Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 157 trang )


TÌM KIẾM
THÔNG TIN Y TẾ TRỰC TUYẾN














Tài liệu cho hội thảo 1
Hà Nội, 3/2009
Chương trình Đào tạo Quốc gia Việt Nam
‘Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến’

Martha J Garrett, Giám đốc INFORM
và Thành viên Nhóm Huấn luyện Quốc gia Việt Nam
Bản hiệu chỉnh ngày 12.3.2009





TÌM KIẾM


THÔNG TIN Y TẾ TRỰC TUYẾN





Tài liệu cho Hội thảo 1
Hà Nội, 3/2009
Chương trình Đào tạo Quốc gia Việt Nam

‘Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến’



Hoạt động hợp tác giữa Trường Đại học Y tế Công cộng, Việt Nam,
Mạng Ấn phẩm Khoa học Quốc tế
(INASP)
và Mạng Tài liệu và Nguồn thông tin Trực tuyến Quốc tế
(INFORM)



Tiến sĩ Martha J Garrett
Giám đốc INFORM
Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em Quốc tế
Khoa Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em
Trường Đại học Uppsala , Thuỵ Điển

Được bổ sung và chỉnh sửa bởi
Thành viên Nhóm Huấn luyện Quốc gia Việt Nam

Bản hiệu chỉnh ngày 12.3.2009


Mục lục

Lời nói đầu

Về tài liệu này i

Về INFORM ii

Giới thiệu

Khám phá truy cập bạn đã có 1

Tìm đúng chỗ 4

Học các kỹ năng tin học căn bản 6

Tìm kiếm và truy cập các loại thông tin khác nhau

Xây dựng chiến lược tìm kiếm thông tin 11

Tìm kiếm các tài liệu tham khảo 15

Xây dựng chuỗi tìm kiếm 20

Tìm kiếm tài liệu tham khảo tới các bài báo 25

Truy cập toàn văn các bài báo 31


Tìm kiếm tài liệu tham khảo tới sách và tư liệu xám 48

Truy cập toàn văn nội dung của sách và tư liệu xám 51

Tìm kiếm các thư mục và các tài liệu tham khảo 57

Tìm kiếm các trang Web 60

Quản lý tìm kiếm, các tài liệu tham khảo, văn bản và địa chỉ 65

Tìm kiếm thông tin về các chủ đề cụ thể

Tìm kiếm thông tin y học và sức khỏe 69

Tìm kiếm thông tin về các chuyên ngành y tế công cộng 78

Tìm kiếm thông tin theo vùng địa lý 94

Tìm kiếm thông tin cho các mục đích chuyên môn khác nhau

Tìm kiếm thông tin về việc ra quyết định (Y học Chứng cứ) 99

Tìm kiếm thông tin về giảng dạy 105

Tìm kiếm thông tin về nghiên cứu và các dự án 109

Tìm kiếm thông tin về việc tìm tài trợ 117

Tìm kiếm thông tin về cách viết 125


Xử lý các nguồn thông tin bạn truy cập

Cách xét đoán giá trị nguồn thông tin 133

Cách tránh đạo văn 137

Cách nêu trích dẫn đúng nguồn gốc tài liệu của bạn 140

Biểu ghi tìm kiếm
Thuật ngữ Anh – Việt



i
Về tài liệu này


Chương trình tập huấn quốc gia về thông tin y tế

Tài liệu này được xây dựng để sử dụng trong chương trình “Tăng cường khả năng truy cập và sử
dụng thông tin về y tế” được triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010. Đây là kết quả
của sự hợp tác giữa trường Đại học Y tế công cộng, Tổ chức từ thiện Anh quốc INASP
(International Network for the Availability of Scientific Publications - Mạng Ấn phẩm Khoa học
Quốc tế) và INFORM ở Thuỵ Điển (International Network for Online Resources and Materials -
Mạng Tài liệu và Nguồn thông tin Trực tuyến Quốc tế). Chương trình được Quỹ Atlantic
Philanthropies hảo tâm tài trợ.

Quyền tác giả


Tài liệu này được soạn thảo bởi Tiến sĩ Martha J Garrett, Giám đốc INFORM và được bổ sung
và chỉnh sửa bởi các thành viên của Nhóm Huấn luyện Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt cám ơn chị
Nguyễn Thị Thu Hằng, trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội vì những đóng góp xuất sắc của
chị.

Về sao chép và phân phát các tài liệu này

Tài liệu này cùng với các tài liệu huấn luyện kèm theo đều không giữ bản quyền (ở cả dạng in
trên giấy và dạng kỹ thuật số). Chúng có thể được sao chép, chia sẻ không giới hạn, miễn là
không mua bán. Tuy nhiên, các bản sao chép của tài liệu này phải được giữ nguyên hình thức và
nội dung của bản gốc. Không được thay đổi một chút nào. Các đề nghị về các nguồn thông tin bổ
sung cho những lần in sau nên được gửi đến tác giả INFORM. Địa chỉ liên hệ được nêu ở các
trang sau.



Hãy sao chép và chia sẻ các tài liệu này!
Thông tin cũng giống như tình yêu: càng cho nhiều thì bạn càng nhận được nhiều!


Về việc chọn các nguồn thông tin, chủ đề, trang web và công cụ

Các nguồn thông tin trong tài liệu này được chọn theo 3 tiêu chuẩn: chúng phải miễn phí, phù
hợp với ngành y tế Việt Nam và có chất lượng hàn lâm. Hầu hết các nguồn thông tin đều dựa vào
các cơ quan và tổ chức chính hoạt động trong lĩnh vực y tế quốc tế. Các trang khác được đưa vào
bởi chúng đã được liệt kê tại các cổng thông tin được điều hành cẩn thận. Các chỉ dẫn thường đề
cập đến Google và Internet Explorer. Các lựa chọn này không dựa vào việc ưa thích chúng hơn
các lựa chọn khác, mà do chúng có vẻ quen thuộc với người dùng ở Việt Nam. Tương tự, chúng
tôi giả định người dùng máy tính sử dụng Microsoft Office.


ii
Về INFORM


Công việc của chúng tôi

INFORM (International Network for Online Resources and Materials - Mạng Tài liệu và Nguồn
thông tin Trực tuyến Quốc tế) hỗ trợ sự phát triển bằng cách tổ chức tập huấn về thông tin tại chỗ
trong các nước thu nhập thấp. Các nhóm đối tượng chủ yếu của tổ chức này là các nhà lâm sàng,
nhà nghiên cứu, giảng viên, người hoạch định chính sách và nhân viên y tế cộng đồng cũng như
các thủ thư và chuyên viên thông tin trong lĩnh vực này. INFORM cũng có kinh nghiệm tổ chức
tập huấn về thông tin trong các chủ đề khác, bao gồm có nhân quyền, luật quốc tế, toán học và
vật lý.


Nơi chúng tôi làm việc

INFORM được đặt ở Đại học Uppsala tại Thuỵ Điển với một mạng lưới các cộng tác viên cá
nhân và tổ chức ở hơn 15 nước, tất cả đều hoạt động để „bắt cầu cách biệt thông tin‟.

Từ khi INFORM thành lập năm 2004, đã tổ chức các tập huấn ở Estonia, Latvia, Lithuania,
Ukraine, Nam Phi, Tanzania, Kenya, Zambia, Uganda, Rwanda, Ethiopia, Ghana, Burkina Faso,
Afghanistan, Pakistan, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc. Hai khoá tập huấn đa ngành
cấp vùng đã được INFORM hỗ trợ, dành cho các nhà nghiên cứu ở Châu Phi. Chúng tôi đã nhận
được các yêu cầu tổ chức tập huấn từ hầu hết các nước đã từng tổ chức hội thảo INFORM, cũng
như của các nước Zimbabwe, Mozambique, Somali, Sudan, Botswana, Nigeria, Bangladesh,
Nepal, Lào và Campuchia.

Trong lĩnh vực y tế, các hoạt động chủ yếu của INFORM bao gồm các chương trình quốc gia
„đại trà‟ kéo dài nhiều năm tại Tanzania và Vietnam (mỗi chương trình thu hút đến một ngàn bác

sỹ), một dự án toàn Châu Phi tổ chức tập huấn về thông tin tại các trung tâm nghiên cứu sốt rét,
một dự án vùng dành cho các nhà nghiên cứu y khoa ở Đông Phi, và một dự án đa quốc gia ở
châu Á về thông tin liên quan đến tỷ lệ sống sót của bà mẹ và trẻ em. INFORM cũng xây dựng
các chương trình tập huấn về thông tin y tế dành cho nhân viên chuyên môn của các tổ chức như
Chữ thập đỏ Thuỵ Điển và Văn phòng Châu Âu (Brussels) của Tổ chức Bác sỹ Không biên giới.

Ở Thụy Điển, INFORM huấn luyện các nhà nghiên cứu và các học viên nghiên cứu được mời
đến từ các nước thu nhập thấp về truy cập dành cho họ tại nơi làm việc ở quê nhà.


Ai là đối tác và cộng tác viên của chúng tôi

Tập huấn INFORM luôn luôn được tổ chức với sự cộng tác của một cơ quan đối tác, có thể là
một trường đại học, bệnh viện, tổ chức nghề nghiệp, bộ, hoặc tổ chức phi chính phủ. Phương
pháp cộng tác của chúng tôi được hình tượng hóa trong logo của chúng tôi, có hình hai người
đan tay nhau.


iii
Nhiều hội thảo INFORM đã được tổ chức kết hợp INASP (International Network for
Availability of Scientific Publications) ở Oxford và các chương trình cộng tác với các tổ chức và
cơ quan nhằm mục đích tăng cường truy cập thông tin ở tình huống các nước thu nhập thấp.
INFORM cũng có mối liên kết với cộng đồng thư viện quốc tế, đặc biệt là Hành động vì sự phát
triển thông qua Chương trình Thư viện của IFLA (International Federation of Library
Associations and Institutions).



Tập huấn của chúng tôi bao quát những gì


Tập huấn INFORM bao quát được toàn bộ các nguồn thông tin trên mạng hiện có tại nước chủ
nhà các tập huấn đó, chú trọng vào tài liệu miễn phí hoặc đã được trả phí từ trước. Ở các nước đủ
điều kiện truy cập các bài báo toàn văn miễn phí thông qua các chương trình truy cập quốc tế
được tài trợ như HINARI của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), AGORA của Tổ chức Lương Nông
Liên Hiệp Quốc (FAO), OARE của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc, PERI của
INASP ở Anh – các học viên học cách sử dụng truy cập đó và nếu cần, được giúp đỡ trong việc
đăng ký của cơ quan họ.

Nội dung cụ thể phụ thuộc vào trọng tâm của hội thảo. Bình thường, nhiều chục nguồn thông tin
cụ thể được giới thiệu và thực tập. Các nguồn thông tin ví dụ có trong các hội thảo dành cho
nhân viên y tế gồm:
Medline/PubMed, bao gồm các vấn tin lâm sàng, các giới hạn và bộ lọc toàn văn miễn phí;
GFMER và National Guideline Clearinghouse đối với các hướng dẫn điều trị;
FreeMedicalJournals, Highwire, OpenJ-Gate, DOAJ, và các trang khác đối với danh sách các
tạp chí truy cập miễn phí;
INASP/PERI cung cấp truy cập đã trả tiền trước tới các tạp chí hàn lâm ở nhiều nước;
HINARI, AGORA và OARE mà thông qua chúng, người dùng tin ở hầu hết các nước thu
nhập thấp có thể truy cập hàng triệu bài báo toàn văn từ các tạp chí nghiên cứu hàn lâm hàng
đầu;
Cochrane and và các trang EBM khác về các tổng quan hệ thống;
Essential Health Links và các trang khác cung cấp các bộ liên kết có quản lý;
FreeBooks4Doctors, medicalstudent.com và các nguồn thông tin khác cung cấp sách điện tử
miễn phí;
Các nguồn các thống kê, các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy, hình ảnh y khoa và hơn nữa.

Với mỗi hội thảo, INFORM soạn thảo một tài liệu in khoảng 100 trang, bao quát các nguồn
thông tin trực tuyến phù hợp với chủ đề hội thảo. Các học viên nhận được tài liệu này, bản in các
PowerPoint, các bài tập cầm tay chỉ việc và 1 đĩa CD với các tập tin tương ứng. Tất cả các tài
liệu tập huấn INFORM đều không giữ bản quyền để các học viên có thể sao chép và phân phát
chúng cho các đồng nghiệp và sinh viên.



iv
Điều làm nên sự khác biệt trong nội dung tập huấn của chúng tôi

INFORM không phải là chương trình tập huấn thông tin duy nhất hoạt động ở các nước thu nhập
thấp. Tuy nhiên, đó là chương trình tập huấn duy nhất tổ chức tập huấn đáp ứng được các tất cả
các tiêu chuẩn sau:
Được thực hiện tại chính các cơ quan yêu cầu tập huấn;
Không chỉ dành cho các chuyên gia thông tin mà còn tới người dùng tin;
Cung cấp đầy đủ các thực hành cầm tay chỉ việc trên máy tính;
Bao quát đầy đủ các nguồn thông tin mà nước đó được phép truy cập; và
Mang tính tập trung vào chủ đề và có thể thay đổi để bao quát từ một đến nhiều chủ đề.

Công việc của chúng tôi được chi trả thế nào

INFORM là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng tất cả các chi phí tập huấn đều phải được chi trả. Các
cơ quan có nhu cầu tập huấn nên tính đến các nguồn chi trả khác. Tập huấn INFORM được đưa
vào một vài chương trình nghiên cứu và nâng cao năng lực tài trợ bởi các cơ quan phát triển.
INFORM cũng nhận được các hợp đồng từ INASP, SIDA, Viện Raoul Wallenberg, International
Science Programs, Multilateral Initiative on Malaria, Bác sỹ Không Biên giới, Hội Chữ thập Đỏ
Thuỵ Điển, Ngân hàng Thế giới, cũng như các tài trợ của Virtual IT Faculty và Medical Faculty
tại Đại học Uppsala, Swedish Programme for Information and Communication Technology in
Developing Regions (SPIDER), và Swedish InDevelop Foundation.

Làm sao liên hệ với chúng tôi

Những ai muốn có thêm thông tin hoặc muốn tổ chức tập huấn có thể liên hệ với Martha Garrett
hoặc Anders Wändahl. Nếu gặp khó khăn, xin hãy email cho quản lý INFORM, Karin Törnblom.


Dr Martha J Garrett, PhD
Director, INFORM
c/o International Maternal and Child Health
University Hospital, Uppsala University
SE-751 85 Uppsala, Sweden
Tel: +46-(0)18-611 5986 Mobile: +46 (0)730 500 368
E-mail:

Mr Anders Wändahl
Trainer, INFORM
Librarian, Karolinska Institute
Tel: +46-(0)8-524-84059
Email: ,

Ms. Karin Törnblom
Administrator, INFORM
Email:



1

Khám phá Truy cập Bạn Đã Có


Bạn là ai

Bạn là một nhân viên làm việc trong ngành y tế. Bạn có thể là bác sĩ, điều dưỡng, dược
sĩ, nữ hộ sinh, vật lý trị liệu, thủ thư y khoa, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, giảng viên,
nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách. Bạn có thể làm việc tại trường đại học,

viện, bệnh viện, cơ quan nhà nước, tổ chức, thư viện hoặc trung tâm học liệu.


Bạn là một nhân viên chuyên môn làm việc trong ngành y tế ở Việt Nam

Loại truy cập thông tin bạn có

Dù giữ vai trò gì, bạn có thể tin rằng - bởi vì bạn đang ở Việt Nam – truy cập thông tin
trực tuyến chất lượng cao về sức khỏe và y học của bạn là rất hạn chế so với truy cập
thông tin mà các đồng nghiệp ở các nước thu nhập cao được hưởng.

Thật ra, bạn có thể - nếu như biết cách - truy cập các nguồn thông tin trực tuyến trị giá
hàng triệu đô la một năm, bao gồm các bài báo toàn văn từ các tạp chí quốc tế, sách y
khoa điện tử, hướng dẫn điều trị, số liệu thống kê, hướng dẫn nghiên cứu, hình ảnh y
khoa, hợp phần giảng dạy, bài PowerPoint để giảng dạy, và nhiều hơn nữa, tất cả đều
miễn phí.

Một số nguồn thông tin này có sẵn cho bạn nhờ những chương trình truy cập thông như
INASP/PERI và HINARI, được xây dựng riêng để cải thiện truy cập thông tin ở các nước
thu nhập thấp. Các nguồn thông tin khác có sẵn nhờ các chương trình như là Dự án
INFO, FreeBooks4Doctors và E-medicine, cung cấp thông tin miễn phí cho nhân viên y
tế ở mọi nơi trên khắp thế giới. Những chương trình này, cùng với nhiều chương trình
khác sẽ được mô tả chi tiết trong tài liệu này.

Tiếc là các nguồn thông tin trực tuyến miễn phí về y học và sức khỏe lại ít được sử dụng
một cách đáng buồn. Nguyên nhân chính là nhân viên y tế (ở Việt Nam và ở nơi khác)
không biết đến chúng. Điều thú vị này đúng với tất cả các loại nguồn tài nguyên – không
chỉ nguồn thông tin – như các câu chuyện minh hoạ sau đây:





2

Phiến đá ở sân làng: câu chuyện về việc tưởng rằng thiếu khả năng truy cập

Vài năm trước đây, một ngôi làng nhỏ của một đất nước thuộc châu Mỹ Latinh gặp phải
khó khăn nghiêm trọng về nguồn nước sạch. Ngôi làng này cách một con sông lớn nhiều
kilomet. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ trước đây, một cơn lũ đã mở dòng chảy mới, tạo ra một
nhánh sông chảy qua gần ngôi làng trước khi nhập trở lại vào sông cái ở hạ lưu.

Qua thời gian, nhánh sông này bị tắc, dân làng nay mỗi ngày phải mất nhiều thời gian để
mang nước từ sông cái về làng. Tình trạng đó không thể chịu nổi và chính quyền địa
phương đã tính đến chuyện di dời ngôi làng. Phương án đào giếng cũng đã được xem xét,
nhưng bị bác bỏ vì chi phí quá cao.



Một phụ nữ - là chuyên gia về nước - được chính quyền cử đến để bàn bạc với các vị
chức sắc trong làng về vấn đề trên và các giải pháp khả thi. Hàng ngày, cô đi bộ từ nhà cô
ở đến trụ sở của làng. Trên đường đi, cô đi qua sân làng và thường dừng lại, trò chuyện
với dân làng, những người đang ngồi đó và bàn tán về việc không lấy được nước…

Một ngày nọ, khi đến sân, cô lại nhìn vào một phiến đá phẳng mà trên đó một số dân làng
đang ngồi. Đó là một phiến bê tông tròn, đường kính khoảng hai mét và dày khoảng nửa
mét. “Đây là cái gì ạ?” Cô hỏi một người dân làng.

“Đây chỉ là chỗ chúng tôi có thể ngồi và nói chuyện thôi mà.” - Người đàn ông trả lời.

“Thế nó ở đây đã lâu chưa ạ?” – Cô hỏi.


“Lâu đời lắm rồi!” - một người phụ nữ lên tiếng.

Cô chuyên gia về nước nhờ dân làng đưa cô tới gặp người cao tuổi nhất trong làng, một
ông cụ rất già. “Khi ông còn trẻ, phiến đá có nằm giữa sân làng không?” – cô hỏi.

“Ồ, không!” Cụ trả lời. “Khi tôi còn trẻ, đã có một hố sâu ở đó và lũ trẻ con không được
phép đến gần. Sau đó, một ngày kia người ta đến và đặt phiến đá lên miệng hố”.

Cô chuyên gia về nước đưa một nhóm đông đảo những người tình nguyện khỏe mạnh trở
lại sân làng, nhấc phiến bê tông sang một bên và nó thật ra là… cái nắp giếng. Bên dưới,
họ tìm ra một cái giếng hoàn hảo, chứa đầy nước sạch.

Trong vòng hơn một năm, dân làng đã ngồi trên một cái giếng… ngồi đó và than thở
chuyện không lấy được nước.



3

Thông báo không được đọc: câu chuyện về chuyện tưởng rằng thiếu truy cập

Một giảng viên INFORM sắp đến một nước thu nhập thấp để hỗ trợ một số cuộc hội thảo
- được các đồng nghiệp đề nghị đến gặp một nhóm nghiên cứu, nhóm nói rằng họ không
thể truy cập được bất kỳ tạp chí nào.

“Họ nói rằng họ chẳng có gì hết.” Các bạn đồng nghiệp của anh nói. “Chúng tôi đã cùng
hợp tác nghiên cứu với họ và họ gửi email cho chúng tôi, đề nghị chúng tôi gửi cho họ tài
liệu qua đường fax. Nhưng cũng không dễ cho chúng tôi khi giải quyết vấn đề theo cách
đó vì chúng tôi không chắc chắn lắm về vấn đề bản quyền và cũng không muốn họ phải

phụ thuộc vào chúng tôi về các tài liệu. Anh xem có thể giúp đỡ chúng tôi được không?”


Khi người giảng viên đến nước đó, anh gặp thủ thư của các trường đại học để chuẩn bị
cho các buổi hội thảo. Họ bàn bạc về cách truy cập thông tin tại các cơ sở giáo dục của
nước này.

Người giảng viên đó biết rằng một phần của việc truy cập các tạp chí được thực hiện
thông qua INASP/PERI, và các thư viện cũng đã thành lập liên hiệp thư viện quốc gia, đã
đăng ký sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau được cung cấp trong phạm vi cả nước.

Để đảm bảo rằng mọi người đều biết đến các nguồn thông tin này, liên hiện thư viện đã
gửi đi một thông báo, được in trên giấy vàng chói - để khó bị bỏ qua!

Khi các cuộc hội thảo này hoàn tất, người giảng viên đó liên lạc với viện nghiên cứu và
đặt lịch hẹn gặp một số nhà nghiên cứu đang làm việc ở đó. Họ bắt đầu buổi làm việc với
việc than phiền với người giảng viên về việc không thể truy cập các tạp chí. Người giảng
viên không tranh luận với họ mà thuyết phục họ ngồi xuống trước máy tính, chỉ cho họ
cách vào trang web INASP và cho họ thấy rằng cơ quan của họ có thể truy cập được hàng
ngàn tạp chí khoa học nếu như họ đăng ký sử dụng.

Mặc dầu các nhà nghiên cứu vui lòng học cách truy cập, họ vẫn rất khó chịu. “Chúng tôi
không hiểu được các thủ thư”. Nhà nghiên cứu này phàn nàn tại văn phòng của ông ấy,
nơi tổ chức gặp mặt. “Họ đã giúp sắp xếp tất cả việc truy cập này là tốt rồi, nhưng vì sao
họ không nói cho những người nghiên cứu như chúng tôi biết về điều đó?”

Đến lúc đó, người giảng viên nhìn xuống mặt bàn của nhà nghiên cứu và thấy nằm trên
đống giấy tờ là một hướng dẫn màu vàng chói - tờ giấy từ liên hiệp thư viện! Anh cầm nó
lên và trao cho nhà nghiên cứu và anh ta bắt đầu đọc nó.


Một phút sau, nhà nghiên cứu nọ nhìn lên, mỉm cười và rụt rè nói: “…có lẽ các nhà
nghiên cứu chúng tôi nên chấm dứt than phiền về việc thiếu truy cập và bắt đầu nói
chuyện với các thủ thư và đọc những thông tin mà họ gửi cho chúng tôi.”


4

Tìm đúng chỗ

Bản đồ tư duy của bạn

Tài liệu này và các tài liệu tập huấn đi kèm không định dạy bạn mọi thứ về các nguồn
thông tin sức khỏe và y học. Cũng không định giúp bạn trở thành một chuyên gia công
nghệ thông tin. Thay vào đó, mục đích của chúng là giúp bạn thành thạo trong việc tìm
kiếm thông tin phù hợp, chất lượng cao một cách nhanh gọn và hiệu quả.

Dĩ nhiên bạn đã có một số kiến thức về cách tìm kiếm nguồn thông tin chuyên ngành phù
hợp, bao gồm các trang web trực tuyến. Những kiến thức này phản ánh „bản đồ tư duy‟
của bạn về vũ trụ thông tin, những ghi nhận của bạn về:

Nguồn thông tin hiện có là gì
Chúng ở đâu
Cách nào truy cập chúng

Mỗi lần vào mạng và tìm kiếm thông tin, bạn tham khảo „bản đồ‟ này và chọn ra một
trang phù hợp để tìm kiếm. Vấn đề là bản đồ tư duy của bạn có thể rất hẹp và chỉ gồm
một số ít trang web, bao gồm Google.

Tại sao chỉ tìm kiếm trên Google không phải là câu trả lời


Trong tất cả các công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến hiện có, Google chắc chắn là công
cụ phổ biến nhất hiện nay. Công cụ tìm kiếm Google căn bản được nhân viên y tế sử
dụng trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin, và các chức năng Google đặc biệt như
Google Scholar và Google Book Search cũng ngày càng nổi tiếng trong giới học thuật.

Bởi tìm kiếm Google cho ra một số lượng kết quả khổng lồ, nhiều nhân viên y tế tin rằng
Google là cách tốt nhất để tìm ra mọi thứ. Những không phải vậy. Như bạn sẽ biết được
qua tài liệu này, một số nguồn thông tin tốt nhất, chất lượng cao nhất không truy cập
được bằng Google. Hơn nữa, Google không thẩm định chất lượng. Khi bạn tìm thông tin
y khoa bằng Google, một số trang web mà bạn tìm thấy sẽ đáng nghi ngờ hoặc có thể
chứa những hiểu lầm nguy hiểm.

Điều đó không có nghĩa là bạn nên chấm dứt sử dụng Google. Mà là nên hạn chế việc sử
dụng Google vào những việc phù hợp và tìm kiếm thông tin chuyên ngành ở một nơi
khác trên mạng.

Tài liệu này và những tài liệu đi kèm sẽ giúp bạn thực hiện điều đó thông qua việc cung
cấp những kiến thức và kinh nghiệm để mở rộng bản đồ tư duy của bạn. Khi hoàn thành
khoá học, bạn sẽ biết thêm nhiều: các nguồn thông tin hiện có là gì, chúng ở đâu, cách
truy cập chúng. Nếu sử dụng kiến thức mới này, bạn sẽ tìm kiếm thành công hơn nhiều.





5

Nguy cơ của việc chỉ tìm kiếm trên các trang web mà bạn đã biết

Cố gắng tìm kiếm mọi thứ bằng Google chỉ là ví dụ của một vấn đề lớn hơn - tìm sai chỗ.

Mọi người thường bỏ sót các nguồn thông tin mà họ cần, đơn giản vì họ chỉ tìm ở các
trang web mà đã biết, dù thông tin họ cần không có ở đó. Câu chuyện dưới đây, cải biên
từ chuyện ngụ ngôn Mulla Nasrudin nổi tiếng, minh hoạ cho vấn đề này.


Chìa khoá bị đánh mất

Một buổi tối nọ, một phụ nữ đang đi bộ về nhà lúc trời vừa sẩm tối. Khi cô đến khu mình
ở, sắp vào đến nhà, cô thấy có một người dưới bóng đèn đường, cứ lần sờ ở dưới đất,
vòng quanh vòng quanh vùng sáng đèn.

Lúc đầu, cô ấy sợ vì hành vi kỳ quặc này, nhưng sau đó cô nhận ra người đó chính là một
trong những hàng xóm của mình. Cô dừng lại và hỏi anh ta đang làm gì “Tôi đang tìm
chìa khoá. Tôi đã đánh rơi nó” - người đàn ông trả lời.





“Ôi, khổ thật!” Người phụ nữ nói “Mất chìa khóa bao giờ cũng rất rắc rối. Tôi sẽ giúp
anh tìm”.

Và cô đi bộ quanh trong vòng ánh sáng dưới cây đèn đường, tìm kiếm cẩn thận dưới đất
để tìm chìa khoá nhưng chẳng may mắn chút nào. Sau vài phút, cô ngừng lại và quay
sang phía người hàng xóm vẫn đang bò lê bò toài lòng vòng vẫn quanh một chỗ cũ. “Tôi
chẳng tìm thấy gì cả!” Cô nói. “Anh có chắc là đã làm rơi chìa khoá ở đây không?”

“Ồ không!” người hàng xóm trả lời “Tôi làm rơi chúng ở ngoài kia!” Và anh ta chỉ vào
chỗ bóng tối nằm ngoài vòng sáng của đèn đường.


“Thế… thế sao anh lại chỉ tìm ở chỗ này thôi?” Người phụ nữ hỏi với vẻ không hiểu.

“Bởi vì chỉ ở đây mới có ánh đèn mà thôi” - người hàng xóm trả lời.


Đừng tìm kiếm ở những nơi “sáng sủa”, nơi bạn thoải mái tìm kiếm!
Hãy tìm ở nơi có thể có thông tin.


6

Học các kỹ năng tin học căn bản

Sử dụng tài liệu này và CD trên máy tính

Cách tốt nhất để học các tài liệu này là sử dụng cả bản in và bản điện tử cùng một lúc.
Bản điện tử có ở trên đĩa CD.

Ngồi trước máy tính với tập tài liệu này trên bàn, mở vào đúng chương bạn muốn sử
dụng. Mở máy tính, cho đĩa CD vào và mở tập tin. Nhấp vào nút „Edit‟ trên thanh công
cụ, sau đó nhấp vào „Go to‟, gõ số trang phù hợp rồi nhấp vào „Go to‟. Khi đã đến trang
bạn cần, hãy bắt đầu đọc và nhấp vào liên kết www màu xanh.

Vì bạn cũng có bản in của tài liệu này đang mở, bạn có thể đọc các chỉ dẫn về những gì
cần tìm kiếm trên trang web này. Khi bạn hoàn tất một trang web cụ thể, trở lại tài liệu
điện tử và tiếp tục đọc phần văn bản cho đến liên kết tiếp theo. Điều này nghe có vẻ khó,
nhưng thực ra rất dễ.

Nắm vững các kỹ năng tin học khác



Sau đây là các cơ bản mà bạn nên biết về việc sử dụng máy tính. Nếu bạn không biết
cách thực hiện những việc này, hãy nhờ đồng nghiệp hướng dẫn. Bạn cũng có thể vào
những trang web có cung cấp những hướng dẫn trực tuyến như ItrainOnline.

Mở một trình duyệt web như Internet Explorer.
Gõ địa chỉ trang web mà bạn muốn vào, bắt đầu kết nối bằng cách nhấn nút Enter.
Kéo màn hình lên/xuống (cuộn) khi bạn vào trang web.
Chuyển từ trang web này sang trang khác bằng cách nhấp vào các liên kết.
Kết nối với một trang web bằng cách nhấp vào một liên kết được nhúng vào văn bản
Word hay pdf.
Lưu một trang web vào favorites/bookmarks và quản lý những liên kết này.
Chép các tập tin và trang web vào máy tính hoặc thẻ nhớ USB của bạn.
Lập các thư mục và sắp xếp các văn bản bên trong.

Các chỉ dẫn về một số kỹ năng vi tính hữu ích (cách nhập và chèn một hình vẽ, cách
chuyển các favorites/bookmarks từ máy tính này sang máy tính khác)… được cung cấp
trong phần sau của tài liệu này.

Di chuyển trên WWW theo những cách khác nhau


Học cách sử dụng WWW cũng giống như học cách hiểu biết một thành phố lớn vậy. Lúc
đầu, bạn có thể bối rối trước số lượng cũng như sự đa dạng của các trang web. Đừng lo
lắng - bạn sẽ thân thuộc không lâu sau.


7

Nếu cần trợ giúp, bạn có thể vào mạng, sử dụng một trong số rất nhiều chỉ dẫn và minh

họa về Internet. Trong Refdesk có danh sách các chỉ dẫn này.

Khi bạn mở máy tính và vào mạng, một trang web cụ thể (như trang chủ của cơ quan) sẽ
được hiển thị, hoặc có thể là một trang trắng. Khi vào mạng, bạn thấy trang gì cũng
không thành vấn đề.

Khi bạn đã kết nối, bạn có thể vào một trang web theo 3 cách sau:

Gõ địa chỉ vào thanh địa chỉ ở phía trên màn hình trình duyệt (Như Internet Explorer
hoặc Mozilla Firefox), sau đó nhấn nút „Enter‟ trên bàn phím. Các địa chỉ web được
đưa ra trong tài liệu này đều dưới dạng đầy đủ, bắt đầu bằng http://. Nó chỉ giao thức
truyền liên kết, định dạng để truy cập tư liệu trên web. Bạn không cần phải gõ phần
http:// vào thanh địa chỉ trình duyệt; nó sẽ được tự động thêm vào.

Nhấp vào địa chỉ chứa favorites hay bookmarks của trình duyệt WWW của bạn. Bạn
sẽ dần dần xây dựng được bộ sưu tập các trang web ưa thích của bạn.

Nhấp vào „liên kết‟ trên một trang web hoặc một tập tin văn bản. Khi di chuyển trên
mạng, bạn sẽ khám phá ra rằng gần như mọi trang web đều chứa các liên kết đưa bạn
tới các trang web khác. Tất cả những gì bạn cần làm là nhấp vào liên kết đó và bạn
được kết nối. Bạn cũng làm tương tự như vậy với các liên kết trong bản CD của tài
liệu này. Liên kết tới các trang web có màu xanh.



Có 3 cách để bạn vào một trang web:
Gõ địa chỉ, sử dụng favorites, hoặc nhấp vào liên kết trong trang web hoặc tập tin.

Tránh những lỗi thường gặp trong tìm kiếm và lưu trữ


Một vài lỗi có thể gây ra nhiều trục trặc trong việc tìm kiếm và lưu trữ thông tin từ trên
WWW. Nếu tránh được những lỗi hay gặp này, bạn sẽ tránh được nhiều mệt mỏi.


8

Lỗi 1: Sử dụng Google để tìm những địa chỉ mà bạn đã có

Nếu bạn đã có một địa chỉ web trong văn bản của tài liệu này, bạn có thể vào trang này
bằng việc cài đĩa CD đi kèm vào máy tính có kết nối Internet, mở tập tin tài liệu này và
nhấp vào địa chỉ bạn muốn. Bạn không phải gõ bất kỳ một địa chỉ nào cả.

Nếu tìm thấy một địa chỉ thú vị từ một nguồn khác, bạn có thể cần phải gõ địa chỉ vào
trình duyệt web (Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox) trên máy tính của bạn. Nhưng
nếu có địa chỉ, bạn không cần phải sử dụng Google để tra tìm. Làm như vậy rất phí thời
gian. Ngoài ra, bạn còn có thể vào một trang không đúng. Như nếu bạn dùng Google tìm
„Medline‟, kết quả trên cùng là MedlinePlus, chứ không phải là Medline.

Trường hợp ngoại lệ là khi trang web có địa chỉ quá dài, quá phức tạp với các dấu cách
lạ, như là là địa chỉ thư
mục trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Nếu có một địa chỉ như vậy, sử
dụng Google để tìm ra trang web và nhấp vào liên kết đã tìm được thì hay hơn.

Lỗi 2: Nhập sai địa chỉ

Địa chỉ web cần phải được gõ cẩn thận, nếu không bạn sẽ vào nơi khác hoặc được một
thông báo địa chỉ không tìm thấy. Những lỗi hay gặp nhất thuộc loại này là:
Mắc lỗi chính tả
Sử dụng tên miền sai (edu, gov, com, org...)
Bắt đầu địa chỉ bằng www dù nó không phải là một phần của một địa chỉ cụ thể (Như

www.highwire.stanford.edu thay vì highwire.stanford.edu)
Nhập cả dấu ngoặc đơn hoặc dấu chấm hết vào các địa chỉ.

Mục cuối cùng này cần phải được nói rõ. Đôi khi bạn sẽ gặp một địa chỉ web trong một
câu văn và đặt trong dấu ngoặc đơn như: (www.pubmed.org). Dấu ngoặc đơn không là
một phần của địa chỉ web này. Nếu nhập chúng vào, bạn sẽ nhận được thông báo địa chỉ
không tìm thấy. Nếu địa chỉ web nằm ở cuối câu, đằng sau nó sẽ là một dấu chấm báo
hiệu rằng đã hết câu. Dấu chấm hết không là một phần của địa chỉ web này. Nếu như vẫn
nhập vào, bạn có thể sẽ nhận được thông báo địa chỉ không tìm thấy.

Lỗi 3: Gõ các địa chỉ và các chuỗi tìm kiếm vào sai chỗ

Các trình duyệt web như Internet Explorer và Mozilla Firefox có chứa thanh địa chỉ ở
phía trên cùng, nơi bạn có thể gõ địa chỉ vào, sau đó nhấn nút Enter để vào trang web có
địa chỉ đó. Các công cụ tìm kiếm và các cơ sở dữ liệu cũng có thanh tìm kiếm, là nơi bạn
gõ vào một từ hoặc một cụm từ để chỉ ra bạn muốn tìm cái gì.

Thanh địa chỉ trong trình duyệt web và thanh tìm kiếm trong các công cụ tìm kiếm và các
cơ sở dữ liệu trông giống nhau - đều có hình chữ nhật dài và trống. Xin đừng lẫn lộn
chúng với nhau. Gõ địa chỉ web vào thanh địa chỉ và gõ các từ/cụm từ tìm kiếm vào
thanh tìm kiếm.




9

Medline đầy phiền toái (#1)

Một nghiên cứu sinh đang làm việc trong một chương trình vắc xin sốt rét tham gia hội

thảo INFORM, rất muốn học cách tìm thông tin trực tuyến. Tuy nhiên, khi mà các học
viên bắt đầu tìm kiếm trong Medline/PubMed, cô ngồi yên và thở dài rầu rỉ. Giảng viên
khoá tập huấn hỏi xem cô có tìm được cái gì liên quan đến các bài báo không. “Không” –
cô trả lời. “Dù tôi có gõ vào thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ thu được đường dẫn tới các
trang web, chứ không phải là tài liệu tham khảo đến các bài báo. Thật là điên đầu!”





“Các trang web?” - người giảng viên hỏi. “Tôi có thể xem qua được không?”. Và anh ta
bắt đầu nhìn qua vai cô khi cô tìm kiếm. Và anh phát hiện ra rằng cô đang gõ từ tìm kiếm
vào thanh địa chỉ của trình duyệt web như sau:



Thay vì vậy, cô cần gõ chuỗi tìm kiếm vào thanh tìm kiếm PubMed:




Các giảng viên INFORM thường thấy lỗi nhỏ này ở các nhân viên y tế và các nhà nghiên
cứu nhiều kinh nghiệm. Nếu như nhận được các kết quả tìm kiếm khác thường, bạn hãy
kiểm tra xem mình có gõ từ tìm kiếm vào đúng chỗ chưa.



10

Lỗi 4: Lưu các tập tin không theo một hệ thống nào


Khi bạn lưu một văn bản trực tuyến vào máy tính, hãy chắc rằng nó đã được lưu vào một
thư mục phù hợp và được đặt tên phù hợp. Nếu chỉ đơn giản đổ toàn bộ các văn bản lên
màn hình nền, bạn sẽ nhanh chóng quá tải các tập tin không được phân loại. Và nếu vẫn
giữ nguyên tên gốc của tập tin (thường khó hiểu), bạn sẽ không thể tìm được các bài báo
về những chủ đề cụ thể.

Hãy dành thời gian tạo các thư mục để lưu trữ các tài liệu tải được. Đặt tên chúng cho
phù hợp. Ví dụ, bạn có thể có thư mục tên “Tài liệu tải về” và trong thư mục này có thể
có các thư mục con đặt tên theo lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, giả sử bạn quan tâm đến quản lý bệnh viện, phát triển nhân lực y tế, và sức khỏe
bà mẹ - trẻ em. Trong thư mục các bài báo được tải về của bạn, bạn hãy tạo ba thư mục
con cho ba chủ đề trên.

Sau đó, bạn vào mạng và bắt đầu tìm kiếm. Đầu tiên bạn tìm thông tin tham khảo đến
một bài báo, xuất bản năm 2006 về việc sống còn của trẻ em ở Campuchia và sau đó thì
bạn tìm thấy chính bài báo toàn văn này. Bạn lưu nó vào ổ cứng máy tính, trong thư mục
con “Sức khỏe bà mẹ và trẻ em” nằm trong thư mục “Bài báo tải về” và bạn đặt một cái
tên phù hợp cho tài liệu này, ví dụ „Sống còn của trẻ em ở Campuchia 2006‟.





















11

Xây dựng chiến lược tìm kiếm thông tin


Tiếc là nhiều nhân viên y tế sử dụng các chiến lược tìm tin tuy rất nhanh nhưng lại không
tìm được thông tin cần thiết. Những người khác thì lại có các chiến lược tìm ra thông tin
cần thiết nhưng lại tốn quá nhiều thời gian. Chương này sẽ hướng dẫn cách thức xây
dựng chiến lược tốt, vừa nhanh gọn (không mất nhiều quá thời gian hoặc công sức), vừa
hiệu quả (kết quả là thông tin hữu ích).


Tìm kiếm tại chỗ

Ngày nay, hầu hết việc tìm tin đều được thực hiện trực tuyến. Bạn ngồi trước máy tính,
nhấp chuột vào biểu tượng Internet Explorer hoặc một trình duyệt web khác để vào
WWW và sau đó vào một trang web cụ thể mà bạn có thể tìm kiếm thông tin. Với lý do
này, quyển tài liệu này hầu hết là về nguồn thông tin trực tuyến qua WWW.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông tin không phải là ngồi vào máy tính.

Cách tốt nhất để bắt đầu là đi bộ đến thư viện gần nhất, có lẽ ngay tại cơ quan bạn.




Bạn đang tìm kiếm thông tin? Hãy bắt đầu với thư viện của chính bạn!


Nhiều nhà nghiên cứu hàn lâm ít khi đi qua cánh cửa thư viện tại chỗ, cho rằng chẳng có
cái liên quan đến công việc của họ. Đúng là ở các nước thu nhập thấp, thư viện có rất ít
các bộ sưu tập in, nhưng mọi thứ đã thay đổi và thư viện mà đã lâu bạn không ghé qua
bây giờ có thể chứa rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó, hãy ghé thăm thư viện.
Hãy xem thư viện hiện có những sách gì và tìm xem thư viện có một trang web và/hoặc
một thư mục trực tuyến không.

Cũng nên nhớ rằng các thư viện chịu trách nhiệm quản lý các chương trình truy cập tạp
chí có giá trị như HINARI và PERI. Điều này có nghĩa là chính thủ thư các trường đại
học luôn là người có thông tin về các nguồn thông tin có sẵn thông qua các chương trình
này và là người có thể cung cấp cho bạn những thông tin về cách truy cập. Khi đến thư
viện, bạn nhớ hỏi chi tiết về vấn đề này.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng thư viện trên toàn thế giới liên kết với nhau thông qua các hệ
thống cho mượn liên thư viện, họ trao đổi sách, cung cấp bản sao của bài báo cho các thư


12

viện thành viên. Các hệ thống này cho phép bạn đọc tại một nơi có thể sử dụng nguồn
thông tin tại nhiều thư viện khác với mức phí phải chăng. Nếu không có hệ thống cho
mượn liên thư viện chính thức, các thủ thư thường xây dựng các hệ thống trao đổi không

chính thức. Do đó, nếu bạn cần một tạp chí hoặc một cuốn sách tại chỗ không có, hãy hỏi
thủ thư tại chỗ xem có thể mượn giúp cho bạn được không.


Thư viện ảo

Chương trình HINARI giúp truy cập được tạp chí tại nhiều nước, được triển khai từ năm
2000. Ngay sau đó, một bác sĩ sản khoa ở một trong các nước mới độc lập của Liên Xô
đã tham dự một khoá tập huấn INFORM tổ chức tại Thuỵ Điển và học HINARI. Khi về
nước, cô đã liên lạc với thư viện tại trường đại học của mình và nhận được tên và mật mã
HINARI của trường. Cô cũng thông báo cho các đồng nghiệp và họ đều sử dụng hiệu quả
các tạp chí điện tử HINARI.

Tuy nhiên không lâu sau, đất nước đã giàu có và không được sử dụng HINARI nữa. Các
bác sĩ sản khoa rất thất vọng vì họ bị cắt 100 tạp chí sản khoa hàng đầu đã từng truy cập
được thông qua HINARI. Bây giờ họ chỉ đọc các tạp chí điện tử truy cập mở (miễn phí
cho mọi người) và họ chỉ tìm được một số ít trong các tạp chí cũ đó. Do đó, họ liên hệ
với INFORM và đề nghị tổ chức một hội thảo trong 2 ngày chỉ về các tạp chí truy cập
mở.

Vào đêm trước ngày lên đường tham dự hội thảo, giảng viên INFORM vào trang web của
trường đại học đó. Dầu cho nó là trang web tiếng nước ngoài, cô gõ từ „thư viện‟ (nhấp!),
„tài nguyên điện tử‟ (nhấp!), và „tạp chí điện tử‟ (nhấp!)! Kết quả là một danh sách các
tạp chí điện tử mà thư viện đã đăng ký sử dụng thông qua một liên hiệp quốc gia. Danh
sách này bao gồm hàng ngàn tạp chí, bao gồm hơn 100 tạp chí sản khoa quốc tế hàng
đầu.

Ngày hôm sau, khoảng 30 bác sĩ sản khoa tham dự hội thảo. Điều đầu tiên mà người
giảng viên phát biểu là “Tôi lấy làm lạ là tại sao các bạn lại nói rằng mình không có một
tạp chí nào cả. Thế còn hàng ngàn tạp chí điện tử có sẵn ở thư viện của các bạn thì sao?”


Phản ứng của các bác sĩ là một sự lặng im đầy bối rối. Không một ai trong nhóm đó đến
thư viện suốt hai năm qua, dù là trực tiếp đến hay qua trang web. Không một ai tìm xem
thư viện đang cung cấp các nguồn thông tin trực tuyến nào!
!


13

Một số địa chỉ để tìm kiếm thông tin ở Việt Nam
(Thư viện Quốc gia Việt Nam)
(TT thông tin thư viện, Đại học quốc gia Hà Nội)
(Thư viện trung tâm, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
(Thư viện Đại học khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh)
(TT Thông tin Phát triển Việt Nam)
(Thư viện Trường đại học Y tế Công cộng)
(Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế)
(Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh)
(Đại học Y khoa Hà Nội)
(TT học liệu Đại học Cần Thơ)
(TT học liệu Đại học Thái Nguyên)
(TT học liệu Đại học Huế)
(TT học liệu Đại học Đà Nẵng)
(CIMSI - Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương)
(NACESTI - TT Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
(VINAREN)

Các trang web thư viện ngày càng quen thuộc ở Việt Nam. Không lâu nữa, các thư viện
chuyên ngành ở Việt Nam đều có trang web và thư mục trực tuyến. Trên đây là một số ví
dụ để các bạn tham khảo. Nếu trang web là tiếng Anh, hãy nhấp vào "Vietnamese" để

đến danh sách đầy đủ các nguồn thông tin.

Mẹo vặt để tìm kiếm thông tin trực tuyến

Sau khi ghé qua thư viện của mình, đã đến lúc các bạn nên tìm tòi thêm trên WWW và
xây dựng một chiến lược tìm kiếm thông tin trực tuyến. Sau đây là một vài mẹo vặt hữu
ích. Hãy tuân theo chúng và tập luyện, tập luyện, tập luyện.



Tìm kiếm thông tin cũng giống như thành thạo một nhạc cụ. Cần phải tập luyện!

Thử các công cụ và các nguồn thông tin khác nhau
Mỗi khi bạn tìm kiếm trực tuyến, công cụ hoặc nguồn thông tin tốt nhất cho tìm kiếm đó
có thể là công cụ tìm kiếm, thư mục, thư viện số, cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trực tuyến
(OPAC) - tất cả đều được mô tả trong tài liệu này. Không có một công cụ hay một nguồn
thông tin nào luôn giữ vị trí số một cả! Hãy suy nghĩ về những gì bạn tìm kiếm và bắt đầu
bằng những gì mà bạn tin là phù hợp nhất, nhưng cũng nên thử sử dụng một số khác.



14

Thử các tìm kiếm nâng cao
Nhiều nguồn thông tin trực tuyến cho phép tìm kiếm nâng cao. Thử sử dụng nó luôn luôn
là một ý hay, vì nó giúp bạn nhiều cách xây dựng cụm từ tìm kiếm.

Dành thời gian ghi chú một cách cẩn thận
Nếu bạn không thể tải các tài liệu về máy tính của mình, đừng quên lấy đường dẫn để bạn
có thể tìm tài liệu đó theo cách khác. Đọc chương nói về đường trích dẫn đúng cách trong

tài liệu này để biết nên thêm vào những chi tiết nào. Viết lại đường trích dẫn một cách
cẩn thận và không sử dụng những từ viết tắt do bạn tự tạo.

Đọc các chỉ dẫn và thử nghiệm
Không phải tất cả các nguồn thông tin đều giống nhau. Bạn có thể hình dung ra một hệ
thống hoạt động như thế nào bằng cách thử nghiệm hoặc đọc các chỉ dẫn. Trong một số
trường hợp, bạn còn tìm thấy các bài giảng trực tuyến miễn phí, giúp bạn từng bước tìm
kiếm thông tin.

Cuộn, nhấp, cuộn, nhấp, cuộn, nhấp!
Khi vào một trang web mới, hãy nhớ rằng cái bạn cần có thể nằm ở cuối trang hoặc trên
một trang khác. Điều đó có nghĩa là bạn phải di chuyển loanh quanh. Hãy cuộn xuống
cuối trang. Hãy nhấp chuột vào và xem nó dẫn đến đâu. Cuộn, nhấp! Cuộn, nhấp! Cuộn,
nhấp!

Tận dụng các chức năng vi tính hóa đối với toàn văn và đường dẫn
Bạn có thể lưu hầu hết các tài liệu vào máy tính hoặc thẻ nhớ USB hoặc thiết bị lưu trữ
khác. Điều này cho phép bạn xây dựng một bộ sưu tập cá nhân các bài báo toàn văn và
các tài liệu khác dưới dạng số hoá. Cũng có các phần mềm giúp bạn xác định, sưu tập,
quản lý các tài liệu tham khảo. Hãy kiểm tra xem ở cơ quan bạn có phần mềm đó không.
Nếu có, bạn chỉ mất vài giờ đồng hồ để học cách sử dụng nó và kết quả là bạn sẽ tiết
kiệm được nhiều, nhiều ngày.

Duy trì một thư mục các đường dẫn ưa thích
Tận dụng chức năng Favorites trên Internet Explorer (hoặc Bookmarks trên Mozilla
Firefox) để bạn không phải gõ lại các địa chỉ. Trước tiên, hãy vào trang web. Nhấp vào
„Favorites‟ hoặc „Bookmarks‟ ở phía trên của trang trình duyệt web và chọn „Add to
Favorites‟. Sau đó, tiếp tục làm theo chỉ dẫn. Khi có được một bộ sưu tập, bạn còn có thể
di chuyển nó giữa các máy tính với nhau.


Ghi chép các lần tìm kiếm
Ghi chép các lần tìm kiếm là một ý hay, liệt kê nơi bạn đã vào, loại tìm kiếm bạn đã thực
hiện. Ghi lại ngày, nguồn thông tin, các chuỗi tìm kiếm và các vùng đã sử dụng, và số
lượng các kết quả. Việc ghi chép này sẽ giúp bạn không bỏ qua các nguồn thông tin quan
trọng, mà còn bảo đảm rằng bạn không phí thời gian để lập lại các tìm kiếm bạn đã làm
rồi. Cuối tài liệu này có một tờ mẫu lưu trữ để sao chép ra.

Biết dừng lúc nào
Khi bạn mới bắt đầu, mỗi tìm kiếm cho ra các kết quả liên quan đến tài liệu mới. Sau một
lúc, bạn chỉ tìm được các mẩu tin mà bạn đã biết, có thêm một ít liên quan xa. Lúc đó bạn
nên dừng lại, thu nhận các tài liệu và đọc chúng. Không nên tiếp tục tìm kiếm chỉ vì bạn
sợ bỏ sót một cái gì đó. Không có cách nào tìm được tất cả những gì đã xuất bản về một
chủ đề!


15

Tìm kiếm các tài liệu tham khảo


Bất kỳ bạn làm việc gì trong ngành y tế, điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng các ấn
phẩm chuyên sâu trong lĩnh vực của bạn. Phần lớn quyển tài liệu này dành cho câu hỏi:
làm thế nào để xác định và truy cập được tài liệu.


MẸO!

Tài liệu là nguồn thông tin quan trọng nhất đối với công việc của bạn

Cái gì làm cho sách được gọi là sách, báo được gọi là báo?

(Trung tâm ISSN quốc tế)
(Cơ quan ISBN quốc tế)

Khi bạn tìm kiếm các tài liệu có nghĩa là bạn đang tìm kiếm 3 loại ấn phẩm: các bài báo,
sách và tư liệu xám. Bạn có thể phân biệt chúng bằng cách nhìn một chỉ số đặc biệt của
ấn phẩm (thường nằm ở mặt sau của trang bìa).
Một tạp chí có chỉ số ISSN (International Standard Serial Number).
Một quyển sách có chỉ số ISBN (International Standard Book Number).

Những ấn phẩm không có số ISSN lẫn số ISBN là tư liệu xám. Trong một số ngành nào
đó, như sinh học phân tử, tư liệu xám không quan trọng lắm. Ở các ngành khác, như phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nó cực kỳ quan trọng.

Ở một số nước, các tài liệu được xuất bản không có chỉ số ISSN hoặc ISBN nhưng vẫn
được phân biệt rõ ràng giữa ấn phẩm định kỳ và sách trong các thư mục. Tuy nhiên, do
chúng thiếu các chỉ số tiêu chuẩn quốc tế, các tài liệu này không được lập chỉ mục trong
các cơ sở dữ liệu thư mục quốc tế và không được ưu tiên cao trong các thư mục thư viện
nước ngoài.

Vấn đề này hiện được nói đến qua các hợp tác quốc tế. Các chỉ số ISSN và ISBN đang
được qui định bởi các cơ quan trong nước có liên kết với các hệ thống hợp tác quốc tế.
Có thể xem thông tin về các hệ thống này tại các trang web nêu trên. Trong cả hai trường
hợp, thông tin được cung cấp là về các cơ quan trong nước chịu trách nhiệm về chỉ số
ISSN và ISBN. Nhấp vào „Vietnam‟ tại mỗi trang web để tìm thông tin về văn phòng
ISSN và văn phòng ISBN quốc gia.

MẸO!

Tạp chí có ISSN.
Sách có ISBN.

Tư liệu xám không có gì.

×