Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.87 KB, 76 trang )

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Tác giả

LÂM THỊ THANH LOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và Vi sinh thực phẩm

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011
i


LỜI CÁM ƠN
Con xin cám ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi nấng và tạo điệu kiện cho con ăn
học đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô Khoa Công nghệ
thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và
truyền đạt cho em nhiều kiến thức trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin gửi lời
cám ơn chân thành nhất đền thầy Huỳnh Tiến Đạt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập.
Để thực hiện được tốt lần thực tập này, tôi xin chân thành cám ơn đến Ban
Giám Đốc công ty Đường Biên Hòa đã đồng ý cho tôi thực tập tại phân xưởng, đến
Phó quản đốc phân xưởng, các trưởng ca và các cô chú công nhân đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong bước đầu làm quen với hoạt động sản xuất thực tế.


Cám ơn tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong những khó khăn của quá
trình học tập và trong thời gian thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lâm Thị Thanh Loan

ii


TÓM TẮT
Đề tài “KHẢO SAT QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG TNH LUYỆN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA”, nhằm hiểu rõ về quá trình sản xuất
đường tinh luyện để củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với môi trường sản xuất
trên thực tế.
Thời gian thực tập từ 24/02/2011 đến 12/07/2011, tại Công ty cổ phần Đường
Biên Hòa ngụ tại Đường 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát
triển của công ty, các sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng, các hệ thống quản lý
chất lượng và quy trình xử lý nước thải tại công ty. Từ đó hiểu rõ quy định sản xuất tại
công ty và đưa ra nhận định của bản thân về tình hình phát triển của công ty.
Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện bao gồm tìm hiểu về
nguyên liệu, về mục đích, yêu cầu, cách vận hành của từng công đoạn trong quy trình
và tìm hiểu các thiết bị sản xuất trong phân xưởng. Từ đó nắm rõ quy trình và hiểu
được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất dây chuyền và chất lượng thành phẩm.
Sau gần 5 tháng thực tập tại công ty, tôi đã nắm rõ được quy trình sản xuất
đường tinh luyện. Đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp, làm quen với môi
trường thực tế, tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất để tạo nền tảng vững chắc cho bản
thân, tạo điều kiện thuận lợi trước khi ra trường đi làm.


iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa khóa luận .............................................................................................. i
Lời cám ơn ........................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mục lục ...............................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................vi
Danh sách các bảng ...........................................................................................vii
Danh sách các hình ............................................................................................vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Vị trí địa lý, sự thành lập phân xưởng đường luyện ................................................. 3
2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ................................................................................ 5
2.3 Các sản phẩm của công ty ........................................................................................ 5
2.4 Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty .................................................................. 6
2.4.1 ISO 9002:1994 ....................................................................................................... 6
2.4.2 ISO 9001:2000 ....................................................................................................... 7
2.5 Xử lý nước thải, khói bụi và chất thải rắn ................................................................ 9
2.5.1 Xử lý nước thải ...................................................................................................... 9
2.5.2 Xử lý khói và bụi ................................................................................................... 9
2.5.3 Xử lý chất thải rắn ............................................................................................... 10
2.6 Cơ sở khoa học cho quy trình sản xuất đường tinh luyện ...................................... 11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................. 12
3.1 Nội dung ................................................................................................................. 12

3.2 Phương pháp ........................................................................................................... 12
3.3 Các thuật ngữ dùng trong ngành đường ................................................................. 12
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 14
iv


4.1 Quy trình sản xuất .................................................................................................. 14
4.2 Nguyên liệu ............................................................................................................. 14
4.2.1 Nguyên liệu chính ................................................................................................ 14
4.2.2 Nguyên liệu phụ .................................................................................................. 15
4.2.2.1 Vôi .................................................................................................................... 16
4.2.2.2 Than hoạt tính ................................................................................................... 16
4.2.2.3 Bột trợ lọc ......................................................................................................... 17
4.2.2.4 Nhựa trao đổi ion .............................................................................................. 17
4.2.2.5 Muối Natri Clorua ............................................................................................ 18
4.2.2.6 Acid Clohydric ................................................................................................. 18
4.2.2.7 Natri hydroxit ................................................................................................... 18
4.2.2.8 Enzyme termamyl ............................................................................................. 18
4.3 Thuyết minh quy trình ............................................................................................ 19
4.3.1 Quá trình nhập liệu và xử lý nguyên liệu ............................................................ 20
4.3.2 Công đoạn làm aff - hóa chế ................................................................................ 20
4.3.2.1 Làm aff (affination) .......................................................................................... 20
4.3.2.2 Quá trình gia vôi và cacbonat hóa .................................................................... 23
4.3.2.3 Quá trình than hóa ............................................................................................ 27
4.3.2.4 Quá trình trao đổi ion ....................................................................................... 29
4.3.2.5 Các quá trình lọc ............................................................................................... 31
4.3.3 Công đoạn nấu đường – bồi tinh ......................................................................... 33
4.3.3.1 Lý thuyết nấu đường ......................................................................................... 34
4.3.3.2 Quá trình nấu đường tại nhà máy ..................................................................... 37
4.3.3.3 Bồi tinh ............................................................................................................. 40

4.3.4 Ly tâm .................................................................................................................. 41
4.3.5 Sấy – phối trộn - ổn định trong silo – sàng phân loại – bao gói thành phẩm ...... 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 48

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ISO: International Organization for Standardization
BVQA: Bureau Veritas Quality International
IQC: International Quality Center
QC: Quality Control
CCR: Control Center Room
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ Tài nguyên môi trường
Pol: Polarity
AP: Apparent Purity (Tinh độ biểu kiến)
ICUMSA: International Commission For Uniform Methods of Sugar Analysis

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 4.1 Chỉ tiêu cảm quan của đường thô ................................................................. 15
Bảng 4.2 Chỉ tiêu hóa lý của đường thô ....................................................................... 15
Bảng 4.3 Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của than hoạt tính ......................................... 16
Bảng 4.4 Các yêu cầu kỹ thuật của bột trợ lọc Kenit 700 ............................................ 17
Bảng 4.5 pH và nhiệt độ trong quá trình gia vôi và cacbonat hóa ............................... 25
Bảng 4.6 Thông số AP của quy trình nấu đường 7 hệ ................................................. 38

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty ..................................................................................... 5
Hình 2.2 Các sản phẩm đường Biên Hòa ...................................................................... 6
Hình 2.3 Sơ đồ xử lý nước thải tập trung .................................................................... 10
Hình 3.1 Qui trình sản xuất đường tinh luyện ............................................................. 19

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tổng hợp kiến thức đã học tại trường để giải
quyết các vấn đề thực tế tại các cơ quan, nhà máy chế biến thực phẩm. Việc tham gia
trực tiếp sản xuất để khảo sát từng công đoạn của quy trình sẽ giúp cho sinh viên tiếp
thu được những kinh nghiệm từ thực tế.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành công nghiệp Việt Nam đang
từng bước chuyển mình, nhằm tìm hướng đi mới để tăng khả năng hội nhập với các

nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những số đó, ngành công nghiệp chế
biến đường cũng đang chứng tỏ khả năng hội nhập của mình, phát triển nhanh
chóng,cơ giới hóa và tự động hóa được đua vào sử dụng rộng rãi trong các nhà máy
đường từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh và
khả năng mở rộng thị trường thì vấn đề chất lượng đang được quan tâm hàng đầu.
Chính vì vậy, công nghệ chế biến đường không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thô, chất
lượng thấp mà ngày nay ngành công nghiệp sản xuất đường đã phát triển nhanh chóng
đưa ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của cả thị trường trong nước và
ngoài nước. Vì vậy tham gia trực tiếp và khảo sát quy trình sản xuất đường tinh luyện
tại công ty cổ phần Đường Biên Hòa đáp ứng được yêu cầu của thực tập tốt nghiệp.
Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo công ty cổ phần đường Biên Hòa và Ban chủ
nhiệm khoa Công Nghệ Thực Phẩm cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy Huỳnh
Tiến Đạt và các cán bộ kỹ thuật tại Phân xưởng đường, chúng tôi thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA”
1


1.2 Mục tiêu đề tài:
Khảo sát quy trình sản xuất đường tinh luyện từ đường thô nguyên liệu tại công
ty cổ phần Đường Biên Hòa, nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng đường thành phẩm.
1.3 Yêu cầu
Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Đường Biên Hòa nói
chung và phân xưởng đường luyện nói riêng.
Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống xử lý nước thải đang được áp
dụng tại công ty.
Khảo sát quy trình sản xuất đường tinh luyện từ khâu nguyên liệu đến khâu
thành phẩm.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Vị trí địa lý, sự thành lập phân xưởng đường luyện:

Công ty cổ phần Đường Biên Hòa có tên giao dịch quốc tế “Bien Hoa Sugar
Joint Stock Company, viết tắt là BSJC”.
Công ty cổ phần đường Biên Hòa đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh
Đồng Nai. Với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km về ohia Đông Bắc, cảng
Cogido, cảng Đồng Nai, cảng Bình Dương khoảng 1,5 km và nằm ngay trên quốc lộ I
nên rất thuận lợi trong lưu thông đường bộ và đường thủy.
Công ty có diện tích đất sử dụng 198,245 m2 và tổng số lao động hơn 730 người.
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực: đường thô, đường luyện
các loại và các dịch vụ cho thuê kho bãi…
Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc chí Nam và 3 chi nhánh: Đà nẵng,
TP.HCM và Cần Thơ. Công ty luôn đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, có 3
nhóm khách hàng chính của công ty là người tiêu dùng, khách hàng công nghiệp như
Vinamilk, Nestle, Coca-Cola và nước ngoài như Indonesia, Malaysia, Phillipine…
Với tiền thân là nhà máy DOFITEX được thành lập năm 1962 chuyên sản xuất
các loại chỉ sợi, vải đay và bao đay. Năm 1969 nhà máy lọc đường được xây dựng và
đi vào hoạt động vào năm 1971. Thiết kế ban đầu 60.000 tấn đường luyện/năm, sau
khi mở rộng nâng công suất lên 300 tấn đường thành phẩm/ngày tương ứng 85.000 tấn
đường/năm. Với sản lượng này so với các công ty trong nước thì quy mô của công ty
chỉ đạt mức vừa và nhỏ. Tuy nhiên công ty hiện đang là công ty sản xuất đường tinh
luyện với sản lượng lớn trong cả nước và sản xuất quanh năm theo đơn đạt hàng chứ
không phải chỉ theo vụ mùa như những công ty đường mía khác.


3


Đường tinh luyện được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị đồng bộ do Công ty
Toyomenka Kaisha – Japan cung cấp. Các thiết bị được chế tạo bởi các nhà thầu phụ nổi
tiếng như Hitachi, Tsukishima Kikai, Mitsui, Kubota, Brotherhood, Hokushin, Ebara,
Mogensen và JMB với nguyên liệu chính được sử dụng là đường thô sản xuất từ mía.
Năm 1997, công ty đã thành lập và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất đường
thô Tây Ninh. Đến tháng 4/2001, cổ phiếu của công ty cổ phần đường Biên Hòa và
được giao dịch trên sàn.
Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành đường có sản phẩm được bình
chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục trong 10 năm qua, sản phẩm đường túi
đạt giải thưởng “Đảm bảo chất lượng vệ sinh An toàn Thực phẩm” do mạng thương
hiệu Việt kết hợp với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức vào tháng 8/2006.
Công ty luôn có những chính sách để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất
kinh doanh. Công ty đã đầu tư lò hơi đốt than với công suất 30 tấn hơi/giờ và đã đi vào
hoạt động với mục đích giảm chi phí năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường, mở rộng thương hiệu. công ty đã dựng và
phát triển cụm chế biến đường phía tây sông Vàm Cỏ Đông, chủ động nguyên liệu đủ
khả năng cung ứng ra thị trường 100.000 tấn đường/năm. Bên cạnh đó , công ty cũng
đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cồn, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong và ngoài
nước. Ngoài ra, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để quản lý công ty
theo hệ thống, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.
Với những nỗ lực và thành quả đã đạt được, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa
đã được nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” vào
cuối năm 2000. (Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, 2009)
Chỉ trong vòng 40 năm kinh nghiệm mà công ty cổ phần đường Biên Hòa đã có
được nhiều bước phát triển, hệ thống công ty rộng lớn. Công ty có một lợi thế so với
các nhà máy đường khác là sản phẩm đường tinh luyện của công ty được sản xuất

quanh năm, trong khi đó các công ty khác do sử dụng chung nguồn năng lượng từ lò
hơi đốt bằng bã mía nên chỉ sản xuất theo vụ mùa và tồn trữ sản phẩm. Vì vậy, sản
phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu về thời hạn sản xuất. Bên cạnh đó, sản phẩm
của công ty có độ tinh khiết cao, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính,
dặc biệt là các nhà máy dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
4


2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
2.3 Các sản phẩm của công ty
Các sản phẩm của đường Biên Hòa luôn tự hào là sản phẩm sử dụng công nghệ
sạch, không có hóa chất vừa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng vừa đáp ứng yêu
cầu của các nhà công nghiệp thực phẩm khi sử dụng đường tinh luyện làm nguyên liệu.
Đây cũng là lý do mà sản phẩm đường Biên Hòa đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện
nay (độ Pol: 99,9%). Sản phẩm đường tinh luyện của của công ty khá đa dạng đáp ứng
được nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Các sản phẩm của công ty được trình bày
ở hình 2.2.

5


Hình 2.2: Các sản phẩm đường Biên Hòa
2.4 Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty
Từ tháng 2/1999 công ty được đơn vị tư vấn trong nước IQC hướng dẫn áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng và được tổ chức cấp chứng nhận BVQI công nhận
đạt yêu cầu ISO 9002:1994 vào tháng 3 năm 2000 và đến năm 2004 được tái đánh giá
và cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hiện
nay, công ty được cải tiến và áp dụng ISO 9001: 2008.

2.4.1 Tiêu chuẩn ISO 9002:1994
Tiêu chuẩn này được áp dụng để thể hiện năng lực của nhà cung ứng trong việc
cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu thiết kế đã lập.
Các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn này nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách
phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến dịch vụ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống:
- Khi các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm đã công bố dưới dạng thiết kế hay
quy định kỹ thuật.
- Tạo lòng tin của khách hàng thông qua việc thể hiện năng lực của nhà cung
ứng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
6


2.4.2 Tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi
một tổ chức:
Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
Nhằm để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu
lực hệ thống, bao gồm các các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự
phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định được áp dụng
Chú thích: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "sản phẩm" chỉ áp dụng cho sản
phẩm nhằm cho khách hàng hoặc khách hàng yêu cầu
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm để áp dụng cho
mọi tổ chức không phân biệt vào loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp.
Khi có yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất
của tổ chức và sản phẩm của mình, có thể xem xét yêu cầu này như một ngoại lệ.
Khi có ngoại lệ, việc được công bố phù hợp với tiêu chuẩn này không được
chấp nhận trừ phi các ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều 7, và các ngoại lệ
này không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp

các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu thích hợp.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, và
ISO 9003:1994 đưa ra các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng, là tiêu chí cho
việc xây dựng, áp dụng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò của ISO
9001:2000 trong các bộ tiêu chuẩn không thay đổi nhưng một số nội dung được đưa
thêm và đặc biệt cấu trúc của tiêu chuẩn đã thay đổi hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũ gồm 20
điều khoản riêng biệt không thể hiện rõ và dễ hiểu cho người sử dụng chúng. Tiêu
chuẩn mới gồm 8 điều khoản với nội dung đễ hiểu và logic hơn, trong đó 4 điều khoản
cuối đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng, áp dụng
và đánh giá.
So với phiên bản cũ, phiên bản mới có những thay đổi chính sau đây:
1. Khái niệm sản phẩm và/hay dịch vụ được định nghĩa rõ ràng. Trong phiên
bản cũ, khái niệm này chỉ được hiểu ngầm.

7


2. Đưa vào khái niệm tiếp cận quá trình và được coi là một trong những
nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng. Tất cả hoạt động chuyển đổi yếu tố đầu vào
thành yếu tố đầu ra được coi là một quá trình. Để hoạt động có hiệu quả. doanh nghiệp
phải biết nhận dạng và điều hành nhiều quá trình liên kết nhau.
3. Số lượng qui trình yêu cầu giảm còn 6, bao gồm: Nắm vững công tác tài liệu;
Nắm vững việc lưu trữ hồ sơ, văn thư; Công tác đánh giá nội bộ; Nắm vững những
điểm không phù hợp; Hoạt động khắc phục; Hoạt động phòng ngừa.
4. Chú trọng đến khách hàng. Tiêu chuẩn nầy hướng hoàn toàn vào khách hàng.
Mục tiêu của nó là định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào khách hàng và và
nhắm tới việc thỏa mãn khách hàng.
5. Thích ứng tốt hơn với những dịch vụ. Tiêu chuẩn được viết lại để phù hợp
hơn với việc áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ.
6. Thay thế hoàn toàn cho ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003:1994.

7. Tương thích với ISO 14000, ISO 9001:2000 đã được dự kiến để tương thích
với những hệ thống quản lý chất lượng khác được công nhận trên bình diện quốc tế.
Nó cũng phối hợp với ISO 14001 nhằm cải thiện sự tương thích giữa 2 tiêu chuẩn nầy
tạo dễ dàng cho các doanh nghiệp.
8. Tính dễ đọc: nội dung của tiêu chuẩn đã được đơn giản hóa, dễ đọc nhằm tạo
sự dễ dàng cho người sử dụng.
9. Cuối cùng, tiêu chuẩn này nhấn mạnh đến việc không ngừng hoàn thiện.
Trên những cơ sở tiến bộ hơn của ISO 9001:2000, công ty đã thay đổi mình, áp
dụng cải tiến theo ISO 9001:2000 để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Khi phiên bản ISO 9001:2000 được thay đổi thành 9001:2008 thì công ty cũng
đã có những bước tiến mới để thay đổi phù hợp với sự phát triển nhanh nhanh chóng
của nền khoa học kỹ thuật hiện nay. Và công ty đã được cấp giấy chứng nhận ISO
9001:2008 vào tháng 6 năm 2011.
Trong những bước đầu xây dựng, công ty gặp nhiều khó khăn, tốn rất nhiều
thời gian và chi phí cho việc thực hiện ISO, tổng chi phí 8932 USD (Hà Như Tuyền,
2002). Nhưng hiện nay nhờ có hệ thống quản lý chất lượng mà công ty đã có những
bước tiến mới trong sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, lợi nhuận tăng cao
8


hơn do sản xuất hiệu quả, sản lượng tăng nhờ kiểm soát được thời gian trong quá trình
sản xuất, công nhân viên được huấn luyện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, hiểu rõ hơn vai
trò của mình trong công ty. Vì vậy mà công tác quản lý cũng trở nên dễ dàng và hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong quá trình vận hành sản xuất mà việc
áp dụng ISO chưa đáp ứng được, công ty cần có thêm những kiểm soát chặt chẽ hơn
đối với từng mối nguy trong từng công đoạn sản xuất để đem lại hiệu quả sản xuất cao.
2.5 Xử lý nước thải, khói bụi và chất thải rắn
Với quy mô khá lớn, công ty đường Biên Hòa đã đối mặt với nhiều loại chất
thải. Tuy nhiên công ty đã có biện pháp hợp lý cho từng loại chất thải.
2.5.1 Xử lý nước thải

Vấn đề xử lý nước thải luôn là một nỗi lo ngại cho các công ty, ở công ty đường
Biên Hòa chú trọng đến việc xử lý hai loại nước thải:
-

Nước thải sinh hoạt: nước thải từ nhà ăn, nhà y tế, các nhà vệ sinh của công ty.

-

Nước thải sản xuất: được thải ra từ quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị, vệ sinh

phân xưởng đường (khu resin, khu vực các bàn lọc, rửa sàn nhà…).
Với những loại nước thải như trên thì công ty đã đưa ra phương pháp xử lý gồm
có 3 phương pháp xử lý chính theo một quy trình xử lý nước thải đó là: phương pháp cơ
học, hóa học và sinh học. Quy trình xử lý nước thải của công ty trải qua nhiều bước từ
lắng, lọc, điều hòa, xử lý sinh học cho đến khi đưa qua hồ giải nhiệt được trình bày ở
hình 2.2, và để hiểu rõ hơn về quy trình xem ở phần phụ lục 2.
Nước thải trong quá trình xử lý được phòng kiểm nghiệm theo dõi, kiểm tra chỉ
tiêu theo từng công đoạn cho đền khi đưa ra hồ giải nhiệt. Hiện nay, nước thải của
công ty sau quá trình xử lý đã đạt loại A theo tiêu chuẩn nước thải QCVN 14:
2008/BTNMT và QCVN 24:2009/BTNMT (phụ lục 2)
2.5.2 Xử lý khói và bụi
Khói thải từ lò hơi được dẫn qua tháp rửa bụi kiểu ướt, khói đi từ đáy tháp đi
lên đỉnh tháp, nước được phun thành tia như mưa rơi từ trên xuống tiếp xúc với hạt bụi
và giữ lại bụi, khói sạch ra khỏi tháp được quạt hút đẩy ra môi trường. Nước khử bụi
thoát ra từ đáy tháp được dẫn ra bể lắng bụi, nước sau lắng thải ra môi trường, bụi lắng
còn sót nhiều than được dùng chất đốt cho các hộ gia đình.

9



Để hạn chế phát thải (CO, SO 2 , NO 2 , CO 2 ). Công ty chọn than ít lưu huỳnh,
chọn kiểu lò tầng sôi nhiệt độ cháy thấp, có hiệu suất cháy cao hạn chế phát sinh khi
CO, SO 2 , NO x .

Hình 2.3: Sơ đồ xử lý nước thải tập trung
2.5.3 Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn được bán cho công ty ngoài hoặc giao cho công ty ngoài xử lý để
đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường xung quanh. Theo công ty, hệ thống xử lý
chất thải rắn đòi hỏi đầu tư nhiều. Vì vậy nếu xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn thì
không kinh tế bằng thuê công ty ngoài xử lý.
Nhìn chung, vấn đề nước thải, chất thải rắn và khí thải của công ty được xử lý
khá tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
10


2.6 Cơ sở khoa học cho quy trình sản xuất đường tinh luyện
Ngoài việc sử dụng tại gia đình, đường còn được ứng dụng trong nhiều ngành
công nghiệp bánh kẹo và nước giải khát đặc biệt là đường tinh luyện. Đường tinh
luyện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các nhà chế biến thực phẩm như độ tinh khiết cao,
độ màu thấp, hàm lượng tro thấp và độ đồng đều cao. Ví dụ như trong các sản phẩm
sữa, nước ngọt có gas thì yêu cầu về độ tinh khiết của đường là rất cần thiết nhằm
tránh ảnh hưởng đến giá trị cảm quan và chất lượng của sản phẩm.
Vì vậy, sản phẩm đường tinh luyện ra đời như một nhu cầu thiết yếu nhằm đáp
ứng cho sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm và một số ngành liên quan.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Nội dung
Tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần đường Biên Hòa
Tìm hiểu sơ lược về quá trình quản lý chất lượng và quy trình xử lý nước thải
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy, từ đó tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
3.2 Phương pháp
Phương pháp dựa trên
-

Khảo sát thực tế sản xuất, ghi chép thông số kỹ thuật

-

Liên hệ thường xuyên và trực tiếp tìm hiểu vận hành một số công đoạn

-

Lấy ý kiến của cán bộ kỹ thuật và kinh nghiệm của các công nhân tại nhà máy

-

Tài liệu tham khảo tại nhà máy

-

Liên hệ thực tập tại phân xưởng và tài liệu tham khảo liên quan, từ đó tổng hợp

kiến thức trong quá trình sản xuất đường tinh luyện
-


Cuối cùng đưa ra kết luận về quy trình

3.3 Các thuật ngữ dùng trong ngành đường
Đường tinh luyện : là đường saccharose tinh khiết, dạng tinh thể thu được thông
qua quá trình chế luyện nhằm loại bỏ các chất mang màu, đường khử và các tạp chất khác.
Độ Brix (Bx): Phần trăm khối lượng các chất khô hoà tan nằm trong dung dịch đường.
Độ Pol: Phần trăm khối lượng saccharose có trong mẫu.
Độ AP : Biểu thị bằng % trọng lượng saccharose so với chất khô hòa tan có
trong dd. Độ AP chỉ mức độ tinh khiết của nước đường:
AP =

Pol
x100 (%)
Bx

Độ màu ICUMSA (oI): Đo bằng quang phổ kế dựa vào độ truyền suốt hay độ
hấp thu, cho biết độ màu của nước đường hay đường tinh khiết.
12


Chất không đường: là các chất có trong dung dịch đường hay mật ngoại trừ
nước và đường saccharose, gồm các tạp chất vô cơ, tạp chất hữu cơ như: chất keo ,
chất màu, tro và các đường đơn khác kể cả glucose, fructose…
Magma (đường hồ): Hỗn hợp giữa đường và mật hoặc nước.
Đường Aff: Đường thu được khi ly tâm magma để tách bỏ lớp mật bên ngoài
hạt đường (lớp phim mật) nhằm làm tăng tinh độ hạt đường.
Mật (Molasse): là chất lỏng được tách ra từ đường non bằng máy ly tâm, mà có
tên mật tương ứng với tên đường non như mật R1, R2, R3…
Mật rửa: Mật thu được từ quá trình rửa đường sau khi tách mật nguyên công
đoạn ly tâm Aff.

Mật nguyên: Mật thu được khi ly tâm đường hồ chưa qua quá trình rửa.
Mật rỉ: Mật thu được sau khi ly tâm đường non cuối. Mật rỉ có tinh độ thấp, gần
như không còn khả năng kết tinh, nên loại bỏ. Đây là phế phẩm trong công nghiệp
đường. Tinh độ của mật rỉ cho biết hiệu suất của quá trình sản xuất đường.
Remelt: Đường hồi dung.
Đường giống: là những hạt đường có kích thước nhỏ được cho vào trong quá
trình nấu nhằm tạo mầm tinh thể.
Ngụy tinh: Mầm tinh thể đường sinh ra ngoài ý muốn trong quá trình nấu
đường.
Đường non: Đường sau công đoạn nấu, bao gồm các tinh thể đường và mật cái
sau khi nấu chưa qua quá trình ly tâm.
Nước đường tinh lọc (Fine liquor) : nước đường đã qua công đoạn tẩy màu và
lọc hoàn chỉnh sẵn sàng cho công đoạn nấu.
Đường RE (Refined Extra): Đường tinh luyện chất lượng cao.
Đường RS (Refined Standard): Đường tinh luyện tiêu chuẩn.
Đường khử : Là monosachaside hay oligo - saccharide chứa gốc aldehyd (CHO) hay gốc ceton tự do (-C=O) mà có khả năng khử các chất oxi hóa. Các đường
khử chủ yếu là glucose và fructose.
Tro: lượng chất khoáng còn lại sau khi đốt cháy mẫu.

13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quy trình sản xuất
Phân xưởng đường Biên Hoà áp dụng công nghệ làm sạch bằng phương pháp
carbonat hoá, khử màu bằng than hoạt tính và nhựa trao đổi ion mà không sử dụng
thêm hoá chất nào khác.
Quy trình sản xuất đường tinh luyện bao gồm các khâu: tiếp nhận và cung cấp
đường vào dây chuyền, làm aff và hóa chế, nấu đường và ly tâm, sấy, ổn định đường

và hoàn tất.
Để thực hiện tốt từng công đoạn trong quy trình đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ con
người đến máy móc, thiết bị và nguyên liệu là bước chuẩn bị quan trọng góp phần
quyết định nên giá thành và chất lượng sản phẩm.
4.2 Nguyên liệu
Tại phân xưởng đường Biên Hòa không sản xuất đường từ mía mà sản xuất từ
đường thô nhập từ các công ty khác cùng với một số nguyên liệu phụ hỗ trọ cho quá
trình làm sạch nâng cao độ tinh sạch của nước đường.
4.2.1 Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính ở đây là đường thô, từ những thông số kỹ thuật được phòng
kiểm nghiệm đo khi nhập liệu mà công ty có bảng bằng nấu đường - bảng thể hiện chi
tiết thông số của từng công đoạn sản xuất cho từng đợt nguyên liệu.
Đường thô thường có màu vàng nhạt, là loại đường có độ tinh khiết thấp. Chất
lượng đường thô phụ thuộc vào mía nguyên liệu và công nghệ chế biến.
Đường thô dùng trong sản xuất được nhập chủ yếu từ nhà máy đường Biên Hòa
– Tây Ninh và Biên Hòa – Trị An. Ngoài ra đường thô còn được mua từ các nhà máy
trong nước khác như nhà máy đường La Ngà, nhà máy đường Bourbon hoặc nhập
khẩu từ Thái Lan.
14


Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với đường thô là độ Pol của đường ≥ 93% với các
chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu hóa lý được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2
Bảng 4.1: Chỉ tiêu cảm quan của đường thô

Bảng 4.2: Chỉ tiêu hóa lý của đường thô

(Phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần đường Biên Hòa, 2009)
4.2.2 Nguyên liệu phụ
Ngoài nguyên liệu chính là đường thô, để có được sản phẩm đường tinh luyện

cần một số nguyên liệu phụ trợ khác. Mà thành phần, chỉ tiêu của các nguyên liệu
phụ hỗ trợ cho quá trình làm sạch là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của
15


từng công đoạn. Mỗi nguyên liệu phụ khi nhập về đều được kiểm tra các chỉ tiêu bởi
phòng kiểm nghiệm trước khi nhập kho.
4.2.2.1 Vôi
Sử dụng vôi có nguồn gốc ở Hà Nội, bao gói khối lượng 20kg, khối lượng dùng
theo oBe.
Được sử dụng trong quá trình carbonat hóa (CaO pha loãng vào nước tạo sữa
vôi CaOH 2 , kết hợp với CO 2 tạo tủa CaCO 3 ). Vôi là tác nhân tham gia làm sạch nước
đường.
• Loại các tạp chất không đường như protein, pectin, chất màu, chất keo…
• Phân hủy một số chất không đường.
Tạo thành chất keo kết tủa hấp thụ, kéo theo những chất lơ lửng và những chất
không đường khác.
Vôi được kiểm tra trước khi nhập kho phải đạt được yêu cầu là hàm lượng CaO
hữu dụng ≥ 78% và kích thước cục vôi ≤ 40 x 40 x 40 mm.
4.2.2.2 Than hoạt tính
Than được chế tạo từ các nguyên liệu giàu cacbon như than bùn, than đá, các
thực vật (gỗ, mùn cưa, bã mía), xương động vật. Than được công ty mua chủ yếu từ
Trung Quốc ( công ty đã mua than Bến Tre để sử dụng nhưng do trong than Bến Tre
có hàm lượng dầu cao làm giảm hiệu suất lọc). Các yêu cầu kỹ thuật của than được
trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 4.3: Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của than hoạt tính
Dạng bột màu đen

Trạng thái cảm quan
Độ ẩm


≤ 10%

Khả năng tẩy màu nước đường

Min 60%

Hàm lượng tro (% khối lượng)

≤ 12%

Độ pH

3 - 6,5
Làm bằng vật liệu không bị rách, thủng, không

Bao bì chứa

ẩm ướt. Ngoài bao bì ghi rõ tên hàng, khối lượng,
hãng sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng
(Phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần đường Biên Hòa, 2009)
16


Than hoạt tính được sử dụng trong quá trình làm sạch nước đường, loại chất
mang màu dạng phân tử ra khỏi dung dịch nước đường nhờ khả năng hấp phụ các chất
màu trên bề mặt than hoạt tính.
4.2.2.3 Bột trợ lọc
Bột trợ lọc thường dùng là Kenite 700, có nguồn gốc từ Mỹ, 1 bao khối lượng
20kg, sử dụng từ 8 – 12 bao trong 1 lần phối trộn. Bột trợ lọc phải đạt được các yeey

cầu về trạng thái cảm quan, độ ẩm.
Bột trợ lọc sử dụng khi lọc II và lọc an toàn I, II, nó có nhiệm vụ làm lớp áo
trên vải lọc, có tác dụng giữ lại các tạp chất rắn có kích thước nhỏ hơn ống mao quản
của lớp vật ngăn, tăng hiệu suất lọc.
Bảng 4.4: Các yêu cầu kỹ thuật của bột trợ lọc Kenit 700
Trạng thái cảm quan

Dạng bột mịn, màu trắng ngà, không lẫn tạp chất

Độ ẩm

≤ 0,5%

Khả năng lọc

≤ 150giây

Khả năng hòa tan trong nước

≤ 0,5%

Độ pH

8-11
Được làm bằng vật liệu thích hợp không bị rách,
không ẩm ướt. Ngoài bao bì ghi rõ tên hàng, khối

Bao bì chứa

lượng, hãng sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng

(Phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần đường Biên Hòa, 2009)
4.2.2.4 Nhựa trao đổi ion
Nhựa trao đổi ion là hợp chất cao phân tử, không tan trong nước, có khả năng
trao đổi ion của mình với ion khác trong dung dịch. Sự trao đổi này thực hiện nhờ sự
giải phóng ion của chất trao đổi.
Nhựa trao đổi ion được dùng cho khâu tẩy màu, nó có nhiệm vụ tách ra khỏi
dung dịch đường những ion không mong muốn: giống như các anion mang màu làm
giảm màu. Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của nhựa trao đổi ion có khả năng tẩy màu ≥
60 % (ứng với lưu lượng nước đường qua cột trao đổi ion ≥ 2 BV/h). Về bao bì chứa
phải làm bằng vật liệu thích hợp không bị rách hoặc bị ẩm ướt. Ngoài bao bì ghi rõ tên
hàng, thể tích, hãng sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

17


4.2.2.5 Muối Natri Clorua (NaCl)
Muối NaCl được công ty thu mua chủ yếu từ Vũng Tàu và Bình Thuận. Được
dùng để phục hồi nhựa trao đổi ion mang màu.
4.2.2.6 Acid Clohydric (HCl)
HCl được công ty thu mua chủ yếu từ Đồng Nai. HCl cũng được dùng ở cột
trao đổi ion sau nhiều lần tái chế bằng NaCl, nhiệm vụ của HCl phục hồi khả năng làm
việc của nhựa.
4.2.2.7 Natri hydroxit (NaOH)
Dùng để trung hòa HCl trong quá trình phục hồi nhựa.
4.2.2.8 Enzyme termamyl
Là chế phẩm enzyme α-amylase, dùng để xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột
và dextran có trong đường thô trong công đoạn hòa tan đường sau khi làm aff
(affination).
Các yêu cầu kỹ thuật của enzym termamyl:
-


Hoạt tính Termamyl

: 120 KNU/gram

-

Coliform Bacteria /gram

: < 30.

-

Enterpathogenic E.Coli /25 gram : không phát hiện.

-

Salmonella / 25 gram

: không phát hiện

Các yêu cầu kỹ thuật của từng nguyên liệu được công ty kiểm tra và hiệu chỉnh
cho hợp lý vào định kỳ mỗi năm một lần. Tuy nhiên các yêu cầu cũng không quá cứng
nhắc mà tùy thược cào lô hàng cung cấp của các nhà cung ứng. Nếu các chỉ tiêu yêu
cầu chênh lệch so với quy định nhưng vẫn trong phạm vi cho phép thì vẫn có thể nhập
lô hàng. Tuy nhiên phải có sự điều chỉnh lượng nguyên liệu cho phù hợp với quy trình
công nghệ. Nhìn chung, quá trình kiểm tra nguyên liệu của công ty trước khi nhập vào
phân xưởng khá tốt, dựa trên cơ sở linh hoạt nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cho
từng công đoạn của quy trình.


18


×