Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ
Ngành
Niên khoá
Lớp

:
:
:

Sinh viên thực hiện :

Hệ Thống Thông Tin
2007-2011
DH07DTH
07130028
07130037

Lưu Thúy Hà
Mai Xuân Hiệp

07130112
07130114

Trịnh Đức Tâm
Phạm Minh Thành



TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện :

Ths.Nguyễn Thị Thanh Thủy

Lưu Thúy Hà

Nguyễn Văn Khiêm

Mai Xuân Hiệp
Trịnh Đức Tâm
Phạm Minh Thành

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2011


CÔNG TRÌNH HOÀN TẤT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM


Cán bộ hướng dẫn:

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nguyễn Văn Khiêm

Cán bộ phản biện:

Thạc sĩ Lê Phi Hùng

Luận văn cử nhân được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN CỬ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP HCM ngày 31 tháng 08 năm 2011


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
Trường ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CỬ NHÂN
Họ và tên sinh viên: LƯU THÚY HÀ
Ngày tháng năm sinh: 08/09/1989
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Phái: Nữ
Nơi sinh: Bảo Lộc – Lâm Đồng
Ngành: Công nghệ thông tin

Họ và tên sinh viên: MAI XUÂN HIỆP

Ngày tháng năm sinh: 18/12/1989
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Phái: Nam
Nơi sinh: Thống Nhất - Đồng Nai
Ngành: Công nghệ thông tin

Họ và tên sinh viên: TRỊNH ĐỨC TÂM
Ngày tháng năm sinh: 30/04/1989
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Phái: Nam
Nơi sinh: Biên Hòa – Đồng Nai
Ngành: Công nghệ thông tin

Họ và tên sinh viên: PHẠM MINH THÀNH
Ngày tháng năm sinh: 18/11/1989
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Phái: Nam
Nơi sinh: Long Khánh – Đồng Nai
Ngành: Công nghệ thông tin

I. TÊN ĐỀ TÀI: Hệ thống thông tin y tế
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nhiệm vụ GVHD đã đề ra:
- Xây dựng một server cung cấp thông tin về y tế cho nhiều client chạy trên các
nền tảng khác nhau như Web Application (PHP) và Mobile Application
(Android, Windows Phone)
- Xây dựng hoàn chỉnh các client đã nêu bên trên

- Xây dựng Crawler Server để thu thập thông tin từ các trang y tế tin cậy
Nội dung đã nghiên cứu:
- Tìm hiểu về XML-RPC Web Service để xây dựng server bằng ngôn ngữ Java
- Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình mới là C# để xây dựng client trên nền tảng
Windows Phone
- Tìm hiểu về các cách thao tác với XML trên các ngôn ngữ lập trình khác
nhau: Java, C#, PHP


-

Tìm hiểu về các Maps API khác nhau như Google Maps, Bing Maps và
VietBanDo
- Tìm hiểu về thư viện FlaxCrawler cho Java để hiện thực Crawler Server
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/05/2011
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/08/2011
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Nguyễn Văn Khiêm
Ngày / /
Ngày / /
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM CHUYÊN NGÀNH

Ngày / /
KHOA CNTT


LỜI CẢM TẠ
Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong
Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em trong

suốt 4 năm giảng đường và đã tạo điều kiện cho chúng em thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt chúng em xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thanh Thủy và Thầy Nguyễn Văn Khiêm, những người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực
hiện luận văn. Trong thời gian làm việc với Cô và Thầy, chúng
em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như cách
thiết kế một phần mềm hoàn chỉnh và tác phong làm việc một
cách nghiêm túc của Cô và Thầy.
Chúng con xin cảm ơn Bố mẹ, những người đã không
quản ngại hi sinh, gian khó để tạo những điều kiện tốt nhất cho
chúng con được học tập và làm việc. Xin chân thành tri ân
công ơn sinh thành dưỡng dục ấy.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn nhưng chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô
tận tình chỉ bảo.
Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, gặt hái được nhiều
thành công trong công việc giảng dạy và trong nghiên cứu khoa
học của mình.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADT
CNTT
CSDL
ĐTDĐ
HĐH
HS

KML
OHA
RPC
SAX
SDK
XML

Android Development Kit
Công Nghệ Thông Tin
Cơ Sở Dữ Liệu
Điện Thoại Di Động
Hệ Điều Hành
Health System
Keyhole Markup Language
Open Handset Alliance
Remote Procedure Call
Simple API for XML
Software Development Kit
eXtensible Markup Language

I


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Thị phần hệ điều hành của điện thoại thông minh trong quý 1 năm 2010 .....5 
Hình 2: Cấu trúc nền tảng HĐH Android ....................................................................9 
Hình 3: Lifecycle của một Activity ...........................................................................12 
Hình 4: Lifecycle của 1 Service .................................................................................13 
Hình 5: Lifecycle của 1 Service (tt) ...........................................................................14 
Hình 6: Lifecycle của 1 Service (tt) ...........................................................................14 

Hình 7: Cấu trúc nền tảng HĐH Windows Phone .....................................................19 
Hình 8: Các trạng thái của quá trình chuyển trang trong Windows Phone ...............21 
Hình 9: Ví dụ về quá trình giao tiếp trong Web Service ...........................................23 
Hình 10: Cách thức truyền dữ liệu của XML-RPC ...................................................25 
Hình 11: Kiến trúc của Web Crawler ........................................................................27 
Hình 12: Các yêu cầu chức năng trên Web Application ............................................29 
Hình 13: Các yêu cầu chức năng trên Android Application ......................................30 
Hình 14: Các yêu cầu chức năng trên Windows Phone Application .........................31 
Hình 15: Các yêu cầu chức năng trên HealthSystem Core ........................................32 
Hình 16: Các yêu cầu chức năng trên Crawler Server ...............................................32 
Hình 17: Các yêu cầu phi chức năng .........................................................................33 
Hình 18: Usecase trên Web Application ....................................................................34 
Hình 19: Usecase trên Android Application ..............................................................35 
Hình 20: Usecase trên Windows Phone Application .................................................36 
Hình 21: Kiến trúc hệ thống Crawler Server .............................................................46 
Hình 22: Mô hình kiến trúc hệ thống .........................................................................47 
Hình 23: Mô hình kiến trúc phần mềm ......................................................................48 
Hình 24: Sơ đồ lớp .....................................................................................................49 
Hình 25: Sơ đồ lớp (tt) ...............................................................................................50 

II


TÓM TẮT
Vấn đề nghiên cứu
-

Nghiên cứu các dòng ĐTDĐ, các HĐH trên ĐTDĐ hiện nay

-


Xây dựng một XML-RPC Web Service có thể cung cấp các dịch vụ về thông
tin y tế cho cả Web Applications và Mobile Applications

-

Tìm hiểu các công nghệ về xử lý và thao tác trên XML để phục vụ cho XMLRPC Web Service

-

Tìm hiểu và ứng dụng Google Map trên Web PHP, Android và Windows
Phone. Ứng dụng GPS cho các phiên bản trên Mobile

-

Xây dựng một Crawler Server để kéo dữ liệu từ các trang thông tin y tế và
cập nhật dữ liệu cho hệ thống

Các hướng tiếp cận
-

Cần xây dựng một Web service để cung cấp các dịch vụ về thông tin y tế cho
nhiều client chạy trên các nền tảng khác nhau như web, ĐTDĐ. Do đó cần sử
dụng web service gọn nhẹ, hiệu quả và có thể đáp ứng được các yêu cầu trên

-

Dữ liệu truyền qua web service là xml string để có thể sử dụng cho nhiều
ngôn ngữ lập trình khác nhau


-

Những tính năng nổi bật của Google Map như xác định vị trí của một địa
điểm y tế, xác định tọa độ GPS, tìm đường đi… cần được sử dụng trên phiên
bản ĐTDĐ

-

Sử dụng thư viện Flax Crawler và HTML Parser để đọc và duyệt nội dung
của các trang web về thông tin y tế

Cách giải quyết vấn đề
-

Sử dụng XML RPC web service để cung cấp các dịch vụ về thông tin y tế

-

Sử dụng các công nghệ JAXB, SAX để xử lý dữ liệu xml truyền đi và nhận
được từ web service

III


MỤC LỤC
Chương 1 

Giới thiệu ............................................................................ 1 

1.1  Tổng quan ........................................................................................................1 

1.2  Mục đích ..........................................................................................................2 
1.2.1  Lý do chọn đề tài .......................................................................................2 
1.2.2  Mục đích của đề tài....................................................................................2 
1.3  Phạm vi ............................................................................................................2 

Chương 2 

Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................. 4 

2.1  Các dòng ĐTDĐ ..............................................................................................4 
2.2  Các HĐH trên ĐTDĐ ......................................................................................4 
2.3  Một số ứng dụng trên ĐTDĐ...........................................................................7 
2.3.1  Ứng dụng công nghệ nhận dạng chữ viết OCR.........................................7 
2.3.2  Nhận dạng thẻ tín dụng và thực hiện các thao tác trên thẻ ........................7 
2.3.3  Ứng dụng trong y tế ...................................................................................7 
2.3.4  Truy xuất các tính năng của sản phẩm Microsoft Dynamic CRM ............8 
2.3.5  Remote Desktop ........................................................................................8 
2.4  Tìm hiểu về HĐH Android ..............................................................................8 
2.4.1  Giới thiệu về HĐH Android ......................................................................8 
2.4.2  Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Android ................................10 
2.5  Tìm hiểu về HĐH Windows Phone ...............................................................18 
2.5.1  Giới thiệu về HĐH Windows Phone .......................................................18 
2.5.2  Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Windows Phone ...................20 
2.6  Tìm hiểu về Web service ...............................................................................22 
2.6.1  Giới thiệu Web Service ...........................................................................22 
2.6.2  Đặc điểm ..................................................................................................23 
2.6.3  Ưu điểm và nhược điểm ..........................................................................24 
2.6.4  XML-RPC Web Service ..........................................................................25 
2.7  Tìm hiểu về Google Map ...............................................................................26 
2.8  Tìm hiểu về Web Crawler..............................................................................26 


Chương 3 

Phần mềm Health System ............................................... 28 

3.1  Phát biểu bài toán...........................................................................................28 
3.2  Các yêu cầu chức năng ..................................................................................29 
3.2.1  Các chức năng trên Web Application ......................................................29 
3.2.2  Các chức năng trên Android Application ................................................30 
3.2.3  Các chức năng trên Windows Phone Application ...................................31 
3.2.4  Các chức năng trên HealthSystem Core ..................................................32 
3.2.5  Các chức năng trên Crawler Server .........................................................32 
3.3  Các yêu cầu phi chức năng ............................................................................33 
3.4  Lược đồ Usecase ............................................................................................34 
3.4.1  Usecase trên Web Application ................................................................34 
3.4.2  Usecase trên Android Application...........................................................35 

IV


3.4.3  Usecase trên Windows Phone Application .............................................36 
3.5  Phương pháp thực hiện ..................................................................................37 
3.5.1  Phương pháp thực hiện HealthSystem Core............................................37 
3.5.2  Phương pháp thực hiện Web Application ...............................................37 
3.5.3  Phương pháp thực hiện Android Application..........................................39 
3.5.4  Phương pháp thực hiện Windows Phone Application.............................41 
3.5.5  Phương pháp thực hiện Crawler Server...................................................43 
3.6  Kiến trúc hệ thống .........................................................................................47 
3.7  Kiến trúc phần mềm.......................................................................................48 
3.8  Sơ đồ lớp ........................................................................................................49 


Chương 4 

Kết quả đạt được và hướng phát triển .......................... 51 

4.1  Kết quả đạt được ............................................................................................51 
4.1.1  Lý thuyết ..................................................................................................51 
4.1.2  Xây dựng ứng dụng .................................................................................51 
4.2  Những khó khăn gặp phải và hướng giải quyết .............................................52 
4.2.1  Kiến thức về Web Services còn hạn chế .................................................52 
4.2.2  Dữ liệu truyền đi được sử dụng cho nhiều nền tảng khác nhau ..............52 
4.2.3  Xây dựng ứng dụng trên Windows Phone bằng C# ................................52 
4.2.4  Làm giàu tài nguyên về thông tin y tế cho hệ thống ...............................53 
4.3  Hướng phát triển ............................................................................................53 

Chương 5 

Kết luận và kiến nghị ....................................................... 54 

5.1  Kết luận ..........................................................................................................54 
5.2  Kiến nghị .......................................................................................................54 

Chương 6 

Phụ lục .............................................................................. 55 

6.1  Giai đoạn lấy yêu cầu ....................................................................................55 
6.1.1  SRS ..........................................................................................................55 
6.1.2  Business Process ......................................................................................55 
6.1.3  Yêu cầu chức năng ..................................................................................55 

6.1.4  Yêu cầu phi chức năng ............................................................................55 
6.1.5  Phác thảo giao diện ..................................................................................55 
6.2  Giai đoạn phân tích và thiết kế ......................................................................55 
6.2.1  High Level Design ...................................................................................55 
6.2.2  Domain Model .........................................................................................55 
6.2.3  Database...................................................................................................55 
6.3  Hướng dẫn sử dụng / cài đặt ..........................................................................56 
6.3.1  Android ....................................................................................................56 
6.3.2  Windows Phone .......................................................................................56 
6.3.3  Symbian ...................................................................................................56 
6.3.4  Cấu hình file .htaccess .............................................................................56 
6.3.5  Web Crawler ............................................................................................56 
6.4  Các dòng điện thoại di động ..........................................................................56 
6.5  Tài liệu tham khảo .........................................................................................56 
6.5.1  Sách .........................................................................................................56 

V


6.5.2  Các trang Web và diễn đàn ......................................................................56 

VI


Chương 1

Giới thiệu

1.1 Tổng quan
Hiện nay điện thoại thông minh đang dần trở nên phổ biến và kéo theo đó là việc

đưa các ứng dụng trên máy tính vào điện thoại phát triển mạnh, các loại điện
thoại này chạy trên các nền tảng mới như Windows Mobile, Symbian, iOS,
Windows Phone 7 và Android.
Việc lập trình trên các hệ điều hành trên ngày càng trở nên thông dụng, trong đó
đáng nói đến đó là HĐH Windows Phone, iOS và đặc biệt là nền tảng điện thoại
mã nguồn mở Android.
Android là một nền tảng mở cho thiết bị di động của Google (gồm hệ điều hành
– [linux base], middleware và một số ứng dụng cơ bản).
Android được xây dựng để cho phép các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các ứng
dụng di động hấp dẫn tận dụng tất cả những gì mà một chiếc điện thoại cung cấp.
Hệ điều hành Windows Phone 7 ra đời là nỗ lực của tập đoàn Microsoft để giành
lấy vị thế trước iPhone của Apple và các ĐTDĐ xài hệ điều hành Android của
Google.
Windows Phone 7 dường như còn gây chú ý hơn so với các đối thủ khác nhờ vào
khả năng tích hợp các đặc điểm nổi bật nhất của cả Android và iOS. Các phần
mềm ứng dụng cho mạng xã hội của Android cũng hiện diện trong Windows
Phone 7, cũng như những điểm mạnh của iPhone như tính đơn giản và dễ sử
dụng.

1


1.2 Mục đích
1.2.1 Lý do chọn đề tài
Các vấn đề về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia hiện nay. Song song với việc phát triển vượt bậc
về CNTT trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính ngân hàng… thì việc áp dụng
CNTT trong lĩnh vực y tế cũng đang được chú trọng.
Hiện nay, những thông tin về y tế phần lớn được cung cấp dưới dạng Web
Applications, điều này rất bất tiện cho những người dùng ờ vùng sâu vùng xa

hoặc những người dùng không có điều kiện để tiếp cận Internet
Đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp như bị tai nạn thì người dùng cần
phải biết cách sơ cứu và biết đường đi đến các địa điểm y tế gần nhất
Việc đưa những thông tin về y tế lên di động là một nhu cầu thật sự cần thiết
trong giai đọan hiện nay
1.2.2 Mục đích của đề tài
-

Làm tài liệu tham khảo giới thiệu về các dòng điện thoại di dộng và các hệ
điều hành trên các dòng điện thoại này

-

Nghiên cứu, nắm vững các kỹ thuật lập trình trên các hệ điều hành của các
dòng điện thoại di động: Android, Windows Phone

-

Xây dựng hệ thống cung cấp và trợ giúp thông tin về y tế:
 Cung cấp các bài viết tin tức mới nhất về y tế
 Tra cứu các loại bệnh, thuốc, thiết bị y tế, trung tâm y tế
 Tìm địa điểm y tế và đường đi đến địa điểm y tế đó

-

Triển khai ứng dụng trên thiết bị thật

1.3 Phạm vi

2



-

Tìm hiểu về các dòng điện thoại di động hiện nay trên thị trường và một số hệ
điều hành: Android, Windows Phone

-

Tìm hiểu các ứng dụng trên các dòng điện thoại di động ở Việt Nam và trên
thế giới

-

Xây dựng một Web service để cung cấp các dịch vụ về thông tin y tế

-

Thiết kế xây dựng hệ thống trợ giúp về y tế trên web PHP và điện thoại sử
dụng hệ điều hành Android, Windows Phone

-

Xây dựng Crawler để tìm kiếm, thu thập và lọc thông tin về y tế từ các nguồn
trên mạng và lưu vào database

-

Hướng mở rộng:
 Phát triển ứng dụng cho điện thoại iPhone và Black Berry

 Xây dựng bộ lọc (Filter) cho Crawler Server
 Mời được các bác sĩ tham gia vào hệ thống

3


Chương 2

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Các dòng ĐTDĐ
-

Nokia: Có 4 dòng di động là C, N, E và X, hướng vào nhiều lớp khách hàng
với các mức giá, tính năng khác nhau

-

Samsung: Dựa trên các model mới, hãng chia ra 15 phân khúc tập trung
trong 6 nhóm mặt hàng chính gồm: Style (thời trang), Infotainment (hội tụ
công nghệ), Multimedia (giải trí đa phương tiện), Connected (kết nối),
Essential (cơ bản) và Bussiness (doanh nhân)

-

iPhone: Gồm các thế hệ iPhone 2G, iPhone 3G, iPhone 3GS, iPhone 4

-

Motorola, HTC, Blackberry, Google, LG và các dòng điện thoại của

Nhật

2.2 Các HĐH trên ĐTDĐ
Theo lịch sử phát triển: Symbian (Nokia), Windows Mobile (Microsoft),
Blackberry (RIM), Linux, iPhone OS (Apple), Android (Google), Meamo
(Nokia), Bada (Samsung), Windows Phone 7 (Microsoft), WebOS (HP).
Theo kết quả nghiên cứu thị trường quý một năm 2010 của hãng Gartner thì thị
phần hệ điều hành của smartphone trên toàn cầu lần lượt như sau: Symbian:
44%, RIM: 19%, Apple: 15%, Android 10%, Windows Mobile: 7%, Linux:
4%, Khác: 1%. Theo dự báo thì hệ điều hành Android sẽ tiếp tục tăng nhanh thị
phần trong thời gian tới. Hơn thế, Android còn bắt đầu lấn sân sang các dòng
netbook và các dòng máy tính bảng table-book.

4


Hình 1: Thị phần hệ điều hành của điện thoại thông minh trong quý 1 năm
2010
Tính tới quý 3 năm 2010, số lượng người đăng ký dùng smartphone chạy Android
tăng 6,5%, trong khi số người đăng ký sử dụng RIM giảm 3,5% và của Apple tăng
nhẹ từ cuối quý 2/2010.
Trong đầu quý 4 năm 2010, thị phần của Microsoft, giống thị phần của RIM, cũng
đã suy giảm từ 11.8% của tháng 7 xuống còn 9.7% trong tháng 10. Palm- hiện do
HP sở hữu, có 3.9% thị phần trong tháng 10, giảm từ 4.9% của tháng 7.
Trong báo cáo của mình vào tháng 12/2010, Millennial cho biết số lượng điện thoại
sử dụng Android chiếm tới 46% tổng số smartphone tại Mỹ. Con số này ở iOS là
32%, thấp hơn khá nhiều so với Android.
Khi so sánh giữa các hệ điều hành với nhau, ta rất dễ dàng thấy được Android là hệ
điều hành phát triển nhanh nhất và có khả năng nắm vị trí dẫn đầu. Hãng Millennial
cho biết những yêu cầu gửi tới mạng này từ điện thoại sử dụng hệ điều hành

Android đã tăng tới 141% trong thời gian từ quý 3 tới quý 4 năm 2010. Trong khi
đó, con số này ở RIM chỉ dừng lại ở 60%.
Sự tăng trưởng của Apple cùng thời gian này giảm đi đáng kể với chỉ 12% cho 3
tháng cuối năm. Tuy nhiên, mức độ phát triển sẽ sớm được thúc đẩy khi iPhone đã
có thêm nhà mạng Verizon phân phối chính thức, bên cạnh AT&T.
5


Từ đầu năm 2011, việc Nokia không còn ưu ái Symbian mà chuyển sang hệ điều
hành mới của Microsoft sẽ thay đổi trật tự trên thị trường di động, nơi mà cơ hội trở
thành kẻ dẫn đầu đang để ngỏ cho cả Android, Windows Phone và iOS.
Quyết định hợp tác giữa Nokia và Microsoft được giới chuyên môn nhận định là cơ
hội "trời cho" để Android hoặc iOS bước lên bục chiến thắng. Tuy vậy, Nokia hiện
là công ty điện thoại lớn nhất toàn cầu và họ không từ bỏ hệ điều hành di động phổ
biến nhất thế giới dễ dàng như thế. Hãng Phần Lan hẳn phải có niềm tin hoặc lý do
riêng để chấp nhận nền tảng chỉ chiếm thị phần chưa bằng 1/7 Symbian. Giám đốc
điều hành Stephen Elop (cựu lãnh đạo của Microsoft) tin rằng việc bắt tay với tập
đoàn phần mềm số một thế giới sẽ giúp họ đánh bại 4 đối thủ chính là Apple (iOS),
Google (Android), RIM (BlackBerry) và HP (webOS) và biến phần mềm Windows
Phone thành thỏi nam châm thu hút giới lập trình viên, các nhà sản xuất và người
tiêu dùng.
Trong khi đó, RIM vẫn có một lượng fan trung thành dù các nhà phát triển liên tục
phàn nàn rằng rất khó viết ứng dụng chạy trên dòng thiết bị này. Mới đây, trang
Bloomberg đưa tin RIM đang phát triển một công nghệ cho phép thiết bị của họ có
thể chạy ứng dụng Android.
Còn HP lại gặp vấn đề ngược lại: Họ có một nền tảng được đánh giá cao nhưng cơ
sở người dùng lại khiêm tốn khiến các chuyên gia không hào hứng xây dựng ứng
dụng cho nó.
Do vậy, giới chuyên môn nhận định, trong thời kỳ hậu Symbian, cuộc đua sẽ chỉ
xoay quanh Android và iOS nhưng vẫn để ngỏ khả năng cho sự phát triển "xuất

thần" của Windows Phone.

6


2.3 Một số ứng dụng trên ĐTDĐ
2.3.1

Ứng dụng công nghệ nhận dạng chữ viết OCR

Ứng dụng công nghệ nhận dạng chữ viết OCR để đọc các loại danh thiếp và
lưu thành contact trên điện thoại hoặc Gmail.
Phần mềm:
-

CamCard – Business Card Reader

-

ABBYY Business Card Reader

2.3.2

Nhận dạng thẻ tín dụng và thực hiện các thao tác trên thẻ

Sau khi phần mềm nhận dạng được loại thẻ tín dụng, phần mềm sẽ thực hiện
các thao tác thanh toán tiền, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, xem thông tin
các giao dịch gần đây…
Phần mềm:
-


Square (Hỗ trợ các loại thẻ tín dụng Visa, MasterCard, American
Express, Discover)

-

American Express for Android (Dành cho thẻ tín dụng American
Express)

2.3.3

Ứng dụng trong y tế

- iTriage Mobile Health
Cung cấp thông tin về các dịch vụ y tế, sức khỏe, gồm các chức năng sau:
Tìm hiểu các triệu chứng bệnh, các bệnh truyền nhiễm, tham khảo giá
dịch vụ, sản phẩm y tế trên thị trường, tìm địa điểm các phòng mạch, nhà
thuốc, bệnh viện, các dịch vụ y tế khẩn cấp…
- Walgreens
Đọc barcode của các sản phẩm y tế và xử lý barcode này: tìm thông tin về
sản phẩm, nơi cung cấp…

7


2.3.4
Truy xuất các tính năng của sản phẩm Microsoft Dynamic
CRM
-


Mobile CRM+ MS CRM

-

Contact Manager MS CRM

2.3.5

Remote Desktop

-

Remote Web Desktop Donation

-

Wyse PocketCloud Pro RDP/VNC

-

Splashtop Remote Desktop

-

Remote Desktop Client

2.4 Tìm hiểu về HĐH Android
2.4.1 Giới thiệu về HĐH Android
Android là nền tảng phần mềm dựa trên mã nguồn mở Linux OS (Kernel
2.6) cho máy di động và những phần mềm trung gian (middleware) để hổ

trợ các ứng dụng di động mà người sử dụng cần đến.
Android được tạo ra và phát triển bởi OHA (Open Handset Alliance) cho
các loại máy điện thoại di động thông minh trong tương lai nhằm cạnh
tranh với Symbian, Windows Mobile, iOS (iPhone)…
Android SDK (Software Development Kit) cung cấp các công cụ và các
API cần thiết để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng trên nền tảng
Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.

8


Hình 2: Cấu trúc nền tảng HĐH Android
Cấu trúc nền tảng HĐH Android:
-

Linux Kernel: đảm nhiệm các chức năng cơ bản của một hệ điều hành: quản
lý bộ nhớ, tiến trình, network, những dịch vụ khác.
Đặc biệt trong kernel có các driver để giao tiếp trực tiếp với phần cứng cho
riêng từng mẫu ĐTDĐ.

-

Libraries: cung cấp các hàm cho các ứng dụng bên trên sử dụng, chẳng hạn
như giải mã mp3, jpg, html… Sau đó gọi lại các hàm của kernel (system call)
để hiển thị, lưu trữ hoặc đưa ra các thiết bị phần cứng tương ứng.
 Surface Manager: thư viện quản lý các đối tượng đồ họa (cửa sổ, nút
bấm…).
 OpenGL | ES: thư viện đồ họa 3D (hỗ trợ từ phần cứng nếu có).
 Media Framework: thư viện hỗ trợ giải mã và ghi âm các chuẩn ẩm
thanh, hình ảnh, video phổ biến (MPEG4, AVC (H.264), AAC, 3GP

(H.263), MP3, JPG, PNG).
 SQL Lite: là một database hạng nhẹ, giống như database được dùng
cho Firefox hoặc iPhone.
 Free Type: thư viện giải mã và hiển thị các Font chữ.

9


 Webkit: thư viện để phân tích, giải mã các trang web, hiển thị nội
dung HTML. Android sử dụng thư viện Webkit, giống engine được sử
dụng cho Google Chrome, Apple’s Safari, nền tảng iPhone và Nokia
S60.
 SSL (Security Socket Layer): thư viện hỗ trợ kết nối tới máy chủ qua
giao thức SSL (giao thức kết nối có mã hóa và bảo mật).
 SGL: thư viện đồ họa 2D.
 libc: thư viện biên dịch mã nguồn các chương trình viết bằng ngôn
ngữ C.
Những thư viện này không thể tự chạy, chúng chỉ được gọi bởi những
chương trình cấp cao hơn. Từ phiên bản Android Donut trở đi, lập trình viên
có thể sử dụng Native Development Toolkit (NDK) để viết ra những native
libraries riêng của họ.
-

Android Runtime: bao gồm máy ảo Dalvik và core Java libraries.
 Máy ảo Dalvik là một máy ảo Java được dùng cho các thiết bị có bộ
nhớ nhỏ, nó cho phép nhiều VM instances chạy cùng lúc.
 Máy ảo Dalvik chạy các file .dex, file này được chuyển từ file .class và
.jar trong quá trình compile.
 File .dex này thích hợp với thiết bị có bộ nhớ và thời gian sử dụng của
pin thấp.

 Core Java libraries khác với thư viện Java SE và Java ME.

-

Application Framework: framework cung cấp các class cho lập trình viên kế
thừa, được dùng để tạo các ứng dụng.
 Activity Manager: điều khiển vòng đời của các ứng dụng.
 Content Provider: dùng để đóng gói dữ liệu cần chia sẻ giữa các ứng
dụng.
2.4.2 Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Android
2.4.2.1 Activity

-

Activity được dùng để hiển thị một màn hình tương tác với người dùng.

-

Activity là một trong 4 thành phần chính của một ứng dụng Android.
10


-

Bạn cũng có thể đặt một UI vào Activity thông qua method
setContentView(View).

-

Các Activity được thể hiện với người dùng như là một cửa sổ toàn màn hình

hoặc theo cách khác : như một cửa sổ nổi (thông qua set windowsFloating)
hay được nhúng vào trong Activity khác (sử dụng ActivityGroup).

-

Các method quan trọng được implements trong Activity:
 onCreate(Bundle) : dùng để khởi tạo Activity.
 setContentView(int) : xác định nguồn UI do bạn định nghĩa.
 findViewById(int) : lấy các widgets mà bạn cần trong giao diện người
dùng để tương tác với chương trình.

-

Khi làm việc với activity cần bắt đầu với một số kiến thức cơ bản sau:
 Lifecycle của activity
 Khởi động một activity
 Liên lạc giữa 2 activity: Các activity liên lạc được với nhau thông qua
Intent
 Task

11


Hình 3: Lifecycle của một Activity
2.4.2.2 Service
-

Service chạy nền và không tương tác trực tiếp với người dùng, nó được dùng
để chạy các ứng dụng không xác định thời hạn.


-

Service là một trong 4 loại thành phần của một ứng dụng Android.

-

Có thể giao tiếp với service thông qua giao diện trình bày của service khi bạn
kết nối vào một service đang chạy (hoặc bắt đầu một service nếu nó chưa
được chạy).

-

Cũng như activity, service được chạy trong thread chính của quá trình ứng
dụng.

12


-

Vì service không chạy chung với các thành phần khác hoặc tác động đến giao
diện người dùng nên thường được tạo trong các thread khác cho các tác vụ
tốn thời gian.

Hình 4: Lifecycle của 1 Service

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×