Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ TÚI LỌC TỪ CÁC LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ TÚI LỌC
TỪ CÁC LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
Ngành: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ TÚI LỌC TỪ CÁC LOẠI
NẤM DƯỢC LIỆU

Tác giả

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. LƯƠNG HỒNG QUANG

Tháng 08 năm 2011
i




LỜI CẢM ƠN
Xin thành kính bày tỏ lòng biết ơn tới công lao dưỡng dục của bố mẹ và những
người thân trong gia đình, những người luôn luôn bên cạnh động viên, ủng hộ, theo
dõi và giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
• Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho tôi học tập, tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm trong những năm qua.
• Toàn thể quý thầy cô Khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lương Hồng Quang – giảng viên khoa
Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Sau cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến và
động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm quy trình chế biến trà túi lọc từ các loại nấm dược liệu”
được thực hiện tại phòng Kỹ Thuật Thực Phẩm và Trung tâm Nghiên Cứu Bảo Quản
và Chế Biến Rau Quả, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011.
Mục đích của đề tài: các loại nấm dược liệu như linh chi, hầu thủ, thượng
hoàng đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng phòng và trị nhiều loại

bệnh vì thế rất hữu ích đối với sức khỏe con người. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm trà
trên thị trường, nâng cao giá trị các loại nấm dược liệu, đồng thời góp phần tạo tính
tiện dụng cho người tiêu dùng. Sau quá trình thực hiện, chúng tôi thu được kết quả như
sau:
 Thời gian sấy các nguyên liệu xuống tới ẩm độ <5% là: linh chi 95 oC/20
phút, hầu thủ 95 oC/30 phút, thượng hoàng 95 oC/15 phút.
 Tìm ra công thức phối trộn cho sản phẩm trà túi lọc từ các loại nấm dược
liệu là: linh chi: hầu thủ: thượng hoàng = 55%: 36%: 9%.
 Lượng nước pha và thời gian pha thích hợp theo ý kiến người tiêu dùng
cho 1 túi trà 2 g là: 125 ml trong thời gian 5 phút.
 Sản phẩm được xếp vào loại khá với tổng 15,58 điểm theo phương pháp
cho điểm theo TCVN 3218 – 1993.
 Sau 28 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng thì ẩm độ tăng rõ rệt từ 6,44%
đến 12,51% và nếu bảo quản bằng bao bì 2 lớp (PE+PP) thì ẩm độ tăng đến 8,61%, ẩm
độ vẫn chưa đạt yêu cầu đối với trà túi lọc (< 7,5%).
 Sau khi tính chi phí nguyên liệu và bao bì giá của 1 túi trà 2 g là 1.069
đồng (chưa kể chi phí nhân công, nhiên liệu, hao mòn máy móc và các chi phí khác).

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ ký hiệu và viết tắt ............................................................................ vi
Danh sách các hình ........................................................................................................ vii

Danh sách các bảng ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.3 Mục đích .................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Nấm linh chi (Ganoderma lucidum).......................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm sinh học, hình dạng, màu sắc của nấm linh chi ......................................3
2.1.2 Thành phần hóa học................................................................................................4
2.1.3 Hoạt chất sinh học của nấm linh chi .......................................................................4
2.1.4 Tác dụng dược lý cơ bản của nấm linh chi .............................................................7
2.2 Nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) ........................................................................... 9
2.2.1 Thành phần hóa học của nấm hầu thủ ..................................................................10
2.2.2 Công dụng cơ bản của nấm hầu thủ .....................................................................11
2.3 Nấm thượng hoàng .................................................................................................. 12
2.4 Yêu cầu kỹ thuật trà túi lọc theo tiêu chuẩn 10 TCN 459-2001 .............................. 13
2.4.1 Trà .........................................................................................................................13
2.4.2 Giấy túi lọc ...........................................................................................................14
2.5.3 Túi lọc và dây giữ túi lọc ......................................................................................14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................... 16
3.2 Nguyên vật liệu ........................................................................................................ 16
iv


3.3 Thiết bị thí nghiệm .................................................................................................. 16
3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17
3.4.1 Quy trình sản xuất thử nghiệm .............................................................................17
3.4.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn các nguyên liệu trong sản
phẩm. .............................................................................................................................17

3.4.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng lượng nước pha và thời gian pha đến chất
lượng sản phẩm..............................................................................................................19
3.4.4 Đánh giá chất lượng trà túi lọc thử nghiệm .........................................................20
3.4.5 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên chất lượng sản
phẩm ..............................................................................................................................21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 22
4.1 Đặc điểm và tính chất của nguyên liệu .................................................................... 22
4.2 Kết quả thí nghiệm 1 ............................................................................................... 22
4.2.1 Thí nghiệm thăm dò..............................................................................................22
4.2.2 Kết quả thí nghiệm chính .....................................................................................24
4.2.3 Tối ưu hóa công thức chế biến .............................................................................36
4.2.4 Quy trình chế biến trà túi lọc từ nấm dược liệu....................................................38
4.3 Kết quả thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của lượng nước pha và thời gian pha
đến chất lượng sản phẩm. .............................................................................................. 39
4.4 Kết quả đánh giá chất lượng trà túi lọc thử nghiệm. ............................................... 40
4.5 Kết quả thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên chất lượng
sản phẩm. ....................................................................................................................... 41
4.6 Tính chi phí nguyên liệu .......................................................................................... 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 44
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
CQV


:

cảm quan viên

NT

:

nghiệm thức

:

trung bình của mẫu

SD

:

độ lệch chuẩn

NXB

:

nhà xuất bản

TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

Wb

:

wet basic (Ẩm độ cơ sở ướt)

ĐCQ

:

điểm cảm quan

BIB

:

Balanced Incomplete Block (kiểu khối cân bằng không đầy đủ)

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Linh chi giúp mỡ máu ở mức bình thường ..................................................... 8
Hình 2.2: Tác dụng hạ huyết áp của linh chi .................................................................. 8
Hình 3.1: Các loại nấm dược liệu ................................................................................. 16
Hình 3.2: Quy trình chế biến thử nghiệm trà túi lọc từ các loại nấm dược liệu ........... 17
Hình 4.1: Biểu đồ tam giác trình bày phân bố các nghiệm thức thí nghiệm chính ...... 25
Hình 4.2: Sự tương quan giữa ĐCQ màu sắc thực tế và đường thẳng dự đoán ........... 26
Hình 4.3: Ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên ĐCQ màu sắc ....................................... 27
Hình 4.4: Mô hình bề mặt đáp ứng của chỉ tiêu màu sắc được biểu diễn theo hàm
lượng linh chi, hầu thủ, thượng hoàng........................................................................... 28
Hình 4.5: Sự tương quan giữa ĐCQ mùi thực tế và đường thẳng dự đoán .................. 29
Hình 4.6: Ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên ĐCQ mùi của sản phẩm ....................... 30
Hình 4.7: Mô hình bề mặt đáp ứng của chỉ tiêu mùi được biểu diễn theo hàm lượng
linh chi, hầu thủ, thượng hoàng ..................................................................................... 30
Hình 4.8: Sự tương quan giữa ĐCQ vị thực tế và đường thẳng dự đoán ..................... 31
Hình 4.9: Mô hình bề mặt đáp ứng của chỉ tiêu vị được biểu diễn theo hàm lượng linh
chi, hầu thủ, thượng hoàng ............................................................................................ 31
Hình 4.10: Ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên ĐCQ vị của sản phẩm ........................ 32
Hình 4.11: Sự tương quan giữa ĐCQ độ trong thực tế và đường thẳng dự đoán......... 33
Hình 4.12: Tác động của 3 các yếu tố khảo sát lên ĐCQ độ trong của sản phẩm ....... 34
Hình 4.13: Mô hình bề mặt đáp ứng của chỉ tiêu độ trong được biểu diễn theo hàm
lượng linh chi, hầu thủ, thượng hoàng........................................................................... 34
Hình 4.14: Sự tương quan giữa ĐCQ chung thực tế và đường thẳng dự đoán ............ 35
Hình 4.15: Tác động của các yếu tố khảo sát lên ĐCQ chung ..................................... 36
Hình 4.16: Ảnh hưởng các yếu tố thí nghiêm lên ĐCQ chung của sản phẩm ............. 37
Hình 4.17: Sản phẩm nghiệm thức 1, 2, 3, 4 ................................................................ 37
Hình 4.18: Sản phẩm nghiệm thức 5, 6, 7, 8 ................................................................ 37
Hình 4.19: Sản phẩm nghiệm thức 9, 10, 11 ................................................................ 37
Hình 4.20: Quy trình chế biến trà túi lọc từ các loại nấm dược liệ đề nghị ................. 38
Hình 4.21: Đồ thị biểu diễn ẩm độ của sản phẩm sau thời gian bảo quản ................... 41
vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tác dụng hóa học có trong nấm linh chi ........................................................ 5
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của nấm linh chi trồng tại công ty Linh chi Vina ......... 9
Bảng 2.3: Thành phần hóa học có trong nấm hầu thủ .................................................. 10
Bảng 2.4: Bảng so sánh giá trị nấm hầu thủ ................................................................ .11
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hóa lý của trà túi lọc ................................................................. 14
Bảng 2.6: Chỉ tiêu vật lý của giấy túi lọc...................................................................... 15
Bảng 3.1: Các nghiệm thức được bố trí ở thí nghiệm 2................................................ 20
Bảng 3.2: Danh sách các chỉ tiêu và hệ số quan trọng ................................................. 20
Bảng 3.3: Danh mục các mức chất lượng theo TCVN 3218- 1993.............................. 21
Bảng 4.1: Ẩm độ nguyên liệu thô ................................................................................. 22
Bảng 4.2: Khoảng giá trị tốt nhất của các thí nghiệm thăm dò .................................... 23
Bảng 4.3: Các nghiệm thức của thí nghiệm chính ........................................................ 24
Bảng 4.4: Điểm cảm quan hiệu chỉnh của 11 mẫu thí nghiệm ..................................... 26
Bảng 4.5: Tác động của các yếu tố và tương tác của chúng lên ĐCQ màu.................. 27
Bảng 4.6: Điểm trung bình hiệu chỉnh của chỉ tiêu mùi của nghiệm thức ................... 28
Bảng 4.7: Tác động của các yếu tố và tương tác của chúng lên ĐCQ mùi .................. 29
Bảng 4.8: Điểm trung bình hiệu chỉnh của chỉ tiêu vị của nghiệm thức ...................... 30
Bảng 4.9: Tác động của các yếu tố và tương tác của chúng lên ĐCQ vị ..................... 31
Bảng 4.10: Điểm trung bình hiệu chỉnh của chỉ tiêu độ trong của nghiệm thức .......... 32
Bảng 4.11: Tác động của các yếu tố và tương tác của chúng lên ĐCQ độ trong ......... 33
Bảng 4.12: Điểm cảm quan chung của các nghiệm thức .............................................. 34
Bảng 4.13: Tác động của các yếu tố và tương tác của chúng lên ĐCQ màu................ 35
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá ĐCQ chung của các nghiệm thức thí nghiệm 2 ............. 39
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá thị hiếu cảm quan sản phẩm ........................................... 40
Bảng 4.16: Ẩm độ (%wb) của sản phẩm sau thời gian bảo quản ................................. 41
Bảng 4.17: Chi phí từng nguyên liệu ............................................................................ 42

Bảng 4.18: Khối lượng và giá thành các nguyên liệu trong sản phẩm ........................ 42

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò
thực tiễn trong nền kinh tế và khoa học. Nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm
giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều
axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D và E. Một số loài được ứng dụng
trong công nghiệp dược phẩm dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như:
Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao hoặc dùng
làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine. Các chế phẩm từ nấm linh chi
(Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim
mạch, ung thư, AIDS (Kim và cộng sự, 1999). Trong số trên 2000 loài nấm lớn đã
được biết đến trên thế giới có khoảng 300 loài nấm được dùng làm thuốc.
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng những dược liệu thiên nhiên, các chất chiết
xuất sinh học trong phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển.
Các chế phẩm dược liệu ngoài việc đáp ứng yêu cầu dược tính tự nhiên còn phải tiện
dụng, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng các dạng thực
phẩm sức khỏe từ trà thảo dược, nước giải khát, nước tăng lực ngày càng trở nên thông
dụng, trong đó trà được làm từ các loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến vì sản
phẩm này thích hợp cho nhiều loại dược liệu. Tuy nhiên trà được làm từ các loại nấm
dược liệu chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường.
Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý được dùng trong y học cổ truyền.
Từ nhiều năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc, trên cả
nhân sâm. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên
chính thức trong kinh điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc như một phương

thuốc phòng và trị bệnh. Nấm hầu thủ và thượng hoàng là hai loại nấm dược liệu mới
được nghiên cứu trồng thành công tại Việt Nam và bước đầu đã xác định được các đặc
1


tính dược liệu quý báu, tuy nhiên hai loại nấm này cũng khá xa lạ với người tiêu dùng.
Cùng với thực tế trên thì việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể phòng trị
bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe con người là điều tất yếu. Được sự cho phép của khoa
Công Nghệ Thực Phẩm – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, chúng tôi thực hiện
đề tài “Thử nghiệm quy trình chế biến trà túi lọc từ các loại nấm dược liệu”.
1.2 Yêu cầu
-

Xác định ẩm độ ban đầu của nguyên liệu.

-

Tìm ra tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa các nguyên liệu cho sản phẩm trà túi lọc từ

nấm dược liệu.
-

Đa dạng hóa sản phẩm trà thảo dược, đưa ra thị trường sản phẩm mới mang lại

giá trị về sức khỏe và tiết kiệm thời gian sử dụng cho người tiêu dùng.
1.3 Mục đích
-

Khảo sát công thức phối trộn nguyên liệu để tạo sản phẩm trà túi lọc từ các loại


nấm dược liệu.
-

Khảo sát lượng nước pha và thời gian pha để có cách sử dụng phù hợp.

-

Theo dõi sự biến đổi độ ẩm của sản phẩm sau một thời gian bảo quản.

-

Đánh giả cảm quan mức độ ưa thích của sản phẩm trà túi lọc thử nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nấm linh chi (Ganoderma lucidum)
Nấm linh chi có rất nhiều tên gọi: nấm vạn năm, nấm thần tiên, cỏ huyền diệu.
Trong đó, tên gọi linh chi và phổ biến nhất và được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay
với nhiều truyền thuyết. “Thần Nông Bản Thảo” ra đời cách đây 2000 năm đề cập đến
365 dược thảo thì linh chi được xếp vào loại thượng dược (ở vị trí 1, trên cả nhân
sâm). Dù tên là linh chi thảo nhưng đây không phải là một loại cỏ mà là một loại nấm
có tên khoa học là Ganoderma lucidum, tên tiếng Anh là Varnished Conk hay Lingzhi
(Trung Quốc), Reishi (Nhật Bản), rất hiếm và quý vì khó tìm gặp trong thiên nhiên.
Thế giới chỉ thực sự nghiên cứu về linh chi sau khi hai nhà khoa học Nhật: Yukio Naoi
và Zenzaburo Kasai trồng linh chi thành công trong phòng thí nghiệm vào năm 1972,
sau đó lan dần các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan,
Malaysia và Việt Nam.

Linh chi có khoảng 200 loài thuộc họ Ganodermatales, lớp phụ
Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm
thật – Eumycota, giới Nấm – Mycota hay Fungi. Linh chi được tiêu thụ với tác dụng
duy nhất là làm thuốc chứ không phải là vì giá trị dinh dưỡng (Chang và Buswell,
1999). Nó được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới như là một thực phẩm sức khỏe,
được phổ biến và thường xuyên được sử dụng ở châu Á để tăng cường sức khỏe và
tuổi thọ, và là một phương thuốc chữa các loại bệnh (Jong và Birmingham, 1992). Một
loạt các sản phẩm linh chi được tìm thấy trong trà, bột bổ sung chế độ ăn uống, nước
uống được sản xuất từ các bộ phận khác nhau của nấm, chủ yếu là cuống nấm hoặc mũ
nấm (Chang và Buswell, 1999).
2.1.1 Đặc điểm sinh học, hình dạng, màu sắc của nấm linh chi
Linh chi là một loài nấm gỗ, mọc ở rừng cây lá rậm, trên gốc và rễ các cây trên
mặt đất, có thể mọc cả trên cây sống lẫn cây chết (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Linh chi
3


được phân phối trên toàn thế giới, nhưng là đặc biệt đa dạng ở vùng nhiệt đới (Smith
và Sivasithamparam, 2003). Ở Việt Nam đã biết 15 loại linh chi, mọc hoang ở rừng
Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình
Phước, Gia Lai, Đak Lak. Người ta thu hoạch nấm tự nhiên khi bào tử chuyển màu
nâu, đem phơi hoặc sấy khô rồi bào chế thành bột, thái lát. Một cây nấm linh chi (quả
thể) gồm 2 phần: cuống và mũ nấm. Cuống có thể dài hay ngắn tùy theo chủng loại,
hình trụ, có đường kính 0,5 – 3 cm, lớp vỏ cuống màu nâu, nâu đỏ hoặc nâu đen,
không có lông, bóng, cuống ít phân nhánh đôi khi uốn khúc. Mũ nấm khi non có hình
trứng, lớn lên thành hình rẻ quạt hay hình bán nguyệt, kích thước thay đổi: rộng 2 – 25
cm, dài 3 – 30 cm, dày 0,5 – 2 cm. Bào tử khi chín màu nâu, khi trưởng thành trong
ống nấm tản ra nhiều bào tử màu nâu, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ mọc thành sợi nấm
rồi phát triển thành quả nấm.
2.1.2 Thành phần hóa học
Những nghiên cứu đã cho thấy các thành phần có trong linh chi như:

Triterpenoids, polysaccharides, hơn 100 triterpenoids khác nhau đã được phân lập từ
G. lucidum (Chen và cộng sự, 1999), steroid (Smania và cộng sự, 1999), lignins và
lectin, ganomycins, vitamin (Chai và cộng sự, 1997), nucleoside (Zhang, 1989),
nucleotide, alkaloid, amino axit (Min, 1998).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông, thành phần
hóa học có trong nấm linh chi được trình bày trong Bảng 2.1.
2.1.3 Hoạt chất sinh học của nấm linh chi
2.1.3.1 Ganoderma polysaccharide
Polysaccharide là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa trong linh
chi rất được các nhà y học coi trọng. Thành phần polysaccharide ở linh chi nay đã
được phân chia thành hơn 200 loại, trong đó phần lớn là β- glucosan, một số ít là γglucosan. Các polysaccharide có cấu tạo lập thể dạng xoắn ốc, giữa lớp xoắn ốc chủ
yếu định vị cố định bằng liên kết hydrogen, phân tử lượng mấy trăm đến mấy ngàn
vạn, ngoài một số ít phân tử đa đường. Hoạt tính dược lý của polysaccharide ở linh chi
có liên quan đến kết cấu lập thể, cấu hình lập thể dạng xoắn ốc bị phá hủy thì hoạt tính
của polysaccharide giảm đi nhiều.

4


Bảng 2.1: Thành phần hóa học có trong nấm linh chi
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nước

12 – 13

Chất Cellulose


54 – 56

Ligine

13 – 14

Chất tro

0.022

Mỡ thô

1.9 – 2

Đa đường

1 – 1.2

Hợp chất phenol

0.08 – 0.12

Sterol

0.14 – 0.16

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống, 2003.
Qua nghiên cứu polysacchride có dược tính rộng: nâng cao khả năng miễn dịch
cho cơ thể, gia tăng khả năng dung nạp oxygen, bảo vệ cơ thể chống tia bức xạ, nâng
cao chức năng gan, duy trì khả năng tái sinh tủy và cơ một cách bình thường, ức chế

khối u ác tính. Năm 1984, Giáo sư Nhật Nojiri đã tách từ linh chi 2 loại chất
Ganoderlan A và Ganoderlan B, nghiên cứu cấu trúc của chúng cho thấy Ganoderlan
A được tạo bởi galactose, glucose, sugar aldehydic acid, là loại polysaccharide có phân
tử lượng hơn 3000, còn ganodelan B là một polysaccharide có phân tử lượng 3600,
được cấu thành bởi mannose, glucose, sugar aldehydic acid. Đáng lưu ý là hai chất này
đều có thể làm giảm lượng đường huyết của chuột bạch một cách hữu hiệu. Đặt các
thành phần này với lượng 300 mg/kg vào bụng chuột bạch, chỉ số đường huyết sẽ giảm
xuống tới mức 59 – 86% sau 7 giờ đồng hồ. Vì vậy chỉ cần dùng linh chi liên tục trong
nhiều ngày sẽ làm giảm bệnh tiểu đường (được trích dẫn bởi Cổ Đức Trọng, 2007).
2.1.3.2 Ganoderic acid
Ganoderic acid thuộc loại triterpene, hàm lượng ganoderic acid thay đổi theo
giống linh chi, môi trường trồng. Chính sự thay đổi này làm cho mức độ đắng bị ảnh
hưởng, hàm lượng ganoderic acid cao thì linh chi có nhiều vị đắng.
Ngày nay người ta đã tách hơn 100 loại ganoderic acid, như ganoderic acid B,
C, E, F, G, I, J, L, lucidunic acid A, B, C, D, E. Ganoderic acid chứa 30 nguyên tử
carbon, lucidunic acid chứa 27 nguyên tử carbon. Có một số acid có vị đắng như
ganoderic acid A, lucidunic acid A. Có một số loại không có vị đắng như Ganoderic
5


acid D, lucidunic acid B. Ở Nhật Bản người ta coi trọng hàm lượng ganoderic acid
trong thương phẩm linh chi nhất là hàm lượng ganoderic acid A, B, C, D, họ cho rằng
hàm lượng này càng cao thì chất lượng linh chi càng tốt.
Vai trò dược học: hạ huyết áp nhờ tác dụng của ganoderic acid B, D, F, H, K, Y
và ganodermaditol, ức chế tổng hợp cholesterol do ganoderic acid M, F, T, O; ức chế
giải phóng histamin có ganoderic acid R, S; chức năng bảo vệ gan do tác dụng của
lucidone A, lucidenol; chống khối u có ganosporelacton A, B.
2.1.3.3 Ganoderma Adenosine
Adenosine thuộc nhóm purine và là thành phần chính trong cấu trúc nucleic
acid. Nấm linh chi có nhiều dẫn xuất adenosine, tất cả chúng đều có hoạt tính dược

liệu mạnh. Có vai trò làm giảm độ nhớt máu, ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa bệnh
nhồi máu cơ tim, bệnh tắc mạch máu, gia tăng khả năng vận chuyển oxygen, lọc máu
và tăng tuần hoàn máu cho cơ thể.
2.1.3.4 Germanium hữu cơ
Germanium là nguyên tố hiếm do nhà khoa học người Đức khám phá vào năm
1885 có đặc điểm dược lý rất tốt như:
- Có thể cung cấp một lượng lớn oxygen và thay thế chức năng của oxy gen. Nó
kích thích khả năng vận chuyển oxygen tuần hoàn trong cơ thể lên đến 1,5 lần. Vì thế
làm tăng mức độ trao đổi chất và ngăn chặn quá trình lão hóa.
-

Duy trì mức năng lượng một cách bình thường trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

-

Điều hòa các kiểm soát quá trình trao đổi chất bị xáo trộn khi tế bào ung thư

xuất hiện, từ đó ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
2.1.3.5 Các thành phần khác
− Lactone A có tác dụng hạ thấp cholesterol.
− Adenine: có tác dụng trấn tỉnh, hạ cholesterol trong huyết thanh, chống thiếu
dưỡng khí.
− Acid oleic: ức chế tế bào phì đại, phóng thích tổ chức amin, làm ổn định mô,
chống dị ứng.
− Cellulose: có tác dụng hạ thấp cholesterol, dự phòng sơ cứng động mạch, trị táo
bón, tiểu đường, cao huyết áp, tắt mạch máu não.

6



− Nguyên tố Selenium: giúp tăng tuổi thọ, giải độc, phòng ngừa các bệnh tim
mạch (Công Diễn, 2003)
− Uracil và uridine: giảm chứng trương cơ.
2.1.4 Tác dụng dược lý cơ bản của nấm linh chi
Linh chi có tác dụng kháng khuẩn: nhiều triterpenoids chống vi khuẩn (Smania
và cộng sự, 1999), kháng virus (Min, 1998) và chống oxy hóa (Kim, 1999). Chiết xuất
của G. Lucidum cho thấy hoạt động chống lại Bacillus subtilis. Các sterol 5α-ergost-7en-3β-ol, 5,8-epidioxy-α, 8α-ergosta-6, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Bacillus
cereus, Escherichia coli, Staphylococcus strophyticus và Staphylococcus pyogenes
(Smania và cộng sự, 1999). Dịch nước chiết xuất từ quả thể của G. Lucidum cũng ức
chế sự phát triển của 15 loại vi khuẩn gram dương và gram âm (Yoon và cộng sự,
1994).
Tác dụng dược học: Linh chi đã được sử dụng như một nguồn các hợp chất
chống lại quá trình hoạt động khối u (Yihuai Gao và Shufeng, 2003). Ức chế
tăng trưởng của tuyến tiền liệt con người và tế bào ung thư bàng quang, làm giảm sự
phát triển tế bào gây ung thư ruột kết và tế bào ung thư vú, kháng viêm, tăng cường
miễn dịch (Kim, 1999), hạ huyết áp (Arichi và Hayashi, 2003) (Hình 2.2), sử dụng linh
chi cho điều trị các bệnh khác nhau như ung thư và tim bệnh mạch máu, ức chế tổng
hợp cholesterol và hạ lipid máu, bảo vệ chống lại độc tố gây tổn thương gan. Theo
Arichi và Hayashi, 2003 đã nghiên cứu thử nghiệm dược lý linh chi bổ sung trong thức
ăn của chuột làm nồng độ cholesterol, chất béo trung tính giữ ở mức bình thường, β –
lipoprotein cũng giảm xuống gần giá trị bình thường được thể hiện trong Hình 2.1.

7


Hình 2.1: Linh chi giúp mỡ máu ở mức bình thường (Arichi và Hayashi, 2003)

Hình 2.2: Tác dụng hạ huyết áp của linh chi (Arichi và Hayashi, 2003)
− Chất lượng nguyên liệu Nấm linh chi trồng tại công ty TNHH Linh chi ViNa
dùng để làm thí nghiệm do phòng nghiên cứu Nhật Bản cấp giấy chứng nhận phân tích

số 48112218-007 (Japan food research Laboratories Analysis certificate) (Bảng 2.2).

8


Bảng 2.2: Thành phần hóa học của linh chi trồng tại công ty TNHH Linh chi ViNa
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Độ ẩm

12

Chất đạm

8.7

Chất béo

1.5

Tro

1.2

Sợi

50.0


Chất đường

25.9

β –D- glucan
Nguồn: Cổ Đức Trọng, 2007

44.4

Masao Hattori phân tích nấm Nhật trồng tại Việt Nam, cho biết trong 10
saponintriterpen mới phát hiện có Acid ganoderic A, Ganoderiol F và đặc biệt có Acid
gannoderic B không gặp ở các mẫu linh chi khác. Acid gannoderic B ngăn cản hoạt
động của men Protease HIV-1 là men cần thiết để tăng nhanh virut HIV-1. Ganoderiol
F ngăn cản sự sinh trưởng tế bào ung thư biểu bì phổi.
2.2 Nấm hầu thủ (Hericium erinaceus)
Nấm Hầu thủ còn gọi là Đầu khỉ có tên khoa học là Hericium erinaceus. Tên
tiếng Anh thông dụng là Monkey’s Head, Lion’s Mane, Houtou, tên tiếng Nhật là
Yamabushi – take, Trung Quốc còn gọi là Shishigashida . Nấm hầu thủ thuộc họ
Hericiaceae, bộ Hericiales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành
phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Mycota hay Fungi
(Nguyễn Lân Dũng, 2002).
Thể quả hầu thủ thường hình cầu hoặc hình elip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm
có tua nấm dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng
như bờm sư tử. Quả thể khi non có màu trắng đến trắng ngà, khi già nấm ngả sang
màu vàng đến vàng sậm. Quả thể không phân nhánh, các tua nấm chính là lớp bào
tầng, có nhiều sợi dài có kích thước 1 – 2 mm x 1- 5 cm, trên bề mặt tua có các đảm
màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, có kích thước 5.5 – 7.5 x 5 µm, giữa bào tử có
một giọt nội chất tròn.
Nấm hầu thủ có thể trồng nhân tạo ở quy mô lớn, nhiệt độ thích hợp nhất để
phát triển hệ sợi nấm là 22 – 25 oC, để ra quả thể là 16 – 20 oC, pH thích hợp là 5,5,

9


lượng nước chứa trong nguyên liệu thích hợp là 60 – 65%, độ ẩm tương đối của không
khí là 85 – 90%, nồng độ CO 2 trong không khí không vượt quá 0,1%, lúc phát triển sợi
nấm không cần ánh sáng nhưng khi ra quả thể cần có ánh sáng tán xạ.
2.2.1 Thành phần hóa học của nấm hầu thủ
2.2.1.1 Thành phần dinh dưỡng
Các kết quả phân tích nấm hầu thủ trồng tại các nước khác nhau trên thế giới
cho thấy trong 100g nấm khô hầu thủ có thành phần thể hiện Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần hóa học có trong nấm hầu thủ
Thành phần

g/100 g hầu thủ khô

Thành phần

mg/100 g hầu thủ khô

Protein

23 – 31.7

Calcium

1.3 mg – 180 mg

Lipid

1.8 – 4.68


Kali

4,46 mg – 4370 mg

Khoáng tổng số

8.8 – 9.8

Magnesium

117 mg – 123 mg

Carbohydrat

6.5 – 17.6

Thiamin

5.33 mg

Sợi

30 – 40

Riboflavin

3.91 mg

Phosphor


0.4 – 1.22

Niacin

16 mg – 18.3 mg

Natri

1.2 mg – 2.1 mg

Ergosterol

381 mg

Sắt

18 mg – 79.6 mg

Caciferon

240 IU

Năng lượng tính trên 100 g nấm tươi là: 68 Kcal đển 335 Kcal
Nguồn: Cổ Đức Trọng, 2007.
Nấm hầu thủ khác với nấm linh chi ở chỗ không chỉ là dược liệu mà còn là một
loại nấm ăn và được xếp vào loại vừa là thức ăn bồi bổ sức khỏe, vừa là dược phẩm.
Trên thị trường nấm hầu thủ được tiêu thụ nhiều hơn nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm,
và nấm lửa. Nếu so sánh hàm lượng aminoaxit và aminoaxit cần thiết cho con người
của 5 loài nấm: nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm lửa và nấm hầu thủ ta có tổng

lượng aminoaxit của nấm hầu thủ cao hơn nhiều (Bảng 2.4).

10


Bảng 2.4: Bảng so sánh giá trị của nấm hầu thủ
Tên nấm

Tổng 16 loại aminoaxit
(mg/100 g)

Tổng aminoaxit cần thiết
(mg/ 100 g)

Nấm mỡ

27.67

8.53

Nấm hương

13.97

4.88

Nấm rơm

22.99


8.48

Nấm lửa

13.44

5.42

32.10

11.12

Nấm hầu thủ
Nguồn: Trần Văn Mão, 2004.

2.2.1.2 Thành phần hóa học và dược tính
Các thử nghiệm về độc tính đã được nghiên cứu kỹ và cho thấy cả quả thể lẫn
sợi nấm đều không hề có độc tính gì đối với con người.
Phân tích hóa học cho thấy nấm hầu thủ có các thành phần có tác dụng sinh học
như: Hericenone A, B, C, D, E, F, G, H, các Xylan, Heteroxylan, Heteroglucan,
Proteoglucan, Adenosine monophosphat, Guanosine monophosophat và Kawaghishi
(1994) đã xác định được hai lecthin có trọng lượng phân tử 15 – 16 KDa và 54 KDa.
Zhangwy (1994) cho rằng một polysacchride đã được chiết xuất từ nấm hầu thủ
được đặt tên là (PHE) có chức năng kích thích hệ miễn dịch (trích dẫn bởi Cổ Đức
Trọng, 2007). Chất Erinacine kích thích sinh tổng hợp các nhân tố sinh trưởng thần
kinh (Neuron Growth Factor) viết tắt là (NGF), 6 loại hợp chất là Hericenone C, D, E,
F, G, H cũng có tác dụng như Erinacine. Những thành phần này kích thích tái sinh
trưởng neuron, có khả năng quan trọng trong điều trị não suy, bệnh mất trí, phục hồi
chấn thương thần kinh do đột quỵ, cải thiện con đường kích thích cơ – vận động và
chức năng nhận thức.

2.2.2 Công dụng cơ bản của nấm hầu thủ
Theo Ying (1987) cho biết đã dùng viên hoàn nấm hầu thủ để điều trị bệnh ung
thư thực quản và dạ dày. Các loại polysaccharide có trong thể quả và sợi nấm có tác
dụng ức chế khả năng tổng hợp AND và ARN của tế bào ung thư thực quản, dạ dày và
ung thư da. Polysaccharide tan trong nước của nấm hầu thủ làm tăng hệ miễn dịch và
chống lại ung thư phổi.

11


Theo tài liệu của Trung Quốc thì nấm hầu thủ có tác dụng nâng cao khả năng
miễn dịch của cơ thể, phục hồi niêm mạc dạ dày, chữa thủng loét ruột, nâng cao năng
lực đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống mệt mỏi, chống oxy hóa, chống đột biến,
làm giảm mỡ máu, xúc tiến việc tuần hoàn máu, chống lão hóa, ức chế sự sinh trưởng
của tế bào ung thư. Trong lâm sàng, các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi nấm
hầu thủ để điều trị các bệnh đường tiêu hóa, nghiên cứu thực hiện trên 227 bệnh nhân
có bệnh từ 2 năm trở lên, số có hiệu quả đạt tới 85,2 – 92,5%. Viện nghiên cứu dược
liệu Thượng Hải chứng minh người bị bệnh ung thư sau khi uống thuốc nấm hầu thủ
thành phần protein trong cơ thể tăng lên, tăng kháng thể và làm tăng sức đề kháng.
2.3 Nấm thượng hoàng
Thượng hoàng hay còn gọi là Hoàng sơn là tên chỉ các loài gần nhau trong chi
Phellinus, họ Hymenochaetaceae bao gồm các loài Phellinus linteus, P. igniarius, P.
baumii, P.robustus, P. pinii, P. hartigii… được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền
Trung Quốc. Thượng hoàng thường được gọi là Song gen hay Meshima (Trung Quốc)
hoặc Meshimakobu ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc gọi là Sanghwang. Đây là loài nấm mọc
nhiều năm, lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước. Nấm thường mọc
ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, các khu rừng nguyên sinh, tuổi nấm có khi
đến vài chục năm. Các loại nấm trong chi Phellinus này đang được các nhà khoa học
thế giới quan tâm vì đặc tính chống khối u rất mạnh. Ngay cả đến nấm vân chi nổi
tiếng về tác dụng chống khối u cũng không bằng. Các nghiên cứu về dược lý gần đây

cho thấy nấm thượng hoàng còn có tác dụng chống ung thư vú trực tiếp, nước chiết
nấm thượng hoàng được các nhà khoa học cho là làm tươi trẻ lại cơ thể và trường thọ.
Nấm thượng hoàng có hiệu quả trên ung thư bao tử, ung thư gan, đặc biệt cho những
bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Cho đến nay chỉ có 4 nước trồng loài nấm này
là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và nay có thêm Việt Nam. Sản lượng
nấm trồng chưa có con số thống kê cụ thể trên thế giới, chỉ ước khoảng 30 tấn/ năm,
thấp hơn so với nhu cầu thị trường hiện nay.
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu Chihara tại Trung tâm Nghiên cứu ung
thư quốc gia Tokyo tại Nhật Bản từ năm 1976 thử tác dụng chống khối u của dịch
chiết nước nóng của 27 loài nấm thì nấm thượng hoàng cho tỉ lệ ức chế các khối u là

12


cao nhất 96,7% so với nấm mèo là 42,6%, nấm mỡ là 2,7%, nấm cổ linh chi là 64,9%,
nấm vân chi 77,5%, nấm thượng hoàng 87,4%
Trên tạp chí chuyên ngành về ung thư của Anh, các nhà khoa học khẳng định đã
tìm ra chiết xuất từ một loại nấm có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Khi tiến hành thí nghiệm với các tế bào ung thư vú ở người, các nhà nghiên cứu nhận
thấy loại nấm có tên là Phellinus linteus có khả năng hạn chế hiệu quả enzym kích
thích tế bào ung thư phát triển. Phellinus linteus là một loại nấm có ở nhiều nước châu
Á và đã được sử dụng từ hàng thế kỷ trước. Đến nay, trung tâm nghiên cứu linh chi và
nấm dược liệu đã trồng thành công Phellinus linteus với công thức do trung tâm phối
chế trong bịch mạt cưa, thời gian từ khi cấy nấm vào bịch đến khi thu hoạch là 9
tháng. Phellinus linteus trong tự nhiên nó phát triển trên cây dâu tằm, nó có hình dạng
như móng và có vị đắng, dãy màu của gốc từ màu nâu sẫm đến đen. Trong y học
truyền thống Hàn Quốc, nấm được tiêu thụ ở dạng trà nóng.
Phellinus lintenus chứa thành phần chính là polysaccharides (Borchers và cộng
sự, 1999), có hiệu quả rõ rệt trong sự ức chế phát triển của khối u mà không tác dụng
phụ độc hại, hoặc gián tiếp bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch trong tế bào khối

u (Chihara và cộng sự, 1969; Chung và cộng sự, 1982), chiết xuất của Phellinus
lintenus dùng điều trị phụ trong tuyến tiền liệt và các tế bào ung thư phổi (Collins,
2006). Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy sự ức chế đáng kể sự
tăng trưởng tế bào ung thư bàng quang, tăng cường kết hợp với vitamin C, cũng có báo
cáo cho rằng chiết xuất dung dịch nước quả thể của Phellinus lintenus có thể ngăn
chặn phóng thích histamin, giảm gây dị ứng.
2.4 Yêu cầu kỹ thuật trà túi lọc theo tiêu chuẩn 10 TCN 459-2001
2.4.1 Trà
Trà túi lọc là những loại trà có kích thước nhỏ, các chỉ tiêu về nội chất phải
tương đương với trà cao cấp và đạt từ điểm 3 trở lên. Các chỉ tiêu hóa lý của trà được
trình bày Bảng 2.5.

13


Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hoá lý của trà túi lọc
Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất hòa
tan

% theo chất
khô không

Hàm lượng tanin
Hàm lượng cafein

nhỏ hơn


Trà đen túi

Trà xanh

Trà hương, trà

lọc

túi lọc

hoa túi lọc

32

34

9

20

Theo trà đen

1,8

2

hoặc trà xanh

Hàm lượng chất xơ


% theo chất

16,5

16,5

Theo trà đen

Hàm lượng tro tổng số

khô

4-8

4-8

hoặc trà xanh

0,001

0,001

Tỷ lệ tạp chất sắt
Tỷ lệ tạp chất lạ

% theo chất

0,2


0,2

Độ ẩm

khô không

7,5

7,5

Tỷ lệ bụi

lớn hơn

10

10

100

100

Tỷ lệ vụn

Theo trà đen
hoặc trà xanh

Chỉ tiêu vệ sinh thực

Theo quyết định 867/1998 QĐ ngày 4/4/1998 của Bộ Y Tế


phẩm

về việc ban hành danh mục chuẩn vệ sinh đối với lương
thực, thực phẩm
(Nguồn: )
Ghi chú: Vụn ở đây là trà lọt sàng có kích thước mắt lưới 1,4 mm.
Bụi ở đây là trà lọt sàng có kích thước mắt lưới 0,35 mm.

2.4.2 Giấy túi lọc
Giấy túi lọc là loại giấy chuyên dùng để bao gói thực phẩm, phải đạt các chỉ
tiêu về cảm quan và vật lý (Bảng 2.6). Giấy làm túi lọc không ảnh hưởng đến màu
nước, mùi vị của trà, không gây độc hại cho người tiêu dùng.
2.5.3 Túi lọc và dây giữ túi lọc
• Túi lọc
Giấy gấp thành túi kín, đảm bảo khi pha trà không lọt ra ngoài.
Mỗi túi lọc chứa đựng được từ 2 đến 3 g trà (lượng trà trong túi chiếm không
quá ½ chiều cao túi trà).

14


Bảng 2.6: Chỉ tiêu vật lý của giấy túi lọc
Chỉ tiêu

Phương pháp thử

Mức

1. Định lượng


ISO 536

12 – 21 g/m2

2. Độ bền kéo khô

TCVN 1862-2:2000

Không nhỏ hơn

Chiều dọc

1000 N/m

Chiều ngang

150 N/m

3. Độ bền kéo ướt

TCVN 1862-1:2000

Chiều ngang

40 N/m

4. Độ thấm khí chênh lệch cột ISO 5636

1,287 l/phút/100 cm2


nước 12,7 mm 20 lớp giấy
cho 1 lần đo
• Dây giữ túi lọc
Dây giữ túi lọc là dây giữ màu trắng không độc hại, không ảnh hưởng đến chất
lượng trà, không bị đứt khi ngâm nước.
Dây chỉ có độ dài phù hợp (không nhỏ hơn 17 cm) đủ để giữ túi trà trong dụng
cụ pha và lấy túi trà ra.
Mối liên kết giữa một đầu dây chỉ và túi trà phải chắc chắn để túi trà không tuột
khỏi dây chỉ trong khi pha và khi lấy túi trà ra, đầu kia được gắn với tem và nhãn.

15


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011 tại Phòng Kỹ Thuật
Thực Phẩm và Trung Tâm Nghiên Cứu Bảo Quản và Chế Biến Rau Quả, Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Nguyên vật liệu
Nấm linh chi (Hình 3.1 a), nấm hầu thủ (Hình 3.1 b), nấm thượng hoàng (Hình
3.1 c), mua tại Công Ty TNHH Linh chi ViNa, Trung Tâm Nghiên Cứu Nấm Linh chi
và Nấm Dược Liệu.

Hình 3.1 a

Hình 3.1 b
Hình 3.1: Các loại nấm dược liệu


3.3 Thiết bị thí nghiệm
Máy sấy Contherm
Bình hút ẩm
Cân điện tử độ chính xác 0,01g.
Máy xay sinh tố
Máy đóng gói
Các dụng cụ khác.
16

Hình 3.1 c


×