viết
chữ dẫn đến không có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi chấm
bài cho học sinh.Thậm chí có giáo viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả không
đúng mẫu, sai chính tả, tuỳ tiện trong cách trình bày. Từ đó dẫn đến chất lượng
chữ viết của học sinh. Bởi học sinh lớp Một rất dễ bắt chước, cô viết như thế nào
trò viết như vậy nên cô viết chữ, trình bày cẩn thận, sạch sẽ thì học sinh cũng
làm theo, còn cô cẩu thả, viết ẩu thì học sinh cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Và đặc biệt là thiếu sự quan tâm của phụ huynh trong việc rèn chữ viết của
con em mình. Đa số phu huynh là công nhân làm việc trong các nhà máy, xí
nghiệp nên không có thời gian nhiều để kèm các em học bài và rèn chữ ở nhà
nhiều. Một số phụ huynh lại phó mặc con mình cho giáo viên mà không hề biết
con em mình học như thế nào. Ngoài ra, phụ huynh không chuẩn bị cho học sinh
sách vở cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn, nhiều em không đủ vở để
viết hay vở của học sinh không đúng mẫu 5 ô ly.
Vì nhận thức hạn chế của đa số các bậc phụ huynh học sinh về mẫu chữ và
tầm quan trọng của môn Tập viết đó là tạo tính thẫm mĩ và là cơ sở để các em
học tốt các môn học còn lại, sự thiếu quan tâm kèm cặp các em trong thời gian
học ở nhà.
2.3. Thực trạng của bản thân
Và đối với tôi là một giáo viên dạy lớp Một thì việc dạy học sinh viết chữ
Giáo viên thực hiện:
Trang 7
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
đẹp là điều không dễ dàng và đòi hỏi người giáo viên cần có những kĩ năng và
phương pháp phù hợp đối với học sinh lớp Một. Vì các em mới bắt đầu làm
quen với việc học là chủ yếu là rất khó khăn, các em mới chuyển từ hoạt động
chính là vui chơi sang hoạt động chính là học tập nên các em không thể tập
trung, không ngồi lâu để gò từng nét chữ, tay các em còn yếu và vụng về, không
thể viết được nhiều. Và tâm lí của học sinh lớp Một còn ham chơi, mau nhớ dễ
quên, hiếu động, không tập trung lâu…
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ HỌC SINH
LỚP 1/7
1. Kết quả khảo sát đầu năm
Đầu năm học 2017 – 2018, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm
lớp 1/7 với tổng số học sinh 47 em, có 23 nữ và 24 nam. Qua nắm bắt tình hình
học tập của cá em, tôi đã tiến hành khảo sát ở Phân môn Tập viết ở lớp 1/7 với
kết quả như sau:
* Với bài 1: Viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái kiểu
chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập Viết 1, tập một (Tuần 9) tôi thu được kết
quả như sau:
Loại A
Tổng số HS/
Nữ
47/23
Số
lượng
14
%
29,8%
Loại B
Số
lượng
26
%
55,3%
Loại C
Số
lượng
7
%
14,9%
* Với bài 2: Viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình
làng, bệnh viện kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập Viết 1, tập một (Tuần
Giáo viên thực hiện:
Trang 8
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
15). Sau 5 tuần thì số học sinh viết chữ loại A tăng lên, loại B giảm xuống và
một số bạn loại C cũng đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể như sau:
Loại A
Tổng số HS/
Nữ
Số
lượng
47/23
19
%
40,4%
Loại B
Số
lượng
24
%
Loại C
Số
lượng
51,1%
4
%
8,5 %
Với kết quả khảo sát đó, tôi thấy cần có những biện pháp phù hợp và cụ thể
với từng đối tượng học sinh để giúp học sinh hiểu rõ hơn về chữ viết và các em
ý thức hơn trong quá trình viết và có những hiểu biết sâu sắc hơn về độ cao, độ
rộng, khoảng cách của chữ, con chữ, biết cách cầm bút, phấn thế nào là đúng,
biết được tư thế ngồi viết đúng... Để từ đó các em tự nâng cao khả năng viết chữ
của mình cho đúng và đep. Và sau đây là một số kinh nghiệm cũng như giải
pháp để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1/7 trường Tiểu học Bình
Hòa 2
2. Những biện pháp và kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1/7 rèn chữ
Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng chữ
viết để học tập và là phương tiện giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có
quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần
rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong
trường tiểu học - đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng,
đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ
vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng học tập của các em. Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoài việc
học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật viết thì rèn
viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy chúng ta
cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết.
Do đó giáo viên phải là người có những kiến thức chuẩn về những mẫu chữ
Giáo viên thực hiện:
Trang 9
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
và những quy tắc cần thiết trong dạy học Tập viết để đưa ra những biện pháp
phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao.
2.1. Giáo viên phải nắm rõ kiến thức về những quy định viết chữ
Trong quá trình hình thành chữ viết cho học sinh, giáo viên cần nắm chắc
những quy định về các nét chữ, các dấu thanh, cấu tạo các con chữ, cách viết các
con chữ... Cụ thể, giáo viên thường gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu
tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu, gồm
có nét viết và nét cơ bản. Nét viết là một đường viết liền mạch, không phải dừng
lại để chuyển hướng ngòi hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ
bản tạo thành, ví dụ như nét viết chữ cái o là nét cong kín, nét chữ e là hai nét
cong phải trái tạo thành. Còn nét cơ bản là nét bộ phận dùng để tạo thành nét
viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc nét kết hợp
hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ nét cong trái là nét viết chữ c,
nét cong phải kết hợp với nét cong trái thì tạo thành chữ e.
Các loại nét cơ bản đó là nét thẳng có 3 dạng: thẳng đứng, thẳng ngang,
thẳng xiên; nét cong có 2 dạng: nét cong kín, nét cong hở (cong hở trái, cong hở
phải); nét móc có 3 dạng: móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu; nét khuyết có 2
dạng: khuyết xuôi, khuyết ngược và nét hất.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những đặc điểm, cấu tạo, độ cao, độ
rộng và cách viết từng con chữ như con chữ a có độ cao 2 dòng li, cấu tạo là một
nét cong kín và một nét móc ngược, con chữ b có độ cao là 5 dòng li, gồm có nét
khuyết xuôi và nét móc ngược, hay con chữ d có độ cao là 4 dòng li, gồm có 2
nét: nét cong kín và nét móc ngược phải; con chữ g có độ cao 5 dòng li, gồm nét
cong kín và nét khuyết ngược; con chữ t có độ cao 3 dòng li, gồm nét hất, nét
móc ngược phải, nét ngang,... Bên cạnh đó, giáo viên cần cho học sinh những
kiến thức cơ bản về cách viết các con chữ hoa như con chữ H cao 5 dòng li, gồm
có 2 nét: nét 1 là sự kết hợp giữa nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2: là sự kết
hợp của 3 nét: khuyết ngược, khuyết xuôi và nét móc ngược phải, nét 3: nét
thẳng đứng.
Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết được điểm đặt bút, dùng
Giáo viên thực hiện:
Trang 10
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
bút đúng cách để hoàn thành viết một con chữ và xác định cách rê bút, lia bút.
Rê bút là nhắc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết
trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. Từ rê được hiểu theo
nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt, do đó giữa đầu bút và mặt
giấy không có khoảng cách.
Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này qua điểm dừng khác,
không chạm vào mặt giấy. Từ lia xuất phát từ nghĩa ném hoặc đưa ngang thật
nhanh. Vì vậy khi lia bút ta phải nhắc đầu bút lên để đưa nhanh sang điểm khác,
tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Và cần cung cấp cho học sinh đầy đủ về mẫu chữ - mẫu chữ cái viết thường
cỡ chữ vừa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y. Các chữ
cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p. Các chữ cái được viết với độ cao 1,5
đơn vị: t. Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s. Các chữ cái còn lại
được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m. Các dấu thanh
được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
Với mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị. Còn
mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
Giáo viên cần lưu ý khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết
hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu...), cần hướng dẫn học sinh cách
viết tạo sự liên kết bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí giữa chữ cái viết hoa
và chữ cái viết thường. Cụ thể:
Có 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y (kiểu 1), A,
M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ viết thường kế tiếp như Hà
Nội, Quỳnh Trâm...
Có 17 chữ viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, P, S, T, V, X (kiểu 1), V
(kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, do đó
khi viết cần căn cứ vào từng trường hợp để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm
đầu nét của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để
khoảng cách ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 chữ cái viết thường) giữa chữ
hoa với chữ thường. Ví dụ như Đà Nẵng, Tây Nguyên, Phan Đình Phùng...
Giáo viên thực hiện:
Trang 11
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Khi viết chữ cần chú ý cho học sinh nối chữ liền mạch, đảm bảo tốc độ
viết nhanh. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một
chữ ghi tiếng rồi mới đặt dấu phụ và dấu thanh.
Việc đặt dấu thanh cũng hết sức quan trọng, và việc này đã được xử lí
thống nhất trong sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới do Nhà Xuất
bản ấn hành, cụ thể: Dấu thanh (huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng) được đánh ở âm
chính: khóa, thùy, huế, ...), khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết
mở (không có âm tiết cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm
đôi đó: bìa, bùa... Khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có
âm cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó: miếng,
buồm, vượn,... Cách đặt dấu thanh trong chữ viết Tiếng Việt cũng cần đảm bảo
sự hài hòa, cân đối và mang tính thẩm mĩ, nên các dấu thanh thường được đặt
vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với chữ cái a, ă, o, ơ, e, i (y), u, ư như cài,
gỡ, hỏi, nặng; riêng đối với các chữ cái â, ê, ô thì dấu huyền, sắc được đặt ở phía
bên phải của dấu mũ: gối, khế, cấy...
2.2. Các bước tiến hành
2.2.1. Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi lên lớp
Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học Tập viết là thực hành luyện
tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng viết chữ thành thạo, dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết trên 2 hình thức: viết trên
bảng và viết trong vở Tập viết. Để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh
cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu
sau:
Thứ nhất là bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ
ràng, đều đặn dễ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Bảng con là
công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả đối với học sinh, có tác dụng tích cực
trong quá trình dạy tập viết ở tiểu học. Loại bảng viết bảng phấn và loại bảng
viết bằng bút dạ có những mặt ưu và một số hạn chế nhất định khi sử dụng, song
tác dụng của chúng đối với rèn kĩ năng viết cho học sinh là rất quan trọng.
Thứ hai: Phấn trắng có chất lượng tốt sẽ làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Nếu
Giáo viên thực hiện:
Trang 12
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
viết bút dạ thì bút phải cầm vừa tay, đầu bút nhỏ, ra mực đều mới viết được rõ
ràng.
Thứ ba: Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải, dễ cầm tay sẽ giúp cho việc xóa
bảng hợp vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết.
Thứ tư: Vở tập viết phải đúng mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục. Học
sinh phải giữ vở sạch sẽ, bao bìa kính ở ngoài, có ghi tên, lớp rõ ràng. Khi sử
dụng vở tập viết thì học sinh lưu ý không được làm dơ, bẩn, trình bày chữ viết
sạch sẽ, đẹp, khoa học, không bôi xóa lung tung.
Thứ năm: Bút, ở những tuần đầu tiên của lớp Một thì sử dụng bút chì. Với
bút chì học sinh cần chuẩn bị bút chì chuẩn, loại 2B đầu vừa phải, không quá to
cũng không quá nhỏ, đầu dễ gọt, dai. Còn với bút máy thì phải chọn bút máy
chuẩn, ngòi mềm, đầu bút thanh, vừa tay cầm và chuẩn bị mỗi bạn một lọ mực,
một cái khăn và một cái bìa kê tập. Khi viết bút mực giáo viên cần lưu ý cho học
sinh viết cẩn thận, không để mực dây ra tập, quần áo, không được viết nhanh ẩu,
viết ngoáy.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút
Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết thông qua hoạt động của các giác
quan mắt, tai và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong bộ não.
Giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay), thường có hiện tượng
"lan tỏa", dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (ví dụ : miệng
méo, vai gù, lệch...). Nhận thức rõ tầm quan trong của giai đoạn này trong quá
trình tập viết, chương trình Tiểu học Pháp từ năm 1991 đã xác định: Tập viết là
môn học của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chính xác của nét bút, sự khéo léo
trong trình bày, sự nhảy cảm về thẩm mĩ khi viết.
Bởi vậy trong quá trình viết chữ học sinh cần lưu ý đến tư thế ngồi viết
cũng như cách cầm bút và phấn.
Tư thế ngồi viết: học sinh cần ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu
hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 -30 cm, nên cầm bút (phấn) bằng tay phải, tay
trái tì nhẹ lên mép vở (bảng) để trang viết (bảng ) không bị xê dịch, hai chân để
Giáo viên thực hiện:
Trang 13
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
song song, thoải mái.
Cách cầm phấn: Cầm bằng 3 ngón tay, đầu ngón cái cách đều viên phấn
khoảng 1 cm, cầm phấn chắc vừa phải, khi đưa phấn lên cần nhẹ tay để tạo nét
thanh, khi đưa xuống cần miết đầu phấn mạnh hơn chút để tạo nét đậm. Nhưng
phải từ từ, tránh đột ngột.
Giáo viên cầm bút mẫu
Cách cầm bút: Cầm bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với
độ chắc vừa phải, không chặt quá, không lỏng quá. Khi viết dùng ba ngón tay di
chuyển bút nhẹ nhàng từ trái qua phải (không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt
giấy), cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm
mại, thoải mái. Khi viết cần tạo nét thanh bằng cách đưa bút lên nhẹ, còn khi
đưa xuống cần miết ngòi bút xuống để tạo nét.
Ngoài ra khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt, nếu
viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép
bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở cần
xê dịch vở sang bên sang để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên
phải để viết tiếp.
Giáo viên thực hiện:
Trang 14
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Tư thế ngồi viết bảng con
Tư thế
ngồi
viếtviết
bảng
Tư thế
ngồi
vở con
2.2.3. Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp
a. Hình thành cho học sinh những kiến thức căn bản của cách viết
Vào đầu năm học giáo viên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản về độ cao,
độ rộng, khoảng cách các con chữ và chữ, các quy tắc đặt dấu thanh, cách cầm
phấn, cầm bút, tư thế ngồi viết để học sinh nắm rõ nhằm tạo cho các em những
thói quen tốt trong việc rèn viết chữ.
Giáo viên thực hiện:
Trang 15
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Về cơ bản, hình dạng 29 chữ cái viết thường cỡ chữ vừa có thể chia thành
ba nhóm, có cấu tạo các nét cơ bản gần gũi với nhau. Luyện viết theo từng nhóm
chữ giúp cho kĩ năng viết các nét cơ bản thành thạo, tạo thói quen viết đều nét
và đẹp chữ. Dựa vào mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, tùy điều kiện giáo
viên có thể cho học sinh luyện viết theo hai cách:
Ở giai đoạn của việc luyện viết, giáo viên nên chọn loại vở kẻ ô vuông nhỏ
(dòng kẻ 5 ô ly), để dễ xác định chiều cao và bề rộng cho đúng tỉ lệ. Biện pháp
thực hiện chủ yếu là từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ:
Bảng mẫu chữ viết thường
Nhóm 1: i, u, ư, t, n, , m, v, r: các chữ cái ở nhóm này có chiều cao 1 đơn
vị, riêng chữ cái r có cao 1, 25 đơn vị, chữ t cao 1, 5 đơn vị. Bề rộng cơ bản của
chữ là 3/4 đơn vị, riêng chữ cái m rộng 1, 5 đơn vị. Chữ cái ở nhóm này thường
được cấu tạo bởi các nét móc (móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu). Khi luyện
viết chữ hai nét móc xuôi và móc hai đầu cần chú trọng vì chúng khó viết hơn
nét móc ngược, 4 chữ cái n, m, v, r cần được luyện tập nhiều lần để nét viết mềm
mại, đẹp mắt.
Nhóm 2: l, b, h, k, y, p: các chữ cái này có chiều cao 2, 5 đơn vị, riêng chữ
cái p cao 2 đơn vị, bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị. Về cấu tạo chữ cái ở
nhóm này có nét khuyết (khuyết xuôi, khuyết ngược), có những điểm gần gũi
với chữ cái ở nhóm 1 (nửa dưới của chữ b giống với chữ v, nửa dưới của chữ h
Giáo viên thực hiện:
Trang 16
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
giống với chữ n, nửa trên của chữ y giống với chữ u). Khi luyện viết chữ hai nét
khuyết xuôi và khuyết ngược đều cần được chú trọng, tập trung luyện viết cho
đẹp bốn chữ cái l, b, h, n (tạo vòng xoắn ở chữ b và k vừa phải, hợp lí trong hình
chữ).
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, c, x, e, ê, s: các chữ cái ở nhóm 3 có 3
loại độ cao khác nhau, song chúng đều có độ cao 1 đơn vị (10/15 chữ), các chữ
d, đ, q cao 2 đơn vị, chữ g cao 2, 5 đơn vị, riêng chữ s cao 1, 25 đơn vị. Bề rộng
cơ bản của hầu hết các chữ cái là 3/4 đơn vị (riêng chữ s rộng 1 đon vị, chữ x
rộng 1, 5 đơn vị). Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi các nét cong (cong
kín, cong hở), trong đó nét cong kín (chữ o) có mặt ở mười chữ cái, tạo sự liên
hệ gần gũi về hình dạng giữa các chữ. Vì vậy muốn luyện viết đẹp các chữ cái ở
nhóm 3 cần tập trung luyện viết thật đẹp chữ o, từ chữ o, dễ dàng chuyển sang
viết các chữ ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, dễ tạo được các nét cong kín để viết được các
chữ còn lại.
Với chữ hoa gồm có 29 chữ tuy hình dạng khác nhau nhưng nhìn chung có
thể chia làm 5 nhóm có cấu tạo các nét cơ bản. Hầu hết các chữ viết hoa cao 2, 5
đơn vị, còn chữ G, Y có chiều cao 4 đơn vị. Do vậy khi luyện viết các chữ hoa
cần tập tung vào việc tạo các đường cong hoặc lượn khi phối hợp các nét cơ bản
cho mềm mại, đẹp mắt và việc thực hiện đó được tiến hành từ dễ đến khó theo
các nhóm chữ:
Nhóm 1: U, Ư, Y, X, (N, M, V kiểu 2) : khi viết các chữ hoa ở nhóm này
học sinh cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu, điều khiển nét bút ở phần cong
sao cho chuẩn, mềm mại, đúng hình dạng.
Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M: chủ yếu là rèn luyện nét móc ngược, đưa bút từ
trên dưới lên, độ nghiêng hoặc lượn ở đầu nét móc và phần cong cuối nét móc
sao cho vừa phải, đúng mẫu.
Nhóm 3: C, G, E, Ê, T: các chữ cái viết hoa ở nhóm này chủ yếu được tạo
bởi nét cong và sự phối hợp biến điệu của những nét cong. Bởi thế khi viết cần
luyện cách điều khiển đầu bút để tạo những nét cong đúng mẫu. Trong các chữ ở
nhóm này thì chữ C và chữ E tương đối khó viết nên học sinh cần chú ý quan sát
Giáo viên thực hiện:
Trang 17
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
kĩ khi giáo viên viết mẫu và phải luyện viết nhiều để tạo dáng chữ mềm.
Nhóm 4: P, R, B,D, I, K, H, S, L,V: các chữ này đều có nét cơ bản được
biến điệu hoặc có sự kết hợp hài hòa các nét cơ bản trong một nét viết.
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, ( A, Q kiểu 2): các chữ hoa ở nhóm này được viết
được bởi 1 hoặc 2 nét nhưng có nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển đầu bút
theo nhiều hướng.
Ngoài ra giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ các khái niệm cơ bản về dòng,
khoảng cách... Dòng (thể hiện chữ viết) được hiểu theo nghĩa là khoảng để viết
hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng, ví dụ: giấy có kẻ dòng, chấm xuống
dòng. Vở tập viết của học sinh được trình bày theo các ô vuông, có các dòng kẻ
ngang. Mỗi dòng viết gồm 6 dòng kẻ ngang, chia thành 5 li (mỗi li khoảng cách
giữa hai dòng kẻ - 0, 25cm). Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học có độ cao tính
theo đơn vị (bằng chiều cao chữ cái ghi nguyên âm), tương ứng với li trong vở
Tập viết như sau: viết theo cỡ chữ nhỏ thì chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là
1li, chữ viết theo cỡ vừa chiều cao chữ cái là 2 li. Từ đó có thể hiểu mẫu chữ cái
trong bảng mẫu chữ do Bộ Giáo dục và đạo tạo ban hành được trình bày theo cở
vừa (chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 2 li - 1 đơn vị, chữ cái viết thường có
chiều cao lớn nhất là 5 li, hầu hết chữ cái viết hoa có chiều cao 5 li.
Bảng mẫu chữ viết hoa
b. Hướng dẫn học sinh nắm rõ nội dung bài Học vần
Giáo viên thực hiện:
Trang 18
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Thường nội dung bài tập viết hàng ngày là nội dung bài học ở tiết Học vần
trước đó. Do đó giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững bài Học vần
để học sinh nắm kỹ cấu tạo của âm, vần, con chữ... của nội dung cần viết. Điều
này giúp giáo viên hướng dẫn bài viết dễ dàng hơn.
c. Hướng dẫn học sinh luyện viết
Đây là khâu rất quan trọng vì nếu chúng ta hướng dẫn kỹ sẽ giúp học sinh
thực hành nhanh và chính xác hơn. Tôi tiến hành luyện viết cho học sinh theo
các bước như sau:
Bước 1(Viết mẫu)
Để tạo được hiệu quả dạy học, giúp học sinh hình dung ra các chữ thường
cũng như chữ hoa một cách sinh động, rõ ràng thì giáo viên cần chuẩn bị
những mẫu chữ viết sẵn có các dòng kẻ sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn lại cách
viết để giúp học sinh khắc sâu hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ
mẫu (chú trọng khi dạy lần đầu chữ cái viết thường ở lớp 1): nhận biết về hình
dạng, cấu tạo nét, so sánh với chữ cái đã học trước đó. Giáo viên hướng dẫn
học sinh về quy trình viết chữ: điểm đặt bút, rê bút, lia bút, chuyển dịch đầu
bút, điểm dừng bút... Hình thức: chỉ dẫn trên mẫu chữ, viết mẫu trên khung
chữ, viết mẫu trên dòng kẻ (giống vở Tập viết). Hướng dẫn học sinh viết trên
bảng con: giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn học sinh rút kinh
nghiệm.
Ví dụ: Để dạy viết từ âu yếm. Tôi chuẩn bị sẵn một bảng mẫu chữ đã viết
sẵn từ “âu yếm” có các dòng kẻ sẵn trên nền vàng cho học sinh quan sát trước,
sau đó giáo viên chuẩn bị thêm một bảng phụ để viết mẫu chữ “âu yếm” lên
cho học sinh quan sát các điểm đặt bút, rê bút, dừng bút và độ cao các con chữ.
Điều này giúp học sinh hình thành kiến thức trong đầu trước khi các em viết
lên bảng con của mình, nhằm tạo hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết.
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học
sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên
phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, vừa phân tích cho học
sinh.
Giáo viên thực hiện:
Trang 19
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo
viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa
bút như thế nào, thứ tự các nét viết ra sao, giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả
cách viết dấu phụ và dấu thanh..
Bước 2 (Luyện viết bảng con)
Sau khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp, giáo viên yêu cầu học sinh viết
bảng con. Quan sát học sinh viết bảng con để sửa cho các em ngay tại lúc đó, chỉ
ra chỗ sai cho các em rút kinh nghiệm. Giới thiệu những em viết đúng, viết đẹp
trước lớp để các em khác rút kinh nghiệm. Đối với những em viết sai, giáo viên
nhắc nhỡ ngay và hướng dẫn các em điều chỉnh lại cho đúng. Khâu này rất quan
trọng vì nếu các em làm đúng ở bảng con thì khi viết vào vở sẽ ít bị sai.
Học sinh đang luyện viết bảng con
Bước 3(Hướng dẫn học sinh viết vở)
Đây là bước quan trọng trong một tiết Tập Viết, bởi có thể đánh giá chất
lượng chữ viết của học sinh sau khi xem tập học sinh viết: xấu hay đẹp, đúng
hay sai, đạt hay chưa đạt. Sau khi cho học sinh thực hành viết bảng con và giáo
viên đã sửa lỗi thì giáo viên cho học sinh viết bài vào vở Tập Viết.
Trước khi viết bài giáo viên cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm
bút để học sinh ngồi đúng và đẹp trong quá trình viết. Trong khi học sinh viết
bài, giáo viên phải theo dõi, quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng và viết đẹp để
Giáo viên thực hiện:
Trang 20
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
đạt điểm cao.
Khi dạy từ ngữ ứng dụng, ngoài việc hướng dẫn học sinh viết chữ ghi tiếng,
giáo viên còn phải quan tâm, nhắc nhở các em viết đúng khoảng cách giữa các
chữ đều đặn, hợp lí. Khoảng cách giữa các chữ thường được ước lượng bằng
một chữ cái o viết thường. Giữa các từ ứng dụng, học sinh viết theo điểm đặt
bút, dừng bút.
Khi dạy viết câu ứng dụng, giáo viên cần lưu ý về cách viết và đặt dấu câu:
dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi...
Giáo viên hướng
dẫn học sinh viết bài vào vở
Bước 4(nhận xét, sửa bài)
Việc nhận xét bài của học sinh cũng rất quan trọng, thường căn cứ vào mục
đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo chương trình quy định. Qua việc nhận
xét bài, giáo viên cần giúp cho học sinh tự nhận thức được ưu điểm để phát huy,
thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, kịp thời động viên những cố gắng, nổ lực
của học sinh khi viết chữ. Giáo viên cần viết lại những chữ học sinh viết sai ở
Giáo viên thực hiện:
Trang 21
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
bên để học sinh thấy được cái sai và sửa lại cho đúng và ghi lời nhận xét ngắn
gọn.
Sau mỗi tiết học Tập viết, khi nhận xét bài cho học sinh xong, giáo viên cần
nhận xét thật tỉ mỉ các nét chữ trong con chữ mà học sinh vừa viết và phân tích
rõ nguyên nhân học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp để lần sau học sinh rút kinh
nghiệm cho những lần viết sau.
Giáo viên đang
nhận xét, sữa bài
cho học sinh
Giáo viên thực hiện:
Trang 22
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Giáo viên đang
bàisinh
cho học sinh
Bàichấmhình
viết của học
Bài viết của học sinh
Hướng dẫn học sinh luyện viết
+ Luyện viết ở trường
Do đặc thù trường tôi dạy hai buổi / ngày. Do đó các em có thời gian
luyện viết vào buổi chiều. Ở những tiết luyện viết trước hết tôi hướng dẫn
cho các em sử dụng bảng cài để ôn lại các từ các chữ cần viết.
Sau đó yêu cầu học sinh viết bảng con nhiều lần những từ cần viết và
cuối cùng viết vào vở ( Trình tự như nêu ở trên nhưng các bước thực hiện
nhẹ nhàng hơn vì các em đã nắm kỹ cách viết ).
Giáo viên thực hiện:
Trang 23
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
Học sinh đang sử dụng bảng cài để ôn lại những chữ, những từ đã học
+ Luyện viết ở nhà
Ở trường, thời gian không đủ để các em luyện tập. Do đó sau mỗi bài
viết trên lớp. Tôi thường yêu cầu các em về nhà tự luyện vào vở. Để tránh
nhàm chán cho các em. Tôi thường cho thêm những bài thơ, bài văn yêu cầu
các em viết ở nhà
Ví dụ: để luyện viết chữ ng – ngh tôi yêu cầu các em viết:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Sau mỗi bài luyện viết của học sinh, giáo viên thu tập vở của học sinh
nhận xét bằng bút đỏ, ghi các lỗi hoc sinh mắc phải để học sinh thấy được
những điểm sai và làm tốt hơn cho những bài viết sau.
2.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh viết tốt hơn
a. Giáo viên phải là tấm gương cho học sinh học tập về viết chữ đẹp
Để nâng cao chất lượng viết chữ đẹp ở học sinh lớp Một thì người giáo
viên phải là người viết chuẩn, đẹp và thường xuyên rèn luyện chữ viết. Bởi
trong mắt học sinh lớp Một thì cô giáo là người các em rất xem trọng và mẫu
mực nhất. Bởi vậy giáo viên phải là người nắm vững kiến thức về cấu tạo, đặc
điểm chữ viết và các kiểu mẫu chữ và chữ viết của giáo viên phải đúng, chuẩn
Giáo viên thực hiện:
Trang 24
Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/7 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm
học 2017- 2018
và đẹp. Các em sẽ nhìn, quan sát và bắt chước những nét chữ từ đơn giản đến
phức tạp của cô giáo. Nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì
chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua quan sát ta thấy rằng nét chữ của
các lớp khác nhau nhưng trong một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất giống
chữ của giáo viên, bởi học sinh lớp 1 rất dễ bắt chước. Do đó giáo viên cần phải
thường xuyên rèn luyện chữ viết để nâng cao chất lượng chữ viết của mình. Và
điều mà giáo viên phải làm và làm thường xuyên đó là thể hiện nét chữ của
mình trên bảng lớp mỗi ngày sao cho khoa học, đẹp, đúng mẫu để học sinh học
hỏi. Giáo viên cần viết đúng chính tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, cách
trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày tháng năm, tên môn, tên bài học cần được
viết rất mẫu mực không qua loa và tuyệt đối là không được sai chính tả. Vậy
nên đòi hỏi giáo viên phải viết hằng ngày, phải luyện tập thường xuyên để viết
đúng mẫu chữ quy định và các bài viết luyện chữ đẹp và sáng tạo.
Bài viết của học sinh sau khi giáo viên viết mẫu
b. Kết hợp với các môn học khác
Để giúp học sinh hình thành thói quen luyện viết. Trong các tiết học khác tôi
cũng yêu cầu học sinh luyện viết:
Với môn Học vần, sau khi học sinh đọc các từ, các tiếng ở tiết học vần, giáo
Giáo viên thực hiện:
Trang 25