Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TRỒNG NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
TRỒNG NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: PHAN HỮU TÍN

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 7/2011
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SỬ SỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP


TRỒNG NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

KS. NGUYỄN MINH QUANG

PHAN HỮU TÍN

ThS. VÕ THỊ THÚY HUỆ

Tháng 7/2011
2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm đại học dài đằng đẳng học tập, nghiên cứu, rèn luyện… bao
nhiêu niềm vui nỗi buồn để cuối cùng kết tinh vào cuốn luận văn này, tôi xin cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cơ sở
vật chất cho tôi học tập và nghiên cứu.
Các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng các thầy cơ trực tiếp giảng
dạy ln tận tình truyền đạt kiến thức quý báu giúp em có được vốn tri thức vững chắc để
vào đời.
Chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Quang, cô Võ Thị Thúy
Huệ, cơ Trương Phước Thiên Hồng đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy em hồn thành khóa luận
này.
Cảm ơn chị Trương Thị Ngọc Hân, chị Nguyễn Trường Ngọc Tú, chị Trần Thị
Quỳnh Diệp đã giúp đỡ tôi trong q trình làm thí nghiệm vi sinh.
Cảm ơn các em lớp DH08SH trong trại nấm Nola đã cùng tôi xây dựng và phát

triển trại nấm có được như ngày nay.
Cảm ơn bạn Nguyễn Thị Cẩm Tú đã đồng hành cùng tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp DH07SH, đặc biệt là ban cán sự lớp, đã cùng tơi vượt qua bao
khó khăn, chia sẻ bao niềm vui nỗi buồn trong suốt bốn năm đại học.
Cuối cùng, với tất cả lòng biết ơn con xin dành cho cha mẹ đã sinh thành, dưỡng
dục, nuôi dạy con thành người.
Tp. HCM, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Phan Hữu Tín

3


TÓM TẮT
Nấm linh chi là một loại thảo dược quý giá mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho loài
người. Qua hàng trăm năm nghiên cứu và thử nghiệm, nấm linh chi ngày càng chứng tỏ
khả năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh như: tim mạch, cao huyết áp, giảm cholesterol,
ung thư, tiểu đường… Do đó, nhu cầu sử dụng nấm linh chi là rất cao. Mặt khác, nước ta
lại có nhiều loại cơ chất thích hợp cho nấm linh chi sinh trưởng và phát triển. Những cơ
chất đó thường là những phụ phẩm nơng nghiệp. Nếu tận dụng triệt để sẽ tạo ra một khối
lượng sản phẩm nấm linh chi rất lớn. Góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân và
giảm tác hại ô nghiễm môi trường nhằm hướng tới một nên nông nghiệp bền vững.
Nghiên cứu được tiến hành trên nấm linh chi chuẩn Ganoderma lucidum. Bước đầu khảo
sát các hoạt tính enzyme amylase, cellulase của nấm linh chi. Sau đó, chọn lọc mơi trường
nhân giống cấp 1: PGA, PGAY, MGA, MGAY thích hợp cho nấm linh chi. Đồng thời thử
nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học có chứa xạ khuẩn Streptomyces giúp phân giải nhanh
các loại cơ chất: mạt cưa cao su, mụn dừa, rơm rạ. Khảo sát năng suất và dược tính của
nấm linh chi trồng trên các loại cơ chất trên.
Kết quả cho thấy có thể trồng được nấm linh chi trên các phụ phẩm nông nghiệp. Đánh giá
khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi trên các loại cơ chất khác nhau. Xử lý

nhanh các loại cơ chất bằng chế phẩm sinh học giúp giảm thời gian ủ nguyên liệu và tăng
năng suất. Đánh giá được một số dược tính quý của nấm linh chi.

4


SUMMARY
Thesis title “Research used to planting Ganoderma lucidum on agricultural by- products”
Ganoderma is a valuable medicinal herb which nature gave us. Over hundred years of
research and testing, Ganoderma show the abilities in prevention and treatment some
diseases like: heart disease, high blood pressure, reducing cholesterol, cancer, diabetes ...
Therefore, the demand for Ganoderma is very high. On the other hand, our country has a
variety of substrates which suitable for Ganoderma’s growth and development. These
substrates are usually agricultural by- products. If they are fully utilized, they will create a
great volume of Ganoderma products, from that, improving farmers’ incomes and
reducing environmental harms for a sustainable agriculture.
This study was carried out on Ganoderma lucidum. It is the initial surveys for the activity
of amylase and cellulase enzymes of Ganoderma. Then, we select the mother spawn:
PGA, PGAY, MGA, MGAY which suitable for Ganoderma. We also did some
experiments of supplying some biological products containing Streptomyces actinobacteria
to resolved quickly some substrates: rubber sawdust, coconut sawdust, straw; make a
survey on productivity and pharmaceutical value of Ganoderma grown on these substrates.
Results agricultural by-products can be used for planting Ganoderma lucidum. Assess the
growth and development of Ganoderma on different kinds of substances. Dispose of the
substrate was quick by probiotics to help reducing the incubation time and increasing
productivity. Besides, we evaluated some precious medicinal properties of Ganoderma.

5



MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Summary .................................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................... viii
Danh sách các hình .................................................................................................. ix
Chương 1 Mở đầu ..................................................................................................... 1
Chương 2 Tổng quan tài liệu .................................................................................... 3
2.1. Nấm ................................................................................................................... 3
2.1.1. Khái quát về nấm ...................................................................................... 3
2.1.2. Hình thái học sợi nấm ............................................................................... 4
2.1.3. Hình thái học quả thể nấm ........................................................................ 4
2.1.4. Sinh trưởng và biến dưỡng của nấm......................................................... 5
2.2. Nấm linh chi Ganoderma lucidum .................................................................... 9
2.2.1. Phân loại ................................................................................................... 9
2.2.2. Đặc điểm hình thái..................................................................................... 9
2.2.3. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 10
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................... 10
2.2.5. Thành phần dược tính của nấm linh chi .................................................. 11
2.3. Khái quát về xạ khuẩn ..................................................................................... 15
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................... 17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 17
3.2. Vật liệu ............................................................................................................ 17
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 17
3.2.2. Nguyên liệu ............................................................................................. 17
3.2.3. Hóa chất ................................................................................................... 17

3.2.4. Thiết bị..................................................................................................... 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
3.3.1. Xác định hoạt tính enzyme cellulase và amylase của nấm linh chi ........ 18
3.3.2. Khảo sát môi trường nhân giống cấp I .................................................... 21
3.3.3. Tuyển chọn dòng xạ khuẩn...................................................................... 22
3.3.4. Khảo sát khả năng phân giải cellulose của xạ khuẩn được bổ sung vào
quá trình ủ cơ chất ...................................................................................... 22
3.3.5. Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm linh chi trên các cơ chất thí nghiệm ...... 24
3.3.6. Khảo sát năng suất thu hoạch của nấm linh chi ...................................... 24
3.3.7. Khảo sát dược tính của nấm linh chi trên các cơ chất thí nghiệm........... 25
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38
Chương 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 29
4.1. Xác định hoạt tính enzyme cellulase và amylase của nấm linh chi............... 34
4.2. Khảo sát môi trường nhân giống cấp I .......................................................... 34
4.3. Tuyển chọn dòng xạ khuẩn ............................................................................ 31
6


4.4. Khảo sát khả năng phân giải cellulose của xạ khuẩn được bổ sung vào
quá trình ủ cơ chất .................................................................................................. 31
4.5. Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm linh chi trên các cơ chất thí nghiệm ............ 33
4.6. Khảo sát năng suất thu hoạch của nấm linh chi............................................. 34
4.7. Khảo sát dược tính của nấm linh chi trên các cơ chất thí nghiệm ................. 35
Chương 5 Kết luận và đề nghị ................................................................................ 41
5.1. Kết luận............................................................................................................ 41
5.2. Đề nghị ............................................................................................................ 42
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 43

7



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
GL

Ganoderma lucidum

CMC

Carboxyl Methyl Cellulase

PGA

Potato Glucose Agar

PGAY

Potato Glucose Agar Yeast

MGA

Malt Glucose Agar

MGAY

Malt Glucose Agar Yeast

8


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho nấm trồng ........................ 6
Bảng 2.2 Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến nấm linh chi ......................................... 8
Bảng 2.3. Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm linh chi .. 14
Bảng 3.1 Xây dựng đường chuẩn glucose ............................................................. 18
Bảng 3.2 Thực hiện phản ứng cellulase ................................................................. 19
Bảng 3.3 Phương pháp dựng đường chuẩn tinh bột .............................................. 20
Bảng 4.1 Đường kính vịng phân giải cellulose và tinh bột .................................. 31
Bảng 4.2 Mơ tả hình thái hệ tơ trong giai đoạn ủ trên từng loại cơ chất ............... 33
Bảng 4.3 Đường kính và độ dày quả thể thí nghiệm ............................................. 34
Bảng 4.4 Trọng lượng quả thể và hiệu suất sinh học của nấm linh chi ................. 35
Bảng 4.5 Định tính alkaloid ................................................................................... 35
Bảng 4.6 Thử nghiệm tính tạo bọt của saponin ..................................................... 36
Bảng 4.7 So sánh độ cao cột bong bóng ở thử nghiệm Fontan – Kaudel ............. 37
Bảng 4.8 Định tính triterpenoid ............................................................................. 37
Bảng 4.9 Định lượng polysaccharide ..................................................................... 38
Bảng 4.10 Định tính acid hữu cơ ........................................................................... 39

9


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Phương pháp định lượng cellulose ......................................................... 23
Hình 3.2 Phương pháp định lượng Polysaccharide ............................................... 27
Hình 4.1 Hoạt độ enzyme cellulase và amylase của nấm linh chi......................... 29
Hình 4.2 Tốc độ lan tơ của nấm linh chi trên các loại mơi trường nhân giống .... 30
Hình 4.3 Hàm lượng cellulose bị phân giải trong quá trình ủ nguyên liệu. .......... 32
Hình 4.4 Sự lan tơ của nấm Linh Chi ........................................................................... 33
Hình 4.5 Tốc độ lan tơ trên các mơi trường thí nghiệm ........................................ 34

Hình 4.6 Định tính alkaloid với thuốc thử Mayer ................................................. 35
Hình 4.7 Thử nghiệm hợp chất saponin................................................................. 36
Hình 4.8 Thử nghiệm Fontan - Kaudel .................................................................. 37
Hình 4.9 Định tính triterpenoid.............................................................................. 38
Hình 4.10 Định tính acid hữu cơ ........................................................................... 39

10


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu đời nay, nấm là loại thực phẩm có giá trị cao khơng chỉ về hương vị đậm đà, dinh
dưỡng cân đối mà cịn là một vị thuốc q có giá trị dược liệu cao. Nấm chứa một hàm
lượng dinh dưỡng rất phù hợp cho mọi người, kể cả người ăn kiêng, với một lượng đường,
đạm, khống, vitamin cân đối. Ngồi ra, nấm cịn chứa một số dược tính q: nấm mèo
chữa lỵ, rong huyết, giải độc gan; nấm bào ngư chứa chất pleurotin (kháng sinh), retin
(kháng ung thư), acid folic (chống thiếu máu).
Nhưng nổi trội hơn hết là nấm Linh Chi Ganoderma lucidum (GL). Được sử dụng từ hàng
ngàn năm nay, với hàm lượng dược tính cao, có cơng dụng phịng và hỗ trợ điều trị nhiều
loại bệnh khác nhau, GL được xếp vào loại “Thượng dược” trong sách “Thần nông bản
thảo” và sau đó được danh y Trung Quốc Lý Thời Trân thời nhà Minh phân ra thành “ Lục
bảo Linh Chi” (khoảng 1950) theo từng công dụng khác nhau. Với nhiều tên gọi khác
nhau: Bất Lão Thảo, Vạn Niên Nhung, Thần Tiên Thảo, Hổ Nhũ Linh Chi… Giá trị dược
liệu của GL chủ yếu là do các thành phần: polysaccharide, triterpenoide, steroide,
adenosin, lactone. Trong đó, thành phần polysaccharide và triterpenoide là quan trọng
nhất, ảnh hưởng tới giá trị dược liệu của nấm GL.
Trên thế giới đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu về GL và ngày càng có nhiều công dụng
của GL được phát hiện. Những khảo sát dược lý và lâm sàng cho thấy GL có khả năng
điều trị bệnh u bướu, tim mạch, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mãn tính và hen
suyễn, thiếu máu, bạch cầu giảm, viêm gan, hạ cholesterol, tiểu đường, đau khớp…cho

thấy giá trị dược liệu quý giá của GL đối với con người.
Việt Nam là nước có thế mạnh về nơng nghiệp, mỗi năm đều có hàng ngàn tấn phụ phẩm
giàu chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) được thải ra. Hiện nay, tỷ lệ nông dân chiếm
phần lớn dân số, có nhiều thời gian nơng nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để nâng cao
thu nhập. Nấm Linh Chi sẽ là một lựa chọn tốt cho mọi người nông dân vì thích hợp cho
nhiều vùng ở nước ta, dễ nuôi trồng, bảo quản, thị trường tiêu thụ lớn, giá trị dược liệu
cao. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền nước ta sẽ có một loại cơ chất thích hợp với điều kiện và
11


kinh tế ở vùng đó nên khơng nhất thiết phải trồng nấm Linh Chi trên một loại cơ chất cố
định.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp trồng nấm Linh Chi
Ganoderma lucidum” được tiến hành trên ba loại cơ chất: mạt cưa, rơm, mụn dừa.
1.2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát quy trình trồng nấm Linh Chi phù hợp với từng loại cơ chất khác nhau. Đánh giá
năng suất và chất lượng dược tính của nấm Linh Chi GL.
1.3. Nội dung thực hiện
- Đo hoạt tính enzyme amylase, cenllulase của nấm Linh Chi.
- Khảo sát môi trường nhân giống cấp I: PGA, PGAY, MGA, MGAY.
- Tuyển chọn dòng xạ khuẩn.
- Khảo sát khả năng phân giải cellulose và tinh bột của xạ khuẩn được bổ sung vào
quá trình ủ cơ chất.
- Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh Chi trên các cơ chất thí nghiệm.
- Khảo sát năng suất thu hoạch của nấm Linh Chi.
- Khảo sát dược tính của nấm Linh Chi.

12



Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nấm
2.1.1. Khái quát về nấm (Nguyễn Lân Dũng, 2001)
Trước đây, người ta thường cho rằng nấm là thực vật. Thậm chí trong một số sách giáo
khoa cũng coi nấm là thực vật. Đó là một quan điểm khơng chính xác. Nấm khác với
những thực vật xanh: khơng có lục lạp, khơng có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, khơng có
hoa, phần lớn khơng chứa cellulose trong thành tế bào, khơng có một chu trình phát
triển chung như thực vật, đường dự trữ là glycogen thay vì tinh bột. Đồng thời cũng khơng
phải là động vật, nấm hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể khác hay từ đất qua bề
mặt của tế bào hệ sợi nấm, sinh sản bằng cách tạo bào tử hữu tính hoặc vơ tính. Chính vì
thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương
đương với giới thực vật và giới động vật.
Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới
(Kingdom):
 Giới khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam.
 Giới nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có
khả năng di động nhờ lơng roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh.
 Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota).
 Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia).
 Giới động vật (Animalia).
Hiện nay, các nghiên cứu về nấm người ta thường dựa vào hệ thống phân loại của
Whitaker (1969) và hệ thống phân loại của Takhtadjan (1973).
Dựa theo sự sinh sản hữu tính, các nhà phân loại đã chia chúng thành các ngành phụ như
sau:
 Ngành phụ nấm tiên mao (Mastigomycotina).
 Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina).
 Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina).
 Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina).
13



 Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina).
Tất cả các loài nấm ăn hiện nay đều thuộc nấm túi (Ascomycotina) hoặc nấm đảm
(Basidiomycotina).
2.1.2. Hình thái học sợi nấm (Nguyễn Lân Dũng, 2001)
Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi nấm ăn có dạng ống trịn, đường kính 2
– 4 µm. Các ống đều có vách ngăn ngang. Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty (hypha), hệ sợi
nấm còn gọi là khuẩn ty thể (mycelium). Khoảng cách giữa hai vách ngăn ngang (khoảng
3 -10 µm) được gọi là tế bào (cell). Thành tế bào sợi nấm đều có cấu tạo chủ yếu bởi kitin
– glucan.
Đối với nấm đảm có 3 cấp sợi nấm:
 Sợi nấm cấp một (sơ sinh): Lúc đầu khơng có vách ngăn và có nhiều nhân, dần dần
sẽ tạo vách ngăn và phân thành những tế bào đơn nhân trong sợi nấm.
 Sợi Nấm cấp hai (thứ sinh): Tạo thành do sự phối trộn giữa hai sợi nấm cấp một.
Khi đó nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm khác dấu sẽ trộn với nhau. Hai nhân vẫn
đứng riêng rẽ làm cho các tế bào có hai nhân, cịn gọi là sợi nấm song nhân
(dicaryolic hyphae).
 Sợi nấm cấp ba (tam sinh): Do sợi nấm cấp hai phát triển thành. Các sợi nấm liên
kết lại chặt chẽ với nhau và tạo thành quả thể nấm.
2.1.3. Hình thái học của quả thể nấm (Nguyễn Lân Dũng, 2001)
Tản hay cơ thể của nấm là những tế bào đơn hay dạng sợi kéo dài. Phần lớn các sợi
phân nhánh. Khi các sợi nấm bện lại với nhau tạo thành thể sinh bào tử, gọi là quả thể
hay tai nấm. Đặc trưng của nấm lớn là có cơ quan sinh sản bào tử kích thước lớn, có thể
nhìn thấy bằng mắt thường, do sự kết bện của sợi nấm khi gặp điều kiện thuận lợi. Thường
có hai kiểu quả thể trong nhóm nấm lớn:
 Kiểu 1: Bào tử thường được sinh ra trong những thể hình cầu, như những
nấm thuộc Gasteromycetes.
 Kiểu 2: Bào tử sinh ra ở một phần của quả thể nấm. Những nấm này thuộc
Basidiomycetes.


14


Có thể bào tử ở phần phiến hay khơng thuộc phiến (Aphyllophorales). Ở nhóm này ta
thường gặp hai kiểu quả thể như sau:
 Quả thể lật ngược, phiến ở phía trên hay khơng có phiến, thường khơng có hình
dạng nhất định. Chúng rất mỏng, đôi khi dày nhất đạt 2 mm.
 Quả thể thẳng đứng, gặp ở nhóm Basibiomyceteses hay Discomycetes. Các sợi nấm
phủ lên nhau ở mặt ngoài hay chỉ một phần bên trên. Những kiểu này quả thể rất
khác nhau ở các phần chân nấm, mũ nấm, phiến nấm.
2.1.4 Sinh trưởng và biến dưỡng của nấm (Nguyễn Lân Dũng, 2001)
2.1.4.1. Biến dưỡng của nấm
Nấm có khả năng sản xuất enzyme ngoại bào, những enzym ngoại bào này giúp cho nấm
biến đổi những chất hữu cơ phức tạp thành dạng hịa tan dễ hấp thu. Chính vì thế, nấm
chỉ có đời sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ nguồn hữu cơ (động vật, thực vật). Thức ăn được
hấp thu qua màng tế bào hệ sợi nấm. Dựa vào cách hấp thu dinh dưỡng của nấm có thể
chia làm 3 nhóm:
 Hoại sinh: Thức ăn là xác bã thực vật hay động vật. Ở nhóm nấm này, chúng có
khả năng biến đổi những chất khó phân hủy thành những chất đơn giản dễ hấp thu,
nhờ hệ men ngoại bào.
 Ký sinh: Chủ yếu các loài nấm gây bệnh, chúng sống bám vào cơ thể sinh vật khác
để hút thức ăn của sinh vật chủ.
 Cộng sinh: Lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tổn hại sinh vật
chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triển tốt hơn (như nấm Tuber hay Boletus
cộng sinh với cây thông sồi…).
2.1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng của nấm
 Nguồn carbon: Nguồn carbon được cung cấp từ mơi trường ngồi để tổng hợp nên
các chất như: hydratcarbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát triển
của nấm. Trong sinh khối nấm, carbon chiếm nửa trọng lượng khô, đồng thời nguồn
carbon cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Đối với các lồi nấm khác nhau

thì nhu cầu carbon cũng khác nhau, nhưng hầu hết chúng dùng nguồn đường đơn giản là
glucose, với nồng độ đường là 2%.
15


Trong tự nhiên, carbon được cung cấp chủ yếu từ các nguồn như: cellulose,
hemicellulose, lignin, pectin,… Các chất này có kích thước lớn hơn kích thước của
thành và màng nguyên sinh chất. Muốn tiêu hóa được cơ chất này, nấm tiết ra enzyme
ngoại bào phân hủy cơ chất thành các chất có kích thước nhỏ hơn, đủ để có thể xâm nhập
được vào trong thành và màng tế bào.
 Nguồn đạm (N): Đạm là nguồn cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy, cần
cho sự phát triển hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm sử dụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ
như: purin, pyrimidin, protein, tổng hợp chitin cho vách tế bào. Nguồn đạm sử dụng trong
các môi trường ở dạng muối: muối nitrat, muối amon.
 Khoáng: Cần cho sự phát triển và tăng trưởng của nấm
 Nguồn suful: Được cung cấp vào môi trường từ nguồn sulfat và cần thiết để
tổng hợp một số loại acid amin.
 Nguồn phosphat: Tham gia tổng hợp ATP, acid nucleic, phospholipid màng.
Nguồn cung cấp phospho thường là từ muối phosphat.
 Nguồn kali: Đóng vai trị làm đồng yếu tố (cofactor), cung cấp cho các loại
enzym hoạt động. Đồng thời đóng vai trị cân bằng khuynh độ (gradient) bên
trong và ngoài tế bào.
 Magiê: Cần thiết cho sự hoạt động một số loại enzym, nguồn magiê được
cung cấp từ sulfat magiê.
Bảng 2.1. Nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho nấm trồng
Nồng độ cần thiết (%0)

Tên muối
Phophat kali monobasic


1–2

Phosphat kali dibasic

1–2

Sulfat Magiê

0,2 – 0,5

Sulfat Mangan

0,02 – 0,1

Sulfat Calci

0,001 – 0,05

Clorua kali

2–3

Peroxi phosphat

2–3

16


 Vitamin: Những phân tử hữu cơ này được dùng với lượng rất ít, chúng khơng phải

là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Vitamin cần thiết và giữ chức năng đặc
biệt trong hoạt động của enzym. Hầu hết nấm hấp thụ nguồn vitamin từ bên ngoài và chỉ
cần một lượng rất ít nhưng khơng thể thiếu. Hai nguồn vitamin cần thiết cho nấm là biotin
(vitamin H) và thiamin (vitamin B1).
2.1.4.3.

Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý

Các yếu tố vật lý tác động lên sợi nấm khác với tác động lên sự hình thành quả thể
nấm. Tác nhân vật lý ảnh hưởng trực tiếp lên sợi nấm với mức độ khác nhau: mức độ tác
động thấp nhất, mức độ tác động tối ưu, mức độ tác động lớn nhất. Những yếu tố tác động
trực tiếp lên sự sinh trưởng sợi nấm là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và độ thơng khí.
 Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, kích
thích hoạt động các chất sinh trưởng, các enzym và chi phối toàn bộ các hoạt động sống
của nấm. Mỗi lồi nấm có nhu cầu nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Nhiệt độ nuôi ủ hệ sợi bao giờ cũng cao hơn so với khi nấm ra quả thể vài độ. Nhiệt độ
cao hoặc thấp hơn nhiệt độ thích hợp sẽ làm cho hệ sợi nấm sinh trưởng chậm lại hoặc
chết hẳn.
 Ánh sáng: Không cần cho quá trình sinh trưởng của nấm. Cường độ ánh sáng mạnh
kiềm chế sự sinh trưởng của sợi nấm, có trường hợp giết chết sợi nấm. Ánh sáng có thể
phá vỡ một số vitamin và enzym cần thiết, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của
sợi nấm. Phịng ủ nấm không nên quá tối, sẽ gây trở ngại cho việc phát hiện bệnh và nhất
là tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phát triển. Trong giai đoạn ni hệ sợi
tạo quả thể, ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sợi nấm kết hạch (nụ nấm).
 Độ ẩm: Hầu hết các loài nấm cần độ ẩm cao. Một số lồi thuộc nấm đảm cần độ ẩm
thích hợp cho sự sinh trưởng tối ưu của sợi nấm (80 – 90 %). Nhưng hầu hết các loài
nấm cần độ ẩm để sinh trưởng hệ sợi là 50 – 60 % (Flegg, 1962).
 Độ thơng khí: Hàm lượng O2 và CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của
sợi nấm. Oxy cần thiết cho việc hô hấp của hệ sợi nấm. Cịn nồng độ CO2 tăng cao trong
khơng khí sẽ ức chế quá trình hình thành quả thể nấm.


17


 pH: Hầu hết các nhóm nấm mọc trên thực vật hay ký sinh thì thích hợp đối với
mơi trường pH thấp. Các loài nấm mọc trên mùn bã hay trên đất thì thích hợp với mơi
trường pH trung tính hay mơi trường kiềm. Nhưng một số loại nấm có khả năng mọc được
ở biên độ pH khá rộng. Một số lồi nấm có khả năng tự điều chỉnh pH mơi trường về pH
thích hợp cho sự sinh trưởng chính chúng.
Bảng 2.2 Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến nấm Linh Chi
Yếu tố

Nhiệt độ
pH
Ánh sáng
Độ ẩm

Giai đoạn

Khoảng thích hợp

Chú thích

Ni tơ

28 - 32oC

Kếthạch

25 - 27oC


Ra quả thể

27 - 28oC

Ni tơ

5,0 – 6,0

Nuôi tơ

Không cần thiết

Quả thể

500 – 1.200 lux

Ánh sáng tán xạ

Nuôi tơ

40 – 60 %

Nguyên liệu

Quả thể

70 – 90 %

Khơng khí


(Lê Duy Thắng, 2001)
2.1.4.4. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sợi nấm
Giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn này thường dài, nấm ở giai đoạn này chủ yếu là dạng sợi. Sợi nấm mỏng
manh và gồm 2 nhân, có nguồn gốc từ 2 bào tử khác nhau nẩy mầm và phối hợp
lại. Hệ sợi nấm, còn gọi là hệ sợi dinh dưỡng, len lỏi trong cơ chất để rút lấy thức ăn.
Thức ăn muốn vào tế bào sợi nấm phải thông qua màng tế bào. Khi khối sợi đạt đến mức
độ nhất định về số lượng, gặp điều kiện thích hợp, sẽ bện kết lại tạo thành quả thể nấm.
Trong trường hợp bất lợi, sẽ hình thành các bào tử tiềm sinh hay hậu bào tử .
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn này thường ngắn, lúc bấy giờ sợi nấm đan vào nhau, hình thành một dạng đặc
biệt, gọi là quả thể nấm hay tai nấm (fruit body). Quả thể thường có kích thước lớn và là
cơ quan sinh sản của nấm. Trên quả thể có một cấu trúc, nơi tập trung các đầu ngọn sợi
nấm, đó là thụ tầng (hymenium). Chính ở đây hai nhân của tế bào sẽ nhập lại thành một.
18


Sau đó sẽ chia thành bốn nhân con hình thành các bào tử hữu tính (sexual spore), đảm bào
tử (basidiospore) hoặc nang bào tử (ascospore). Khi tai nấm trưởng thành, bào tử được
phóng thích, chúng nẩy mầm và chu trình lại tiếp tục.
2.2. Nấm Linh Chi Ganoderma lucidum (Lê Xuân Thám, 1996)
2.2.1. Phân loại
Giới:

Mycetalia

Ngành: Basidiomycota
Lớp:


Basidiomycetes

Bộ:

Ganodermatales

Họ:

Ganodermataceae

Chi:

Ganoderma

Loài:

Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Krast.

2.2.2. Đặc điểm hình thái
Thể quả có cuống dài hoặc ngắn, thường đính bên, đơi khi trở thành đính tâm do quá trình
liền tán. Cuống nấm thường hình trụ, hoặc thanh mảnh (cỡ 0,3 - 0,8 cm đường kính), hoặc
mập khỏe (tới 2 - 3,5 cm đường kính), ít khi phân nhánh, từ 2,7 - 22 cm, đôi khi uốn khúc
cong queo. Lớp vỏ cuống láng đỏ - nâu đỏ - nâu đen, bóng, khơng có lơng, phủ suốt lên
mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận – gần trịn, đơi khi xịe hình quạt hoặc ít nhiều di dạng. Trên mặt mũ có
vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu
- vàng cam - đỏ nâu - nâu tím - nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni. Thường sẫm màu dần
khi già, lớp vỏ láng phủ tràn kín mặt trên mũ, đơi khi có lớp phấn. Kích thước mũ nấm có
biến động. Phần đính cuống gồ lên hoặc lõm xuống như rốn.
Phần thịt nấm (context), màu vàng kem – nâu lợt – trắng kem, phân chia kiểu lớp trên và

lớp dưới. Ở lớp trên, thấy rõ các tia sợi hướng lên, đầu các sợi phình hình chùy, màng rất
dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng chứa laccate không tan trong nước nên nấm
chịu được mưa, nắng. Ở lớp dưới, hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.

19


Tầng sinh sản ( thụ tầng – hymenium) là một lớp ống dày từ 0,2 – 1,8 cm, màu kem – nâu
nhạt gồm các ống nhỏ thăng, miệng gần tròn, màu trắng – vàng chanh nhạt, khoảng 3 – 5
ống/mm.
Đảm đơn bào (holobasidie) hình trứng – hình chùy, khơng màu. Dài 16 – 22 µm, mang
bốn đảm bào tử (basidiospores).
Đảm bào tử dạng trứng cụt (truncate), cấu trúc lớp vỏ kép (bitunicate), màu vàng mật ong
sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng giọt dầu. Kích thước dao
động 8 – 11,5 x 6 – 7,7 µm.
2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Nấm Linh Chi phân bố rộng khắp Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ vùng rừng núi, cao
nguyên tới đồng bằng.
Nấm Linh Chi thường mọc trên các loại cây gỗ thuộc bộ đậu (Fabales) sống hay đã chết.
Quả thể rộ vào mùa mưa, có thể ở trên thân cây (cuống thường ngắn, quả thể nhỏ), quanh
gốc cây hoặc từ các rễ cây (nổi hoặc ngầm gần mặt đất), khi ấy cuống nấm thường dài, có
thể phân nhánh và tán nấm rất lớn (≈ 30 cm).
Nấm thường mọc tốt dưới bóng rợp, có ánh sáng khuếch tán nhẹ.
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Từ đầu thế kỷ 17, Trung Quốc đã nuôi trồng đại trà nấm Linh Chi bởi giá trị dược liệu cao
của chúng. Đến năm 1936, Nhật Bản mới đưa vào trồng đại trà và sản lượng tăng vọt lên
nhiều lần. Nếu tính đến cơng trình tổng quan của Jong và Birmingham (1992), thì thống
kê chưa đầy đủ cho con số trên 200 cơng trình khảo cứu hóa dược lý các lồi nấm Linh
Chi.
Ở Đài Loan, Peng (1990), Hseu (1992) đã sưu tầm, ni trồng với hơn 10 lồi Linh Chi

khác nhau. Hàn Quốc cũng chiếm một thị phần đáng kể song Trung Quốc vẫn là trung tâm
lớn nhất thế giới về nuôi trồng và sản xuất nấm Linh Chi.
Gần đây, các nước Đông Nam Á cũng bắt đầu nuôi trồng nấm Linh Chi. Malaysia chú
trọng cải tiến các quy trình ngắn ngày. Thái Lan đã có một số trang trại ni trồng nấm
Linh Chi cỡ vừa, góp phần vào sản lượng chung cho thế giới.

20


Do giá trị dược liệu cao của các nấm Linh Chi, nên Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và nuôi
trồng ở quy mô công nghiệp. Vào tháng 7/1994, hội nghị Nấm học thế giới tại Vancouver
(Canada) đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu Linh Chi quốc tế, trụ sở tại New York
(Mỹ). Tháng 10/1994, Hội nghị Quốc tế đầu tiên về nấm Linh Chi đã được tổ chức tại Bắc
Kinh, Trung Quốc. Tháng 7/1996, Hội nghị quốc tế nấm học châu Á lại dành một trong
năm hội thảo cho các báo cáo về nấm Linh Chi tại Đại học Chiba, Nhật Bản. Tháng
8/1996, Hội nghị Quốc tế nghiên cứu nấm Linh Chi được tổ chức tạiTrung tâm hội nghị
Quốc tế Đài Bắc, Đài Loan. Tại mỗi hội nghị số lượng báo cáo rất lớn, thể hiện tầm quan
trọng kinh tế và sự phong phú kì thú cùa các nấm Linh Chi.
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu cịn khiêm tốn. Vào thập niên 90, sản lượng nuôi trồng
nấm Linh Chi mới thực sự bùng nổ ở thành phố Hồ Chí Minh, sản lượng ước đạt 10 tấn.
Nhưng cịn manh mún, chưa thực sự phát triển lớn mạnh và bền vững. Do đó, sản lượng
chưa cao, chất lượng cịn thấp và thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
Hiện nay, đi đầu trong công tác nghiên cứu, bảo tồn giống và sản xuất nấm Linh Chi phải
kể đến Trung tâm nghiên cứu Linh Chi và nấm dược liệu, Viện di truyền Nông nghiệp,
Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trung tâm công nghệ
sinh học ứng dụng, Đại học Nơng Lâm Tp. HCM… Ngồi ra cịn có hàng ngàn hộ nơng
dân, các hợp tác xã nông nghiệp, các làng nghề trên khắp cả nước cũng tham gia sản xuất
một số lượng đáng kể.
Do nhu cầu ngày càng tăng về nấm ăn và nấm dược liệu, việc thành lập một viện nghiên
cứu nấm ăn và nấm dược liệu là rất cần thiết. Viện này sẽ là nơi lưu trữ, bảo tồn nguồn

gen từ thiên nhiên hoang dại của Việt Nam cũng như nguồn gen di thực. Nơi trưng bày
các mẫu nấm với sự đa dạng vốn có. Nơi tham quan, trao đổi về học thuật. Cũng là nơi
xây dựng mơ hình sản xuất nấm cơng nghiệp. Cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Làm được như vậy thì việc bảo tồn, phát triển và sản xuất nấm ăn và nấm dược
liệu mới thành cơng được.
2.2.5. Thành phần dược tính nấm Linh Chi
Với phương pháp cổ điển trước đây người ta đã phân tích các thành phần dược tính tổng
quát của nấm Linh Chi như sau: Nước : 12 – 13%, cellulose : 54 – 56%, lignin: 13 – 14%,

21


hợp chất nitơ :1,6 – 2,1%, chất béo ( kể cả dạng xà phịng hóa): 1,9 – 2%, hợp chất
phenol: 0,08 – 0,1%, hợp chất Sterol toàn phần: 0,11 – 0,16%, saponin tồn phần : 0,3 –
1,23% (theo Bùi Chí Hiếu và ctv., 1993). Còn hiện nay, người ta đã xác định được hàng
trăm loại hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu bao gồm polysaccharide, triterpenoide,
nucleotide, steroide, acid béo, peptid và các nguyên tố vi lượng.
Năm 2001, Masao Hattori đã ly trích được 10 triterpene mới, bao gồm lucidumol A và
B, các ganoderic acid: A, B, E, F, H, K, Y và R. Trong đó kiểu Lanostane triterpene có
thành phần chính là lipophilic. Có khoảng 130 hợp chất được ly trích từ quả thể, hệ
sợi và bào tử nấm Linh chi. Thành phần và hàm lượng triterpene phụ thuộc vào nguồn
giống, yếu tố mơi trường. Vai trị của triterpene có ý nghĩa quan trọng trong phịng chống
căn bệnh HIV.
Hàng loạt các nghiên cứu của Shufeng Zhou chứng minh rằng polysaccharide và triterpene
của nấm Linh Chi có khả năng chữa trị bệnh viêm gan mãn tính. Ganopoly ức chế q
trình dịch mã của ADN polymerase của virút gây bệnh HBV, ngăn chặn sự hoạt động của
virút. Ngoài ra polysaccharide và triterpene tác động hữu hiệu trong việc điều trị bệnh đái
đường loại 2 (type II diabetes mellitus) cho các bệnh nhân.
Năm 1994, Lin Zhibin và Lei Lin Sheng đã xác định được trọng lượng phân tử
của polysaccharide từ G. lucidum là khoảng 7.100 – 9.300. Những tổng kết về vai trị

sinh dược học của nhóm polysaccharide ở các lồi nấm Linh Chi đã được giới thiệu tại
Hội thảo Bắc Kinh với báo cáo của các tác giả Đài Loan, Trung Quốc, Hoa kỳ.
He và ctv. (1992) đã khảo cứu các BN3B - gồm 4 polycaccharide đồng nhất có hoạt tính
tăng miễn dịch. Trong đó BN3B1 được xác định là glucan (chỉ chứa glucose) và
BN3B3 là một arabinogalactan mang các liên kết glycoside.
Hikino và ctv. từ 1985 đến 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều
polysaccharide. Đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư. Các ganoderan
B có tác dụng làm tăng mức insuline trong huyết tương, giảm sinh tổng hợp glycogen và
giảm hàm lượng glycogen trong gan. Đây chính là cơ sở trị liệu trên các bệnh nhân đái
tháo đường.

22


Các phức hợp polysaccharide – protein có hoạt tính chống khối u và tăng tính miễn dịch.
Năm 1994, Byong Kak Kim tiến hành lai hệ sợi nấm bằng phương pháp dung hợp
Protoplast giữa chủng G. lucidum với G. applanatum, thậm chí với cả nấm hương
(Lentinus edodes), qua đó tăng cường hoạt tính chống khối u sarcom 180 của các phức
polysaccharide – protein lên đáng kể.
Lei L.S và Lin L.B (1993) đã chứng minh tác dụng tăng sinh tổng hợp IL – 2
(Interleukine-2) và hoạt tính ADN polymerase ở chuột già tuổi bởi polysaccharide,
càng soi sáng thêm khả năng trẻ hóa, tăng tuổi thọ của các nấm Linh Chi.
Những nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước cũng chứng tỏ hiệu lực chống
khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với tỷ lệ ¾ ở các lồi G. lucidum và G. applanatum
(Takashi, 1985; Liu G.T, 1993).
Có lẽ đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh nhất là nhóm Saponine, triterpenoide và
các acid ganoderic. Vai trị của các chất này chủ yếu là ức chế giải phóng histamine, ức
chế Angiotensine Conversino enzyme (ACE), ức chế sinh tổng hợp Cholesterol và hạ
huyết áp.
2.2.4.1. Polysaccharide

Các polysaccharide là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa trong nấm Linh
Chi và gần đây người ta thấy chúng cũng có hiện diện ở nhiều loài nấm khác, rất được các
nhà y dược học coi trọng. Qua nghiên cứu phát hiện polysaccharide có hoạt tính dược lý
rộng, nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, điều hòa hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, có
tác dụng chống phóng xạ, nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu, tăng sinh tổng hợp
các thành tố: DNA, RNA, protein, kéo dài tuổi thọ, chống u ác tính.
Thành phần polysaccharide ở Linh Chi nay đã được xác định, phân ly thành hơn 200 loại,
tức các phân đoạn có trọng lượng phân tử khác nhau, trong đó phần lớn là β-glucan, một
số ít là γ-glucan. β-glucan là chất thuộc loại kết cấu, tồn tại ở thành tế bào,
α-glucan là chất tồn trữ, tồn tại ở trong thành tế bào. Thành phần polysaccharide ở Linh
Chi, có cấu tạo hình lập thể dạng xoắn ốc, giữa lớp xoắn ốc chủ yếu định vị cố định bằng
liên kết hydro (hydrogen bond), phân tử lượng từ mấy trăm đến mấy ngàn vạn, ngồi một
số ít tiểu phân tử đa đường, đại đa số khơng hịa tan ở trong rượu nồng độ cao, nhưng có

23


thể hịa tan trong nước nóng. Hoạt tính dược lý của Polysaccharide ở Linh Chi có liên
quan đến kết cấu lập thể, cấu hình lập thể dạng xoắn ốc bị phá hủy thì hoạt tính
polysaccharide giảm đi nhiều. Polysaccharide Linh Chi có 3 cách thức ức chế khối u:
 Qua nâng cao miễn dịch của cơ thể, khiến tế bào miễn dịch tấn cơng và giết chết u
ác tính phát triển thơi kì đầu.
 Nâng cao khả năng hình thành albumin sợi ở tiểu cầu, lượng lớn albumin sợi sẽ bao
vây khối u ác tính ở thời kì đầu, cách ly nó với bên ngồi, chặn đứng nguồn dinh
dưỡng cung cấp cho nó, khiến nó trường kì ở trong trạng thái “ngủ”.
 Kìm hãm sự phát triển của tế bào u ác tính. Ngày nay, polysaccharide nấm đã trở
thành một trong những dược liệu dùng để hỗ trợ điều trị u ác tính.
2.2.4.2. Ganoderic acid
Ganoderic acid là một trong những thành phần chủ yếu của nấm Linh Chi, là một phạm trù
rộng, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, đồng thời có tác dụng giảm

đau, giải độc, dưỡng gan, tiêu diệt tế bào u ác tính.
Ganoderic acid là một nhóm hoạt chất loại triterpenoid. Triterpenoid là những hợp chất
được tổng hợp từ 6 đơn vị isopren. Các triterpene có bộ khung chính từ 27 – 30 nguyên tử
carbon (C38H48) rất thường gặp trong thực vật. Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do
(khơng có phần đường), có cấu trúc vịng, mang một số nhóm chức như: -OH, -Oac, eter O-, Carbanil C=O, nối đôi C=C. Đặc tính chung là có tính thân dầu (tan tốt trong eter dầu
hỏa, hexan, eter ethyl, clorofrom), ít tan trong nước ngoại trừ khi chúng kết hợp với đường
tạo thành glycosid.
Bảng 2.3. Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh Chi
Hoạt chất

Hoạt tính

Ganoderic acid R,S

Ức chế giải phóng histamin

Ganoderic acid B,D,F,H,K,S,Y

Hạ huyết áp

Ganodermaldiol

Hạ huyết áp

Ganoderic acid Mf

Ức chế tổng hợp Cholesterol

Ganoderic acid T.O


Ức chế tổng hợp Cholesterol

Ganoderic acid

Ức chế tổng hợp Cholesterol
24


2.2.4.3.

Adenosine

Adenosine thuộc nhóm purine và là thành phần chính trong cấu trúc nucleic acid. Nấm
Linh Chi có nhiều dẫn xuất adenosine, tất cả chúng đều có hoạt tính dược liệu mạnh.
2.2.4.4. Alkaloid
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vịng, có phản ứng kiềm,
chúng có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng. Tuy nhiên cũng có một số
alkaloid khơng có nhân dị vịng nối với nitơ và một số alkaloid khơng có phản ứng kiềm.
Một số alkaloid cịn có thể có phản ứng acid yếu do có nhóm chức acid trong phân tử.
Alkaloid là những chất có hoạt tính sinh học, nhiều ứng dụng trong y dược và nhiều chất
rất độc. Các alccaloid có tác dụng rất khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của alkaloid.
2.2.4.5. Hợp chất saponin
Saponin là một loại glycosid, có cấu trúc gồm 2 phần: phần đường gọi là glycon và phần
không đường gọi là aglycon..
Saponin có tính chất đặc trưng: khi hồ tan vào nước sẽ có tác dụng làm giảm sức căng bề
mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt, làm vỡ hồng cầu. Saponin thường ở dạng vơ định
hình, có vị đắng. Saponin rất khó tinh chế, có điểm nóng chảy cao từ 2000C trở lên và có
thể trên 3000C. Saponin bị tủa bởi chì acetat, hidroxid barium, sulfat amonium nên lợi
dụng tính chất này để cơ lập saponin. Saponin triterpenoid: phần aglycon của saponin
triterpenoid có 30 carbon, cấu tạo bởi 6 đơn vị hemiterpen và chia làm 2 nhóm:

 Saponin triterpenoid pentacylic: phần aglycon của nhóm này có cấu trúc gồm 5
vịng và phân ra thành các nhóm nhỏ: olean, ursan, lupan, hopan. Phần lớn các
saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm olean.
 Saponin triterpenoid tetracylic: phần aglycon có cấu trúc 4 vịng và phân thành 3
nhóm chính: dummanran, lanostan, cucurbitan.
Saponin steroid: Gồm các nhóm chính: spirostan, furostan, aminofurostan, spiroalan,
solanidan.
2.2.4.6. Germanium
Germanium là nguyên tố hiếm, do nhà hóa học người Đức khám phá vào năm 1885.
Germanium có thể cung cấp một lượng lớn oxygen và thay thế chức năng của oxygen. Nó
25


×