Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP - SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.06 KB, 58 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP
CƠ QUAN KIẾN TẬP
SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ TỈNH BẮC NINH
(Thời gian từ ngày 17/11/2014 – 12/12/2014)


NHẬT KÝ KIẾN TẬP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh
Lớp: Chính sách công K32 – Khoa: Chính trị học
Thuộc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian kiến tập: từ ngày 17 tháng 11 năm 2014 đến ngày 12 tháng
12 năm 2014
Ngày/
tháng

NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Sáng: Đoàn kiến tập gặp mặt đại diện lãnh
đạo sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Trao đổi
về hoạt động của đơn vị: công việc, tính chất đặc

17/11

thù. Đề xuất phương án kiến tập tại đơn vị.
- Chiều: Gặp mặt Chánh Văn phòng, thực hiện
phương án kiến tập, thành lập ban chỉ đọa kiến
tập, chia nhóm kiến tập về các bộ phận trực thuộc
Văn phòng.
- Sáng: Trao đổi, thực hiện phương án kiến tập,
gặp gỡ Ban chỉ đạo kiến tập, Phụ trách các bộ


18/11

phận trực thuộc văn phòng. Sắp lịch kiến tập cụ
thể tại đơn vị.
- Chiều: Thăm quan thực tế các bộ phận trực
thuộc văn phòng.
- Sáng: Các nhóm phân về các bộ phận trực

19/11

20/11
21/11

thuộc văn phòng, tìm hiểu hoạt động của bộ phận
được phân vào kiến tập.
- Chiều: Bố trí lịch nghỉ
Bố trí lịch nghỉ.
- Sáng: Tham gia tìm hiểu công tác hoạt động

Ý KIẾN
CÁ NHÂN


của cơ quan
- Chiều: cùng các đồng chí lãnh đạo trong cơ
quan đi tham quan mô hình một số khu công
22/11
23/11
24/11


nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Bố trí lịch nghỉ.(cuối tuần)
Bố trí lịch nghỉ.(cuối tuần)
- Sáng: Họp giao ban đầu tuần
- Chiều: Đọc Thủ tục hành chính liên quan
đến đầu tư công
- Sáng: Tham gia buổi tiếp xúc dân về vấn đề

25/11

hỗ trợ đầu tư nông nghiệp nông thôn
- Chiều: Đọc Thủ tục hành chính liên quan đến
đăng ký kinh doanh.
- Sáng: Cùng các đồng chí lãnh đạo tiếp đoàn

26/11

lãnh đạo của Bộ Kế hoạch-Đầu tư về thăm sở.
- Chiều: Đọc tài liệu và các chính sách liên
quan đến đầu tư theo hình thức BT
- Sáng: Đến cơ quan và học hỏi kinh nghiệm từ

27/11

các đồng chí.
- Chiều: Sắp xếp tài liệu tại kho lưu trữ
- Sáng: Tham gia sắp xếp tài liệu tại phòng,

28/11


phân chia lại tài liệu
- Chiều: Sắp xếp tài liệu liên quan đến thủ tục

hành chính tại phòng lưu trữ.
29/11
Bố trí lịch nghỉ
30/11
Bố trí lịch nghỉ.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP
A – PHẦN MỞ ĐẦU


Hoạt động kiến tập – một trong những hoạt động thường niên theo chương
trình, kế hoạch đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như trực tiếp
Khoa chính trị học cho sinh viên chuyên ngành ban đầu tiếp cận với hệ thống
chính trị các cấp từ trung ương đến cơ sở, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp
ngoài nhà nước… để sinh viên được gắn trải nghiệm gắn lý thuyết với thực tiễn
chính trị – xã hội nhằm hoàn thiện kiến thức về chính sách công cho bản thân
mình. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó lớp Chính sách công K32 thuộc khoa
Chính trị học đã được thực hiện Kế hoạch kiến tập trong năm học 2014 - 2015,
bắt đầu từ ngày 17/11/2014 đến ngày 12/12/2014.
Đây quả thực là khoảng thời gian cần thiết và quý báu giúp chúng em được
trải nghiệm thực tế để tích lũy thêm kinh nghiệm, đồng thời nhất điều kiện giúp
cho mỗi sinh viên được nâng cao thêm kiến thức, trau dồi các năng lực thực tiễn
cho bản thân, kết hợp giữa nhận thức lý luận và hoạt động thực hành chuyên
môn.đồng thời căn cứ theo nguyện vọng của đoàn sinh viên kiến tập, chúng em
đã được phân công kiến tập tại Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Trong thời
gian kiến tập, với việc tạo điều kiện của cán bộ lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên
trong cơ quan, cùng với việc nhóm đã luôn cố gắng chấp hành và thực hiện tốt
mọi nhiệm vụ được giao, để có thể hoàn thành đợt kiến tập của nhóm Sở Kế

hoạch- Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đúng thời gian quy định và đạt được mục tiêu ban
đầu mà kế hoạch kiến tập đã đặt ra.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !


B – PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I:
ĐÔI NÉT VỀ TỈNH BẮC NINH
I.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1 .Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Về khí hậu. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra
giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng
dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các
dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa
hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình
trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2
huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc
các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang
những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày
trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà
Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan

sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du
lịch.


- Về đặc điểm thuỷ văn. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật
độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km 2, có 3 hệ thống sông lớn chảy
qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước
bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao
hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa
mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m 3. Sông Cầu có mực
nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong
mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km,
đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ
các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất
đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên
sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực
đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt
tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông
Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng
Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng
vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu
lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m 3, trong đó lượng nước chủ
yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m 3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với
kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình

400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày


khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để
phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt
động của đô thị.
- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là
rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên
Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.
- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về
chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm,
với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa
ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc
Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m 3. Ngoài
ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.

- Tài

nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km 2, trong
đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất
lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử
dụng còn 0,77%.
- Tài nguyên nhân văn, du lịch
Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất
Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương
Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với
những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di
sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian
Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa
Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc

đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cộng với nhiều cảnh quan đẹp là
tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch
thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.


Các di tích lịch sử văn hoá. Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử, văn
hoá, mật độ phân bố các di tích chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Tính đến
31/12/2010, toàn tỉnh có 408 di tích lịch sử, văn hoá được cấp bằng công nhận di
tích cấp Quốc gia và cấp địa phương. Các địa phương tập trung nhiều di tích lịch
sử xếp hạng quốc gia là Từ Sơn, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, Tiên Du.
Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ
trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu,
chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu...
Lễ hội truyền thống. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội
đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt
và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà
Chúa Kho...
Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh
Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh
hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền
thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi
dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với
nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là
các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh.
Ca múa nhạc. Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc
Ninh, sự nổi tiếng của dân ca Quan họ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Các làng nghề Bắc Ninh. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều
thế kỷ - Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như:
làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng

rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc
Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai ... Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai


một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa
phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây
dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Do vậy đến đây du khách
không chỉ được xem nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực
tiếp tham dự các hoạt động xã hội.
Tài nguyên du lịch sinh thái. Địa hình Bắc Ninh có xen lẫn đồi núi sót với độ
cao từ 20 đến 120m so với mặt biển, đồi núi sót lại thường gần các con sông và
các thung lũng có thể tạo thành hồ nước rộng hàng chục ha với những di tích
lịch sử, văn hoá như đền, chùa, miếu mạo tạo nên khung cảnh sơn thuỷ hữu tình.
Đó là điều kiện rất thuận lợi để tạo ra môi trường sinh thái quan trọng cho các
điểm Du lịch.
Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn
chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông
xanh ngắt bãi lúa, nương dâu là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch
sinh thái, làng quê Kinh Bắc.
2. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực.
2.1. Đặc điểm dân số.
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân
số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi
khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc
còn cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với
tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh
tế - xã hội là chủ yếu.
Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ
lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ
dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là

1257 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ


dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của
thành phố Bắc Ninh.
2.2. Nguồn nhân lực:
Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm
67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi
năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu
tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một
mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép
lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn
và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân
lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so
với mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy chỉ còn
0,39% NNL mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học
và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.
Năm 2010, tỉ lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là
45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%.
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả
nước (30,0% & 12,4%).

II: quá trình hình thành và phát triên

1. Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc
mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể



và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông
Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang
phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội
mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc
Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây
dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành
tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về
quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ
sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và
thị xã Hải Dương.
- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh
nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính
quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh
Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở
thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm
kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với
thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của
tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là
thị trấn Từ Sơn.



Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng
như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A,
QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các
hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã
được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập
phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được
khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ
trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội
Duệ...
2. Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam
Bắc Ninh ? Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long ?
Đông Đô ? Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc
Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ
Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch
sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh
cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi
của quốc gia Văn Lang ? Âu Lạc.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu,
sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu
bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như
trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với
những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả
Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng
tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm
gốm,...



Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua
các huyền thoại ?ông Đùng, bà Đùng?, ?ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng,
băng ngang lũ?, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng,
An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền
thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương
Vương, các đền thờ Lạc Long Quân ? Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở
Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong lòng đất lòng người
vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự
phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ đị a phương nào trên mảnh đất Việt
ngàn năm văn hiến.
3.Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá
dân tộc.
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công trình thành
luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói,
các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... còn là khu di tích thời
Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng
chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ
tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì
và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là
trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy
Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất
Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu
không nhường vai trò đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào?. Xung quanh Luy Lâu
là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy
Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi
hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.

Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc,
hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu


vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá
Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy
Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.
Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người
Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa
Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc ?Cổ
Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất
trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã
chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét: ?Xứ Bắc với đô thị cổ Long
Biên ? Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội
tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á,
văn hoá Nho Lão (Trung Hoa ? Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh
Việt.
5.Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của
kinh thành Đông Đô ? Thăng Long ? Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan
trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam.
Miền quê ?địa linh? này là đất phatsb tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền
văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt
xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây
là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của
đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh:
gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm

khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), ?mộc Choã, ngoã Viềng?,
cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam
Sơn, Cẩm Giàng),...


Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay, tinh xảo, hoạt
bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền
dân gian về đất này quả là có cơ sở: ?Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị
trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn?. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên
Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt
Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn
hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước
có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.
Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô
to lớn, cổ kính, kiến trusc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật
Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh
lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của
dân tộc ta.
Nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa,
hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội
Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...
Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nã: nam khăn xếp, áo the,
ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ
thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng
Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng
chơi quan họ, một lối chơi, một sin hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới
đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa
xã hội, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy.
Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời

các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền
bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nơi
đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa
học, nghệ thuật. Vì từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù


phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật
phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.

III: Tình hình phát triên kinh tê- xã hôị
1. Về kinh tế
a) Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm
2012; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.202 tỷ đồng, giảm
4,4%; công nghiệp và xây dựng 9.960 tỷ đồng, tăng 14%; dịch vụ 3.777 tỷ đồng,
tăng 5,8%. Nếu tính theo giá so sánh 2010, GRDP ước 62.172 tỷ đồng,
tăng11,8% so với năm 2012, tốc độ tăng, giảm tương ứng của ba khu vực là:
-3,9%; +14,5% và +5,9%. Tính theo giá hiện hành, GRDP ước 75.380 tỷ đồng;
GRDP bình quân đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243
USD; nếu loại trừ yếu tố nước ngoài, GRDP là 44,7 triệu đồng, tương đương
2.120 USD. Về cơ cấu kinh tế, do sản xuất nông nghiệp suy giảm nên tỷ trọng
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6%
năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng lên 74,5%; khu vực
dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%.
b) Sản xuất công nghiệp
Mặc dù, sản xuất của khu vực kinh tế trong nước chưa thoát khỏi khó khăn,
nhất là các doanh nghiệp dân doanh, sản phẩm khó tiêu thụ chậm, sức mua của
thị trường thấp... nhưng do khu vực FDI vẫn duy trì sản xuất ở mức cao, lại
chiếm tỷ trọng lớn nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng cao.
Theo giá cố định 1994, GTSX năm 2013 ước 180.931 tỷ đồng, đạt 181,3% KH

năm, tăng 61,1% so với năm 2012; trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước
15.421 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2012; khu vực FDI đạt 165.510 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 91,5% và tăng 69,8%. Nếu tính theo giá so sánh 2010, GTSX


ước 598.770 tỷ đồng, vượt 24,6% KH năm và tăng 60,7%; trong đó khu vực FDI
đạt 554.189 tỷ đồng, chiếm 92,6% và tăng 67,9%. Một số sản phẩm công nghiệp
tiếp tục tăng ở mức hai con số là ruột phích, bình các loại tăng 53%; bia tăng
48,4%; giấy bìa các loại tăng 12,3%; máy in laze tăng 14%.
Hiện trên địa bàn có 8/15 khu công nghiệp đang hoạt động, diện tích đất cho
thuê 1.307,3 ha/1.638,5 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy đạt 79,8%; các khu công nghiệp là
hạt nhân tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh. Tích cực triển khai kế hoạch
phát triển các hoạt động dịch vụ trong các khu công nghiệp tập trung tạo môi
trường đầu tư lành mạnh, thân thiện, hấp dẫn.
c) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết, sâu bệnh phát sinh
nhiều hơn năm trước; giá giống, vật tư, dịch vụ nông nghiệp vẫn ở mức cao nên
hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, do thu nhập từ nông nghiệp thấp nên xu hướng nông
dân bỏ ruộng để chuyển sang các ngành dịch vụ ngày càng gia tăng, nhất là ở
các địa phương có các KCN tập trung. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản ước 2.569,6 tỷ đồng (giá CĐ 1994), đạt 95,5% KH năm, giảm 2,2% so với
năm 2012. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2013 ước 88.457 ha, giảm 1.977 ha
so với năm 2012. Đối với cây lúa, do diện tích lúa lai giảm mạnh
(-6.859 ha so với năm 2012), trong khi lúa chất lượng cao tăng thấp hơn (+1.938
ha) nên năng suất cả năm 2013 ước 59 tạ/ha, giảm 3,4 tạ/ha so với năm 2012;
sản lượng thóc ước 427.874 tấn, giảm 25.542 tấn. Theo giá cố định 1994, giá trị
trồng trọt cả năm ước 1.115,2 tỷ đồng, giảm 6,2% so với năm 2012; giá so sánh
2010 ước 3.369,8 tỷ đồng, giảm 6,1%. Về hiệu quả, giá trị trồng trọt trên 1 ha
canh tác cây hàng năm ước 82 triệu đồng, giảm 6,4% so với năm 2012.
Dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện cục bộ ở một số địa phương, giá thức ăn

cao trong khi giá sản phẩm đầu ra không ổn định nên chăn nuôi giảm. Sản lượng
thịt hơi gia súc gia cầm xuất chuồng năm 2013 ước 88,8 nghìn tấn, giảm 0,3%
so với năm 2012. Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá cố định năm 1994 ước


953,6 tỷ đồng, tăng 2,4% và theo giá so sánh 2010 ước 3.333,9 tỷ đồng, tăng
2,5%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm 79ha, giá bán thủy sản giảm 1,6% nên kết
quả sản xuất thủy sản tăng thấp; sản lượng thủy sản ước 34.872 tấn, tăng 2,1%
so với năm 2012; trong đó nuôi trồng ước 33.264 tấn, tăng 2%; giá trị sản xuất
thủy sản ước 300,8 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng 2,2% so với năm 2012; theo giá
so sánh 2010, ước 899,7 tỷ đồng, tăng 2,1%.
Về lâm nghiệp, toàn tỉnh đã trồng 400.000 cây phân tán, đạt 100% KH năm;
trồng rừng mới 24,6 ha; chăm sóc 108,1 ha rừng; giá trị sản xuất theo giá so
sánh năm 2010 ước 19,4 tỷ đồng.
d) Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ ước 30.803 tỷ đồng, đạt 90,6% KH năm, tăng 17,9% so với năm
2012; loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ tăng 7,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát của
Chính phủ đề ra, CPI tháng 10 so tháng 12/2012 tăng 5,18%; bình quân 10 tháng
tăng 9,78%.
Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước 23.047 triệu USD,
đạt 162,3% KH năm, tăng 68% so với năm 2012; trong đó, khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước 22.882 triệu USD (chiếm 99,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu trên địa bàn), tăng 68,5%; Nhập khẩu ước 21.141,3 triệu USD,
đạt 165,8% KH năm, tăng 59,3% (xuất siêu 1.905,7 triệu USD).
Vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hoá ước 25.722,5 nghìn tấn, tăng 4,7%
so với năm 2012; luân chuyển hàng hoá ước 1.369 triệu tấn.km, tăng 4,9%; Vận
chuyển hành khách ước 14.198,6 nghìn người, tăng 3,8%; luân chuyển hành



khách ước 490,3 triệu người.km, tăng 4%. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ
hỗ trợ vận tải ước 2.566,6 tỷ đồng, tăng 12%.
Du lịch: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, xuất
bản cẩm nang du lịch và đầu tư nhân sự kiện năm du lịch Đồng bằng sông Hồng;
nhiều sự kiện văn hoá và lễ hội truyền thống lớn được tổ chức như: Hội thi hát
Quan họ đầu xuân, hội Lim; lễ hội Kinh Dương Vương; kỷ niệm 120 năm Ngày
dời chuyển Văn Miếu Bắc Ninh từ sơn phận Thị cầu về núi Phúc Đức (18932013); lễ kỷ niệm 60 năm ngày Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2013);
chương trình nghệ thuật "Về miền Quan họ"... Lượng du khách đến Bắc Ninh
tăng cao, tổng lượt khách ước 351.200 lượt, đạt 102% KH năm, tăng 19% so với
cùng kỳ; tổng ngày khách ước 389.900 ngày khách, đạt 109% KH năm, tăng
29%; doanh thu ước 238,6 tỷ đồng, đạt 98% KH năm, tăng 33%.
Bưu chính viễn thông: Nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ viễn thông đã bão
hoà nên số khách hàng đăng ký mới có xu hướng giảm. Năm 2013, phát triển
mới 72.000 thuê bao điện thoại; 15.000 thuê bao Internet. Lũy kế đến nay, toàn
tỉnh có 1.221.127 thuê bao điện thoại, đạt 114 thuê bao/100 dân; 78.030 thuê
bao internet, mật độ 7,3 thuê bao/100 dân.
đ) Đầu tư phát triển
Do nguồn vốn có hạn, nhu cầu đầu tư lớn, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CTTTg ngày 15/10/2011; Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng
Chính phủ, cùng với Chỉ thị 26 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 22 của UBND tỉnh,
năm 2013 tỉnh ưu tiên đầu tư cho các công trình cấp bách trong các lĩnh vực
thuỷ lợi, giao thông, y tế, giáo dục, điều chỉnh mục tiêu xây dựng nông thôn mới
theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, phát huy tổng hợp nguồn lực, chú ý
đến những xã khó khăn và các công trình trọng điểm: Đường nối TL282 - cầu
vượt sông Đuống; Cải tạo nâng cấp TL295B; Trường THPT chuyên Bắc Ninh...
Tổng vốn nhà nước đầu tư ước 3.840 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2012; do
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm còn hạn



chế dẫn tới khối lượng cần hoàn thành chưa đáp ứng tiến độ, cần phải có giải
pháp huy động vốn để đẩy nhanh tiến độ của các dự án. Số lượng doanh nghiệp
và cơ sở kinh tế gặp nhiều khó khăn, hạn chế đầu tư nên vốn ngoài nhà nước
ước 10.953 tỷ đồng, chỉ tăng 2%. Tính chung, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa
bàn ước 36.303 tỷ đồng, đạt 143,4% KH năm, tăng 11,5% so với năm 2012. Giá
trị sản xuất xây dựng ước 9.013 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 1,9%;
trong đó, khu vực ngoài nhà nước là 8.645 tỷ đồng, tăng 2,9%.
Công tác xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế được quan tâm và chú
trọng thực hiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn duy trì trong top
10 tỉnh có chỉ số cao nhất cả nước. Trong năm, UBND tỉnh đã tổ chức thành
công buổi gặp mặt doanh nghiệp với chủ đề “Bắc Ninh chung tay cùng cộng
đồng doanh nghiệp”; họp báo công bố Kế hoạch cải thiện môi trường kinh
doanh; hội thảo khoa học "Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy tái cơ cấu
kinh tế tỉnh Bắc Ninh"... Năm 2013, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư
(GCNĐT) cho 95 doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD có vốn đầu tư nước ngoài;
cấp điều chỉnh tăng vốn 32 lượt dự án, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều
chỉnh 1.592,73 triệu USD; Cấp GCNĐT mới 31 dự án và thực hiện xác nhận đầu
tư 27 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký 4.2525 tỷ đồng; Cấp
GCN đăng ký 604 doanh nghiệp, 36 chi nhánh và VPĐD, tổng vốn đăng ký
2.538,5 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, trên địa bàn có 459 đơn vị đầu tư trực tiếp
nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh 5.958 triệu
USD; 719 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký 78.938 tỷ đồng;
6.366 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký
100.009 tỷ đồng; hiện trên địa bàn tỉnh có 09 dự án ODA, với tổng mức đầu tư
là 1.232,2 tỷ đồng, các dự án đang triển khai và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực
hiện nhằm hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết. Trong năm, có nhiều dự án
lớn hoàn thành đi vào sản xuất như: Công ty Công ty TNHH Fujikin Việt Nam;
Nokia; Nhà máy 2 - sữa đậu lành Vinasoy; Công ty TNHH Samsung Electronics
Việt Nam; Công ty Cannon, Công ty Konishi,..



e) Thu, chi ngân sách và hoạt động ngân hàng
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2013 ước 11.533 tỷ đồng, đạt
100,4% dự toán, tăng 22,1% so với năm 2012; một số khoản thu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng thu ngân sách có tiến độ thu nhanh, ổn định như thuế thu nhập cá
nhân đạt 120% dự toán; thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt
137,4% dự toán. Tổng thu nội địa ước 6.340 tỷ đồng, đạt 107,5% dự toán, tăng
26,9%. Tổng chi ngân sách địa phương ước 9.137 tỷ đồng, đạt 141% dự toán,
tăng 17,4% so với năm 2012, trong đó, chi đầu tư phát triển 2.225,2 tỷ đồng, đạt
125,9%.
Hoạt động ngân hàng tiếp tục ổn định, đảm bảo được khả năng thanh khoản,
tỷ giá cơ bản ổn định, niềm tin vào giá trị tiền Việt Nam đồng tiếp tục được củng
cố, hoạt động tín dụng được kiểm soát, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô. Thực hiện tốt Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về kinh
doanh vàng. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng ước 32.500 tỷ đồng, tăng 21,6%
so cuối năm 2012; tổng dư nợ cho vay ước 32.700 tỷ đồng, tăng 10,8%, tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ chiếm 4,8%. Tổng thu tiền mặt ước 203.471 tỷ đồng; tổng
chi tiền mặt ước 199.683 tỷ đồng, bội thu tiền mặt 3.788 tỷ đồng.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Giáo dục - Đào tạo
Tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện lĩnh vực giáo dục - đào tạo, là tỉnh
đầu tiên trong cả nước có 100% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo
dục mầm non trẻ 5 tuổi, là tỉnh thứ 2 trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi mức 2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường kỷ
cương nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục; chất lượng đại trà được giữ vững,
chất lượng mũi nhọn có bước đột phá; triển khai thực hiện phân luồng, hướng
nghiệp. Hoàn thành tốt việc tổ chức kỳ thi hết năm học 2012-2013 cho các cấp



học. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, có 38/54 thí sinh dự thi đạt giải (trong
đó, có 2 giải nhất, 10 giải nhì, 12 giải ba và 14 giải khuyến khích); có 05 học
sinh tham gia dự thi chọn đội tuyển đi thi quốc tế; thi tốt nghiệp PTTH kết quả
đạt 99,07%; thi vào Đại học 2013 đứng thứ 7 toàn quốc (tăng 4 bậc so với năm
trước, với 36 thủ, á khoa, 60 em đạt từ 27 điểm trở lên); triển khai nhiệm vụ năm
học 2013-2014 với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới và hội nhập; tổ chức "Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học 2013-2014",
"Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013".
Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua đi vào chiều sâu, hiệu quả
và có sức lan tỏa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi
mới phương pháp dạy học; tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhà trường; chú trọng công tác dạy và học Tiếng Anh, Tin học cho học
sinh phổ thông. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng
chăm lo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhất vùng
Đồng bằng Bắc Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi giáo dục.
Tích cực triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và
mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa trang bị cho các trường học giai đoạn 2013-2017, đề án "Sữa học đường cho
trẻ mầm non"... Việc thực hiện kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng trường
chuẩn quốc gia ở các cấp học được quan tâm, toàn tỉnh có trên 80% trường
chuẩn quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95,5%, là tỉnh đứng đầu trong cả
nước.
b) Hoạt động Y tế
Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm được coi trọng; quản lý nhà nước về y tế ngoài công lập được
tăng cường; chất lượng khám chữa bệnh nâng lên. Năm 2013, tổ chức tiêm
chủng đầy đủ miễn dịch cơ bản 27.300 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 100% KH năm và đạt
tỷ lệ 98% số đối tượng. Thực hiện tốt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa



bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, cho trẻ em dưới 6 tuổi;
khám chữa bệnh tổng số 1.318.290 lượt người, thực hiện 18.557 ca phẫu thuật,
công suất sử dụng giường bệnh đạt 110%. Mạng lưới dân số kế hoạch hóa gia
đình từ tỉnh đến xã duy trì hoạt động, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chiến lược dân
số giai đoạn 2011-2015. Các chương trình quốc gia về y tế được quan tâm chỉ
đạo, đầu tư và tổ chức thực hiện tốt; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý
nhà nước về sản xuất, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh. Nâng cao thể lực,
trí lực, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 12%, giảm 0,9% so với năm 2012;
tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án bảo vệ và chăm sóc trẻ em; ưu tiên hỗ
trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo. Sơ
kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về việc
phát triển nền Đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới; tổng kết 10
năm thực hiện pháp lệnh Dân số; phê duyệt đề án "Quản lý sức khỏe người lao
động trong các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20132020".
c) Hoạt động văn hoá, thông tin và thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình sôi
nổi, phong phú, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội lớn của đất
nước và của tỉnh nổi bật như: tuyên truyền tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự
và đón xuân năm mới Quý Tỵ 2013; kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam; Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không"; cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
năm du lịch Quốc gia khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 2013...; tổ chức thành
công chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ năm 2013” và Lễ đón nhận Di
sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghề làm Tranh dân gian Đông Hồ”; Lễ hội
50 năm phong trào "nghìn việc tốt"; Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tổng kết phong trào "Toàn dân đoàn kết



xây dựng đời sống văn hóa" với trên 50% số làng, khu phố văn hóa và 87% số
gia đình trên địa bàn được công nhận là làng, khu phố, gia đình văn hóa; duy trì
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và thực sự có
chuyển biến trong các tầng lớp dân cư theo Nghị quyết 22 của Hội đồng nhân
dân tỉnh. Tăng cường công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn thực
hiện tốt việc quản lý di tích; đến nay, toàn tỉnh có 516 di tích được xếp hạng, đạt
100,4% KH năm; đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với 05 di
tích (Chùa Phật Tích, Đền Đô, Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Chùa Dâu,
Chùa Bút Tháp). Phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ
thuật trình diễn dân gian truyền thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, toàn tỉnh có trên
3.000 câu lạc bộ thể dục thể thao; tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao
các cấp thu hút trên 120 nghìn người, trên 30 nghìn vận động viên tham gia; tổ
chức 7/14 môn thể thao trong chương trình Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh thu
hút trên 5 nghìn vận động viên, huấn luyện viên tham gia và nhiều giải thể thao
cấp tỉnh như: Giải Cầu lông - Quần vợt truyền thống đầu xuân 2013, giải chạy
“Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước” Cúp Báo Bắc Ninh năm 2013, giải Vô địch
Vật tự do - Vật dân tộc tỉnh Bắc Ninh năm 2013, giải bóng chuyền nữ Quốc tế
Cup LienVietPostBank năm 2013, giải bóng chuyền vô địch quốc gia PV Oil.
Thể thao thành tích cao được đẩy mạnh quan tâm, cử nhiều đoàn vận động viên
tham dự trên 28 giải thể thao quốc gia và khu vực như các giải cúp vật tự do - cổ
điển toàn quốc tại Thái Nguyên, giải vô địch vật trẻ Đông Nám Á tại Thái Lan,
giải cúp câu lạc bộ boxing nam nữ toàn quốc tại Đà Nẵng... đạt nhiều thành tích
quan trọng với 93 huy chương, trong đó có 17 huy chương vàng, 30 huy chương
bạc và 46 huy chương đồng.
Nâng cao chất lượng và thời lượng phát sóng phát thanh - truyền hình, thực
hiện sản xuất 2.190 chương trình truyền hình, với 23.300 tin, bài sản xuất mới;
1.095 chương trình phát thanh, với 16.900 tin, bài sản xuất mới; 656 chương
trình trên trang Thông tin điện tử, với 3.500 tin, bài sản xuất mới. Phát sóng



6.510 giờ truyền hình, 913 giờ phát thanh đạt chất lượng tốt; upload 730 chương
trình truyền hình, 365 chương trình phát thanh; triển khai thực hiện phát sóng vệ
tinh.
d) Lao động - việc làm và các công tác xã hội khác
Toàn tỉnh giải quyết việc làm 26.000 lao động, đạt 100% KH năm; trong đó,
xuất khẩu lao động 1.500 người, đạt 83% KH năm; tổ chức 37 phiên giao dịch
việc làm, thu hút 7.397 lượt lao động tham gia; trợ cấp thất nghiệp cho 2.917
người và giải quyết các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đảm bảo
quyền lợi cho người lao động; mở 258 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
với 7.700 học viên; tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. Thực hiện thí điểm ký quỹ đối với lao động đi làm việc tại Hàn
Quốc.
Công tác chăm sóc người có công tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt,
tăng mức trợ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của Trung
ương, trong dịp tết Quý Tỵ, thăm hỏi và tặng quà 100% người có công, đối
tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi và hộ nghèo trên địa bàn; đưa, đón 1.619
người có công đi điều dưỡng. Số người tham gia bảo hiểm y tế, BHXH bắt buộc
(cùng tham gia) là 185,78 nghìn người, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 12,6% so
năm 2012. Cấp 35.316 thẻ BHYT cho 100% số người nghèo. Phê duyệt đề án hỗ
trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tổng kết
10 năm hoạt động ngân hàng chính sách xã hội, góp phần quan trọng trong công
tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,2%, đạt
KH năm...
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được coi trọng, tổ chức thăm, tặng quà
nhân dịp Tết cho 1.858 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tổng kinh phí là 354,5 triệu
đồng; khám sàng lọc miễn phí cho 293 cháu bị dị tật về mắt và 289 cháu bị dị tật
vận động, 121 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật cho 18 cháu bị các dị tật



×