Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE KHÁCH XE TẢI – SƠMI RƠMOOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP

THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
XE KHÁCH - XE TẢI – SƠMI RƠMOOC

Họ và tên sinh viên : THÁI SỨ CƠ
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 6/2011


THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
XE KHÁCH - XE TẢI – SƠMI RƠMOOC

Tác giả

THÁI SỨ CƠ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Công nghệ kỹ thuật ô tô

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Cao Minh Đức
Thạc sĩ Trần Mạnh Quí

Tháng 6 năm 2011



i


LỜI CẢM ƠN
Thời gian bốn năm học tập tại trường đại học Nông Lâm TP.HCM không phải là dài,
vả lại bản thân em là một sinh viên thuộc khóa thứ hai của ngành công nghệ cơ khí ô tô
nên sẽ không tránh khỏi những thiệt thòi. Nhưng nhà trường và các thầy cô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở vật chất hạ tầng đồng thời truyền đạt cho sinh viên chúng
em những kiến thức chuyên ngành bổ ích từ cơ sở đến chuyên sâu cùng với những lời dạy
dỗ làm người để chúng em có thể tự tin vững bước vào nghề và vững trên đường đời để
xây dựng một tương lai sáng. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn:
 Toàn thể quý thầy cô cùng ban giám hiệu nhà trường ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TPHCM nói chung cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí Công Nghệ nói riêng. Những
người đã tận tình và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
 Đặc biệt trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ hết sức tận tình của thầy hướng dẫn – Thạc sĩ Cao Minh Đức, Thạc sĩ Trần Mạnh
Quí đã tận tình động viên đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
 Em xin chân thành cảm ơn các chú, các anh cán bộ trong công ty TRACOMECO,
đặc biệt là anh Cao Minh Đức đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đề tài và tìm hiểu
thực tế ở công ty.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu, bạn bè thân thiết của
tôi đã cho tôi chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần lẫn vật chất để tạo điều kiện tốt cho tôi
hoàn thành khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, tháng 6 năm 2011
Sinh Viên
Thái Sứ Cơ


ii


TÓM TẮT
1. Tên đề tài:
Thiết kế trạm bảo dưởng và sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi romooc.
2. Thời gian và địa điểm thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Từ 15/03/2011 đến 01/06/2011
- Địa điểm thực hiện đề tài : Công ty TRACOMECO.
3. Phương pháp thực hiện.
- Phương pháp lí thuyết : Tra cứu tài liệu trên sách và internet.
- Phương pháp thực ngiệm : tìm hiểu và khảo sát thị phần của xe khách – xe tải –
sơmi romooc trên thực tế dựa trên số liệu đăng kiểm. Tìm hiểu trung tâm bảo dưỡng và
sửa chữa tại công ty TRACOMECO và những trung tâm khác.
4. Mục đích đề tài:
- Tìm hiểu công việc bảo dưỡng sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi romooc.
- Tìm hiểu đặc điểm, thông số kỹ thuật của xe khách – xe tải – sơmi romooc.
- Tìm hiểu yêu cầu của một trạm bảo dưỡng sửa chữa cần có để tiến hành công việc
bảo dưỡng sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi romooc.
- Thiết kế trạm bảo dưỡng sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi rơmooc dựa trên các
tiêu chí và điều kiện được đưa ra phù hợp với tần suất sửa chữa là 100 xe / tháng.
5. Kết quả.
- Tìm hiểu và nắm được quy trình bảo dưỡng sửa chữa. Các công việc cần thực hiện
trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa.
- Tìm hiểu được những đặc điểm của trạm bảo dưỡng sửa chữa và những đối tượng
mà trạm đang hướng tới trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa.
- Quy hoạch được diện tích của một trạm bảo dưỡng sửa chữa và những vấn đề cần
thiết của một trạm bảo dưỡng sửa chữa cần có. Từ đó thiết kế được trạm bảo dưỡng sửa
chữa xe khách – xe tải – sơmi rơmooc.


iii


6. Giới hạn đề tài.
- Đề tài chỉ tập trung thiết kế trạm bảo dưỡng sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi
rơmooc: quy hoạch mặt bằng kết hợp bố trí trang thiết bị.
- Không nghiên cứu kĩ về vấn đề tính toán nguồn động lực:khí nén, nguồn điện, hệ
thống nước…
- Không tính toán tính kinh tế, tình hình hoạt động sản xuất của trạm bảo dưỡng sửa
chữa, vấn đề liên quan tới môi trường, vấn đề xây dựng.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...............................................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................................iii
Mục lục.................................................................................................................................v
Danh sách các hình.............................................................................................................vii
Danh sách các bảng.........................................................................................................................ix

Chương 1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………..……..…...1
1.1 Đặt vấn đề…………………………….……………………………………..…..……..1
1.2 Mục đích đề tài……………………..……………………………..…………………...1
Chương

2.


TỔNG

QUAN……………………………...……………..…….....................Error! Bookmark not
defined.
2.1 Bảo dưỡng và sửa chữa………………………………………..…………....................3
2.1.1 Khái niệm ……………………………………………………..….………………..3
2.1.2 Mục đích……………………………………………………….…..…....................3
2.1.3 Tính chất bảo dưỡng và sửa chữa……………………………………….…………4
2.1.4 Quy trình công nghệ bảo dưỡng sửa chữa………………………….….…………..4
2.1.4.1 Những chú ý khi thực hiện bảo dưỡng sửa chữa………………...…………….4
2.1.4.2 Quy trình bảo dưỡng sửa chữa……………………………...…..……………...5
2.1.4.3 Quy trình công nghệ sửa chữa…………………………..………......................7
2.1.5 Nội dung bảo dưỡng sửa chữa…………………………..…...…..….......................9
2.1.5.1 Bảo dưỡng kỹ thuật………………………………..…………...…………..…..9
2.1.5.2 Sửa chửa lớn tổng thành………………………………..……………………..18
2.2 Trạm bảo dưỡng sửa chữa……………………………………………........................21
2.2.1 Khái niệm………….………………..……………………………….....................21
2.2.2 Đối tượng bảo dưỡng sửa chữa……………………….………..…………………21
2.2.2.1 Xe khách…………………………………..…………………….....................21
v


2.2.2.2 Xe tải………………………………..………………………………………...22
2.2.2.3 Xe sơmi rơmooc……………………………..………………………………..24
2.2.3 Chỉ tiêu tần suất sửa chữa…………………….…………..………………………25
2.2.4 Các phòng ban trạm bảo dưỡng sửa chữa……………………..………….………26
2.2.4.1 Định nghĩa……………………………………...………….…….....................26
2.2.4.2 Các phòng ban trạm bảo dưỡng sửa chữa…………………….........................26
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN…………………...29
3.1 Phương pháp ngiên cứu……………………………………………………………....29

3.2 Phương tiện thực hiện………………………………………………………………..29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………….…………..…30
4.1 Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất………………………………………………….....30
4.1.1 Nguồn nhân lực…….………………………….………………………………….30
4.1.1.1 Sơ đồ tổ chức……………………………………….…………………….…30
4.1.1.2 Quy trình dịch vụ của trạm…………………………………….….………...33
4.1.2 Cơ sở vật chất…….…………………………………….………………………...33
4.1.2.1 Diện tích mặt bằng………………………………………….………………33
4.1.2.2 Thiết bị và dụng cụ trong bảo dưỡng sửa chữa……………………….…….35
4.1.2.3 Phòng phụ tùng…………………………………………..………………….42
4.2 Xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa…………………………………………..……...44
4.2.1 Xác định quy mô trạm….………………….……………………………………..44
4.2.2 Bố cục trạm bảo dưỡng sửa chữa……….…………….………………………….44
4.2.3 Kích thước dự tính của các khu vực…………………….….…………………….46
4.2.4 Xác định diện tích khu vực………………….…………………………..………..46
4.2.5 Đặc điểm khu vực xưởng………….………………….……………………….….47
4.2.6 Nguồn động lực……………………………….….………………………………51
4.2.7 An toàn lao động sản xuất……………………………………………………..….51
4.2.8 Diện tích cho từng khu vực của từng quy mô trạm…………….….……………..57
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………….……………………..59
5.1 Kết luận……………………………………………………………………………………….59
vi


5.2 Đề nghị……………………………………………………………………………..………...59

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………..…………………………………..61

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Bảo dưỡng sửa chữa………………………………………….………………….3
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình bảo dưỡng sửa chữa………………...………………….………5
Hình 2.3 Sơ đồ qui trình sửa chữa lớn……………………………………….……………7
Hình 2.4 Huyndai universe……………………………..…………...…………………...21
Hình 2.5 Xe tải Hino mui bạt…………………………….………………………………22
Hình 2.6 Xe sơmi rơmooc…………………………………………………….………….24
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức……..………………………..…….……………………...……..31
Hình 4.2 Hầm bảo dưỡng………………………….…………………………………..…38
Hình 4.3 Thiết bị scan X-431……………………………………………………………38
Hình 4.4 Thiết bị cân chỉnh góc đặt bánh xe…………………………………………….39
Hình 4.5 Thiết bị phân tích động cơ tổng hợp…………………………………………...39
Hình 4.6 Thiết bị ra vào lốp xe ………………………………………………………….40
Hình 4.7 Thiết bị cân bằng động bánh xe……………………..…...…………………….40
Hình 4.8 Máy cân chỉnh góc đặt bánh xe………………………………….……………..40
Hình 4.9 Máy kiểm tra ắcquy………..…………………………...……………….……..40
Hình 4.10 Thiết bị thay vỏ xe…………………………...….……………………………40
Hình 4.11 Thiết bị kiểm tra rò rỉ hệ thống làm mát động cơ………………….……...…41
Hình 4.12 Máy kiểm tra đèn pha……..…….……………………...……….……….…...41
Hình 4.13 Máy phân tích khí thải………..……….………………….……....…………..41
Hình 4.14 Bộ kiểm tra thắng, phuộc nhún, trượt ngang…………..…..…….………...…41
Hình 4.15 Máy ép thuỷ lực…………………………………………...………..………...41
Hình 4.16 Cẩu động cơ………………………………………………..……...………….41
Hình 4.17 Kích đỡ hộp số……………………………………………………….……….42
Hình 4.18 Tủ đựng dụng cụ………………………………………..…………...………..42
vii


Hình 4.19 Nhà 1 mái………………………….………………………..………….…..…48
Hình 4.20 Nhà 2 mái………………………..……………..……………………...……...48
Hình 4.21 Nhà 4 mái…………………………..……………………..………………......48

Hình 4.22 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải…………..……………….………54
Hình 2.23 Kính bảo hộ………………………………….………………………………..56
Hình 2.24 Mặt nạ chống độc……………………………………….…………………….56
Hình 2.25 Găng tay…………………………………………………………….………...56
Hình 2.26 Giày lao động………………………………….……………………………...56
Hình 2.27 Trang phục thợ sơn..……………………………………….……...………….56
Hình 2.28 Trang phục lao động…..……………………………………………………...56

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Thông số kỹ thuật của xe Hyundai universe…...………….…………………….22
Bảng 2. Thông số kỹ thuật của xe tải Hino 700 series…………………………………...23
Bảng 3. Thông số kỹ thuật của xe sơmi rơmooc………………………………….…...…24
Bảng 4. Nguồn nhân lực………………………………….………..………….………….32
Bảng 5. Diện tích từng khu vực của từng quy mô trạm…………….……..……………..58

ix


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến vượt

bậc. Đó là Đảng và Nhà Nước đã có những chính sách đúng đắn để đổi mới nền kinh tế
đất nước từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng theo XHCN
và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt nước ta đã gia nhập WTO-tổ chức
thương mại quốc tế mở ra nhiều cơ hội giao thương với quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, trong thời đại cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới thì
nhu cầu sử dụng phương tiện như: ôtô, xe khách, xe tải, đầu kéo…để phục vụ nhu cầu đi
lại, sản xuất, vận chuyển hàng hoá là rất cần thiết và ngày càng tăng cao.
Trong thời gian sử dụng xe, xe phải luôn làm việc với cường độ cao để phuc vụ cho
nhu cầu sử dụng cá nhân hay tổ chức sở hữu nó. Do đó, xe không thể nào tránh khỏi
những trục trặc và hư hỏng trong quá trình phục vụ công việc. Chính vì thế để xe đạt năng
suất cao nhất và thời gian phục vụ lâu nhất thì xe cần phải được khai thác đúng cách và có
chế độ bảo dưỡng sửa chữa phù hợp.
Với số lượng xe càng ngày càng tăng, tần suất hoạt động của xe càng ngày càng cao
để phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng nhiều thì khối lượng việc làm cho cơ sở sản xuất,
các nhà duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện là rất lớn. Vì thế, nhu cầu xây dựng một
trạm bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện là rất lớn.
1.2 Mục đích đề tài:
Đề tài “thiết kế trạm bảo dưỡng và sửa chữa xe khách– xe tải – sơmi rơmooc” được
thực hiện cho mục đích sau:

1


 Giúp cho cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa, người điều khiển xe nắm được các
thông số kĩ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động để bảo dưỡng và sửa chữa đúng định kì
và đúng kĩ thuật đảm bảo cho xe được bảo dưỡng tốt, nhanh chóng, đúng phương pháp thì
xe sẽ hoạt động tốt giúp tăng năng suất làm việc và tăng tuổi thọ của xe.
 Tìm hiểu tổng quan được các loại xe khách – xe tải – sơmi rơmooc.
 Thiết kế được một trạm bảo dưỡng và sửa chữa xe khách – xe tải – sơmi rơmooc
đúng tiêu chuẩn, qui mô.



Giúp giải quyết được phần nào nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa của số lượng xe

ngày càng tăng.
 Giúp chính bản thân em học hỏi nhiều điều để càng ngày càng hoàn thiện hơn.
Đây là công trình đầu tay của em sau bốn năm học tại trường, do trình độ và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em chưa hoàn thiện lắm và sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy kính mong quí thầy cô quan tâm đóng góp ý kiến để em có thể ngày
càng hoàn thiện hơn về mặt kiến thức chuyên môn của bản thân mình và có nhiều kinh
nghiệm quý báu để tự tin bước vào đời.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Bảo dưỡng và sửa chữa(BDSC).
2.1.1 Khái niệm: Bảo dưỡng và sửa chữa là những
công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với các
loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường
qui định.
- Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật
có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết
máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, siết

Hình 2.1: Bảo dưỡng sửa chữa

chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự

tác động các cơ cấu, các cụm, các chi tiết máy) nhằm duy trì trình trạng kỹ thuật tốt
của xe trong quá trình sử dụng được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật.
- Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng
hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có
khuyết tật…) nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô
được gọi là sửa chữa.
2.1.2 Mục đích.
- Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo
cho cụm máy, xe vận hành an toàn và đạt năng suất làm việc tốt nhất.
- Sửa chữa và khắc phục lỗi của xe kịp thời khi phát hiện ra lỗi trong quá trình kiểm
tra để bảo đảm an toàn về người và của cải vật chất.
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị
hư hỏng.
3


- Giữ gìn cho xe về hình thức bên ngoài lẫn bên trong xe.
- Giữ gìn và bảo đảm an toàn về người và của cải vật chất của mình lẫn người khác.
2.1.3 Tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô.
- Tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật.
Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính chất cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm phòng
ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải hoàn
thành một khối lượng và nội dung công việc đã định trước theo định ngạch do nhà sản
xuất ban hành. Ngày nay trong thực tế bảo dưỡng kỹ thuật còn theo yêu cầu của chẩn
đoán kỹ thuật.
- Tính chất của sửa chữa.
Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng các cấp.
Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà sản xuất ban hành.
Ngày nay sửa chữa ô tô chủ yếu theo phương pháp thay thế tổng thành, do vậy định
ngạch sửa chữa lớn được kéo đài hoặc không tuân theo quy định mà cứ hỏng đâu thay

đấy.
2.1.4 Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa:
2.1.4.1 Những chú ý khi thực hiện công việc BDSC:
a. Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính
xác. Thảo luận với chuyên gia nếu như không hiểu một vấn đề nào đó.
b. Trước khi tiến hành công việc phải phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn để không làm bẩn
và xước xe của khách.
c. Kéo phanh tay khi tiến hành công việc. Hoặc dùng tấn chắn bánh xe, đặt trước hay
sau của bánh trước hoặc bánh sau.
d. Khi sử dụng kích luôn dùng giá đỡ:
- Nâng hạ xe một cách cẩn thận và chính xác.
- Khi đặt kích dưới dầm ngang hay cầu xe, đĩa kích phải đặt ở phần tâm của chi tiết
được kích và chú ý để đĩa kích không bị trượt.
- Khi dùng giá đỡ thân xe thì phải được điều chỉnh độ cao phù hợp.
- Vị trí nâng xe và vị trí đỡ xe ở các kiểu xe khác nhau thì khác nhau.
4


e. Khi sử dụng cầu nâng thì phải chú ý:
- Đánh xe vào cầu sao cho trọng tâm xe nằm trong diện tích đỡ của tấm đỡ cầu nâng.
- Khi thực hiện nâng hạ cầu xe phải kiểm tra xung quanh xem có gì đặt quá gần cầu
nâng không, cửa xe có mở, có ai dưới cầu xe không… đảm bảo an toàn lao động.
f. Khi tiến hành đóng mở cửa cần chú ý đến sự va đập vào các vật xung quanh.
g. Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng cho công việc cụ thể để tăng tính năng an toàn
cũng như là năng suất làm việc.
h. Có nhiều loại dầu, mỡ bôi trơn được sử dụng trong BDSC. Tuỳ theo vị trí chúng
được sử dụng. Dầu lái, dầu phanh, dầu hộp số…
i. Chạy thử xe để xác định trạng thái của động cơ, hệ thống lái, hệ thống phanh…
j. Khi tiến hành các công việc liên quan đến hệ thống điện, phải tháo dây âm ra khỏi
ắc qui để tránh chạm mạch.

k. Sau khi tháo dây ắc qui phải đặt lại đồng hồ, nội dung ban đầu của bộ nhớ.
2.1.4.2 Quy trình bảo dưỡng:
Quy trình BDSC ở các trạm bảo dưỡng của các hãng xe khác nhau. Phụ thuộc vào
trình độ quản lý và cách phân chia công việc của các cấp bảo BDSC.

Hình 2.2: Sơ đồ Quy trình bảo dưỡng sửa chữa.

Phiếu bảo dưỡng định kỳ:
Bao gồm các hạng mục, thời điểm và các công việc bảo dưỡng. Tất cả được ngiên cứu
và xác định từ quan điểm kỹ thuật dựa trên cơ sở điều kiện sử dụng xe ( đường xá, khí
5


hậu, cách sử dụng…) và những hư hỏng trong quá khứ. Các hạng mục bảo dưỡng cũng
khác nhau phụ thuộc vào hãng xe, kiểu xe, năm sản xuất, nước sản xuất.
Dưới đây là phiếu bảo dưỡng định kì của Hyundai universe (tham khảo).
Các mục bảo trì
Kiểm tra vỏ xe

Số Km (  1000km)
1,5

10

20

30

40


50

60

70

80

90

100

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Kiểm tra hoạt động xe
Kiểm tra nước rửa kính,

gạt nước, vòi phun.
Kiểm tra bố thắng trước
.
Kiểm tra bố thắng sau
Kiểm tra gầm, ống, cao
su, hệ thống cấp nhiên +
liệu và hệ thống thắng
Độ căng của curoa, puli

+

Kiểm tra hành trình
thắng tay
Thay nhớt máy

+

Kiểm tra bơm mỡ các

+

+

+

khối
Thay lọc nhớt
Đổ đầy dung dịch nước
làm mát, dầu phanh, dầu
trợ lực lái, nước rửa

kính.
Kiểm tra mức nhớt cầu
và nhớt hộp số
Thay nhớt cầu và nhớt
hộp số
6

+

+

+

+


Kiểm tra vô mỡ bạc đạn

+

bánh trước và sau.
Thay dầu thắng.

+

Thay lọc tách hơi.
Các mục bảo trì

+


+
1

6

12

+

+
36

48

+
+

60

72

+
+

84

96

+
108


120

Số tháng

2.1.4.3 Quy trình công nghệ sửa chữa lớn:

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa lớn

a. Nhận xe vào sửa chữa:
- Cần xem xét sơ bộ bên ngoài xe để đánh giá chất lượng và trạng thái xe đưa vào sửa
chữa.
- Lập biên bản ghi nhận những phát hiện trên xe: nứt, gãy, thiếu chi tiết…
Rửa ngoài máy:
- Xả hết nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu ra khỏi động cơ và các bộ phận máy.
7


- Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dùng để rửa sơ bộ các bộ phận đó.
b. Tháo máy (tháo cụm, tháo chi tiết):
Chỉ có trong đại tu máy mới tháo máy rời thành chi tiết. Quá trình tháo phải được thực
hiện theo quy trình công nghệ. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi tháo máy:
- Thợ máy cần hiểu rõ cấu tạo của máy, biết sử dụng hợp lý các thiết bị, đồ gá. Biết
trình tự thực hiện các nguyên tắc tháo máy,…
- Đối với máy phức tạp thì phải tháo ra từng cụm, từng bộ phận sau đó tháo thành các
chi tiết.
- Tháo theo trình tự của quy trình công nghệ để ít tốn thời gian nhất và tư thế thuận lợi
khi làm việc cho thợ.
- Không sử dụng những dụng cụ gây hỏng hóc, khuyết tật cho chi tiết máy.
- Những bộ phận đặc thù như thiết bị điện, thiết bị thuỷ lực, thiết bị nhiên liệu động

cơ… Sau khi tháo cần chuyển sang các phân xưởng chuyên môn hoá để sửa chữa.
- Các chi tiết bắt chặt: bulông, đai ốc, chốt, võng đệm, then,… để tạo theo nhóm kích
thước và theo từng bộ.
- Những chi tiết mà phải gia công theo bộ hoặc có thể sử dụng tiếp thì không nên tháo
rời. Phải đánh dấu để đảm bảo lắp ráp tương quan về sau.
- Dùng thiết bị nâng khi tháo các bộ phận nặng.
c. Rửa chi tiết và rửa cụm:
Là công đoạn quan trọng trong quy trình sửa chữa. Công việc là loại bỏ mãng dầu và
các chất bám bẩn trên đó khỏi chi tiết.
d. Kiểm tra và phân loại chi tiết:
Sau khi rửa các chi tiết, tiến hành kiểm tra và phân loại để xác định trạng thái kỹ thuật:
có khả năng sử dụng được nữa không, hay phải thay thế và sửa chữa.
e. Ghép bộ chi tiết:
Là nguyên công phụ cho việc lắp ráp cụm và lắp ráp máy. Gồm các công việc sau:
- Lựa chọn bộ chi tiết.
- Kiểm tra và lựa chọn các chi tiết theo kích thước sửa chữa.
- Kiểm tra và lựa chọn các chi tiết theo nhóm kích thước.
8


- Lựa chọn các chi tiết theo trọng lượng.
- Làm sạch gờ, vết xước, sửa nguội các mối ghép.
- Lựa chọn và cạo gà các bộ bánh răng.
- Kiểm tra chung chất lượng chi tiết được đưa vào phân xưởng.
- Thống kê sự thông qua của các chi tiết qua phân xưởng ghép bộ.
f. Lắp ráp máy:
Là công việc ghép các chi tiết thành các cặp và các cụm máy, ghép các cụm thành bộ
phận máy. Việc lắp ráp phải tuân theo sơ đồ động của chúng, các đặc điểm của mối ghép
và giá trị chuỗi kích thước được quy định của bản vẽ lắp.
g. Chạy rà, chạy thử cụm và máy sau sửa chữa:

Việc chạy rà có ảnh hưởng đến độ tin cậy của máy và độ ổn định về đặc tính làm việc
của các cụm. Ttrong quá trình sẽ diễn ra sự mài nghiền các chi tiết máy, triệt tiêu các nhấp
nhô của bề mặt chi tiết. Tạo sự làm việc ổn định cho mối ghép.
Quá trình chạy rà diễn ra ở tốc độ thấp, sau đó tăng dần có sự bôi trơn các cụm.
Thường tiến hành trên các bệ rà chuyên dùng.
h. Lắp xe:
Sau khi chạy rà, chạy thử cụm và máy thì lắp lên xe hoàn chỉnh.
i. Chạy thử xe:
Chạy thử xe để kiểm tra sự hoạt động, trạng thái của xe sau khi sửa chữa. Hoặc kịp
thời phát hiện những hư hỏng, trục trặc khác trên xe.
j. Giao xe:
Sau khi đã hoàn thiện việc BDSC thì xe được trao lại cho khách.
2.1.5 Nội dung bảo dưỡng sửa chữa:
2.1.5.1 Bảo dưỡng kỹ thuật.
A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY:
Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu
trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như
trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe.
Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ:
9


Khó khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có tiếng va
đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn, còi làm việc kém hoặc có
trục trặc...
Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán
và dựa vào kinh nghiệm tích lũy được.
Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn.
a. Kiểm tra, chẩn đoán.
1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc

trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng
lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên
xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang
bị kéo moóc...
3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng
lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt
gió...
4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ
trợ lực tay lái, hình thang lái.
5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc
và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh, kiểm tra
hoạt đọng phanh tay...
6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống
khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng
hạ...).
7. Kiểm tra tầm nhìn: Kiểm tra dung dịch rửa kính, kiểm tra bụi bẩn hoặc hư hỏng
của gạt mưa, hoạt động của phun nước rửa kính, kiểm tra tầm nhìn của gương.
b. Bôi trơn, làm sạch.
8. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu
phải bổ sung.
10


9. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
10. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.
11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn
gió, gương chiếu hậu, đèn, pha, cốt, đèn phanh, biển số.
B. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ:.
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực

hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc
thời gian khai khác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng.
Phải kết hợp với việc kiểm tra và sửa chữa nhỏ một số chi tiết phụ như điều chỉnh khe
hở nhiệt, má phanh, má ly hợp...
Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng.
Chu kỳ bảo dưỡng:
1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác
của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước.
2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
- Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ
bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
- Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng
định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ôtô được
quy định trong bảng.
3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường,
hải đảo...) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng dầu,
ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử dụng và
hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng định kỳ
cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận thông thường của ô tô nói
chung.
5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời kỳ
chạy rà nhằm nâng cao chất lượng các bề mặt ma sát của cặp chi tiết tiếp xúc, giảm khả
11


năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của
ôtô.
- Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo dưỡng
của nhà sản xuất.

6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định bảo dưỡng định kỳ, phải tiến hành bảo dưỡng. Phạm
vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
a. Bảng công việc bảo dưỡng định kỳ phương tiện.
Thời gian (km) X 1000
Thời gian (Dặm) X 1000

1

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

0,6 3

6

9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 57 60

NO. Danh mục
R: Thay thế
I: Kiểm tra, sửa chữa thay thế nếu cần thiêt
A : Điều chỉnh
1 Nước làm mát động cơ
Thay thế 1 năm một lần hoặc 50.000 km
Lọc dầu & Dầu
2
D4DD
R
R
R
R
R

R
R
R
R
R
động cơ
3 Lọc nhiên liệu
R
R
R
4 Ống dẫn nhiên liệu
I I I I I I I I I I I I I I I I I I I
Loại bỏ các chất cặn bã trong thùng
5
I
I
I
I
I
I
I
I
I
I
nhiên liệu
6 Xả nước trong bộ tách nước
Xả hàng tuần và thay thế nếu cần thiết
7 Lọc không khí
Vệ sinh cứ 5.000 km và thay thế cứ 50.000 km
8 Khe hở của van

A
A
A
A
A
A
9 Rò rỉ gas
I
I
I
I
I
I
I
I
I
I
Độ căng và hư hỏng của dây curoa quạt
10
Điều chỉnh cứ 5.000 km và thay thế cứ 50.000 km
làm mát
11 Áp suất bơm nhiên liệu và kim phun
I
I
I
I
I
12 Thời gian phun nhiên liệu
I
I

I
I
I
13 Nắp két nước
Kiểm tra trước khi lái xe
14 Bu lông mặt máy
I
I
15 Điều kiện hoạt động của động cơ
I
I
16 Dây curoa máy lạnh

I

I

I

I

I

I

17 Van hằng nhiệt

I

I


I

R

I

I

I

I

I

I

I

I

I

R

Kiểm tra nếu cần thiết

Bộ truyền lực
1


Dầu hộp số

2

Điều kiện làm việc và hành trình tự
do bàn đạp ly hợp và bàn đạp phanh

3

Dầu trợ lực ly hợp

4

Độ lỏng của cần số

5

Vòng hãm khớp nối trục các đăng

6

Bạc đạn trục các đăng

R

R
I

I


I

R
I

I

R

R

I

I

I

I

I

I

I

I

I

R

I

I

I

I

I

Kiểm tra xiết chặt cứ 30.000 km
Bơi mỡ cứ 5.000 km

12


7

Dầu cầu sau

R I

I

I

I

I R


I

I

I

I

I R I

I

I

I

I R

I

8

Tình trạng cầu trước và cầu sau

I

I

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

9

Độ dơ & hư hỏng của vòng bi bánh
trước và sau

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

R

10 Mỡ vòng bi bánh xe trước và sau

*

11 Bu lông tắc kê bánh xe

Xiết chặt lại cứ sau 50-100 km tính từ khi thay lốp


12 Xiết chặt bu lông tắc kê

Kiểm tra bu lơng tắc k cứ mỗi 5.000 km sau lần kiểm tra đầu tin ở thời điểm
1.000 km đầu tiên

Áp suất hơi của lốp v à tình trạng hư
hỏng
14 Đảo lốp
Hệ thống tay lái
13

Kiểm tra sau 10.000 km đầu v sau đĩ kiểm tra thường xuyn trước khi li xe
Cứ sau 10.000 km

1

Dầu trợ lực lái

2

Sự rò rỉ của dầu trợ lực lái

I

I

I

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I


I

3

Độ dơ của vơ lăng & thanh giằng

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I


I

I

I

I

I

I

I

I

4

Hệ thống lái/rơ tuyn

5

Đo độ trượt ngang

6

Chức năng hệ thống lái

7


Bơm trợ lực, dây curoa

R

R

I

I

Độ nghiêng của giảm xóc

2
3
4
5
6

Tình trạng của hệ thống treo
Quang nhíp *
Tình trạng của l nhíp
Độ lỏng của l nhíp
Rò rỉ dầu của ống giảm chấn
Các bu lông và bộ phận trrên khung
và thân xe

7

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I


I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I

I


Kiểm tra trước khi li xe v thay thế cứ sau 40.000 km
I

I

I

Kiểm tra cứ sau 5.000 km hoặc khi thấy cần thiết
I I I I I I I I I I I I I I I
Kiểm tra trước mỗi lần li xe

3

1

I

I

Sự rò rỉ dầu hệ thống phanh

Khe hở của má phanh và độ mịn
4 Trống phanh và má phanh
5 Độ dơ của chân phanh
Khoảng cách giữa chân phanh và
6
sàn xe
Hệ thống phanh tay
1 Chức năng của phanh tay

2 Độ mịn của trống phanh
3 Độ mịn của má phanh
Hệ thống treo

I
I

Hệ thống phanh chân
1 Dầu trợ lực phanh *
2

I

R

I

I

I

I

I

I

I

I


I

I

I
I

I

Kiểm tra trước mỗi lần li xe

I
I

I
I

I
I

Kiểm tra trước mỗi lần li xe
I
I
I
I
I
I
I
I


I
I

I
I

I
I

Kiểm tra độ nghing của giảm sĩc cứ sau 5.000 km sau lần kiểm tra sau 10.000
km đầu tin hoặc khi thấy cần thiết
I
I
Xiết chặt cứ sau 20.000 km sau lần xiết sau 5.000 km đầu tin
I I
I
I
I
Kiểm tra cứ sau 10.000 km hoặc khi thấy cần thiết
I I
Kiểm tra cứ sau 5.000 km hoặc khi thấy cần thiết

13


b. Công tác tiếp nhận vào trạm bảo dưỡng.
1. Rửa và làm sạch ôtô.
2. Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục 1 của bảo dưỡng
hàng ngày, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô.

c. Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống:
Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:
* Đối với động cơ nói chung:
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra có thể thay thế lọc dầu.
Thay dầu bôi trơn cho động cơ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu
bôi trơn.
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp,
ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ
trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.
6. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ
ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước.
7. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự
rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa chắn song két nước.
8. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm
nước, bơm hơi.
9. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
10. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp,
nhóm pittông và xi lanh.
11. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần.
12. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa
nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự

14


×