Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NÚI CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


QUÁCH PHƯỚC THÀNH

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NÚI CHỨA CHAN,
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


QUÁCH PHƯỚC THÀNH

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NÚI CHỨA CHAN,
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Thông Tin Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2017

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá thực hiện khóa luận, tôi đã gặp nhiều khó khăn trước những vấn
đề khá mới đối với bản thân, thật may mắn trong quá trình thực hiện khoá luận này
tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý Thầy Cô, các anh khóa trên cũng như
các bạn cùng khoá. Khi bài viết hoàn tất, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
những người đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Trương Văn Vinh, người
thầy không những đã định hướng cho tôi cách tiếp cận và triển khai thực hiện khoá
luận này, người đã tạo điều kiện làm việc và nghiên cứu tốt nhất cho tôi. Thầy còn
là người cho tôi sự tự tin trong quá trình thực hiện đề tài của mình và là người đã
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong công việc cũng như trong cuộc
sống.
Tôi cũng xin gửi cảm ơn chân thành đến anh Trần Vũ Khánh Linh, cùng các
anh Tuấn, Sơn, Vũ, và các bạn Huy, Đồng (sinh viên lớp DH13KL) đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2017.

Quách Phước Thành

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý bảo vệ rừng tại
rừng phòng hộ núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành
tại núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện từ tháng 3
năm 2017 đến tháng 7 năm 2017. Mục tiêu của nghiên cứu là hình thành các lớp bản
đồ và xây dựng thiết kế WebGIS trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu vực
núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp kế thừa các dữ liệu
bản đồ sử dụng công nghệ WebGIS chia sẻ các dữ liệu bản đồ thông qua mạng
internet. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và thiết kế WebGIS.
Kết quả nghiên cứu đạt được:
Cập nhật lại bản đồ hiện trạng rừng 2017 kế thừa từ bản đồ kiểm kê rừng
2016 làm dữ liệu nền đưa lên trang chính WebSite. Kế thừa dữ liệu bản đồ phân
vùng trọng điểm cháy và quy hoạch trồng rừng tại núi Chứa Chan làm dữ liệu thứ
cấp hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Thiết kế và hình thành trang WebGIS
phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng tích hợp các chức năng dò tìm, truy vấn,
kết hợp quảng bá du lịch tại khu vực núi Chứa Chan. Quản lý CSDL trên WebGIS.
Cập nhật bản đồ phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ. Đưa các dữ liệu bản đồ đã cập
nhật và kế thừa từ các đề tài khác thực hiện lên trên nền Web với host, domain:
.

iii


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA

i


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
TÓM TẮT............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................ 2
1.3. Đối tượng, thời gian phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
1.3.1. Đối tượng ................................................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa đề tài.............................................................................................................. 3
1.4.1. Về mặt lý thuyết ...................................................................................................... 3
1.4.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 4
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)........................................................ 4
2.1.1. Định nghĩa GIS ....................................................................................................... 4
2.1.2. Định nghĩa WebGIS ............................................................................................... 5
2.1.3. Các nhân tố của hệ thống thông tin địa lý ........................................................... 6
2.2. Các lĩnh vực ứng dụng viễn thám, GIS và WebGIS.............................................. 7
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu ...............................................................................13
2.3.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................13

iv



2.3.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................................14
2.3.3. Khí hậu ...................................................................................................................14
2.3.4. Thổ nhưỡng và tính chất đất................................................................................15
2.3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................................17
2.4 Tổng quan đề tài ........................................................................................................22
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................24
3.1. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................24
3.2.1. Ngoại nghiệp .........................................................................................................24
3.2.2. Nội nghiệp .............................................................................................................25
3.2.2.1. Phương pháp tổng hợp hình thành WebGIS ..................................................25
3.2.2.2. Phương pháp cập nhật bản đồ ngoại nghiệp ..................................................29
3.2.2.3. Sơ đồ xây dựng trang Web và mô hình quản lý CSDL bằng WebGIS ......30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................33
4.1. Tổng hợp các bản đồ tại núi Chứa Chan, tỉnh Đồng Nai ....................................33
4.2. Hình thành trang Web và quản lý CSDL WebGIS ..............................................35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................46
5.1. Kết luận .....................................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................47
PHỤ LỤC ........................................................................................................................49

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ODT
CCKL

RT

Tên gọi đầy đủ
Ô điều tra
Chi Cục Kiểm Lâm
Rừng trồng

RTN

Rừng tự nhiên

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

CSDL

Cơ sở dữ liệu

OGC

Liên kết không gian địa lý mở

TOPP

Dự án lập kế hoạch mở


WMS

Web Map Service

WFS

Web Feature Service

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KKR

Kiểm kê rừng

VCL

Vật liệu cháy

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CR

Cháy rừng

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Diện tích đất phân theo độ dốc - tầng dày .................................................17
Bảng 2.2: Tổng hợp về tình hình dân số - lao động giai đoạn 2005 - 2016 ............18
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản huyện Xuân Lộc....................20
Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích theo LDLR...........................................................33
Bảng 4.2: Thống kê diện tích các loài thích nghi. ......................................................38

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của hệ thống GIS .................................................................... 7
Hình 2.2: Ví trí núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai...........................13
Hình 3.1: Postgre SQL ...................................................................................................26
Hình 3.2: PostGIS...........................................................................................................26
Hình 3.3: Dữ liệu liên kết ..............................................................................................26
Hình 3.4: GeoServer.......................................................................................................27
Hình 3.5: FileZilla ..........................................................................................................28
Hình 3.6: Adobe Dreamweaver ....................................................................................29
Hình 4.1: Bản đồ bố trí ODT ........................................................................................34

Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất .....................................................................34
Hình 4.3: Giao diện chính của trang Web ...................................................................36
Hình 4.4: Giao diện Web các loài cây thích nghi .......................................................37
Hình 4.5: Giao diện Web vùng trọng điểm cháy ........................................................37
Hình 4.6: Thông tin du lịch tại núi Chứa Chan...........................................................37
Hình 4.7: Cấp cháy và đặt trưng ...................................................................................39
Hình 4.8: Địa điểm du lịch ............................................................................................39
Hình 4.9: Các chức năng phụ của Web........................................................................40
Hình 4.10: Chức năng hiển thị thông tin và các lớp bản đồ ......................................40
Hình 4.11: Chức năng truy vấn thuộc tính bản đồ .....................................................41
Hình 4.12: Chức năng truy vấn thuộc tính bản đồ hiện trạng ...................................41
Hình 4.13: Truy vấn thuộc tính bản đồ vùng thích nghi............................................42
Hình 4.14: Truy vấn thuộc tính bản đồ vùng trọng điểm cháy .................................42
Hình 4.15: Chức năng Search trên Google Map.........................................................43
Hình 4.16: Tìm đường trên WebGIS ...........................................................................44
Hình 4.17: Phương tiện và đường di chuyển ..............................................................44

viii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 3.1: Mô hình phương pháp thành l ập WebGIS ................................................25
Sơ đồ 3.2: Kiểm tra và cập nhật bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...............................29
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thành WebGIS ..........................................................................30
Sơ đồ 3.4: Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu bằng WebGIS ..........................................31


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Núi Chứa Chan thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có độ cao
lớn nhất là 837 m so với mực nước biển, sườn dốc 30 0 – 35 0, nằm trên địa bàn 4 xã:
Xuân Thọ, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Suối Cát và thị trấn Gia Ray với diện tích
1.808,93 (ha). Đây là một thắng cảnh hữu tình, ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ.
Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Nơi
đây trước kia được xem là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài
động thực vật quý hiếm, đặc hữu của khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên hiện nay
các loài động thực vật tại khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng một phần do ảnh
hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh cũng như sự tác động của cộng đồng
người dân sống xung quanh khu vực núi Chứa Chan.
Theo số liệu kiểm kê rừng được cung cấp từ Chi cục kiểm lâm năm 2016,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích của núi Chứa Chan, huyện Xuân
Lộc là khoảng 1.808,93 (ha), trong đó rừng trồng có tổng diện tích 1.225,4 (ha) chia
làm hai loại rừng chính là: RTK (Rừng trồng khác núi đất có diện tích 1.130,93 (ha))
và RTG (Rừng gỗ trồng núi đất có diện tích 94,47 (ha)). Rừng tự nhiên có tổng diện
tích là 251,84 (ha) chia làm ba loại rừng chính là: TXN (Rừng gỗ tự nhiên núi đất
LRTX nghèo có diện tích 0,9 (ha)), TXK (Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo
kiệt có diện tích 240,87 (ha)) và LOO (Rừng lồ ô tự nhiên núi đất có diện tích
10,07(ha)). Còn lại 331,69 (ha) là đất trống, đất nông nghiệp, mặt nước.
Theo kết quả thống kê trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua địa phương
đã triển khai thực hiện các chương trình trồng rừng như: Chương trình 327 và
chương trình 661 nhưng do một số đặc thù như: Độ dốc cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ đá
lẫn cao và kết cấu đất rất chặt, cộng với định mức vốn đầu tư thấp nên hiệu quả trồng


1


rừng tại khu vực này là tương đối thấp, tỷ lệ đất chưa có rừng chiếm gần 30% tổng
diện tích của khu vực. Theo quy hoạch 3 loại rừng thì khu vực rừng phòng hộ núi
Chứa Chan thuộc khu vực rất xung yếu, do đó với tỷ lệ che phủ như hiện nay thì khó
đảm bảo được khả năng phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ đầu nguồn và môi trường.
Việc quản lý CSDL rừng phòng hộ núi Chứa Chan của huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ. Bên cạnh đó còn
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm chỉnh sửa CSDL cho phù hợp theo từng giai
đoạn phát triển.
Do đó, việc bảo vệ, bảo tồn, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ núi Chứa
Chan là một nhu cầu thực tế, là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn 2017 - 2020,
góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện Xuân Lộc và tỉnh Đồng Nai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên đề tài “Ứng dụng kỹ thuật
GIS trong quản lý bảo vệ rừng tại rừng phòng hộ núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai” được triển khai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thiết kế WebGIS trong quản lý bảo vệ rừng tại rừng phòng hộ núi Chứa
Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cập nhật bản đồ phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ.
- Ứng dụng các kỹ thuật GIS thiết kế WebGIS hỗ trợ cho việc quản lý.
- Quản lý CSDL trên WebGIS.
1.3. Đối tượng, thời gian phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
Rừng phòng hộ tại núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế WebGIS trong quản lý bảo vệ rừng

tại rừng phòng hộ núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

2


1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ
ngày 04/03/2017 đến ngày 20/04/2017 tại núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Về mặt lý thuyết
Ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý bảo vệ rừng tại rừng phòng hộ núi Chứa
Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Việc ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý bảo vệ rừng tại rừng phòng hộ núi
Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tiến hành thiết kế WebGIS để phục
vụ cho việc quản lý, cập nhật, truy vấn dữ liệu. Bên cạnh đó có thể quản lý từ xa,
kết hợp thay đổi cập dữ liệu từ các phần mềm, xuất các bản biểu thành lập các bản
đồ kết hợp.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.1. Định nghĩa GIS
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS, nhưng đều có điểm giống nhau như:
Bao hàm khái niệm dữ liệu không gian, phân biệt giữa hệ thông tin quản lý và GIS.
So với bản đồ thì GIS có lợi thế là lưu trữ dữ liệu và biểu diễn chúng là hai công

việc tách biệt nhau. Do vậy GIS cho khả năng quan sát từ các góc độ khác nhau trên
cùng tập dữ liệu. Sau đây là một số định nghĩa GIS hay sử dụng:
GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ trục toạ độ không gian là phương
tiện tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:
Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các
nguồn khác.
Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL.
Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm các dữ liệu thống kê và dữ
liệu không gian.
Lập báo cáo, bao gồm các bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế
hoạch.
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu
thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không
gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp. Độ phức tạp của thế
giới thực là không giới hạn, song con người luôn mong lưu trữ, quản lý các dữ liệu
về thế giới thực thế nên phải có CSDL lớn vô hạn để lưu trữ thông tin chính xác về
chúng. Do vậy, để lưu trữ được dữ liệu không gian của thế giới thực và máy tính thì
phải giảm số lượng dữ liệu đến mức có thể quản lý được bằng tiến trình đơn giản
hóa hay trừu tượng hóa. Trừu tượng là đơn giản một cách thông minh, trừu tượng

4


cho ta tổng quát hóa và ý tưởng hóa vấn đề đang xem xét, loại bỏ các chi tiết dư thừa
mà chỉ tập trung vào các điểm chính, cơ bản. Các đặc trưng địa lý phải được biểu
diễn bởi các thành phần rời rạc hay các đối tượng để lưu vào CSDL máy tính.
2.1.2. Định nghĩa WebGIS
Cùng với sự bùng nổ về công nghệ Internet, GIS cũng đã phát triển công nghệ
cho phép chia sẻ thông tin thông qua Internet bằng cách kết hợp GIS và Web để tạo
thành WebGIS. Công nghệ GIS trên nền Web (hay còn gọi là WebGIS) là hệ thống

thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông
tin địa lý trên mạng Internet.WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho
thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên
thế giới. Với việc sử dụng bản đồ trực tuyến, giải pháp này sẽ giúp khách hàng có
thể cập nhật dữ liệu lên bản đồ để phục vụ cho mục đích quản lý.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến được các nhà phát triển
đưa ra như Mapbender, MapBuilder, MapGuide, OpenSource, MapServer,
OpenLayers và Geoserver chúng đều là các phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây
dựng các ứng dụng về bản đồ trên nền web. Nếu kết hợp xây dựng WebGIS trên
phần mềm mã nguồn mở thì sẽ có được các lợi ích mà phần mềm mã nguồn mở
mang lại như chi phí đầu tư về phần mềm giảm, tận dụng được các thành quả ý tưởng
chung của cộng đồng, tính chất an toàn cao, mạnh hơn, tùy biến tương tác nhiều hơn.
Hệ thống Web Map Server là một sự lựa chọn kinh tế với khả năng phân phối
thông tin địa lý trên toàn thế giới người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng
dụng GIS mà không phải mua phần mềm đối với phần lớn người dùng không có
kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng WebGIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các
phần mềm ứng dụng GIS khác. WebGIS là chức năng bổ sung cho GIS hoạt động
trong môi trường rộng hơn thông qua mạng và được ứng dụng ngày càng rộng rãi
trong thương mại, quản lý nhà nước và giáo dục. Nhiều ứng dụng sẽ được chạy trên
mạng nội bộ trong doanh nghiệp và cơ quan chính phủ như là một phương tiện phân
phối và sử dụng dữ liệu không gian địa lý chung.

5


Với một hệ thống dựa trên Server, tất cả các bản đồ và dữ liệu khác được duy
trì tập trung. Khi máy chủ được cập nhật, tất cả mọi người ngay lập tức sử dụng
thông tin cập nhật trong ngày.
Một số yêu cầu của người sử dụng bản đồ là đơn giản và trực tiếp. Bản đồ
đưa lên Website giúp cho những người sử dụng tiến hành thao tác một cách nhanh

chóng mà không phải chờ đợi.
Với một hệ thống dựa trên máy chủ, tất cả các bản đồ và dữ liệu được duy trì
trên các máy chủ của công ty hoặc cơ quan. Việc bảo mật và sao lưu có thể được áp
dụng.
2.1.3. Các nhân tố của hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống GIS bao gồm 5 nhân tố chính: con người, phương pháp, công cụ
phần cứng, phần mềm và dữ liệu.
Con người ở đây là các chuyên viên tin học, chuyên gia GIS, thao tác viên
GIS, phát triển ứng dụng GIS bao gồm:
- Người sử dụng hệ thống là những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn
đề không gian. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo,
phân tích các dữ liệu thô và đưa ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu.
- Nhà cung cấp GIS cung cấp các phần mềm, cập nhật phần mềm, phương
pháp nâng cấp cho hệ thống.
- Nhà cung cấp dữ liệu là các cơ quan nhà nước hay tư nhân cung cấp các
dữ liệu sửa đổi từ nhà nước.
- Người phát triển ứng dụng là những lập trình viên, họ xây dựng giao diện
người dùng, giảm khó khăn các thao tác cụ thể trên hệ thống GIS.
- Chuyên viên phân tích hệ thống GIS là nhóm người chuyên nghiên cứu
thiết kế hệ thống, được đào tạo chuyên nghiệp có trách nhiệm xác định các mục tiêu
của hệ GIS trong cơ quan, hiệu chỉnh hệ thống, đề xuất kỹ thuật phân tích đúng đắn.
Dữ liệu thống kê gắn theo các hiện tượng tự nhiên với những mức độ chính
xác khác nhau. Hệ thống thước đo của chúng bao gồm các biến tên, số thứ tự, khoảng
và tỉ lệ.

6


Phần mềm là một hệ thống GIS bao gồm nhiều môđun phần mềm. Khả năng
lưu trữ, quản lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị CSDL địa lý là khía cạnh quan

trọng nhất của GIS. Một phần mềm xử lý GIS tốt phải cung cấp cho người sử dụng
các công cụ quản lý, phân tích không gian dễ dàng, chính xác.
Phần cứng: GIS đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt như bàn số hóa, máy vẽ,
máy scan ảnh. Các thiết bị có thể được nối với nhau thông quan thiết bị truyền tin
hay mạng cục bộ.
Giao diện người dùng là giao diện đồ họa cho phép người dùng dễ dàng thực
hiện các theo tác địa lý và các thao tác khác như truy nhập CSDL, làm báo cáo.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của hệ thống GIS
2.1.4. Chức năng của hệ thống thông tin địa lý
Các chức năng của GIS có thể chia làm năm loại như sau:
- Thu thập dữ liệu.
- Xử lý sơ bộ dữ liệu.
- Lưu trữ và tuy nhập dữ liệu.
- Tìm kiếm và phân tích không gian
- Hiển thị đồ họa và tương tác.
2.2. Các lĩnh vực ứng dụng viễn thám, GIS và WebGIS
Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi. GIS có khả năng sử dụng
dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn khác nhau khi thực hiện phân
tích không gian để trả lời các câu hỏi của người dùng. Trên thế giới ứng dụng GIS
rất nhiều trong lĩnh vực Lâm nghiệp:

7


Ở Canada, hầu hết các cơ quan lâm nghiệp đã triển khai GIS hoặc đang trong
quá trình triển khai công nghệ GIS. Lâm nghiệp là một ngành công nghiệp khổng
lồ. Độ che phủ rừng của British Columbia là 50 triệu (ha), chiếm khoảng 40% lượng
gỗ của Canada. Trước GIS, các cơ sở dữ liệu về rừng được cập nhật bằng hình ảnh
trên không, phương pháp lấy mẫu đồng ruộng và soạn thảo thủ công. Theo chương

trình GIS, các bản đồ rừng đã được số hóa và một bản kiểm kê rừng có thể được cập
nhật liên tục. GIS cung cấp một cách để các cơ quan lâm nghiệp quản lý và vận dụng
cơ sở dữ liệu của họ.
Dưới đây là một vài ứng dụng chủ yếu của GIS trong thực tế:
- Quản lý và lập kế hoạch mạng lưới đường phố: Bao gồm các chức năng
tìm kiếm địa chỉ, tìm vị trí khi biết địa chỉ đường phố, điều khiển đường đi, lập kế
hoạch lưu thông xe cộ, phân tích vị trí, chọn địa điểm xây dựng các công trình công
cộng, lập kế hoạch phát triển đường giao thông.
- Giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường: Bao gồm chức năng quản lý
tài nguyên, phân tích tác động môi trường, v.v…
- Quản lý đất đai: Lập kế hoạch vùng, miền sử dụng đất, quản lý tưới tiêu,
quản lý nhà cửa, v.v…
- Quản lý và lập các dịch vụ công cộng: Bao gồm các chức năng tìm địa
điểm cho các công trình ngầm, quản lý và bảo dưỡng công trình, v.v...
- Phân tích điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và các dịch
vụ công cộng khác.
Các ứng dụng viễn thám và GIS:
Nguyễn Cẩm Vân (2013), đã sử dụng dữ liệu viễn thám so sánh và đánh giá
hai chỉ số LAI và NDVI trong việc phân loại lớp phủ và thực vật của huyện Thường
Tín, Hà Nội, ở nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp viễn thám là dùng
ảnh Landsat 5 TM từ đó phân loại lớp phủ và thực vật dựa trên hai chỉ số LAI và
NDVI từ đó đánh giá và so sánh sai số và độ tin cậy khi dựa vào hai chỉ số này. Kết
quả cho thấy chỉ số LAI thay đổi rất ít từ mùa khô sang mùa mưa, trong khi đó NDVI
lại thay đổi rõ rệt. Hơn nữa, vì khu vực nghiên cứu là đồng bằng, nên chỉ số NDVI
không bị ảnh hưởng nhiều bởi địa hình và bóng. Vì vậy, để phân loại phân loại thực

8


vật ở khu vực nghiên cứu, chỉ số NDVI phù hợp hơn chỉ số LAI.

Cao An Trinh (2014), đã phân tích thay đổi hệ thống sử dụng đất lâm nghiệp
theo nhân tố sinh thái tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000 - 2010.
Tác giả sử dụng phương pháp tiến hành phân loại bản đồ bằng ảnh Landsat ở 2 giai
đoạn 2000 và 2010 bằng phần mềm ENVI, sau đó chuyển dữ liệu về ArcGIS và
chồng xếp bản đồ ở 2 năm lại với nhau để phân tích quá trình thay đổi sử dụng đất
tại khu vực giai đoạn 2000 đến 2010, sau khi có sự thay đổi sử dụng đất giai đoạn
2000 đến 2010 tác giả đã sử dụng phần mềm xây dựng chuỗi Markov từ đó dự báo
thay đổi sử dụng đất trong tương lai. Kết quả thu được sự thay đổi sử dụng đất trong
giai đoạn 10 năm của huyện Bảo Lâm là đáng kể có đến (58,65%) diện tích các kiểu
hiện trạng bị chuyển đổi qua lại trong đó đáng chú ý là sự chuyển đổi sang kiểu hiện
trạng đất khác chiếm đến 27.179,03 ha (20,17%), đất lâm nghiệp bị chuyển đổi lên
đến (26,76%) bao gồm diện tích rừng trồng (8,23%) và diện tích rừng tự nhiên
(18,53%), xây dựng thành công mô hình tương quan giữa diện tích thay đổi cho từng
trạng thái trên từng độ dốc với diện tích trên từng cấp độ dốc, diện tích thay đổi trên
từng loại đất và diện tích loại đất với hệ số tương quan cao. Dự báo đến năm 2020
thì rừng trồng 25.002,61 (ha), đất khác đạt 31.198,04 (ha), rừng tự nhiên đạt
69.827,27 (ha), đất trống đạt 11.552,26 (ha), mặt nước đạt 9.120,20 (ha).
Trần Hà Phương và ctv (2012), đã đánh giá biến động sử dụng đất bằng ảnh
Landsat tại tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 đến 2010. Nhóm tác giả đã sử dụng phương
pháp tiến hành phân loại ảnh Landsat ở hai thời điểm sau đó bằng phần mền ArcGIS
và chuyển dữ liệu về dạng vector. Sau khi có bản đồ phân loại sử dụng đất ở 2 thời
điểm tác giả đã cắt các lớp bản đồ theo ranh giới. Cuối cùng sử dụng chức năng
overlay trên phần mềm ArcGIS để chồng xếp bản đồ ở 2 năm để thống kê và tìm ra
những vùng thay đổi sử dụng đất qua các năm. Kết quả cho thấy các số liệu của năm
2000 và 2010 có sự thay đổi, diện tích cây lâu năm biến động nhiều nhất tăng
(120,13%), diện tích trồng lúa tăng (19,21%), đất rừng nghèo giảm (18,38%),
chuyển sang đất rừng xanh thường xuyên, đất trống giảm (16,92%), chuyển sang
các mục đích khác. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk có nhiều biến động, chủ
yếu là đất trồng cây lâu năm và đất ở. Đất chưa sử dụng (đất trống) có sự giảm nhanh


9


về diện tích phản ánh được tốc độ chuyển đổi tiềm năng đất đai vào các mục đích
phát triển kinh tế xã hội.
Trần Thu Hà và ctv (2016), để thành lập bản đồ giám sát biến động diện tích
rừng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2005 đến 2015, tác giả đã
sử dụng phương pháp GIS và viễn thám trong việc tính chỉ số NDVI từ dữ liệu ảnh
Landsat ETM và Landsat 8 phục vụ cho quá trình phân loại và thành lập bản đồ hiện
trạng tại hai thời điểm dựa trên phần mềm Ecognition phân loại theo hướng đối
tượng, trên cơ sở này tác giả đã chồng xếp hai bản đồ lại với nhau để đánh giá sự
thay đổi sử dụng đất tại khu vực. Kết quả cho thấy độ chính xác đạt 83%, diện tích
đất có rừng sau 10 năm đã tăng lên từ 7.975,77 (ha) lên 10.300,64 (ha) tăng 2.324,87
(ha) và nâng độ che phủ của rừng từ 32,32% lên 40,24%.
Lê Đức Hạnh và ctv (2013), đã sử dụng phương pháp phân loại hiện trạng
sử dụng đất có kiểm định và không kiểm định bằng ảnh vệ tinh SPOT. Sau đó nhóm
tác giả đã chồng xếp bản đồ sử dụng đất ở ba thời điểm trên lại với nhau bằng phần
mềm ArcGIS tìm ra vị trí thay đổi sử dụng đất từ năm 2003 đến 2011. Kết quả nghiên
cứu biến động sử dụng đất tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ 2003 đến 2011 cho
thấy có sự biến động mạnh mẽ về các loại hình sử dụng đất. Diện tích đất nông
nghiệp giảm đi và đất chuyên dùng tăng lên mà nguyên nhân do cả quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và các quá trình tự nhiên. Trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi hiện trạng sử
dụng đất và là nguyên nhân chính của biến động sử dụng đất. Xây dựng các khu,
cụm công nghiệp, đường giao thông, đô thị hóa và sự bùng nổ dân số. Bên cạnh đó,
quá trình bồi xói tự nhiên vùng ven biển tỉnh Nam Định cũng là nguyên nhân gây
biến động sử dụng đất của tỉnh.
Nunes và ctv (2010), để cập nhật độ che phủ rừng qua các giai đoạn, tác giả
đã sử dụng phương pháp đầu tiên lấy hình ảnh vệ tinh tiền xử lý lọc bằng yếu tố
Kriging độc lập và tương quan về mặt không gian trong hình ảnh vệ tinh, tiếp theo

sử dụng phần mềm ENVI loại bỏ các thành phần có ảnh hưởng và phân loại ảnh ở 2
giai đoạn 1990 và 1992. Cuối cùng dùng phần mền ArcGIS để chồng xếp 2 lớp bản
đồ tìm ra sự thay đổi rừng giai đoạn 1990 đến năm 1992 và mô hình hóa các mối

10


quan hệ không gian giữa các dữ liệu giải đoán và chỉ số thực vật được lựa chọn cho
toàn bộ tập hợp các biến vào những thời điểm khác nhau (1990 và 1992). Kết quả
thu được diễn biến sử dụng đất qua các năm và các phương trình hồi quy đã được
áp dụng cho các hình ảnh 1992 để chuẩn hóa các bộ dữ liệu, trong đó sự thay đổi
quang phổ đã được giảm thiểu.
Shahadat Hossain và ctv (2009), để thành lập bản đồ rừng ngập mặn trong
khu vực quần đảo châu thổ Meghna, Bangladesh. Tác giả đã phân loại ảnh Landsat
TM độ phân giải 30 m sử dụng các band 1, 5, 7 bằng phần mền ENVI phân loại
không kiểm định và có kiểm định, sau đó lấy mẫu và kiểm chứng thực tế. Cuối cùng
đánh giá độ chính xác bằng ma trận matrix trong ENVI và thành lập bản đồ rừng
ngập mặn. Kết quả cho thấy các lớp trên bản đồ sẽ chính xác đến 90% nếu là phân
loại giám sát, phân loại không giám sát là 85%. Tính chính xác của ảnh được đo
bằng ma trận với độ tin cậy 95%. Hầu hết các rừng ngập mặn nằm ở phía Nam Bhola
của Bangladesh, phân bố chủ yếu ở các bãi triều, với phạm vi cao độ 0 - 1 m, hệ sinh
thái rừng ngập mặn bị ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều. Quá trình lên xuống của thủy
triều tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng ngập mặn.
Ứng dựng GIS và WebGIS để quản lý.
Trong những năm gần đây, WebGIS là công cụ trợ giúp quyết định trong
nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh cũng như trong quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên của nhiều quốc gia trên thế giới. WebGIS là một hệ thống
phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức năng như là bắt giữ hình ảnh,
lưu trữ, hợp nhất dữ liệu, thao tác dữ liệu, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian.
WebGIS không chỉ dùng đề quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ mà còn là hệ thống chia sẻ

bản đồ cho nhiều người dùng được ứng dụng rộng rãi trong các ban ngành như:
Quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý nước, quản lý
đất đai, dự đoán biến đổi khí hậu, v.v…
- Các ứng dụng WebGIS trên thế giới: Tại Italy, M. A. Brovelli và D. Magni
(2002), đã nghiên cứu xây dựng WebGIS trên nền MapServer và PostGIS. Kết quả
đạt được cung cấp các chức năng tương tác, truy vấn thông tin bản đồ phục vụ cho
ngành khảo cổ học.

11


O. Fajuyigbe, V.F. Balogun và O.M. Obembe (2007), đã sử dụng lập trình
php trên nền WebGIS hỗ trợ cho du lịch ở Oyo State, Nigeria. Kết quả cung cấp các
thông tin về địa điểm du lịch, khách sạn và các dịch vụ du lịch khác, cơ quan du lịch,
khách du lịch và người dân tại đó sẽ có quyền truy cập thông tin toàn diện, phục vụ
tốt cho ngành du lịch và là một nguồn động lực để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của
ngành du lịch tại Nigeria.
- Các ứng dụng ở Việt Nam:
Đỗ Thành Long (2016), sử dụng công nghệ WebGIS và công nghệ 3D xây
dựng mô hình ngập trong biến đổi khí hậu cho khu vực TP.HCM. Giúp hiển thị trực
quan mô hình độ cao nước dâng, vị trí ngập, các vùng ảnh hưởng theo các mức nước
dâng khác nhau. Nghiên cứu này không đi sâu vào phân tích các khía cạnh của biến
đổi khí hậu mà chỉ kế thừa kết quả của “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam” năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết hợp với công nghệ
3D trên nền WebGIS để xây dựng ứng dụng.
Trương Thanh Tùng (2015), đã sử dụng công nghệ WebGIS quản lý giao
thông TP.HCM. Tác giả đã sử dụng phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu nền
GIS, lớp dữ liệu đường vùng, lớp dữ liệu nhà, lớp dữ liệu camera giao thông, lớp dữ
liệu đường và điểm kẹt xe tại TP. HCM, sau đó sử dụng lập trình và phần mềm Web
Server và Data Server kết hợp với ArcGIS để đưa dữ liệu lên trang web. Kết quả đạt

được là bản đồ cung cấp các dịch vụ giao thông, bản đồ giao thông 3D, thống kê kẹt
xe bằng biểu đồ.
Trần Vũ Khánh Linh (2016), đã sử dụng công nghệ WebGIS quản lý chia
sẽ dữ liệu thông qua mạng internet về diễn biến rừng và lượng tích tụ carbon của
rừng ngập mặn tại Cồn Ngang, huyện Tân Phú, tỉnh Tiền Giang. Sau khi tác giả sử
dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS thành lập các bản đồ và biểu đồ biến
động trữ lượng tích tụ carbon tại khu vực nghiên cứu tác giả đưa kết quả nghiên cứu
lên WebGIS để chia sẽ dữ liệu cho những người quan tâm.
Vũ Hoàng Thương (2015), đã sử dụng công nghệ WebGIS trong khai thác
bản đồ địa chính tỉnh Bình Định. Tác giả bước đầu tiến hành khoanh vẽ và thu thập
ranh giới địa chính và các địa danh tỉnh Bình Định, sau khi hoàn tất dữ liệu tác giả

12


đã sử dụng phần mềm PostGIS để chuyển dữ liệu vector sang dữ liệu Database, tiếp
đó sử dụng phần mền PostgreSQL để lưu giữ thuộc tính của lớp bản đồ đồng thời
chuyển dữ liệu lên hệ thống GeoServer. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi dữ liệu tác
giả đã sử dụng lập trình C# thiết kế trang web và đưa dữ liệu bản đồ lên hệ thống
sever. Kết quả đạt được bản đồ tra cứu thông tin địa chính tỉnh Bình Định trực tuyến.
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý

Hình 2.2: Ví trí núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới huyện tiếp
giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Long Khánh.

Huyện có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm huyện đóng tại ngã
3 Ông Đồn là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho
Xuân Lộc có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông
nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp

13


tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam
Trung Bộ và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Núi Chứa Chan thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, có độ cao khoảng 837 m so
với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nằm trên địa bàn các xã: Xuân Thọ (382,33 ha),
Xuân Trường (537,54 ha), Xuân Hiệp (207,49 ha), Suối Cát (460,42 ha) và Thị Trấn
Gia Ray (186,16 ha). Núi có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Xuân Thành, phía nam
giáp xã Suối Cát, phía Đông giáp thị trấn Gia Ray, phía Tây giáp xã Xuân Thọ,
chiếm diện tích khoảng 1.808,93 (ha). Đây là ngọn núi cao thứ 2 ở miền Đông Nam
Bộ.
Căn cứ vào vị trí, độ dốc, hiện trạng và mức độ xói mòn thì rừng và đất rừng
trên núi Chứa Chan được xác định là khu vực để xây dựng, quản lý và bảo vệ rừng
phòng hộ đầu nguồn Sông Ray, hồ núi Le, hồ Gia Ui. Ngoài ra núi Chứa Chan có
tầm vị trí quan trọng chiến lược phòng thủ của khu vực miền Đông Nam Bộ.
2.3.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Có 2 dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng.
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn,
chiếm khoảng 6 - 7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó lớn nhất là núi Chứa Chan,
với độ cao 837 m, tuy không thích hợp cho bố trí công nông nghiệp nhưng lại chứa
đựng tiềm năng về phát triển du lịch và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quốc
phòng. Ngoài núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như: Núi Mây Tào, núi Sa Bi,
núi Bà Sót, núi Hok, núi Hòa Hưng.
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85%

tổng diện tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 30 đến 8 0 , khá thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm và cho xây dựng các công trình phi nông
nghiệp. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 3 0 cần chú trọng biện pháp bảo
vệ để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.
2.3.3. Khí hậu
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những
đặc trưng chính như sau:

14


- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 - 158 Kcal/cm2-năm). Nắng
nhiều (trung bình từ 5, 7 - 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và cao đều quanh năm, (trung
bình 25,4 oC), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271 oC/năm). Hầu như không có những
thiên tai như: Bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956 - 2.139 mm/năm), có xu thế giảm dần
theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết
thúc vào cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có
những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7
đến tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất vụ
màu thứ 2 thường thấp. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất
cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần
phải có tưới nước và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao
và ổn định hơn.
2.3.4. Thổ nhưỡng và tính chất đất
Theo kết quả phân loại đất trong đề án “Quy hoạch sử dụng đất của huyện
Xuân Lộc thời kỳ 2003 - 2010” của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
cho thấy toàn huyện có 6 nhóm đất chính, gồm:
- Phân bố và tính chất đất:
+ Đất xám vàng (AC): Đất xám vàng là nhóm đất có diện tích lớn (41,98%

diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía Đông của huyện và ven sông La Ngà,
thuộc các xã Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường,
Suối Cao, Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hưng. Phần lớn (85,3%) diện tích có độ
dốc < 80, 67,5% diện tích có tầng dày từ 70 cm trở lên. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém. Đất được
hình thành trên 4 loại mẫu chất chính là granit, đá phiến, phù sa cổ, dốc tụ, trong đó
các loại đất phát triển trên đá phiến có chất lượng tốt nhất, kế đến là trên dốc tụ và
phù sa cổ, kém nhất là trên granit. Phần lớn diện tích có kết von hoặc gley và tầng
đá nông.
+ Đất đá bọt núi lửa (AN): Là loại đất tốt, nhưng có diện tích nhỏ (194 ha),
phân bố trong phạm vi hẹp, thuộc các xã Lang Minh, Xuân Tâm.

15


×