Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hôn nhân hiện nay cuả người tày ở xã tô hiệu, huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 112 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ĐỨC TRUNG

HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ TÔ HIỆU,
HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số : 60 31

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ĐỨC TRUNG

HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ TÔ HIỆU
, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số

: 8 31 03 10

Chuyêc học


1LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VI VĂN AN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tƣ liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Đức Trung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ Dân tộc học với đề tài: Hôn
nhân hiện nay cuả người Tày ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu. Trƣớc hết,
tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vi Văn An, ngƣời đã trực tiếp

động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ nhiệt tình hƣớng dẫn,
chỉ bảo cho tôi để hoàn thành luận văn.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các Giáo sƣ, Tiến sỹ, Giảng viên khoa
Dân tộc học và Nhân học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn Lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và tập
thể phòng Gíao dục đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tôi yên tâm học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo của Uỷ ban Nhân
dân xã Tô Hiệu và các phòng ban, cảm ơn toàn thể các bác, cô, chú, anh, chị,
em, bạn bè, bà con xã Tô Hiệu đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian điền dã
và thu thập tƣ liệu trên địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Đức Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN, TỘC
NGƢỜI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 11

1.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 11
1.2. Khái quát về địa bàn, tộc ngƣời nghiên cứu ............................................ 15
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 25
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ TÔ HIỆU 27
2.1. Những vấn đề chung về hôn nhân ............................................................ 27
2.2. Chu trình của một đám cƣới..................................................................... 36
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 50
Chƣơng 3: BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI TÀY TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN
NAY………………………………………………………………………..51
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội .......................................................................... 51
3.2. Các khía cạnh biến đổi ............................................................................. 52
3.3. Xu hƣớng biến đổi.................................................................................... 64
3.4. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của hôn nhân ............................. 65
3.5. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân ..................................... 71
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 777
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...81
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết thƣờng

CNH

Công nghiệp hóa

CT - HC


Chính trị - Hành chính

DTH

Dân tộc học

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐH

Hiện đại hóa

GDMN

Giáo dục mầm non

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHXH

Khoa học xã hội

NQ

Nghị quyết


Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sƣ

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ƣơng

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là một thể chế xã hội, có vai trò quan trọng trong đời sống
của mỗi dân tộc, không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân, mà còn đối với cả gia

đình và dòng tộc. Hôn nhân là một trong những thành tố làm nên giá trị văn
hóa, bởi nó gắn liền với nhiều nghi lễ, phong tục và chứa đựng nhiều sắc thái
văn hoá của mỗi dân tộc. Hôn nhân chính là nền tảng để duy trì, củng cố và
phát triển gia đình. Chính vì thế việc nghiên cứu hôn nhân có một tầm quan
trọng đặc biệt, giúp chúng ta nhận thức đƣợc tính đa dạng của vấn đề.
Đối với ngƣời Tày, bên cạnh những nghiên cứu mang tính khái quát,
tổng hợp, thì lĩnh vực hôn nhân cũng thu hút sự quan tâm chú ý của khá nhiều
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây về hôn nhân của ngƣời
Tày hầu nhƣ mới chỉ tập trung vào các tỉnh nhƣ Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc
Kạn...còn các nghiên cứu về ngƣời Tày ở Bình Gia nói chung, hôn nhân của
họ nói riêng, trong đó có hôn nhân của bộ phận ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu, thì
vẫn còn hết sức khiêm tốn. Trong tình hình thực tế nêu trên, việc khảo cứu
sâu về hôn nhân của ngƣời Tày ở một xã cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
sự đa dạng văn hóa, sắc thái địa phƣơng của ngƣời Tày trong cộng đồng dân
tộc ở Việt Nam.
Nghiên cứu hôn nhân của ngƣời Tày còn góp phần giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, nghiên cứu hôn nhân của
ngƣời Tày cũng góp phần cung cấp các cứ liệu khoa học, giúp các nhà quản lý
có những chủ trƣơng, chính sách cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
bản sắc tộc ngƣời, góp phần thực hiện hiệu quả luật hôn nhân và gia đình của
Nhà nƣớc. Bản thân là một ngƣời con của dân tộc Tày, lớn lên tại mảnh đất
1


Tô Hiệu, Bình Gia, Lạng Sơn, tôi đã đƣợc tham dự nhiều đám cƣới hiện nay
và đƣợc nghe ông bà, bố mẹ, họ hàng thân thích kể nhiều về đám cƣới truyền
thống của dân tộc mình. Hiểu đƣợc phong tục, tập quán, nghi lễ, nghi thức
cƣới xin của dân tộc mình. Vì vậy, tôi ý thức và luôn tự hào về những giá trị

văn hóa của tộc ngƣời, đồng thời luôn có mong muốn đƣợc góp phần vào việc
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong tiến trình
phát triển của quê hƣơng, đất nƣớc.
Với nhận thức nhƣ vậy, tôi đã chọn đề tài Hôn nhân hiện nay của
người Tày ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Một số nghiên cứu chính về người Tày ở Việt Nam
Là tộc ngƣời thiểu số có dân số đông nhất trong 53 tộc ngƣời thiểu số ở
Việt Nam, từ trƣớc tới nay, ngƣời Tày luôn thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu. Chính vì thế, nếu không kể tới các ghi chép về Đạo
Quan binh thứ nhất của Bonyfacy (ngƣời Pháp, ghi chép về phong tục tập
quán của các tộc vùng Đông Bắc), có khá nhiều công trình, bài viết, luận án,
luận văn, khóa luận liên quan đến tất cả các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, xã hội,
văn hóa; ngôn ngữ, tri thức dân gian cũng nhƣ các loại hình diễn xƣớng, dân
ca, văn học nghệ thuật của ngƣời Tày đã đƣợc công bố. Các công trình đề cập
riêng về ngƣời Tày có thể kể đến: Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam (1992),
do Bế Viết Đẳng chủ biên [26]; Văn hóa Tày, Nùng (1984) của Lã Văn Lô và
Hà Văn Thƣ [46]; Đến với người Tày và văn hóa Tày (2010) của La Công Ý
[84]. Mới đây nhất, năm 2016, Viện Dân tộc học vừa ra mắt cuốn Các dân tộc
ở Việt Nam (tập 2) về Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái Kađai [10], trong đó, phần
“Dân tộc Tày” do Nguyễn Thị Thanh Bình chấp bút, tổng thuật khá đầy đủ
các nghiên cứu về ngƣời Tày từ sau 1986 đến nay. Tác giả nhận định: những
2


nghiên cứu về ngƣời Tày của các học giả Việt Nam trƣớc những năm 2000
thƣờng chú trọng vào các vấn đề cơ bản liên quan đến văn hóa, kinh tế, xã hội
của ngƣời Tày, trong đó, những nội dung khảo tả còn chiếm phần lớn trong
các nghiên cứu.

Có thể nói, các công trình nghiên cứu chung đã công bố, trong đó có đề
cập đến ngƣời Tày cũng khá phong phú nhƣ: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân
tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968) của Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn
[45]; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), (1978), phần Dân
tộc Tày do Hoàng Hoa Toàn chấp bút [82]; Các dân tộc ở tỉnh Hà Giang
(2003) của nhiều tác giả [14]; Các dân tộc ở Bắc Kạn (2003) của nhiều tác giả
[13]; Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam (2004) [38];
Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994) của Nguyễn Khắc Tụng [76].
Các luận án nghiên cứu về ngƣời Tày gần đây của Triệu Quỳnh Châu, Tạ Thị
Anh về Dòng họ và những biến đổi của nó. Khá nhiều bài viết đăng trên các
Tạp chí chuyên ngành nhƣ Dân tộc học, Xã hội học, Nghiên cứu Văn hóa...
hay các bài viết về ngƣời Tày in trong Các công trình nghiên cứu của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam (tập I, II, III và V) do Nxb KHXH ấn hành từ năm
1999 đến 2005 [12].
2.2. Một số nghiên cứu có đề cập hôn nhân và gia đình của người Tày
Trong những nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của ngƣời Tày, nghi
lễ, phong tục hôn nhân truyền thống chiếm một lƣợng đáng kể, bên cạnh đó là
tƣ liệu về đám cƣới. Nếu nhƣ trong các công trình đã công bố trƣớc năm
2000, lĩnh vực hôn nhân thƣờng chỉ đƣợc đề cập đến rải rác hay chung chung,
thì từ những năm 2000 trở lại đây, các nghiên cứu chú trọng nhiều hơn tới
quan hệ hôn nhân cũng nhƣ quan hệ trong gia đình ngƣời Tày.
Trong công trình Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam của Viện Dân tộc
học, xuất bản năm 1992, hôn nhân và gia đình của ngƣời Tày cũng đƣợc đề
3


cập đến cùng với những thông tin về hôn nhân và gia đình của ngƣời Nùng.
Nguồn thông tin tại thời điểm đó cho thấy: Hôn nhân đồng tộc vẫn là xu
hƣớng chủ yếu. Kết hôn giữa ngƣời Nùng và ngƣời Tày đã xuất hiện, song số
lƣợng chƣa nhiều. Đỗ Thúy Bình là một trong những tác giả có nhiều công

trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của ngƣời Tày. Năm 1994, tác giả
đã đề cập một cách toàn diện đến các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia
đình của ba dân tộc Tày, Nùng, Thái ở nƣớc ta. Năm 2001, Nguyễn Thị
Huyền Anh thực hiện nghiên cứu về hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Quảng
Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên
ngành Dân tộc học. Tục hôn nhân cổ của người Tày Nguyên Bình của Hoàng
Thị Cành (2013), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt
Nam của Trung tâm NCKH về Gia đình và Phụ nữ (2014).
Cuốn sách của La Công Ý Đến với người Tày và văn hóa Tày, xuất bản
năm 2010 là một chuyên khảo công phu và khá hệ thống về ngƣời Tày. Trong
công trình này, tác giả đã mô tả các bƣớc thực hiện một đám cƣới truyền
thống của ngƣời Tày đặt trong sự so sánh giữa các địa phƣơng khác nhau.
Nguồn tƣ liệu sau nhiều năm tích lũy của tác giả là cơ sở để nguyên tắc hôn
nhân cơ bản của ngƣời Tày là ngoại hôn dòng họ đƣợc khẳng định thêm một
lần nữa. Một số đặc điểm của hôn nhân truyền thống ở ngƣời Tày nhƣ tính
chất “mua bán” trong hôn nhân cũng đƣợc đề cập và phân tích. Đáng chú ý,
theo tác giả, mặc dù nội hôn tộc ngƣời phổ biến ở ngƣời Tày trong quá khứ,
song hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã xuất hiện ngày càng nhiều và “vẫn là một
xu thế không có gì có thể cƣỡng nổi”. Hoàng Bé trong bài Quan hệ hôn nhângia đình của người Tày ở Bảo Lạc cũng bƣớc đầu đề cập và cung cấp nhiều tƣ
liệu về hôn nhân của ngƣời Tày ở các vùng miền khác nhau. Gần đây, Bế Văn
Hậu và Mai Văn Huyên công bố nghiên cứu về biến đổi quan hệ gia đình
ngƣời Tày ở Lạng Sơn thời kỳ đổi mới. các nghiên cứu này cho thấy vị thế
của ngƣời phụ nữ trong gia đình đƣợc nâng lên, do họ tham gia nhiều hơn vào
4


các hoạt động gia tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế
thị trƣờng phát triển. Do đó, ngƣời đàn ông không còn giữ vai trò độc tôn
trong mọi quyết định liên quan đến gia đình. Hôn nhân tự do trên cơ sở tình
yêu cũng khiến quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng hơn. Bên cạnh quan hệ

vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ngƣời trẻ và ngƣời già cũng có
những thay đổi.
Liên quan đến giao lƣu, biến đổi văn hóa của ngƣời Tày nói chung,
trong bài viết về Giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Tày, Nùng, Kinh ở Bắc
Kạn năm 2009, Lƣơng Thị Hạnh đã đề cập đến sự giao thoa giữa văn hóa Tày
với văn hóa Nùng thông qua văn hóa vật chất nhƣ trang phục, nhà cửa và văn
hóa tinh thần của tín ngƣỡng thờ then, pụt...
Năm 2012, Bế Văn Hậu đặt sự biến đổi văn hóa ở ngƣời Tày tại Lạng
Sơn làm đối tƣợng nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Nhân học. Nghiên
cứu đề cập đến những biến đổi trong ba thành tố văn hóa: văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội, trong đó những biến đổi trong hôn nhân
và gia đình, đặc biệt là quan hệ gia đình đã đƣợc chú ý phân tích.
Liên quan đến nội dung của luận văn, năm 2016, tác giả Lý Thị Mƣời
cũng đã bảo vệ thành công luận văn cao học đề tài Hôn nhân của người Tày ở
xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong nội dung Luận
văn, tác giả cũng trình bày về hôn nhân truyền thống của ngƣời Tày và những
biến đổi của hôn nhân từ sau Đổi mới (1986) đến nay. Có thể nói, đây cũng là
công trình nghiên cứu có tính tổng hợp đầu tiên về Hôn nhân của ngƣời Tày ở
địa phƣơng trên, dƣới dạng nghiên cứu điểm.
Nhƣ vậy, trừ đề tài luận văn nêu trên, trong những công trình, bài viết
nêu trên, chúng ta thấy vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu mang tính
tổng hợp, chuyên sâu mang tầm cỡ về lĩnh vực hôn nhân của ngƣời Tày nói
chung, trong đó có hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia,
Lạng Sơn. Vì thế, nghiên cứu của tôi sẽ góp phần giúp cho bạn đọc thấy đƣợc
5


tính đa dạng, nét khác biệt trong hôn nhân của ngƣời Tày ở các địa phƣơng
khác nhau. Có thể nói, các tài liệu về hôn nhân đƣợc đề cập tới trong các công
trình, bài viết, hay luận án, luận văn đã công bố là hết sức quý báu giúp tác

giả luận văn có cơ sở khai thác, đối chiếu và tham khảo trong quá trình hoàn
thành luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua nghiên cứu các đặc điểm hôn nhân truyền thống của
ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, luận văn phác họa bức tranh văn
hóa về ngƣời Tày ở Lạng Sơn nói chung, ngƣời Tày ở Tô Hiệu nói riêng.
- Trong bối cảnh tác động của các điều kiện kinh tế thị trƣờng, giao lƣu và
hội nhập ngày càng sâu rộng, luận văn cũng chỉ ra thực trạng của những khía
cạnh biến đổi, nguyên nhân biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Tày nới đây.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt
đẹp của văn hóa Tày nói chung, hôn nhân của họ nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm, nguyên tắc, hình
thức, các bƣớc thực hành trong nghi lễ hôn nhân, vấn đề cƣ trú sau hôn nhân
của ngƣời của ngƣời Tày tại điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu những biến đổi trong hôn nhân hiện nay và các yếu tố tác
động đến sự biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Tày tại điểm nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hôn nhân của ngƣời Tày ở một địa phƣơng cụ
thể: xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Nội dung đƣợc đề cập trong
luận văn bao gồm: Các đặc điểm trong hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu,
huyện Bình Gia; Thực trạng hôn nhân của ngƣời Tày ở địa phƣơng này hiện
nay. Nội dung của phần này nhằm cung cấp tƣ liệu cho ngƣời đọc thấy đƣợc

6


những thay đổi/biến đổi trong hôn nhân, nguyên nhân hay những yếu tố tác

động dẫn tới sự biến đổi này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính đƣợc chọn là xã Tô Hiệu
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, có thể nói đây là nghiên cứu điểm.
Về thời gian: Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ đổi mới (1986) đến nay. Đó là khoảng thời gian hôn nhân của ngƣời
Tày vừa bảo lƣu các yếu tố truyền thống, đồng thời vừa tiếp thu, ảnh hƣởng
và biến đổi sâu sắc do tác động của các điều kiện kinh tế thị trƣờng, hội nhập
khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng; cũng nhƣ sự nghiệp CNH-HĐH đất
nƣớc ở vùng miền núi dân tộc có điều kiện thuận lợi hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn
Để tổng hợp và phân tích các tài liệu đã công bố, chúng tôi tìm và đọc
các công trình nghiên cứu về dân tộc Tày nói chung, nhất là các công trình, bài
viết liên quan đến nội dung của đề tài luận văn, đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Tác giả cũng tiếp cận với một số luận án, luận văn của một số tác giả, trong đó
đề cập đến văn hóa ngƣời Tày nói chung, hôn nhân, gia đình của họ nói riêng.
Ngoài ra, các tài liệu thứ cấp nhƣ báo cáo, số liệu về dân số, dân tộc, niên giám
thống kê liên quan đến ngƣời Tày cũng đƣợc lƣu tâm và tham khảo.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phƣơng pháp chủ đạo trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, gồm những thao tác cơ bản nhƣ
sau:

7


+ Quan sát tham dự: Việc quan sát đƣợc thực hiện trong suốt quá trình
nghiên cứu tại thực địa, giúp tác giả hòa nhập với ngƣời dân và cộng đồng,

hiểu đƣợc sâu sắc hơn về văn hóa của ngƣời Tày tại địa bàn nghiên cứu.
+ Phỏng vấn sâu: Công cụ này áp dụng cho nhiều đối tƣợng. Ngƣời
đƣợc phỏng vấn sâu khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã
hội. Trong đó, đối tƣợng đƣợc tác giả quan tâm lựa chọn là những ngƣời cao
tuổi, minh mẫn, am hiểu phong tục tập quán, những ngƣời làm thầy cúng, làm
mai mối và gia đình hai bên cô dâu, chú rể. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn
những ngƣời trẻ tuổi để thấy đƣợc xu hƣớng biến đổi trong hôn nhân của
ngƣời Tày hiện nay.
+ Thảo luận nhóm để nhận đƣợc những nhận định, đánh giá về giá trị
truyền thống và biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Tày cũng nhƣ các yếu tố
có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngƣời bạn đời cho cuộc sống gia đình.
+ Quay phim, chụp ảnh nhằm có đƣợc những tƣ liệu thực tế sống động,
liên quan đến các đối tƣợng cụ thể góp phần làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp hồi cố, đây là phƣơng pháp nghiên cứu tàn dƣ trong dân
tộc học. Theo phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn
những ngƣời Tày lớn tuổi, trƣởng họ… nhằm thu thập tƣ liệu để hồi cố lại
lịch sử lập làng, quá trình di chuyển cƣ của ngƣời Tày đến nơi ở của họ hiện
nay, những thay đổi đã và đang diễn ra trong hôn nhân của họ…
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia, phân tích, tổng
hợp, so sánh đối chiếu các nguồn thông tin, số liệu thu thập đƣợc trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
6. Nguồn tƣ liệu của luận văn
Luận văn đƣợc hoàn thành chủ yếu dựa trên nguồn tƣ liệu điền dã, thu
thập trong các lần điền dã dân tộc học trên thực địa tại địa bàn xã Tô Hiệu,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Nguồn tƣ liệu cũng còn đƣợc thu thập từ các

8


đợt về nghỉ phép, trong các dịp tết Nguyên đán - vốn là mùa có khá nhiều

đám cƣới đƣợc tổ chức.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo và kế thừa các nguồn tài liệu đã công
bố về ngƣời Tày nói chung của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, nhất là các tài
liệu liên quan đến hôn nhân; đồng thời sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp ở
địa phƣơng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên và có hệ thống, dƣới góc độ Dân tộc
học về hôn nhân của ngƣời Tày ở một địa phƣơng cụ thể: xã Tô Hiệu, huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;
Từ việc trình bày và phân tích những đặc điểm, cũng nhƣ những yếu tố
truyền thống vẫn đƣợc bảo lƣu trong hôn nhân truyền thống của ngƣời Tày
nơi đây, luận văn cung cấp tƣ liệu mới về những thay đổi trong hôn nhân, lý
giải nguyên nhân tác động dẫn tới thay đổi trong các khía cạnh trong hôn
nhân của họ. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Tày
nói chung, trong lĩnh vực hôn nhân nói riêng. Bên cạnh đó, các cấp chính
quyền có cơ sở trong việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới trong quá
trình thực hiện Luật Hôn nhân - Gia đình, xây dựng nông thôn mới, phù hợp
với thực tế của địa phƣơng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn, tộc ngƣời nghiên
cứu.
Chương 2: Hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu trƣớc đổi mới.
Chương 3: Biến đổi hôn nhân của ngƣời Tày từ đổi mới đến nay.

9



10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN, TỘC NGƢỜI
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hôn nhân của ngƣời Tày ở tỉnh Lạng Sơn dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin. Theo đó, đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xem xét trong mối quan hệ khách
quan, biện chứng, vận động và phát triển, theo lịch đại và đồng đại, từ truyền
thống đến hiện đại. Sự biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Tày đƣợc nhìn nhận
trong mối tƣơng tác với các điều kiện kinh tế - xã hội, giao lƣu tiếp biến văn
hóa, tác động của hội nhập khu vực và toàn cầu hóa.
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong phạm vi nghiên cứu đƣợc xác định, luận văn sẽ làm rõ nội hàm
một số khái niệm liên quan, nhƣ: Hôn nhân, Ngoại hôn dòng họ, Nội hôn tộc
người, Hôn nhân hỗn hợp dân tộc, Nghi lễ đám cưới, Sính lễ, Của hồi môn,
Tục ở rể, Truyền thống, Biến đổi...
- Khái niệm Hôn nhân: Hôn nhân có nghĩa là việc kết hôn giữa nam và
nữ. Theo Từ điển nhân học: “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa
nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục
dích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc
nhằm tạo ra hộ gia đình mới” [78, tr.519]. Theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam: “Hôn nhân là một thể chế xã hội kèm theo nghi thức xác nhận quan hệ
tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ)
được coi nhau là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ
với nhau và giữa họ với con cái của họ. Sự xác nhận đó, trong quá trình phát
triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới” [77, tr.389-390].
Khi nghiên cứu về hôn nhân, Emily A. Schultz VAF Robobert H.
Lavenda cho rằng: “Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của

11


nó là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện
làm biến đổi những thành viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những
người thân thuộc của mỗi bên và những khuôn mẫu xã hội thông qua việc
sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm”. Theo hai nhà nghiên
cứu này, hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do ngƣời vợ sinh ra
và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng.
Trong Luật Hôn nhân và Gia đình của Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”, theo
đó, Luật này cũng định nghĩa: “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc
xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn
nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và được thừa
nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Kết hôn là việc nam nữ
xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn” [48, mục 1, 4, 5; điều 3]. Nội hàm của hôn nhân
còn bao gồm các quan niệm và nguyên tắc hôn nhân, hình thức hôn nhân,
nguyên tắc và hình thức cƣ trú sau hôn nhân. Vì vậy, trong nghiên cứu này,
tác giả luận văn cũng tìm hiểu một số khái niệm khác liên quan đến hôn nhân
để thấy đƣợc bản sắc tộc ngƣời của họ gồm:
Nội hôn tộc người: Là quy tắc chỉ kết hôn với ngƣời đồng tộc hay cùng
một nhóm tộc ngƣời (nhóm địa phƣơng) với mình, mà không kết hôn với
ngƣời của dân tộc khác. Ngoại hôn dòng họ là những quy tắc kết hôn ngoài
dòng họ của mình, đƣợc quy định bởi luật tục hay tập quán pháp.
- Khái niệm Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: Là chỉ sự kết hôn giữa hai
ngƣời không cùng một dân tộc.
- Khái niệm Nghi lễ hôn nhân: Đƣợc hiểu là các nghi lễ diễn ra theo tập
quán hoặc theo quy định của cộng đồng trong mỗi cuộc hôn nhân. Để tiến đến
hôn nhân cũng nhƣ để hoàn tất các cuộc hôn nhân, đôi trai gái và hai bên gia

đình của họ phải thực hiện những nghi lễ nhất định, theo quy định mang tính
12


tập quán pháp của một tộc ngƣời cũng nhƣ địa phƣơng của họ. Nghi lễ hôn
nhân nhằm mục đích đảm bảo sự chứng kiến và công nhận của cộng đồng và
gia đình, ngoài ra nó còn chứa đựng một số yếu tố tâm linh.
- Khái niệm Truyền thống: Truyền thống đƣợc hiểu là thói quen đƣợc
hình thành đã lâu trong lối sống và nếp nghĩ, của mỗi cá nhân hay một cộng
đồng và đƣợc trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Khái niệm Biến đổi: Là sự thay đổi thành khác trƣớc hoặc sự thay đổi,
điều thay đổi khác với trƣớc. Cũng nhƣ các yếu tố văn hóa khác, hôn nhân
không phải là bất biến, mà nó luôn vận động, thích hợp với hoàn cảnh và yêu
cầu của thực tiễn.
1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận
Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng một số quan điểm lý thuyết
trong Dân tộc học/Nhân học để làm cơ sở cho việc phân tích và nhận định, đó
là:
- Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người
Bản sắc tộc ngƣời là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần mang
tính đặc trƣng và đặc thù của một tộc ngƣời, giúp phân biệt tộc ngƣời này và
tộc ngƣời khác, và giữa các nhóm khác nhau của cùng một tộc ngƣời. Bản sắc
tộc ngƣời đƣợc hình thành lâu dài trong lịch sử, gắn liền với hoàn cảnh kinh
tế, xã hội và môi trƣờng tự nhiên của tộc ngƣời. Bản sắc tộc ngƣời có sức
sống lâu bền, ngay cả khi đời sống của tộc ngƣời đã có những thay đổi mạnh
mẽ. Bản sắc tộc ngƣời còn thể hiện bản lĩnh của tộc ngƣời [57, tr.12]. Vì vậy
áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người giúp tác giả luận văn nhận diện
đƣợc rõ những sắc thái riêng trong hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu.
- Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa
Lý thuyết này đƣợc trƣờng phái Nhân học Anglo – Saxon đƣa ra vào

cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa
13


khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay biến đổi của một
số loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo các nhà nhân học Mỹ, giao
lƣu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh
hƣởng bởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mƣợn nhiều nét đặc trƣng. Sự
giao lƣu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó
là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực
diện và liên tục. Các thành tố của nền văn hóa tuy có biến đổi, song mỗi nền
văn hóa vẫn giữ tính riêng biệt của mình. Tiếp biến văn hóa còn đƣợc hiểu là
quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa
riêng rẽ mà kết quả làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn [57,
tr.12 -13].
Nhƣ vậy, lý thuyết về giao lƣu, tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là
quá trình tất yếu của mọi sự vật và hiện tƣợng, trong đó bao gồm cả văn hóa
tộc ngƣời nói chung và hôn nhân nói riêng. Ngày nay, dƣới sự tác động của
quá trình phát triển, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, và xu hƣớng hội nhập đang
diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lƣu, biến đổi văn hóa của các tộc ngƣời, trong đó
có hôn nhân của ngƣời Tày là không tránh khỏi. Do đó, khi nghiên cứu văn
hóa tộc ngƣời, trong đó có các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm và các nghi lễ
trong hôn nhân của ngƣời Tày ở xã Tô Hiệu, tác giả luận văn không thể chỉ
xem xét vấn đề này một cách biệt lập hay trong trạng thái tĩnh, mà luôn đặt
chúng trong trạng thái động, trong quá trình biến đổi, tiếp biến.
- Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi
Là nghi lễ đánh dấu sự thay đổi địa vị xã hội của con ngƣời do nhà dân
tộc học ngƣời Pháp Arnold Van Gennep (1873 – 1975) đƣa ra vào thế kỷ XX.
Nghi lễ chuyển đổi thƣờng đi kèm với những nghi lễ xung quanh những sự
kiện liên quan đến đời ngƣời nhƣ việc ra đời của đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ,

thƣợng thọ [57, tr.13]. Tác giả luận văn đã vận dụng lý thuyết về nghi lễ
14


chuyển đổi để nghiên cứu việc thực hành các nghi lễ hôn nhân của ngƣời Tày
ở xã Tô Hiệu.
1.2. Khái quát về địa bàn, tộc ngƣời nghiên cứu
1.2.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
- Khái quát về huyện Bình Gia
Trƣớc khi thực dân Pháp xâm chiếm Lạng Sơn lần thứ nhất, Bình Gia
vốn là tên gọi của một xã gồm 2 thôn: Nƣa Toóc và Phai Lay (nay là thôn
Ngọc Quyến và thôn Phai Lay thuộc xã Tô Hiệu). Từ năm 1885 – 1890, khi
thực dân Pháp đặt ách cai trị ở đây, chúng đã gộp các tổng xung quanh Bình
Gia thành một đơn vị hành chính có tên gọi chung là Châu Bình Gia. Từ năm
1947, Châu Bình Gia đƣợc đổi thành huyện Bình Gia [44, tr.3]
Huyện lỵ Bình Gia cách thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây Bắc.
Phía bắc giáp huyện Tràng Định và huyện Na Rì (Bắc Cạn), phía nam giáp
huyện Văn Quan, phía đông giáp huyện Văn Lãng, phía tây giáp huyện Bắc
Sơn. Bình Gia rộng 1.090,66km2 với 2/3 diện tích là đồi núi và 1/3 là đất
ruộng, đất vƣờn nƣơng canh tác [44, tr.3]
Dân số huyện Bình Gia, tính đến thời điểm 1/4/2009, là 52.087 ngƣời,
trong đó dân tộc Tày có 14.026 ngƣời, chiếm 26,9%, dân tộc Nùng có 32.539
ngƣời, chiếm 62,5%, dân tộc Dao có 3.509 ngƣời, chiếm 6,7%, dân tộc Kinh
(Việt) có 1.898 ngƣời, chiếm 3,6%, ngƣời Hoa có 100 ngƣời, chiếm 0,2%,
còn lại là một số thành phần dân tộc sống ngụ cƣ khác.
Là một huyện thuộc địa bàn vùng cao miền núi, đồng bào các dân tộc
huyện Bình Gia chủ yếu sinh sống bằng nghề nông trồng lúa nƣớc và làm
nƣơng rẫy. Ngƣời Nùng và ngƣời Tày là hai dân tộc có số dân chiếm tuyệt
đại đa số trong cơ cấu dân số toàn huyện, nên có thể nói, nền văn hóa cơ bản
của Bình Gia là nền văn hóa Tày - Nùng. Đó là nền văn hóa của những cƣ dân

bản địa có truyền thống trồng lúa nƣớc lâu đời, liên tục đƣợc bổ sung, phát
triển trong quá trình lịch sử xã hội, vừa phong phú vừa đa dạng.
15


Địa hình Bình Gia có nhiều điểm khá riêng biệt. Môt dải núi đá vôi
thuộc cánh cung Bắc Sơn chạy dài từ phía tây xuống phía nam tạo nên một
địa thế hiểm trở. Xen với những lớp núi đất trải rộng ra phía đông và phía bắc
là những cánh đồng và thung lũng, khe suối. Cánh đồng Bình Gia bao bọc
quanh huyện lỵ là một trong những cánh đồng lớn của tỉnh Lạng Sơn. Từ đặc
điểm của địa hình đó dẫn tới sự phân chia thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt ở Bình
Gia: vùng thấp và vùng cao [44, tr.4]
Do kết cấu địa hình tự nhiên khá phức tạp, nên hệ thống giao thông đi
lại gặp nhiều khó khăn. Từ trƣớc cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1954,
ngoài trục đƣờng giao thông do Pháp mở, đi từ tỉnh lỵ Lạng Sơn qua Bình Gia
về tỉnh lỵ Thái Nguyên, trong huyện chỉ có một con đƣờng cấp phối nhỏ, đủ
xe ngựa đi lại từ châu lỵ Bình Gia đi qua Văn Mịch rồi sang đến Thất Khê
(Tràng Định). Việc đi lại trên con đƣờng này còn gặp nhiều trở ngại nhƣ phải
qua nhiều thung lũng khe suối. Đặc biệt là phải qua sông và những đèo cao
khúc khuỷu nhƣ Khau Phụ, Khau Hƣơng. Ngoài ra, phần lớn việc đi lại giữa
các địa phƣơng trong huyện chủ yếu bằng những con đƣờng vừa đủ cho ngƣời
đi bộ và ngựa thồ. Hiện nay, ngoài tuyến quốc lộ 1B từ Đồng Đăng đi Thái
Nguyên qua Bình Gia đƣợc mở rộng, tuyến đƣờng Bình Gia - Văn Mịch Thất Khê đƣợc nâng cấp rải nhựa, mở rộng, con đƣờng 279 từ thị trấn Bình
Gia đi qua Pác Khuông sang Na Rì (Bắc Cạn) cũng đã đƣợc khai thông [44,
tr.5]
Bình Gia có con sông duy nhất là sông Bắc Giang (thƣờng gọi là sông
Pác Piêng hay sông Văn Mịch) hợp hữu bởi hai nhánh chính. Nhánh Tà Vàng
chảy từ Hòa Bình qua Thiện Thuật, Yên Lỗ xuống Quý Hòa. Nhánh Tà Bó
chảy từ Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua Vĩnh Yên đến Quý Hòa nhập với nhánh Tà
Vàng, thành dòng nƣớc lớn xuôi Hoa Thám, Hồng Phong về Tràng Định gặp

sông Kỳ Cùng. Trên dọc sông này, từ lâu đồng bào các dân tộc đã dùng bè
16


mảng để đi lại hay chuyên chở nông lâm sản về họp chợ Văn Mịch và chợ
Thất Khê (Tràng Định). Hàng năm, sông Bắc Giang cung cấp cho đồng bào
các dân tộc trong huyện một nguồn cá với số lƣợng đáng kể [44, tr.5 -6]
- Khái quát về xã Tô Hiệu
+ Vị trí địa lý, diện tích, dân số và dân cư
Tô Hiệu là xã thuộc vùng cánh đồng cuả huyện Bình Gia, cách trung
tâm hành chính huyện 2 km về phía đông nam. Địa hình xã vừa bằng phẳng,
vừa xen lẫn các dãy núi đá vôi bao bọc. Phía tây giáp với xã Hoàng Văn Thụ,
phía bắc giáp xã Minh Khai, phía đông giáp xã Tân Văn, phía nam giáp với
huyện Bắc Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.632,5 ha, trong đó đất
nông nghiệp có 248 ha chiếm 9,4 % diện tích tự nhiên toàn xã. Xã có 1.141
hộ với 4.194 nhân khẩu, chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, trong đó dân tộc Tày,
Nùng chiếm 86,2% dân số. Xã có 15 thôn, thôn đông nhất gần 100 hộ, thôn ít
nhất có hơn 50 hộ. Xã có trục đƣờng quốc lộ 1B và tỉnh lộ 226 đi qua xã là
đầu mối giao lƣu, thông thƣơng giữa xã với các địa phƣơng khác trong và
ngoài huyện [80, tr.1]

17


Bảng thống kê nhân khẩu, dân tộc xã Tô Hiệu năm 2016
TT

TÊN THÔN

Tổng số


Dân tộc Tày

Dân tộc Nùng Dân tộc Kinh Dân tộc khác Ghi
chú

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

2


1

Ngọc Quyến

68

243

46

174

16

45

6

24

2

Ngọc Trí

85

302

77


268

8

32

0

2

3

Phai Lay

86

313

76

275

5

21

5

17


4

Cốc Rặc

71

258

43

167

16

52

11

37

5

Khau Phụ

73

259

0


0

56

233

9

26

6

Nà Làng

69

293

0

0

69

293

0

0


7

Yên Bình

59

221

0

1

54

219

0

1

8

Pắc Sào

83

302

48


184

20

67

15

51

9

Pắc Nàng

58

225

19

89

17

59

22

77


10

Tân Thành

71

283

55

261

6

19

1

2

0

1

11

Pá Nim

89


322

63

233

11

41

13

44

2

4

12

Rừng Thông

85

316

70

275


0

0

9

41

13

Tân Yên

75

278

63

260

0

0

4

18

14


Nà Rạ

78

284

71

272

0

0

4

11

15

Ngã Tƣ

91

295

29

113


21

74

26

93

3

15

*

Tổng cộng:

1.141

4.194

660

2.572

299

1.155

125


444

6

23

1

Ghi chú: Số liệu được tổng hợp dựa theo Thống kê các hộ gia đình,
chia theo dân tộc của các thôn thuộc xã Tô Hiệu, năm 2016.
+ Giáo dục
Xã có 1 trƣờng Mầm non 13 lớp với 328 cháu. Trƣờng đã đƣợc Giám
đốc Sở GD và ĐT ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục
cấp độ 3, là năm thứ năm đƣợc cấp trên công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN
cho trẻ 5 tuổi và đƣợc tỉnh công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Trƣờng Tiểu học xã có 15 lớp với 318 học sinh, duy trì giữ vững các tiêu chí
trƣờng chuẩn quốc gia. Trƣờng đƣợc sở GD và ĐT công nhận tiêu chuẩn chất

18


lƣợng giáo dục cấp độ 3. Trƣờng THCS xã có 12 lớp với 274 học sinh, duy trì
sĩ số 100%; học sinh giỏi chiếm 17,15%; học sinh khá chiếm 45,26%; học
sinh TB chiếm 36,5%; học sinh yếu chiếm 1,09%. Nhà trƣờng có 02 học sinh
đạt huy chƣơng đồng về thi toán trên mạng cấp quốc gia. Trƣờng đang trong
kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia hiện đã đạt 4/5 tiêu chuẩn [79, tr.3
– 4]
+ Y tế
Trạm y tế xã đảm bảo chế độ trực trạm hàng ngày và thực hiện tốt việc
chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Kết quả đã tổ chức khám chữa bệnh ban đầu

cho nhân dân đƣợc 4.765 trƣờng hợp. Các chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia
đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Qua kiểm tra đánh giá cuối năm
Trạm y tế vẫn duy trì đƣợc xã đạt chuẩn về y tế quốc gia theo tiêu chí mới
[79, tr.4]
+ Dân số - KHHGĐ
Vận động các chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp
tránh thai hiện đại, mang thai an toàn và xây dựng gia đình bình đẳng tiến bộ
và tuyên truyền các chính sách pháp luật của đảng và nhà nƣớc về pháp lệnh
dân số và luật sửa đổi bổ sung điều 10 của Pháp lệnh dân số. Tổ chức bình xét
gia đình văn hoá năm 2016 đƣợc 1.042/1.141 hộ đạt 91,3% và đề nghị cấp
trên công nhận 12 thôn đạt khu dân cƣ văn hoá năm 2016; 04 thôn công nhận
03 năm liên tục đạt khu dân cƣ văn hoá; 02 thôn công nhận đạt 02 năm liên
tục khu dân cƣ văn hoá. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi
lành mạnh đƣợc duy trì, đời sống tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc
nâng cao [79, tr.4]
Thu nhập chính của ngƣời dân trong xã là từ sản xuất nông nghiệp kết
hợp với phát triển dịch vụ thƣơng mại và tiểu thủ công nghiệp. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng lên, tỷ lệ hộ
19


×