BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH NHIỆT LƯỢNG
CỦA NGUYÊN LIỆU CHO VÀO TRONG HỆ THỐNG
LÒ ĐỐT KHÍ GAS (GASIFIER)
Ngành học
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện : TRẦN THANH THẢO
Niên khóa
: 2007 – 2011
Tháng 7/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH NHIỆT LƯỢNG
CỦA NGUYÊN LIỆU CHO VÀO TRONG HỆ THỐNG
LÒ ĐỐT KHÍ GAS (GASIFIER)
Hướng dẫn khoa học
Sinh viên thực hiện
PGS.TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG
TRẦN THANH THẢO
Tháng 7/2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn:
-
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm
Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
-
PGS.TS Dương Nguyên Khang đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
-
Các anh chị tại điểm Biogas trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận
tình động viên giúp đỡ.
-
Các bạn trong tập thể lớp DH07SH đã chia sẻ những buồn vui, khó khăn
cũng như nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực tập
-
Con xin cảm ơn bố, mẹ Người đã sinh thành, nuôi dưỡng con nên người,
luôn sẵn sàng giúp đỡ khi con gặp khó khăn cũng như tạo mọi điều kiện cho
con hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện
Trần Thanh Thảo
i
TÓM TẮT
Năng lượng tái tạo đang dần thay thế nhiên liệu hoá thạch, bao gồm: năng lựơng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân,…những nguồn năng lượng này đòi hỏi
yêu cầu khĩ thuật cao, đầu tư ban đầu lớn và tiềm ẩn rủ ro cao, nên chỉ phù hợp với sự
phát triển ở các nước phát triển. Bên cạnh đó, nhiên liệu sinh học cũng được biết như
nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng, nhưng nó cũng có một số hạn chế nhất định:
ảnh hưởng đến an ninh lương thực, giá thành còn cao, chưa phố biến,… Khí hoá
(gasification) là giải pháp hoàn hảo cho các nước nông nghiệp đang phát triển, do tận
dụng được tất cả nguồn sinh khối, kĩ thuật không cao và dễ dàng ứng dụng.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểm đơn nguyên tố và phương pháp hoàn toàn ngẫu
nhiên CRD, được thực hiện với hai nhân tố và 3 lần lặp lại, được chia làm 6 nghiệm
thức: NT I: trấu ở mức vận tốc gió 26,7 m/giờ; NT II: trấu ở mức vận tốc gió 54,5
m/giờ; NT III: trấu ở mức vận tốc gió 76,3 m/giờ; NT IV: vỏ lụa ở mức vận tốc gió
26,7 m/giờ; NT V: vỏ lụa ở mức vận tốc gió 54,5 m/giờ; NT VI: vỏ lụa ở mức vận tốc
gió 76,3 m/giờ.
Khảo sát cho những kết quả sau: tổng lượng gas sinh ra trên các nghiệm thức I, II,
III, IV, V và VI lần lượt là: 0,39; 0,68; 0,76; 0,44; 0,63 và 0,67 m3 và đạt cao nhất ở
nghiệm thức III. Hiệu suất thu hồi than trên các nghiệm thức I, II, III, IV, V và VI lần
lượt là: 49,9; 40,7; 38,3; 55,43; 43,27 và 39,3% và đạt cao nhất ở nghiệm thức I.
ii
SUMMARY
The subject “Surveyable the ability to produce heat of gasifier system on different
material”
Renewable energy is gradually replacing fossil fuels, including solar, wind energy,
nuclear energy ... but it requires the high technology requirements, a large initial
investment, and potentially high risk, so only match the growth in developed countries.
Besides that, biofuel is also known as renewable energy has the potential, but it also
has some limitations: impact on food security,high cost, yet popular, ... gasification
(gasification) is the perfect solution for developing agricultural country, so take
advantage of all sources of biomass, not high technology and easy application.
The study was arranged as single factor and using Completely Randomized
Design (CRD), this study was made two factors with 3 duplicates, we separated 6
experiences: husk with 26,7 m/h wind velocity; husk with 54,5 m/h wind velocity;
husk with 73,6 m/h wind velocity; cassava tegmen 26,7 m/h wind velocity; cassava
tegmen 54,5 m/h wind velocity; cassava tegmen 76,3 m/h wind velocity.
Surveyable for results: total gas that produced on each I, II, III, IV, V and VI
experience in order: 0,39; 0,68; 0,76; 0,44; 0,63 and 0,67 m3. The coefficient of
efficiency on each I, II, III, IV, V and VI experience in order: 49,9; 40,7; 38,3; 55,43;
43,27 and 39,3%.
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .......................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................ii
Summary ....................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ......................................................................................................vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện .................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Nhiệt phân ................................................................................................................. 3
2.2 Khí tổn hợp ............................................................................................................... 3
2.2.1 Nguyên lý hoá gas ................................................................................................. 3
2.2.1 Vùng cháy .............................................................................................................. 3
2.2.1.2 Vùng khử ............................................................................................................ 3
2.2.1.3 Vùng nhiệt phân ................................................................................................. 3
2.2.2 Các kiểu hoá gas .................................................................................................... 4
2.2.2.1 Kiểu gas đi lên .................................................................................................... 5
2.2.2.2 Kiểu gas đi xuống ............................................................................................... 5
2.2.2.3 Kiểu gas đi ngang ............................................................................................... 5
2.2.2.4 Kiểu phân tầng gas đi xuống .............................................................................. 6
2.2.3 Thành phần khí gas ................................................................................................ 7
2.3 Than sinh học ........................................................................................................... 7
2.3.1 Than sinh học là gì ................................................................................................ 7
2.3.2 Đặc tính lí hoá của than sinh học............................................................................ 7
2.3.3 Nguyên liệu sản suất than sinh học ....................................................................... 9
2.3.4 Ứng dụng than sinh học cho đất nông nghiệp và môi trường ............................. 10
iv
2.4 Dầu sinh học ........................................................................................................... 11
2.5 Mối liên hệ giữa nhiệt phân và sản phẩm của nó ................................................... 11
2.5.1 Nhiệt phân chậm ................................................................................................. 12
2.5.2 Nhiệt phân nhanh ................................................................................................. 13
2.5.3 Nhiệt phân trung bình .......................................................................................... 14
2.6 Trấu và tình hình sử dụng trấu ở Việt Nam ............................................................ 14
2.6.1 Tình hình sử dụng trấu ở Việt Nam ..................................................................... 14
2.6.2 Phân tích nguyên tố ............................................................................................. 15
2.6.3 Phân tích thành phần trấu .................................................................................... 16
2.7 Vỏ lụa (vỏ gỗ củ khoai mì) ...................................................................................... 16
2.7.1 Tình hình sản xuất khoai mì ................................................................................ 16
2.7.2 Thành phần hoá học của vỏ lụa ........................................................................... 16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 17
3.2 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................................ 17
3.3 Xác định độ ẩm trấu ............................................................................................... 20
3.4 Mô tả thí nghiệm .................................................................................................... 21
3.4.1 Mô hình hệ thống lò đốt khí gas .......................................................................... 21
3.4.2 Tiến trình thực hiện ............................................................................................. 22
3.5 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................... 22
3.5.1 Chọn yếu tố đầu vào ............................................................................................ 22
3.5.2 Chọn yếu tố đầu ra ............................................................................................... 23
3.6 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 24
4.1 Kết quả tính toán .................................................................................................... 24
4.1.1 Tính toán xác định vận tốc gió bề mặt ................................................................ 24
4.1.2 Tính toán hiệu suất thu hồi than .......................................................................... 25
4.1.3 Tính toán tổng lượng CO sinh ra trên mỗi nguyên liệu ...................................... 25
4.2 Xây dựng ma trận thực nghiệm .............................................................................. 26
4.3 So sánh trung bình tổng lượng gas sinh ra (Y2) và hiệu suất thu hồi than (Y1) ..... 27
4.4 Mối tương quan giữa hiệu suất thu hồi than và tổng lượng CO sinh ra ................. 30
v
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 31
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 31
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 31
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 32
Phụ lục .......................................................................................................................... 35
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần khí gas ......................................................................................... 7
Bảng 2.2 Các thành phần nguyên tố có trong than và dầu sinh học ............................... 8
Bảng 2.3 Đặc tính của than sinh học được than hoá từ bã mía ....................................... 8
Bảng 2.4 Phân huỷ nguyên liệu và sản phẩm của quá trình nhiệt phân........................ 12
Bảng 2.5 Phân tích nguyên tố ....................................................................................... 15
Bảng 2.6 Phân tích thành phần...................................................................................... 16
Bảng 2.7 Thành phần hoá học của vỏ lụa .................................................................... 16
Bảng 3.1 Xác định độ ẩm trấu bằng tủ sấy .................................................................. 20
Bảng 3.2 Xác định độ ẩm vỏ lụa bằng tủ sấy................................................................ 20
Bảng 3.3 Bảng bố trí thí nghiệm .................................................................................. 23
Bảng 4.1 Vận tốc gió bệ mặt tính theo lưu lượng gió ................................................... 24
Bảng 4.2 Hiệu suất thu hồi than của trấu và vỏ lụa ...................................................... 25
Bảng 4.3 Tổng lượng CO sinh ra của trấu và vỏ lụa củ mì .......................................... 25
Bảng 4.4 Ma trận qui hoạch thực nghiệm .................................................................... 26
Bảng 4.5 So sánh trung bình tổng lượng CO giữa các yếu tố đầu vào ....................... 27
Bảng 4.6 So sánh trung bình hiệu suất thu hồi than giữa các yếu tố đầu vào............... 28
Bảng 4.7 So sánh tương quan giữa các yếu tố đầu ra .................................................. 30
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Kiểu gas đi lên ................................................................................................ 4
Hình 2.2 Kiểu gas đi xuống ........................................................................................... 4
Hình 2.3 Kiểu gas đi ngang ........................................................................................... 5
Hình 2.4 Kiểu phân tầng gas đi xuống ........................................................................... 5
Hình 2.5 Kiểu tầng sôi ................................................................................................... 6
Hình 3.1 Mô hình thiết kế máy gasifier ....................................................................... 17
Hình 3.2 Túi khí .......................................................................................................... 18
Hình 3.3 Vỏ trấu .......................................................................................................... 18
Hình 3.4 Vỏ lụa ............................................................................................................ 19
Hình 3.5 Cân điện tử .................................................................................................... 19
Hình 3.6 Máy đo thành phần khí ................................................................................. 19
Hình 3.7 Tủ sấy ............................................................................................................ 19
Hình 3.8 Mô hình hóa thí nghiệm ................................................................................ 21
Hình 4.1 Than sinh học từ vỏ lụa ................................................................................. 26
Hình 4.2 Than sinh học từ trấu .................................................................................... 26
Hình 4.3 Lò gasifier được dùng trong đun nấu thông thường ...................................... 27
Hình 4.4 Đồ thị dự đoán hiệu suất thu hồi than (Y1) theo (X2) .................................. 28
Hình 4.5 Đồ thị dự đoán tổng lượng CO (Y2) sinh ra theo vận tốc gió (X2)............... 29
viii
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nhiên liệu hoá thạch vẫn là nguồn năng lựơng chính để phát triển thế
giới. Tuy nhiên, nguồn năng lựơng này có hạn ở một số quốc gia và chỉ tập trung ở
một số khu vực, nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn thế giới. Bên cạnh
đó, nó còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng đó,
yêu cầu phải tìm ra một nguồn năng lượng mới, dần thay thế nguyên liệu hoá thạch.
Năng lượng tái tạo được biết đến như một giải pháp hữu hiệu để thay thế nhiên liệu
hoá thạch. Năng lượng: mặt trời, gió, thuỷ triều, nhiệt hạch,… được biết đến như
nguồn lượng tái tạo kĩ thuật cao, nhưng do chi phí vốn đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi một
kỹ thuật hiện đại và tiềm ẩn rỏi ro cao, nên những giải pháp này chỉ được phát triển ở
các nước đã phát triển khó ứng dụng ở các nước đã phát triển. Biogas (khí sinh học)
đang là một giải pháp cho các nước đang phát triển – có nguồn phụ phẩm nông nghiệp
nhiều, gas sinh ra không chỉ nấu ăn hộ gia đình mà còn có thể sử dụng cho máy phát
điện tăng hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nhiệt phân qua quá trình đốt sinh khối trong
môi trường yếm khí tạo ra một lượng lớn gas, cũng là một giải pháp tiềm năng ở các
nước nông nghiệp hiện nay. Cũng như các nguồn năng lượng tái tạo khác, nhiệt phân
chỉ chủ yếu sử dụng phế phẩm nông nghiệp vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa
đáp ứng nhu cầu năng lượng đang khan hiếm trong những năm sắp tới. Bằng nhiệt
phân, khi kiểm soát nồng độ oxy trong quá trình đốt sẽ tạo ra lượng than sinh học
(biochar) và dầu sinh học có giá trị cao. Than sinh học, nếu được bón vào đất ở mức
độ lớn, có thể giúp làm dịch chuyển cân bằng cacbon trong tự nhiên từ dạng CO 2 tồn
tại trong khí quyển sang dạng cacbon hữu cơ trong đất, rất có ý nghĩa trong điều kiện
nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính sản xuất ra lượng lớn CO 2 trong quá trình sản
xuất. Xuất phát từ những nhu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng
sinh nhiệt lượng của nguyên liệu cho vào trong hệ thống lò đốt khí gas (Gasifier)”.
1
1.2. Yêu cầu
Khảo sát khả năng sinh gas CO của một số nguyên vật liệu chất đốt như trấu và vỏ
lụa củ khoai mì ở mức vật chất khô 90%.
Khảo sát lượng than tạo ra từ đó tính được hiệu suất thu hồi than giữa các nguyên
liệu.
1.3 Nội dung thực hiện
Khảo sát hiệu quả sinh khí gas (CO) và lượng than sinh học (biochar) sinh ra của
một số nguyên vật liệu bằng hệ thống lò đốt khí gas (gasifier).
2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nhiệt phân
Quá trình đốt cháy sinh khối trong môi trường giàu oxy sẽ tạo ra một lượng lớn
nhiệt, CO 2 và chất rắn cuối cùng (tro), nhưng trong môi trường oxy thấp hoặc không
có oxy thì quá trình này lại tạo ra được một lượng lớn nhiệt, cùng với các sản phẩm
của chúng như: khí tổng hợp (chủ yếu là CO và H 2 ) dầu sinh học dễ cháy và chất rắn
giàu cacbon (biochar) quá trình là còn được gọi là quá trình nhiệt phân.
2.2. Nguyên lý hóa gas (khí tổng hợp)
Quá trình hóa gas hỗn hợp sinh khối được minh họa cụ thể ở hình 2.1 kiểu hóa gas
với gas đi lên. Nguyên liệu được nạp vào lò từ miệng phía trên chứa trong ống hình trụ
thẳng đứng và được giữ lại trong ống hình trụ bởi ghi lò. Không khí được thổi thông
qua ghi lò từ dưới lên trên. Quá trình hóa gas có thể phân ra những vùng kế tiếp như
sau:
2.2.1. Vùng cháy
Vùng cháy là vùng không khí đầu tiên tiếp xúc với than. Nơi đây tiêu thụ oxy
nhanh tạo ra CO 2 , CO và nhiệt độ cao cung cấp cho các vùng kế tiếp.
2.2.2. Vùng khử
Là nơi sản sinh gas khi mà CO 2 và H 2 O kết hợp với C (cacbon) tạo ra CO và H 2
2.2.3. Vùng nhiệt phân (distillation zone)
Gas tiếp tục đi lên vùng nhiệt phân, hâm nóng nguyên liệu mới cung cấp vào đi từ
trên xuống. Nhiệt độ trong vùng này dưới 500OC, tại đây kết thúc quá trình phản ứng,
vật liệu rắn đi xuống các vùng bên dưới tồn tại cacbon cố định và tro. Ngoài gas (CO,
CO 2 , H 2 , H 2 O) ra, sản phẩm chứa đựng những phân tử nhỏ như: hydrocacbon, cồn,
acid, dầu và nhựa. Gas tiếp tục đi lên vùng sấy tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu nạp
vào. Nhiệt độ vùng sấy thấp hơn 150OC, là nơi trao đổi nhiệt giữa gas và nguyên liệu
cháy. Các phản ứng xảy ra trong quá trình hóa gas có thể tóm tắt bằng các phương
trình sau (Gumz 1950; Kaupp và Goss 1984):
- Ở vùng sấy khô (drying zone):
H 2 O(lỏng)
=
H 2 O(khí)
- Ở vùng nhiệt phân (distillation zone):
3
CxHyOz
=
gas bốc hơi + chất lỏng
H + OH
=
H 2 O(khí)
- Ở vùng cháy (hearth zone)
C + O2
=
CO 2 – 393,8kJ/mol
- Ở vùng khí hóa (reduction zone):
C + CO 2
=
2CO + 172,6kJ/mol
C + H2O
=
CO + H 2 + 131,4 kJ/mol
CO 2 + H 2
=
CO + H 2 O + 41,3kJ/mol
C + 2H 2
=
CH 4 – 74,9Kj/mol
(Ghi chú về lượng nhiệt kJ/mol: dấu - = tỏa nhiệt; dấu + = thu nhiệt)
Hình 2.1 Kiểu gas đi lên
Hình 2.2 Kiểu gas đi xuống
(Reed, 1981).
(Reed, 1981).
2.2.4. Các thiết bị hóa gas
Các kiểu hóa gas phụ thuộc bởi sự tiếp xúc giữa không khí và sự nạp nguyên liệu
vào bên trong lò hóa gas, được phân ra các kiểu: kiểu gas đi lên; kiểu gas đi xuống;
kiểu gas đi ngang; kiểu phân tầng gas đi xuống; tầng sôi.
4
2.2.4.1. Kiểu gas đi lên
Nguyên lý hóa gas kiểu gas đi lên được trình bày cụ thể ở mục 2.2.3 và minh họa ở
hình 2.1, có những ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm: dễ sản sinh gas, hiệu suất cao, nhiệt trong gas hâm nóng chất đốt. Nhiệt
độ gas ra khỏi lò hóa gas thấp, làm tăng tuổi thọ của các thiết bị đi kèm.
- Nhược điểm: gas sinh ra dơ, chứa nhựa, dầu và acid. Kiểu gas đi lên này rất tốn
kém cho việc xử lý lọc gas trước khi đưa vào động cơ.
2.2.4.2. Kiểu gas đi xuống
Được minh họa ở hình 2.2 có các ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm; gas sinh ra ít nhựa và ít dầu chỉ bằng 10% so với kiểu đi lên, nhiệt độ
trong lò duy trì ổn định trong khoảng 800 – 1000OC.
- Nhược điểm: chất đốt có độ ẩm cao không sử dụng được, cấu tạo cổ thắt rất khó
cho việc di chuyển của tro, chỉ thích hợp cho loại chất đốt có thành phần tro ít.
2.2.4.3. Kiểu gas đi ngang
Không khí được cung cấp vào bên trong lò hóa gas xuyên qua ngang miệng hóa gas
được minh họa ở hình 2.3, gas sinh ra đối diện với đường cung cấp không khí. Đây là
một trong ba kiểu hóa gas cơ bản tồn tại từ thế kỷ XIX và có hàng trăm ngàn sản phẩm
được xây dựng để sử dụng làm nguyên liệu cho động cơ nhiều nước châu Âu.
Hình 2.3 Kiểu gas đi ngang.
Hình 2.4 Kiểu phân tầng gas
đi xuống.
5
2.2.4.4. Kiểu phân tầng gas đi xuống
Kiểu này gọi là kiểu mở nắp không cổ thắt, cải tiến từ kiểu gas đi xuống. Bộ phận
hóa gas cơ bản gồm một ống hình trụ với ghi lò ở phía dưới cùng cửa lò với các vùng
sấy, nhiệt phân oxy hóa, khử, tro được minh họa ở hình 2.4.
- Ưu điểm: dễ chế tạo
- Nhược điểm: gas sinh ra chứa nhiều nhựa, dầu lẫn trong gas.
2.2.4.5. Kiểu tầng sôi
Với kiểu tầng sôi, nguyên liệu như vỏ trấu chuyển động bên trong lò hóa gas với áp
lực cao từ quạt làm trấu di chuyển và hóa gas.
- Ưu điểm: hệ thống hoạt động liên tục giữa các khâu cấp liệu và tháo tro, gọn,
truyền nhiệt tốt do trộn đều và thích hợp với nhiều loại chất đốt.
- Nhược điểm: phức tạp trong qua trình xử lý tro vì tro và gas cùng một đường ra
nên cần phải thiết kế quạt có cột áp lớn.
Hình 2.5 Kiểu tầng sôi.
6
2.2.5. Thành phần của gas
Tỷ lệ phần trăm của gas có trong hỗn hợp được tìm được bởi Kaupp (1984) đối với
hóa gas từ trấu tại nhiệt độ của lò hóa gas là 1000OC, tỷ số tương đương ER = 0,3, ẩm
độ của trấu từ 10 – 40% trình bày ở bảng 2.1, thành phần CO khoảng 15 – 26,1%, khí
H 2 khoảng 20 – 22%. Ẩm độ trấu càng cao thì thành phần CO và H 2 càng giảm, nhiệt
độ của lò hóa gas ở 1000OC thì lượng khí CH 4 không tồn tại.
Bảng 2.1 Thành phần khí gas
Tác giả
Kaupp (1984)
Tuấn (2008)
CO (%)
15 - 26
30,6
Thành phần khí gas
H 2 (%) CO 2 (%) H 2 O (%)
20 - 22 6,25 - 11
8,6 - 23
13,7
4,0
12,5
CxHy
0,35
0,2
2.3. Biochar (than sinh học)
2.3.1. Than sinh học là gì?
Than sinh học (Black cacbon) là các hạt mịn và xốp, được hình thành từ đốt cháy
không hoàn toàn sinh khối hữu cơ như gỗ, lá, phụ phẩm thực vật… trong điều kiện
thiếu oxy. Than sinh học có mặt ở mọi nơi trên trái đất do đặc tính nhẹ, dễ bay theo
gió, dễ bị cuốn trôi do xói mòn đất. Định nghĩa được thông qua bởi tổ chức sáng kiến
than sinh học quốc tế (IBI). Than sinh học có nhiều đặc tính quan trọng do đó được
ứng dụng nhiều trong việc cải tạo đất nông nghiệp và môi trường đã được quan tâm sử
dụng nhiều trên thế giới.
2.3.2. Đặc tính lí hoá của than sinh học
Kuwagaki (1990) đề xuất bảy tính chất cho việc đánh giá chất lượng sử dụng than
sinh học trong nông nghiệp: pH, hàm lượng hợp chất dễ bay hơi, tro, khả năng giữ
nước, mật độ lỗ hạt, khối lượng, và diện tích bề mặt. Nguyên liệu là yếu tố quyết định
tính chất lý hoá của than sinh học. Thành phần nguyên tố được báo cáo trong các sản
phẩm dầu sinh học và các sản phẩm than sinh học từ các nguyên liệu khác nhau được
so sánh trong bảng 2.2.
7
Bảng 2.2 Các thành phần nguyên tố có trong than và dầu sinh học (% tro khô)
Thành phần nguyên tố (%)
Sản phẩm
C
86,9
68,8
66,6
73,9
85,0
64,0
72,2
59,7
Than sinh học từ vỏ sồi
Dầu sinh học từ vỏ sồi
Than sinh học từ bánh hạt cải dầu
Dầu sinh học từ bánh hạt cải dầu
Than sinh học từ vỏ gỗ
Dầu sinh học từ vỏ gỗ
Than sinh học từ thân cây bông
Dầu sinh học từ thân cây bông
*HHV: Giá trị đốt nóng cao (Demirbas và cs, 2004).
H
2,9
8,9
2,5
10,8
2,8
7,6
1,2
7,8
N
0,6
0,8
6,5
4,7
1,8
O
10,6
21,5
24,4
10,6
12,2
28,4
26,6
30,6
HHV*
(MJ/kg)
33,2
34,6
30,7
36,5
30,8
31
21,4
26
Nhìn chung, hàm lượng cacbon có trong than sinh học tỉ lệ nghịch với năng suất
than sinh học. Tăng nhiệt độ nhiệt phân từ 300 - 800°C sẽ làm giảm sản lượng của
than sinh học từ 67% xuống còn 26% và tăng hàm lượng cacon từ 56% lên 93%
(Tanaka, 1963). Vượt quá một ngưỡng nào đó, khối lượng của than sinh học có thể bị
giảm đi mà không làm ảnh hưởng đến khối lượng cacbon lưu giữ trong nó, nhưng khi
khối lượng bị giảm, hàm lượng tro của than sinh học tăng lên. Tỷ lệ than sinh học bao
gồm tro tăng 0,67 - 1,26% ở nhiệt độ 300°C và 800°C (Kuwagaki và Tamura, 1990).
Đối với mỗi nguyên liệu cụ thể, thành phần các nguyên tố của các sản phẩm nhiệt
phân có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhiệt độ và thời gian nhiệt phân. Bảng 2.3. Có
một tác động tương ứng về độ pH của than sinh học từ 7,6 ở 310°C đến 9,7 ở 850°C
(Kuwagaki và Tamura, 1990).
Bảng 2.3 Đặc tính của than sinh học được than hoá từ bã mía (Ueno và cs, 2007)
Thông số/ đặc tính
Cài đặt nhiệt độ (OC)
Nhiệt độ trung bình (OC)
Diện tích bề mặt (m2/g)
EC mS/m
pH
TN (%)
TC (%)
Khoáng (100mg/g)
Nd: không xác định
500
490
Nd
7,78
7,46
0,58
70,5
3361
600
690
270
7,15
7,59
0,45
71
4601
8
Than sinh học
700
740
322
6,95
7,68
0,32
65,2
5359
800
830
273
7,83
7,89
0,44
73,9
4363
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) thường được sử dụng để mô tả cấu trúc vật lý của
than sinh học, và cấu trúc cellulose của vật liệu được giữ lại. Dựa vào cấu trúc xốp của
than sinh học có thể giải thích tác động của nó trong đất, khả năng hấp phụ và giữ
nước trong đất (Day và cs, 2005; Ogawa và cs, 2006; Yu và cs, 2006).
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích bề mặt các sản phẩm của quá trình nhiệt
phân. Trong một nghiên cứu, diện tích bề mặt tăng lên 120 m2/g ở 400°C đến 460 m2/g
ở 900°C (Day và cs, 2005). Ảnh hưởng của nhiệt độ đến việc tạo ra than sinh học ở
nhiệt độ thấp thì thích hợp để sử dụng làm phân bón (Day và cs, 2005). Trong khi than
sinh học ở nhiệt độ cao thì phù hợp hơn để sử dụng làm than hoạt tính (Ogawa ctv,
2006). Tuy nhiên, bề mặt của than sinh học ở nhiệt độ thấp thì có tính kỵ nước và điều
này có thể hạn chế khả năng lưu trữ nước trong đất.
Cấu tạo và kích thước của nguyên liệu và sản phẩm nhiệt phân có thể ảnh hưởng
đến chất lượng và tiềm năng sử dụng các sản phẩm than sinh học. Ban đầu, tỷ lệ tiếp
xúc với tổng diện tích bề mặt than sinh học là bị ảnh hưởng bởi kích thước lỗ hạt của
nó. Tuy nhiên, mặc dù than sinh học tạo ra từ nhiệt độ thấp thì bền hơn sản phẩm ở
nhiệt độ cao, nó dễ gãy và dễ bị mài mòn thành các hạt nhỏ mịn. Như vậy, về lâu dài,
diện tích bề mặt, tức là việc bào mòn than sinh học không bị ảnh hưởng lớn bởi thông
số này.
Than sinh học bao gồm một phần liên tục của vật liệu được miêu tả như “cacbon
đen” có trong đó rất khó để định lượng (Schmidt và cs, 2001). Kỹ thuật đã được sử
dụng để xác định tính chất của nhiều loại vật liệu này - trong đó bao gồm muội than,
than củi, và than từ quá trình cháy thảm thực vật, có thể được áp dụng để phát hiện sự
hiện diện của than sinh học trong đất, trầm tích và không khí.
2.3.3. Nguyên liệu sản xuất than sinh học
Nguyên liệu được sử dụng trong các cơ sở sản xuất bao gồm vỏ bào và bột gỗ, dư
lượng cây trồng (rơm rạ, vỏ hạt và vỏ trấu), cỏ, chất thải hữu cơ bao gồm cả phế phẩm
từ trưng cất hạt, bã mía từ ngành công nghiệp mía và chất thải ô liu (Yaman, 2004),
phân gà (Das và cs, 2008), chất thải từ nhà máy sữa, nước thải bùn (Shinogi và cs,
2002) và từ công nghệ sản xuất giấy.
Tỷ lệ các nguyên tố cacbon, oxy và hydro trong nguyên liệu quyết định chất lượng
của các sản phẩm nhiên liệu (Friedl và cs, 2005). Các nguyên liệu được sử dụng trong
việc tạo dầu sinh học và nhiên liệu khí có lượng khoáng và N thấp. Bao gồm gỗ và
9
sinh khối cây trồng, loại cỏ cho năng suất cao, và một loạt các cây thân thảo khác. Có
nhiều nguyên liệu phong phú, có sẵn và chi phí thấp như phụ phẩm nông nghiệp (rơm,
vỏ ngũ cốc). Tỷ lệ thành phần các Hemi - cellulose, cellulose và lignin quyết định tỷ lệ
bay hơi cacbon (trong dầu sinh học và khí gas) và quyết định độ bền cacbon (trong
than sinh học) trong các sản phẩm nhiệt phân. Nguyên liệu có thành phần lignin cao
cung cấp sản lượng than sinh học cao nhất khi nhiệt phân ở nhiệt độ trung bình
(khoảng 500°C) (Fushimi và cs, 2003; Demirbas, 2006).
2.3.4. Ứng dụng than sinh học cho đất nông nghiệp và môi trường
Về mặt môi trường, than sinh học nhiệt phân từ than củi đốt truyền thống và than
hóa thông thường có thời gian tồn tại trong đất trên ngàn năm (Skjemstad và cs, 1998;
Swift, 2001). Than sinh học được bón vào đất qui mô lớn, có thể giúp làm dịch chuyển
cân bằng cacbon trong tự nhiên từ dạng CO 2 tồn tại trong khí quyển sang dạng cacbon
hữu cơ trong đất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nóng lên toàn cầu như
hiện nay do tích lũy khí CO 2 trong khí quyển ngày càng cao đã gây hiệu ứng nhà kính
(IPCC, 2007). Than sinh học sản xuất gắn kết với việc tạo ra năng lượng sinh học có
thể được áp dụng ở một số nước nhiều hơn tùy thuộc vào kinh tế, ưu thế chính trị,
công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Than sinh học và than thông thường có tác dụng chuyển đổi đất ở cấu trúc xốp cao
có khả năng giữ nước làm cải thiện và tăng diện tích đất bề mặt của chúng. Bổ sung
than sinh học vào đất cũng đã được gắn liền với tăng hiệu quả sử dụng chất dinh
dưỡng, hoặc thông qua các chất dinh dưỡng có trong than sinh học đã cho phép sử
dụng tốt hơn các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ đất hoặc phân bón. Điều quan trọng
là nhờ vào tính ổn định sinh và hóa học đã cho phép than sinh học kéo dài thời gian
hoạt động của nguồn cacbon, làm tăng thời gian sử dụng lợi ích của đất được lâu dài.
Than sinh học được xem như công cụ thu hồi và tránh phát thải khí CO 2 nhờ sử
dụng quá trình nhiệt phân để chuyển sinh khối liên tục thành chất bền vững với thời
gian phân hủy có tốc độ chậm. Có ý kiến cho rằng họat động hấp thụ CO 2 của cacbon
trong than sinh học bền lâu hơn so với họat động hấp thụ CO 2 của cây thực vật
(Schulze và cs, 2000).
10
2.4. Dầu sinh học
Sản phẩm thứ ba của quá trình khí hóa là dầu sinh học, là một loại nhiên liệu lỏng
có tính năng tương tự và có thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống
thông qua hệ thống lọc. Sử dụng dầu sinh học có những ưu điểm sau:
- Thân thiện với môi trường: chúng sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
và ít gây ô nhiễm môi trường như các loại nguyên liệu truyền thống.
- Nguồn nguyên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên truyền
thống.
- Ngoài ra nó cũng có một số hạn chế: đầu tư ban đầu cao và yêu cầu kĩ thuật hiện
đại.
2.5. Mối liên hệ giữa nhiệt phân và sản phẩm của nó
Quá trình nhiệt phân ảnh hưởng lớn đến phẩm chất của than sinh học và giá trị tiềm
năng của nó đối với nông nghiệp về hiệu suất nông học hoặc khả năng hấp thụ carbon.
Ảnh hưởng này chủ yếu là điều chỉnh các tham số, nhiệt độ, thời gian cư trú trong lò.
Tuy nhiên các điều kiện trong quy trình cũng tương tác với các nguyên liệu trong việc
xác định tính chất của sản phẩm.
Mỗi loại hình của quá trình nhiệt phân đều có đặc trưng bởi sự cân bằng tương phản
giữa than sinh học, dầu sinh học và khí tổng hợp.
11
Bảng 2.4 Phân huỷ nguyên liệu và sản phẩm của quá trình nhiệt phân (IEA, 2007)
Quy trình
Lỏng (dầu
sinh học)
Nhiệt phân nhanh
Nhiệt độ trung bình (~ 500OC)
75%
Thời gian cư trú của nhiệt ngắn (25% nước)
(<2s)
Nhiệt phân trung bình
50% (50%
Nhiệt độ trung bình thấp
nước)
Thời gian cư trú hơi nóng trung bình
Nhiệt phân chậm
30% (70%
Nhiệt độ trung bình thấp
nước)
Thời gian cư trú dài
Khí hóa
5% nhựa
O
Nhiệt độ cao (> 800 C)
đường, 5%
Thời gian cư trú dài
nước
Rắn (tro + than
sinh học)
Khí gas (khí
tổng hợp)
12%
13%
25%
25%
35%
35%
10%
85%
Tỉ lệ giữa các sản phẩm này có thể khác nhau giữa các nhà máy và có thể tối ưu
hoá tại một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, cần tối đa hoá việc sản xuất than sinh học
tương ứng với khối lượng nguyên liệu ban đầu (Demirbas, 2006). Phần lớn năng lượng
được sử dụng dưới dạng chất lỏng hoặc khí. Mặc dù chiến lược sử dụng các sản phẩm
than sinh học để giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính được ủng hộ (Gaunt và cs, 2008).
2.5.1. Nhiệt phân chậm
Nhiệt phân chậm là quá trình chuyển đổi nhiệt trên sinh khối bằng cách đốt nóng
chậm ở nhiệt độ từ thấp đến trung bình (450 - 650°C) trong điều kiện thiếu oxy, đồng
thời thu khí tổng hợp. Nguyên liệu ở dạng sinh khối khô như phân gia súc hoặc vỏ
bào, bột gỗ có kích thước hạt khác nhau được đưa vào lò nung nóng và tiếp xúc với
nhiệt đồng nhất, thông qua việc làm nóng bên trong hoặc bên ngoài như sử dụng lò
nung dạng cổ cong. Theo Peacocke và Joseph (char international. org /
images / Terminology.doc) nhiệt phân chậm được thực hiện bởi các thông số sau:
• Thời gian cư trú: sản xuất khí tổng hợp > 5 giây; hoặc tính bằng phút, giờ, hoặc
ngày đối với sản xuất than sinh học.
• Lò phản ứng nhiệt độ tương đối thấp (450 - 650°C)
• Lò phản ứng hoạt động ở áp suất khí quyển.
• Tỉ lệ đốt nóng rất thấp dao động từ 0,01 - 2°C/giây
• Tốc độ làm nguội nhiệt cho các sản phẩm nhiệt phân rất chậm (nhiều phút đến
nhiều giờ).
12
Than sinh học, dầu sinh học và khí tổng hợp được tạo thành theo tỷ lệ tương
đương nhau do tốc độ chuyển đổi chậm của quá trình đốt cháy, trong đó thúc đẩy các
phản ứng phụ trong hạt than sinh học và trong pha khí và hơi dẫn đến sự ngưng tụ.
Chính phản ứng nhiệt phân hấp thu nhiệt vừa, năng lượng thu được từ khí tổng hợp và
dầu sinh học trong quá trình ngưng tụ. Than sinh học chứa năng lượng còn lại khoảng
30 - 35MJ/kg (Ryu, 2007), và các chất này được chiết xuất trong quá trình đốt hoặc
khí hoá, cung cấp nhiệt chủ yếu từ nhiệt phân (Demirbas, 2006), hoặc với nguyên liệu
khô. Một hình thức khác của nhiệt phân chậm là khí hoá bằng hơi nước đó là thêm hơi
nước vào quá trình để các phản ứng nhiệt phân giải phóng khí tổng hợp từ các sản
phẩm than sinh học, công nghệ được phát triển bởi Eprida phối hợp với trường Đại
học Georgia.
Nghiên cứu các nhà máy nhiệt phân chậm, hiện nay quá trình nhiệt phân nguyên
liệu ở tốc độ 28 - 300 kg/giờ trên một đơn vị khối lượng khô, và các nhà máy thương
mại hoạt động với 48 - 96 tấn/ngày.
2.5.2. Nhiệt phân nhanh
Nguyên liệu được nung nóng nhanh dẫn đến tỷ lệ dầu sinh học nhiều và than sinh
học ít hơn. Mục tiêu của công nghệ nhiệt phân nhanh là thu được nhiên liệu lỏng với
năng suất cao. Thời gian để đạt được nhiệt độ đỉnh cao của quá trình thu nhiệt khoảng
một hoặc hai giây, thay vì vài phút hoặc vài giờ như là trường hợp với nhiệt phân
chậm. Nhiệt độ hoạt động thấp cũng làm tăng hiệu suất chuyển đổi tổng thể của quá
trình nhiệt phân chậm.
Dầu sinh học được ngưng tụ từ các dòng khí tổng hợp trong quá trình làm mát
nhanh. Dầu sinh học là sản phẩm có giá trị năng lượng khoảng 55% so với nhiên liệu
diesel thông thường, nó không được xem như nhiên liệu lỏng ngay cả sau khi tinh chế
nhưng dầu sinh học được xem là thích hợp nhất để thay thế nhiên liệu dầu bởi dầu sinh
học là một trong số những nhiên liệu đốt không phát thải khí SO x và NO x
(Bridgewater, 2004). Các sản phẩm than sinh học của nhiệt phân nhanh có dạng hạt
mịn và có giá trị năng lượng (23 – 32 MJ/kg) thấp hơn so với nhiệt phân chậm
(Demirbas, 2001). Tuy nhiên, chưa có công bố nghiên cứu đánh giá hiệu quả của than
sinh học từ nhiệt phân nhanh áp dụng cho đất.
13
2.5.3. Nhiệt phân trung bình
Phương pháp này mô tả một công nghệ kết hợp đang được đánh giá tại đại học
Aston ở Vương quốc Anh, công nghệ được thiết kế để sản xuất dầu sinh học với lượng
nhựa rất thấp, tiềm năng của sản phẩm này là để sử dụng như một nhiên liệu chạy
động cơ. Quá trình này đã được thử nghiệm với nguyên liệu gỗ và vật liệu khác ngoài
gỗ, sản xuất than sinh học với số lượng lớn và chất lượng ngược lại so với quá trình
nhiệt phân nhanh.
2.6. Trấu và tình hình sử dụng trấu ở Việt Nam
2.6.1. Tình hình sử dụng trấu ở Việt Nam
Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam ước tính vào khoảng 38 – 40 triệu tấn,
tương đương với 7,2 – 8 triệu tấn trấu (lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra
trong quát trình xay xát), trấu được xem như là nguyên liệu lâu đời có thể thay thế
nhiên liệu hóa thạch:
- Sử dụng trấu làm chất đốt: từ lâu, vỏ trấu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc
với bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia
súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa) nhờ những ưu điểm sau: trấu có khả năng cháy và
sinh nhiệt tốt do thành phần có 75% là chất xơ; nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ
tiền; vỏ trấu sau khi xay xát ở luôn ở rất dạng khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp,
nhẹ, vận chuyển dễ dàng, thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử
dụng nên việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư ít.
- Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng: Với khả năng đốt cháy mạnh và
rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng trấu để làm quay tua
bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg trấu có thể tạo được 0,125 kW/giờ điện và 4
kW/giờ nhiệt, tùy theo công nghệ (Thăng Long, Báo Công nghiệp Việt Nam - số
35/2006).
Ứng dụng này được áp dụng chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng
sâu vùng xa.
- Sử dụng làm vật liệu xây dựng: vỏ trấu nghiền mịn và có thể được trộn với các
thành phần khác như mùn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng
lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm,
cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền
14
Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát
để tái chế lại. Hiện nay đã có công ty sản xuất thương mại loại vật liệu này ứng dụng
vào thực tế (theo , Sài Gòn tiếp thị).
- Sử dụng tro trấu sản xuất oxyt silic: tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% là
silic oxyt. oxyt silic là chất được sự dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực như xây
dựng, thời trang, luyện thủy tinh….Vấn đề tận dụng oxyt silic trong vỏ trấu hiện đang
đưọc rất quan tâm, mục đích là thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Hiện
nay đã có công trình nghiên cứu về trích ly oxyt silic bằng NaOH thành công mang lại
hiệu quả kinh tế cao (theo Việt Thắng, Tech Monitor, 9/2003).
- Trong chăn nuôi: trấu còn được sử dụng để lót nền chuồng gà, heo… giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và dịch bệnh mang lại hiệu quả cao.
Bên cạch đó còn không ít những dòng sông trấu đang cần được xử lý.
2.6.2. Phân tích nguyên tố
Trấu gồm các nguyên tố cấu thành như: cacbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh.
Trong đó 35,8 – 42,1% là cacbon, 5% H, 2% N, 0,1% S, 33% O và 17 – 26% tro.
Bảng 2.5 Phân tích nguyên tố (trích dẫn bởi Phan Hiếu Hiền, 1993)
Nguyên
liệu
C
(%)
40,7
42,1
35,8
Trấu
40,9
39,0
41,4
Gỗ
50,4
Than đá 82,9
H (%)
5,71
5,31
5,20
4,30
4,90
4,94
6,60
3,37
O
(%)
33,9
31,7
35,8
35,8
33,9
37,3
42,6
2,2
N
(%)
2,06
0,49
--0,40
0,50
0,57
--1,60
S
(%)
0,10
0,07
--0,02
0,01
0,03
--0,90
Tro
(%)
18,1
20,3
23,3
18,5
21,6
15,5
0,24
8,90
Nhiệt trị cao
(Mj/kg)
13,41
14,85
14,50
16,14
15,30
--18,85
31,90
Tác giả
Maheshwari
Beagle, 1978
Cruz, 1983
Ebelinh, 1985
Kaupp, 1984
Kaupp, 1984
Tillmam, 81
Osborn, 1985
2.6.3. Phân tích thành phần trấu
Trấu chứa khoảng 14 - 17% cacbon cố định, 54 - 70% chất bốc hơi và 17 – 26%
tro, tro chứa khoảng 80 – 85% silica bảng 2.6
Bảng 2.6 Phân tích thành phần (Phan Hiếu Hiền, 1993)
Nguyên
liệu
Trấu
Gỗ
Than đá
Cacbon cố định
(%)
14,00
16,67
13 - 21
81,4
Chất bay hơi
(%)
68,60
65,47
77 – 87
6,4
15
Tro (%)
Tác giả
17,40
17,86
0,2 - 2,0
12,3
Maheshwari, 1975
Ebeling, 1985
Tillman, 1981
Osborn,1985