Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MEO GIỐNG NẤM MÈO Ở MỘT SỐ LÀNG NẤM TỈNH ÐỒNG NAI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MEO GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MEO GIỐNG NẤM MÈO
Ở MỘT SỐ LÀNG NẤM TỈNH ÐỒNG NAI
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MEO GIỐNG

Ngành học :

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
Niên khóa :

2007 - 2011

Tháng 7 năm 2011
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MEO GIỐNG NẤM MÈO
Ở MỘT SỐ LÀNG NẤM TỈNH ÐỒNG NAI
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MEO GIỐNG


Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện
VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO

GV. LÊ DUY THẮNG

Tháng 7/2011
ii


LỜI CẢM ƠN
Con chân thành biết ơn ba mẹ đã sinh thành và dưỡng dục.
Em cảm ơn thầy Lê Duy Thắng đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài này.
Cảm ơn Ban Giám hiệu trường đại học Khoa học Tự nhiên, bộ môn Vi sinh –
khoa Sinh học trường đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận của chị
Trang, chị Vân, bạn Hòa và các bạn thực hiện đề tài trong phòng thí nghiệm vi sinh,
trường đại học Khoa học Tự nhiên Tp.Hồ Chí Minh.
Cảm ơn các thành viên trong trại nấm NoLa, đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giúp đỡ.
Cảm ơn gia đình anh Thiêm, gia đình chú Viện đã giúp đỡ trong thời gian thực
nghiệm tại Đồng Nai.

i


TÓM TẮT
2011, Vũ Thị Phương Thảo, Khảo sát tình hình sản xuất meo giống nấm mèo ở
một số làng nấm tỉnh Đồng Nai và giải pháp nâng cao chất lượng meo giống. Đề tài

thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011 tại phòng thí nghiệm Vi sinh khoa Sinh học
trường đại học Khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn khoa học: GV. Lê Duy Thắng
Nghề trồng nấm đã và đang mở ra hướng phát triển cho nền nông nghiệp ở Việt
Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đồng Nai hiện là tỉnh có nhiều làng nấm
nhất nước, phát triển chủ yếu là nấm mèo (Au. polytricha). Meo giống nấm đóng vai
trò quan trọng trong việc quyết định năng suất nấm. Tuy nhiên, việc sản xuất meo vẫn
chưa được chú trọng, quy trình sản xuất chưa có nhiều cải tiến, dẫn đến nguồn meo có
chất lượng không ổn định. Từ lý do đó, đề tài đặt ra nhằm mục đích: khảo sát, đánh giá
lại nguồn meo nấm mèo đang sử dụng và tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng meo giống cho sản xuất.
Đề tài thực hiện gồm những nội dung chính: tiến hành khảo sát tình hình sản
xuất meo và đánh giá chất lượng nguồn meo giống tại 4 làng nấm trong tỉnh Đồng Nai
là Tân Phú, Trảng Bom, Long Khánh, Xuân Lộc, từ đó tìm giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng meo giống.
Qua thực nghiệm đề tài đạt được một số kết quả như sau: mẫu meo thu ở Tân
Phú tốt nhất trong 4 mẫu thu được; bước đầu cải tiến có kết quả quy trình làm meo
giống từ nguồn giống nấm ở Long Khánh.

ii


SUMARY
Vu Thi Phuong Thao, 2011. The subject of research: "Survey of wood-ear
spawn production at some mushroom villages in Dong Nai province and solutions to
improve the quality of spawn."They were carried about at the laboratory of
Microbiology, University of Natural Sciences Ho Chi Minh City, the period of time
was from Jan 2011 to Jul 2011.
The instructor: Le Duy Thang.
Mushroom cultivation has been opening the way for agricultural development

in Dong Nai province in particular and Vietnam in general. Dong Nai which is one of
the provinces has the most mushroom villages in the country has developed mainly
wood-ear mushrooms (Au. polytricha). Spawn plays an important role in determining
fungal productivity. However, the production of spawn has not been still focused, the
production process is not improved too much, this leads to the source of spawn having
unstable quality. That is the reason for carrying out the subject with the purpose:
survey and evaluate wood-ear mushrooms spawn which has been used to find
solutions to help improve the quality of spawn.
The subject which was made with the main contents such as survey the state of
production and quality assessment spawn in the 4 mushrooms villages in Dong Nai
province (Tan Phu, Trang Bom, Long Khanh, Xuan Loc), then find the solution which
contributes to improve the quality of mushroom spawn.
The subject has achieved some results such as Tan Phu spawn has the best
evaluation; as well as the initial for the improvement spawn process through the woodear mushroom source of Long Khanh.
Key words: wood-ear, spawn, mushroom cultivation, mushroom villages.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
SUMARY ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Yêu cầu đề tài ...........................................................................................................1

1.3. Nội dung đề tài .........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Khái quát về nấm mèo .............................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh dưỡng .............................................................................................4
2.1.3. Giá trị của nấm mèo ..............................................................................................4
2.2.Khái quát về nấm mèo lông (Auricularia polytricha) ...............................................5
2.2.1. Vị trí phân loại .......................................................................................................5
2.2.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................................6
2.2.3. Đặc điểm sinh sản của nấm mèo ...........................................................................7
2.3. Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm mèo. ........................................................8
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của quả thể nấm mèo .................................9
2.4.1. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng ........................................................................9
2.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý ........................................................................10
2.5. Một số loại enzyme ngoại sinh trong nấm..............................................................11
2.6. Quy trình phân lập, nhân giống và kiểm tra chất lượng giống nấm mèo ...............12
iv


2.6.1. Quy trình phân lập và nhân giống .......................................................................12
2.6.2. Đánh giá chất lượng meo giống ..........................................................................13
2.6.3. Sự thoái hóa giống ...............................................................................................14
2.7. Nuôi trồng nấm mèo ...............................................................................................14
2.7.1. Nuôi trồng nấm mèo trên gỗ khúc .......................................................................14
2.7.2. Nuôi trồng trên túi mạt cưa..................................................................................16
2.7.3. Một số bệnh thường gặp trong nuôi trồng nấm mèo ...........................................20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

22


3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................22
3.1.1. Thời gian ..............................................................................................................22
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................22
3.2. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị....................................................................................22
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2.2. Vật liệu và hóa chất .............................................................................................22
3.2.3. Dụng cụ và thiết bị ..............................................................................................22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................22
3.3.1. Khảo sát nguồn meo giống nấm mèo ..................................................................22
3.3.1.1. So sánh, đánh giá tốc độ lan sâu của tơ nấm trên bịch cơ chất. .......................23
3.3.1.2. So sánh, đánh giá tốc độ lan ngang của tơ nấm...............................................23
3.3.1.3. Khảo sát, định lượng hoạt độ enzyme các mẫu thu thập ..................................24
3.3.1.4. So sánh đánh giá năng suất giữa các meo nấm mèo đã thu thập ......................28
3.3.2. Nâng cao chất lượng meo giống ..........................................................................28
3.3.2.1. Quy trình phân lập trong phòng thí nghiệm .....................................................28
3.3.2.2. So sánh đánh giá năng suất của meo giống được cải thiện ..............................29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................30
4.1. Kết quả ....................................................................................................................30
4.1.1. Tình hình sản xuất meo giống ở 4 làng nấm khảo sát .........................................30
v


4.1.2. Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường thạch đĩa ................................................31
4.1.3. Khảo sát tốc độ lan sâu trên cơ chất trồng...........................................................34
4.1.4. So sánh hoạt độ enzyme ......................................................................................36
4.1.5. Khảo sát năng suất ...............................................................................................38
4.1.6. Quy trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm....................................................39
4.2. Thảo luận ................................................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................42
5.1. Kết luận...................................................................................................................42

5.2. Đề nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PGA :

Potato Glucose Agar

PGAY:

Potato Glucose Agar Yeast extract

TP :

Tân Phú

TB:

Trảng Bom

XL:

Xuân Lộc

LK:

Long Khánh


ATP:

Adenosine triphosphate

VTCC:

Vietnam type culture colection

CMC:

Carboxylmethylcellulose

DNS:

3,5 dinitrosalicil acid

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nuôi trồng nấm mèo ..........................14
Bảng 2.2 Các bước kiểm tra bịch phôi nuôi ủ...............................................................17
Bảng 2.6 Các hiện tượng thường gặp trong tưới đón và cách xử lý .............................19
Bảng 3.1 Bảng xác định nồng độ glucose trong xây dựng đường chuẩn .....................25
Bảng 3.2 Bố trí tiến hành xây dựng mẫu xác định hoạt độ enzyme cellulase ..............26
Bảng 4.1. Khảo sát tình hình sản xuất meo giống ở 4 làng nấm tỉnh Đồng Nai...........30
Bảng 4.2 Tốc độ lan tơ của các nghiệm thức trên môi trường PGAY ..........................31
Bảng 4.3 Tốc độ lan tơ của các nghiệm thức trên môi trường Raper ...........................33
Bảng 4.4 Tốc độ lan sâu của tơ nấm trên môi trường cơ chất trồng ............................34

Bảng 4.5 Hoạt độ enzyme amylase ở các mẫu meo thu từ 4 vùng ..............................36
Bảng 4.6 Hoạt độ enzyme cellulase ở các mẫu meo thu từ 4 vùng ..............................37
Bảng 4.7 So sánh năng suất nấm tươi trồng ở phòng thí nghiệm .................................38
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu đánh giá trong khảo sát thực nghiệm....................................39

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo cắt ngang của Au. auricula và Au. fuscossucinea.............................. 3
Hình 2.2 Hình dạng giải phẫu học của Auricularia polytricha. .....................................6
Hình 2.3 Chu trình sống của nấm mèo. ..........................................................................7
Hình 2.4 Hình dáng quả thể nấm mèo theo từng giai đoạn. ...........................................9
Hình 2.5 : Bịch phôi bị nhiễm mốc. ..............................................................................20
Hình 2.6 : Ruồi hại nấm. ...............................................................................................21
Hình 4.1 Tơ lan trên thạch đĩa PGAY sau cấy 4 ngày..................................................31
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh tốc độ lan tơ trên thạch đĩa PGAY. .....................................32
Hình 4.3 Tơ lan trên môi trường Raper sau cấy 4 ngày................................................33
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh tốc độ lan tơ trên môi trường Raper. ...................................33
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh tốc độ lan tơ trên 2 môi trường PGAY và Raper ..............34
Hình 4.6 Tơ lan trong môi trường cơ chất trồng...........................................................35
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh tốc độ lan sâu trên cơ chất trồng .........................................35
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh hoạt độ cellulase . ................................................................37
Hình 4.10 Biểu đồ so sánh hoạt độ enzyme amylase và cellulase ...............................37
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh năng suất nấm tươi trồng ở phòng thí nghiệm ..................38
Hình 4.12 Khảo sát năng suất nấm ở điều kiện phòng thí nghiệm. ..............................38
Hình 4.13 Các bịch phôi trồng tại Suối Nho – Định Quán. ..........................................40
Hình 4.16 Sơ đồ quy trình nhân giống meo nấm mèo. ................................................41

ix



Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nghề trồng nấm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và ở khắp các châu lục.
Trong đó, Trung Quốc chiếm sản lượng nấm trồng cao nhất thế giới. Trung Quốc cũng
có rất nhiều các nghiên cứu về nấm và nuôi trồng nấm góp phần đẩy mạnh nghề trồng
nấm trong nước.
Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, nguồn nguyên liệu dồi dào,
lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp còn nhiều, rất thuận lợi cho nghề trồng
nấm phát triển. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu trồng nấm mèo, nấm bào ngư, nấm rơm,
một số loài nấm trồng xứ lạnh như: nấm kim châm, nấm đùi gà. Nghề trồng nấm đã
đem lại công việc và nguồn thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đồng Nai là
một trong những tỉnh có truyền thống trồng nấm khá lâu, đặc biệt là nấm mèo lông
(Auricularia polytricha) với những làng nghề trồng nấm lâu đời như: Long Khánh,
Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc. Riêng thị xã Long Khánh có sản lượng nấm mèo
cao nhất nước với 30.000 tấn nấm tươi/năm. Tuy nhiên, nguồn meo giống cung cấp
cho người nông dân vẫn chưa thực sự được chú trọng. Trong khi đó, meo giống đóng
vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng nấm thành phẩm. Hiện tại,
phần lớn người dân lấy meo từ các cơ sở địa phương. Các cơ sở này sản xuất meo một
cách tự phát, các khâu trong sản xuất meo không được kiểm soát kĩ dẫn đến nguồn
meo giống có chất lượng không ổn định. Do đó, nhằm nâng cao sản lượng nấm cho
người trồng thì ngoài việc hoàn thiện kĩ thuật trồng, cần chú trọng cung cấp nguồn
meo giống chất lượng và ổn định.
Chính vì vậy, tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sản xuất meo giống
nấm mèo tại một số làng nấm ở tỉnh Đồng Nai và giải pháp nâng cao chất lượng meo
giống”.
1.2. Yêu cầu đề tài
Khảo sát tình hình sản xuất meo và đánh giá được chất lượng meo giống nấm
mèo ở một số làng nấm trong tỉnh Đồng Nai, từ đó, tìm ra phương pháp nhằm góp

phần cải thiện chất lượng meo giống.

1


1.3. Nội dung đề tài
- Khảo sát tình hình sản xuất meo giống nấm mèo tại một số làng nấm tỉnh Đồng Nai:
Long Khánh, Xuân Lộc, Trảng Bom, Tân Phú.
- So sánh và đánh giá chất lượng meo thu thập từ các vùng trên.
- Đưa ra phương hướng cải thiện meo giống qua quy trình ở phòng thí nghiệm.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về nấm mèo
2.1.1. Đặc điểm hình thái
Nấm mèo là tên chung chỉ loài nấm thuộc chi Auricularia.
Auricularia là một trong những loài được biết khá nhiều trên thế giới. Saccardo
(1882 - 1931) đã thống kê được trên 50 loài. Trong khi đó Holterman (1898) và Moller
(1895) đề nghị tất cả loài Auricularia nhiệt đới đều thuộc 1 nhóm đơn hay biến đổi.
Lowy (1951) chỉ ra 7 trong 10 loài từ bộ sưu tập từ khắp thế giới của ông đều tìm thấy
ở Đài Loan. Reinking (1921) và Mendoza (1938) tìm thấy 6 loài ở Philippines trong
khi Reynolds (1966) cho rằng trong đó 2 đến 3 loài có thể ăn được và thích hợp làm
sản phẩm thương mại. (S.T.Chang, 1989)
Một số loài được biết đến nhiều như: Au. auricula, Au. fuscossucinea, Au.
polytricha và Au. tenuis, Au. delicata, Au. mesenterica, Au. ornata.
Đặc điểm chung của các loài này: quả thể có đặc tính giống như cao su và
gelatin. Hình dáng thay đổi từ hình chén đến hình vành tai úp ngược, không cuống hay
hiếm khi có cuống. Mỏng và giòn khi khô. Màu sắc quả thể từ màu sáng đến nâu, tối.

Mặt trên có lớp lông, độ dài từ 65 – 200 µm hay hơn. Mặt dưới là lớp bào tầng, bề
ngoài nhẵn, phủ phấn, thường có nếp gấp (S.T.Chang, 1989).

a)

b)

Hình 2.1 Cấu tạo cắt ngang của Auricularia
auricula và Auricularia fuscossucinea. (a)
3


Auricularia auricula ; (b) Auricularia fuscossucinea
(Reichard B. Musngi và ctv, 2005)

Lát cắt dọc quả thể thường có các lớp : zona pilosa, zona compacta, zona supcompacta
superioris, zona laxa superioris, medulla, zona laxa inferioris, zona supcompacta
inferioris, hymenium…các lớp này sẽ có sự thay đổi tùy theo từng loài.
2.1.2. Đặc điểm sinh dưỡng
Nấm mèo tùy loài mà có thể sống ở những vùng nhiệt độ khác nhau. Ví dụ như
ba loài Au. delicata, Au. tenuis, Au. emini chỉ mọc ở vùng nhiệt đới (tropics), ba loài
khác: Au. mesenterica, Au. ornata và Au. polytricha có thể mọc được ở hai vùng nhiệt
độ: nhiệt đới và cận nhiệt đới (subtropics), nhưng Au. polytricha có nhiệt độ thấp tối
thích là 27oC và Au. mesenterica, ngoài nhiệt độ thấp (t opt = 25oC), còn cần ẩm độ cao.
Hai loài Au. cornea và Au. fuscosuccinea có khả năng thích nghi một cách linh động
đối với nhiệt độ, tuy nhiên, Au. fuscosuccinea lại thích hợp với nhiệt độ cao (32oC).
Loài Au. auricula lại thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, chỉ nuôi trồng được ở vùng cận
nhiệt đới. (Lê Duy Thắng, 2001)
Theo một công bố năm 2010, sản xuất hàng năm của các loài Auricularia là cao
nhất trong công nghiệp sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên toàn thế giới, riêng

Trung Quốc, sản lượng ước tính đạt 1655 ngàn tấn (2003).
Các loài nấm mèo đều thuộc nhóm nấm hoại sinh. Thức ăn chính của chúng là
xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh,
phân giải được nhiều cơ chất. Chúng có khả năng biến đổi những chất này thành
những thành phần đơn giản để có thể hấp thu được. Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu
vào trong cơ chất rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm (Lê Duy Thắng, 2001).
2.1.3. Giá trị của nấm mèo
2.1.3.1. Giá trị thực phẩm
Nấm mèo được dùng như thực phẩm từ rất lâu. Nó là một loại thực phẩm lành
mạnh do chứa ít chất béo, giàu protein, vitamin (B 1 , B 2 , C) và khoáng chất.
Trong 100 g nấm mèo đen khô có chứa 10,9 g nước ; 10,6 g protein ; 0,2 g lipit;
65,5 g cacbonhydrat ; 306 Kcal năng lượng; 70 g cellulose; 5,8 g chất khoáng; 357 mg
canxi; 201 mg photpho; 185 mg sắt; 0,03 mg caroten; 0,15 mg vitamin B 1 ; 0,55 mg
vitamin B 2 ; 2,7 mg vitamin B 5 .(phân tích của Viện nghiên cứu vệ sinh, Viện hàn lâm
khoa học Trung Quốc,1980) (trích dẫn bởi Nguyễn Lân Dũng, 2002).
4


Trong carbonhydrates chủ yếu là mannose, polymannose, glucose, xylose,
pentose. Hàm lượng chất béo tuy không cao nhưng chủng loại khá phong phú, có cả
lecithin, cephalin và sphingomyelin. Ngoài ra, nấm mèo còn chứa nhiều loại sterol như
ergosterol và 22,23–dihydroergosterol. Nấm mèo rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt
hàm lượng sắt rất cao, vượt xa cả các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau
cần, vừng, gan lợn.
2.1.3.2. Giá trị dược liệu
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mèo vị ngọt, tính bình, có công dụng
lương huyết, chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị,
nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc
các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết
đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu), táo bón, viêm dạ dày mãn tính thể vị âm bất

túc, ho do phế táo, thiếu máu. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, nấm mèo đen có
khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do
nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản do có
chứa chất 9-β-D-ribofuranosyl adenin, có tác dụng chống lại sự tu tập của tiểu cầu, vì
thế, đối với những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần
hoàn não, thiểu năng động mạch vành. Mặt khác, chất keo thực vật vốn có khá nhiều
trong nấm mèo có tác dụng thu gom các bụi đất, tạp chất còn đọng lại trong đường tiêu
hoá để cơ thể đào thải ra ngoài dễ dàng, góp phần làm sạch dạ dày và ruột. Nấm mèo
còn có tác dụng chống lão hoá, kháng khuẩn, chống phóng xạ và ức chế một số chủng
tế bào ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nấm mèo là một trong những thực
phẩm có công năng trường thọ.
2.2.Khái quát về nấm mèo lông (Auricularia polytricha)
2.2.1. Vị trí phân loại
Giới:

nấm (Mycota hay fungi)

Ngành :

nấm thật (Eumycota)

Ngành phụ :

Basidiomycotina

Lớp:

Hymenomycetes

Lớp phụ:


Auriculariomycetidae

Bộ:

Auriculariales

Họ:

Auriculariaceae
5


Tên khoa học :

Auricularia polytricha (Mount.) Sacc.

2.2.2. Đặc điểm hình thái
Quả thể Au.polytricha thường có mặt lưng khá lồi lõm, nhiều lông. Cấu tạo mặt
cắt dọc:
- Zona pilosa: lớp lông dài từ 450 µm trở lên, trong suốt, đường kính từ 5 – 6 µm, tạo
thành búi dày đặc, với dải trung tâm nổi bật,nhưng dễ bị đứt ngắn.
- Zona compacta: dày từ 20 – 40 µm, liên kết chặt chẽ, khó phân biệt giữa các sợi nấm
- Zona supcompacta superioris : dày từ 75 – 85 µm, sợi nấm có đường kính 2 – 3 µm
và hầu như hướng vuông góc với bề mặt
- Zona laxa superioris: dày từ 250 – 260 µm,sợi nấm sắp xếp lỏng lẻo, dạng mạng lưới
- Medulla: dày 250 µm, gồm các sợi nấm xếp song song, cách đều mặt trên và dưới
- Zona laxa inferioris: 250 - 260 µm
- Zona subcompacta inferioris: dày 90 – 100 µm
- Hymenium: 80 – 90 µm

(Reichard B. Musngi và ctv, 2005)
Au. polytricha cũng thuộc nấm hoại sinh trên xác động thực vật nên ngoài tự
nhiên ta dễ dàng tìm thấy chúng trên thân cây chết hay trên các loại gỗ mục.

b)

a)

c)

d)

Hình 2.2 Hình dạng giải phẫu học của Auricularia
polytricha. (a) Lông của quả đảm trưởng thành
6


(100x); (b) Mặt lông; (c) Mặt lớp thụ tầng; (d) Mặt cắt
ngang quả đảm(40x).(Reichard B. Musngi và ctv,2005 )

2.2.3. Đặc điểm sinh sản của nấm mèo

Hình 2.3 Chu trình sống của nấm mèo. (Lê Duy Thắng, 2001)
Nấm mèo là nấm đảm đa bào, sinh sản hữu tính bằng các bào tử đảm. Tai nấm
là cơ quan sinh sản hay còn gọi là tản sinh sản chứa các tế bào mẹ sinh bào tử là đảm.
Đảm được tạo thành từ các đầu ngọn sợi nấm. Tế bào này phồng to và bên
trong 2 nhân đứng riêng rẽ sẽ nhập lại thành 1 nhân. Quá trình này gọi là thụ tinh.
Nhân thụ tinh sẽ phân chia và cuối cùng tạo thành 4 nhân con. Mỗi nhân sẽ được khối
sinh chất đẩy vào 1 cái gai nhỏ để tạo thành 1 đảm bào tử. Đảm Au. polytricha có vách
ngăn ngang. Mỗi tế bào của đảm có 1 cuống nhỏ với đảm bào tử ở đầu. Các tế bào

đảm kết hợp lại thành lớp trên bề mặt của phiến, được gọi là lớp thụ tầng (hymenium),
và vì vậy đảm bào tử cũng thành lớp phủ trên bề mặt của phiến. Đảm bào tử trưởng
thành phóng thích khỏi đảm và bay theo gió. Nó là những hạt màu trắng, hàng triệu hạt
bay ra sẽ thành một lớp khói bụi mờ mờ. Chúng phát tán ra khắp nơi, gặp điều kiện
nảy mầm và cho lại hệ sợi nấm.
Hệ sợi nấm này gồm những tế bào đơn nhân, có sợi (-) và sợi (+), gọi là hệ sợi
sơ cấp. Những sợi (-) và (+) từ những bào tử khác nhau này, gặp nhau và xày ra hiện
tượng phối nhân cho ra hệ sợi thứ cấp chứa 2 nhân. Hệ sợi này phát triển thành mạng
lưới lan khắp nơi lấy chất dinh dưỡng. Đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian trong
chu trình sống của nấm. Gặp điều kiện nhất định, như độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, hệ
7


sợi nấm sẽ bện lại và tạo thành hạch nấm. Hạch nấm tiếp tục phát triển cho quả thể
trưởng thành.
2.3. Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm mèo.
Sự phát triển của quả thể nấm mèo được chia làm 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 nụ nấm: đây là giai đoạn sớm nhất hình thành khi các sợi nấm
sơ cấp bắt đầu bện kết. Chúng nhỏ, mỏng, hơi hồng, hình cầu không đều và thường có
lông. Khoảng 4 đến 5 ngày sau đó nó đạt đường kính khoảng 1 mm. Các sợi nấm bện
kết ở đỉnh sợi và tạo thành khối nguyên sinh dày đặc, có thể dễ dàng nhuộm màu. Giai
đoạn này chỉ có thể phân biệt được lớp zona compacta và lớp lông (zona pilosa) bao
ngoài. Những sợi lông lúc này ngắn, dày, không sắp xếp theo trật tự.
- Giai đoạn 2 dạng tách: quả thể tiếp tục lớn lên, lõm xuống và khum lại thành
hình chén với đường kính từ 0,2 – 3 cm. Quả thể đường kính 3 mm, lúc này, các sợi
trong quả thể tiếp tục phát triển nhưng chúng liên kết và tạo khối lỏng lẻo hơn. Màng
zona compacta và zona subcompacta xuất hiện nhưng chưa có sự phân biệt rõ ràng
giữa 2 màng này. Giai đoạn quả thể đạt 3 – 4 mm đường kính, sợi nấm bắt đầu phát
triển có định hướng, song song với bề mặt. Lớp lõi (medulla) được hình thành tạo ra
sự đối xứng giữa các lớp màng, bắt đầu xuất hiện lớp thụ tầng (hymenium) và zona

subcompacta inferioris. Quả thể ở 5 mm, màng zona laxa xuất hiện với sự liên kết ở
mật độ thấp và sắp xếp lỏng lẻo của sợi nấm. Lớp màng này không có ở các giai đoạn
trước đó và chính nó tạo ra đặc tính đặc trưng của nấm mèo, giống như gelatin. Khi
quả thể đạt được 7 mm đường kính, nó đã có cấu trúc như 1 quả thể trưởng thành. Từ
khi bắt đầu xuất hiện đến giai đoạn này mất khoảng hơn 4 ngày.
- Giai đoạn 3 dạng chén: quả thể tiếp tục to ra và đạt đường kính khoảng 2 –
3,5 cm nhưng lại trở nên mỏng đi. Nó phát triển không đều về hình dạng nên phần
cuống ngắn đi đáng kể. Lúc này nó có màu đỏ nâu đến sậm hơn. Một khối bào tử màu
trắng ngà phủ bên ngoài lớp thụ tầng. Độ dày trung bình của quả thể khoảng 1,3 mm.
- Giai đoạn 4 dạng dĩa: một tuần sau giai đoạn 3, quả thể tiếp tục lớn lên và
mở rộng thêm.
- Giai đoạn 5 dạng trưởng thành: giai đoạn này, mép quả thể duỗi ra, trở nên
nhăn nheo, gợn sóng. Đây là đặc trưng hình thái bên ngoài ở giai đoạn này còn cấu
trúc bên trong không khác gì mấy so với quả thể ở giai đoạn trên. Tai nấm lúc này có

8


màu tối, nâu đỏ đến đen sậm và đường kính đạt 3 – 7 cm. Từ lúc bắt đầu xuất hiện đến
giai đoạn này mất khoảng 1tuần rưỡi đến 2 tuần rưỡi.
Thực tế, sự phát triển của quả thể ở các giai đoạn còn tùy thuộc vào tính di truyền và
sự khác biệt ở các môi trường giá thể.

Hình 2.4 Hình dáng quả thể nấm mèo theo từng giai đoạn.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của quả thể nấm mèo
2.4.1. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng
- Carbonhydrates: carbon là nguyên tố cơ bản trong cấu tạo nên tế bào. Vì thế,
nấm cần nguồn carbon để sinh trưởng. Nấm lấy carbon dưới dạng các
monosaccharides, polysaccharides, amino acides, acide hữu cơ. Tuy nhiên, trong tự
nhiên không có sẵn các chất này. Nấm phải tiết ra enzyme phân giải các hợp chất khó

tiêu hơn như tinh bột, cellulose, hemicellulose, lignin. Các enzyme này trong nấm mèo
khá mạnh. Vì thế, nấm mèo mọc tương đối tốt trên nguồn cơ chất gỗ.
- Nitrogen: nấm cần nitrogen để tạo các chất như protein, các purines và
pyrimidines, tạo đơn vị liên kết β-1,4 trong N-acetylglucosamine, thành phần cấu tạo
chitin của vách tế bào. Nấm lấy nitrogen ở dạng muối nitrat, amoni, các nguồn
nitrogen hữu cơ là các amino acides.
- Sulfur (Lưu huỳnh): là thành phần cấu tạo acide amine cystenin và
methyonin. Nó cũng hiện diện trong 2 vitamin thiết yếu là thiamine và biotin. Sulfur
được hấp thu dưới dạng muối sulfate.
- Phosphor: tồn tại ở tế bào trong các ATP, acide nucleic, photpholipid ở màng
tế bào. Phosphor giữ vai trò quan trọng trong năng lượng, di truyền, tổng hợp protein
và sự vận chuyển ion qua màng. Phosphor được hấp thu ở dạng muối phosphate.
- Potassium (Kali): là nguyên tố cần cung cấp nhiều cho nấm. Nó là đồng nhân
tố (cofactor) trong hệ thống một số enzyme, tham gia trong sự thẩm thấu và giữ nước
của tế bào, tham gia hoạt động trao đổi chất và biến dưỡng protein. Nếu thiếu hụt
potassium sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sống của nấm.
9


- Magnesium: đòi hỏi ở hầu hết các loài nấm. Nó cần cho hệ thống trao đổi
chất, hoạt động của nhiều loại enzyme, ATP
- Vitamin: giữ 1 vai trò thiết yếu trong sự trao đổi chất của nấm, vai trò như
coenzyme. Một số loại vitamin thiết yếu như thiamin (B 1 ), biotin (vitamin B 7 hay
vitamin H), B 3 , B 5 .
- Các yếu tố dạng vết: một số yếu tố cũng ảnh hưởng tới hoạt động sống (quá trình
trao đổi chất, sinh tổng hợp protein) của nấm nhưng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ, dạng vết.
Thông thường, nó ở dạng kim loại như : Fe, Zn, Mn, Cu, Molybden, Bor.
2.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
- Nhiệt độ: Bào tử Au. polytricha nảy mầm ở nhiệt độ 22 – 30oC, tốt nhất ở
25oC. Sợi nấm có thể mọc ở biên độ nhiệt độ rất rộng 4 – 40oC, nhưng tốt nhất ở 22 32oC. Dưới 4oC hay trên 40oC sợi nấm bị ức chế phát triển hoặc có thể chết. Quả thể

nấm mèo thích hợp hình thành ở 20 – 28oC, thấp nhất là 15oC và cao nhất là 32oC.
Trên 38oC, quả thể khó hình thành. Nhiệt độ lên trên 35oC và dưới 15oC, nấm mèo
kém phát triển và cho năng suất thấp. Nhiệt độ không khí trên 32oC, quan sát thường
thấy nấm mèo mọc thưa, cánh mỏng, cây nhỏ, mép xoăn. Nhiệt độ xuống thấp, quả thể
dày nhưng cây nhỏ và nhiều lông.
- Độ ẩm: nước giúp các men (enzyme ngoại bào) của nấm phân hủy cơ chất,
hòa tan các chất dinh dưỡng và chuyển chúng qua màng tế bào sợi nấm. Nếu môi
trường không có nước, sợi nấm sẽ bị khô và chết. Do đó, để sợi nấm mọc tốt cần thêm
nước vào nguyên liệu nuôi trồng. Sợi nấm thích hợp phát triển trên môi trường chứa
60-70% nước. Trong điều kiện độ ẩm tương đối của không khí là 90 - 95% thì quả thể
phát triển tốt. Nếu độ ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình thành chậm, có khi
không tạo được những tai nấm lớn và dày.
- Ánh sáng: nấm không cần nhiều ánh sáng. Mỗi giai đoạn phát triển, nấm cần
lượng ánh sáng khác nhau. Trong giai đoạn phát triển sinh khối sợi, nấm không cần
ánh sáng. Khi bắt đầu hình thành quả thể, nấm cần ánh sáng tán xạ khoảng 250 - 1000
lux. Thiếu ánh sáng, quả thể sẽ không có màu nâu sẫm mà có màu nâu nhạt hay trắng
sáng, năng suất giảm. Nếu ánh sáng quá mạnh, quả thể màu trắng nhạt, mọc kém.
- Độ thoáng khí: nấm hô hấp, chính vì vậy chúng cần độ thông thoáng khí nhất
định. Tuy nhiên, nếu thông khí quá mạnh có thể làm cho quả thể phát triển kém, cánh
mỏng, có thể chết.
10


Khi nồng độ CO 2 cao, nấm mèo tạo cuống dài và khó tạo mũ. (Plunkett,1956) (trích
dẫn Lê Duy Thắng, 2001)
- pH: nấm mèo phát triển ở khoảng pH khá rộng từ 4 đến 12. Giai đoạn đầu,
phát triển sinh khối sợi, nấm cần môi trường acid yếu. Khi hình thành quả thể, nó cần
môi trường kiềm tính hơn, từ trung tính tới kiềm yếu. pH của môi trường chi phối rất
nhiều tới sự tăng trưởng của nấm, đặc biệt trong quá trình hình thành quả thể, pH chua
hoặc phèn (pH thấp) làm tơ nấm mọc chậm thưa và thường xoắn đầu, quả thể bị biến

dạng. pH kiềm (pH cao) tơ mọc chậm hoặc ngừng tăng trưởng, quả thể bị chai và
không phát triển tiếp tục.
2.5. Một số loại enzyme ngoại sinh trong nấm
Nấm mèo sống trên cơ chất là xác bã động thực vật mà nguồn dinh dưỡng nấm
hấp thu lại ở dạng các carbonhydrates đơn giản như glucose. Chính vì vậy, nấm phải
tiết ra các enzyme ngoại bào để thủy phân cơ chất phức tạp thành các đơn chất dễ hấp
thu. Các enzyme chủ yếu là cellulase, amylase, laccase, protease.
- Enzyme cellulase: là enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa cellulose
thành các sản phẩm hòa tan. Cellulase một phức hệ enzyme với 3 enzyme chính:
+ Enzyme C 1 (exocellulase hay exobiohydrolase) này thủy phân chuỗi cellulose
từ đầu không khử và giải phóng ra chủ yếu các cellobiose, một số trường hợp là cả
glucose. Enzyme này không có khả năng phân giải cellulose dạng kết tinh mà chỉ thay
đổi tính chất hóa lý của chúng, giúp cho endocellulase phân giải chúng
+ Endocellulase hay endoglucanase (enzyme C x ): thủy phân liên kết β-1,4glycoside một cách ngẫu nhiên trong phân tử cellulose, oligosaccharide, disaccharide
và một số chất tương tự có cầu nối β-glucan, giải phóng các cellodextrin, cellobiose và
glucose. Endo-β-1,4-glucanase phân giải mạnh mẽ cellulose vô định hình.
+ β-1,4-glucosidase hay cellbiase: enzyme này thủy phân các cellobiose và các
cello-oligosaccharide mạch ngắn tạo thành glucose. Đối với cellulose và cellodextrin
cao phân tử enzyme này không tác dụng.
- Enzyme amylase: là enzyme thuộc nhóm hydrolase phân giải liên kết
glucoside. Enzyme này gồm 3 loại α-amylase, β-amylase, γ-amylase (glucoamylase).
+ α-amylase xúc tác cho quá trình phân giải tinh bột tạo thành các dextrin có
phân tử lượng thấp và maltose.

11


+ Glucoamylase xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột tạo glucose.
Glucoamylase thủy phân nhanh liên kết 1,4-glycoside nhưng nó cũng thủy phân luôn
cả liên kết 1,6, 1,2 và 1,3-glycoside.

2.6. Quy trình phân lập, nhân giống và kiểm tra chất lượng giống nấm mèo
2.6.1. Quy trình phân lập và nhân giống
- Phân lập tơ nấm và tạo meo cấp 1: Giống cấp 1 là các ống thạch nghiêng
được cấy từ các giống nấm đã phân lập, thuần khiết, thử hoạt tính và bảo quản tại các
cơ quan nghiên cứu có đủ năng lực. Hiện nay Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật là nơi
có đủ điều kiện quản lý và bảo quản lâu dài tất cả các giống nấm nuôi trồng. (Nguyễn
Lân Dũng, 2002). Có thể phân lập nấm từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Từ nguồn hệ sợi nấm : giá thể, cơ chất trồng nấm
+ Từ bào tử nấm mèo
- Từ quả thể
Phân lập từ quả thể là phương pháp thông dụng nhất bởi dễ thao tác và đặc
điểm giống ít biến đổi. Ta phải chọn tai nấm mang hình dạng điển hình, tai dày, khỏe,
không sâu bệnh, không bị ướt nước Tách đôi 2 lớp quả thể, lấy một mẩu nhỏ mô nhày
ở giữa, đưa vào môi trường phân lập. Môi trường phân lập thông thường ở đây là môi
trường PGA. Để tơ lan tốt hơn, nên ủ ở điều kiện nhiệt độ ổn định khoảng 30oC.
Kiểm tra giống : 1 - 3 ngày sau cấy, kiểm tra nhiễm khuẩn và mốc. 4 ngày sau
cấy mẫu bắt đầu bung tơ. Tơ bung ra bám và dàn đều trên mặt thạch. Tơ phải đồng
nhất 1 loại tơ, không tạo tơ khí sinh hay bị rối bông. Tơ lan chậm: tơ yếu. Tơ lan quá
nhanh: có thể là tơ của nấm dại, cần kiểm tra lại.
- Meo cấp 2: là các giống được cấy trong các chai thủy tinh hay các túi chất
dẻo. Giống cấp 2 có thể chế tạo bằng nhiều công thức khác nhau. Tất cả đều là môi
trường xốp với nguyên liệu chính là ngũ cốc, cám, mùn cưa. Có thể chế biến nguyên
liệu meo cấp 2 như sau: lúa được nấu cho nứt nanh rồi ngâm khoảng 15 phút cho ngấm
nước, áo qua cám rồi đem khử trùng 121oC trong 30 phút. Yêu cầu cho nguyên liệu là
phải có độ thông thoáng và độ ẩm thích hợp nhất định (khoảng 60%). Tơ nấm phải
mọc nhanh, dày và sớm phủ trắng.
- Meo cấp 3: là giống được đem đi nuôi trồng. Nó được làm từ các nguyên liệu
gần gũi hơn, đối với nấm mèo, thường dùng thân cây khoai mì.

12



Ưu điểm: Nhân nhanh số lượng giống, dễ thao tác trong khi cấy, giúp tơ lan đều từ
các hướng trong bịch phôi.
- Đặc điểm chung của môi trường nhân giống: Mỗi môi trường nhân giống
đều có ý nghĩa riêng trong các khâu làm giống nhưng đều có chung đặc điểm:
+ Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho nấm
+ Không ảnh hưởng đến sinh lý và biến dưỡng của nấm, như pH môi trường, sự tích
lũy các chất độc.
+ Không làm thay đổi đặc tính nấm như: mau già (lão hóa), thoái hóa…
+ Dễ thực hiện và tiện dụng: giống thạch để quan sát chọn lựa, meo hạt giúp phân bố
nhanh nguồn giống, meo cọng giúp thao tác nhanh trong cấy chuyền và phát triển tơ,
meo giá môi giúp nấm làm quen với nguyên liệu trong điều kiện tự nhiên
2.6.2. Đánh giá chất lượng meo giống
Giống nấm là yếu tố quyết định, nhất là trong sản xuất ở quy mô lớn. Meo
giống nấm như hạt giống, nó cũng đòi hỏi các yêu cầu sau: thuần nhất (không lẫn các
giống khác), không có mầm bệnh, hiệu quả kinh tế. Meo tốt không những mọc nhanh
và mạnh trên nguyên liệu nuôi trồng, chống chịu được mầm bệnh mà còn cho năng
suất cao, giá trị thương phẩm tốt, chậm thoái hóa. Giống nấm tốt phải đảm bảo những
yếu tố sau:
- Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài thấy giống nấm có màu trắng đồng nhất,
sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới và phải không có màu: xanh, đen, vàng... không
có các vùng loang lổ.
- Giống nấm có mùi thơm dễ chịu: nếu giống nấm có mùi chua khó chịu thì giống đó
đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại...
- Giống không bị già hoặc non: nếu thấy có mô sẹo hay có cây nấm mọc trong chai
giống, màu chai giống chuyển sang màu vàng hoặc nâu đen là giống đã quá già, ngược
lại giống nấm chưa ăn kín hết đáy bao bì, chai là giống còn non. Sử dụng tốt nhất khi
giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 - 4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản
ở nhiệt độ mát ở nhiệt độ từ 15 – 20oC, kéo dài 15 - 30 ngày.

- Các chủng giống phù hợp với điều kiện nhiệt độ (theo mùa vụ), năng suất cao và có
khả năng chống chịu sâu bệnh.

13


2.6.3. Sự thoái hóa giống
Sự thoái hóa giống (degeneration) là hiện tượng mà meo giống bên ngoài nhìn
vẫn trắng, tốt nhưng khi cấy vào cơ chất trồng : tơ mọc thưa, ít bám vào cơ chất, nấm
ra nhỏ, thưa, dễ bị bệnh và năng suất thấp.
- Nguyên nhân: Tơ mất dần khả năng phân hủy cơ chất, hệ enzyme ngoại bào
hoạt động kém, có thể do:
+ Cấy chuyền nhiều lần trên môi trường chứa glucose.
+ Giữ giống quá lâu mà không hoạt hóa trước khi sử dụng.
- Cách khắc phục:
+ Không nên cấy chuyền nhiều lần.
+ Hoạt hóa giống trong môi trường bán lỏng, sử dụng các môi trường chứa các nguồn
chất như tinh bột, cellulose để giống quen dần, hệ enzyme hoạt động tốt hơn.
+ Chọn lọc và phân lập lại giống.
2.7. Nuôi trồng nấm mèo
Nấm mèo là nấm hoại sinh nên có thể trồng trên nhiều nguồn nguyên liệu đa
dạng. Hiện nay, nó chủ yếu được trồng trên gỗ khúc và mạt cưa. Dựa trên những đặc
điểm sinh lý mà tạo ra điều kiện trồng thích hợp nhằm tạo năng suất sao cho nấm mèo
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nuôi trồng nấm mèo
Yếu tố

Nuôi tơ

Ra quả thể


Nhiệt độ

28 – 30 oC

25 – 28 oC

Ẩm độ

40 – 60 %

80 – 90 %

pH

6,0 – 6,5

6,0 – 7,5

Ánh sáng

Không cần

500 – 2000 lux

(Theo Lê Duy Thắng, 2001)

2.7.1. Nuôi trồng nấm mèo trên gỗ khúc
Nấm mèo là nấm hoại sinh chuyên sống trên xác bã thực vật, nhưng trong nhiều
trường hợp vẫn mọc trên cây sống. Thí dụ cây trà (Theo sinensis) (Tunstall 1922) hoặc
cây so đũa mới đốn còn tươi. (Lê Duy Thắng, 2001). Chính vì vậy, người ta đã có

phương pháp trồng nấm mèo trên gỗ khúc từ lâu. Một số cây có thể sử dụng là những
cây lá rộng, gỗ mềm như: mít (Artocarpus heterophyllus), còng (Samanea saman),
xoài (Mangifera indica), sung (Ficus racemosa), gòn (Ceiba pentandra), so đũa
(Sespania grandifora), tràm bông vàng (Melaleuca leucadendra).
14


×