Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 186 trang )





Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến
Tài liệu hướng dẫn cán bộ chuyên ngành Việt Nam

















Martha J Garrett
Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến
Trường Đại học Y tế công cộng, INASP, và INFORM



































Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến

Tài liệu hướng dẫn cán bộ chuyên ngành Việt Nam










Tái bản có sửa chữa và mở rộng, 3/ 2011





Martha J Garrett, INFORM
Với các đóng góp từ
Các thành viên nhóm Giảng viên chính quốc gia Việt Nam



Biên soạn cho chương trình
‘Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến’
Hoạt động hợp tác giữa Trường Đại học Y tế công cộng, Việt Nam,
Mạng Ấn phẩm khoa học quốc tế (INASP), và
Mạng tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến quốc tế (INFORM)


















































Mục lục



Lời nói đầu
Về tài liệu này i
Về INFORM & CERTIOREM ii
Về chương trình Thông tin y tế cho Việt Nam viii

Giới thiệu
Khám phá truy cập bạn đã có 1
Phát triển các kỹ thuật tìm kiếm và kỹ năng máy tính 7

Tìm kiếm tư liệu

Tìm kiếm và lưu tài liệu tham khảo 12
Xây dựng chuỗi tìm kiếm 21
Tìm kiếm tài liệu tham khảo dạng bài báo 26
Truy cập toàn văn các bài báo 36
Tìm kiếm tài liệu tham khảo dạng sách và tài liệu xám 61
Truy cập toàn văn sách và tài liệu xám 64
Truy cập tài liệu bằng các cách khác 72
Tìm kiếm các thư mục và tài liệu tham khảo 73

Sử dụng WWW
Di chuyển trên Web & tìm kiếm các trang Web 76

Tìm kiếm các nguồn thông tin chuyên ngành tại các trang tin cậy
Tìm kiếm thông tin tại WHO, NIH, & NLM 87
Tìm kiếm thông tin về các chuyên ngành 95
Tìm kiếm thông tin theo vùng 134

Tìm kiếm thông tin hỗ trợ các mục đích chuyên môn
Tìm kiếm thông tin hỗ trợ EBM 140
Tìm kiếm thông tin hỗ trợ giảng dạy 146
Tìm kiếm thông tin hỗ trợ nghiên cứu 150
Tìm kiếm thông tin về việc tìm tài trợ 160
Tìm kiếm thông tin hỗ trợ cách viết và truyền thông 163
Tìm kiếm thông tin hỗ trợ phát triển chuyên môn 166

Và để giúp bạn nhớ
The INFORM Sourcebook Rap 170






















































i

Về tài liệu này


Hỗ trợ phát triển các kỹ năng thông tin ở Việt Nam

Đây là bản cập nhật của cuốn tài liệu đã được biên soạn trước đây cho chương trình ‘Phát
triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế’ tiến hành tại Việt Nam trong giai đoạn
2009-2011. Chương trình có sự hợp tác giữa Trường Đại học Y tế công cộng, tổ chức từ
thiện Anh INASP (International Network for the Availability of Scientific Publications),

và INFORM (International Network for Online Resources & Materials) với hỗ trợ kinh
phí từ Atlantic Philanthropies.


Về tác giả và bằng cấp của tác giả

Cả nguyên bản và tái bản của cuốn tài liệu này đều được viết bởi Martha J Garrett, giảng
viên chính của INFORM đồng thời là giám đốc của CERTIOREM— tổ chức từ thiện phi
lợi nhuận của Thụy Điển, nơi hiện điều hành chương trình INFORM. Đề xuất về một số
trang web của Việt Nam đưa ra trong cuốn tài liệu này được đóng góp bởi các thành viên
của Chương trình Giảng viên chính quốc gia Việt Nam. Đặc biệt cảm ơn chị Nguyễn Thị
Thu Hằng, nguyên cán bộ thư viện tại Trường Đại học Y tế công cộng, về những đóng
góp xuất sắc của chị cho bản biên soạn lần đầu.

Martha Garrett được đào tạo ở Hoa Kỳ, có bằng cử nhân sinh vật học của trường
Wellesley College và bằng tiến sĩ về động vật học tại University of North Carolina-Chapel
Hill. Sau một thời gian làm về sinh vật biển, bà bắt đầu làm việc trong lĩnh vực phát triển
quốc tế từ năm 1985 và sức khỏe quốc tế từ 1993 với vai trò tư vấn cho WHO ở mảng
tương lai y tế. Bà đã dạy về động vật học tại University of North Carolina, nhân sinh thái
học tại Göteborgs Universitet ở Thụy Điển và làm việc 15 năm với tư cách giảng viên và
nghiên cứu viên về sức khỏe bà mẹ và trẻ em quốc tế tại Uppsala University, Thụy Điển.
Sau khi bắt đầu quan tâm tới các vấn đề thông tin y học, bà nhận được bằng đại học từ
Trường Khoa học thông tin và Thư viện Thụy Điển. Kể từ năm 2004 bà làm việc chuyên
về truy cập thông tin y tế và đến đào tạo tại Châu Phi, Châu Á, NIS và viết hơn 35 cuốn
tài liệu hướng dẫn INFORM cho cán bộ y tế ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình
thấp.


Về sao chép và phân phát các tài liệu này


Các cán bộ y tế nhận được cuốn tài liệu này đều được khuyến khích chia sẻ thông tin tới
những người khác trong lĩnh vực y tế, nhằm hỗ trợ xây dựng nên năng lực tìm kiếm thông
tin ở Việt Nam. Tất cả các tài liệu hướng dẫn của INFORM đều không giữ bản quyền, cả
ở dạng in trên giấy và dạng số hóa. Chi tiết có tại đường dẫn: Creative Commons
Attribution-Noncommercial-No Derivative Works 3.0 Unported License. Tóm lại, cuốn
tài liệu hướng dẫn này có thể được sao chụp và chia sẻ mà không có bất cứ giới hạn nào,
trừ việc mua bán. Hình thức và nội dung bên trong phải được giữ nguyên như bản gốc.
Không được có bất cứ thay đổi hoặc bổ sung nào. Các bản dịch có thể bổ sung thêm tên
người dịch nhưng phải giữ nguyên tên tác giả.


ii

Người đọc muốn chia sẻ bản số của cuốn tài liệu này có thể tải và lưu dạng pdf từ trang
INFORM () và gửi cho đồng nghiệp, sinh viên hoặc phát
miễn phí dưới dạng đĩa CDs.

Tuy nhiên, cách tốt hơn là gửi qua thư điện tử cho mọi người đường dẫn tới trang
INFORM và khuyến khích họ tải và lưu tại máy tính của mình cuốn tài liệu này. Với cách
này, người dùng sẽ quen thuộc hơn với trang INFORM và có thể vào đây thường xuyên
để xem các cập nhật của cuốn này cũng như các tài liệu hướng dẫn khác. Một lợi thế nữa
là tại INFORM chúng tôi có thể thấy sự quan tâm từ phía Việt Nam tăng lên thể hiện qua
số lượt vào trang web tăng. Không hề có yêu cầu phải đăng ký để sử dụng trang web hoặc
để tải tài liệu, cũng như không có việc thu thập thông tin từ người vào trang web.




Hãy chia sẻ đường dẫn tới trang INFORM và tới cuốn sách này.
Thông tin cũng giống như tình yêu- càng cho đi nhiều, bạn sẽ càng được nhận lại

nhiều.


Liên quan đến ngôn ngữ và bản tiếng Việt

Các nguồn tin được mô tả trong cuốn tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Anh, thứ ngôn ngữ
quốc tế chủ yếu trong truyền thông khoa học, bao gồm cả y học. Các nguồn tin nhằm giúp
người đọc củng cố tiếng Anh được đề cập trong chương về phát triển nghề nghiệp.

Theo kế hoạch, việc dịch cuốn tài liệu này sang tiếng Việt sẽ được tiến hành như hoạt
động cuối cùng của chương trình quốc gia Việt Nam. Bản dịch tiếng Việt sẽ được đưa lên
mạng vào đầu tháng 5/2011, tại trang của thư viện HSPH
( và tại .


Về nội dung

Những chủ đề được đưa ra trong cuốn tài liệu tập huấn INFORM được quyết định chủ yếu
dựa trên phản hồi từ những người đọc trước. Khi người dùng tin yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm
thông tin về những chủ đề cụ thể, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về những nguồn tin sẵn
có và viết mô tả về chúng. Những yêu cầu bổ sung chủ đề cho những lần tái bản sau đề
nghị liên lạc với tác giả, Martha Garrett, tại địa chỉ cung cấp ở chương sau.


iii

Bản này của cuốn tài liệu tập huấn đề cập tới một số chủ đề mới do các bác sĩ Việt Nam
yêu cầu, và do ông Rolf Johansson, một bác sĩ người Thụy Điển đã làm việc tại Việt Nam
từ đầu những năm 1980, hiện vẫn đang tham gia một số dự án với Việt Nam đề xuất.


Hầu hết các nguồn tin trong cuốn sách này đều đáp ứng được ba tiêu chí sau:
 Chúng phải được miễn phí cho người dùng. Có một số rất ít nguồn yêu cầu trả tiền
nhưng vẫn được đưa vào đây vì không có nguồn miễn phí nào thay thế.
 Chúng phải liên quan tới Việt Nam. Chỉ các nguồn tin mà các cơ quan hoặc cá
nhân người Việt Nam được phép truy cập mới được đưa vào đây. Hầu hết chúng
đều để phục vụ cho khai thác ở những nước như Việt Nam.
 Chúng phải có chất lượng về mặt chuyên môn. Phần lớn các nguồn tin ở đây đều
của các tổ chức lớn hoặc được liệt kê tại những cổng thông tin được điều hành cẩn
thận. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để chỉ lấy những nguồn thông tin lâm sàng nếu
chúng là những nguồn thông tin dựa trên bằng chứng, và những nguồn thông tin
khác nếu được chỉ dẫn và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.


Tuyên bố về mục đích sử dụng và tuyên bố về từ chối

Cuốn tài liệu tập huấn này không phải là sách giáo trình y khoa hoặc y tế công cộng và
không nhằm mục đích được sử dụng như một nguồn hàng đầu về thông tin y tế. Thay vào
đó, nó là hướng dẫn phục vụ cho các bác sĩ và cán bộ y tế, giúp họ tìm kiếm được những
nguồn thông tin chất lượng cao trên Web.

Chúng tôi giả định rằng những người đọc tại Việt Nam sẽ sử dụng máy tính được trang bị
phần mềm MicroSoft, quen thuộc với Google và có thể cả EndNote. Những giả thiết này
hoàn toàn không dựa trên việc những công cụ trên được ưa thích hơn những công cụ thay
thế khác, mà dựa trên những quan sát- được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau trên
khắp Việt Nam trong vài năm qua- về những công cụ hiện đang được các cán bộ y tế Việt
Nam sử dụng.

Tác giả, INFORM, cũng như CERTIOREM đều không chịu trách nhiệm về giá trị của các
thông tin có trên các trang web được đề cập trong cuốn sách này. Những tài liệu, cũng như
tất cả những nguồn thông tin lấy được thông qua cuốn sách phải được các chuyên gia y tế

đánh giá cẩn thận trước khi áp dụng vào giảng dạy, nghiên cứu, hoạch định chính sách
cũng như thực hành lâm sàng.

Khi làm nghiên cứu cho cuốn tài liệu này cũng như những tài liệu tập huấn khác, đôi khi
tác giả đã gặp phải những trang web có thông tin tốt nhưng dường như lại có vấn đề về an
ninh mạng. Những trang như vậy đều không được đưa vào tài liệu. Tuy vậy, tác giả,
INFORM, và CERTIOREM đều không thể đảm bảo rằng tất cả các trang đều an toàn. Cá
nhân người dùng nên có những biện pháp nhằm đảm bảo máy tính của mình được bảo vệ
hoàn toàn nhờ những chương trình chống vi rút, trojan và các đe dọa an ninh mạng khác.

Chúng tôi chưa hề nhận được bất cứ phàn nàn nào từ người dùng về những địa chỉ web
trong tài liệu tập huấn. Nếu bạn gặp vấn đề ở bất cứ trang nào—yêu cầu trả tiền đối với
những nguồn tin được thể hiện là miễn phí, tài liệu số bị ảnh hưởng, sử dụng sai các thông
tin cá nhân được cung cấp khi đăng ký, hoặc những rắc rối khác- hãy cho chúng tôi biết!


iv

Mối quan hệ với những trang và tổ chức được liệt kê

Cả tác giả lẫn INFORM/CERTIOREM đều không có bất cứ quan hệ về tài chính hay lợi
ích nào với các tổ chức được đề cập trong tài liệu tập huấn, ngoài một số ngoại lệ sau:
CERTIOREM đang có một dự án chờ IDRC phê duyệt; tác giả và/hoặc INFORM đã từng
được nhận các hợp đồng hoặc trước đó có hoạt động đào tạo cho WHO, the World Bank,
the Multilateral Initiative for Malaria, INASP, Ipas, và Médecins Sans Frontières.

Văn phòng HINARI tại WHO đã cho phép INFORM có được mật khẩu HINARI để đi
đào tạo tại các nơi và phục vụ cho các yêu cầu nghiên cứu để có thể viết được các nội
dung về HINARI trong cuốn tài liệu này và các tài liệu khác. Rất cảm ơn vì điều này!



Về các ảnh chụp màn hình

Các ảnh chụp màn hình có trong cuốn tài liệu này không ám chỉ chứng nhận của
INFORM với các tổ chức sở hữu những trang web đó.

Ảnh chụp màn hình được thêm vào tài liệu tập huấn nhằm phục vụ các mục đích giáo dục.
Bất cứ ai đã từng giảng dạy cho đối tượng là những cán bộ chuyên ngành, có ít kinh
nghiệm làm việc trực tuyến đều biết rằng cảm giác không được định hướng và không chắc
chắn là những rào cản chính đối với học tập hiệu quả. “Liệu tôi đã vào đúng chỗ chưa
nhỉ?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất thường được học viên các hội thảo đưa ra.
Ảnh chụp màn hình giờ đây được thêm vào nhằm đảm bảo với người dùng của tài liệu này
rằng họ đang vào các địa chỉ đúng.


Về các câu chuyện

Ngoài câu chuyện ngụ ngôn về những chiếc chìa khóa bị thất lạc, tất cả các truyện khác
đều là thực- thật đáng kinh ngạc phải không nào? Tuy nhiên, các tình tiết đã được thay đổi
nhằm bảo vệ quyền riêng tư của những người liên quan.




v

Về INFORM & CERTIOREM




Công việc của INFORM

INFORM (International Network for Online Resources & Materials) hỗ trợ sự phát triển
bằng cách cung cấp đào tạo tại chỗ về tìm kiếm thông tin cho các nước thu nhập thấp và
trung bình thấp. Các nhóm đối tượng chủ yếu bao gồm bác sĩ lâm sàng, những nhà nghiên
cứu, giáo viên, người hoạch định chính sách, nhân viên y tế cộng đồng trong mảng y,
cũng như cán bộ thư viện và chuyên gia thông tin trong lĩnh vực này. INFORM cũng có
kinh nghiệm tập huấn thông tin về các chủ đề khác, bao gồm quyền con người, luật quốc
tế, toán và vật lý.


Nơi INFORM làm việc

INFORM được đặt tại tổ chức phi quyền lợi Thụy Điển có tên là CERTIOREM, với một
mạng lưới các cộng tác viên và đơn vị hợp tác ở nhiều nước, tất cả đều làm việc nhằm
‘bắc cầu cách biệt thông tin’. Chương trình được thành lập tại Khoa sức khỏe bà mẹ và trẻ
em quốc tế, trường Đại học Uppsala, dưới sự điều hành của Giáo sư Gunilla Lindmark.

Kể từ khi bắt đầu năm 2004, INFORM đã tổ chức các hội thảo đào tạo tại Estonia, Latvia,
Lithuania, Ukraine, Nam Phi, Tanzania, Kenya, Zambia, Uganda, Rwanda, Ethiopia,
Ghana, Burkina Faso, Afghanistan, Pakistan, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, và Trung
Quốc. Hai hội thảo đào tạo đa ngành cấp vùng đã được INFORM tổ chức cho các nhà
nghiên cứu ở Châu Phi. Chúng tôi đã nhận được yêu cầu tổ chức tập huấn từ hầu hết các
nước đã từng tổ chức hội thảo INFORM như Zimbabwe, Mozambique, Somaliland,
Sudan, Botswana, Nigeria, Bangladesh, Nepal, Lào, và Cam pu chia.

Trong lĩnh vực y tế, các hoạt động chủ yếu của INFORM bao gồm một chương trình đào
tạo ‘dồn dập’ cấp quốc gia kéo dài qua một số năm tại Việt Nam, hiện nay đã đào tạo
được cho hàng ngàn bác sĩ, một dự án Châu Phi mở rộng cung cấp đào tạo thông tin tại
các trung tâm nghiên cứu sốt rét, và một dự án khu vực cho những nhà nghiên cứu y tế ở

Tây Phi. Ngoài ra, hai chương trình lớn đang trong quá trình lập kế hoạch, một ở Châu Á
và một ở Châu Phi. INFORM cũng phát triển các chương trình tập huấn thông tin y tế cho
các cán bộ chuyên môn của các tổ chức như Chữ thập đỏ Thụy Điển, văn phòng Châu Âu
của Tổ chức Bác sĩ không biên giới. Ở Thụy Điển, INFORM đào tạo cho những nhà
nghiên cứu và học viên nghiên cứu được mời đến từ những nước thu nhập thấp về truy
cập dành cho họ tại nơi làm việc tại quê nhà.

Ai là đối tác và cộng tác viên của INFORM

Nhiều hội thảo của INFORM đã được phối hợp thực hiện với INASP (International
Network for Availability of Scientific Publications), một tổ chức đặt tại Oxford, và
chương trình hợp tác với nhiều nhóm và đơn vị khác nhằm tăng cường truy cập thông tin
trong bối cảnh quốc gia đang phát triển. INFORM cũng có quan hệ mật thiết với cộng
đồng thư viện quốc tế.

vi

Tập huấn INFORM luôn luôn được tổ chức với sự cộng tác của một đơn vị đối tác, đó có
thể là một trường đại học, bệnh viện, tổ chức nghề nghiệp, bộ hoặc tổ chức phi chính phủ.
Phương pháp cộng tác của chúng tôi được hình tượng hóa trong lô-gô với hình hai người
nắm tay nhau.




Tập huấn của INFORM bao quát những gì

Tập huấn INFORM bao quát được toàn bộ các nguồn thông tin trực tuyến hiện có ở quốc
gia tổ chức tập huấn, chú trọng vào các tài liệu miễn phí hoặc được trả phí trước. Ở những
nước đủ điều kiện truy cập các tạp chí toàn văn miễn phí từ các chương trình truy cập bao

cấp quốc tế hoặc các bố trí theo quốc gia, học viên học cách sử dụng truy cập đó và nếu
cần, được hỗ trợ đăng ký cho đơn vị của họ.

Nội dung cụ thể phụ thuộc vào trọng tâm của hội thảo. Thông thường, nhiều chục nguồn
cụ thể được giới thiệu và thực hành. Các nguồn tin thường được giới thiệu trong các hội
thảo cho cán bộ y tế có thể kể đến:
 Medline/PubMed, bao gồm các vấn tin lâm sàng, các giới hạn và bộ lọc toàn văn miễn
phí;
 WHO, NIH, và các chị em như K4Heath với vai trò là những nguồn cung cấp ấn phẩm
chính;
 GFMER và National Guideline Clearinghouse về các hướng dẫn lâm sàng;
 FreeMedicalJournals, Highwire, OpenJ-Gate, DOAJ, và những trang web khác cung
cấp danh sách tạp chí truy cập miễn phí;
 INASP/PERii, cung cấp truy cập trả trước tới các tạp chí hàn lâm ở nhiều quốc gia;
 HINARI, AGORA, và OARE: qua đó người dùng ở hầu hết các nước thu nhập thấp có
thể truy cập tới nhiều triệu bài báo toàn văn từ các tạp chí hàn lâm quốc tế hàng
đầu;
 Cochrane và các trang EBM khác về tổng quan hệ thống
 Essential Health Links và những trang khác cung cấp các bộ liên kết có quản lý;
 FreeBooks4Doctors, medicalstudent.com, và những nguồn khác cung cấp sách điện tử
miễn phí;
 Các nguồn về thống kê, tài liệu nghiên cứu và giảng dạy, hình ảnh y khoa…

Với mỗi hội thảo, INFORM soạn thảo một tài liệu tập huấn từ 100-200 trang, bao quát các
nguồn tin trực tuyến liên quan đến chủ đề đào tạo. Học viên được nhận cuốn sách này
cùng bản in của bài giảng PowerPoint, các bài tập phát tay và một đĩa CD với các tập tin
tương ứng.

Tất cả các tài liệu đào tạo của INFORM đều không giữ bản quyền để học viên có thể sao
chép và phân phát cho đồng nghiệp và sinh viên của họ và có thể sử dụng chúng trong các

hội thảo mà họ có thể tiến hành sau này.

vii

Điều làm nên sự khác biệt trong đào tạo của INFORM

INFORM không phải là chương trình tập huấn thông tin duy nhất hoạt động ở các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, đây là chương trình duy nhất tổ chức tập huấn đáp ứng được
tất cả những tiêu chí sau:
 Được dạy tại chính những đơn vị yêu cầu đào tạo.
 Không chỉ dành cho các chuyên gia thông tin mà còn tới người dùng tin;
 Gồm cả những thực hành kiểu cầm tay chỉ việc tại máy tính;
 Bao quát đầy đủ các nguồn thông tin mà nước đó được phép truy cập; và
 Tập trung theo chủ đề.


Công việc của INFORM được chi trả ra sao

CERTIOREM và chương trình INFORM đều phi lợi nhuận, nhưng tất cả những chi phí
đào tạo đều phải được chi trả. Các đơn vị có nhu cầu tập huấn nên tính đến các nguồn kinh
phí. Tập huấn INFORM đã được đưa vào một loạt các chương trình nghiên cứu và xây
dựng năng lực tài trợ bởi các cơ quan phát triển. INFORM cũng nhận được những hợp
đồng từ INASP, Sida, Viện Raoul Wallenberg, International Science Programs, the
Multilateral Initiative on Malaria, Tổ chức Bác sĩ không biên giới, Hội chữ thập đỏ Thụy
Điển, và Ngân hàng thế giới, cũng như các tài trợ từ Virtual IT Faculty và Khoa Y tại Đại
học Uppsala, Swedish Programme for Information and Communication Technology in
Developing Regions (SPIDER), và Swedish InDevelop Foundation.


Làm cách nào liên hệ được với INFORM


Những ai muốn có thêm thông tin hoặc muốn tổ chức tập huấn nên liên hệ với Martha
Garrett hoặc Anders Wändahl hoặc vào trang web của INFORM tại địa chỉ dưới đây.

Dr Martha J Garrett, PhD
Director, CERTIOREM
Trainer, INFORM
Övre Slottsgatan 28B
SE-75312 Uppsala, Sweden
Tel: +46-(0)18-127752 Mobile: +46-(0)730-500-368
E-mail:

Mr Anders Wändahl
Vice-Director, CERTIOREM
Trainer, INFORM
Librarian, Karolinska Institute
Tel: +46-(0)8-524-84059
Email:,

Web address:





viii

Về chương trình thông tin y tế Việt Nam




Chương trình thông tin y tế quốc gia Việt Nam, tên chính thức là ‘Phát triển năng lực truy
cập và sử dụng thông tin y tế’ được thực hiện nhằm xây dựng một nhóm các giảng viên
với kỹ năng nâng cao trong giảng dạy về các nguồn thông tin trực tuyến sẵn có cho các
chuyên gia y tế ở Việt Nam. Trong số nhóm giảng viên còn theo chương trình đến cuối
cùng, có 6 bác sĩ y khoa và 10 cán bộ thư viện, nhiều người trong số này có bằng cấp nâng
cao ở nước ngoài.

Chương trình được khai mạc vào tháng 3 năm 2009 với hai tuần đào tạo về các nguồn tin
trực tuyến chuyên ngành về y tế và sức khỏe, tập trung vào những nguồn giá trị mà các cơ
quan ở Việt Nam được phép truy cập miễn phí. Hai đợt đào tạo tiếp sau vào tháng Năm và
tháng Sáu năm 2009 cung cấp các kiến thức cơ bản về giáo dục học, thư viện học chuyên
ngành và tổ chức quản lý hội thảo.

Những giảng viên chính (Master trainers) đã hoàn thành tốt những khóa đào tạo căn bản
này sau đó tự mình tiến hành các khóa đào tạo với sự hỗ trợ từ các cố vấn. Tính đến cuối
chương trình vào tháng 3 năm 2011, các giảng viên chính đã tự đào tạo được khoảng 1400
sinh viên y khoa bậc đại học và sau đại học, cùng các nhà nghiên cứu, giảng viên và bác sĩ
lâm sàng.

Các đơn vị tham gia chương trình bao gồm: Đại học Y tế công cộng, Đại học Y Huế, Đại
học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần
Thơ, cùng các trung tâm học liệu tại Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. CIMSI,
NACESTI, và Đại học Văn hóa cũng cử đại diện tới tham dự các lớp đào tạo căn bản.

Chương trình có sự hợp tác của ba đối tác: Tổ chức từ thiện Anh INASP (International
Network for the Availability of Scientific Publications), Tổ chức của Thụy Điển
INFORM (International Network for Online Resources & Materials), và trường Đại học Y
tế công cộng tại Việt Nam. Kinh phí được tài trợ bởi Atlantic Philanthropies.


Các điều phối chương trình bao gồm anh Martin Belcher từ INASP, Tiến sĩ Martha
Garrett từ NFORM, và chị Nguyễn Hải Hà từ trường Đại học Y tế công cộng. Martin
Belcher và Rebecca Bailey phụ trách đào tạo về giáo dục học, thư viện học và quản lý.
Tiến sĩ Martha Garrett chịu trách nhiệm đào tạo về các nguồn thông tin trực tuyến. Chị
Hải Hà là điều phối quốc gia và lo tổ chức những vấn đề trong cả nước. Chị và tiến sĩ
Martha Garrett cũng đồng thời là những cố vấn cho các giảng viên chính trong cả nước,
và tới các đơn vị của nhóm giảng viên ít nhất hai lần trong suốt chương trình để quan sát
quá trình đào tạo của họ, đưa ra những hỗ trợ và khuyến nghị. Chị Shampa Nath, một
chuyên gia nhiều kinh nghiệm về sức khỏe quốc tế, đã tiến hành đánh giá sâu. Cô
Margaret Law, Phó giám đốc thư viện đại học, chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế tại Đại
học Alberta, Canada giảng về quảng bá thư viện trong kỳ họp tổng kết dự án. Xin cảm ơn
những phiên dịch xuất sắc đã hỗ trợ chúng tôi trong nhiều hội thảo khác nhau.

Mặc dù chương trình đã chính thức kết thúc, chúng tôi vẫn đang lập kế hoạch cho việc
tiếp tục ‘tiếp cận’ tới các mảng khác của lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Các giảng viên đều hi
vọng vào khả năng tiến hành tập huấn cho các bác sĩ và những người làm thực hành lâm
sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam.

ix

Thông tin liên lạc của nhóm giảng viên chính Việt Nam

Tên Đơn vị Địa chỉ e-mail

Nguyễn Hải Hà Đại học Y tế công cộng
Martin Belcher INASP, Anh/Thụy Điển
Martha J Garrett INFORM, Thụy Điển

Ngô Huỳnh Hồng Nga Trung tâm học liệu Cần Thơ



Nguyễn Thi Hải Yến Đại học Y Dược Cần Thơ

Lê Hoàng Mỹ Đại học Y Dược Cần Thơ

Trần Thanh Xuân Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh

Hồ Thông Minh Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh
;


Ngô Thị Nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ngonghiep @yahoo.com;


Lê Tố Hạnh Trung tâm học liệu Đà Nẵng

Trần Nữ Sơn Thi Đại học Y Huế
Nguyễn Hữu Châu Đức Đại học Y Huế

Tôn Nữ Phương Mai Trung tâm học liệu Huế
Võ Thúy Hoa Trung tâm học liệu Huế

Vũ Thị Yến Hồng Trung tâm học liệu Thái Nguyên
Nguyễn Hoài Nam Trung tâm học liệu Thái Nguyên

Nguyễn Thị Thu Hằng Đại học Y tế công cộng
Trần Thị Thu Vân Đại học Y tế công cộng
Pham Quynh Trang Đại học Y tế công cộng


Shampa Nath HealthLinks shampa.nath@googlemail.
com

Margaret Law Đại học Alberta, Canada

Rebecca Bailey INASP, Anh


x


1

Khám phá truy cập bạn đã có



Bạn là một cán bộ y tế ở Việt Nam. Vì bạn sống ở đây, chứ không phải ở một nước phát
triển cao nào khác, bạn có thể cho rằng mình ít có được các quyền truy cập vào những
thông tin chuyên ngành trực tuyến như sách điện tử, các hướng dẫn lâm sàng, các bài báo
nghiên cứu hay các tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế, nhờ một loạt các chương
trình quốc tế mà bạn được truy cập miễn phí tới rất nhiều những thông tin này.




Bạn là một cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam



Vô cùng nhiều các nguồn thông tin miễn phí, nhưng lại dễ bị bỏ qua

Rất khó để tính được giá trị của các nguồn thông tin trực tuyến miễn phí đối với những
cán bộ y tế như bạn, nhưng chắc chắn con số đó sẽ vượt hơn mức hàng triệu đô la mỗi
năm. Những nguồn thông tin này bao gồm hàng triệu bài báo toàn văn từ các tạp chí quốc
tế, hàng ngàn cuốn sách điện tử miễn phí trong lĩnh vực y học và sức khỏe, các hướng dẫn
lâm sàng phục vụ cho việc thực hành dựa trên bằng chứng, những tài liệu giảng dạy miễn
phí như các khóa học liệu mở hoặc các bài trình bài.

Tuy nhiên vấn đề ở đây lại nằm ở chỗ các thông tin chuyên ngành được miễn phí thường
bị “giấu” và có thể rất khó tìm, và vì thế mà chúng bị bỏ qua. Ở tất cả những nước
INFORM đã tổ chức hội thảo, học viên thường đến tham dự đào tạo trong tâm trạng hoài
nghi với suy nghĩ rằng các thông tin miễn phí chất lượng cao có thể có cho các cán bộ
trong ngành ở đâu đó, chứ không phải cho họ khi ở nước họ. Sau khi nghe được câu
chuyện có thật dưới đây, chúng tôi đã gọi hiện tượng này là “ngồi trên miệng giếng, phàn
nàn về việc thiếu nước”.


Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ….

“Everyday we hear people cry,
We’ve got no info, the well’s gone dry!

Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này.

2



Phiến đá ở sân làng: Câu chuyện về nguồn lực bị bỏ qua


Một ngôi làng có vấn đề nghiêm trọng về nước. Ngôi làng ở khá xa sông, nhưng nhiều
năm trước một trận lụt đã mở dòng chảy mới, chảy qua gần làng trước khi nhập lại vào
dòng sông cái. Thời gian trôi qua, nhánh sông này bị tắc, và nay dân làng phải mất rất
nhiều thời gian mỗi ngày để mang nước từ sông cái về. Tình trạng này không thể chịu nổi
và chính quyền đã muốn di dời ngôi làng. Giải pháp đào giếng cũng được đề ra, nhưng bị
bác bỏ do chi phí và cũng thực sự không cần thiết.



Một chuyên gia thủy văn được chính phủ cử đến để thảo luận với những người lãnh đạo
trong làng về vấn đề này. Hàng ngày chị đi bộ từ chỗ ở đến khu trụ sở của làng. Trên
đường đi, cô đi qua sân làng và thường dừng lại nói chuyện với dân làng, những người
đang ngồi đó bàn tán về chuyện thiếu nước. Một ngày nọ, khi đến sân, cô chú ý đến tảng
đá to nơi mọi người thường ngồi. Đó là một tảng bê tông tròn, bề ngang chừng 2m, cao
gần nửa mét. “Đây là cái gì ạ?”, cô hỏi một người dân.

“Ồ, đó chỉ là nơi chúng tôi hay ngồi nói chuyện thôi mà”- một người đàn ông trả lời.

“Nó ở đây lâu chưa ạ?”- cô tò mò.

“Nhiều năm rồi” – một trong những người phụ nữ đáp.

Cô chuyên gia thủy văn đề nghị được đưa tới gặp người cao tuổi nhất trong làng, một cụ
ông rất già. “Khi ông còn trẻ, phiến đá đó đã ở giữa làng chưa ạ?- cô hỏi.

“Ồ, không” ông cụ trả lời. “Khi tôi còn bé, có một cái hố ở đó, và bọn trẻ con bị cấm
không được phép lại gần. Rồi sau đó người ta mang thuyền chở tảng bê tông đó tới, và từ
đấy bọn trẻ con chúng tôi được phép chơi tại đây.”


Cô chuyên gia thủy văn đưa một nhóm những người tình nguyện khỏe mạnh trở lại sân
làng. Họ nhấc phiến bê tông sang một bên, và…đó chính là cái miệng giếng. Sâu dưới
lòng đất, họ tìm thấy một cái giếng hoàn hảo, chứa đầy nước sạch. Trong hơn một năm
qua, dân làng đã ngồi trên miệng một cái giếng và phàn nàn về việc thiếu nước.


3

Mối nguy hiểm của việc bỏ qua các cán bộ thư viện

Một câu hỏi thường gặp tại các hội thảo của INFORM là: “Tại sao các cán bộ thư viện
không nói cho chúng tôi biết cách để truy cập các nguồn thông tin trực tuyến phục vụ cho
công việc chuyên ngành?!”

Ồ, đôi khi cán bộ thư viện cũng không làm đúng với vai trò của mình trong trường hợp
này. Nhưng trong các trường hợp khác, họ cũng đã cố gắng để phổ biến thông tin về các
nguồn tin, nhưng người dùng tin lại không chịu lắng nghe.


Thông báo không được đọc: Câu chuyện về nguồn lực bị bỏ qua

Một giảng viên INFORM chuẩn bị tới một nước Châu Á. Đồng nghiệp đề nghị cô tới gặp
nhóm các nhà nghiên cứu vẫn phàn nàn về việc họ không truy cập được bất cứ tạp chí
nào. “Họ nói là họ chẳng có gì cả,”- người đồng nghiệp giải thích. “Tôi hợp tác nghiên
cứu với họ, và họ đã email cho tôi, đề nghị chuyển các bài báo cho họ qua đường fax.
Nhưng tôi không chắc lắm về quy định bản quyền, tôi cũng không muốn họ lệ thuộc vào
tôi về mặt tài liệu. Chị giúp tôi được không?”

Khi giảng viên đó tới nơi, cô đã gặp gỡ các cán bộ thư viện ở một vài trường đại học để
chuẩn bị cho hội thảo. Họ đã thảo luận về các cách truy cập thông tin hiện có tại các cơ sở

đào tạo ở nước này. Người giảng viên biết rằng một số các tạp chí có thể truy cập được
thông qua INASP/PERI, và các thư viện đã thiết lập một liên hiệp thư viện ở cấp quốc gia
để đăng ký mua các tạp chí khác cho toàn quốc.

Để chắc chắn là tất cả mọi người đều biết về những nguồn thông tin giá trị này, liên hiệp
đã gửi cho các đơn vị những thông báo được in trên giấy vàng chóe để mọi người khó có
thể bỏ qua!

Sau khi kết thúc hội thảo, người giảng viên liên hệ với nhóm nghiên cứu và hẹn gặp họ.
Cuộc gặp bắt đầu bằng việc các nhà nghiên cứu thi nhau phàn nàn về việc họ không truy
cập được vào các tạp chí. Giảng viên không tranh cãi với họ mà chỉ thuyết phục họ ngồi
vào máy tính, hướng dẫn họ vào trang của INASP và chỉ cho họ thấy rằng cơ quan họ có
thể truy cập được hàng ngàn tạp chí hàn lâm thông qua PERI nếu như họ đăng ký.

Mặc dù vui vẻ học, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có điều bực mình. “Chúng tôi không
sao hiểu nổi mấy cô thủ thư?”, một nghiên cứu viên phàn nàn trong phòng học, “Họ giúp
sắp xếp tất cả các truy cập này, nhưng lại không cho ai biết là sao?”

Ngay lập tức, giảng viên INFORM nhìn xuống mặt bàn của nhà nghiên cứu đó và thấy
nằm trên đống giấy tờ là bản hướng dẫn màu vàng chói- tờ thông báo từ liên hợp thư viện!
Cô nhặt tờ giấy lên, đưa cho nhà nghiên cứu. Anh này có vẻ rất ngạc nhiên nhưng cũng
bắt đầu đọc nó.

Một phút sau, nhà nghiên cứu ngẩng lên và nói với một nụ cười trên môi: “Hmmmm… có
lẽ chúng tôi nên thôi ca cẩm về việc thiếu truy cập mà nên bắt đầu nói chuyện với các thủ
thư của mình và đọc những thông tin mà họ gửi đến cho chúng tôi”.

4

Mối nguy hiểm của việc không đến thăm các thư viện


Ở Thụy Điển, chúng tôi vẫn thường nói “Hãy đào chính nơi mình đứng”. Câu này rất phù
hợp khi áp dụng trong tìm kiếm thông tin chuyên ngành. Các thư viện y tại địa phương
của bạn là nơi đầu tiên bạn nên bắt đầu tìm kiếm. Lẽ tất nhiên, thư viện là nơi bạn có thể
tìm đọc được những cuốn sách và các tạp chí in. Không những thế, các thư viện tại địa
phương của bạn còn có thể là chỉ dẫn quan trọng tới các nguồn thông tin trực tuyến, bao
gồm cả các tạp chí điện tử. Thậm chí nếu bạn không thuộc một trường đại học nào, bạn
vẫn có thể sử dụng các dịch vụ của thư viện địa phương được.


Các tạp chí bị “giấu”: Câu chuyện về những nguồn tin bị bỏ qua

Chương trình HINARI được bắt đầu vào năm 2000, nhằm cung cấp truy cập tới tạp chí
cho nhiều quốc gia. Chẳng bao lâu sau đó, một bác sĩ nhi khoa từ một trong các nước mới
tách ra độc lập của Liên Xô cũ tham gia học một khóa đào tạo của INFORM tại Thụy
Điển và được học về HINARI. Khi về nước, chị đã liên lạc với thư viện ở cơ quan mình-
một trong những trường đại học y hàng đầu của cả nước- và đăng ký để có được tên truy
cập và mật mã khai thác HINARI. Đồng thời, chị cũng thông báo cho các đồng nghiệp của
mình biết và họ đã khai thác rất hiệu quả các tạp chí điện tử của HINARI.

Tuy nhiên, đất nước đó càng ngày càng phát triển và chẳng bao lâu họ không còn nằm
trong diện được truy cập miễn phí vào HINARI nữa. Trước thực tế không còn khai thác
được 100 tạp chí hàng đầu về nhi khoa qua HINARI như trước, các bác sĩ nhi tại trường
đại học cảm thấy nản. Giờ đây họ chỉ đọc được những tạp chí truy cập mở (miễn phí với
tất cả mọi người) nhưng thậm chí cũng chỉ tìm được vài nhan đề vì không biết phải tìm
chúng ở đâu.

Cuối cùng nhóm đã liên lạc với INFORM và tổ chức một hội thảo kéo dài trong 2 ngày
chỉ tập trung duy nhất vào các tạp chí truy cập mở.


Đêm trước khi đi đào tạo, người giảng viên của INFORM quyết định sẽ kiểm tra trang
web của trường đại học y nói trên. Mặc dù tất cả đều bằng một thứ ngôn ngữ mà chị
không biết, chị đã chọn ra những từ về thư viện (và nháy chuột vào), về các nguồn tin điện
tử (nháy chuột vào), các tạp chí điện tử (nháy chuột!). Kết quả hiện ra một danh sách các
tạp chí điện tử được thư viện đăng ký thông qua một hiệp hội quốc gia. Danh sách này
gồm hàng ngàn tạp chí, trong đó có hơn 100 tạp chí hàng đầu về nhi khoa.

Ngày hôm sau, tại trường đại học y có khoảng 30 bác sĩ nhi tập trung để tham dự hội thảo.
Câu đầu tiên mà giảng viên nói là: “Xin lỗi các bạn, nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm. Tại sao
các bạn lại nói rằng các bạn không có tạp chí nào? Thế hàng ngàn tạp chí y- bao gồm cả
những tạp chí về nhi khoa- mà thư viện các bạn mua và để trực tuyến thì sao?

Đáp lại là sự im lặng đến sững sờ của các bác sĩ. Không ai trong số những người ngồi đó
đến thư viện trong vòng 2 năm trở lại đây, dù là đến trực tiếp hay ghé thăm website.
Không ai tìm hiểu xem thư viện cung cấp những nguồn thông tin trực tuyến nào.

Đừng chỉ ngồi trên miệng giếng phàn nàn về việc không có nước!

Thư viện “đóng” và câu chuyện về các nguồn tin bị bỏ qua

5


Một giảng viên INFORM được cử tới một đất nước Châu Á để làm việc với các tổ chức
phi chính phủ đang tiến hành các dự án giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong khu vực.
Tất cả các NGOs đều có máy tính nối mạng Internet, nhưng họ không biết cách tìm kiếm
thông tin liên quan đến công việc của mình. Đó cũng là lý do họ mời INFORM tới tổ chức
hội thảo để hướng dẫn.

Do nước này không đăng ký HINARI nên hội thảo tập trung vào các nguồn thông tin như

các bài tạp chí miễn phí, sách điện tử miễn phí, và các tài liệu từ WHO. Hội thảo cũng
giới thiệu về dịch vụ cung cấp tài liệu miễn phí của chương trình K4Health. Các học viên
cảm thấy rất hào hứng với các nguồn này, nhưng vẫn chưa thoải mái vì họ không truy cập
được vào các tạp chí qua HINARI. “Có cách nào khác để chúng tôi có thể đến được các
tạp chí này không ạ?” họ hỏi.


Giảng viên INFORM suy nghĩ chừng một phút rồi đáp: “Chúng ta đang ở trung tâm của
một thành phố lớn, thủ đô của một bang lớn. Ở đây chắc hẳn phải có một trường đại học
nào đó, phải không nào?

“Ồ, có chứ,”, các học viên nói. “Nhưng chúng tôi không thuộc khối hàn lâm. Chúng tôi
làm việc cho các NGOs, vì thế chúng tôi không thể sử dụng các nguồn thông tin ở các thư
viện tại đó được.”

“Hmm. Thử xem nào,”, giảng viên nói. Rồi cô lên mạng, vào trang web của trường đại
học, nháy chuột vào đường liên kết dẫn tới thư viện, và tìm thấy một thông báo như sau:
“Các đối tượng không thuộc trường đại học nhưng có mong muốn được sử dụng các
nguồn thông tin tại thư viện có thể đăng ký thẻ mượn bạn đọc ngoài, cho phép truy cập tới
tất cả các nguồn thông tin tại đây. Mẫu đăng ký có trực tuyến, và phải được nộp lại cho
cán bộ thư viện.”

“Ồ,” giảng viên nói “Có vẻ ở đây các bạn có một thư viện rất thân thiện đấy! Các bạn nên
đến đó và đăng ký thẻ mượn bạn đọc ngoài đi thôi.”

“Không đâu“, một học viên nói, “Chỉ phí thời gian thôi mà. Họ không chịu hỗ trợ chúng
tôi đâu. Họ sẽ chẳng bảo giờ cấp thẻ cho những đối tượng như chúng tôi.”

Đúng lúc đó, một học viên khác, trông có vẻ rất ngượng ngùng, lôi từ trong ví ra một
chiếc thẻ, chính là chiếc thẻ mượn dành cho bạn đọc ngoài của thư viện trường đại học đó

và nói rằng anh ta có nó đã khá lâu rồi. (Anh ta chỉ không nói vì sao anh ta lại không bảo
cho các đồng nghiệp của mình trong mạng lưới NGO về nguồn lực tại chỗ tuyệt vời này
mà thôi!)

6

Vấn đề với Google

Rất nhiều cán bộ y tế vào Google khi họ cần thông tin. Tiếc rằng Google lại thường bỏ
qua những nguồn tốt nhất. Ngay cả những người không tin là những thông tin họ cần có
thể tìm được qua Google vẫn quay lại tìm kiếm trong Google chỉ bởi vì họ cảm thấy thoải
mái ở đó, và vì họ thấy hoảng khi mò mẫm trong những vùng đất chưa được khám phá
trên Internet. Dưới đây là một câu chuyện mô phỏng theo chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của
Mulla Nasrudin, minh họa cho vấn đề này.


Chìa khóa bị đánh mất

Một người phụ nữ đang đi bộ về nhà trong đêm. Khi gần đến khu mình ở, cô nhìn thấy có
một bóng người đang bò loanh quanh trên nền đất, trong quầng sáng ngay phía dưới cây
đèn đường. Thoạt tiên cô cảm thấy hoảng sợ, nhưng rồi nhận ra đó chính là người hàng
xóm ở nhà bên. Vì vậy, cô đã dừng lại hỏi xem anh ta đang làm gì. “Tôi đang tìm chùm
chìa khóa của mình”, anh hàng xóm trả lời. “Tôi đã làm rớt chúng.”


“Để tôi giúp anh tìm!”. Nói rồi cô đi quanh quầng sáng của ánh đèn đường, tìm chùm chìa
khóa, nhưng không thấy gì. Vài phút sau, cô quay lại phía anh hàng xóm của mình. Anh
này vẫn đang bò và lần sờ quanh khu đó.

“Tôi chẳng thấy chúng đâu”, cô than thở, “Anh có chắc anh làm rớt ở chỗ này không?”


“Không, không!”, anh hàng xóm đáp. “Tôi làm rớt ở đằng kia.” Rồi anh chỉ tay vào chỗ
bóng tối nằm ngoài quầng sáng của chiếc đèn đường.

“Nhưng….nhưng….vậy sao anh lại tìm ở đây?” người phụ nữ hỏi với vẻ bối rối

“Bởi vì chỉ chỗ này mới có ánh đèn mà thôi!“ anh hàng xóm giải thích.



Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ….

“Most people look in the places they know
Out in the darkness they’re frightened to go”

Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này.

7

Phát triển kỹ thuật tìm kiếm và kỹ năng máy tính

Khi tìm kiếm thông tin, bạn sẽ muốn làm sao để việc tìm kiếm của mình vừa nhanh gọn
(không đòi hỏi quá nhiều thời gian hay công sức) và vừa hiệu quả (tìm kiếm được những
thông tin hữu ích). Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có những kỹ thuật tìm
kiếm tốt cũng như những kỹ năng máy tính phù hợp, và cả sự tập luyện rất cần mẫn nữa!

Các kỹ thuật tìm tin cần rèn luyện

 Thử các công cụ và các nguồn thông tin khác nhau:
Mỗi khi bạn thực hiện việc tìm tin trực tuyến, công cụ hoặc nguồn thông tin hữu dụng

nhất cho việc tìm kiếm đó có thể là một công cụ tìm tin, một thư mục, một thư viện số,
một cơ sở dữ liệu hoặc một mục lục tra tìm trên máy (OPAC) - tất cả đều được mô tả
trong tài liệu này. Không có một công cụ nào hay một nguồn tài nguyên thông tin nào
luôn giữ vị trí số 1 cả! Hãy suy nghĩ về những gì bạn đang tìm kiếm và bắt đầu bằng việc
sử dụng những gì mà bạn tin là thích hợp nhất nhưng cũng đừng quên thử những phương
tiện/nguồn tin khác nữa.

 Thử các phép tìm kiếm nâng cao
Nhiều nguồn thông tin trực tuyến cho phép tìm kiếm nâng cao. Thử sử dụng nó luôn là
một ý hay vì bạn có nhiều khả năng hơn trong việc xây dựng cụm từ tìm kiếm.

 Dành thời gian ghi chú một cách cẩn thận
Nếu bạn không thể tài tài liệu trực tiếp về máy tính của mình, đừng quên lấy các thông tin
thư mục của tài liệu đó để có thể tìm theo cách khác. Hãy đọc chương nói về các trích dẫn
để xem bạn sẽ cần phải lấy được những chi tiết nào. Viết những thông tin thư mục này
một cách cẩn thận và không dùng những từ viết tắt do bạn tự tạo ra.

 Đọc các hướng dẫn hoặc thử nghiệm
Không phải tất cả các nguồn thông tin đều giống nhau. Bạn có thể hình dung một hệ thống
hoạt động như thế nào bằng cách thử nghiệm hoặc đọc cách hướng dẫn. Trong một số
trường hợp, thậm chí bạn còn tìm được tài liệu hướng dẫn trực tuyến, cho phép bạn từng
bước thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin.

 Cuộn, nháy chuột, cuộn, nháy chuột, cuộn, nháy chuột
Khi vào một trang web mới, hãy nhớ rằng đôi khi cái bạn cần lại nằm tận cuối trang đó
hoặc trên một trang khác. Điều đó có nghĩa là bạn phải di chuyển loanh quanh. Cuốn
xuống tận phía cuối trang. Nháy chuột vào một chỗ nào đó và xem nó sẽ dẫn bạn tới đâu.
Cuộn, nháy chuột! Nháy chuột, cuộn!

 Lưu các tài liệu ở dạng số

Bạn có thể lưu phần lớn các tài liệu trực tuyến vào máy tính hoặc thẻ nhớ USB hoặc một
thiết bị lưu trữ khác. Nhiều tài liệu ở dạng pdf, nhưng cũng có những tài liệu khác dạng
Word, Powerpoint (PPT), hoặc là toàn bộ các trang Web.

 Tận dụng các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo
Phần mềm quản lý tài liệu tham khảo giúp xác định, thu thập và quản lý các thông tin thư
mục. Hãy kiểm tra xem tại cơ quan hay tổ chức của bạn có sẵn phần mềm quản lý tài liệu
tham khảo nào không, hoặc hãy thử một trong những phần mềm được cung cấp miễn phí.
Nếu dành thời gian để sử dụng một chương trình quản lý tài liệu tham khảo, sau này bạn

8

có thể tiết kiệm được rất nhiều ngày làm việc. Chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn trong chương
về tìm kiếm và lưu trữ thông tin,

 Duy trì một thư mục các đường dẫn ưa thích
Hãy tận dụng chức năng Favorites trên Internet Explorer (hoặc Bookmarks trong Mozilla
Firefox) để khỏi phải nhập lại các địa chỉ. Khi đã có một tập hợp các địa chỉ, bạn cũng có
thể chuyển chúng sang các máy tính khác. Trong chương về khai thác WWW có hướng
dẫn cụ thể. Một cách khác là bạn có thể vào Google, tìm ‘online favorites’ hoặc ‘online
bookmarks’ để tìm thấy các hệ thống miễn phí cho phép bạn có được tập hợp các đường
dẫn ưa thích của mình từ bất kỳ máy tính nào.

 Ghi chép các lần tìm kiếm
Bạn nên ghi lại quá trình tìm kiếm, liệt kê những nơi đã tìm, những lệnh tìm đã thực hiện.
Ghi lại ngày tháng, nguồn tin, các lệnh tìm và các trường đã dùng cũng như kết quả. Việc
ghi chép này sẽ giúp bạn không bỏ sót những nguồn quan trọng cũng như đảm bảo rằng
bạn sẽ không mất thời gian làm lại những phép tìm đã làm trước đó.




Tìm kiếm thông tin cũng giống như thành thạo một nhạc cụ. Cần phải tập luyện!

 Biết khi nào nên dừng, dành thời gian đọc!
Khi mới bắt đầu, mỗi tìm kiếm đều cho bạn những tài liệu mới. Tuy nhiên, sau một lúc,
bạn sẽ chỉ tìm thấy những tài liệu đã biết cộng thêm một vài cái khác tương đối liên quan.
Đó là lúc nên dừng lại, thu nhận các tài liệu và đọc chúng (thậm chí là đọc đi đọc lại!).
Đừng tiếp tục tìm chỉ bởi vì bạn lo bạn có thể bị sót điều gì. Không có cách nào để có thể
tìm được tất cả các tài liệu đã được xuất bản về một chủ đề cụ thể nào cả.

 Nếu mọi việc không chạy, hãy thông báo đến đúng đối tượng
Con người đôi khi làm những việc rất lạ lùng. Lấy ví dụ, họ vào một trang web mà họ
nghĩ là có thể tìm được thông tin. Họ thử tìm trong đó và phát hiện ra rằng nó không hoạt
động. Và họ bắt đầu phàn nàn- với gia đình, với bạn bè, với đồng nghiệp của họ, và thậm
chí, với cả những người lạ, nhưng họ lại không liên hệ với những người đang quản lý
trang web đó!

Nếu bạn cố gắng sử dụng một nguồn tin trực tuyến và nó không chạy tốt, hãy gửi thư điện
tử tới những người quản lý web hoặc một ai đó chịu trách nhiệm ở đó, nói cho họ biết về
vấn đề bạn đã gặp phải. Nếu có thể, hãy gửi kèm ảnh của màn hình để minh họa cụ thể
khó khăn của bạn. Chụp ảnh màn hình rất đơn giản. Trong chương về các nguồn thông tin
hỗ trợ giảng dạy ở phần sau của cuốn sách này có hướng dẫn cách làm và sử dụng chúng.

9



Những người dùng im lặng: Câu chuyện về tầm quan trọng của việc đưa
thông tin phản ánh


Trong một thời gian dài, rất khó để những người sử dụng chương trình HINARI của Tổ
chức Y tế thế giới có thể lọc được những bài báo mà họ có thể lấy được toàn văn miễn phí
trong Medline/PubMed.

Thoạt tiên, người dùng phải đăng nhập vào HINARI trên trang của WHO bằng tên và mật
khẩu của họ, rồi nháy chuột vào đường dẫn tới Medline/PubMed. Sau đó, tại PubMed, họ
phải tạo các lệnh tìm với “bộ lọc kép” để chỉ ra rằng họ chỉ muốn nhận được các tài liệu
vừa được cung cấp miễn phí qua HINARI, vừa được cung cấp miễn phí tới tất cả mọi
người. Lấy ví dụ, để tìm các bài toàn văn miễn phí về malaria, họ phải nhập:

malaria AND (loprovhinari[sb] OR free full text[sb])

Vào giữa tháng 3 năm 2006, Thư viện Y học Hoa Kỳ (NLM) đã áp dụng một bộ công cụ
hạn chế mới cho Medline/PubMed. Khoảng một tháng sau đó, một số nhà nghiên cứu
Châu Phi tới thăm INFORM. Họ chưa từng nghe về HINARI, vì thế một giảng viên đã
ngồi vào máy tính và hướng dẫn họ cách khai thác Medline/PubMed qua HINARI. Nhưng
khi cô nhập bộ lọc kép thì máy tính hiện ra một thông báo rằng hệ thống không nhận diện
được loprovhinari[sb]. Điều đó có nghĩa là người dùng HINARI không thể lọc để lấy
được các bài báo do HINARI cung cấp miễn phí cho họ!

Giảng viên INFORM đã gửi thư cho NLM và nhận được phản hồi ngay. Người trả lời xin
lỗi về vấn đề trên và giải thích rằng PubMed không nhận bộ lọc HINARI vì toàn bộ hệ
thống đã có thay đổi từ mấy tuần trước đó.

Một điều lạ là trước đó chưa hề có ai phàn nàn. Lá thư thông báo lỗi của INFORM là cái
đầu tiên NLM nhận được. Trong hơn một tháng, tại hàng ngàn trường đại học đăng ký sử
dụng HINARI trên toàn thế giới, mọi người đều nhận được thông báo rằng bộ lọc của
HINARI không được nhận diện, vậy mà họ chỉ chấp nhận hoàn cảnh mà thôi! Không hề
có ai viết thư cho NLM để thông báo về vấn đề này cả!





Nếu một nguồn tin có trục trặc, hãy gửi thư báo lỗi!
Nếu những người quản lý nguồn tin không biết là bạn đang gặp vấn đề, họ sẽ không
thể khắc phục nó.

×