Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.34 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHÚ THÁI



HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của
quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, luận văn thạc sĩ chính sách công với đề tài
“Thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ngãi” đã hoàn thành.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Phú
Thái đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm. Sự giúp đỡ của Thầy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong và ngoài Học viện Khoa
học xã hội đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Biết ơn UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi, đã
cho phép và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; sự giúp
đỡ, cung cấp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân cho tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, bản
thân rất mong nhận được sự góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Đức Huy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính
sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là kết quả

của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong
luận văn được chỉ rõ xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác
giả xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./.
T c

ả u n văn

N uyễn Đức Huy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG HỖ TRỢ ....................................... 10
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 10
1.2. Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức đối với thực hiện chính
sách công ......................................................................................................... 19
1.3. Các bước thực hiện chính sách ................................................................ 20
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công..................................... 25
1.5. Những yêu cầu cơ bản trong thực hiện chính sách .................................. 29
1.6. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................................ 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI .............................................................................................................. 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................ 37
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................... 43
2.3. Đánh giá về tổ chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................... 48
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................. 57
3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 57
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC CÁC T I LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS

: Chính sách

CSC

: Chính sách công

CCN

: Cụm công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

CNHT


: Công nghiệp hỗ trợ

CSPTCNHT

: Chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐH

: Hiện đại hóa

KTXH

: Kinh tế - xã hội

KKT

: Khu kinh tế


KCN

: Khu công nghiệp

KTTĐMT

: Kinh tế trọng điểm miền Trung

NQ

: Nghị quyết

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

Số

ệu
n

T n

n

Trang


1.1

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

15

1.2

Khái niệm CNHT của Việt Nam

17


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực công nghiệp cung cấp những sản ph m
có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất thành các sản ph m chính, đó là những linh
kiện, phụ liệu, phụ t ng, sản ph m bao bì, nguyên liệu và còn bao gồm những
sản ph m trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Công nghiệp hỗ trợ đóng vai
trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của các sản ph m công nghiệp
cuối cùng, giảm nhập siêu, góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa, từ đó
tác động mạnh đến quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế xã hội của địa
phương và của đất nước. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển s làm hạn chế sự
phát triển của công nghiệp sản xuất sản ph m hoàn chỉnh ho c tăng cường
tình trạng phụ thuộc nhập kh u của công nghiệp lắp ráp.
Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển c ng s ảnh hưởng rất lớn đến việc
thu hút đầu tư, đ c biệt là các nhà đầu tư có tiềm lực lớn. Hiện nay các lợi thế
về truyền thống về nhân công, m t b ng


không còn phát huy tác dụng và

không còn là tiêu chí để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, lựa chọn ngành khi
đầu tư; càng ngày các nhà đầu tư càng ưu tiên nhắm đến những thị trường có
thể đáp ứng tốt nhất cho việc sản xuất các sản ph m hoàn chỉnh của họ. Điều
này làm cho công nghiệp hỗ trợ ngày càng có vai trò quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, ngày
03/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-C về phát
triển công nghiệp hỗ trợ; theo sau đó là “Chương trình phát triển công nghiệp
hỗ trợ từ năm 2016-2025” c ng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (QĐ
68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 đã kh ng định r ng: hát triển công nghiệp hỗ
trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp
chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Cụ thể: CNHT
phải đạt được mục tiêu là: Sản ph m công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất

1


trong nước và xuất kh u, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm
2020, sản ph m công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản
xuất nội địa, đến năm 2025, sản ph m công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65%
nhu cầu cho sản xuất nội địa.
hát triển công nghiệp hỗ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn với phân
công hợp tác quốc tế; hát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc, dựa
trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính
cạnh tranh cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối
với sản ph m công nghiệp xuất kh u và phấn đấu trở thành một bộ phận trong
dây chuyền sản xuất quốc tế. Các ngành chọn lọc bao gồm: Linh kiện phụ
tùng, Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày, Công nghiệp hỗ trợ cho
công nghiệp công nghệ cao; hát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng phát

huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đ c biệt là các đối tác
chiến lược, các công ty tập đoàn đa quốc gia. hát triển công nghiệp hỗ trợ
theo hướng tập trung từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy hiệu quả
cạnh tranh.
Những phân tích trên đây cho thấy: hát triển công nghiệp hỗ trợ có ý
nghĩa vô c ng quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, trong việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Có thể nói:
hát triển CNHT đang thu hút sự quan tâm lớn của Nhà nước Trung ương
c ng như chính quyền các địa phương và Quảng Ngãi không phải là một
ngoại lệ.
N m trong v ng kinh tế trọng điểm miền Trung, với Khu kinh tế Dung
Quất, nơi tập trung hàng loạt các dự án công nghiệp n ng, đ c biệt là Nhà
máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, nhà máy công nghiệp n ng, nhà máy
luyện cán thép. Bên cạnh đó với sự hình thành 01 KKT, 04 KCN và 22 CCNlàng nghề, Quảng Ngãi có nhu cầu lớn về sản ph m - dịch vụ và các điều kiện

2


khác để phát triển CNHT. Tuy nhiên, sự phát triển của CNHT của tỉnh vẫn
còn những hạn chế nhất định. Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp
của tỉnh Quảng Ngãi là rất thấp. Hiện nay ở Quảng Ngãi, một số ngành lắp
ráp sản ph m hoàn chỉnh đều phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Do vậy,
họ luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập kh u, không thể chủ
động được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cho đến nay, nhận thức về phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa
phương m c d đã có những thay đổi, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng và ph
hợp với vị trí quan trọng của lĩnh vực công nghiệp này. Quy hoạch phát triển
công nghiệp m c d được xây dựng rất công phu, tuy nhiên phần đề cập đến
công nghiệp hỗ trợ còn khá mờ nhạt. Điều này làm cho công nghiệp hỗ trợ
hình thành một cách tự phát và thiếu sự tác động tích cực của Nhà nước trung

ương c ng như địa phương.
Có thể nói, CNHT có vai trò quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng, cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, tuy nhiên để thực
hiện chính sách phát triển CNHT ph hợp, cần có bức tranh vừa tổng thể, vừa
chi tiết về thực trạng thực hiện CS phát triển CNHT và các điều kiện thuận lợi
– khó khăn trong việc phát triển CNHT. Để làm được điều này, cần có nghiên
cứu một cách hệ thống hơn về cơ sở lý luận thực hiện CS phát triển CNHT tại
địa phương, về nhu cầu sản ph m – dịch vụ hỗ trợ của các cơ sở công nghiệp
trong tỉnh và khu vực, khả năng cung ứng của các ngành công nghiệp trong
tỉnh thông qua một cơ sở dữ liệu về CNHT của tỉnh. Qua đó có thể đánh giá
đúng thực trạng và nguyên nhân hạn chế trong việc tổ chức thực hiện CS phát
triển CNHT, đề xuất đúng phương hướng, giải pháp để thực hiện có hiệu quả
chính sách trong thời gian đến.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, cùng với quá trình
công tác quản lý nhà nước ngành Công nghiệp, mong muốn góp một phần

3


công sức của mình vào việc phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã
chọn đề tài: “Thực hiện CS phát triển công nghiệp hỗ trợ từ thực tiễn tỉnh
Quảng Ngãi” làm đối tượng nghiên cứu với mục tiêu tìm kiếm những giải
pháp chủ yếu nh m thực hiện có hiệu quả các CS hỗ trợ, ưu đãi nh m đưa
ngành CNHT tỉnh Quảng Ngãi phát triển theo hướng bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Các công trình nghiên cứu về CS, CSC
Công trình Tìm hiểu về khoa học chính sách công của Viện Khoa học
chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có những giới thiệu
khái quát về khoa học chính sách; phân tích các biện pháp tiếp cận đối với việc
giải quyết “xung đột giá trị” của quá trình hoạch định chính sách trên phương

diện lý luận và thực tế; Đồng thời đưa ra một số khuynh hướng phát triển và
hoàn thiện lý luận về khoa học chính sách - tức là một hệ tri thức có khả năng
ứng dụng trực tiếp, phổ biến, làm cơ sở cho việc ra các quyết định về chính
sách [18].
Tác giả Lê Chi Mai trong công trình Những vấn đề cơ bản về chính
sách và quy trình chính sách đã có những phân tích bước đầu, giới thiệu
những vấn đề lý luận cơ bản về khoa học chính sách, làm rõ nhận thức về
chính sách và các giai đoạn của quy trình chính sách trong thực tiễn của Việt
Nam [9].
Trong tác ph m Khoa học chính sách phát hành năm 2011 [2], tác giả
V Cao Đàm đã đưa ra những c p khái niệm mới, như mục tiêu công bố và
mục tiêu ngầm định của chính sách, tác động dương tính và tác động âm tính
của chính sách, tác động ngoại biên và chuỗi tác động kế tiếp của chính sách,
xung đột và bất bình đ ng xã hội do chính sách, paradigm (khung mẫu) và
kiến tạo xã hội của chính sách

C ng với những c p khái niệm này là quy

4


trình/phương pháp phân tích, hoạch định, thực hiện và đánh giá chính sách
được tiếp cận dưới các hướng tiếp cận hiện đại của khoa học.
Công trình Chính sách công - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn
Hữu Hải [5] đã cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách
công như: quá trình phát triển khoa học chính sách; đ c điểm, vai trò và phân
loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; nguyên
tắc, căn cứ, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công;
yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện chính sách công và
phân cấp quản lý chính sách công; nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và

phương pháp phân tích chính sách công; nội dung đánh giá chính sách công;
tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đ c biệt tác giả còn chú
trọng đến việc vận dụng những kiến thức cơ bản vào thực tiễn đánh giá chính
sách công ở Việt Nam.
Giáo trình Đại cương về chính sách công của các tác giả Nguyễn Hữu
Hải, Lê Văn Hòa đã có những khái quát chung nhất về lý luận chính sách
công như: quá trình phát triển khoa học CS; đ c điểm, vai trò và phân loại
chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; nguyên tắc,
căn cứ, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu
cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện chính sách công và phân
cấp quản lý chính sách công; nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và
phương pháp phân tích chính sách công; nội dung đánh giá chính sách công;
tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công [4].
Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chính sách công của tác giả Đỗ Phú
Hải đã có những khái quát chung nhất về lý luận chính sách công như: Khái
niện về chính sách công; vai trò, mục đích và quy trình xây dựng chính sách
công; xác định vấn đề và giải pháp chính sách công; các nguyên tắc xây dựng

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×